He
insists he is an author who “once happened to be a spy” rather than a
“spy who turned to writing”.
Ông kèo nài, tớ, nhân có lần sự đời xui khiến mà trở thành điệp viên, không phải là thứ điệp viên quay qua viết.
Graham Greene rất bực khi bị coi là nhà văn Ky Tô, nhưng, 1 tiểu
thuyết gia theo đạo, OK.
Greene objected strongly to being described as a Roman Catholic novelist,
rather than as a novelist who happened to be Catholic
Greene had a history of depression, which had a profound effect on his
writing and personal life. In a letter to his wife, Vivien, he told her
that he had "a character profoundly antagonistic to ordinary domestic life,"
and that "unfortunately, the disease is also one's material. William Golding
described Greene as "the ultimate chronicler of twentieth-century man's
consciousness and anxiety [Wiki]
Tên ký sự gia tối hậu về ý thức, lương tâm và cơn sao xuyến của con
người của thế kỷ 20
ON JANUARY 23RD 1963 Kim Philby, a
British spy (and one-time contributor to The Economist) disappeared
following his defection to the Soviet Union. Nine months later “The Spy Who
Came in from the Cold” was published. It was the third novel from John le
Carré, the pseudonym for David John Moore Cornwell, an unknown 30-year-old
writer who was working as an intelligence officer in Bonn. It was fiction,
but the book seemed to reflect the larger reality of the cold war. It also
changed the face of the thriller genre forever.
The novel starts with Alec Leamas, a British spy running the counter-intelligence
unit in Berlin, waiting for one of his agents to cross the border into the
West. From the very first sentence Mr le Carré’s writing is startling. Scenes
are illuminated as if by flashpoint. Characters are sketched in sharp, quick
phrases. Sentences are short and to the point. The plot is complex, but
never over-burdened with secondary characters or unnecessary twists and turns.
Unlike the spy fiction of “James Bond”, Mr le Carré’s world was gritty
and distinctly dark. Leamas drinks whisky by himself in badly-lit, barely-furnished
rooms. Women are muted and downtrodden, rather unlike the Technicolour fantasies
in silk stockings created by Ian Fleming. Far from being glamorous, Mr le
Carré’s spies are, in the words of Leamas, “a squalid procession of vain
fools, traitors…pansies, sadists and drunkards, people who play cowboys and
Indians to brighten their rotten lives”.
This starkness made Mr le Carré’s world of spooks and double-agents seem,
as he writes in a new afterword to the book, credible if not authentic. His
writing owes much to another master of the well-written thriller, Graham
Greene, and his 1938 masterpiece “Brighton Rock”. But the grittiness of
“The Spy Who Came in from the Cold” can be seen in other fiction that emerged
at the time. Five years earlier Allan Sillitoe wrote about working-class
life in Nottingham in “Saturday Night, Sunday Morning”, shocking readers
with descriptions of back-street abortions and evenings spent drinking away
dole money in the pub. In 1956 John Osborne wrote “Look Back in Anger”, a
realist play revolving around an angry, disaffected young man. Mr Le Carré's
novel spun a rather different yarn, but it reflected a larger rift in post-war
Britain and tapped into a new way of writing about British life.
Soon after the novel was published, Mr le Carré gave up his work with
the foreign office to concentrate on writing. Another 20 novels followed,
including “A Delicate Truth”, released earlier this year, and “Tinker, Tailor,
Soldier, Spy”, his dazzling 1974 novel which was made into both a television
series in 1979 and a film in 2011. All of these novels contain the same
taut language and keen eye for detail. But “The Spy Who Came in from the
Cold” remains his finest work. Nearly 30 years after the fall of the Berlin
wall, Mr le Carré’s novel still reverberates with frustration at the impotence
and deceit of the cold war. It is a reminder, if ever one was needed, of how
good fiction can question the way that governments work.
Read more: Emma Hogan
considers what makes John le Carré's voice
distinctive for Intelligent Life
Ngày 23 Tháng Giêng, 1963, Kim
Philby, gián điệp Anh (cộng tác viên một thời cho Người Kinh Tế) chuồn
qua Xô Viết. Chín tháng sau, “Điệp Viên Từ Miền Lạnh" ra lò. Giả tưởng, tất nhiên,
nhưng hình như nó còn thực hơn cả sự thực, phản chiếu một thực tại rộng
lớn hơn, cái gọi là Cuộc Chiến Lạnh. Bảnh hơn nữa, nó xuất
hiện, và sau đó, tiểu thuyết điệp viên thay đổi hẳn, không còn như
trước nữa. Cuốn tiểu thuyết mở ra với cảnh Alec Leamas, điệp
viên Anh, phụ trách một đơn vị phản gián ở Bá Linh, chờ 1 đệ
tử, biệt kích ném qua Đông Đức, bị cháy, và phải bỏ chạy, qua Trạm kiểm
soát Charlie. Ngay từ câu “rất” đầu tiên, là cái viết của Le Carré,
như 1 con rắn độc, thò mỏ ra chơi 1 phát. Những xen, cảnh thì được
chiếu sáng theo kiểu cà giựt, bằng “flashpoint” [điểm hỏa, tia loé]. Nhân
vật thì được phác họa bằng những câu sắc, lẹ. Câu văn ngắn, điểm đúng
huyệt. Tình tiết rắc rối, không dễ mò, nhưng không bao giờ lâm vô
tình trạng quá tải, với những nhân vật phụ, những cú xoắn thừa thãi,
hay khúc ngoặt không cần thiết. Không giống tiểu thuyết
gián điệp “James Bond 007”, thế giới của le Carré gân guốc, chai sạn,
và rặt một màu u tối. Leamas tự mình chuốc rượu mình, trong những căn
phòng tù mù, bàn ghế không phải không bày mà gần như đếch có.
Đờn bà thì câm, nếu không muốn nói là nín khe, trầy trụa, không phải
thứ lụa là gấm vóc của Ian Fleming. Xa vời cái thứ hoành tráng, say
đắm, những điệp viên của le Carré thì, bằng những từ của Leamas, "tuồng
ảo hóa đã bày ra đấy, toàn 1 lũ khùng điên, ba trợn, phản bội, những
tên sa đích, ghiền rượu,những kẻ
thắp sáng cuộc đời thối rữa của chúng, bằng cách chơi trò cao bồi
vs mọi da đỏ”, “a squalid procession of vain fools, traitors…pansies,
sadists and drunkards, people who play cowboys and Indians to brighten
their rotten lives”. Cái sự “trần thùi lụi”
này làm cho thế giới của những tên ma quỉ, gián điệp hai mang của le
Carré, nếu không “xác thực”, thì “đáng tin”, như chính ông viết, trong
lời bạt, 50 năm sau khi nó được xb lần thứ nhất. Cái viết ông mắc nợ
rất nhiều từ 1 bậc thầy khác, trong giới viết truyện điệp viên bảnh tỏng,
Graham Greene, và tác phẩm thần sầu của ông này, “Brighton Rock”, xb năm
1938. Nhưng cái vẻ gân guốc, chai sạn của “Tên Điệp Viên Từ Miền Lạnh”
còn có thể tìm thấy ở trong 1 giả tưởng khác, cũng xuất hiện vào
thời kỳ này. Năm năm trước đó, Allan Sillitoe viết về cuộc sống của giai
cấp lao động ở Nottingham, trong “Saturday Night, Sunday Morning”, đã
làm độc giả phát sốt với những miêu tả những vụ phá thai ở những con phố
sau, những chiều tối trải qua trong những quán rượu, bằng tiền trợ cấp
thất nghiệp. Vào năm 1956, John Osborne viết “Nhìn lại với Cáu Giận”,
“Look Back in Anger”, một vở kịch hiện thực xoay quanh một anh chàng trẻ
tuổi cáu giận, bất mãn. Tiểu thuyết của le Carré xoay quanh một chuyện
khác, và nó phản chiếu một vết nứt rạn rộng hơn, về thời hậu chiến Anh,
và mở ra 1 đường viết khác về cuộc sống ở xứ sở này. Chẳng bao lâu sau khi
cuốn tiểu thuyết xb, le Carré nghỉ chơi với sở ngoại giao và chỉ
lo viết. Chừng 20 cuốn tiếp theo, kể cả cuốn mới ra lò, đầu năm nay,
2013, “Một Sự Thực Thanh Nhã.” Tất cả đều có thứ văn phong căng thẳng,
và xoáy vào chi tiết. Nhưng “Điệp viên từ Miền Lạnh” kể như bảnh nhất.
