|
Gọi Người Đã Chết
Call For The Dead
Notes on a voice: Le Carré
Ngày 23 Tháng Giêng, 1963, Kim
Philby, gián điệp Anh (cộng tác viên một thời cho Người Kinh Tế) chuồn
qua Xô Viết. Chín tháng sau, “Điệp Viên Từ Miền Lạnh" ra lò.
Giả tưởng, tất nhiên, nhưng
hình như nó còn thực hơn cả sự thực, phản chiếu một thực tại rộng lớn
hơn, cái gọi là Cuộc Chiến Lạnh.
Bảnh hơn nữa, nó xuất
hiện, và sau đó, tiểu thuyết điệp viên thay đổi hẳn, không còn như trước
nữa.
Cuốn tiểu thuyết mở ra với cảnh Alec Leamas, điệp
viên Anh, phụ trách một đơn vị phản gián ở Bá Linh, chờ 1 đệ tử,
biệt kích ném qua Đông Đức, bị cháy, và phải bỏ chạy, qua Trạm kiểm soát
Charlie. Ngay từ câu “rất” đầu tiên, là cái viết của Le Carré, như
1 con rắn độc, thò mỏ ra chơi 1 phát. Những xen, cảnh thì được chiếu
sáng theo kiểu cà giựt, bằng “flashpoint” [điểm hỏa, tia loé]. Nhân vật
thì được phác họa bằng những câu sắc, lẹ. Câu văn ngắn, điểm đúng huyệt.
Tình tiết rắc rối, không dễ mò, nhưng không bao giờ lâm vô tình trạng
quá tải, với những nhân vật phụ, những cú xoắn thừa thãi, hay khúc ngoặt
không cần thiết.
Không giống tiểu thuyết
gián điệp “James Bond 007”, thế giới của le Carré gân guốc, chai sạn,
và rặt một màu u tối. Leamas tự mình chuốc rượu mình, trong những căn
phòng tù mù, bàn ghế không phải không bày mà gần như đếch có. Đờn
bà thì câm, nếu không muốn nói là nín khe, trầy trụa, không phải thứ
lụa là gấm vóc của Ian Fleming. Xa vời cái thứ hoành tráng, say đắm,
những điệp viên của le Carré thì, bằng những từ của Leamas, "tuồng ảo
hóa đã bày ra đấy, toàn 1 lũ khùng điên, ba trợn, phản bội, những tên
sa đích, ghiền rượu, những kẻ thắp sáng cuộc
đời thối rữa của chúng, bằng cách chơi trò cao bồi vs mọi da đỏ”, “a squalid
procession of vain fools, traitors…pansies, sadists and drunkards, people
who play cowboys and Indians to brighten their rotten lives”.
Cái sự “trần thùi lụi”
này làm cho thế giới của những tên ma quỉ, gián điệp hai mang của le
Carré, nếu không “xác thực”, thì “đáng tin”, như chính ông viết, trong
lời bạt, 50 năm sau khi nó được xb lần thứ nhất. Cái viết ông mắc nợ
rất nhiều từ 1 bậc thầy khác, trong giới viết truyện điệp viên bảnh tỏng,
Graham Greene, và tác phẩm thần sầu của ông này, “Brighton Rock”, xb năm
1938. Nhưng cái vẻ gân guốc, chai sạn của “Tên Điệp Viên Từ Miền Lạnh”
còn có thể tìm thấy ở trong 1 giả tưởng khác, cũng xuất hiện vào thời
kỳ này. Năm năm trước đó, Allan Sillitoe viết về cuộc sống của giai cấp
lao động ở Nottingham, trong “Saturday Night, Sunday Morning”, đã làm độc
giả phát sốt với những miêu tả những vụ phá thai ở những con phố sau, những
chiều tối trải qua trong những quán rượu, bằng tiền trợ cấp thất nghiệp.
Vào năm 1956, John Osborne viết “Nhìn lại với Cáu Giận”, “Look Back in
Anger”, một vở kịch hiện thực xoay quanh một anh chàng trẻ tuổi cáu giận,
bất mãn. Tiểu thuyết của le Carré xoay quanh một chuyện khác, và nó phản
chiếu một vết nứt rạn rộng hơn, về thời hậu chiến Anh, và mở ra 1 đường
viết khác về cuộc sống ở xứ sở này.
Chẳng bao lâu sau khi cuốn
tiểu thuyết xb, le Carré nghỉ chơi với sở ngoại giao và chỉ lo viết.
Chừng 20 cuốn tiếp theo, kể cả cuốn mới ra lò, đầu năm nay, 2013, “Một
Sự Thực Thanh Nhã.” Tất cả đều có thứ văn phong căng thẳng, và xoáy vào
chi tiết. Nhưng “Điệp viên từ Miền Lạnh” kể như bảnh nhất. Gần 30 năm
sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, cuốn tiểu thuyết của le Carré vẫn làm
độc giả nhức nhối với Cuộc Chiến Lạnh, sự bất lực và dối trá của nó.
Cuốn tiểu thuyết nhắc nhở chúng ta, 1 giả tưởng, thứ thật bảnh, có thể
tra hỏi, về chuyện, nhà nước làm ăn ra làm sao.
Prospero
Hai bài viết
tuyệt vời về Le Carré.
Nhưng, cả hai tác giả, đều không nhận ra, chất thơ trong văn Le Carré,
nhất là ở trong cuốn đầu tay, tức Call for The Dead.
Đoạn "Gấu Cưng của tôi" được phản gián Anh test, mà chẳng tuyệt sao.
Và nó làm Gấu nhớ đến Steiner, khi được Mẽo test.
Tình tự hắn khi thi hành công
tác thật lộn xộn, không sao hòa nhập. Công việc gây tò mò nơi hắn, khi
đánh giá từ một vị trí biệt lập, điều hắn học, một cái gì như là "tiềm
năng điệp viên" ở mỗi con người; khi nghĩ ra những trắc nghiệm chi li về
tính tình và hành vi có thể thông báo cho hắn về phẩm chất một ứng viên.
Cái phần này ở trong hắn thật vô tình và tàn nhẫn - Smiley trong vai trò
này là một tên lính đánh thuê quốc tế chuyên nghiệp, vô đạo đức và không
hề có một động cơ nào ngoài chuyện thỏa mãn cá nhân. Ngược lại,
hắn buồn rầu chứng kiến khoái lạc tự nhiên cứ chết dần trong hắn. Bản chất
luôn khép kín, hắn thấy mình lúc này co rúm lại trước những cám dỗ của tình
bạn và lòng chung thủy của con người; hắn cảnh giác hết mức, chính hắn, trước
những phản ứng bộc phát. Bằng sức mạnh lý trí, hắn ép mình quan sát nhân
gian với sự khách quan lâm sàng, và, bởi vì hắn không bất tử, và chắc không
khỏi lỗi lầm, hắn thù ghét và ghê sợ sự giả trá của đời mình.
Nhưng Smiley là con người tình
cảm, và nỗi xa xứ ngày càng làm mạnh thêm tình yêu sâu thẳm của hắn với
nước Anh. Hắn ngấu nghiến những hồi ký về Oxford, vẻ đẹp, sự phóng khoáng
trí tuệ, tính chậm chạp chín mùi trong những phán đoán của nó. Hắn mơ
về những ngày nghỉ lộng gió mùa thu ở bến Hartland, những chuyến tản bộ
dài trên những vách đá ở Cornall, mặt trơn láng, nóng bỏng trước gió biển.
Đây là một cuộc sống thầm kín khác của hắn, và hắn càng ngày càng thù ghét
sự xâm nhập tục tằn của nước Đức mới, những bước dậm chân và la hét của
đám sinh viên đồng phục, những khuôn mặt sẹo, kiêu căng và những câu trả
lời hạ cấp của họ. Hắn cũng căm tức cái lối Phân khoa xía vô môn dạy
của hắn - nền văn học Đức yêu dấu của hắn. Và rồi một đêm, cái đêm khủng
khiếp của mùa đông l937 khi Smiley đứng ở cửa sổ phòng mình ngắm một đám
lửa trại lớn nơi sân trường Đại học: Vây quanh ngọn lửa, hàng trăm sinh
viên mặt hồ hởi bóng nhẫy dưới ánh lửa bập bùng. Và họ ném hàng trăm cuốn
sách của họ vào ngọn lửa ngoại đạo. Hắn biết tác giả của những cuốn sách:
Thomas Mann, Heine, Lessing, và hàng loạt những người khác, và Smiley
bàn tay ẩm ướt khum khum quanh đầu điếu thuốc, ngắm nhìn và thù hận, hả
hê trong nỗi chiến thắng vì đã nhận diện ra kẻ thù của mình.
