Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



14.1.2013
Album 

Noel 2012


Thơ Mỗi Ngày

Début et fin de la neige
Khởi đầu và chấm dứt tuyết

“PREMIÈRE NEIGE ....”

Première neige tôt ce matin. L'ocre, le vert
Se refugient sous les arbres.

Seconde, vers midi. Ne demeure
De la couleur
Que les aiguilles de pins
Qui tombent elles aussi plus dru parfois que la neige.

Puis, vers le soir,
Le fléau de la lumière s'immobilise.
Les ombres et les rêves ont même poids.

Un peu de vent
Écrit du bout du pied un mot hors du monde. 

Tuyết đầu

Tuyết đầu, sớm, sáng nay
Bông son, bông xanh
Trốn dưới lá

Thứ nhì, vào lúc trưa
Chẳng để lại màu gì
Ngoài những cây kim, là những chiếc lá thông
Chúng đôi khi rớt xuống dầy hơn tuyết

Rồi tới tối
Ánh sáng sững lại
Những cái bóng và những giấc mộng nặng bằng nhau

Một tí gió
Lấy đầu ngón chân
Đi một chữ
Ở bên ngoài thế giới
 

Beginning and End of the Snow

"FIRST SNOWFALL... "

First snowfall, early this morning. Ochre and green
Take refuge under the trees.

The second batch, toward noon. No color's left
But the needles shed by pines,
Falling even thicker than the snow.

Then, toward evening,
Light's scale comes to rest.
Shadows and dreams weigh the same.

With a toe, a puff of wind
Writes a word outside the world.

“ON DIRAIT....”

On dirait beaucoup d'e muets dans une phrase.
On sent qu'on ne leur doit
Que des ombres de métaphores.

On dirait,
Dès qu'il neige plus dru,
De ces mains qui refusent d'autres mains
Mais jouent avec les doigts qu'elles refusent.

 

"IT'S LIKE... "

II's like a phrase with lots of mute e's.
You feel you only owe them
Shadows of metaphors.

When the snow falls thicker,
Il's like
Hands pushing other hands away
But playing with the fingers they refuse.

“Người ta nói”

Người ta nói nhiều chữ “e” câm trong 1 câu
Con người chỉ nợ chúng
Như những cái bóng của những ẩn dụ

Người ta nói
Khi mà tuyết xuống dày quá
Thì những bàn tay từ chối những bàn tay khác
Nhưng lại chơi với những ngón tay mà chúng từ chối

YVES BONNEFOY: SECOND SIMPLICTY: New poetry and prose, 1991-2011

Tập thơ tuyệt cú mèo. Lúc mua thì đau súng quá, nhưng về nhà đọc, thì lại thú quá!

ASIA LITERARY REVIEW
Winter 2010

Modern Chinese Poetry - Insistent Voices

Landscape Above Zero

It was the seagull that taught the song to swim
It was the song that found the first wind's source

We shared shards of happiness
Entering the home from different directions

It was father who recognized darkness
It was darkness that led us to sudden lightning

The weeping door slammed shut
And echo pursued its cries

It was the pen that bloomed in despair
It was the flower that refused the necessary journey

It was rays of love that awoke
Lighting the landscape above zero 

Bei Dao

Phong cảnh ở bên trên con số không

Đó là hải âu dậy bài ca bơi
Đó là bài ca tìm thấy nguồn gió

Chúng ta chia nhau những mảnh vụn của hạnh phúc
Về nhà từ nhiều hướng khác nhau

Đó là người cha nhận ra bóng tối
Đó là bóng tối dẫn chúng ta tới ánh sáng bất thần

Cánh cửa nức nở đóng sầm lại
Và tiếng vang đuổi theo tiếng khóc của nó

Đó là cây viết nở hoa trong chán chường
Đó là bông hoa từ chối một chuyến đi cần thiết

Đó là những tia tình yêu thức giấc
Soi sáng phong cảnh ở trên con số không
 
Wild Temple

Peace and meditation
Twenty years alone on the empty mountain
An old monk
Acrid pines

He hears people speaking in the temple

A child's voice
Then a woman's
Then again the child: a startled cry

Like thin ice, the crescent moon drifts on water

Chen Dongdong
 

Miếu hoang

An lạc và trầm tư
Hai mươi năm cô độc
Trên núi trống vắng
Một thầy tu già
Những cây thông cay sè

Ông nghe tiếng người trong miếu hoang

Giọng một đứa trẻ
Rồi giọng 1 người đàn bà
Rổi rồi lại đứa trẻ: một tiếng khóc thất thanh

