*





















 
 

*

Trong số báo ML đã dẫn, 10 giọng nói lớn của văn chương ngoài nước Tẩy, riêng Coetzee có tới 4 bài viết. Và đều rất bổ ích cho xứ Mít. Nên nhớ, tác phẩm đầu tay của ông, đề tài Mít. Và có 1 cái gì đó rất ư là… Mít, khi đọc ông, gợi ra, và làm nhớ tới Kafka, thí dụ, sự tủi hổ, như 1 con chó, con bọ VC, Cái Ác Bắc Kít….
Và tất nhiên, Ô Nhục.

Ô Nhục, Disgrace

David Lurie, 52 tuổi, hai lần ly dị, giáo sư văn chương ở đại học Cap, sống thoải mái giữa những cours dậy học và những lần ghé thăm hàng tuần một “escort girl”. Nhưng mối liên hệ phù du với 1 em sinh viên đã phá vỡ sự êm ả thoải mái này. Bị buộc tội quấy nhiễu tình dục, ông mất sở làm, và phải lưu vong, về sống với cô con gái Lucy, tại một trang trại, và nơi này cũng chẳng an toàn gì so với thành phố.
Chuyện tồi tệ đã xẩy ra. Một bữa ba thanh niên da đen xuất hiện, tấn công David, làm thịt mấy con chó, và bề hội đồng cô con gái.

Làm thế nào sống dưới một xứ Nam Phi mới, dưới chế độ apartheid?

[Xém 1 tí là GCC viết lộn thành… VC! Mít chúng ta cứ thử hình dung, Lucy, là cái em gì gì đó, trong Cánh Đồng Bất Tận, hay quá hơn nữa, cả xứ Nam Kít, bị đám Bắc Kít bề hội đồng!]

Cô con gái Lucy có câu trả lời: “Như 1 con chó”. Và chối từ tất cả.
Người bố rút ra 1 bài học cay đắng khiến ông nhìn lại tất cả những suy nghĩ, và hơn thế nữa, tìm cách thay đổi đời mình.
Một cuốn tiểu thuyết hiện thực lớn, thấm đẫm Kafka, và Dostoievski, đưa ông tới Nobel.

Jean-Paul Engélibert.

Khi trong nước dịch Ô Nhục, thích quá, GCC bèn gửi liền bài điểm của Rushdie, cho e Văn, khi đó còn do băng đảng của Trần Tiễn Cao Đăng trông coi

Salman Rushdie đọc Ô Nhục, Disgrace. (1)
 Tháng Năm, 2000: J.M. Coetzee
 [Nhân trong nước dịch Disgrace]