-Harvard liên
lạc với ông? Lúc đó họ đã biết ông rồi à?
-Một người nào ở đó bảo
họ, rằng tôi là một sinh viên xứng đáng nhận vào môn văn chương so sánh,
thế là cái linh hồn bé bỏng, hợm hĩnh, ngu si của tôi mắc bẫy. Tôi thật
hạnh phúc ở Chicago,
và say mê quan hệ với trường. Tôi tới Harvard, và chỉ vài tuần là biết
ngay mình lầm: cái không khí hàn lâm ghẻ lạnh, sự kiện là, nếu bạn không
học ban cử nhân ở Harvard, thì chẳng có ai thèm biết đến bạn. Đây là một
trong những thời kỳ u ám nhất trong cuộc đời của tôi. Nhưng tôi có cái liều,
từ Illinois xin học bổng Rhodes
Scholarship thông qua trường Chicago.
Tôi viết thư cho viện trưởng Hutchins – đúng là liều bình phương, liều
lũy thừa – và nói, đã lâu lắm chưa có sinh viên nào được Rhodes, và tôi
có thể dành một học bổng cho ông. Ông ta thấy lý thú quá đến nỗi chịu làm
một trong hai người đề cử tôi.
-Làm thế nào ông thắng?
-Cú thắng này rất ly kỳ, gây ám ảnh, đến nỗi cho tới bây giờ tôi vẫn
còn đôi chút hoang mang. Họ phỏng vấn bạn, mãi khuya lắc khuya lơ, tại một
câu lạc bộ đồng quê. Giống như đối với nhân viên bộ ngoại giao. Họ gọi
tôi vào phòng, cùng với một người vào chung kết khác nữa, anh này có ngôi
sao vàng trường võ bị West Point trên cổ áo, và là một tay thủ quân của
hai đại học; họ nói, sẽ là "một trong hai anh. Các anh có mười phút để sửa
soạn một phát biểu ngắn gọn trước tiểu ban, cho biết quan điểm của mình,
về trường hợp Hiss." [Hai vợ chồng bị kết tội gián điệp, trao tài liệu
nguyên tử cho Nga]. (Đó là tháng Chạp 1950, giữa phiên tòa sử lần đầu, và
lần thứ nhì). Anh chàng hào hoa phong nhã được gọi vô trước, đứng nghiêm
chào kính, và nói, "Xin lỗi, tôi xin được không trả lời câu này, với tư
cách là một sĩ quan tương lai, vì vụ án còn đang tái thẩm". Tới lượt tôi,
chẳng mảy may ngần ngại, tôi khai triển câu trả lời dài của mình: Tôi tin
tưởng, một cách say mê, rằng bà ta mới là bên phạm tội, và ông ta đang
hành sử quyền khai man trước tòa một cách ngược ngạo, để bảo vệ bà ta. Tôi
khai triển nó vượt quá cả mọi hiểu biết, nhưng họ hoàn toàn bị đưa vào mê
hồn trận.
Rồi họ nói với tôi, "Bây
giờ, chúng tôi muốn cho anh học bổng, nhưng vì trở ngại thể chất của anh,
không có một môn thể thao nào. Anh có mê một môn nào không?" "Ngoại trừ
cờ tướng ra," tôi nói, "tôi còn mê bóng đá Mỹ (American football)." Họ
đưa cho tôi cục phấn – chuyện này tất cả đều thực - và hỏi, tôi có thể chỉ
cho họ, sự khác biệt giữa split-T, T, và một đội hình đơn-cánh (a single-wing
formation). Tôi nói, "Chuyện dễ ợt", và tôi cứ thế bắt đầu, và họ nói, "Được
rồi, anh được học bổng." Câu chuyện thực hoàn toàn là như vậy.
Note: Bài phỏng vấn Steiner cực tuyệt.
Gấu dịch nó, khi vừa mới ra hải ngoại, cùng 1 số bài, như của Borges, Coetzee.... Giờ, già,
nhìn lại cũng thấy sợ, vì cái sự liều lĩnh của chính mình!
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nvnqnqn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=
Bản trên VN thư
quán
Bản trên Tin Văn, new, để dịch tiếp.
Lời
giới thiệu:
John
Le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh. Sinh năm
1931. Học Đại học Berne, Oxford. Dạy học tại Eton. Sau làm Bộ Ngoại
Giao, vì vậy ông không được phép dùng tên thật khi viết. Bút hiệu Le
Carré, tiếng Pháp có nghĩa là hình vuông, do ông tình cờ nhìn
thấy trên kính một cửa tiệm ở Luân đôn.
Tuần báo Time đã mô tả ông: Người viết
truyện gián điệp số một của thời đại ông ta hiện đang sống. Và có lẽ
của mọi thời.
Gọi Người Đã Chết, tác
phẩm đầu tay trong đó gói ghém tất cả ước vọng của tác giả, muốn
sử dụng thể loại gián điệp, một hình thức phổ cập, đại chúng, dể giải
quyết những vấn đề lớn lao, như văn chương, chính trị, thời đại... Ông
còn muốn tìm lại cội rễ của nó, vốn bắt nguồn từ bi hùng kịch Hy Lap.
— Màn Cuối (The Last Act) trong Gọi Người Đã Chết, độc giả, và có thể,
chính tác giả cũng không tiên đoán được kẻ thù sẽ phản ứng như thế nào:
Chúng sẽ làm một điều gì đó. Chắc chắn như vậy. Chúng ta còn có cơ
hội...
Đối những độc giả quá
quen thuộc với Smiley, nhân vật chính của Le Carré qua những tác
phẩm The Spy who came in from the Cold, The Smiley People...
cơ hội đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, chấm dứt Chiến Tranh Lạnh.
Gọi Người Đã Chết
Notes on a voice: Le Carré
Về từ Miền Lạnh
Bạt
[Cho lần xb 50 năm sau, tháng này, Tháng Tư, 2013)
Tôi viết Tên điệp viên về
từ miền đất lạnh ở cái tuổi ba mươi của mình, dưới sức ép thật căng,
không thể chia sẻ với ai, và cực kỳ cá nhân. Là 1 sĩ quan tình báo với cái
vỏ bọc là 1 nhà ngoại giao trẻ ở Tòa Đại Sứ Anh ở Bonn, tôi là 1 bí mật,
với những đồng nghiệp, và trong hầu hết thời gian, với chính tôi. Tôi
đã viết vài cuốn tiểu thuyết trước đó, bắt buộc dưới 1 cái tên giả,
và Sở của tôi gật đầu cho phép in. Và sau 1 hồi dài tra hỏi linh hồn (soul-searching),
họ cũng gật đầu với The Spy.
Vào ngày này, [50 năm sau], tôi tự hỏi, nếu Sở lắc đầu, thì quyết
định của tôi sẽ ra sao.
Như chuyện xẩy ra, họ có vẻ như kết luận, hẳn là có ngần ngại,
rằng cuốn truyện thuần giả tưởng, từ đầu cho tới cuối, chẳng có gì cho thấy
là rút ra từ kinh nghiệm cá nhân, và như thế, nó không phạm luật xé rào
an ninh. Tuy nhiên, đây không phải là cách nhìn của giới báo chí thế giới,
mà, với một tiếng nói, quyết định rằng, cuốn sách không hoàn toàn chân
thật, nhưng mà là 1 thứ Thông Điệp Từ Phía Bên Kia có tính phát giác,
mặc khải gì đó, một phán quyết như thế khiến tôi, đâu có phản ứng nào khác,
ngoài chuyện ngồi im re, và theo dõi, lẽ dĩ nhiên cũng rất ư là lạnh cẳng,
như thể cuốn sách leo mãi lên tít cao của danh sách những best-seller,
rồi chết sững ở đó, trong lúc hết nhà phê bình này tới nhà phê bình khác
gật gù, đúng thứ thiệt đấy!
