*
























Thơ mỗi ngày

Where Is Poetry Going?

Charles Simic

This is a question poets get asked often. The quick answer is nowhere. This can’t be right, you are thinking. You’ve read plenty of poems about poets walking in the woods, rolling in the hay and even taking a sightseeing trip through hell. True enough. Nevertheless, poets, even when they are fighting in a war, rarely take off their slippers. Doesn’t Homer’s blindness prove my thesis? I bet every one of those eyewitness accounts of Greeks and Trojan slaughtering each other, and the wonderful adventures Odysseus had cruising the Mediterranean, were dreamed up by Homer while waiting for his wife to serve lunch.

Sure, many poets would deny this. Here in the United States, we speak with reverence of authentic experience. We write poems about our daddies taking us fishing and breaking our hearts by making us throw the little fish back into the river. We even tell the reader the kind of car we were driving, the year and the model, to give the impression that it’s all true. It’s because we think of ourselves as journalists of a kind. Like them, we’ll go anywhere for a story. Don’t believe a word of it. As any poet can tell you, one often sees better with eyes closed than with eyes wide open.

Am I claiming, you are probably asking yourself, that most things that happen in poems are not true at all? Far from it. Of course they are true. It’s just that poets have to do a lot of time-wasting to get to the truth. Take my case. One day, out of the blue, the memory of my long dead grandfather comes to me. My eyes grow moist seeing him in the last year of his life limping around the yard on his wooden leg throwing some corn to the chickens. I recall the mutt he had then, and I put him in a poem. There’s even a rusty old truck in the yard. The sun is setting while my grandmother is fussing over the stove and my grandfather is sitting at the kitchen table thinking about the vagaries of his life, the stupidity of the coach of the local soccer team and the smell of bean soup on the stove. I like what I got down on paper so far and fall asleep that night convinced I have a poem in the making.

The next day I’m not so sure. The sunset is too poetic, the depiction of my grandparents is too sentimental, and so much of it has to go. Weeks later—since I can’t stop tinkering with the poem—I arrive at the conclusion that the old dog lying in the yard surrounded by the pecking chickens and the rooster is what I like best. The sun is high in the sky, a cherry tree is in flower, and the grandfather is out of the poem entirely. Typically, I have no idea if there will ever be a poem. Only God knows, and I try not to butt into his business. I strain my ears and stare at the blank page until a word or an image comes to me. Nothing genuine in a poem, or so I have learned the hard way, can be willed. That makes writing poetry an uncertain and often exasperating undertaking. In the meantime, there’s nothing to do but wait. Emily Dickinson looked out her window at the church across the street while waiting; I look out of my window at the early darkness coming over the fields of deep snow.

“Poetry dwells in a perpetual utopia of its own,” William Hazlitt wrote. One hopes that a poem will eventually arise out of all that hemming and hawing, then go out into the world and convince a complete stranger that what it describes truly happened. If one is fortunate, it may even get into bed with them or be taken on a vacation to a tropical island. A poem is like a girl at a party who gets to kiss everybody. No, a poem is a secret shared by people who have never met each other. Compared to the other arts, poets spend most of their time scratching their heads in the dark. That’s why the travel they prefer is going to the kitchen to see if there is any baked ham and cold beer left in the fridge.

February 7, 2011 5:45 p.m.
Source


Cái cú dịch thơ của Gấu, thú thiệt, nó giống như cái cú phát giác ra Lò Thiêu, khi đọc Steiner! Sướng mê tơi, mà cũng khổ mê tơi.
Đơn giản thì nó như thể này: Không thể không dịch thơ thế giới, sau khi Bắc Kít ngộ độc nặng với dòng thơ Vệ Quốc của Liên Xô!
Bắc Kít ăn cướp được Miền Nam, 1 phần là nhờ thơ Mai A Mai Iếc.
Những dòng thơ giết người Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm, là từ đó mà ra, và còn từ giấc mơ tuyệt vời có từ khi có giống Mít, nhằm giải trừ lời nguyền BHD là giống Tiên, Gấu là giống Rừng, [Rồng], không thể ăn đời ở kiếp mí nhau được.
Bài viết này, mới manh nha bắt đầu, nhưng sẽ có cái tên là Ngợi ca cho cái vụ dịch thơ, để ‘phản biện’ K!
Hà, hà!

Linda Lê lập lại câu của Marina Tsvetaieva:….   Làm thơ đã là dịch rồi, từ tiếng mẹ đẻ sang một thứ tiếng khác, bất kể đó là tiếng Pháp hay tiếng Đức. Không một ngôn ngữ nào là tiếng mẹ đẻ. Viết thơ là viết dựa theo một cái gì đó. Vì thế tôi không hiểu tại sao người ta lại nói nhà thơ Pháp hay nhà thơ Nga, vân vân... Một nhà thơ có thể viết bằng tiêng Pháp, anh ta không thể là một nhà thơ Pháp. Thật lố bịch. […] Người ta trở thành thi sĩ (nếu như người ta có thể trở thành thi sĩ, nếu như người ta không phải ai nấy đã là thi sĩ từ trước !) không phải để là Pháp, Nga, vân vân…, mà để là tất cả. Hoặc nữa: người ta là thi sĩ vì người ta không phải là Pháp. Quốc tịch là thải loại và kết nhập. Orphée làm nổ tung quốc tịch hay mở rộng nó đến độ tất cả (hiện tại và quá khứ) đều được bao gồm trong đó.”

Kẻ Lạ Lạ


Thành thử cái việc dịch thơ là quá cần thiết. Còn v/v sợ sai ý nguyên tác, theo Gấu, ngay cả dịch sai đi, do ngu dốt, thì cũng vẫn được như thường, trừ khi cố ý dịch sai.
Và dịch, nhiều khi rất cần đến sự tưởng tượng.
Câu của Borges sau đây, cũng có thể áp dụng cho việc dịch thơ.
Ông nhắc tới 1 câu của Byron, trong Hebrew Melodies (1815):

Nàng bước trong cái đẹp, như đêm
She walks in beauty, like the night

Borges phán:
Để chấp nhận dòng trên, người đọc phải tưởng tượng ra một em, cao, tối, tall, dark, bước đi như Đêm, và Đêm, đến lượt nó, là 1 người đàn bà cao, tối, và cứ thế, cứ thế.