Đôi khi, tác phẩm văn chương làm người đọc có được một sự hiểu biết rõ ràng, sâu sắc hơn về những sự kiện được trình bầy trên mặt báo, trên màn hình TV, qua đó, thứ ánh sáng nửa vời của báo chí chẳng thể nào làm sáng lên được những sự thực vốn đã mờ mờ ảo ảo. Tác phẩm Đường Tới Ấn Độ [Passage to India] của nhà văn E.M. Forster đã dậy cho chúng ta, rằng, những cuộc cãi cọ lớn lao về lịch sử khiến những con người cá nhân không có được một sự bình an riêng tư. Lịch sử ngăn cấm tình bạn giữa ông người Anh Fielding, và ông bác sĩ người Ấn Aziz. “Chưa được đâu, chưa được đâu”, ông bác sĩ ngần ngại, xen lẫn hoài nghi. Chưa được đâu, một khi mà sự bất công lớn lao của chủ nghĩa đế quốc còn cản lối giữa hai chúng ta. Chưa được đâu, đợi khi nào Ấn độ được tự do, nhé!
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều nhà thơ, tiểu thuyết gia Đức cảm thấy, do chủ nghĩa Nazi, ngôn ngữ của họ chỉ còn là một mớ gạch ngói vụn nát, chẳng khác chi những thành phố hoang tàn vì bom đạn [của Đồng minh] của họ. “Văn học gạch vụn” mà họ sáng tạo ra đó, là để tìm cách xây dựng lại, từng viên gạch một, từng mảnh vụn một, cái gọi là một cách viết Đức.
Bây giờ, vào thời “hậu sự” của Đế quốc đang diễn ra tại một trang trại do người da trắng làm chủ ở Zimbabwe, trong khi Kenya và Nam Phi lo lắng theo dõi, cuốn tiểu thuyết Ô Nhục, được nhiều người ca ngợi, của J.M. Coetzee, là  tác-phẩm-xác-định-thời-đại khác nữa, nó giống như một thứ thấu kính, qua đó, chúng ta có thể nhìn rõ hơn nhiều, những gì trước đó còn tối tăm, u ám.
Ô Nhục là câu chuyện của David Lurie, một giáo sư da trắng bị mất việc sau khi một nữ sinh viên tố cáo ông quấy nhiễu tình dục cô ta. [Của đáng tội], với cô này, ông chỉ có được một chuỗi những lần ăn nằm mà chẳng hứng thú gì. Lurie sau đó đến ở cùng với cô con gái Lucy, tại một trang trại nhỏ, tại đây, hai cha con đã bị một nhóm người da đen tấn công. Hậu quả của vụ tấn công này gây chấn động khủng khiếp ở nơi ông giáo sư, làm cho cái nhìn của ông về thế giới trở nên đen ngòm.
Có một cái gì đó, ở trong Ô Nhục, khiến người đọc nhớ lại cái nhìn của nhà văn Forster, về cuộc chiến  đấu dành độc lập của xứ Ấn độ, và nhớ lại thứ văn chương gạch vụn của những nhà văn Đức. Đó là bề ngoài ra vẻ sẵn sàng của cô gái con ông giáo sư, rằng tụi đen kia, chúng mày hãy hiếp tao đi, như một cách sử dụng cái tấm thân đàn bà da trắng của mình, là một nơi cần thiết, cho lịch sử “trả thù” [chắc là theo kiểu “trả thù dân tộc” của đám da vàng mít, là chúng ta!]. Chúng ta nghe thấy tiếng nói, trước đây ngần ngại xen lẫn lo âu, của ông bác sĩ Ấn độ Aziz, chưa được đâu, chưa tới lúc, nhưng lần này, cay cú hơn, chát chúa hơn. Và Lurire kết luận [và như người đọc kết luận, rằng đây cũng là kết luận của nhà văn Coetzee], rằng, tiếng Anh không còn khả năng diễn đạt thực tại của miền đất Nam Phi.
Thứ ngôn ngữ cứng cựa mà Coetzee tìm thấy cho cuốn sách của ông thật đáng khâm phục, và cũng thật dũng cảm, là tầm nhìn của ông. Chẳng nghi ngờ chi, cuốn sách đáp ứng đòi hỏi số một của một cuốn tiểu thuyết: một cách thật quyết liệt, và cũng thật dũng mãnh, nó lấy đi sự không tưởng, và luôn cả ảo tưởng vốn đầy ứ ở trong thế giới tưởng tượng của chúng ta, và một khi làm như thế, nó tăng thêm điều khả thể, giúp chúng ta suy nghĩ. Đọc về Lurie, và Lucy, trong mảnh đất hung hiểm, và thật trơ trọi của họ, chúng ta có thể sẵn sàng hơn trong việc nhận thức hoàn cảnh những chủ trại da trắng ở Zimbabwe, một khi mà lịch sử lên tiếng, hãy trả thù cho ta! Như Lucifer của Byron – mà cả hai, Lurie và Lucy, đều thấy tên của  mình ở trong đó - nhân vật của Coetzee “hành động theo xung động, và nguồn gốc của xung động này thì tối đen đối với anh ta". Có lẽ, anh ta có một “trái tim khùng” và tin tưởng ở điều mà anh ta gọi là “dục quyền”, hay “quyền sướng”. Điều này làm cho anh ta có vẻ đam mê, trong khi sự thực, anh ta lạnh lùng, và gần như ở trong tình trạng của một kẻ mộng du.