Như băng mỏng, trăng lưỡi liềm trôi giạt trên mặt nước

*

Poetry

Liu Xiaobo

Wait for Me with Dust

for my wife, who waits every day

Nothing remains in your name, nothing
but to wait for me, together with the dust of our home
those layers
amassed, overflowing, in every corner
you're unwilling to pull apart the curtains
and let the light disturb their stillness

over the bookshelf, the handwritten label is covered in dust
on the carpet the pattern inhales the dust
when you are writing a letter to me
and love that the nib's tipped with dust
my eyes are stabbed with pain
you sit there all day long not daring to move
for fear that your footsteps will trample the dust you try to control your breathing
using silence to write a story.
At times like this
the suffocating dust
offers the only loyalty

your vision, breath and time
permeate the dust
in the depth of your soul
the tomb inch by inch is
piled up from the feet
reaching the chest reaching the throat

you know that the tomb
is your best resting place waiting for me there
with no source of fear or alarm
this is why you prefer dust
in the dark, in calm suffocation
waiting, waiting for me
you wait for me with dust
refusing the sunlight and movement of air
just let the dust bury you altogether
just let yourself fall asleep in the dust
until I return
and you come awake
wiping the dust from your skin and your soul. 

What a miracle - back from the dead.

ASIA LITERARY REVIEW WINTER 2010

Đợi Tôi với Bụi

Gửi vợ tôi, người mà ngày nào cũng đợi tôi

Chẳng còn gì trong tên em, chẳng còn gì,
ngoài chuyện đợi anh, cùng với bụi trong căn nhà của chúng ta
những lớp bụi
vun thành đống, chồng chất lên nhau, ở mọi xó xỉnh,
em cũng đâu có muốn mở toang mấy bức màn
để ánh sáng ùa vô, làm phiền sự bất động của chúng

trên những giá sách, mẩu giấy nhãn viết tay bụi phủ đầy
trên chiếc thảm
những hoa văn hít đầy bụi
khi em viết thư cho anh
và tình yêu
với ngòi bút chấm bụi
mắt anh xót như bị dao đâm
em ngồi đó suốt ngày không dám di động
sợ bước chân của em chà đạp bụi em cố gắng kìm nhịp thở của em
viện tới sự im lặng để viết một câu chuyện.
Vào những lúc như thế
bụi nghẹt thở
dâng hiến sự trung thành độc nhất

tầm nhìn của em, hơi thở và thời gian
tẩm đẫm bụi
ở tận thâm sâu của tâm hồn em,
nấm mồ từng chút từng chút
cao dần, từ chân
lân tới ngực, tới cổ họng

em biết nấm mồ
là nơi yên nghỉ tốt nhất của em
trong khi chờ đợi anh ở đó,
chẳng còn nguồn cơn của sự sợ hãi, hay báo động
đó là lý do tại sao em thích bụi
trong bóng tối, trong sự nghẹt thở im ắng
đợi, đợi anh
em đợi anh với bụi
từ chối ánh mặt trời và sự chuyển động của không khí
cứ mặc kệ bụi chôn em cùng tất cả
cứ mặc cho mình thiếp đi trong bụi
cho đến khi anh trở về
và em thức dậy
rũ bụi trên da và tâm hồn. (1)

Đúng là 1 phép lạ - trở về từ cõi chết

Cái cú dịch thơ của Gấu, thú thiệt, nó giống như cái cú phát giác ra Lò Thiêu, khi đọc Steiner!
Sướng mê tơi, mà cũng khổ mê tơi.
Đơn giản thì nó như thể này: Không thể không dịch thơ thế giới, sau khi Bắc Kít ngộ độc nặng với dòng thơ Vệ Quốc của Liên Xô!
Bắc Kít ăn cướp được Miền Nam, 1 phần là nhờ thơ Mai A Mai Iếc.


Chuyện Tình Đặc Biệt Giáng Sinh:
Anh Môn

Vào tháng Chín 1907, sau cùng chàng được gọi tới trình diện tại căn phòng ngày nào nàng ở, trong tòa bulding, và được người gác cổng cho biết, nàng đã lấy chồng mùa đông năm trước. Hai năm sau, vẫn như đỉa đói, chàng mướn 1 anh thám tử tư, điều tra, và biết được địa chỉ của nàng, và biết thêm, nàng đã có 1 đứa con.

Anh 1 đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng

Những khám phá này làm chàng đau hơn hoạn. Năm năm sau cú sét đánh, chàng vẫn, như đỉa đói, ôm riết lấy căn bịnh, he still labelled his fixation a “sickness”. Lâu lâu nỗi buồn biến thành một trận sốt thực sự. Nhưng nói chung, nó hợp với chàng, với thứ tình yêu "chiêm ngưỡng và kính trọng", yêu từ xa, to love at a distance.  