Nhạc TCS, bản Phôi Pha hình như cũng có nhắc tới hình ảnh này, Gấu tức thời không nhớ ra.

Câu thơ của Huy Cận, nhờ 1 anh thợ sắp chữ hiểu sai, mà thành hay, cũng là 1 thí dụ về dịch thơ, mà dịch sai ý của tác giả.

Theo giai thoại, khi đọc câu thơ “củi 1 cành khô lạc giữa dòng”, anh thợ sắp chữ phán, ngu quá, “lạc giữa dòng”, thì có ghê gớm chi đâu, phải là, “lạc mấy dòng”!
Khi Huy Cận đọc câu thơ, đã sửa, toát mồ hôi, than, tay này mới bảnh sao, câu của anh ta mới đúng, còn câu của tớ, sai!
 

Không phải là Gấu cường điệu khi phán, dịch thơ thì cũng giống như khám phá ra Lò Thiêu!

Ấy là bởi vì, đúng như cái bà Nobel Jelinek phán, sau Lò Thiêu mà còn làm thơ, thì phải có Lò Thiêu ở trong thơ: Trong thơ của thế giới qua 1 số tác giả trên TV giới thiệu, như Charles Simic, Czeslaw Milosz, Adam Zagajewski, Wislawa Szymborka, có nỗi đau Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, Lò Lưu Vong, Lò Gulag… đủ thứ Lò của thế  kỷ ở trong đó.

Trong khi Mít, ngay cả 1 nhà văn lưu vong, sợ rằng cũng chưa từng có, nói gì nhà thơ!

Có lẽ phải nói, đúng hơn, Mít có những nhà văn đã từng tự xưng là lưu vong, khi bỏ chạy VC, bị hải tặc hãm hại, và sau đó, khi đã cơm no ấm cật tại xứ người, thì lại mò về, và coi mình bây giờ là nhà văn di dân, chứ không còn lưu vong nữa!

Ngay cả những nhà thơ ở không về, trong thơ họ có tí mùi Lò nào đâu.
Nếu có, thì là mùi Lờ!
Đọc thơ của họ, chỉ thấy rặt 1 trò chơi chữ, gọt chữ, chơi 36 kiểu, nào tân hình thức, nào vác cầy qua núi… chỉ thấy nhục cho chữ Mít, dân Mít, đó là sự thực.

Gấu này đâu có thù hằn, khi viết, khi đụng tới họ? DTL, ngoài đời, là 1 bạn thân, nhưng khi Gấu viết về anh, rất nặng nề, thí dụ, có dịp gặp nhau thì lại mừng mừng rỡ rỡ. Cứ áo thụng vái nhau, thì biết bao giờ thơ Mít mới có mùi thơ thế giới?

Nếu có, thì lại mùi Mai A ư?

VC làm chết oan mạng 3 triệu người ở cả hai miền, khi cố tình gây cuộc chiến, tìm đủ mọi cách nhử Mẽo vô Miền Nam, bằng cú ngụy tạo đầu độc tù Phú Lợi, đưa đến ăn cướp Miền Nam, tạo tội ác Lò Cải Tạo, y chang cái cú đốt Quốc Hội Đức, do Hitler phịa ra, để mở ra cuộc làm cỏ dân Do Thái, đưa đến Lò Thiêu.
Cái chết của bao dân Mít khi vượt biển tìm tự do, đúng là do VC gây ra, tuy nhiên, khi đám khốn kiếp nhà văn Mít lưu vong bò về, là chúng làm nhục những oan hồn này, không phải VC.

Đâu có phải Mít hải ngoại không biết, gửi tiền về là dung dưỡng chế độ VC, làm chúng sống dài, sống dai, sống mãi, nhưng làm sao bỏ ruột thịt?
Ai cũng về, chúng cũng có thể về, quê hương mà, họ hàng mà, làm sao bỏ, tuy nhiên, về xin VC kiểm duyệt tác phẩm, được viết ở tự do, ở hải ngoại, bằng 1 thứ chữ Mít tự do, thì có đúng là làm nhục chữ Mít không?

Có huyền thoại, cứu tử 1 nền văn học Miền Nam, trước 1975, của mấy đấng bỏ chạy ngay những ngày đầu sau 30 Tháng Tư.

Có sự thực, 1 nền văn học ai điếu, ngay sau 30 Tháng Tư, 1975, ở hải ngoại, của những kẻ may mắn thoát chết, nhìn về những kẻ đang khốn khổ trong ngục tù CS, mà chúng đinh ninh, không làm sao có ngày về.

Có huyền thoại, một nền văn học hải ngoại kéo dài văn học Miền Nam trước 1975.
GNV, ngay khi vừa mới ra được ngoài này, đã "phản biện" huyền thoại cà chớn này, trong bài viết cho báo Việt của băng đảng Hậu Vệ, khi còn tin tưỏng ở chúng:

“…. dòng văn chương hải ngoại, nhiều người vẫn coi là dòng văn chương Miền Nam kéo dài. Ngay một tác giả như Lê Minh Hà vốn sống ở Miền Bắc, nghĩa là không sống ở một Miền Nam trước 1975, mà còn lầm lẫn khi đọc nó, lần đầu, vẫn không tin là cái mới. Trong bài trả lời phỏng vấn, đăng trên Văn Học (Cali) tháng Bảy, 1998, bà viết: "Ai đó đã nói văn học hải ngoại là văn học Miền Nam nối dài cũng có cái lý của họ vì khi đọc, tôi thấy diện mạo văn học hải ngoại rất gần với văn học Miền Nam trước 75."