 Và chính cái tình cảm lạnh lùng, ‘người dưng’ của anh ta, tẩm thấm vào ngõ ngách của từng câu văn, tạo nên dòng văn xuôi của cuốn tiểu thuyết, chính nó, là vấn đề. “Văn chương gạch vụn” đã không chỉ nạo đến xương đến tuỷ ngôn ngữ, nhưng còn đem đến cho mớ xương tuỷ đó một lớp da thịt mới. Làm sao nó làm được điều thần kỳ như vậy? Có lẽ là bởi vì những người thực tập thứ văn học gạch vụn đó cố nắm víu lấy một niềm tin, và hơn thế nữa, một tình yêu dành cho ngôn ngữ. Và cho cái thứ văn hóa đơm hoa kết trái từ những nấm mồ. Thiếu niềm tin yêu đó, cuộc chuyện trò [the discourse] ở trong Ô Nhục có vẻ như trơ ra, và tất cả thông minh, thông thái của nó không thể nào lấp nổi lỗ hổng này.
Hành động theo xung động mà nguồn gốc của xung này không ai dám tự cho mình là hiểu nổi, biện minh cho việc nhẩy xổ vào người đàn bà chỉ vì quyền sướng, làm như vậy là ném đạo hạnh vào thùng rác, là khiến cho đạo đức và tâm lý của một con người trở thành một lổ hổng toác hoác. Bởi vì, nếu với một nhân vật, anh ta có quyền vỗ ngực nói rằng, tôi không hiểu được những động cơ nào đã xui khiến tôi làm những điều sằng bậy như thế, là một chuyện, nhưng đối với tiểu thuyết gia, là người đẻ ra nhân vật đó, khi ông ta cố tình nhập nhằng [collude: âm mưu, thông đồng], trong cái việc biện minh, là một chuyện khác.
Chẳng ai hiểu ai, trong Ô Nhục. Lurie không hiểu Melanie, người sinh viên mà ông ta quyến rũ. Cô sinh viên cũng không hiểu ông thầy ở trong vòng tay học trò của mình. Vị giáo sư không hiểu Lucy, cô con gái của chính ông ta, còn cô con gái thì cho rằng những hành động và ‘trường hợp” của ông bố vượt quá cô. Ông giáo sư không hiểu mình, lúc thoạt đầu, ông cũng không có được một tí khôn ngoan [wisdom] nào, ở vào cuối cuốn tiểu thuyết.
Những liên hệ liên chủng tộc đuợc dàn dựng cùng ở một mức độ vô tri như vậy. Những người da trắng không hiểu những người da đen, và những người da đen chẳng quan tâm tới chuyện hiểu những người da trắng làm gì cho mệt. Những nhân vật da đen ở trong cuốn tiểu thuyết - anh chàng Petrus, ‘người làm vườn và dog-man’ làm việc cho Lucy, và lẽ dĩ nhiên, đám da đen tấn công họ - chẳng anh chị nào có nổi được cái gọi là tí người, theo nghĩa, chẳng nhân vật nào được phát triển, nẩy nở ra [ở trong cuốn tiểu thuyết, theo đà với câu chuyện] để trở thành những nhân vật có đời sống, có hơi thở. Petrus là tay tới cận nhất với dáng vóc một nhân vật- như là một người da đen ở trong cuốn truyện, nhưng những động cơ của anh thì thật là bí hiểm [enigmatic], và sự có mặt của anh ta ngày càng trở nên đe dọa [menacing] cùng với tiến trình của câu chuyện. Với những người da trắng của cuốn tiểu thuyết, những người da đen thiết yếu, [bắt buộc phải], là một đe dọa [threat]: một đe dọa được biện minh bởi lịch sử. Bởi vì theo như tính cách của lịch sử, da đen luôn luôn bị da trắng hành hạ, áp bức, và từ đó, suy ra một điều, một giả dụ, rằng, đã đến lúc gió đổi chiều, những người da đen sẽ áp bức, hành hạ những người da trắng. Mạng đổi mạng, và nếu như thế, thế giới trở thành mù!
Và rồi nếu như vậy thì, đây chính là cái viễn ảnh mang tính mặc khải được ca ngợi của cuốn tiểu thuyết: một viễn ảnh về một xã hội của những không thể hiểu, không thể cảm thông, xung đột lẫn nhau, và được dẫn dắt [driven] bởi những tuyệt đối [the absolutes] của lịch sử. Hiển nhiên là điều này khá hài hòa – hài hoà trong tính đặc quyền của sự không hài hòa của nó - khiến cho sự mù lòa trên trở thành một tia sáng ẩn dụ.
Khi mà những nhân vật sáng tạo của nhà văn, chúng không có được sự hiểu biết , khi đó, nhà văn phải có trách nhiệm cung cấp cho người đọc cái tia sáng [insight] mà những nhân vật của ông ta không có đó. Nếu nhà văn không làm như vậy, thì tác phẩm của ông ta sẽ không thể nào chiếu rọi lên, và trở thành một phần của bóng đen mà nó miêu tả. Điều này, than ôi, chính là cái yếu kém của Ô Nhục. Sau cùng, nó không ban cho người đọc đầy đủ thứ ánh sáng mới mẻ làm sáng ra tin tức như ở phần đầu bài viết đã nói tới. Nhưng tin tức lại thêm được tí hiểu biết cho chúng ta, về cuốn sách.