Và cái lạnh cẳng của tôi, thì sau đó được thêm vào, với thời
gian, cái giận dữ, cũng của tôi.
Một giận giữ bất lực.
Bởi là vì, kể từ ngày cuốn tiểu thuyết của tôi được xb, tôi nhận
ra là, bây giờ cho đến mãi về sau, tôi bị chụp mũ, một tên điệp viên biến
thành nhà văn, chứ không phải, một nhà văn, và, bởi vì là nhà văn, lại
có tí lem nhem với thế giới bí mật, và thế là bèn viết về nó. Tôi là 1
tên bí mật ngay cả với chính tôi!
Nhưng những ký giả thời đó không phải như thế. Tôi là 1 tên điệp
viên Ăng Lê, một kẻ bước ra khỏi thế giới bí ẩn của mình, và nói, nó thực
sự như thế nào, và bất cứ cái gì tôi nói ngược lại, thì đều củng cố thêm
lên, huyền thoại. Và, bởi vì tôi viết cho một công chúng ăn phải bả [hooked
on] Bond và tuyệt vọng cố tìm thuốc rã độc [desperate for the antidote],
huyền thoại càng dính cứng. Cùng lúc, tôi có được 1 thứ quan tâm mà nhà
văn mơ tưởng. Vấn đề độc nhất của tôi là, tôi đếch khoái công chúng của
riêng tôi. Tôi đếch khoái, ngay cả khi tôi phụ thuộc vào nó, đăng ký nó
[subscribing to it].
Notes on a voice: Le Carré
TYPICAL SENTENCE
It takes three (two short, one long)
to show his measured fury. "'This is a war,' Leamas replied. 'It’s graphic
and unpleasant because it is fought on a tiny scale at close range; fought
with a wastage of innocent life sometimes, I admit. But it’s nothing,
nothing at all besides other wars—the last or the next.'" ("The Spy Who
Came in from the Cold")
Câu văn thần sầu
Phải ba (hai ngắn, một dài),
để chỉ ra, cơn cuồng nộ cố dằn lại của ông. “Đây là một cuộc chiến,”
Leamas trả lời. “Nó có tính đồ thị, minh họa, và làm khó chịu, bởi là vì
xẩy ra trong 1 phạm vi hẹp, và ngay trong tầm tay; đôi khi làm phí những
mạng người vô tội, tôi đồng ý. Nhưng bõ bèn gì, bên cạnh những cuộc chiến
khác – cái vừa qua, hay cái sắp tới.” ("Tên điệp viên về từ miền lạnh”)
*
Với Gấu Cà Chớn, câu văn thần sầu của Gấu mà nhờ Le Carré mới
viết được - vắt qua hai cuộc đời, một đã qua cùng cuộc chiến đã qua, và
một sắp tới, cùng cuộc chiến hội nhập sắp tới - là câu văn mà, chỉ 1 khi
Gấu được Cao Uỷ Tị Nạn cho xe tới rước, sau hai tháng tù vì tội nhập vô
Thái Lan bất hợp pháp, tại nhà tù quốc tế Bangkok, và sau đó đưa vô Trại
Phanat Nikhom - chỉ tới khi đó, mới viết được khúc đuôi của nó:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố
thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang
lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo
cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể." (1)
Note: "Đáng kể", “kể”, kể ra, viết ra...
In From the Cold
John le Carré Has Not
Mellowed With Age
His early books sketched, as
he once put it about his Smiley novels, “a kind of ‘Comédie humaine’
of the cold war, told in terms of mutual espionage.”
Còm
của độc giả Mẽo:
Look up this guy's comments
on 9/11. He thinks the U.S. provoked what it got. He's got his head in too
many absurd moral fictions.
Đọc gã này phán về cú 9/11.
Hắn nói, Mẽo đã gây ra, provoke, cú đó. Hắn bị THNM vì đọc quá nhiều cái
thứ giả tưởng phi lý mà còn bày đặt đạo đức ở trong đó.
[Tuyệt. Quả là độc giả thứ
thiệt của Le Carré, một cách nào đó. Có chất đạo hạnh bậc thầy ở trong truyện
của Le Carré, theo Gấu]
I was very disappointed by Carre's
last book, very anti-American and quite preposterous.
His great works all came out during the cold war and they told us
- fiction or modified fact - how complex the spying business was. They
added a 'human face' to this basically grisly business.
Not the last one I remember only vaguely now. This guy does not
like our country very much, to say at least.
Tôi rất bực cuốn mới nhất của ông ta, rất ư là bài Mẽo, và thật
là phi lý, nếu không muốn nói, láo xược.
Những tác phẩm lớn của ông ta, là từ cuộc chiến tranh lạnh mà
ra. Và chúng nói với chúng ta - giả tưởng hay sự kiện được thay đổi đi,
chế biến khác đi – ngành điệp vụ đa dạng, rắc rối như thế nào. Chúng đem
“bộ mặt người” đến cho cái thế giới, tự bản chất của nó, thì vốn xám
xịt.
Gã này đếch ưa xứ sở của chúng ta, đếch ưa 1 tí nào, phải nói
như vậy.
*
Le Carré luôn
tỏ ra "ưu ái", với những người Cộng Sản chân chính. Có vẻ như ông tin rằng,
chính những người đó có lý hơn ông, như trong đoạn cuối ở trên, Smiley
nước mắt ràn rụa, hét lớn, nhìn thân xác Dieter chìm xuống lòng sông,
giữa sương mù Luân Đôn:
-Dieter!
Tại sao bạn không bắn tôi? Tại sao?…
*
Antoine SPIRE :
Ông có đưa ra một tay già, thông
tuệ kinh tan-mút, phán::
Chúng ta cầu nguyện Chúa Cứu Thế tới, nhưng đâu hẳn như thế,
bởi là vì có những đấng Do Thái, trong bóng tối, thì thầm với Thượng Đế:
Này, đừng có nhập thế đấy nhé!
George STEINER:
Tôi mô phỏng Hegel. Tay này không
ưa dân Do Thái. Một bữa ông ta kể chuyện tiếu lâm, Thượng Đế vi hành, gặp
một tên Do Thái, và đề nghị: Mày chọn gì, giữa 2 món này, hoặc là cứu chuộc,
hoặc tờ nhật báo buổi sáng, hắn ta bèn chọn tờ báo.
Căng lắm đấy, cái câu chuyện tiếu
lâm này. Chúng tôi là 1 dân tộc bị hớp hồn bởi lịch sử, bởi những đỉnh
cao thời đại, bước ngoặt vĩ đại… là cái số mệnh của chúng tôi, và thỉnh
thoảng, tôi tự nhủ thầm, có khi còn mỉm cười và nhủ thầm: Giá mà “Chúa
Cứu Thế”, tức anh VC Giải Phóng Bắc Kít, đừng có tới, thì thật đỡ khổ biết
là chừng nào!
TTT, hẳn là bị ám ảnh bởi 1 câu
chuyện tiếu lâm như trên, thành thử khi đọc Trầm Tư của 1 tên tử tù
của Hồ Hữu Tường, trong đó, ông mơ tưởng Đức Phật sẽ có ngày
trở lại với dân Mít, nhà thơ hoảng quá, viết:
Giấc mơ Đức Phật trở lại thì cũng
nát tan như mảnh đồng Bắc Kít chằng chịt những bờ, và bờ thì nhiều hơn
là ruộng.
Ui chao, một khi cánh đồng liền
thành một mảnh, qua Cải Cách Ruộng Đất, qua tập thể hoá… là Quỉ Đỏ xuất
hiện, thay vì Đức Phật!
Tội nghiệp
dân Mít!