Gần 30 năm sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, cuốn tiểu thuyết của le Carré
vẫn làm độc giả nhức nhối với Cuộc Chiến Lạnh, sự bất lực và dối trá
của nó. Cuốn tiểu thuyết nhắc nhở chúng ta, 1 giả tưởng, thứ thật bảnh,
có thể tra hỏi, về chuyện, nhà nước làm ăn ra làm sao.
Prospero
Hai bài
viết tuyệt vời về Le Carré.
Nhưng, cả hai tác giả, đều không nhận ra, chất thơ trong văn
Le Carré, nhất là ở trong cuốn đầu tay, tức Call for The Dead.
Đoạn "Gấu Cưng của tôi" được phản gián Anh test, mà chẳng tuyệt
sao.
Và nó làm Gấu nhớ đến Steiner, khi được Mẽo test.
Nhân viết về le Carré,
có 1 cuốn phim mới ra lò, phỏng theo tiểu thuyết của ông, rất ăn khách, The
Night Manager. GCC đang coi, OK lắm!
Ngày 23 Tháng Giêng, 1963, Kim
Philby, gián điệp Anh (cộng tác viên một thời cho Người Kinh Tế) chuồn
qua Xô Viết. Chín tháng sau, “Điệp Viên Từ Miền Lạnh" ra lò. Giả tưởng, tất nhiên, nhưng
hình như nó còn thực hơn cả sự thực, phản chiếu một thực tại rộng lớn
hơn, cái gọi là Cuộc Chiến Lạnh. Bảnh hơn nữa, nó xuất
hiện, và sau đó, tiểu thuyết điệp viên thay đổi hẳn, không còn như trước
nữa. Cuốn tiểu thuyết mở ra với cảnh Alec Leamas, điệp
viên Anh, phụ trách một đơn vị phản gián ở Bá Linh, chờ 1 đệ tử,
biệt kích ném qua Đông Đức, bị cháy, và phải bỏ chạy, qua Trạm kiểm
soát Charlie. Ngay từ câu “rất” đầu tiên, là cái viết của Le Carré,
như 1 con rắn độc, thò mỏ ra chơi 1 phát. Những xen, cảnh thì được
chiếu sáng theo kiểu cà giựt, bằng “flashpoint” [điểm hỏa, tia loé]. Nhân
vật thì được phác họa bằng những câu sắc, lẹ. Câu văn ngắn, điểm đúng huyệt.
Tình tiết rắc rối, không dễ mò, nhưng không bao giờ lâm vô tình trạng
quá tải, với những nhân vật phụ, những cú xoắn thừa thãi, hay khúc ngoặt
không cần thiết. Không giống tiểu thuyết
gián điệp “James Bond 007”, thế giới của le Carré gân guốc, chai sạn,
và rặt một màu u tối. Leamas tự mình chuốc rượu mình, trong những căn phòng
tù mù, bàn ghế không phải không bày mà gần như đếch có. Đờn bà thì
câm, nếu không muốn nói là nín khe, trầy trụa, không phải thứ lụa là
gấm vóc của Ian Fleming. Xa vời cái thứ hoành tráng, say đắm, những điệp
viên của le Carré thì, bằng những từ của Leamas, "tuồng ảo hóa đã bày
ra đấy, toàn 1 lũ khùng điên, ba trợn, phản bội, những tên sa đích,
ghiền rượu,những kẻ thắp sáng cuộc đời thối rữa
của chúng, bằng cách chơi trò cao bồi vs mọi da đỏ”, “a squalid procession
of vain fools, traitors…pansies, sadists and drunkards, people who play
cowboys and Indians to brighten their rotten lives”. Cái sự “trần thùi lụi” này
làm cho thế giới của những tên ma quỉ, gián điệp hai mang của le Carré,
nếu không “xác thực”, thì “đáng tin”, như chính ông viết, trong lời
bạt, 50 năm sau khi nó được xb lần thứ nhất. Cái viết ông mắc nợ rất nhiều
từ 1 bậc thầy khác, trong giới viết truyện điệp viên bảnh tỏng, Graham
Greene, và tác phẩm thần sầu của ông này, “Brighton Rock”, xb năm 1938.
Nhưng cái vẻ gân guốc, chai sạn của “Tên Điệp Viên Từ Miền Lạnh” còn
có thể tìm thấy ở trong 1 giả tưởng khác, cũng xuất hiện vào thời kỳ này.
Năm năm trước đó, Allan Sillitoe viết về cuộc sống của giai cấp lao động
ở Nottingham, trong “Saturday Night, Sunday Morning”, đã làm độc giả phát
sốt với những miêu tả những vụ phá thai ở những con phố sau, những chiều
tối trải qua trong những quán rượu, bằng tiền trợ cấp thất nghiệp. Vào
năm 1956, John Osborne viết “Nhìn lại với Cáu Giận”, “Look Back in Anger”,
một vở kịch hiện thực xoay quanh một anh chàng trẻ tuổi cáu giận, bất mãn.
Tiểu thuyết của le Carré xoay quanh một chuyện khác, và nó phản chiếu một
vết nứt rạn rộng hơn, về thời hậu chiến Anh, và mở ra 1 đường viết khác
về cuộc sống ở xứ sở này. Chẳng bao lâu sau khi cuốn
tiểu thuyết xb, le Carré nghỉ chơi với sở ngoại giao và chỉ lo viết.
Chừng 20 cuốn tiếp theo, kể cả cuốn mới ra lò, đầu năm nay, 2013, “Một
Sự Thực Thanh Nhã.” Tất cả đều có thứ văn phong căng thẳng, và xoáy vào chi
tiết. Nhưng “Điệp viên từ Miền Lạnh” kể như bảnh nhất. Gần 30 năm sau
khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ, cuốn tiểu thuyết của le Carré vẫn làm
độc giả nhức nhối với Cuộc Chiến Lạnh, sự bất lực và dối trá của nó.
Cuốn tiểu thuyết nhắc nhở chúng ta, 1 giả tưởng, thứ thật bảnh, có thể tra
hỏi, về chuyện, nhà nước làm ăn ra làm sao.
Prospero
Hai bài viết
tuyệt vời về Le Carré.
Nhưng, cả hai tác giả, đều không nhận ra, chất thơ trong văn Le Carré,
nhất là ở trong cuốn đầu tay, tức Call for The Dead.
Đoạn "Gấu Cưng của tôi" được phản gián Anh test, mà chẳng tuyệt sao.
Và nó làm Gấu nhớ đến Steiner, khi được Mẽo test.