Rất gần, nhưng không thể là một được. Vẫn những đề tài muôn thuở (của một Miền Nam?) ‘ít mang tính công dân’, nhiều tính xã hội, nhiều tính cá nhân, riêng tư, vẫn những khóc lóc hờn giận, vẫn những cuộc tình trắc trở... nhưng ở trong những tác giả như Hoàng Nga, thí dụ vậy, có một điều vô cùng khác biệt với những nhà văn nữ Miền Nam trước 1975: cuộc tình của những nhân vật trong truyện Hoàng Nga giữa một nam, một nữ là đồng đẳng, trước cuộc đời và trước cái chết. Trong khi đó, những cảnh đời, những cuộc tình, ở trong Thụy Vũ chẳng hạn, không đồng đẳng: người nam hơn người nữ ở cái chết đang chờ đợi ngay sau cuộc tình, người nữ thất vọng thì đã sẵn những snack bars, cứ ‘tự nhiên’ biến thành mèo đêm, cứ ‘tự nhiên’ lao vào lửa...; gần như không có một chọn lựa nào khác cho họ cả.
Riêng về mặt sex, cũng vậy, rất đồng đẳng, và thoát ra ngoài ‘truyền thống’: ở những tác giả nữ trước 1975, sex là một thách đố (và từ đó một khí giới khi viết), trước đạo đức, dư luận, (hãy nhớ lại những nhận xét ‘thô bỉ’ đối với Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng: người ta muốn đồng nhất tác giả với nhân vật trong truyện. Ở đây, lại thấy Derrida, khi ông khẳng định, chẳng có chi ngoài văn bản, và sự cần thiết, của một cái chết, của tác giả. Chỉ có cái chết của tác giả [Roland Barthes], mới giải phóng bản văn ra khỏi mọi sợ hãi!).
Bây giờ, ở hải ngoại, nhà văn nữ hết còn trông cậy vào sex, để nói lên ý hướng nổi loạn của họ. Nói như vậy không có nghĩa là văn học hải ngoại mất chất ‘muôn đời’ của một người nữ Việt Nam, nhưng để nhìn ra một sự thực: đã có một ý hướng đạo đức ‘mới’, trong cách nhìn chính thân thể mình, của Giới tính Thứ nhì: họ hoàn toàn tự do, khi sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào, kể cả ngôn ngữ thân xác. Ý thức chính trị của một Hoàng Nga, vẫn thí dụ vậy, rất cao, bà biết bà muốn gì, khi viết, khi sống, khi để cho những nhân vật của bà sống, hoặc chết. Ở đây, tôi muốn nhắc lại một ý niệm toán học, vốn đã được Michel Foucault sử dụng khi liên hệ những cơn điên và những bài thơ, của cùng một Holderlin: chúng là những isomorphism [2]. Là một, nhưng không phải là một. Văn chương hải ngoại rất gần với văn chương Miền Nam trước 75, nhưng không thể nhập (nhằng) lên nhau được.”

Tản mạn về cái mới

Sau 1 chấn động đẩy cả 1 dân tộc ra biển, những kẻ sống sót, nhìn về tương lai phiá trước, thì giờ đâu mà than khóc, “kéo dài” 1 nền văn học đã mất?

Nếu kéo dài, thì làm sao có những nhà phê bình như Thầy Cuốc, Thầy Phúc, bởi vì chính VP đã từng phán, Miền Nam trước 1975, không có phê bình gia.
Rồi những người viết cầm bút sau 1975, như Hoàng Nga, thí dụ, họ đâu muốn kéo dài 1 thứ văn học chẳng có họ, họ cũng chẳng nợ nần gì nó?

Toàn phán nhảm, vậy mà cũng xúm lại khen!

Trường hợp Linda Lê, như đoạn trích dẫn trên cho thấy, bà đâu có coi bà là nhà văn Pháp đâu. Nhưng Thầy Phúc không chịu, khăng khăng bắt phải là Tây, phải thuộc về dòng chính.

Đâu có phải viết văn bằng tiếng Tây, thì thành Đầm đâu.

Kundera, đã tiên liệu có những đầu óc thiển cận như vậy, và bèn giới thiệu trường hợp nữ văn sĩ tchèque, viết văn bằng tiếng Pháp, trong bài "Lưu vong giải phóng theo Vera Linhartova":

Khi Linhartova viết bằng tiếng Pháp, liệu bà còn là một nhà văn tchèque? Không.
Bà trở thành một nhà văn Tây? Cũng không luôn.
Bà thì ở đâu đó.
"Đâu đó" như ngày xưa Chopin đã từng, như sau này, mỗi người mỗi cách, Nabokov, Beckett, Stranvinsky, Gombrowwics, đã "đó đâu". Lẽ dĩ nhiên, mỗi cá nhân sống đời lưu vong của mình, theo kiểu của mình, không ai bắt chước ai, và kinh nghiệm của Linhartova chỉ là một trường hợp giới hạn.
Nhưng điều đó chẳng ngăn cấm được, những bản văn tới bến của bà lóng lánh như những viên kim cương, và người ta không thể nói về lưu vong như trước nữa, nếu đã đọc chúng!
Kundera: Gặp gỡ

Ui chao hành lạc trong bất lực và đau đớn!
Thảo nào, cứ đòi về hoài!


Charles Simic

Against Winter

The truth is dark under your eyelids.
What are you going to do about it?
The birds are silent; there's no one to ask.
All day long you'll squint at the gray sky.
When the wind blows you'll shiver like straw. 

A meek little lamb you grew your wool
Till they came after you with huge shears
Flies hovered over your open mouth,
Then they, too, flew off like the leaves,
The bare branches reached after them in vain. 

Winter coming. Like the last heroic soldier
Of a defeated army, you'll stay at your post,
Head bared to the first snowflake.
Till a neighbor comes to yell at you,
You're crazier than the weather, Charlie.

The Paris Review, Issue 137,1995

Chống Đông

Sự thực thì mầu xám dưới mi mắt anh
Anh sẽ làm gì với nó?
Chim chóc nín thinh; không có ai để hỏi.
Suốt ngày dài anh lé xệch ngó bầu trời xám xịt
Và khi gió thổi, anh run như cọng rơm.

Con cừu nhỏ, anh vỗ béo bộ lông của anh
Cho tới bữa họ tới với những cây kéo to tổ bố
Ruồi vần vũ trên cái miệng há hốc của anh
Rồi chúng cũng bay đi như những chiếc lá
Cành cây trần trụi với theo nhưng vô ích.

Mùa Đông tới. Như tên lính anh dũng cuối cùng
Của một đạo quân bại trận, anh sẽ bám vị trí của anh
Đầu trần hướng về bông tuyết đầu tiên
Cho tới khi người hàng xóm tới la lớn:
Mi còn khùng hơn cả thời tiết, Charlie.