[Note: Từ "đỉa đói" này, là của 1 nữ thi sĩ, tặng Gấu Cà Chớn.
Em phán, kiếp trước mi đúng là 1 con đỉa, nên kiếp này mi làm phiền ta quá, làm rộn ta quá!]

Những ngày tháng khi chàng trau giồi tiếng Anh ở Chiswick, thuộc vùng phía Tây London, thì thật là đáng nhớ, với món trà, món mứt, những phong cảnh trở thành nổi tiếng nhờ nhà văn Dickens thật đáng yêu của chàng, điều làm chàng bực nhất, là lũ con gái, chưa nứt mắt mà đã yêu với đương!
Tuy nhiên, điều này mới thật là tuyệt vời. Với 1 thánh nữ, như là BHD, như là Sad Seagull, ấp ủ ở trong tim trong hồn, sự nghiệp văn chương của GNV/Fournier bắt đầu! Những bài thơ đầu của chàng, tất cả đều dành cho thánh nữ vắng mặt, khiến chàng có được 1 chân viết lách, như là 1 tay lèm bèm về văn chương cho tờ Paris-Journal [Nhật báo Paris], nhờ vậy, chàng có dịp làm quen [và chọc quê] André Gide, Paul Claudel, và những nhà văn Tẩy phổ thông khác. Chàng thành lập 1 câu lạc bộ banh bầu dục chẳng giống ai, với tiểu thuyết gia Charles Péguy, và Gaston Gallimard, 1 tay xb sách. Chàng dậy tiếng Tẩy [tí tí, thoáng thoáng, chốc lát] cho T.S. Eliot. Vào năm 1912, GNV/Fournier đàng hoàng bước vô xã hội thượng lưu, tối ngày ngồi Quán Chùa với những đàn anh văn nghệ như Mai Thảo, TTT; và Fournier [không phải GNV] trở thành thư ký riêng, và người viết diễn văn cho Claude Casimir-Périer, con trai một cựu tổng thống Pháp.


Đạo diễn Phan Huyền Thư nói có thể hiểu và đồng cảm được với nghệ sỹ Kim Chi dưới góc độ của người làm nghệ thuật, tuy nhiên nếu không khéo, nó lại hướng câu chuyện theo cách “cá nhân với cá nhân”.

BBC

Vụ này đang nổ lớn, nhưng với Gấu Cà Chớn, đúng ra nó phải xẩy ra với me-xừ Nobel Toán cơ.
Cầm cái bửu bối Nobel mà dí vào Lăng Bác Hát, mà phán, đi chỗ khác chơi, thì may ra mới ngang ngửa ép phê với bà Aung Miến Điện.

Tuy nhiên, "không khéo" gì nữa, với nghệ sĩ KC, thì quả đúng là "cá nhân với cá nhân". Gấu sợ rằng chính bà cũng muốn như vậy. Cho nhẹ tội. Tao chán cái thằng cha đó, chứ tao không đụng tới chế độ!
Đừng buộc tội tao muốn đạp đổ Lăng Bác Hồ!

Note: Ui chao, vưỡn giữ hoài cái mail đầu tiên em gửi!

Tuesday, November 13, 2001 3:09 AM

Anh NQT kinh men!

Truoc tien, em phai thanh that xin loi anh vi thoi gian qua nhan rat nhieu mail cua anh ma mat lich su, khong hoi am duoc dong nao. Em di lam phim xa hang thang troi nen khong tien lien lac voi moi nguoi. Anh dung gui  zip cho em vi em khong biet mo, hon nua di cac noi lang nhang xa nha nen khong tien doc. Em mong anh gui cho em text.doc de em in luon ra va doc duoc mot cach de dang hon, em rat mong nhu vay...

Anh co khoe khong? Co gi vui khong? Anh van thich nghe Kenny G va Yanni phai khong a? Em se gui cho anh tap tho cua em, dau tien, em dinh lay tua la" nhung giac mo cua luoi" nhung bay gio em dat lai tua la "nam nghieng". Em gui cho anh 3 bai tho moi nhat nhe, anh doc de chia se voi em, mong anh hoi am.
Thinh thoang, em van nghi den anh va nho la anh rat hom [hóm hỉnh] va gan gui.

*

Ở đâu có bi kịch, ở đó có thi sĩ.

**

.... nằm nghiêng lạnh hơi lạnh cũ

PHT


Xác Bụi


Thời vô song



  Ghi chú trong ngày

Đúng là 1 tình cờ thú vị, “Món gì ở giữa hai ngón chân cái?”, hoá ra là nội dung, của cái tít, và của bài điểm, một cuốn sách mới ra lò về Camus và Sartre, trên tờ TLS, Dec 14, 2012, “Võ sĩ và tay giữ gôn”, “The Boxer and the goalkeeper”, Sartre vs Camus, của Andy Martin, TV post sau đây: 

Bướm lúc đó ở đâu?
Where’s Beauvoir?