Hà, hà!
http://www.magazine-litteraire.com/critique/greene-la-gr%C3%A2ce-intranquille-0
Greene, la grâce intranquille
Par Pierre Assouline dans Magazine
Littéraire 569
daté juillet-août 2016 - 1375 mots
Converti au catholicisme, le Britannique
conjuguait la foi et le doute : il fut toujours hanté par le vertige
de la déloyauté.
Trong bài viết về GG, trên
số ML mới nhất, PA coi Người Mỹ trầm lặng là tiểu thuyết trinh thám!
Nhảm quá.
Cái tít bài viết của PA, 1 ân sủng đếch trầm lặng, cho thấy,
là từ Người Mỹ Trầm Lặng mà ra.
Tuy nhiên, người nhận ra ý nghĩa của từ ân sủng, trong GG, là
Coetzee, khi ông đọc cuốn Brighton Rock. Nó mắc mớ tới Ky Tô giáo
le Carré: Bản tiếng Tây của
bản tiếng Anh, trên TV.
Nhà
văn quá, dưới mắt điệp viên. Điệp viên quá dưới mắt nhà văn.
Ngày 23 Tháng Giêng, 1963, Kim
Philby, gián điệp Anh (cộng tác viên một thời cho Người Kinh Tế) chuồn
qua Xô Viết. Chín tháng sau, “Điệp Viên Từ Miền Lạnh" ra lò.
Giả
tưởng, tất nhiên, nhưng hình như nó còn thực hơn cả sự thực, phản chiếu
một thực tại rộng lớn hơn, cái gọi là Cuộc Chiến Lạnh.
Bảnh
hơn nữa, nó xuất hiện, và sau đó, tiểu thuyết điệp viên thay đổi
hẳn, không còn như trước nữa.
Cuốn tiểu thuyết mở ra với cảnh Alec Leamas, điệp
viên Anh, phụ trách một đơn vị phản gián ở Bá Linh, chờ 1 đệ tử, biệt
kích ném qua Đông Đức, bị cháy, và phải bỏ chạy, qua Trạm kiểm soát Charlie.
Ngay từ câu “rất” đầu tiên, là cái viết của Le Carré, như 1 con rắn
độc, thò mỏ ra chơi 1 phát. Những xen, cảnh thì được chiếu sáng theo kiểu
cà giựt, bằng “flashpoint” [điểm hỏa, tia loé]. Nhân vật thì được phác họa
bằng những câu sắc, lẹ. Câu văn ngắn, điểm đúng huyệt. Tình tiết rắc
rối, không dễ mò, nhưng không bao giờ lâm vô tình trạng quá tải, với những
nhân vật phụ, những cú xoắn thừa thãi, hay khúc ngoặt không cần thiết.
Không
giống tiểu thuyết gián điệp “James Bond 007”, thế giới của le Carré
gân guốc, chai sạn, và rặt một màu u tối. Leamas tự mình chuốc rượu mình,
trong những căn phòng tù mù, bàn ghế không phải không bày mà gần như đếch
có. Đờn bà thì câm, nếu không muốn nói là nín khe, trầy trụa, không phải
thứ lụa là gấm vóc của Ian Fleming. Xa vời cái thứ hoành tráng, say đắm,
những điệp viên của le Carré thì, bằng những từ của Leamas, "tuồng ảo hóa
đã bày ra đấy, toàn 1 lũ khùng điên, ba trợn, phản bội, những tên sa đích,
ghiền rượu, những kẻ thắp sáng cuộc đời thối rữa
của chúng, bằng cách chơi trò cao bồi vs mọi da đỏ”, “a squalid procession
of vain fools, traitors…pansies, sadists and drunkards, people who play cowboys
and Indians to brighten their rotten lives”.
Cái
sự “trần thùi lụi” này làm cho thế giới của những tên ma quỉ, gián điệp
hai mang của le Carré, nếu không “xác thực”, thì “đáng tin”, như chính ông
viết, trong lời bạt, 50 năm sau khi nó được xb lần thứ nhất. Cái viết ông
mắc nợ rất nhiều từ 1 bậc thầy khác, trong giới viết truyện điệp viên bảnh
tỏng, Graham Greene, và tác phẩm thần sầu của ông này, “Brighton Rock”, xb
năm 1938. Nhưng cái vẻ gân guốc, chai sạn của “Tên Điệp Viên Từ Miền Lạnh”
còn có thể tìm thấy ở trong 1 giả tưởng khác, cũng xuất hiện vào thời kỳ
này. Năm năm trước đó, Allan Sillitoe viết về cuộc sống của giai cấp lao
động ở Nottingham, trong “Saturday Night, Sunday Morning”, đã làm độc giả
phát sốt với những miêu tả những vụ phá thai ở những con phố sau, những chiều
tối trải qua trong những quán rượu, bằng tiền trợ cấp thất nghiệp. Vào năm
1956, John Osborne viết “Nhìn lại với Cáu Giận”, “Look Back in Anger”, một
vở kịch hiện thực xoay quanh một anh chàng trẻ tuổi cáu giận, bất mãn. Tiểu
thuyết của le Carré xoay quanh một chuyện khác, và nó phản chiếu một vết
nứt rạn rộng hơn, về thời hậu chiến Anh, và mở ra 1 đường viết khác về cuộc
sống ở xứ sở này.
Chẳng bao lâu sau khi cuốn
tiểu thuyết xb, le Carré nghỉ chơi với sở ngoại giao và chỉ lo viết. Chừng
20 cuốn tiếp theo, kể cả cuốn mới ra lò, đầu năm nay, 2013, “Một Sự Thực
Thanh Nhã.” Tất cả đều có thứ văn phong căng thẳng, và xoáy vào chi tiết.
Nhưng “Điệp viên từ Miền Lạnh” kể như bảnh nhất. Gần 30 năm sau khi Bức Tường
Bá Linh sụp đổ, cuốn tiểu thuyết của le Carré vẫn làm độc giả nhức nhối
với Cuộc Chiến Lạnh, sự bất lực và dối trá của nó. Cuốn tiểu thuyết nhắc
nhở chúng ta, 1 giả tưởng, thứ thật bảnh, có thể tra hỏi, về chuyện, nhà
nước làm ăn ra làm sao.
Prospero
*
Lần kỷ niệm lần thứ 100, năm
sinh của Greene [1904-1991], tác phẩm
của ông được xb toàn bộ [chắc thế], mỗi cuốn kèm 1 bài biết thật bảnh.
Coetzee, trong tập tiểu luận của ông, chọn Brighton Rock [Introduction, ấn bản Penguin, New York,
2004] Theo ông, đây là tác phẩm nghiêm trọng đầu tiên của Greene, his
first serious novel, theo nghĩa, viết với những ý nghĩ nghiêm trọng.
GG rất mê mấy dòng thơ dưới đây:
Our interest's on the dangerous
edge of things.
The honest thief, the tender murderer,
The superstitious atheist.
[Nỗi quan hoài của chúng ta, là vào sát na sợi tóc nguy hiểm,
ở mép bờ.
Tên trộm lương thiện, tên sát nhân dịu dàng. kẻ vô thần mê tín].
Robert Browning,
« Bishop Blougram's Apology »
[Lời xin lỗi của Bishop Blougram]
Pamuk, cũng mê, bệ làm đề
từ cho cuốn Tuyết (1)
Thầy của le Carré, là Greene.
Thầy của Greene, là Conrad.
Nếu phải chọn đề từ cho toàn bộ tác phẩm, Greene chọn câu trên,
theo Coetzee.
Thế giới của Greene, 'Greeneland',
là một miền đất trong đó, những con người bất toàn, imperfect, chia
năm xẻ bảy, divided, như bất cứ một vẹn toàn, integrity, trong khi niềm
tin bị thử thách ở mức tới hạn, their belief tested to the limit, và Thượng
Đế, nếu có, thì đánh bài chuồn, nếu không muốn nói, đi trốn, ở ẩn, hidden.
*
Coetzee, có thể nói, là 1
người dẫn GCC vô văn chương thế giới hiện đại, như là 1 phê bình gia, nhà
điểm sách, lương tâm của 1 thời, cùng với những đấng như Steiner. Đọc
ông rất thú, vì thể nào bạn cũng kiếm thấy 1 ý, 1 câu thần sầu của
ông, chiếu rọi 1 tác giả.