Cái cú dịch thơ của Gấu, thú thiệt, nó giống như cái cú phát giác ra Lò Thiêu, khi đọc Steiner! Sướng mê tơi, mà cũng khổ mê tơi.
Đơn giản thì nó như thể này: Không thể không dịch thơ thế giới, sau khi Bắc Kít ngộ độc nặng với dòng thơ Vệ Quốc của Liên Xô!
Bắc Kít ăn cướp được Miền Nam, 1 phần là nhờ thơ Mai A Mai Iếc.
[Thế còn cái Cô Mai Cô Mốt của Thầy đâu rồi? Ghi tạm ở đây, tính sau].
Những dòng thơ giết người Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm, là từ đó mà ra, và còn từ giấc mơ tuyệt vời có từ khi có giống Mít, nhằm giải trừ lời nguyền BHD là giống Tiên, Gấu là giống Rừng, [Rồng], không thể ăn đời ở kiếp mí nhau được.
Bài viết này, mới manh nha bắt đầu, nhưng sẽ có cái tên là Ngợi ca cho cái vụ dịch thơ, để ‘phản biện’ K!
Hà, hà!


Nhân Ngày Tình Yêu

Cả 1 dòng sông đứng lại chờ
[nhạc]

Thơ TMT không ‘tục lụy’, như thơ DTL. Thí dụ, DTL có những câu như “tôi hôn người, hôn môi, rất tham” [?], TMT, không:
Môi tôi mùi thuốc còn thơm hơi

Tuyệt!

Thơ TMT gần với cõi thơ Bà Huyện Thanh Quan, nhưng lâu lâu, cũng “hạ trần”, nhất là hai câu này, quái thay, lại làm nhớ đến 1 thần nữ trong văn học Tầu:

Tôi xa người như xa cơn mưa
Tóc tôi còn ướt đến bây giờ

Đến bây giờ, đến bao giờ, đến hoài hoài, đến mãi mãi! 

Ngày tình nhân
Love me
TMT

Chiều ngu ngơ phố thị

Bài thơ này, mở ra cõi thơ của Gấu, làm, đúng những ngày vừa tới xứ lạnh, gặp lại cô bạn ngày nào, nhưng đầu óc thì vẫn ở trại tị nạn!
Thành thử cô bạn cũng bực, và có lần hỏi, thế còn cái cô ‘còn chút mồ hôi’ đâu rồi?
Đọc, thì cũng nên đọc thêm cái mẩu Bụi, và cái câu thơ thần sầu, chúng mình chỉ là hai hạt bụi lỡ thương nhau, rồi sau đó, hát 1 khúc TCS, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau, thì mới đủ bộ!

Sikiew nổi tiếng trong đám người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những giấc mơ của họ cũng đầy bụi.
Chúng mình chỉ là hai hạt bụi lỡ thương nhau.

Người xưa thèm nắm áo đề thơ.
Có lần anh mơ thấy em.
Và sau đây là bài thơ nắm áo:

Chiều ngu ngơ phố thị...
*

Môi tôi mùi thuốc còn thơm hơi 

Trong Yêu của Chu Tử, có xen, sau cơn mưa, thằng đàn ông với gói thuốc, rút 1 điếu, làm 1 hơi, mắt lim dim, mặc xác em nằm tê hê, và tác giả, kẻ kể chuyện, thay mặt người đàn bà, mọi người đàn bà, chửi toáng lên, nó coi mình không bằng hơi thuốc lá của nó!

Già quá rồi, quá đát rồi, nói chuyện ngày tình nhân, không sợ con nít nó cuời cho ư….
Bất giác nhớ đến bài thơ sau đây, do Czeslaw Milosz tuyển chọn.
 

ANNA SWIR
1909-1984

Poems about an old woman are rare, as if there were a tendency to relegate her to the realm of half-existence. But Polish poet Anna Swir returns to that subject several times with love and compassion.
Thơ về bà già thì hiếm, như thể, có khuynh hướng coi bà già thuộc ‘nửa cõi’, [chân trong chân ngoài, huyệt; hay, giường?].
Tuy nhiên nhà thơ nữ Ba Lan,
Anna Swir, trở lại với đề tài này vài lần, với tình yêu và cảm thông
 

THE GREATEST LOVE

She is sixty. She lives
the greatest love of her life.

She walks arm-in-arm with her dear one,
her hair streams in the wind.
Her dear one says:
"You have hair like pearls."

Her children say:
"Old fool."

Translated from the Polish by Czeslaw Milosz and Leonard Nathan

Mối tình vĩ đại nhất

Nàng sáu bó,
sống mối tình lớn lao nhất của nàng.

Nàng dạo bước, tay trong tay với người tình
Tóc nàng chảy dài theo gió
Người yêu nịnh nàng:
“Tóc em như ngọc trai”.

Mấy đứa con của nàng thì gật gù:
“Đúng là bà già khùng!”
*

READING HISTORY

for Hans Magnus

At times, reading here
 In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.

I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet.

With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
 Will commence
In the fullness of its sorrow.
How vast, dark, and impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back,
Someone who is walking away from me
 With his hands tied,
His graying head still on his shoulders,

Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.
*

THE VOICE AT 3:00 A.M.

Who put canned laughter
Into my crucifixion scene?

Charles Simic
*

Last Meal

The waiter was dressed in black
and wore a hood
and when we told him we needed a little more time,
his pencil froze in the air above his pad.

And later when he came back
to ask if we were finished, we shook our heads no,
our forks still raised over our empty plates.

BILLY COLLINS

TLS JANUARY 21 2011

Note: Hai bài thơ trên, thật tình cờ, cùng đề tài! Một nặng, một nhẹ, và đều, khôn kham!



ENCOUNTER

We were riding through frozen fields in a wagon at dawn.
A red wing rose in the darkness. 

And suddenly a hare ran across the road.
One of us pointed to it with his hand. 

That was long ago. Today neither of them is alive,
Not the hare, nor the man who made the gesture. 

O my love, where are they, where are they going-
The flash of a hand, streak of movement, rustle of pebbles.
I ask not out of sorrow, but in wonder.

Wilno, 1936

Czeslaw Milosz: Selected Poems 1931-2004

Gặp gỡ

Chúng tôi đi qua những cánh đồng băng giá trong một chiếc xe ngựa vào lúc rạng đông.
Một cánh đỏ dâng lên trong đêm tối .

Bỗng chợt, một con thỏ rừng băng qua đường.
Một người trong đám chúng tôi giơ tay chỉ

Chuyện đó lâu lắm rồi. Bây giờ chẳng còn ai trong số họ còn sống,
Con thỏ rừng, không, mà cái người giơ tay chỉ, cũng không.