Bài ngắn, nhưng thật tuyệt, vì nó phân biệt được cả 1 thời hiện sinh Tẩy, qua hai bậc thầy của nó, một võ sĩ, Sartre; một giữ gôn, Camus.  Jean Cau, đệ tử của Sartre, trong 1 bài viết cũng đã nhắc tới Sartre, như là 1 võ sĩ, và còn tả bộ dạng của sư phụ, mỗi lần sắp ra đòn!
 

*

Hạnh phúc không phải là cái mà bạn cố có cho bằng được, mà là, bạn chỉ có nó, khi cố hoàn tất 1 mục tiêu khác, và nếu thần may mắn mỉm cười với bạn, thì sẽ có lúc bạn có được hạnh phúc, như là bạn đang thở.
Điều này cũng giống như điều mà tụi mũi lõ gọi là "cool" [thoải mái, mát mẻ]. Bạn cố thoải mái là đếch làm sao thoải mái. Nhưng khi bạn hết mình vì 1 điều khi khác, và nếu mục tiêu khác này, và những cố gắng của bạn, đáng khen, đáng nể, thế là sẽ có 1 lúc bạn hít thở thoải mái, mát mẻ, như là bạn đang thở khí trời.
Camus là 1 tay "cool" như vậy, trong khi Sartre là đối cực, theo tác giả cuốn “Võ sĩ và tay giữ gôn”.
Nhưng lúc đó, “món gì ở giữa hai ngón chân cái?” - tên m
ột truyện ngắn của Cô Tư - tức bướm Beauvoir, ở đâu?

Where’s Beauvoir?
Hà, hà!

*

Ông ta có 1 đòn làm tôi mê hoặc. Khi ông suy nghĩ, hay lắng nghe, vai phải của ông nhô lên, cùng lúc thân hình né ra khỏi cánh tay gấp lại. Những võ sĩ, phiá trái trong tình trạng báo động [gauche en alerte], có thế ra đòn như vậy, bằng tay phải, khi chuẩn bị tung ra quả đấm.
Không biết có phải đòn này có từ thời ông học đấm, khi là giáo sư tại Havre?
Hay là, những bàn luận văn chương, triết học, thì với ông, cũng giống như 1 trận đấu võ: Ông chờ đợi những ý kiến, lý lẽ của đối thủ y chang 1 tay võ sĩ chờ địch thủ ra đòn?

Jean Cau, viết về sư phụ Sartre, Phác họa hồi ức, Croquis de mémoire, trong Témoins de Sartre.


Osin Case

W.G. SEBALD'S MENTAL WEATHER (1)

Cái tít làm Gấu nhớ bài viết về 1 bạn quí, những ngày mới vô làng.
“Khí hậu ẩm ướt trong thế giới tiểu thuyết NDT.”
Bài đăng trên Nghệ Thuật. VL đọc bản thảo, nghiêm giọng phán, mày viết sao là nó mang cái tên của mày, ký ở dưới bài viết đấy.
Ý anh muốn nói, mày thổi bạn quí vừa thôi.
TTT cũng đi 1 đường, tương tự.

Cái khí hậu của Tin Văn, thì cũng là cái khí hậu tâm thần của Sebald, theo GCC!
Sau cuộc chiến [Mít], nếu bạn vẫn là con người, thì không thể lành lặn được.
Phải có 1 cái gì ở trong bạn bị hư, hỏng, hoặc trục trặc, lâu lâu dở chứng.
NQT

Cái anh tà lọt Osin, sở dĩ viết về cuộc chiến Mít bằng 1 giọng bình thản, là vì anh ta chưa từng bị tra tấn bởi cuộc chiến!
Bởi cả hai bên.
Người anh ta lành lặn, thế mới sướng!

Nhưng, nếu như thế, thì đừng viết!

Giả và thật trong văn chương.

Nguyễn Quốc Trụ. 

Nhà văn Nga, Andrei Makine, viết văn bằng tiếng Tây, được hai giải thuởng văn chương lớn của Pháp, Goncourt và Médicis, trong cùng một năm (1995),  cùng một tác phẩm, Di chúc Pháp (Le Testament francais); chưa kể giải Goncourt của giới học sinh trung học. Khi chưa nổi tiếng, ông đã phải bịa ra những “nguyên bản ma”, tức là coi những tác phẩm của ông, là những bản dịch, từ tiếng mẹ đẻ, bởi vì chỉ như vậy, nó mới gây được sự chú ý ở giới xuất bản và độc giả Pháp: Họ muốn tin rằng, đây là một “Kẻ Xa Lạ” (tên một tác phẩm của Camus), viết văn bằng tiếng Pháp, về nước Pháp! Và nước Pháp “của chúng ta” sẽ còn tuyệt vời tới mức nào, ở trong nguyên bản bằng… tiếng Nga!