Thí dụ, khi ông viết về Walter
Benjamin, và nhìn ra hai tác phẩm khổng lồ về điêu tàn của thế kỷ 20, ngó
nhau:
Từ một khoảng
cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao
khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác
phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw
reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn,
và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn
dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của
những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong
những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng
đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và
cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với
Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.
Ông viết về
Paul Celan, mà chẳng tuyệt sao:
Celan là thi
sĩ ngọn tháp Âu Châu ở những thập niên giữa thế kỷ 20, người mà, thay vì
chuyển hóa thời của mình – ông đếch có hứng đó – thì xử sự như một cây
roi điện xả hết luồng điện cực kỳ khủng khiếp chứa chất trong nó, của
thời của mình.
Tuyệt!
Celan is the towering European poet of the middle decades of the
20th century, one who, rather than transcending his times –
he had no wish to transcend them – acted as a lightning rod for their most
terrible discharges.
Đâu có như phê
bình gia Mít. Hoặc dởm, hoặc bịp.
Và đều đếch có tí lương tâm: Bỏ nước ra đi, tố cáo VC chán, lại
mò về, làm như đếch có chuyện gì xẩy ra!
Nhà văn vào thời này, Tây
hay Đông, nếu đúng là thứ thiệt, gắn bó với viết lách, nói chung, đều thật
rành cái thế giới của họ, không chỉ như nhà văn, mà còn như là nhà
phê bình, điểm sách. Coetzee là 1 trong thứ đó. Trong bài giới thiệu tập
tiểu luận thứ nhì của ông Inner Workings,
người viết, Dereck Attridge, đã đặt ra câu hỏi, và trả lời, chúng ta cần
gì đọc phê bình điểm sách của một tiểu thuyết gia bậc thầy đã đoạt Nobel?
Điều gì khiến chúng ta tò mò muốn đọc thứ đó?
Gấu mê đọc tiểu luận của Coetzee.
Tiểu thuyết, mua gần như đủ cả, và thường là cả hai, tiếng Anh và tiếng
Tẩy, nhưng chỉ đọc "Ô Nhục", tính đọc thêm cuốn, lấy khung cảnh St Petersburg,
để vinh danh sư phụ của ông, là Dostoiesky: The Master of St
Petersburg.
Tiểu thuyết của Coetzee, sự
thực, cũng pha tiểu luận. V/v Văn phong, phải là cái tay trên Intel, khi
chỉ ra, tính hà tiện để/đến chảy máu mắt, khi viết của
Coetzee.
Nhà văn Mít chưa ai hiểu
ra được điều này. Chữ đầy ra đấy, tại sao hà tiện. Họ đâu có biết, viết,
thừa 1 chữ, là hỏng 1 chữ đã được viết ra, vì không trân quí nó! NQT (1)
THE SAVAGE THRIFT OF J.M. COETZEE
Tính tằn tiện dã man của J.M.
Coetzee
Ghi chú về 1 giọng văn: Simon
Willis khui ra 1 giọng văn gầy còm, không có tí mỡ, và đe dọa.
30.4.2012
by David Remnick
Aleksandr Solzhenitsyn, tiểu
thuyết gia chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 20, mất ngày 3 Tháng
Tám 2008, thọ 89 tuổi.
Vài tuần sau khi chôn ông, nhà nước Nga của Putin làm 1 cú thật
đểu cáng, [a sly, even cynical gesture] đổi tên 1 cái phố lớn nhất của VC
Nga, ở Moscow, thành tên của Solz. Và còn làm 1 tấm plaque vinh danh
những thành tựu văn học của ông, kế ngay bảng tiệm McDomald, trên cùng
con phố!
Bà vợ góa của nhà văn, Natalia Solzhenitsyn kiên nhẫn ôm những
trớ trêu của lịch sử. Tuần lễ vừa rồi, bà tới Triển Lãm Sách Mẽo, ở trung
tâm Javits Center, vì một dự án tưởng niệm quan trọng hơn nhiều: Thành
lập một kho dự trữ hồ sơ văn học gồm tất cả những gì, từ tuổi thơ bị đóng
đinh thập tự của Solz, tới hàng ngàn trang bản thảo viết tay của ông,
trong có bản thảo Quần Đảo Gulag
mà bạn bè đã chôn giấu từ 20 năm ở vùng quê Estonia, bên ngoài tầm
tay của KGB.
(1)
https://phanquynhtram.com/2014/02/28/ke-tongpham/
Nhân nói về "không thừa, không thiếu."
Bài thơ sau đây, Tin Văn đã từng dịch.
Bản dịch mói
thấy trên net, của PQT, cho thấy, dịch giả để cả nguyên tác tiếng Tây Bán Nhà. Do không biết thứ tiếng
này, nên thua.
Nhưng nếu chỉ so với bản tiếng Anh, thì... thua bản của GCC!
PQT bỏ từ "precise", chính xác"; "crucify" không phải
là "đóng đinh", mà là "đóng đinh thập tự"!
Bỏ tên dịch
giả tiếng Anh. Phải cho biết ai dịch, vì có rất nhiều người dịch thơ/văn
của Borges
Đảo ngược trật
tự từ: "cây thập tự &
những cái đinh", không phải "đinh & thập giá"
Quá cẩu thả (b),
không rành tiếng Mít.
Không tôn trọng dịch giả khác...
(b)
Sự may
mắn hay bất hạnh của tôi cũng chẳng có gì quan trọng [PQT]
Tại sao lại "cũng" ở đây?
Quá quan trọng, mới đúng, bởi là vì sau đó, Borges giải thích:
Tớ là thi sĩ!
The
Accomplice
They crucify me. I have to be
the cross, the
nails.
They hand me the cup. I have to be the hemlock.
They trick me. I have to be the lie.
They burn me alive. I have to be that hell.
I have to praise and thank every instant of time.
My food is all things.
The precise weight of the universe. The humiliation,
the rejoicing.
I have to justify what wounds me.
My fortune or misfortune does not matter.
I am the poet.
-H.R.
Kẻ đồng lõa
Chúng đóng đinh thập giá tôi.
Tôi phải là cây thập tự, những cái đinh.
Chúng đưa tôi cái ly. Tôi phải là thuốc độc
Chúng đánh lừa tôi. Tôi phải là lời dối trá
Chúng thiêu sống tôi. Tôi phải là cái địa ngục đó.
Tôi phải vinh danh, xoa đầu chúng, và lúc nào cũng phải cám ơn
chúng lia chia.
Thức ăn của tôi là mọi thứ, mọi điều.
Sức nặng đích thực của vũ trụ. Sự lăng nhục. Niềm vui mừng.
Tôi phải xác minh điều làm tôi thương tổn.
May mắn, hay bất hạnh của tôi chẳng là cái chó gì ở đây.
Tôi là thi sĩ
[NQT]
Kẻ tòng
phạm
Người ta đóng
đinh tôi. Tôi phải là đinh, là thập tự giá.
Người ta đưa tôi
một cái chén. Tôi phải là thuốc độc.
Người ta lừa tôi.
Tôi phải là lời nói dối.
Người ta thiêu
sống tôi. Tôi phải là địa ngục.
Tôi phải ca
tụng và cám ơn từng giây từng phút.
Thực phẩm của
tôi là mọi thứ.
Toàn bộ sức
nặng của vũ trụ. Sự sỉ nhục, sự vui mừng.
Tôi phải biện
chính cho những gì làm tôi thương tổn.
Sự may mắn hay
bất hạnh của tôi cũng chẳng có gì quan trọng.
Tôi là nhà
thơ.
—–
Bản
dịch của Phan Quỳnh Trâm.
Trong
Jorge Luis Borges, Jorge Luis Borges: Selected Poems (New York:
Penguin Books, 1999), 455.
Dear Gấu Nhà
Văn,
Trong bài hát "Ly Rượu Mừng" có câu "Nhấc chén đầy vơi chúc người người
vui..."
Tôi phải ngợi ca và cảm ơn từng phút giây (tôi đang sống, bất luận sướng
khổ ra sao), không phải ngợi ca hay cảm ơn "bọn đó".