Ôi tình yêu của tôi ơi, họ đâu cả rồi, họ đi đâu tất cả rồi -
Cái nhoáng một cái của cánh tay đưa lên, cái giật 1 cái của chuyển động, cái tiếng rì rào của những viên sỏi.
Tôi hỏi, không phải là do buồn rầu, mà do ngạc nhiên, hoặc ngỡ ngàng.


Nhân Ngày Tình Yêu

Cả 1 dòng sông đứng lại chờ
[nhạc]

Ngày tình nhân

Love me - Pablo Neruda

Chiều ngu ngơ phố thị

Art2all.net

*

hãy nói cho em biết

đặng lệ khánh

Thời giờ có đủ không anh
Để sống lại từ đầu
Còn đủ ngày tháng không anh
Để sống cho ngày sau 

Ta có còn đủ thời gian
Để đừng hỏi
mình quen nhau từ bao giờ
Ta đang có một khung trời
xanh cho mình ngẩn ngơ 

Em đang cắt những dây trói
Em ghét mũ nón buộc ràng
Em muốn cởi đôi giày vướng víu
Em sẽ đi chân trần thênh thang 

Anh đừng quay đầu nhìn lại
Anh sẽ hoá đá
Sẽ nát tan
Em sẽ không còn ai để hỏi
Ta còn được bao nhiêu thời gian
Còn được bao nhiêu lửa
Trong trái tim đã mòn

Ta sẽ sống như chưa hề được sống
Sẽ tận cùng như không tận cùng hơn
Những dấu hỏi sẽ là lời giải đáp
Chỉ có ta,
Anh và Em,
Và những tháng năm buồn

Đặng Lệ Khánh

Note: To TV.
Happy Valentine’ Day
*

On Valentine’s Day

Gởi em bài thơ Giáng Sinh
Làm cho một người quen

Giáng Sinh có hai màu
xanh và đỏ
Và cây thông,
và quà cáp
Và ngọn lửa trong lò sưởi

Anh giữ lại màu xanh
Chỉ gởi em màu đỏ

Thông đã tàn
Đèn đã tắt
dư hương còn nguyên đó
Anh gởi em

Lò sưởi đã đóng
Nhưng lửa vẫn còn
Đủ thắp ngọn nến hồng
Cắm lên chiếc bánh hình quả tim
Nho nhỏ
Màu đỏ
Anh gởi em

Happy Valentine’s Day
To You
K

Re: Irises

Anh T. có chắc ở đây nói đến Cầu Vồng không ?
Iris là hoa iris, bán đầy dẫy ở đây (VN không thấy), có đủ màu sắc rất đẹp, hơi giống hoa glayeuls nhưng mềm mại hơn, cánh mỏng manh hơn, và nhụy cũng như vài cánh hoa có vân giống như lông . K thấy hay bán trong chợ nhất là loại hoa màu tím sẫm , bó chung với các loại khác như cúc daisies … để cắm trong bình .
Tongue ở đây là một phần của cánh hoa thường nằm dưới như chiếc lưỡi thè ra vậy .
Buổi tối, làm sao mà thấy cầu vồng ? Hơn nữa, at the edge of the rain là ở nơi mà mưa không rơi đến, ở bên lề một cơn mưa .

Tks. Sẽ coi lại, và sửa sau. NQT

Anh Tru oi,
K da tranh dich tho, vi dich tho kho lam . Anh Son dich tho J.P. vi tho ong ay gian di, khong the hieu sai y duoc . Con nhung nha tho khac, nhat la nhung nha tho tri thuc, y tuong cu cao xa voi voi thi van cua ho cung ... rac roi lam , dich sai cung ky` . Anh goi tho cua anh cho a2a di , tho anh cung hay vay .
K

Tks. Re: tho cua toi.
Nhưng không thể không dịch, dù dịch sai. (1)
Tho J.P,
truoc 1975 bao Van dich, cung bi che la dich sai, dung cai bai TTS dich do!
NQT


(1)

Tôi xin kết luận những triển luận này về những người biệt xứ bằng việc trích dẫn Marina Tsvetaieva, nữ thi sĩ Nga có một số phận bi thảm, Tị nạn ở Pháp, ngày 6/7/1926, bà đã viết cho Rainer Maria Rilke: “Goethe đã nói ở đâu đó rằng người ta không thể thực hiện được cái gì lớn lao bằng tiếng nước ngoài – điều đó, bao giờ tôi cũng thấy có vẻ sai. […] Làm thơ đã là dịch rồi, từ tiếng mẹ đẻ sang một thứ tiếng khác, bất kể đó là tiếng Pháp hay tiếng Đức. Không một ngôn ngữ nào là tiếng mẹ đẻ. Viết thơ là viết dựa theo một cái gì đó. Vì thế tôi không hiểu tại sao người ta lại nói nhà thơ Pháp hay nhà thơ Nga, vân vân... Một nhà thơ có thể viết bằng tiêng Pháp, anh ta không thể là một nhà thơ Pháp. Thật lố bịch. […] Người ta trở thành thi sĩ (nếu như người ta có thể trở thành thi sĩ, nếu như người ta không phải ai nấy đã là thi sĩ từ trước !) không phải để là Pháp, Nga, vân vân…, mà để là tất cả. Hoặc nữa: người ta là thi sĩ vì người ta không phải là Pháp. Quốc tịch là thải loại và kết nhập. Orphée làm nổ tung quốc tịch hay mở rộng nó đến độ tất cả (hiện tại và quá khứ) đều được bao gồm trong đó.”

Linda Lê

I lost two homelands, but I sought a third: a space for the imagination, a domain that held room for artistic needs that were still not entirely clear to me. I lost a real city, but I sought a city of the imagination. I picked poetry as my province relatively late, later than many others do
Adam Zagalewski: Another Beauty
[Tôi mất hai quê nhà, nhưng tôi kiếm quê nhà thứ ba: một không gian cho sự tưởng tượng, một miền cư ngụ của những nhu cầu nghệ thuật chưa hoàn toàn rõ ràng đối với tôi. Tôi mất một thành phố thật nhưng tôi kiếm một thành phố của sự tưởng tượng. Tôi lượm lên thi ca khá muộn, so với những người khác, và coi đây là quê nội của mình.] 