Nhưng trái với quan niệm thông thường, theo đó, dịch là phản, nhà văn người Argentina, Jorge Luis Borges, cho rằng: nguyên tác không trung thực bằng bản dịch (the original is unfaithful to the translation).

Chứng cớ cũng nhiều: Truyện Kiều của Nguyễn Du chẳng hạn, “bản dịch” ăn đứt nguyên bản, của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyên bản bám chặt vào “hiện thực” của một thời đại Gia Tĩnh nhà Minh. Phó bản vượt ra khỏi những câu thúc mang tính lịch sử, thời đại, và nhập vào một cõi người, như là một nơi chốn tương tranh, mà sau cùng cái đẹp sẽ cứu chuộc nó (thế giới). Cũng vậy, những tác phẩm của Garcia Marquez đã vượt hẳn nguyên bản, của Faulkner. Nói một cách khác, Garcia Marquez làm sống lại Faulkner, nhưng không phải một Faulkner của cuộc nội chiến Nam Bắc nước Mỹ, mà là một Faulkner của vùng đất Nam Mỹ với những vấn nạn của nó.

Trường hợp James Joyce cũng vậy. Những phó bản của Ulysses, nói rõ hơn, dòng văn chương độc thoại nội tâm, vốn thật tối tăm, thật khó hiểu, ở Joyce, đã được “tục hoá”, bởi những nhà văn như Faulkner, Hemingway, Claude Simon…  Theo nghĩa đó, Borges cho rằng, chính học trò khám phá ra thầy: mỗi nhà văn ‘sáng tạo ra’ những tiền thân của riêng mình. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như nó sẽ sửa đổi tương lai (every writer ‘creates’ his own precursors. His work modifies our conception of the past, as it will modify the future).

Nhận định “bản dịch trung thực hơn nguyên tác” của Borges, là do thuở nhỏ, ông học tiếng Anh trước khi có thể đọc được tiếng Tây Ban Nha. Ông sống trong cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh là để nói chuyện với bố mẹ, tiếng Tây Ban Nha, trong cuộc sống thường nhật. Chính vì vậy, sau này, khi đọc Don Quixote bằng nguyên bản Tây Ban Nha, ông thấy đây là một bản dịch dở, so với bản tiếng Anh của thời thơ ấu. (When later I read Don Quixote in the original, it sounded like a bad translation to me). Và, “thừa thắng xông lên”, ông bèn coi tác phẩm Don Quixote, của Cervantes, là một tác phẩm giả. Ông chứng minh, đồ “zin”, là của một tác giả tên là Pierre Menard (do ông bịa ra). Ông được coi là một trong những người kể chuyện vĩ đại nhất của thế kỷ 20: một người viết những bài điểm sách, về những cuốn sách không hề có, của những tác giả “giả” (a man who wrote book reviews of nonexistent books by imaginary authors). 

Truy tìm thật giả trong văn chương quả là một công việc nguy nan. Mới đây thôi, một cây viết hải ngoại la bai bải, “tài liệu giả, bà con ơi!”, khi đọc một số bài viết ở trong nước. “May quá”, đây chỉ là một báo động hoảng!

Và cũng mới đây thôi, báo chí Tây Phương, tờ Time chẳng hạn, đã ‘thông báo” về một mất mát trong giới văn chương: chuyến tầu suốt, vào ngày 12 tháng Chín, 2000, của nhà văn Konrad Kujau. Còn tờ Người Kinh Tế (The Economist, số Sept 23-29, 2000), thì đi cả một đường ‘cáo phó’.

Nhưng Konrad Kujau là ai vậy?

Xin thưa, đây là người đã ngụy tạo tác phẩm: Nhật Ký của Hitler.

Qua bài cáo phó, đối với ông vua xài bạc giả này, thế giới đúng như Shakespeare nhận định, “một sàn diễn lớn của những tên khùng” (The world is a ‘great stage of fools’). Bởi vậy cho nên, ông chẳng hề tỏ vẻ ngạc nhiên, khi đám khùng rối rít khen nhặng cả lên tác phẩm của ông: Nhật Ký Hitler, đã được vồ vập (bought), bởi báo Stern (Đức), Thời Báo Chủ Nhật (Sunday Times, Anh), và Tuần Tin Tức (Newsweek, Mỹ). Theo họ, đây là một ‘tin động trời’ (a scoop: tin đặc biệt), của thế kỷ. Nó còn được một trong những chuyên gia số một thế giới về thời kỳ Hitler, là Hugh Trevor-Roper ca ngợi. Ông la bai bải: thứ thiệt, thứ thiệt! Tuy nhiên, sau đó, người ta khám phá ra rằng, thứ giấy dùng để viết nhật ký, được chế tạo sau khi Ông Trùm Nazi đã ngỏm củ tỏi. Ông vua xài bạc giả đã nhuộm nó bằng nước trà cho có vẻ… xa xưa!