Jennifer Tran chuyển ngữ

[Nguyên tác “May 2000: J. M. Coetzee", được in trong phần “Columns”, của cuốn tiểu luận “Step Across This Line: Bước Qua Đường Ranh Này”, collected non-fiction 1992-2002, Modern Library Paperback [một imprint, dấu ấn, của nhà xb Random House].

GCC biết đến Coetzee lần đầu tiên, qua bài viết của ông về Brodsky đăng trên tờ NYRB, sau được in trong tập tiểu luận The Stranger Shores, với cái tít The Essays of Joseph Brodsky [không còn nhớ cái tít trên báo], và bèn chôm 1 ý trong đó - khi Coetzee trích dẫn 1 nét thật đẹp ở nơi cá nhân con người của nhà thơ Nga: từ chối phô vết thương của mình [a refusal to exhibit his wounds was always one of his more admirable traits (“At all costs try to avoid granting yourself the status of the victim”, he advises an audience of students; On Grief, p.144)] – đưa vô 1 bài viết về đám nhà văn hơi tí là khóc mếu của Miền Nam trước 1975, nào là thân phận nhược tiểu da vàng, nào là nỗi bơ vơ của bầy ngựa non [hay hoang, không còn nhớ], nào hãy vực dậy người lính VNCH ra khỏi những vòng gai lịch sử…

Nhưng phải đến khi đọc ông viết về Walter Benjamin, (1) thì mới sướng điên lên được, và 1 phần nào, GCC đã muờng tượng ra viễn ảnh của trang Tin Văn: Làm sao viết lại lịch sử, từ đáy, thay vì từ đỉnh.

Về già, hết cả răng, thì lại nhận ra, cái tác phấm, chỉ gồm toàn trích dẫn, mà suốt đời Benjamin mơ tưởng, thì trang TV cũng đã thực hiện được 1 phần nào!

Thú thực, GCC thích đọc essay của Coetzee hơn là giả tưởng, và đây là do quá mê cách viết của Faulkner, [câu dài, câu nọ lấn lướt câu kia, câu trước chưa chấm dứt thì câu tới đã len vô… ]

*

Note: Mấy bài về Coetzee thật tuyệt. Khởi đầu của dã man của con người, là, khi nó nghĩ nó bảnh hơn loài vật. Ở cuối Vụ Án, Kafka cho K. chết, "như 1 con chó". Tên “Mít” K nhìn hai ông cớm VC [l'accusé regardait "les deux messieurs"] đâm lưỡi dao vô tim, như thể nỗi tủi hổ sẽ sống dai hơn anh ta.
Ngay từ "Những cảnh đời của 1 chú thanh niên", Scènes de la vie d'un jeune garcon, tập đầu của bộ ba có tính tự thuật, Coeztee đã nhận ra, tủi hổ là vấn đề trung tâm, la question centrale, của Nam Phi, và chỉ có chữ viết mới có thể làm cho nó sống động.
Chỉ 1 khi lũ Bắc Kít, lũ VC nằm vùng, cảm thấy xấu hổ, tủi nhục, khi ăn cướp Miền Nam, và đẩy xứ Mít vô tình trạng “đồng chí X”, thì may ra mới hé ra hy vọng.
Hà, hà!
Bài trả lời phỏng vấn của 1/10 tiếng nói lớn của văn chương ngoại [so với Tẩy], Mario Vargas Llosa, một bậc thầy kể chuyện, về cuốn mới nhất của ông, với nhân vật có thực ở ngoài đời, là Casement, cũng tuyệt.  TV sẽ đi mấy đường này, cũng là 1 cách tưởng niệm ông chủ chi địa một thời của GCC, là nhà văn NMG, và “nhân vật” của ông, là Nguyễn Huệ.