All writing is a species of remembering
Mọi cái viết thì đều là một thứ chủng loại của hồi nhớ

ADAM ZAGAJEWSKI

ENCOUNTER

We were riding through frozen fields in a wagon at dawn.
A red wing rose in the darkness. 

And suddenly a hare ran across the road.
One of us pointed to it with his hand. 

That was long ago. Today neither of them is alive,
Not the hare, nor the man who made the gesture. 

O my love, where are they, where are they going-
The flash of a hand, streak of movement, rustle of pebbles.
I ask not out of sorrow, but in wonder.

Wilno, 1936

Czeslaw Milosz: Selected Poems 1931-2004

Gặp gỡ

Chúng tôi đi qua những cánh đồng băng giá trong một chiếc xe ngựa vào lúc rạng đông.
Một cánh đỏ dâng lên trong đêm tối .

Bỗng chợt, một con thỏ rừng băng qua đường.
Một người trong đám chúng tôi giơ tay chỉ

Chuyện đó lâu lắm rồi. Bây giờ chẳng còn ai trong số họ còn sống,
Con thỏ rừng, không, mà cái người giơ tay chỉ, cũng không.

Ôi tình yêu của tôi ơi, họ đâu cả rồi, họ đi đâu tất cả rồi -
Cái nhoáng một cái của cánh tay đưa lên, cái giật 1 cái của chuyển động, cái tiếng rì rào của những viên sỏi.
Tôi hỏi, không phải là do buồn rầu, mà do ngạc nhiên, hoặc ngỡ ngàng.

Note: Bài thơ trên, liệu có thể xếp vào mục, thơ dành cho Valentine?
Có thể lắm chứ!
 
GNV nghĩ đến mấy từ “O my love”, của Milosz, và, chỉ đến khi được đọc bài thơ này, thì mới ngộ ra được câu thơ của TMT:


Giọt mưa trời khóc ngàn năm trước
Sao còn ướt trên lưng bàn tay.

Giọt Mưa Trời Khóc

Từ "sao", của TMT, và từ "wonder", của Milosz, tương tự, nhưng ở Milosz, có nhiều người, có con thỏ rừng; ở TMT, là "thời gian được sắp xếp lại thành bài thơ", theo ý Brodsky [... that any poem is reorganized time]: cái thiên thu gặp cái hiện tại.

Giống, mà, cũng không giống.



The Lovers

In the woods one fair Sunday,
When we were children,
We came upon a couple lying on the ground.
Hand in hand, ourselves afraid
Of losing our way, we saw
What we first thought was a patch of snow,
The two clutching each other naked
On the bare ground, the wind
Swaying the branches over them
As we stole by, never to find out
Who they were, never to mention it afterwards
To each other, or to anyone else.

Charles Simic: Master of Disguises

Tình nhân

Trong khu rừng, một Chủ Nhật đẹp trời,
Khi chúng tôi còn là hai đứa con nít,
Hai đứa chợt bắt gặp một cặp nằm trên mặt đất.
Hai đứa chúng tôi, tay trong tay, sợ bị lạc,
Chúng tôi thấy cái gì gì, thoạt đầu lại nghĩ là một mảng tuyết.
Hai thân hình ôm dịt lấy nhau, trần truồng cả hai.
Trên mặt đất trần.
Gió đùa những cánh lá phủ lên họ.
Và khi hai đứa chúng tôi tuồn qua,
Chẳng hề biết,
Họ là ai,
Chẳng bao giờ nói chuyện này, sau đó,
Giữa hai đứa mí nhau,
Hay bất cứ một ai.

*

Tôi xa người như xa cơn mưa
Tóc tôi còn ướt đến bây giờ
Nhớ tôi người có châm điếu thuốc
Nhớ tôi người có đi trong mưa

Tuyệt!
Đọc bài trên, thì phải bù bằng bài này.

 

MUSIC HEARD

Music heard with you
was more than music
and the blood that flowed through our arteries
was more than blood
and the joy we felt
was genuine
and if there is anyone to thank,
I thank him now,
before it grows too late
and too quiet.

Adam Zagajewski
[From Eternal Enemies]

NGHE NHẠC

Âm nhạc nghe với anh thì còn hơn cả âm nhạc
và máu chảy ở trong tim
thì còn hơn cả máu
và niềm vui mà chúng ta bỏ lại
thì đúng thứ con nai vàng
và nếu có ai để mà cám ơn
tôi cám ơn người ấy - thường hay vuốt tóc tôi – vào lúc này
trước khi quá muộn
và quá im ắng
*

Tôi xa người nắng buồn trên vai
Môi tôi mùi thuốc còn thơm hơi
Người xa tôi một dòng sông trắng
Dẫy núi bên kia có ngậm ngùi 

Tôi xa người hàng cây bâng khuâng
Nước dâng chiều xuống nhớ muôn trùng
Người xa tôi có ra đứng ngóng
Một cánh chim bay ở cuối rừng 

Tôi xa người như xa cơn mưa
Tóc tôi còn ướt tới bây giờ
Nhớ tôi người có châm điếu thuốc
Nhớ tôi người có đi trong mưa.

Người xa tôi gió cũng lặng thinh
Tôi rung nỗi nhớ ở quanh mình
Người như suối chảy qua rừng vắng
Cả một dòng sông đứng lại chờ

9/93 

Câu thơ "Nhớ tôi người có đi trong mưa" làm nhớ cái cảnh GNV bỏ cái quán hẹn, khi BHD đến trễ, chờ đúng 5 phút không thấy là bỏ đi, “hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”!
Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.

Câu thơ ‘Nhớ tôi người có châm điếu thuốc’, thì lại làm bật ra bài thơ sau đây :

Buồn như cái hộp quẹt ở trong nhà,
Khi ai cũng bỏ hút thuốc lá! 

Hai câu sau đây, mà chẳng “ướt” sao?

Buồn như cục xà bông
Khi BHD bước ra khỏi cái bồn tắm! 

Sad as a Ship in a Bottle 

Sad as a matchbox in a house
Where they've stopped smoking.
Sad as a soap of a movie queen
After she steps out of the shower.
Sad as the love pill
In a pocket of a dead man.
Happy as a mouse in a rocking chair.
Happy as a pair of dentures ...
No, wait a minute! Something's wrong here!
Sad as a maybug in June.
Sad as a hotdog-eating champion
Having dinner in a fish restaurant.