Tình tự hắn khi thi hành công
tác thật lộn xộn, không sao hòa nhập. Công việc gây tò mò nơi hắn, khi đánh
giá từ một vị trí biệt lập, điều hắn học, một cái gì như là "tiềm năng
điệp viên" ở mỗi con người; khi nghĩ ra những trắc nghiệm chi li về tính
tình và hành vi có thể thông báo cho hắn về phẩm chất một ứng viên. Cái
phần này ở trong hắn thật vô tình và tàn nhẫn - Smiley trong vai trò này
là một tên lính đánh thuê quốc tế chuyên nghiệp, vô đạo đức và không hề
có một động cơ nào ngoài chuyện thỏa mãn cá nhân.Ngược lại, hắn
buồn rầu chứng kiến khoái lạc tự nhiên cứ chết dần trong hắn. Bản chất luôn
khép kín, hắn thấy mình lúc này co rúm lại trước những cám dỗ của tình bạn
và lòng chung thủy của con người; hắn cảnh giác hết mức, chính hắn, trước
những phản ứng bộc phát. Bằng sức mạnh lý trí, hắn ép mình quan sát nhân gian
với sự khách quan lâm sàng, và, bởi vì hắn không bất tử, và chắc không khỏi
lỗi lầm, hắn thù ghét và ghê sợ sự giả trá của đời mình. Nhưng Smiley là con người tình
cảm, và nỗi xa xứ ngày càng làm mạnh thêm tình yêu sâu thẳm của hắn với nước
Anh. Hắn ngấu nghiến những hồi ký về Oxford, vẻ đẹp, sự phóng khoáng trí
tuệ, tính chậm chạp chín mùi trong những phán đoán của nó. Hắn mơ về những
ngày nghỉ lộng gió mùa thu ở bến Hartland, những chuyến tản bộ dài trên
những vách đá ở Cornall, mặt trơn láng, nóng bỏng trước gió biển. Đây là
một cuộc sống thầm kín khác của hắn, và hắn càng ngày càng thù ghét sự
xâm nhập tục tằn của nước Đức mới, những bước dậm chân và la hét của đám
sinh viên đồng phục, những khuôn mặt sẹo, kiêu căng và những câu trả lời
hạ cấp của họ. Hắn cũng căm tức cái lối Phân khoa xía vô môn dạy của
hắn - nền văn học Đức yêu dấu của hắn. Và rồi một đêm, cái đêm khủng khiếp
của mùa đông l937 khi Smiley đứng ở cửa sổ phòng mình ngắm một đám lửa
trại lớn nơi sân trường Đại học: Vây quanh ngọn lửa, hàng trăm sinh viên
mặt hồ hởi bóng nhẫy dưới ánh lửa bập bùng. Và họ ném hàng trăm cuốn sách
của họ vào ngọn lửa ngoại đạo. Hắn biết tác giả của những cuốn sách: Thomas
Mann, Heine, Lessing, và hàng loạt những người khác, và Smiley bàn tay
ẩm ướt khum khum quanh đầu điếu thuốc, ngắm nhìn và thù hận, hả hê trong
nỗi chiến thắng vì đã nhận diện ra kẻ thù của mình.
-Harvard liên
lạc với ông? Lúc đó họ đã biết ông rồi à?
-Một người nào ở đó bảo
họ, rằng tôi là một sinh viên xứng đáng nhận vào môn văn chương so sánh,
thế là cái linh hồn bé bỏng, hợm hĩnh, ngu si của tôi mắc bẫy. Tôi thật
hạnh phúc ở Chicago,
và say mê quan hệ với trường. Tôi tới Harvard, và chỉ vài tuần là biết
ngay mình lầm: cái không khí hàn lâm ghẻ lạnh, sự kiện là, nếu bạn không
học ban cử nhân ở Harvard, thì chẳng có ai thèm biết đến bạn. Đây là
một trong những thời kỳ u ám nhất trong cuộc đời của tôi. Nhưng tôi có cái
liều, từ Illinois xin học bổng
Rhodes Scholarship thông qua trường Chicago. Tôi viết thư cho viện trưởng
Hutchins – đúng là liều bình phương, liều lũy thừa – và nói, đã lâu lắm
chưa có sinh viên nào được Rhodes, và tôi có thể dành một học bổng cho
ông. Ông ta thấy lý thú quá đến nỗi chịu làm một trong hai người đề cử tôi. -Làm thế nào ông thắng?
-Cú thắng này rất ly kỳ, gây ám ảnh, đến nỗi cho tới bây giờ tôi vẫn
còn đôi chút hoang mang. Họ phỏng vấn bạn, mãi khuya lắc khuya lơ, tại một
câu lạc bộ đồng quê. Giống như đối với nhân viên bộ ngoại giao. Họ gọi tôi
vào phòng, cùng với một người vào chung kết khác nữa, anh này có ngôi sao
vàng trường võ bị West Point trên cổ áo, và là một tay thủ quân của hai
đại học; họ nói, sẽ là "một trong hai anh. Các anh có mười phút để sửa soạn
một phát biểu ngắn gọn trước tiểu ban, cho biết quan điểm của mình, về
trường hợp Hiss." [Hai vợ chồng bị kết tội gián điệp, trao tài liệu nguyên
tử cho Nga]. (Đó là tháng Chạp 1950, giữa phiên tòa sử lần đầu, và lần thứ
nhì). Anh chàng hào hoa phong nhã được gọi vô trước, đứng nghiêm chào kính,
và nói, "Xin lỗi, tôi xin được không trả lời câu này, với tư cách là một
sĩ quan tương lai, vì vụ án còn đang tái thẩm". Tới lượt tôi, chẳng mảy
may ngần ngại, tôi khai triển câu trả lời dài của mình: Tôi tin tưởng, một
cách say mê, rằng bà ta mới là bên phạm tội, và ông ta đang hành sử quyền
khai man trước tòa một cách ngược ngạo, để bảo vệ bà ta. Tôi khai triển
nó vượt quá cả mọi hiểu biết, nhưng họ hoàn toàn bị đưa vào mê hồn trận.
Rồi họ nói với tôi, "Bây
giờ, chúng tôi muốn cho anh học bổng, nhưng vì trở ngại thể chất của anh,
không có một môn thể thao nào. Anh có mê một môn nào không?" "Ngoại trừ
cờ tướng ra," tôi nói, "tôi còn mê bóng đá Mỹ (American football)." Họ đưa
cho tôi cục phấn – chuyện này tất cả đều thực - và hỏi, tôi có thể chỉ cho
họ, sự khác biệt giữa split-T, T, và một đội hình đơn-cánh (a single-wing
formation). Tôi nói, "Chuyện dễ ợt", và tôi cứ thế bắt đầu, và họ nói, "Được
rồi, anh được học bổng." Câu chuyện thực hoàn toàn là như vậy.
Note: Bài phỏng vấn Steiner cực tuyệt.
Gấu dịch nó, khi vừa mới ra hải ngoại, cùng 1 số bài, như của Borges, Coetzee.... Giờ, già,
nhìn lại cũng thấy sợ, vì cái sự liều lĩnh của chính mình!
John
Le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh. Sinh năm
1931. Học Đại học Berne, Oxford. Dạy học tại Eton. Sau làm Bộ Ngoại
Giao, vì vậy ông không được phép dùng tên thật khi viết. Bút hiệu Le
Carré, tiếng Pháp có nghĩa là hình vuông, do ông tình cờ nhìn thấy
trên kính một cửa tiệm ở Luân đôn. Tuần báo Time đã mô tả ông: Người viết
truyện gián điệp số một của thời đại ông ta hiện đang sống. Và có lẽ
của mọi thời. Gọi Người Đã Chết, tác
phẩm đầu tay trong đó gói ghém tất cả ước vọng của tác giả, muốn sử
dụng thể loại gián điệp, một hình thức phổ cập, đại chúng, dể giải quyết
những vấn đề lớn lao, như văn chương, chính trị, thời đại... Ông còn
muốn tìm lại cội rễ của nó, vốn bắt nguồn từ bi hùng kịch Hy Lap.