Chuyện thiên hạ vồ vập nhật ký của ông trùm Nazi, cũng dễ hiểu: Hitler đã, và sẽ mãi mãi còn là một trong những con quỉ ‘hớp hồn’ (intriguing) người đọc. Người ta còn tò mò muốn biết, người đẹp của ông trùm, là Eva, có ‘sexy’ không?

Konrad thực có tài, (he did have a gift), theo bài viết trên Người Kinh Tế. Ông có thể vẽ, và có một con mắt tốt (a good eye), về chi tiết, theo thuật ngữ của giới hội họa. Khi còn trẻ, ông học nghệ thuật ở Dresden, khi đó còn thuộc Đông Đức. Dời qua Tây phương vào năm 1957, làm ba việc vặt vãnh, dành dụm tiền bạc, và mở được một cửa tiệm ở Stuttgart. Mỏ bạc giả của ông: hồi tưởng, hình ảnh tướng lãnh, những nhân vật nổi tiếng thời Nazi. Mấy thứ này dễ ợt, làm kèm với phiếu ăn trưa (luncheon vouchers). Ngửi thấy mùi, thiên hạ mê những món dính tới chính Hitler, ông bèn chế tạo dăm ba bài thơ, một vở opera, tranh mầu nước Fuhrer là tác giả. Rồi tới nhật ký về vài tháng trong năm 1935. Gerd Heidermann, một nhân viên của tờ Stern, và cũng là người đỡ đầu tiệm của Mr. Kujau, rất quan tâm tới nhật ký. Ở đâu ra vậy? Còn nhiều nữa hay chỉ có ngần này?

Ông này sau đó đã thuyết phục Stern, và vài chục triệu đô la đã được tờ báo chi ra, tiền hoa hồng cho người trung gian cũng khá bộn, và sau đó ông cũng đi tù vì tội đồng lõa.

Konrad Kujau bị kết án 4 năm rưỡi, nhưng gỡ ba cuốn lịch thì được thả. Hầu hết mọi người cho rằng, ông ta chẳng làm hại ai (no real harm). Chính ông ta cũng rất tự hào về tài năng của mình, và sẵn sàng đưa ra một bài học, khi được phóng viên hỏi. Ông rất bực, khi một nhà chuyên môn nghiên cứu thư khố, cho rằng ‘tác phẩm’ của ông ‘hời hợt’. Ông đã mất hai năm trời cặm cụi, tại căn phòng ở phía sau cửa tiệm. Chính cái bề dầy của nó, 62 tập, đã làm những chuyên gia choáng váng. Hugh Trevor-Roper ghi nhận: chúng tạo nên một toàn thể hài hòa. Đủ thứ ở trong đó: nào là những tiểu sử của Hitler, những nhật báo thời kỳ đó… Đôi khi, trong khi viết, tác giả thắng bộ đồ ‘hành quân’ của một tướng lãnh Nazi, để nhập đồng, và có lúc ông cảm thấy, mình chính là Hitler! “Khi viết về Leningrad, tay tôi run run,”, tác giả thú nhận. Đây là một kinh nghiệm những tay chuyên môn xài bạc giả đã từng trải qua. Một trong những bậc thầy trong ngành, là Thomas Chatterton, một nhà văn thế kỷ 18, đã giả mạo những bài thơ của một Thomas Rowley, một nhà sư thời trung cổ, và được rất nhiều người đọc ái mộ.

Ở Việt Nam, sau 1975, cũng có những tài liệu ngụy tạo về gia đình họ Ngô, nhất là về Trần Thị Lệ Xuân. Nào nhật ký, nào hình “khỏa thân” khi đang tắm biển, hoặc đang làm tình. Có thể, kẻ thắng trận còn e sợ những tình cảm luyến tiếc nhà Ngô, ở người dân Miền Nam. Nhưng do ngụy tạo quá lộ liễu, đầy sơ hở (thí dụ như khi ghép mặt bà Lệ Xuân với một thân hình khoả thân khác…), cuối cùng đã gây phản ứng ngược: người dân càng thương nạn nhân, và càng tởm chế độ. Người viết còn nhớ, ngay khi nhà Ngô sụp đổ, tại một phòng triển lãm ngay đường Tự Do, một ông làm phòng thông tin đã cho chơi một bản nhạc chế nhạo miền Bắc, đúng ra là chế nhạo ông Hồ, nhại theo điệu “son son son, mì son đố mì, son son son mình yêu nhau đi, nhờ Bác Hồ mà ta mê ly”, nhưng chỉ được một hai bữa, là có lệnh dẹp, vì người dân Miền Nam không có thói quen sỉ nhục đối phương.