Charles Simic: Master in Disguises 

Buồn như 1 con tầu nằm trong 1 cái chai
[GNV thích, cảnh ngược lại!]

Buồn như cái hộp diêm quẹt ở trong nhà
Khi ai cũng bỏ hút thuốc lá
Buồn như cục xà bông của nữ hoàng điện ảnh
Khi nàng bước ra khỏi cái vòi hoa sen
Buồn như viên Viagra
Trong túi 1 thằng cha đã ngỏm
Vui như chú chuột
Trên cái ghế lắc la lắc lư
Vui như cặp răng giả....
Ấy chết, xin lỗi, có gì lộn ở đây !
Buồn như con bọ ăn lá cây
Vào 1 ngày tháng Sáu
Buồn như anh chàng vô địch ăn hotdog
Một bữa ăn tối tại cửa hàng chuyên phục vụ món cá
*

Nguyễn Thị Hoàng
1938 -

Vết Thương Cuối Cùng

một đêm kia trái tim tôi ngừng đập
máu thôi hồng và tóc sẽ thôi đen
sẽ khô cạn hết đôi hồ nước mắt
thôi còn ai âu yếm gọi tên em 

đừng xua đuổi tôi đã nguyền trốn tránh
chân thôi đi và miệng sẽ thôi cười
thôi cô độc bởi không còn kiêu hãnh
nỗi ê chề đau đớn của riêng tôi

ở trên đó sao sương mờ mịt lắm
hồn tôi bay quanh quĩ đạo mặt trời
xin vũ trụ chút hương nồng lửa ấm
kẻo khi xưa quen lạnh lẽo trên đời

người ta sẽ cười vui và tiếp tục
trong thiên đường và địa ngục trần gian
đôi mắt ấy chưa một lần biết khóc
bởi đôi tay chưa hứng lấy điêu tàn

em từ giã và mang theo hờn tủi
suốt một đời như bóng núi chơ vơ
anh dù đến dù đi, em mòn mỏi
suốt một đời hấp hối nỗi bơ vơ

em sẽ nói với vì sao thứ nhất
gọi giùm tên một kẻ dưới xa kia
viên ngọc quí đã tan tành nước mắt
bởi yêu người tôi chọn kiếp điên mê

( Tập san VĂN )

Nguồn Gió O

Bài thơ này, không thấy đề tác giả làm năm nào, tạp chí Văn khi ra hải ngoại, hay trước 1975, tại Miền Nam.
GNV thích nhất câu:

Thôi cô độc bởi không còn kiêu hãnh.

Cái tít "Vết thương cuối cùng", thì chắc là để nhắc tới vết thương đầu tiên, “vết thương dậy thì”, "em lên anh nhé”, "mưa không ướt đất"…. của 1 thời xa xưa...

-Nằm yên…!
Trần Thị NgH.

-Em đã biết tay anh chưa?
TTT


Hoặc là Thượng Đế thần thông, và, đếch ra cái chó gì, nhìn từ cái thế giới mà ông ta tạo ra.
Đúng là 1 Lão Tặc Thiên!
Hoặc là Thượng Đế thì OK, và thế giới bị tuột ra khỏi tay của ông ta, và nếu như thế, ông ta đâu có thần thông chó gì!
Trường phái Epicurus
[Czeslaw Milosz trích dẫn]

Liệu tôi có thể nói với họ: làm đếch gì có Địa Ngục,
một khi mà họ học được từ trái đất, Địa Ngục là cái đó đó?

You who were born this night
To tear us from the Devil’s might

- TRADITIONAL POLISH CAROL

Đấng sinh ra đêm nay
Để kéo chúng ta ra khỏi quyền năng của Quỉ
Đồng dao Ba Lan
[Czeslaw Milosz trích dẫn]

Whoever considers as normal the order of things in which the strong triumph, and the weak fail, and life ends with death, accepts the devil's rule

Kẻ nào coi ‘cái xứ mình nó thế’- tức, coi bình thường, cái trật tự sự vật theo đó kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì thua, và đời thì chấm dứt bằng cái chết - kẻ đó chấp nhận luật của Quỉ.

Czeslaw Milosz


A Few Memories

Shu Ting

A wine cup knocked over
Stone paths float in moonlight
On green grass, pressed down
A lost red mountain flower

Eucalyptus trees turn
Crowded stars kaleidoscope
By the rusty iron anchor
Eyes reflect a dizzy sky

A book raised to block off candlelight
Fingers held gently between lips
In thin crisp silence
Dreams are half-awake

Translated by Luo Hui, with Zheng Danyi and Martin Alexander

Vài kỷ niệm

Ly rượu đổ
Lối sỏi bập bềnh dưới ánh trăng
Trên cỏ xanh, bông hoa núi mầu đỏ đánh mất,
bị nghiền nát

Rừng bạch đàn biến
sao trời chen chúc
thành kính vạn hoa
Bên chiếc neo sắt rỉ
Mắt phản chiếu bầu trời loạng quạng

Cuốn sách nâng lên che ánh nến
Ngón tay nhẹ hờ trên môi
Trong nỗi lặng ròn, mỏng
Mộng chập chờn

*

One Generation

Gu Cheng 

Black night gave me black eyes
But I use them to search for brightness

Translated by Luo Hui

Một thế hệ

Đêm đen cho tôi mắt đen
Tôi dùng chúng để tìm ánh sáng

ASIA LITERARY REVIEW, Winter 2010
*

LEOPOLD STAFF 1878-1957

This poem was written immediately after World War II. in Poland, among the ruins, of which those in the figurative sense were even more oppressive than the physical ones. There was literally nothing. How could a poet react to that situation ? What was left was to do what a child does, who when trying to draw a house often starts with the smoke from the chimney, then draws a chimney, and then the rest. So this is a poem of naked faith. 

FOUNDATIONS 

I built on the sand
And it tumbled down,
I built on a rock
And it tumbled down.
Now when I build, I shall begin
With the smoke from the chimney.

Translated from the Polish by Czeslaw Milosz

Bài thơ này được viết liền tù tì sau Đệ Nhị Chiến, ở Ba Lan, giữa những điêu tàn, từ đó bật ra điều này: cái cảm quan mang tính biểu tượng lại tỏ ra hung hăng hơn, so với cảm quan vật chất.
Chẳng còn gì hết, đúng là như thế, cái lai quần của Chị Út Tịch cũng chẳng còn!