— Màn Cuối (The Last Act) trong Gọi Người Đã Chết, độc giả, và có thể,
chính tác giả cũng không tiên đoán được kẻ thù sẽ phản ứng như thế nào:
Chúng sẽ làm một điều gì đó. Chắc chắn như vậy. Chúng ta còn có cơ
hội... Đối những độc giả quá
quen thuộc với Smiley, nhân vật chính của Le Carré qua những tác phẩm
The Spy who came in from the Cold, The Smiley People...
cơ hội đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, chấm dứt Chiến Tranh
Lạnh.
Chương Một
Lược sử George Smiley
Khi Phu nhân Ann Sercomb kết
hôn cùng George Smiley vào cuối cuộc chiến, bà mô tả trước vẻ sững sờ của
những người bạn khu Mayfair là hắn cù lần không sao chịu nổi. Hai năm sau,
khi bỏ hắn theo một anh chàng đua xe hơi người Cuba, bà úp úp mở mở tuyên
bố, nếu lúc này không dứt hắn ra, thì không bao giờ có thể làm nổi chuyện
đó, và Nam tước Sawley đã làm một chuyến đi đặc biệt tới câu lạc bộ của ông
ta, để đưa ra nhận xét là con mèo đã ra khỏi cái bị. (1)
(1) the cat was out of the bag:
Bí mật đã tiết lộ. Let the cat out of the bag: To disclose a secret. Bản
tiếng Pháp dịch là "le grand mot était lâché":Đại
ngôn đã được thốt ra. Nguồn
Nhận xét này, thoáng một dạo,
được coi là một câu dí dỏm, chỉ những người biết Smiley mới hiểu. Thấp, mập,
bản tánh thầm lặng , hắn có vẻ như tốn quá nhiều tiền cho mớ quần áo quá
ư tệ lậu, máng lên cái khung lùn như da một con cóc kịch cợm. Đúng ra, Sawley
dã tuyên bố trong buổi lễ cưới là "Sercomb lấy nhầm một con cóc đực phải gió".
Và Smiley chẳng biết gì về mô tả này, lịch bịch bước xuống hành lang nhà
thờ, đi tìm nụ hôn biến anh ta thành vị Hoàng tử.
Hắn giàu hay nghèo, một gã nhà quê hay một tay giáo sĩ ?. Bà ta moi hắn
ở đâu ra vậy ?. Sự bất xứng đôi càng nổi bật vì vẻ đẹp lồ lộ của Phu nhân
Ann, bí mật hôn nhân còn tăng thêm vì chú rể và cô dâu không môn dăng hộ
dối. Nhưng những lời ngồi lê dôi mách vốn chỉ nhìn những người trong cuộc
đen trắng rõ ràng, gán cho họ những tội lỗi, những động cơ dễ loan truyền
theo lối đàm thoại tốc ký. Thế là Smiley, không trường ốc, không cha mẹ,
không nghề ngỗng, không tài sản hoặc khố rách áo ôm, du hành không nhãn
hiệu trong toa lính hầu trên chuyến tốc hành xã hội, chẳng mấy chốc trở thành
món đồ bị thất lạc, và khi vụ ly dị xảy ra rồi qua di, trở thành vô thừa
nhận trên cái giá bụi của bản tin ngày hôm qua.
Khi Phu nhân theo ngôi sao của mình đi Cuba, bà có chút suy nghĩ về Smiley.
Miễn cưỡng thán phục, bà thừa nhận với chính mình, nếu có người đàn ông độc
nhất trong đời bà, Smiley chính là người đó. Hồi tưởng lại, bà hài lòng vì
đã phô rõ điều này qua thánh lễ hôn nhân.
Hậu quả việc ra đi của Phu nhân Ann đối với người chồng cũ không làm xã
hội quan tâm. Thực tình, xã hội chẳng màng tới những gì xảy ra sau cơn xúc
dộng. Tuy nhiên cũng lý thú nếu biết được Sawley và đồng bọn đã nghĩ gì về
phản ứng của Smiley, về bộ mặt đẫy đà với cặp kính, hằn lên vì quá tập trung
mỗi lần hắn say sưa đọc những nhà thơ Đức chẳng phải hàng đầu, đôi tay mũm
mĩm, ướt nhẹp nắm chặt lại dưới đôi tay áo lòng thòng. Nhưng thừa dịp, Sawley
nhún nhẹ vai buông một câu. Đi là chạy ở trên dường một ít". Ông ta như không
hay rằng, cho dù Phu nhân chỉ chạy đi, một chút con người Smiley thực sự đã
chết..
Phần sống sót trong Smiley cũng chật chìa so với bề ngoài, như tình yêu,
hoặc thú thưởng ngọan những nhà thơ không được đời biết tới . Đó là nghiệp
vụ của hắn, nghề làm viên chức tình báo. Hắn thích nghề đó, một nghề đã ân
sủng ban cho hắn những đồng nghiệp tính khí và gốc gác mù mờ y như hắn. Nó
cũng cung cấp điều mà hắn có lần yêu nhất trong dời: Dạo chơi như một học
giả trong cõi bí ẩn của hành vi con người được uốn nắn qua áp dụng thực tế
những diễn dịch của chính mình.
Một lúc nào đó trong thập niên l920 khi Smiley rời ngôi trường không tăm
tiếng của mình, mắt nhắm mắt mở lần theo những hành lang âm u của học viện
Oxford không tiếng tăm, hắn ước mơ làm một Nghiên cưú sinh và dâng trọn cuộc
đời cho những nhà văn mờ nhạt của nước Đức thế kỷ l7. Nhưng người phụ đạo
biết Smiley rõ hơn, đã khéo léo kéo hắn ra khỏi những thành đạt đúng ra
sẽ là của hắn. Thế là một sáng đẹp trời, tháng 7 năm l928 một anh chàng Smiley
khá hồng hào ngơ ngác ngồi trước ban phỏng vấn của Hội đồng hải ngoại về
Nghiên cứu học thuật, một tổ chức thật vô lý hắn chưa hề nghe nói tới. Jebedee,
người phụ đạo, mơ hồ một cách lạ lùng trong lời giới thiệu : "Smiley hãy
cho họ thử, có thể họ sẽ nhận, và trả anh khá hậu đủ bảo đảm cho anh một
chốn giao du thanh lịch". Nhưng Smiley thấy chán và nói luôn. Hắn băn khoăn,
Jebedee vốn rất chính xác, sao lơ mơ như vậy. Trong thoáng bực bội, hắn đồng
ý hoãn trả lời Học viên chư linh tới khi đã được gặp "những con người bí
ẩn" của Jebedee.