*

*

Trong cách viết, trong cái nhìn, của “một vài tên” Bắc Kít di cư 1954, sau chạy thoát ra hải ngoại, về trong nước, có cái sự "tủi hổ" khốn kiếp này.

Ngồi ở Quận Cam, nhấp ngụm Starbuck, và viết, ở Sài Gòn có người chết đói, ngay bên hông chợ Bến Thành!

Hay viết về Cái Đại Ác VC, huỷ bia tưởng niệm thuyền nhân ở những trại tị nạn Đông Nam Á, bằng 1 cái tít, chôm của Ông Số 1, mà Ông Số 2 chịu ơn:

Nguyễn Mộng Giác đã giúp tôi trở về với chuyện thơ và tiếng Việt. Sau khi tập sách in rồi, tôi còn đăng mấy bài khác cũng Nói Chuyện Thơ trên tạp chí Văn Học; đó là những bài tôi thích nhất, nhờ chúng mà tôi có dịp gặp lại, trò chuyện với Thanh Tâm Tuyền để chia nhau những cảm xúc thi ca. Tôi sẽ còn nợ Nguyễn Mộng Giác và Thanh Tâm Tuyền, sẽ phải san nhuận lại để in tập Tìm Thơ Trong Tiếng Nói để tưởng nhớ hai anh lần nữa. (1)

Chính là do không chịu nổi đám này mà TTT bỏ Cali. Ông có nói với GCC qua điện thoại, và tỏ ra rất ân hận, vì cầm hai ngàn đồng tiền nhuận bút tập Thơ Ở Đâu Xa, của tay Trầm Phục Khắc, và, nhờ số tiền đó, mà có chuyến đi.

Tao đâu có biết thơ ở hải ngoại đếch có ai đọc!

V/v sự khôn ngoan của Ông Số 2.
Có lần, GCC được hầu chuyện 1 ông Cựu Chủ Bút, hay Cựu Tổng Biên Tập cái con mẹ gì của tờ Người Vịt. Anh ta cho biết, Bác Tê, sau bao lần chỉnh lý, đảo chánh... ở băng Cờ Lăng, và ở tờ Người Vịt, "bèn" không đứt 1 sợi lông chân, và nay trở thành Thái Thượng Hoàng!

Kể cũng hơi bị lạ, khi hai vì “ơn nhơn” còn sống nhăn răng, không thấy Ông Số 2 “kám ơn”, bi giờ, chắc là tính đi 1 đường tái bản kiệt tác Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, bèn đi 1 đường Pê E [PR], bằng cách "kám ơn" những kẻ không may chết trước Người chăng?
Tởm thật!

GCC chưa từng đọc kiệt tác Tìm Thơ Trong Tiếng Nói của Ông Số 2, nhưng cái tít thì nghe thật quen, vì có nhiều người sử dụng rồi, thí dụ Paroles của Prévert, hay Tiếng Nói Một Người, bài tựa của TTT cho tập thơ của Trần Lê Nguyễn.
Vả chăng, có thứ thơ tự nhiên như lời nói, cái thứ thơ mà Henri Lefebvre, một triết gia Tẩy đã từng nói tới, theo nghĩa, thơ là bề mặt của cuộc sống, bề mặt [lại] theo nghĩa, những thắc mắc, băn khoăn siêu hình, phải nhoi lên đó để mà thở. Ngay từ trước 1975, GCC đã từng viện hình ảnh trên, để viết về 1 đấng nhà thơ nào đó, nay cũng chẳng còn nhớ.

Có ghê gớm chi đâu.

