Salman Rushdie đọc Ô Nhục,
Disgrace.
Tháng Năm, 2000:
J.M. Coetzee
[Nhân trong nước dịch
Disgrace]
Đôi khi, tác phẩm văn chương
làm người đọc có được một sự hiểu biết rõ ràng, sâu sắc hơn về những sự
kiện
được trình bầy trên mặt báo, trên màn hình TV, qua đó, thứ ánh sáng nửa
vời của
báo chí chẳng thể nào làm sáng lên được những sự thực vốn đã mờ mờ ảo
ảo. Tác
phẩm Đường Tới Ấn Độ [Passage to India] của nhà văn E.M.
Forster đã
dậy cho chúng ta, rằng, những cuộc cãi cọ lớn lao về lịch sử khiến
những con
người cá nhân không có được một sự bình an riêng tư. Lịch sử ngăn cấm
tình bạn
giữa ông người Anh Fielding, và ông bác sĩ người Ấn Aziz. “Chưa được
đâu, chưa
được đâu”, ông bác sĩ ngần ngại, xen lẫn hoài nghi. Chưa được đâu, một
khi mà
sự bất công lớn lao của chủ nghĩa đế quốc còn cản lối giữa hai chúng
ta. Chưa
được đâu, đợi khi nào Ấn độ được tự do, nhé!
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, rất nhiều nhà thơ, tiểu
thuyết gia Đức cảm thấy, do chủ nghĩa Nazi, ngôn ngữ của họ chỉ còn là
một mớ
gạch ngói vụn nát, chẳng khác chi những thành phố biến thành hoang tàn
vì bom
đạn [của Đồng minh] của họ. “Văn học gạch vụn” mà họ sáng tạo ra đó, là
để tìm
cách xây dựng lại, từng viên gạch một, từng mảnh vụn một, cái gọi là
một cách
viết Đức.
Bây giờ, vào thời
“hậu sự” của Đế quốc đang
diễn ra tại một trang trại do người da trắng làm chủ ở Zimbabwe, trong
khi
Kenya và Nam Phi lo lắng theo dõi, cuốn tiểu thuyết Ô Nhục, được nhiều
người ca
ngợi, của J.M. Coetzee, là tác-phẩm-xác-định-thời-đại
khác nữa, nó giống như
một thứ thấu kính, qua
đó, chúng ta có thể nhìn rõ hơn nhiều, những gì trước đó còn tối tăm, u
ám.
Ô Nhục là câu
chuyện của David Lurie, một giáo
sư da trắng bị mất việc sau khi một nữ sinh viên tố cáo ông quấy nhiễu
tình dục
cô ta. [Của đáng tội], với cô này, ông chỉ có được một chuỗi những lần
ăn nằm
mà chẳng hứng thú gì. Lurie sau đó đến ở cùng với cô con gái Lucy, tại
một
trang trại nhỏ, tại đây, hai cha con đã bị một nhóm người da đen tấn
công. Hậu
quả của vụ tấn công này gây chấn động khủng khiếp ở nơi ông giáo sư,
làm cho
cái nhìn của ông về thế giới trở nên đen ngòm.
Có một cái gì đó,
ở trong Ô Nhục, khiến người
đọc nhớ lại cái nhìn của nhà văn Forster, về cuộc chiến
đấu dành độc lập của xứ Ấn độ, và nhớ lại thứ
văn chương gạch vụn của những nhà văn Đức. Đó là bề ngoài ra vẻ sẵn
sàng của cô
gái con ông giáo sư, rằng tụi đen kia, chúng mày hãy hiếp tao đi, như
một cách
sử dụng cái tấm thân đàn bà da trắng của mình, là một nơi cần thiết,
cho lịch
sử “trả thù” [chắc là theo kiểu “trả thù dân tộc” của đám da vàng mít,
là chúng
ta!]. Chúng ta nghe thấy tiếng nói, trước đây ngần ngại xen lẫn lo âu,
của ông
bác sĩ Ấn độ Aziz, chưa được đâu, chưa tới lúc, nhưng lần này, cay cú
hơn, chát
chúa hơn. Và Lurire kết luận [và như người đọc kết luận, rằng đây cũng
là kết
luận của nhà văn Coetzee], rằng, tiếng Anh không còn khả năng diễn đạt
thực tại
của miền đất Nam Phi.