Tôi phải biện minh cho cả những điều đã làm tổn thương tôi. Không phải
xác minh mà là biện hộ giùm cho cái kẻ làm hại mình, khổ thế?
Nói chung, tôi là thi sĩ, để làm được ra thơ, hay chỉ cần được thì thầm
trong câm nín với Nàng Thơ thôi, thì cái gì tôi cũng chịu được, kể cả bị
đóng đinh. ??
Bác Gấu dịch "Call for the Dead" hay quá sao không dịch trọn quyển nhỉ?
Kính chúc an vui.
H.Â.
Sent from my iPad
Today at 5:51 PM
Tks
How Are You?
Tính dịch cho H/A đọc, vì có hứa, nhưng lu bu quá.
Mua lại cuốn sách là vậy.
Take Care
NQT
Re: Bản dịch của tôi, cũng có lỗi.
Tks again
NQT
http://www.tanvien.net/Viet/Bolano_Trong_ngoac.html
Thơ của Borges, bị Naipaul và nhiều người khác, chê.
Ông cũng coi mình chỉ là nhà thơ xoàng, nhưng chỉ muốn là thi sĩ!
http://www.tanvien.net/cn/Trang_Borges.html
Nói
chuyện thơ ( Jorge Luis Borges)
"Nói cho cùng, tất cả chúng
ta đều cố gắng là thi sĩ; mặc dù những thất bại, tôi vẫn tiếp tục
muốn là một thi sĩ." Borges mở đầu buổi nói chuyện, cho một
số sinh viên tại đại học Columbia, vào mùa xuân năm 1971.
A CRITIC AT LARGE
I SPY
John le Carré and the rise of
George Smiley
Smiley is compared to a "surgeon
who has grown tired of blood": Smiley được so
sánh với 1 y sĩ giải phẫu quá mệt mỏi với máu.
Bộ dạng hắn
như cũng phản chiếu sự thiếu thoải mái này dưới dạng suy nhược thể chất,
khiến cho hắn hơn bất cứ lúc nào, ngày một thêm lọng cọng, giống y chang
một con cóc. Hắn nhấp nháy con mắt nhiều hơn, và mang thêm biệt danh Chuột nhũi. Nhưng cô thư ký mới vào nghề
khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi.
Gọi Người Đã Chết
Chương Ba
Elsa Fennan
Merridale Lane là một trong những
con hẻm ở Surrey, nơi người dân liên tục mở ra cuộc chiến chống lại vết nhơ
của vùng ngoại vi. Do gia chủ thiếu phương tiện, không có tiền thuê mướn
người chăm sóc, đám cây cối khu vườn trước nhà mặc tình nẩy nở, cành lá
xum xuê, che lấp luôn những “căn nhà xinh xắn, diễm lệ” phía sau, hoặc làm
cho nó ngày càng trở nên nhỏ nhoi, khiêm tốn hơn. Vẻ rỉ sét của khu vực lại
càng trở nên cũ kỹ, cổ xưa thêm lên, nhờ những con cú bằng gỗ, những tên lính
gác đậu ở phía bên trên mỗi danh tính của một căn nhà, và nhờ những tên lùn
lúc nào lảo đảo ngó xuống những hồ cá vàng. Người dân ở đây không sơn lại
lũ lùn, coi đó là một thói xấu của vùng ngoại vi, và cùng một lý do như thế,
họ chẳng hề đánh bóng mấy con cú, kiên nhẫn đợi năm tháng sẽ làm cho chúng
trở nên 1 thứ cổ vật, cho tới một ngày mà, ngay cả những cây xà ở nhà để
xe cũng được gia chủ khoác lác, chúng thuộc 1 thứ gỗ quí, hiếm.
Merridale Lane thực sự không
phải là một hẻm cụt, mặc dù đám chuyên lo việc mua bán nhà cửa khăng khăng
quả quyết như thế. Cái đuôi con hẻm, băng qua Kingston, tỏ ra rất ư là bực
bội khi biến thành một con đường bậc thang, và, một khi hết còn bậc thang,
nó đành làm một con đường bùn lầy, khi vượt qua Merries Field – và bắt vào
một con hẻm khác, chẳng thể nào phân biệt được với khúc đầu của nó, là con
hẻm Merridale Lane.
Cho đến năm 1921, chừng đó, con
lộ này dẫn tới 1 xứ đạo, nhưng nhà thờ bây giờ chỉ còn, như là một hòn đảo
thông thương, móc vô Luân Đôn, và con lộ ngày nào dẫn tín hữu tới nơi thờ
phụng, cầu nguyện, thì chỉ còn là một mối nối thừa thãi, giữa những người
dân của con hẻm Merridale Lane, và con phố Cadogan Road. Cái miếng đất mở,
có tên là Merries Field, đã hoàn tất được điều thần kỳ, trên cả mong ước
của nó: nó cắm 1 mũi nhọn thật sâu, vào tới tận Uỷ Ban Nhân DânThành Phố,
giữa những kẻ phát triển và những con người bảo thủ, hữu hiệu đến nỗi, đã
có lần toàn bộ bộ máy của nhà chức trách sở tại, là chính quyền địa phương
Walliston, đã đi vào 1 điểm đứng [nghĩa là bó tay, bất động]. Một kiểu thoả
thuận ngầm, giữa hai phe, đã tạo được, tự thân nó, chẳng có ai can thiệp:
Merries Field sẽ chẳng được phát triển, và cũng chẳng bị kìm giữ, nhờ ba
cái tháp sắt, dựng đều đặn dọc theo khu vực. Ở khu trung tâm, là căn lều
của mọi ăn thịt người, với cái mái tranh, được gọi là “Nhà Tưởng Niệm Chiến
Sĩ Trận Vong”, được dựng lên vào năm 1951, để tưởng niệm những người đã ngã
xuống trong hai cuộc chiến, và là nơi nghỉ ngơi của những người già cả, mệt
mỏi. Chẳng ai thắc mắc, những người già cả, mệt mỏi thì đến Merries Field
làm cái tích sự gì, nhưng mạng nhện thì đã có tích sự của nó, và đã giăng
đầy mái tranh, và, chiếu sự kiện, những người thợ đã sử dụng ba cái tháp
sắt vào việc căng đường dây điện cao thế, thì cái lều lại trở thành một nơi
nghỉ chân quá tiện lợi cho họ!
Smiley tới đó, ngay sau tám giờ
sáng, chừng 10 phút
đi bộ, sau khi
để xe hơi tại đồn cảnh sát.
Mưa thật lớn, thật nặng, và thật lạnh, phả mạnh lên mặt.
[Bản tiếng Anh: … so cold it
felt hard upon the face. Bản tiếng Tẩy: mưa lạnh, như những ngọn roi quất
tàn bạo vào mặt, si froid qu’elle vous fouettait cruellement le visage. Bản
tiếng Tây còn lược bỏ những đoạn không cần thiết, theo dịch giả, chắc hẳn!]
Cảnh sát Surrey chẳng có tí quan
tâm gì thêm về trường hợp này, nhưng Chim Sẻ cũng gửi xuống một sĩ quan thuộc
Ngành Đặc Biệt, gốc thuộc đồn cảnh sát, xử sự như 1 tay liên lạc, nếu cần
thiết, giữa An Ninh và cảnh sát. Chẳng có chi nghi ngờ về cái chết của Fennan.
Anh ta bị bắn, xuyên qua má, trực diện, bởi một khẩu súng lục do Pháp chế
tạo ở Lille vào năm 1957. Khẩu súng nằm kế ngay tử thi. Toàn cảnh cho thấy,
đây là một vụ tự tử.
Căn nhà số 15 Merridale Lane
thấp, theo kiểu Tudor, với những phòng ngủ được xây cất ở khu đầu hồi, và
một nhà để xe vách bằng gỗ. Dáng nhà rất cẩu thả, bê bối, gần như bỏ hoang.
Smiley có ý nghĩ, nhà của đám nghệ sĩ. Fennan có vẻ không hợp với nơi này.
Fennan phải là khu Hampstead và những cô gái ngoại quốc au-pair
[cặp đôi].