Nếu có, thì là lòng biết ơn trời biển của Ông Số 2 đối với đại ân nhân đã chết rồi của ông ta:

Nguyễn Mộng Giác đã giúp tôi trở về với chuyện thơ và tiếng Việt

Chúng ta cứ giả như đếch có NMG, thì Ông Số 2 thành cái giống gì, mũi lõ hay mũi tẹt, nói cái thứ tiếng gì?

Trong bài The Telling of the Tale, trong tập This Craft of Verse, Jorge Luis Borges cho rằng, người xưa, khi nói tới thi sĩ, thì không phải là 1 người nhả ngọc phun châu, the utterer of those high lyric notes, nhưng còn như là 1 người kể 1 câu chuyện, the teller of a tale. Một câu chuyện mà ở trong đó tất cả những tiếng nói của nhân loại có thể tìm được – không chỉ có tiếng nói trữ tình, the lyric, ước muốn, khao khát, the wistful, buồn rầu, the melancholy, nhưng còn những tiếng nói của can đảm, của hy vọng. Và ông tiếp, ông đang nói về cái thể cổ nhất the oldest form, của thi ca: sử thi, the epic.

Vẫn Borges: Và có lẽ người đầu tiên chúng ta nghĩ tới, thì là Andrew Lang, người đã dịch tuyệt vời Câu chuyện thành Troy, The Tale of Troy. Và ngay ở dòng rất đầu, in the very first line, chúng ta có 1 điều gì như là: “Tell me, muse, of the anger of Achilles”, hay ngắn gọn hơn, một người  giận dữ, đó là đề tài của tôi, “An angry man – that is my subject”, theo cách dịch của Professor Rouse.

Mít chúng ta, cũng có “câu chuyện thành Sài Gòn”, nhưng thiếu 1 sử thi cho cả 1 miền đất. Chúng ta không có sự giận dữ, mà chỉ có những lời chửi rủa, hận thù.

Và tất nhiên, chúng ta có thi sĩ, nhiều lắm, trong có Ông Số 2, thí dụ, quảng cáo cho tập thơ sắp tái bản, bằng cái sự biết ơn hai người ơn đã chết của ông.

Hà, hà!

*

Contrairement aux autres écrivains sud-africains, Coetzee a évité le registre de la dénonciation frontale. Il opte toujours pour un regard oblique, rétif à tout dogmatisme, et un laconisme désarmant, dans la lignée de Kafka. 

John Maxwell Coetzee:
Ni blanc, ni noir
Đếch trắng, đếch đen (1)

Les grands auteurs sud-africains des années 1980 ne se définissaient guère que par rapport à l'apartheid et à sa dénonciation : subtile chez Nadine Gordimer, lyrique chez Andre Brink, plus métaphorique chez Doris Lessing, elle était la matrice de tous leurs écrits. John Maxwell Coetzee est entré un peu plus tard en littérature et a été le premier à se dégager de cette gangue. Les livres de ses débuts (Au coeur de ce pays, En attendant les barbares, Michael K, sa vie, son temps) sont des allégories qui dépassent largement le contexte sud-africain pour mettre en scène l'éternelle et complexe relation entre le maitre et l'esclave. La honte, l'humiliation et la violence, la cruauté des rapports humains font le lit de romans très noirs, souvent étouffants et qui visent plus la quête d'une morale que l'engagement militant. Son seul livre à aborder ouvertement l'apartheid, Disgrace, préfère s'attacher à l'Afrique du Sud d'après et offre une vision extrêmement iconoclaste des traces qu'il a laissées, scindant en deux un pays où les Noirs brulent de revanche et où les Blancs sont rongés de culpabilité.

(1) GCC tính dịch, "Đếch Bắc Kít, đếch Nam Kít", như Gấu Cái nhận xét, khi đọc văn của thằng chả!
Hà, hà!

Nhưng bài này, quả có vấn nạn này, mà nguồn của nó, là... Kafka, dans la lignée de Kafka!
Ba bài viết về Coetzee trong số báo này, đều cần dịch hết!
*

Ngược hẳn những nhà văn Nam Phi khác, Coetzee tránh trực diện tố cáo chế độ. Ông luôn chọn cái nhìn nghiêng, cưỡng lại giáo điều, độc đoán, một cách diễn đạt ngắn gọn, buông xuôi, theo dòng của Kafka.