Hắn không được giới thiệu với Ủy ban, nhưng đã biết phân nửa những thành
viên. Có Fielding, chuyên về thời trung cổ ở Pháp thuộc Đại học Cambridge,
Sparke, Trường Ngôn ngữ Dông phương, và Steed-Asprey, đã có mặt tại bàn danh
dự bữa dạ tiệc của Jebedee mà Smiley là khách được mời. Hắn phải thú nhận
là mình xúc động, Để Fielding phải chịu rời những căn phòng của ông ta, khoan
nói tới Cambridge, riêng việc đó đã là một phép lạ. Sau này, Smiley vẫn
nghĩ cuộc phỏng vấn giống như một điệu múa quạt, từng cá nhân bộc lộ những
phần khác nhau của một toàn thể bí mật. Sau cùng Steed-Asprey, hình như
vị Chủ tịch, vén màn cuối, và sự thực sừng sững trước Smiley với tất cả sự
trần trụi chói lòa của nó. Hắn được đề nghị một chức việc trong cái mà, vì
Steed-Asprey không chọn được một cái tên tốt đẹp hơn, đã đỏ mặt diễn tả,
là Cơ quan mật vụ.
Smiley xin có thời gian để suy nghĩ. Họ cho hắn một tuần, chẳng ai đề
cập đến chuyện lương bổng.
Đêm đó hắn trọ ở Luân đôn, tại một nơi khá sang và đóng bộ tới kịch viện.
Hắn cảm thấy lâng lâng lạ thường, và điều này làm hắn lo lo. Hắn biết rõ
mình sẽ nhận, rằng mình có thể làm vậy ngay tại cuộc phỏng vấn. Chỉ là cẩn
thận theo bản năng và có lẽ, một ham muốn khả dĩ tha thứ được - chơi trò
đỏng đảnh với Fielding - đã ngăn cản hắn nhận lời ngay.
Sau nhận tới huấn luyện: những căn nhà vô danh ở vùng quê, những huấn
luyện viên vô danh, những chuyến đi, vô kể số, và một triển vọng diệu kỳ
ngày càng lộ rõ về một việc làm hoàn toàn đơn độc.
Nơi công tác đầu tiên khá dễ chịu: Hai năm giảng viên Anh ngữ tại một
Đại học Đức ở tỉnh lẻ. Thuyết giảng về thi sĩ Keats và những kỳ nghỉ trong
những quán trọ dành cho dân săn bắn tại vùng Bavaria cùng những toán sinh
viên Đức đạo mạo và lang chạ một cách trang trọng. Cuối mỗi kỳ nghỉ dài,
hắn đem vài sinh viên trong đám họ về Anh, và sau khi đã nhắm sẵn những
kẻ xài được, hắn chuyển đề nghị bằng những phương tiện lén lút, tới một
địa chỉ ở Bonn; trong suốt hai năm trời, hắn hoàn toàn mù tịt về những đề
nghị của mình được chấp nhận hay bị bác bỏ. Thực tình hắn chẳng có cách
nào biết được những thông điệp của mình có tới nơi nhận hay không, và khi
ở Anh, hắn không hề liên lạc với Bộ. Tình tự hắn khi thi hành công tác thật
lộn xộn, không sao hòa nhập. Công việc gây tò mò nơi hắn, khi đánh giá từ
một vị trí biệt lập, điều hắn học, một cái gì như là "tiềm năng điệp viên"
ở mỗi con người; khi nghĩ ra những trắc nghiệm chi li về tính tình và hành
vi có thể thông báo cho hắn về phẩm chất một ứng viên. Cái phần này ở trong
hắn thật vô tình và tàn nhẫn - Smiley trong vai trò này là một tên lính đánh
thuê quốc tế chuyên nghiệp, vô đạo đức và không hề có một động cơ nào ngoài
chuyện thỏa mãn cá nhân.Ngược lại, hắn buồn rầu chứng kiến khoái
lạc tự nhiên cứ chết dần trong hắn. Bản chất luôn khép kín, hắn thấy mình
lúc này co rúm lại trước những cám dỗ của tình bạn và lòng chung thủy của
con người; hắn cảnh giác hết mức, chính hắn, trước những phản ứng bộc phát.
Bằng sức mạnh lý trí, hắn ép mình quan sát nhân gian với sự khách quan lâm
sàng, và, bởi vì hắn không bất tử, và chắc không khỏi lỗi lầm, hắn thù ghét
và ghê sợ sự giả trá của đời mình. Nhưng Smiley là con người tình cảm,
và nỗi xa xứ ngày càng làm mạnh thêm tình yêu sâu thẳm của hắn với nước Anh.
Hắn ngấu nghiến những hồi ký về Oxford, vẻ đẹp, sự phóng khoáng trí tuệ,
tính chậm chạp chín mùi trong những phán đoán của nó. Hắn mơ về những ngày
nghỉ lộng gió mùa thu ở bến Hartland, những chuyến tản bộ dài trên những
vách đá ở Cornall, mặt trơn láng, nóng bỏng trước gió biển. Đây là một cuộc
sống thầm kín khác của hắn, và hắn càng ngày càng thù ghét sự xâm nhập tục
tằn của nước Đức mới, những bước dậm chân và la hét của đám sinh viên đồng
phục, những khuôn mặt sẹo, kiêu căng và những câu trả lời hạ cấp của họ.
Hắn cũng căm tức cái lối Phân khoa xía vô môn dạy của hắn - nền văn học Đức
yêu dấu của hắn. Và rồi một đêm, cái đêm khủng khiếp của mùa đông l937 khi
Smiley đứng ở cửa sổ phòng mình ngắm một đám lửa trại lớn nơi sân trường
Đại học: Vây quanh ngọn lửa, hàng trăm sinh viên mặt hồ hởi bóng nhẫy dưới
ánh lửa bập bùng. Và họ ném hàng trăm cuốn sách của họ vào ngọn lửa ngoại
đạo. Hắn biết tác giả của những cuốn sách: Thomas Mann, Heine, Lessing, và
hàng loạt những người khác, và Smiley bàn tay ẩm ướt khum khum quanh đầu
điếu thuốc, ngắm nhìn và thù hận, hả hê trong nỗi chiến thắng vì đã nhận
diện ra kẻ thù của mình. l939, hắn có mặt ở Thuỵ Điển, nhân
viên được bảo chứng của một hãng chế tạo vũ khí nhẹ nổi tiếng của Thụy Sĩ;
mối làm ăn được ghi lùi lại ngày cho thuận tiện. Cũng để cho thuận tiện, tướng
mạo của hắn đã phần nào biến cải, bởi vì Smiley khám phá ra hắn có tài nhập
vai hơn hẳn cái trò thô thiển về thay đổi mái tóc hoặc thêm hàng ria mép
nho nhỏ. Trong bốn năm hắn đóng vai đi đi lại lại giữa Thụy Sĩ, Thụy Điển
và Đức, hắn không ngờ mình bị hoảng sợ lâu đến như thế. Hắn mắc cơn kích
giật nơi mắt trái, mười lăm năm sau vẫn còn, sự căng thẳng vạch những đường
hằn trên đôi má phính, trên trán. Hắn học được, làm sao để có thể không bao
giờ ngủ, không bao giờ xả hơi, làm sao cảm thấy nhịp đập hoài hoài của trái
tim của chính mình bất kể ngày và đêm, làm sao với tới những cực điểm của
nỗi cô đơn và sự thương thân, làm sao nhận ra niềm dục vọng bất thần không
đắn đo về một người đàn bà, một ly rượu, một vận động, và thuốc, bất kể thứ
thuốc gì bứng đi sự căng thẳng của đời mình. Trên cái nền đó hắn làm doanh thương
đích thực và làm gián điệp. Theo thời gian, mạng lưới mở rộng, và những nước
khác chỉnh đốn sự thiếu hụt về tầm nhìn xa và việc chuẩn bị. Năm l943, hắn được gọi về. Trong sáu
tuần hắn mong quay lại, nhưng chảng bao giờ họ cho hắn đi, "Anh hết thời rồi",
Steed-Asprey bảo hắn. "Huấn luyện người mới. Nghỉ ngơi thôi. Lấy vợ chẳng
hạn. Hưởng nhàn". Smiley ngỏ lời với cô bí thư của Steed-Asprey,
Phu nhân Ann Sercomb. Chiến tranh chấm dứt. Họ trả lương
thôi việc, hắn đưa cô vợ đẹp về Oxford để đắm mình vào trong những áng văn
tối tăm của nước Đức thế kỷ l7. Nhưng hai năm sau, Phu nhân Ann ở Cuba và
một tiết lộ của một thư ký mật mã trẻ tuổi người Nga ở Ottawa phát sinh yêu
cầu mới đối với những người có kinh nghiệm như Smiley. Công việc mới mẻ, mối đe dọa mơ hồ,
thoạt đầu hắn thích. Nhưng đám trẻ nhảy vô, đầu óc tươi tắn hơn, có lẽ vậy.