Thứ ngôn ngữ cứng cựa mà
Coetzee tìm thấy cho cuốn sách của ông thật đáng khâm phục, và cũng
thật dũng
cảm, là tầm nhìn của ông. Chẳng nghi ngờ chi, cuốn sách đáp ứng đòi hỏi
số một
của một cuốn tiểu thuyết: một cách thật quyết liệt, và cũng thật dũng
mãnh, nó
lấy đi sự không tưởng, và luôn cả ảo tưởng vốn đầy ứ ở trong thế giới
tưởng
tượng của chúng ta, và một khi làm như thế, nó tăng thêm điều khả thể,
giúp
chúng ta suy nghĩ. Đọc về Lurie, và Lucy, trong mảnh đất hung hiểm, và
thật trơ
trọi của họ, chúng ta có thể sẵn sàng hơn trong việc nhận thức hoàn
cảnh những
chủ trại da trắng ở Zimbabwe, một khi mà lịch sử lên tiếng, hãy trả thù
cho ta!
Như Lucifer của Byron – mà cả hai, Lurie và Lucy, đều thấy tên của mình ở trong đó - nhân vật của Coetzee “hành
động theo xung động, và nguồn gốc của xung động này thì tối đen đối với
anh
ta". Có lẽ, anh ta có một “trái tim khùng” và tin tưởng ở điều mà anh
ta
gọi là “dục quyền”, hay “quyền sướng”. Điều này làm cho anh ta có vẻ
đam mê, trong
khi sự thực, anh ta lạnh lùng, và gần như ở trong tình trạng của một kẻ
mộng
du.
Và chính cái tình
cảm lạnh lùng, ‘người dưng’
của anh ta, tẩm thấm vào ngõ ngách của từng câu văn, tạo nên dòng văn
xuôi của
cuốn tiểu thuyết, chính nó, là vấn đề. “Văn chương gạch vụn” đã không
chỉ nạo
đến xương đến tuỷ ngôn ngữ, nhưng còn đem đến cho mớ xương tuỷ đó một
lớp da
thịt mới. Làm sao nó làm được điều thần kỳ như vậy? Có lẽ là bởi vì
những người
thực tập thứ văn học gạch vụn đó cố nắm víu lấy một niềm tin, và hơn
thế nữa,
một tình yêu dành cho ngôn ngữ. Và cho cái thứ văn hóa đơm hoa kết trái
từ
những nấm mồ. Thiếu niềm tin yêu đó, cuộc chuyện trò [the discourse] ở
trong Ô
Nhục có vẻ như trơ ra, và tất cả thông minh, thông thái của nó không
thể nào
lấp nổi lỗ hổng này.
Hành động theo
xung động mà nguồn gốc của xung
này không ai dám tự cho mình là hiểu nổi, biện minh cho việc nhẩy xổ
vào người
đàn bà chỉ vì quyền sướng, làm như vậy là ném đạo hạnh vào thùng rác,
là khiến
cho đạo đức và tâm lý của một con người trở thành một lổ hổng toác
hoác. Bởi
vì, nếu với một nhân vật, anh ta có quyền vỗ ngực nói rằng, tôi không
hiểu được
những động cơ nào đã xui khiến tôi làm những điều sằng bậy như thế, là
một
chuyện, nhưng đối với tiểu thuyết gia, là người đẻ ra nhân vật đó, khi
ông ta
cố tình nhập nhằng [collude: âm mưu, thông đồng], trong cái việc biện
minh, là
một chuyện khác.
Chẳng ai hiểu ai,
trong Ô Nhục. Lurie không
hiểu Melanie, người sinh viên mà ông ta quyến rũ. Cô sinh viên cũng
không hiểu
ông thầy ở trong vòng tay học trò của mình. Vị giáo sư không hiểu Lucy,
cô con
gái của chính ông ta, còn cô con gái thì cho rằng những hành động và
‘trường
hợp” của ông bố vượt quá cô. Ông giáo sư không hiểu mình, lúc thoạt
đầu, ông
cũng không có được một tí khôn ngoan [wisdom] nào, ở vào cuối cuốn tiểu
thuyết.