Anh nhắc then ngang mở cánh cửa vườn, và bước chầm chậm theo lối đi, lên
tới cửa trước căn nhà, cố gắng một cách vô ích nhận ra một dấu hiệu nào đó
động đậy ở phía bên trong những cánh cửa sổ kính dầy, khung chì. Lạnh. Anh
nhấn chuông.
Elsa Fennan mở cửa.
“Họ có điện thoại, liệu có phiền cho tôi không. Tôi cũng chẳng biết nói
sao. Xin mời…”
Giọng có tí “Huệ” [tí Đức, sorry K/0]
Bà ta phải hơn tuổi chồng, Một
người đàn bà mảnh dẻ, có vẻ dữ dằn, ở quãng tuổi năm mươi, tóc cắt ngắn, nhuộm
màu nicotine. Mặc dù mảnh dẻ nhưng đây là một con người can đảm, bền bỉ chịu
đựng, và cặp mắt màu hạt dẻ, trên khuôn mặt nhỏ, ánh lên một sự mãnh liệt
làm kinh ngạc người đối diện. Đây là một khuôn mặt đã chịu đựng nhiều, đã
chán chường, già nua cằn cỗi đã từ lâu, khuôn mặt của một đứa trẻ trưởng thành
trong nghèo đói, kiệt quệ, khuôn mặt đời đời tị nạn, một khuôn mặt của trại
tù, Smiley nghĩ thầm.
Bà chìa tay về phía Smiley – một bàn tay thật sạch sẽ, màu hồng, gầy tới
tận xương nếu chạm vô. Smiley xưng tên của mình.
« Như vậy ông là người đã phỏng vấn chồng tôi , » bà nói, « về sự trung
thành ».
Bà dẫn Smiley tới phòng khách, một căn phòng thấp, tối. Không có lửa. Bất
thình lình Smiley cảm thấy bịnh, và rẻ mạt, thật dơ dáng. Trung thành với
ai, với cái đéo gì?
[Hà, hà, lại nhớ CM!].
Bà chủ nhà chẳng tỏ ra thù nghịch. Mình là kẻ xâm lăng, gây hấn, Bắc Kít
ăn hiếp Nam Kít, nhưng bà chấp nhận là 1 kẻ bị xâm lăng, bị ăn cướp.
“Tôi quí ông chồng của bà nhiều lắm. Ông sẽ được minh oan.”
“Minh oan? Minh oan về cái gì?”
“Có một cái thư nặc danh, và vì những chứng cớ nguyên nhân đầu tiên như
thế, một cuộc điều tra là bắt buộc. Tôi được trên giao việc đó”. Anh ngưng
lời, nhìn bà chủ nhà, thực tình quan tâm, thông cảm. “Bà đã chịu một mất mát
khủng khiếp. Bà Fennan… Bà hẳn là kiệt sức. Hẳn là bà suốt đêm không chợp
mắt”.
Bà chủ nhà chẳng thèm đáp ứng sự chân thành cảm thông của anh.
“Cám ơn ông, nhưng tôi thật khó mà hy vọng hôm nay ngủ bù. Ngủ là 1 thứ
xa xỉ mà tôi không thể hưởng thụ.” Bà buồn rầu nhìn xuống thân thể ốm nhom
của mình. “Cơ thể của tôi và tôi phải chung lưng chịu đựng hai mươi giờ
nữa, một ngày. Chúng tôi đã sống lâu hơn, so với đa số những người khác,
từ lâu rồi.”
“Còn về sự mất mát khủng khiếp, tôi nghĩ, đúng là như vậy. Nhưng thưa ông
Smiley, đã từ lâu tôi chẳng sở hữu bất cứ thứ chi, ngoài chiếc bàn chải đánh
răng, thành thử tôi thực sự không quen với chuyện sở hữu, ngay cả sau tám
năm có gia đình. Ngoài ra, còn điều này, tôi có kinh nghiệm đau khổ một mình,
chẳng cần phải phô bày ra cho người khác thấy, chẳng phàn nàn với bất cứ ai.”
Bà lấy đầu ra dấu mời Smiley an tọa. Với một cử chỉ thật là cổ xưa, lỗi
thời, thật kỳ kỳ, bà thu xếp ba nếp váy của mình, và ngồi xuống, đối diện
với Smiley. Căn phòng thật lạnh. Similey ngần ngại, tự hỏi chính mình, có
nên cất tiếng, anh cũng không dám nhìn bà, và chăm chú nhìn một cách mơ hồ
phía trước mặt, cố gắng một cách thật tuyệt vọng, với ý nghĩ trong đầu, làm
thế nào lặn sâu vào được bộ mặt rách nát, lang bạt, trôi nổi qua biết bao
nơi chốn, của Elsa Fennan. Như thế thật lâu, trước khi bà ta lại cất tiếng
nói:
“Ông nói, ông rất quí mến chồng tôi. Nhưng tôi chẳng thấy như thế, nếu
chỉ xét vẻ bề ngoài.”
“Tôi chưa đọc lá thư của ông
chồng bà, nhưng có biết nội dung của nó”. Smiley quay bộ mặt ưu tư, chẩy xệ
của mình về phía bà chủ nhà. “Nhưng thật khó hiểu. Bởi vì tôi đã nói ông nhà
bữa đó, một người tốt như ông… chúng tôi sẽ không tiến hành thêm bất cứ một
thủ tục nào gây phiền hà”
Bà chủ nhà ngồi lặng thinh, chờ nghe tiếp. Mình nói gì đây?
“Tôi thật ân hận vì đã giết ông nhà, thưa Bà Elsa, nhưng tôi chỉ làm nhiệm
vụ của mình (Nhiệm vụ với ai, Trời
Đất?). Ông nhà là một người ở trong Đảng CS từ khi còn học ở Oxford, 24 năm
trước đây. Việc lên chức mới của ông khiến ông có cơ hội tiếp cận những thông
tin tối mật. Một kẻ nào đó, chắc là không ưa ông, đã viết một lá thư nặc danh
cho chúng tôi, và chúng tôi không thể làm khác, là mở cuộc điều tra. Cuộc
điều tra khiến ông bị uất ức, và đưa đến việc ông tự kết liễu đời mình.”
Anh im lặng.
“Đây là một trò chơi,” bà chủ nhà bất thình lình cất tiếng “một cuộc tranh
chấp nhơ bẩn của những ý nghĩ, tư tưởng; nó chẳng là cái gì đối với một con
người bằng xương bằng thịt. Tại làm sao mà ông lại tự để mình quan tâm tới
chúng tôi? Hãy trở về Whitehall và tìm kiếm thêm những điệp viên trên cái
bàn cờ của ông.” Bà ngưng, chẳng để lộ một cảm xúc vượt quá sự nóng bỏng của
cặp mắt u tối ". "Ông đang đau khổ vì một căn bịnh cũ, thưa ông Simley," Bà
tiếp tục nói, đưa tay lấy điếu thuốc từ cái hộp; "và tôi đã từng chứng kiến
rất nhìều nạn nhân của bịnh này. Cái đầu tách ra khỏi cái thân, nó suy tư
mình ên, không cần thực tại, cai trị một vương quốc bằng giấy, lên kế hoạch,
không cần cảm xúc, trước những điêu tàn là những nạn nhân trên giấy tờ. Và
đôi khi, sự phân chia giữa thế giới của ông và của chúng tôi thì không đầy
đủ, và hồ sơ cứ thế tăng dần, nào đầu, nào chân, nào tay, và đó là lúc khủng
khiếp, đúng không, thưa ông? Những cái tên thì cũng có gia đình cùng những
ghi chép, những động cơ con người, để giải thích những hồ sơ nho nhỏ buồn
thảm và những tội lỗi giả đò. Khi điều này xẩy ra, tôi cảm thấy thương hại
cho ông.”
Bà ngưng một lúc, rồi lại tiếp tục:
“Chuyện đó thì giống như là giữa Nhà Nước và Nhân Dân. Nhà nuớc thì cũng
là một giấc mộng, một biểu tượng của hư vô, của chẳng cái gì, một trống rỗng,
một cái đầu không có cái mình, một trò chơi với những đám mây ở trên trời.