Smiley không phải thứ tài nguyên để thăng tiến, điều này thấm dần ,và Smiley
bước vào khoảng trung niên của cuộc đời mà chưa từng hay mình dã có thời
trẻ tuổi, và hắn - qua cung cách lịch sự nhất khả dĩ có được - bị xếp xó. Mọi chuyện đổi thay. Steed-Asprey đi
rồi. Ông chạy trốn thế giới mới qua Ấn Độ truy tìm một nền văn minh khác.
Jebedee chết. Ông đáp xe lửa tại thành phố Lille, năm l94l, cùng một hiệu
thính viên trẻ người Bỉ, và người ta không còn được tin tức gì về họ. Fielding
ăn nằm với một luận án mới về Romain Rolland - chỉ Maston là còn; Maston,
kẻ chuyên nghề hoạn lộ, được tuyển mộ trong thời chiến, Cố vấn tình báo của
Hội đồng Bộ Trưởng. "Người", Jebedee nói, "chơi quần vợt quyền lực ở sân Wimbledon".
Liên minh Bắc Đại Tây Dương, những biện pháp tuyệt vọng được người Mỹ để
mắt tới, đã làm toàn bộ bản chất Điệp vụ của Smiley trở nên lỗi thời. Những
ngày tháng với Steed-Asprey đã xa khuất mù, cái thuở bạn không chừng đã nhận
lệnh qua ly rượu mạnh trong những căn phòng của ông ta ở Magdalen; chất
tài tử ngẫu hứng của một dúm người đầy tài năng, lương bổng chẳng màng đã
nhường chỗ cho tính hữu hiệu, chất thư lại và tật bè phái của một nha sở
cỡ nhà nước - Thực tình đều trong vòng thao túng của Maston, với những bộ
đồ đắt tiền, tước phong quí tộc, mớ tóc xám uy nghi, mớ cà vạt màu ngân nhũ,
Maston, người nhớ cả sinh nhật cô thư ký của ông ta, một người mà phong
thái được truyền tụng giữa mấy bà mấy cô tại văn phòng tiếp tân; Maston
xin lỗi về việc mở rộng giang sơn của mình, ân hận phải rời tới những căn
pnòng rộng hơn nữa; Maston chủ tọa những buổi tiệc thanh lịch, tại nhà nghỉ
ở Hentley, và ngấu nghiến những thành công của thuộc hạ. Họ đã đem ông ta vào, trong thời chiến,
người công chức chuyên môn từ một nha sở chính thống, một người lo giấy tờ
và hòa nhập sự xuất sắc của nhân viên với guồng máy quan liêu nặng nề. Thật
là một an tâm cho mấy ông lớn khi xử sự với một người họ rành rẽ, một người
có thể giản lược mọi mầu thành mầu xám, kẻ biết những ông chủ của mình, và
có thể thông thuộc đường đi nước bước giữa họ. Và ông ta làm điều đó thật
khéo léo. Họ thích lối hạ mình của ông ta khi bảo vệ những hoang đàng của
thuộc hạ, sự uốn éo khi hoạch định những cam kết mới. Ông ta cũng không chê
lợi lộc của một tay áo chùng.dao găm bất đắc dĩ, áo chùng cho quan thầy còn
dao găm cho đệ tử. Chức vụ ông ta ngụy trang thật kỳ cục. Không phải Giám
đốc sở trên danh nghĩa, mà là Cố vấn Tình báo cho Hội đồng Bộ Trửơng, và
Steed Asprey đã mô tả ông ta, một lần cho tất cả mọi lần, là quan Tổng quản
Thái giám. Đây là một thế giới mới đối với Smiley:
những hành lang sáng choang, những người trẻ thông minh. Hắn thấy mình quê
mùa, cổ hủ, thấy nuối tiếc căn nhà trệt ọp ẹp khu Knightsbridge, nơi mọi chuyện
bắt đầu. Bộ dạng hắn như cũng phản chiếu sự thiếu thoải mái này dưới dạng
suy nhược thể chất, khiến cho hắn hơn bất cứ lúc nào, ngày một thêm lọng
cọng, giống y chang một con cóc. Hắn nhấp nháy con mắt nhiều hơn, và mang
thêm biệt danh Chuột nhũi. Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và
luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi. Smiley lúc này đã quá tuổi đi công
tác nước ngoài. Maston đã rõ ràng trong việc này: " Bạn ơI, dù sao không
nhiều thì ít bạn cũng bị cuốn hút vào tất cả mọi chuyện sục sạo trong cuộc
chiến rồi .Tốt hơn nên nằm nhà ông bạn già ạ, và giữ cho bếp lửa cháy đều". Điều này phần nào giải thích cảnh Smiley
ngồi ghế sau một chiếc taxi ở Luân đôn vào lúc hai giờ sáng bữa thứ tư, ngày
mồng 4 tháng giêng, trên đường tới Gánh Xiếc Cambrigde (1)
(1)
Sở mật vụ (CTND)
CHƯƠNG
II
Không
hề tạ khách
Trong
taxi hắn cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui, tuồn
từ chiếc giường, được tích trữ nhằm chống đỡ đêm tháng giêng ẩm ướt. An toàn
vì không thực: Đây là hồn ma của mình lang thang trên đường phố Luânđôn ,
ghi nhận mấy tay đi tìm khoái lạc kém may mắn, lui cui dưới những chiếc dù
của đám giữ cửa; mấy cô gái ăn sương: Món quà bọc dưới lớp áo mủ mờ mờ . Hồn
ma của mình, hắn đoan chắc,đã vươn lên từ đáy giếng là giấc ngủ sâu, tắt
điện thoại đang ré trên chiếc bàn ngủ... Phố Oxford... Tại sao chỉ Luânđôn
là thủ đô duy nhất trên thế giới đánh mất đi cá tính về đêm của nó?. Khép
chặt áo choàng cho sát người, Smiley có thể nghĩ, không nơi nào,từ Los Angeles
ở Mỹ, tới Bern ở Thụy sĩ, lại có một thành phố sẵn sàng từ bỏ cuộc phấn đấu
ban ngày để có một bản sắc riêng như thế.
Xe quẹo
vô Gánh Xiếc Cambrige, và Smiley ngồi bật dậy. Hắn nhớ ra lý do Sĩ quan trực
réo điện thoại, và hồi ức tàn nhẫn kéo hắn ra khỏi cơn mộng. Cuộc đàm thoại
trở lại từng chữ, một kỳ công hồi tưởng hắn đạt được từ thưở nào. "Đây là Sĩ quan trực, Smiley. Cố vấn
muốn nói chuyện...." "Smiley, Maston đây. Anh phỏng vấn
Samuel Arthur Fennan bên Bộ Ngoại giao bữa thứ hai phải không?." "Vâng, đúng là tôi. "Vụ đó ra sao ?. "Thư nặc danh tố là đảng viên khi học
Oxford. Phỏng vấn theo thường lệ, được Giám đốc an ninh cho phép." (Fennan không thể phàn nàn, Smiley
nghĩ, hắn biết mình sẽ minh oan cho hắn. Không có gì bất thường. Không có
gì hết). "Anh có bênh vực hắn chút nào không?