Những liên hệ liên chủng tộc
đuợc dàn dựng cùng ở một mức độ vô tri như vậy. Những người da trắng
không hiểu
những người da đen, và những người da đen chẳng quan tâm tới chuyện
hiểu những
người da trắng làm gì cho mệt. Những nhân vật da đen ở trong cuốn tiểu
thuyết -
anh chàng Petrus, ‘người làm vườn và dog-man’ làm việc cho Lucy, và lẽ
dĩ
nhiên, đám da đen tấn công họ - chẳng anh chị nào có nổi được cái gọi
là tí
người, theo nghĩa, chẳng nhân vật nào được phát triển, nẩy nở ra [ở
trong cuốn
tiểu thuyết, theo đà với câu chuyện] để trở thành những nhân vật có đời
sống,
có hơi thở. Petrus là tay tới cận nhất với dáng vóc một nhân vật- như
là một
người da đen ở trong cuốn truyện, nhưng những động cơ của anh thì thật
là bí
hiểm [enigmatic], và sự có mặt của anh ta ngày càng trở nên đe dọa
[menacing]
cùng với tiến trình của câu chuyện. Với những người da trắng của cuốn
tiểu
thuyết, những người da đen thiết yếu, [bắt buộc phải], là một đe dọa
[threat]:
một đe dọa được biện minh bởi lịch sử. Bởi vì theo như tính cách của
lịch sử,
da đen luôn luôn bị da trắng hành hạ, áp bức, và từ đó, suy ra một
điều, một
giả dụ, rằng, đã đến lúc gió đổi chiều, những người da đen sẽ áp bức,
hành hạ
những người da trắng. Mạng đổi mạng, và nếu như thế, thế giới trở thành
mù!
Và rồi nếu như vậy thì, đây
chính là cái viễn ảnh mang tính mặc khải được ca ngợi của cuốn tiểu
thuyết: một
viễn ảnh về một xã hội của những không thể hiểu, không thể cảm thông,
xung đột
lẫn nhau, và được dẫn dắt [driven] bởi những tuyệt đối [the absolutes]
của lịch
sử. Hiển nhiên là điều này khá hài hòa – hài hoà trong tính đặc quyền
của sự
không hài hòa của nó - khiến cho sự mù lòa trên trở thành một tia sáng
ẩn dụ.
Khi mà những nhân vật sáng
tạo của nhà văn, chúng không có được sự hiểu biết , khi đó, nhà văn
phải có
trách nhiệm cung cấp cho người đọc cái tia sáng [insight] mà những nhân
vật của
ông ta không có đó. Nếu nhà văn không làm như vậy, thì tác phẩm của ông
ta sẽ
không thể nào chiếu rọi lên, và trở thành một phần của bóng đen mà nó
miêu tả.
Điều này, than ôi, chính là cái yếu kém của Ô Nhục. Sau cùng, nó không
ban cho
người đọc đầy đủ thứ ánh sáng mới mẻ làm sáng ra tin tức như ở phần đầu
bài
viết đã nói tới. Nhưng tin tức lại thêm được tí hiểu biết cho chúng ta,
về cuốn
sách.
Jennifer Tran chuyển ngữ
[Nguyên tác “May 2000: J. M.
Coetzee, được in trong phần “Columns”, của cuốn tiểu luận “Step Across
This
Line: Bước Qua Đường Ranh Này”, collected non-fiction 1992-2002, Modern
Library
Paperback [một imprint, dấu ấn, của nhà xb Random House].
MAY 2000: J.
M. COETZEE
Just
occasionally, a work of literature offers its readers a clearer, deeper
understanding of the opaque events being reported in the press and on
TV, whose
shadowed truths the half-light of journalism fails to illumine. E. M.
Forster's
A Passage to India
taught us that the great public quarrels of history can make
it impossible for individuals to construct a private peace. History
forbids the
friendship between the Englishman Fielding and the Indian doctor Aziz.
"Not yet, not yet," Aziz demurs. Not while imperialism's great
injustice stands between us. Not until India is free.
After World
War II, many German poets and novelists felt that their language had
been
reduced to rubble by Nazism, as thoroughly as the bomb-devastated
cities. The
"rubble literature" they created sought to rebuild German writing
brick by brick.