Nhưng Nhà Nước gây ra những cuộc chiến, đúng không, và cầm tù những con người?
Mơ những giấc mơ trong lý thuyết – ôi, trong sáng làm sao, những giấc mơ trong
lý thuyết! Chồng tôi và tôi như vậy là đã được ‘làm cho trở thành sạch sẽ,
ngăn nắp', phải không?"
Bà nhìn sững vào người đối diện, giọng lúc này thật rành rẽ.
"Ông có thể gọi ông là Nhà Nước, ông Smiley; ông không có chỗ giữa những
người thực. Ông thả một trái bom từ trên cao xuống mặt đất: Đừng có xuống
dưới đó để nhìn máu chảy, nghe tiếng khóc”
Bà không cất cao giọng, nhìn khách từ bên trên, tới đâu đó, xa vời.
“Ông có vẻ bị sốc. Ông nghĩ, tôi đúng ra phải khóc, nhưng tôi không còn
nước mắt, thưa ông Smiley. Tôi khô cạn, cằn cỗi, những đứa trẻ của nỗi đớn
đau của tôi thì đều đã chết, Cám ơn đã tới, thưa ông Smiley. Ông có thể trở
lui, bây giờ - chẳng có gì ông có thể làm ở đây.
Anh ngồi trên ghế, đưa mình về phía trước, hay tay chống vào đầu gối. Anh
có vẻ bứt rứt, và mộ đạo, giống như một người chủ một tiệm chạp phô đọc bài
kinh trong ngày. Làn da mặt của anh, trắng và long lánh nước ở hai bên má
và ở môi trên. Chỉ bên dưới mắt là không có màu sắc: hai tròng mắt kính, trong
cái gọng nặng nề, như hai nửa mặt trăng, để hai khoảng màu hoa cà ở nơi đó.
“Thưa Bà Elsa, cuộc gặp hôm nay chỉ có tính hình thức. Tôi nghĩ ông chồng
của bà sẽ thích thú và sau cùng hài lòng vì mọi chuyện đã kết thúc rõ ràng,
minh bạch “.
“Làm sao mà ông có thể ăn nói
như thế, bây giờ, vào lúc này…”
“Nhưng đó là sự thực. Cuộc nói chuyện giữa ông nhà và tôi không xẩy ra
tại một Văn Phòng Nhà Nước. Khi tôi tới đó, và nhận thấy văn phòng của ông
nhà ở ngay giữa hai phòng khác, giống như một lối đi giữa hai căn phòng này,
thế là chúng tôi bước ra đường, tới một công viên, và sau cùng ghé vô một
tiệm cà phê. Chẳng có vẻ gì là một phỏng vấn, điều tra theo kiểu cổ điển,
theo đúng tác phong nhà nước. Tôi còn nói thẳng ra với ông nhà là chẳng có
gì mà phải lo lắng –vâng, đúng như thế, thành ra tôi không hiểu tại sao lại
có cái lá thư...."
“Không phải lá thư mà tôi nghĩ tới, thưa ông Smiley, nhưng mà điều mà chồng
tôi nói với tôi”
“Bà nói thế nghĩa là sao?”
“Cuộc phỏng vấn làm cho chồng tôi suy sụp hoàn toàn. Chồng tôi nói với
tôi như vậy. Khi trở về nhà đêm Thứ Hai, anh ấy gần như ngớ ngẩn, không còn
biết gì nữa, ngồi chết rũ trên chiếc ghế và tôi khuyên anh ấy hãy đi ngủ.
Tôi lấy một viên thuốc an thần cho anh uống, nhờ vậy qua được nửa đêm còn
lại. Tới sáng sớm anh ấy vẫn còn nhắc chuyện đó. Nó hành hạ anh ấy tới khi
chết.”
Có tiếng chuông điện thoại ở phòng trên lầu. Smiley đứng dậy.
“Xin lỗi - chắc là văn phòng gọi tôi. Xin bà cho phép...”
“Điện thoại ở phòng ngủ phía trước. Ngay phía bên trên đầu chúng ta”.
Simley chậm rãi lên cầu thang, hoàn toàn bấn loạn. Biết ăn nói thế nào
với Maston đây?
Anh nhấc máy, nhìn hàng chữ số trên giá điện thoại một cách máy móc.
“Walliston 2944”
« Trung Ương Bưu Điện. Xin chào ông. Điện thoại của ông, lúc 8 giờ rưỡi
sáng. »
« Ô, cám ơn, cám ơn rất nhiều »
Anh đặt máy điện thoại trở lại,
thấy nhẹ thở vì chút ngưng nghỉ tạm thời, và đưa mắt nhìn thoáng qua căn phòng.
Đây là phòng ngủ riêng của Fennan, nó toát ra vẻ khổ hạnh, và dễ chịu. Có
hai cái ghế bành đặt trước lò sưởi gaz. Anh nhớ ra là Elsa Fennan đã phải
nằm liệt giường ba năm, sau khi chiến tranh chấm dứt. Có vẻ như sau khi vượt
qua được quãng đời này, họ vẫn giữ thói quen ngồi trước lò sưởi, vào buổi
tối. Ở hai phiá hai bên lò sưởi, đầy sách. Ở một góc thật xa, là 1 cái máy
chữ trên chiếc bàn nhỏ. Có một cái gì đó, thật riêng tư và cảm động, qua cách
sắp xếp căn phòng, và có lẽ, đây là lần đầu tiên anh cảm thấy hết, liền lập
tức, bi kịch của cái chết của Fennan.
Anh trở lại phòng khách.
“Điện thoại 8 giờ rưỡi của Bà, từ Trung Tâm Bưu Điện”
Anh cảm ra, có một khoảng ngưng nghỉ, và đưa mắt nhìn, không có ý tò mò,
về phiá bà chủ nhà. Nhưng bà đã xoay mình đi và nhìn ra cửa sổ. Lưng mảnh
mai, bất động, thẳng băng, mớ tóc ngắn, cứng, đen, tương phản với ánh sáng
buổi sáng.
Bất thình lình, Smiley nhìn sững bà chủ nhà. Một ý nghĩ thoáng qua đầu
anh, vào lúc ở trên phòng ngủ trên lầu, nhưng anh không làm sao nắm bắt được
nó, và lúc này, nó trở lại. Một ý nghĩ quái đản, không thể tin được. Như
một cái máy, anh tiếp tục nói; anh phải ra khỏi căn nhà, phải rời xa cái
điện thoại, và những câu hỏi hoảng loạn của Mastson, rời xa bà chủ nhà Elsa
Fennan và căn nhà u tối, đáng ngại của bà ta. Rời thật xa, và suy nghĩ.
“Tôi đã quá lạm dụng sự kiên nhẫn của bà, thưa Bà Elsa. Và bây giời tôi
phải tuân theo lời chỉ dẫn của bà, trở về Whitehall.”
Một lần nữa, lại bàn tay lạnh lẽo, mảnh mai, và những lời nói lí nhí của
sự ân cần. Anh lấy chiếc áo khoác của mình ở hành lang, và đi ra ngoài bầu
trời buổi sáng có ánh nắng. Mặt trời vừa ló ra sau trận mưa, sơn mầu sơn ướt,
nhợt nhạt lên cây cỏ, nhà cửa con phố Merridale Lane. Bầu trời vẫn còn mầu
u ám, và thế giới bên dưới nó, thì sáng một một sáng lạ kỳ, phản chiếu thứ
ánh nắng mà nó chôm chĩa, chẳng biết ở từ chốn nào.
Smiley từ từ bước trên từng bậc của lối đi, lúc nào lúc nơm nớp sợ, bị
bà chủ gọi giật ngược trở lại.
Anh trở lại đồn cảnh sát, ngổn ngang những ý nghĩ phiền hà. Ý nghĩ phiền
hà đầu tiên, bắt đầu mọi ý nghĩ phiền hà, là bà chủ nhà Elsa Fennan không
phải là người đã gọi cho Trung Tâm Bưu Điện, yêu cầu, nhớ gọi điện thoại nhắc
nhở bà vào lúc 8 giờ rưỡi sáng.
|
|