Note: Mới kiếm thấy!


Torture, writes Améry, has "an indelible character". Whoever was tortured, stays tortured.
Sebald: Chống Lại Sự Không Thể Đảo Ngược: Về Jean Améry, trong Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt
[Against the Irreversible. On Jean Améry. On the natural history of destruction, nhà xb Vintage Canada].
Améry viết, tra tấn có cái tính quái dị, không thể tẩy xoá đi được, là: Ai đã từng bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.

Câu này, theo Gấu tôi, đọc [đảo] ngược lại, vẫn có nghĩa.
Rằng, kẻ tra tấn, là cứ thèm tra tấn suốt đời!

Jean Améry viết về Sầu Xa Xứ:

Cái sầu xa xứ thứ thiệt, le vrai mal du pays, le Hauptwehe, “nỗi nhức nhối số 1", “la douleur capitale”, nếu tôi được phép mượn từ của Thomas Mann, thì khác, cực khác về bản chất, so với những gì tôi viết ở trên, và nó chỉ ngưng, khi bạn chỉ còn bạn với bạn. Vào lúc đó, đếch có hát hỏng Thuyền Viễn Xứ cái con mẹ gì nữa, cũng chẳng có gợi nhớ những đồng ruộng Mít đã mất, và bạn cũng không vãi ra những giọt nước mắt đồng lõa. Sầu Xa Xứ thứ thiệt không phải là tự an ủi, mà là tự huỷ.
Le vrai mal du pays ce n’était pas l’autocompassion, mais l’autodestruction.

"Perhaps", writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something into the mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will be retained".
Trong trọn thời kỳ tiền sử, có lẽ không có chi khủng khiếp và bí ẩn hơn, so với kỹ thuật tạo dấu ấn của con người, Nietzsche viết trong Genealogie der Moral:  Chúng ta đánh dấu trái tim của chúng ta bằng lửa, sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, [cái sướng bỏ đi].

.. Weiss learned in exile to understand the fate he escaped...... so vital to him, of whether he himself was on the side of the creditors or the debtors. He finds the answer to the question in the course of his own study, as it becomes increasingly clear to him that rulers and ruled, exploiters and exploited, are in fact the same species, so that he, the potential victim, must also range himself with the perpetrators of the crime or at least theirs accomplices
Chỉ tới khi lưu vong thì Weiss mới hiểu ra phần số của mình, ở về phía kẻ ăn cướp hay bị ăn cướp. Ông tìm thấy câu hỏi cho câu trả lời theo dòng nghiên cứu của chính ông, và mọi chuyện càng ngày càng trở nên rõ ràng, đối với ông, là, cai trị hay bị trị, bóc lộc hay bị bóc lột, thì cũng rứa, và, bởi vì ông ta sinh ra là có tướng bị ăn đòn rồi, thành thử bắt buộc phải tự xếp hàng cùng với những kẻ tạo ác, hay chí ít, cũng đồng phạm.

Sebald
 

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”

W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim. 

  even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải lũ Bắc Kít?

Con chim ousen [chim két] hót ở trong rừng Cilgwri.
Hót hoài hót hoài như một dòng suối dội lên những hòn đá rêu xanh
Nhưng cũng chưa xa xưa bằng con nhái Cors Fochno
Cảm thấy làn da lạnh chũng vào tới tận xương tận tuỷ.

Rushdie viết, rất ít nhà thơ kết hôn sâu xa đằm thắm với đất mẹ như nhà thơ R.S. Thomas, một nhà thơ dân tộc Welsh [a Welsh nationalist], những vần thơ của ông tìm kiếm, bằng cách nhận ra, để ý [noticing], khẳng định [arguing], làm thành vần điệu, huyền hoặc hóa, biến đất nước thành một sinh vật rất ư là nồng nàn, rất ư là trữ tình.

Tuy nhiên, cũng chính ông này, cũng viết:

Sự hận thù mất nhiều thời gian
Để mà đâm chồi nẩy lộc, và lòng hận thù của tôi
Kể từ khi sinh ra, cứ thế mà tăng trưởng..

Không phải tôi thù cái mảnh đất tàn nhẫn thô bạo dã man mà tôi ra đời...
Tôi nhận ra một điều:
Cái lòng hận thù đó, là thù cái làn da khốn kiếp của tôi,
Cái thứ khốn kiếp, là chính tôi!