Có...căng không, Smiley hãy cho tôi biết". (Trời, lão hoảng rồi. Fennan phải
đưa cả nội các ra chơi tụi mình). "Không. Chỉ là phỏng vấn rất là thân
thiện. Bọn tôi khoái nhau, tôi nghĩ vậy,thực tình tôi hơi lố trong việc biện
hộ". "Sao, Smiley, sao ?". "À, tôi gần như bảo thẳng hắn đừng
lo". "Anh bảo sao ? ." "Tôi bảo hắn đừng lo. Rõ ràng là hắn
hơi hoảng, nên tôi bảo vậy". "Anh bảo hắn như thế nào?" "Tôi nói tôi không có quyền và cả Tổng
nha cũng vậy, nhưng tôi thấy không có lý do gì để chúng ta làm phiền hắn nữa". "Chỉ có thế thôi sao ?. Smiley ngưng một giâỵ. Hắn chưa từng
thấy Maston như thế này bao giờ, chưa từng thấy lão lệ thuộc đến như vậỵ. "Vâng . Chỉ có vậy. Tuyệt đối chỉ có
vậy". (Lão sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho mình về chuyện này .Bao nhiêu vẻ bình
tĩnh được tính toán, bao nhiêu áo màu kem, cà vạt màu ngân nhũ, những bữa
ăn thanh lịch với hàng Bộ Trưởng, hóa ra chỉ có vậy! ) "Hắn nói anh gieo sự hoài nghi về lòng
trung thành của hắn, rằng sự nghiệp của hắn ở bộ Ngoại giao thế là tiêu, rằng
hắn là nạn nhân của bọn chỉ điểm ăn lương". "Hắn nói sao ? Thằng chả khùng nặng
rồi. Hắn biết rõ hắn đã được minh oan. Hắn còn muốn gì nữa ?. "Chẳng muốn gì. Hắn chết rồi. Tự sát
lúc 10.30 tối naỵ. Để lại thư cho Bộ Trưởng Ngoại giao. Cảnh sát gọi thư ký
của ông Bộ Trưởng và được phép mở thư . Rồi họ cho chúng ta biết. Sẽ có điều
tra. Smiley, anh chắc chắn không?" "Chắc chắn về cái gì?." "...Thôi không sao. Ghé lại đây càng
sớm càng tốt ". Phải hàng giờ hắn mới kiếm được taxi.
Hắn gọi ba đường dây, chẳng nơi nào trả lời . Sau cùng được đường dây Công
trường Sloan, và Smiley đứng chờ ở cửa sổ, mình quấn áo choàng, cho tới khi
nhìn thấy taxi trờ tới cửa nhà. Cảnh tượng gợi nhớ những trận oanh kích hồi
còn ở Đức. Cũng một nỗi bồn chồn vẩn vơ trong đêm im vắng. Tới Gánh Xiếc Cambrige, hắn ngừng
xe cách Sở chừng trăm thuước, phần vì thói quen,phần vì muốn đầu óc tỉnh
táo phòng hờ cuộc điều tra nóng bỏng của Maston.
Hắn
trình thẻ ra vào cho Cảnh sát trực và lầm lũi tới thang máỵ. Viên Sĩ quan
trực thở phào khi thấy hắn xuất hiện. Cả hai cùng đi dọc theo hành lang mầu
kem. "Maston đi gặp Chim sẻ ở Scottland
Yard. Đang tranh dành xem khối Cảnh sát nào xử lý vụ nầy . Chim sẻ nói để
Cảnh sát đặc biệt, Evelyn nói để khối Điều tra hình sự, còn Cảnh sát Quận
Surrey không hiểu tại sao họ bị đì như vậy. Thật rối như đám ma. Nào mình
đi uống cà phê quán Cóc trong khu. Không có nhậu, nhưng cũng tạm được". Smiley thấy biết ơn vì Peter Guillam
trực đêm nay . Một người lịch lãm, thông minh từng chuyên về Tình báo vệ tinh,
loại bạn có tình luôn có sẵn một thời khóa biểu và một con dao bỏ túi. "Bên Đặc biệt gọi lúc 12.05. Vợ. Fennan
đi coi hát, đến khi một mình về nhà lúc 11. giờ thiếu 15 mới phát giác ra
hắn .Sau cùng bà ta gọi Cảnh sát". "Hắn ở đâu đó trong quận Surrey". "Vùng Walliston, khỏi thông lộ Kingston
.Ngay bìa Đô thành. Khi Cảnh sát tới, họ thấy thư gửi bộ Ngoại giao trên sàn
nhà, bên cạnh xác chết. Tay trưởng toán gọi Cảnh sát trưởng, ông này gọi
sĩ quan trực bộ Nội vụ, ông này gọi thư ký thường trực bộ Ngoại giao, sau
cùng họ được phép mở thư. Và cuộc vui bắt đầu". "Nữa đi". "Giám đốc nhân viên bộ Ngoại giao gọi
tụi mình. Ông ta đòi số điện thoại riêng của Cố vấn. Rằng, đây là lần cuối
cùng An ninh đụng tới người của ông ta,rằng Fennan là một viên chức trung
thành, tài năng, vv...và vv..." "Hắn thế thật. Hắn thế thật" "Ông ta nói toàn bộ vụ này cho thấy
là An ninh qúa lố. Rằng phương pháp mật vụ Đức Gestapo, ngay cả khi không
có mối đe dọa thực sự nào để châm chước..." "Tớ cho số của cố vấn ,và quay số này
bằng một đường dây khác, trong lúc ông ta vẫn lảm nhảm. Bằng một cú thần sầu
tớ ngắt bộ Ngoại giao ở một điện thoại, và gọi báo tin cho Maston qua một
điện thoại khác. Lúc đó là12 giờ 20. Maston tới đây lúc 1 giờ, như bà bầu
sắp ở cữ. Sáng mai lão phải trình Bộ Trưởng ". Trong giây lát cả hai lặng im, trong
khi Guillam cho cà phê nguyên vào ly và thêm nước sôi từ chiếc ấm điện . Guillam hỏi : "Hắn ta ra sao ? "Ai? Fennan hả? Được lắm, cho tới tối
nay, tôi có thể nói như vậy. Bây giờ hắn làm mình điên đầu . Xem ra thì đúng
là Do thái . Gia đình theo Chính thống, nhưng hắn bỏ hết khi học Oxford và
quay qua Mácxit . Lanh lợi, có văn hóa ... Một người biết điều,ăn nói nhỏ
nhẹ, biết lắng nghe. Vẫn chịu học, anh thấy đấy, sự kiện đâu có ít. Bất cứ
ai tố hắn đều đúng. Hắn đã ở trong Đảng". "Bao nhêu tuổi". "44 Ngó thực sự già hơn". Smiley tiếp tục trong lúc đảo mắt quanh
phòng . "Gương mặt nhạy cảm, tóc đen chải theo
lối sinh viên, nhìn nghiêng như thanh niên 20 tuổi, da khô mịn, hơi trắng.