Những tác giả lớn Nam Phi của thập niên 1980, họ định nghĩa họ so với chủ nghĩa apartheid, và, bằng cách tố cáo nó: Thật tế nhị, tinh tế với Nadine Gordimer, trữ tình với André Brink, nhiều ẩn dụ với Doris Lessing, nó, chủ nghĩa apartheid, là cái ma trận của tất cả những gì họ viết.
Coetzee đến muộn so với họ, và là người đầu tiên tách ra khỏi cái vỏ bọc đó. Những cuốn đầu tay của ông, (Ở trái tim của xứ sở, Trong khi chờ bọn rợ, Michael K, đời và thời của xừ lủy) đều là những ẩn dụ, vượt quá cái nội dung Nam Phi, để vươn tới một khung cảnh muôn đời, vĩnh viễn, và đa dạng, về liên hệ chủ nô. Sự tủi hổ, nhục nhã, bạo lực, sự độc ác của những tương quan giữa con người làm thành cái nền của những cuốn tiểu thuyết cực đen tối, luôn luôn tức nghẹn, và nhắm tới, quá một sự tìm kiếm đạo đức, quá luôn cả 1 sự dấn thân có tính chiến đấu.
Cuốn sách độc nhất của ông đề cập trực tiếp tới apartheid, Ô Nhục, thì lại là về 1 thời kỳ sau 30 Tháng Tư [hà, hà!], đúng hơn, một Nam Phi sau đó, và đưa ra 1 viễn ảnh đếch giống ai, về những dấu vết mà nó để lại, cứa Nam Phi ra làm hai, một bên là lũ Ngụy [da đen], sôi sục trả thù, và một bên, lũ Bắc Kít [da trắng], day dứt vì mặc cảm phạm tội.

Bắc Kít mà "day dứt phạm tội" ư?
Làm đếch gì có thứ Bắc Kít hảo hạng này!

Chỉ nội khúc trên thôi, đủ cho thấy, cái thứ văn chương “lề trái”, hung hăng con bọ xít còn hơn cả “lề phải”, tất nhiên, của những đấng như Nguyễn Vịt, thí dụ, cần phải vứt lẹ vô thùng rác!

Chưa kể mấy đấng "ngây thơ cụ", cứ tưởng bở, cặm cụi, hì hục, ngày này qua tháng khác, đổ rác lên Hậu Vệ, lên Da Mùi, thế là thành nhà văn, nhà thơ!

Thơ là để trao cho thi sĩ. Borges phán

Hồn Đông Phương thất lạc buồn Tây Phương
TKA

Chỉ 1 câu thơ đó thôi, đủ nói lên hết nỗi buồn "viễn xứ, lưu vong, trăng đất khách..."  của người đẹp Mít ở nơi quê người! (1)

Có khi bạn chỉ cần làm một nửa câu thơ thôi:

Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin.


*

Chủ nghĩa bi quan cho chỉ một nghĩa cả, Le scepticisme pour une seule cause. Bài viết về Coetzee, trên tờ ML được trích dẫn, cũng thật là thần sầu. Và đây cũng là 1 "thí dụ", một mẫu mực đúng hơn, đám nhà văn Mít tự coi mình thuộc "lề trái" nên đọc, và làm theo, bởi vì, 1 cách nào đó, nó liên quan đến, không chỉ đạo hạnh, mà còn một vấn nạn nhức nhối, làm thế nào chống chế độ, nếu bản thân bạn chẳng có cái chó gì để mà viết ra, chẳng cho 1 chút gì gọi là tu tập; chẳng tu thân, thì làm sao tề gia, nói chi bình VC!
Jean-Paul Engélibert viết về Coetzee: Nếu tác giả chẳng hề thoả hiệp với apartheid, ông cũng chẳng hề lên tiếng tố cáo nó, một cách công khai, hay ghi tên mình vào danh sách “bô xịt”: Cái gọi là tự chủ văn chương, theo ông, là 1 đề kháng nội tại.