Now, as the
aftermath of Empire is acted out on the white-owned farmland of
Zimbabwe while
Kenya and South Africa watch with trepidation, J. M. Coetzee's
acclaimed
fiction Disgrace is proposed as another such age-defining work, a lens
through
which we can see more clearly much that was murky before. Disgrace is
the story
of David Lurie, a white professor who loses his job after
sexual-harassment
charges are laid against him by a female student with whom he has had a
joyless
series of sexual encounters. Lurie goes to stay with his daughter Lucy
on her
remote smallholding, where they are violently attacked by a group of
black men.
The consequences of this attack profoundly shake Lurie darkening his
view of
the world.
There is
something in Disgrace that
harks back both to the Forsterian vision of the
Indian struggle for independence and to the Germans' rubble literature.
In
Lucy's apparent readiness to accept her rape as her assailants' way of
working
out on her body the necessary revenges of history, we hear a much
harsher, more
discordant echo of Dr Aziz's not yet." And Lurie believes (like, one
must
conclude, his creator) that the English language is no longer capable
of
expressing the Southern African reality.
The
bone-hard language Coetzee has found for his book has been much
admired, as has
the unflinchingness of his vision. The book un-questionably fulfills
the first
requirement for a great novel: it powerfully creates a dystopia that
adds to
the sum total of the imagined worlds at our disposal and, by doing so,
increases what it is possible for us to think. Reading about Lurie and
Lucy on
their dangerous, isolated patch of land, we can more readily grasp the
condition of those white farmers in Zimbabwe, as history comes calling
for its
revenge. Like the Byronic Lucifer-in whose name both "Lurie" and
"Lucy" can be found - Coetzee's protagonist "acts on impulse,
and the source of his impulses is dark to him." He has, perhaps, a
"mad heart," and believes in something he calls "the rights of
desire." This makes him sound passionate, but in fact he's cold and
abstracted to an almost somnambulist degree.
This cold
detachment, which also permeates the novel's prose is the problem.
“Rubble
literature" didn't just strip language to its bones. It put new flesh
on
those bones, perhaps because its practitioners retained a belief in,
even a
love for, that language, and for the culture in which their renewed
language
was to flower. Lacking that loving belief the discourse of Disgrace
sounds
heartless, and all its intelligence cannot fill up the hole.
To act on
impulses whose source one claims not to understand to justify one's
plunges at
women by one's "rights of desire," is to make a virtue of one's
psychological and moral lacunae. For a character to justify himself by
claiming
not to understand his motives is one thing - for the novelist to
collude in
that justification is quite another.
Nobody in
Disgrace understands anyone else. Lurie does not understand Melanie,
the
student he seduces, nor she him. He doesn't understand Lucy, his own
daughter,
and she finds his deeds and his "case" for his actions beyond her. He
doesn't understand himself at the beginning, nor does he get any wisdom
by the
novel's end.
Inter-racial
relations are conducted at the same level of ignorance. The whites
don't
understand the blacks and the blacks aren't interested in understanding
the
whites. Not one of the novel's black characters - not Petrus the
"gardener
and dog-man" who works with Lucy, and certainly not the gang of
assailants
- is developed into a living, breathing character. Petrus comes
closest, but
his motives remain enigmatic and his presence grows more menacing as
the novel
proceeds. To the novel's whites, its black inhabitants are essentially
a threat
- a threat justified by history. Because whites have historically
oppressed
blacks, it's being suggested, we must now accept that blacks will
oppress
whites. An eye for an eye, and so the whole world goes blind.
This then,
is the novel's acclaimed revelatory vision: one of a society of
conflicting
incomprehensions, driven by the absolutes of history. Certainly it's
coherent
enough - coherent in its privileging of incoherence striving to make of
its
blindness a sort of metaphorical insight.
When a
writer's created beings lack understanding, it becomes the writer's
task to
provide the reader with the insight lacked by the characters If he does
not,
his work will not shine a light upon darkness but merely become a part
of the
darkness it describes. This, alas, is the weakness of Disgrace. It
doesn't,
finally, shed enough new light on the news But the news does add a bit
to our
understanding of the book.
Salman Rushdie