Hate takes a long time
To grow in, and mine
Has increased from birth;
Not for the brute earth...
I find
This hate's for my own kind.
*

Thảo nào, thằng cha Gấu thù chính nó, thù cái chất Yankee mũi tẹt của chính nó! (1)


Coetzee @ ML, Aout, 2012


Cali Nov 2012 With Sad Seagull

*

Muốn đếch muốn gì hết!
Le Magazine Littéraire Hors-série, n # 14



*

Trường Gia Long, Sài Gòn, cc 1966-72 (1)

Đây là cái cổng trường Gia Long, phía bên hông, [đường Trương Định, băng qua vườn Tao Đàn], GCC đưa đón BHD, đúng thời gian đó, 1966...

"Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh…”
…. vội vàng chạy vô cổng trường rồi lại vội vàng chạy ra: nàng quên không dặn chàng trưa nay đừng đón nàng, vì nàng sẽ về chung với Lan Anh, bạn nàng...

Tứ tấu khúc

Ui chao, nhìn cái hình, cảm khái chi đâu. Nhìn vách tường, với ba tờ quảng cáo… thì lại nhớ cái thông báo của Ban Giám Hiệu, cấm cái trò đưa đón như trường hợp cặp Gấu & BHD!

Chỉ đến khi có thông báo, thì Gấu mới thả Em cách cổng trường khá xa....

*

Bạo Miệng [Strong Opinions]

Ông viết cả lố tác phẩm, nhưng người đời cứ gọi Nabokov là "người của Lolita", ông có bực không?
Không. Lolita là 1 cục cưng của tôi, Lolita est ma favorite toute particulière. Cuốn sách khó viết nhất trong những cuốn của tôi - nó đề cập tới 1 đề tài thật lạ lùng, si étranger, cách thật xa cuộc đời tình cảm của tôi, si éloignée de ma vie affective, mà tôi thật thích thú gọi tới mọi cội nguồn "kết hợp", để biến nó thành hiện thực.

Ông có ngạc nhiên về sự thành công khủng khiếp của cuốn sách khi nó xuất hiện?
Tôi ngạc nhiên về chuyện nó xuất hiện, giản dị có vậy [J’ai été surpris qu’il paraisse, tout simplement]

Lolita, có…  thực không? [Et Lolita: a-t-elle existé?]
Không, Lolita không có khuôn mẫu [modèle]. Nàng sinh ra từ trí tưởng của tôi [mon esprit]. Nàng chưa từng hiện hữu… nàng là một trái cây từ trí tưởng tượng của tôi, un fruit de mon imagination.


Chuyện Mùa Đông

Văn Chương Kung Fu


*

Ngã Bảy Chợ Lớn (1)
Gấu cũng có nhiều kỷ niệm ở đây. Mép phía bên phải, có 1 tiệm hút, của 1 anh già. Ch. một thằng bạn của thằng em đã tử trận của Gấu, sau thành bạn của thằng anh, gọi là Minh Pháo Thủ. Vào cái hồi Gấu lên voi, có xế hộp, thường đưa Sĩ Phú tới.
Khi xuống chó, Gấu mỗi lần lủi thủi tới, là nằm suốt buổi. Anh già phán, mi hợp với cái món này, khó bỏ lắm đấy, con ơi!
Phía bên trái, xa chút nữa, là tiệm bán đồ gỗ, tủ, bàn ghế….  của gia đình Tích, một ông bạn trong nhóm Ngô Khánh Lãng. Anh bạn này, sau có thời ra tranh cử chức dân biểu Hạ Viện, rớt. Làm ở Viện Giám Sát, kế ngay bên Đại Học Văn Khoa hồi còn ở Nguyễn Trung Trực. Hiện ở Úc.
Bạn bè đến bây giờ còn ca ngợi Tích: Súng của anh bảnh lắm. Đứa nào trông thấy cũng… thèm! Bảnh nhất trong bọn.
Thời gian NtaV còn cái nhà của ông cụ ở đường 20, kế chung cư Đô Thành, gần Chợ Vườn Chuối. Cả bọn thường tụ tập ở đây. Một lần Tích xoay xoay 1 hồi, dựng súng lên, choàng cho nó cả một lẵng hoa, đi đi lại lại trong phòng diệu võ dương oai. Sau này, đọc Người Tình Của Bá Tước, đến cái đoạn bà bá tước quỳ trước súng của anh làm vườn, trầm trồ, ôi, sao mà nó đẹp trai, nó hùng vĩ, nó oai vệ đến như thế, là Gấu nhớ đến súng của bạn Tích!
Nhưng phải nghe nghe Lãng kể 1 giai thoại về Tích mới lại càng thú!
Giai thoại này, Lãng cho biết, do chính bà vợ của Tích kể, lần hai vợ chồng Mẽo du ghé thăm vợ chồng anh.