Nhà thơ phản ứng ra sao trước tình cảnh đó?
Cái còn lại để làm là cái mà đứa bé làm: nó vẽ 1 căn nhà, và thường bắt đầu bằng tí khói bay ra từ ống khói, rồi tới ống khói, và sau đó, tiếp tục phần còn lại.
Như vậy, bài thơ là 1 niềm tin trần trụi.

Có thể Bác H. đã hình dung ra căn nhà này, khi sắp đi xa, và di chúc lại cho dân Mít: Thắng trận giặc này, Mít ta sẽ cây nhà Mít to bằng trăm ngàn lần nhà cũ!
Bằng khói!
Khói gì?
Khói thuốc!

Lâu rồi, GNV đọc 1 cái phóng sự về dân ghiền ở trong nước, tay ký giả cho biết, bài hát, đúng hơn, câu hát mà họ cực mê là "một làn khói trắng ru đời vào quên lãng…".

Lần đầu tiên Gấu nghe bản nhạc này, “Bài không tên số 7”, là ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa.
Khi đọc bài phóng sự, Gấu mới thấm: Cú độc của VC, sử dụng ma túy đánh Mỹ Ngụy, bây giờ mới cho thấy hậu quả của nó [cái gì gì, second-hand effect, gậy ông đập lưng ông?]
Một trong những lý do Mẽo rút khỏi Miền Nam, là GI lậm nặng ma túy.


Xây Nhà

Tôi xây nhà trên cát
Sụp
Tôi xây nhà trên cục đá
Sụp
Thế là bây giờ, bắt đầu từ đầu,
tôi sẽ xây nhà bằng tí khói từ ống khói

Hoặc là Thượng Đế thần thông, và, đếch ra cái chó gì, nhìn từ cái thế giới mà ông ta tạo ra.
Đúng là 1 Lão Tặc Thiên!
Hoặc là Thượng Đế thì OK, và thế giới bị tuột ra khỏi tay của ông ta, và nếu như thế, ông ta đâu có thần thông chó gì!
Trường phái Epicurus
[Czeslaw Milosz trích dẫn]

Liệu tôi có thể nói với họ: làm đếch gì có Địa Ngục,
một khi mà họ học được từ trái đất, Địa Ngục là cái đó đó?

You who were born this night
To tear us from the Devil’s might

- TRADITIONAL POLISH CAROL

Đấng sinh ra đêm nay
Để kéo chúng ta ra khỏi quyền năng của Quỉ
Đồng dao Ba Lan
[Czeslaw Milosz trích dẫn]

Whoever considers as normal the order of things in which the strong triumph, and the weak fail, and life ends with death, accepts the devil's rule

Kẻ nào coi ‘cái xứ mình nó thế’, tức, coi trật tự sự vật, theo đó, kẻ mạnh thì thắng, kẻ yếu thì thua, và đời thì chấm dứt bằng cái chết, kẻ đó chấp nhận luật của Quỉ.
Czeslaw Milosz

*

Poetry
Liu Xiabo

Wait for Me with Dust

for my wife, who waits every day

Nothing remains in your name, nothing
but to wait for me, together with the dust of our home
those layers
amassed, overflowing, in every corner
you're unwilling to pull apart the curtains
and let the light disturb their stillness

over the bookshelf, the handwritten label is covered in dust
on the carpet the pattern inhales the dust
when you are writing a letter to me
and love that the nib's tipped with dust
my eyes are stabbed with pain
you sit there all day long not daring to move
for fear that your footsteps will trample the dust you try to control your breathing
using silence to write a story.
At times like this
the suffocating dust
offers the only loyalty

your vision, breath and time
permeate the dust
in the depth of your soul
the tomb inch by inch is
piled up from the feet
reaching the chest reaching the throat

you know that the tomb
is your best resting place waiting for me there
with no source of fear or alarm
this is why you prefer dust
in the dark, in calm suffocation
waiting, waiting for me
you wait for me with dust
refusing the sunlight and movement of air
just let the dust bury you altogether
just let yourself fall asleep in the dust
until I return
and you come awake
wiping the dust from your skin and your soul. 

What a miracle - back from the dead.

ASIA LITERARY REVIEW WINTER 2010

Đợi Tôi với Bụi

Gửi vợ tôi, người mà ngày nào cũng đợi tôi

Chẳng còn gì trong tên em, chẳng còn gì,
ngoài chuyện đợi anh, cùng với bụi trong căn nhà của chúng ta
những lớp bụi
vun thành đống, chồng chất lên nhau, ở mọi xó xỉnh,
em cũng đâu có muốn mở toang mấy bức màn
để ánh sáng ùa vô, làm phiền sự bất động của chúng

trên những giá sách, mẩu giấy nhãn viết tay bụi phủ đầy
trên chiếc thảm
những hoa văn hít đầy bụi
khi em viết thư cho anh
và tình yêu
với ngòi bút chấm bụi
mắt anh xót như bị dao đâm
em ngồi đó suốt ngày không dám di động
sợ bước chân của em chà đạp bụi em cố gắng kìm nhịp thở của em
viện tới sự im lặng để viết một câu chuyện.
Vào những lúc như thế
bụi nghẹt thở
dâng hiến sự trung thành độc nhất

tầm nhìn của em, hơi thở và thời gian
tẩm đẫm bụi
ở tận thâm sâu của tâm hồn em,
nấm mồ từng chút từng chút
cao dần, từ chân
lân tới ngực, tới cổ họng

em biết nấm mồ
là nơi yên nghỉ tốt nhất của em
trong khi chờ đợi anh ở đó,
chẳng còn nguồn cơn của sự sợ hãi, hay báo động
đó là lý do tại sao em thích bụi
trong bóng tối, trong sự nghẹt thở im ắng
đợi, đợi anh
em đợi anh với bụi
từ chối ánh mặt trời và sự chuyển động của không khí
cứ mặc kệ bụi chôn em cùng tất cả
cứ mặc cho mình thiếp đi trong bụi
cho đến khi anh trở về
và em thức dậy
rũ bụi trên da và tâm hồn.

Phép lạ, phép lạ - trở về từ cõi chết.
Bài thơ trên, bản tiếng Anh, xuất hiện lần thứ nhất, trên Asia Literary Review, số Mùa Đông 2010.