Vết nhăn cũng rất nhiều, chạy chằng chịt, căt da thành ô vuông. Ngón tay rất
thon ... Loại người chắc nịch, trọn một khối. Tìm vui một thân. Đau khổ một
mình. Tôi đoán vậy". Cả hai đứng dậy khi Maston bước vô. "Ah! Smiley, vô đi." Lão mở cửa, dơ cánh tay trái ra để
hướng dẫn Smiley vô trước . Phòng Maston không có tài sản nào thuộc nhà nước
. Lão có lần mua nguyên bộ sưu tập tranh mầu nước thế kỷ 19, vài bức được
treo trên tường . Ngoài ra toàn là đồ dởm, Smiley chắc chắn như vậy, Maston
thì cũng rứa, đồ dởm, cho tiện việc. Bộ đồ mầu quá lạt so với sự trang nghiêm,
sợi dây đeo kính một mắt vắt ngang áo sơ mi luôn luôn là màu kem. Cà vạt len
màu xám nhạt. Một người Đức sẽ gọi là flott ( hoa hoè hoa sói) , Smiley nghĩ
thầm; bảnh bao - đúng giấc mơ của một cô bán quán về một nhà quí tộc chính
hiệu. "Tôi đã gặp Chim sẻ. Rõ là một vụ tự
tử. Xác đã được đem đi, ngoài một số thủ tục thông thường, Cảnh sát sẽ không
làm gì khác .Sẽ có điều tra trong vòng một hoặc hai ngày. Đã cùng đồng ý với
nhau như vậy - Smiley,tôi không thể nhấn mạnh, là sẽ không có một lời nào
được đưa ra báo chí về mối quan tâm trước đó của chúng ta đối với Fennan". "Tôi hiểu ." (Ông thật nguy hiểm, Maston
ạ. Ông yếu đuối và hoảng sợ. Tôi biết, treo cổ ai cũng được, trước khi tới
phiên ông. Cách ông nhìn tôi là đủ hiểu -Ông đang
nhắm chừng sợi dây treo cổ dành cho tôi). "Đừng nghĩ tôi đang chỉ trích, Smiley;
nói cho cùng nếu ông Giám đốc an ninh đã phê chuẩn cuộc phỏng vấn thì anh
không có gì phải lo". "Ngoại trừ Fennan". "Đúng thế . Đáng tiếc là ông Giám đốc
An ninh quên không ký biên bản đề nghị phỏng vấn . Chắc ông ta nói miệng,
phải không?. "Vâng. Tôi chắc chắn ông ta sẽ xác
nhận chuyện đó." Maston lại ngắm Smiley, tia mắt nhọn
hoắt, tính toán; có cái gì vương vướng nơi cổ họng Smiley . Hắn biết mình
đang khăng khăng không chịu thỏa hiệp, còn Maston muốn hắn thân cận, muốn
hắn toa rập với lão. "Anh biết Sở của Fennan đã liên hệ
với tôi ?." "Vâng ". "Sẽ phải có điều tra . Rất có thể khó
gạt đám báo chí ra ngoài. Chắc chắn việc đầu tiên tôi phải làm ngày mai là
gặp ông Bộ Trưởng Nội vụ ( Hù dọa ta đây...Thử lần nữa...Mình luống tuổi
rồi ....Phải nghĩ đến hưu trí ...Thất nghiệp cũng nên ... Nhưng ta không chia
sẻ sự dối trá của ngươi đâu, Maston ạ.) "Tôi phải nắm toàn bộ sự kiện, Simley.
Tôi phải làm bổn phận của tôi. Nếu có bất cứ chuyện gì anh cảm thấy nên
cho tôi biết về cuộc phỏng vấn, bất cứ chuyện gì anh chưa ghi lại trong hồ
sơ chẳng hạn, bây giờ cho tôi biết để tôi thẩm định ý nghĩa của nó." "Thật sự, chẳng còn điều gì để thêm
vô hồ sơ, và những gì tôi vừa nói với ông hồi hôm . Có lẽ ông cũng nên biết,
( Tiếng "Ông " có vẻ hơi gằn một chút), có lẽ ông cũng nên biết tôi tiến hành
cuộc phỏng vấn trong bầu không khí hết sức thoải mái. Lời cáo buộc Fennan
khá mỏng manh - Sinh viên vào Đảng thập niên 1930, tiếng đồn mơ hồ hiện nay
vẫn là cảm tình viên. Phân nửa Nội các những năm 30 đều vào Đảng".
Maston nhíu mày. "Khi tôi tới văn phòng anh ta tại bộ
Ngoại giao, lúc đó hóa ra khá đông người ra vào, nên tôi đề nghị cả hai ra
công viên đi dạo " . "Tiếp tục đi". "Vậy là chúng tôi đi dạo. Bữa đó trời
nắng, lạnh, và khá dễ chịu. Chúng tôi ngắm bầy vịt ". Maston tỏ dấu nóng nảy. "Chúng tôi ở công viên chừng nủa giờ.
Toàn là anh ta nói. Thông minh, lưu loát, lôi cuốn. Nhưng bồn chồn, cũng đúng
thôi. Những người như vậy ưa nói về họ, và tôi nghĩ anh ta mừng vì có dịp
được nói một lần cho xong. Anh ta kể toàn bộ câu chuyện - có vẻ khoái nêu
tên từng nhân vật trong cuộc - và rồi chúng tôi tới một quán cà phê espresso
mà anh ta quen ở gần Millbank " . "Tới đâu ?" . "Quán cà phê hơi espresso. — đó họ
bán loại cà phê đặc biệt một hào một ly. Chúng tôi làm vài ly . ". "Tôi hiểu . Vậy là trong hoàn cảnh...
chén anh chén tôi đó anh đã bảo hắn Tổng nha sẽ không đề nghị biện pháp nào
khác " . "Vâng . Chúng ta thường làm vậy, nhưng
theo thông lệ chúng ta sẽ không ghi vô hồ sơ ". Maston gật đầu. Mấy chuyện
đó thì lão hiểu, Smiley nghĩ thầm. Trời đất ơi! Lão này thực tởm quá. Nhìn
ra bộ mặt khó thương của lão như hắn đã trông đợi thực là khoái. "Vậy tôi có thể coi việc hắn tự tử-
và luôn cả lá thư - là hoàn toàn bất ngờ đối với anh? Anh không tìm được lời
giải thích? "Nếu tôi tìm ra được thì đáng kể thật
". "Anh không nghĩ ra ai tố cáo hắn ?." "Không ". "Hắn có vợ , chắc anh biết ?." "Vâng ". "Tôi tự hỏi ... không chừng vợ hắn
ta có thể cho chút manh mối . Tôi ngần ngại không muốn đưa ra đề nghị nhưng
một người thuộc Tổng nha nên đến gặp bà ta và nếu câu chuyện diễn tiến tốt
đẹp, hỏi bà ta về mọi chuyện đó." "Ngay lúc này ?" Maston đứng bên chiếc bàn giấy đồ sộ,
tẻ ngắt, loay hoay với mớ đồ nghề của đám doanh thương - dao dọc giấy, hộp
thuốc lá, bật lửa - toàn bộ mớ cao đơn hoàn tán dành cho việc chiêu đãi. Hắn
phô cổ tay áo màu kem ra đến cả khúc, Smiley nghĩ thầm, ngắm nghía hai bàn
tay trắng trẻo của lão . Maston ngó lên, bộ mặt thiện cảm . "Smiley, tôi biết anh bị xúc động,
nhưng hãy để thảm kịch qua một bên, anh phải cố hiểu rõ tình hình. Ông Bộ
Trưởng Ngoại giao và Bộ Trưởng Nội vụ sẽ đòi hỏi toàn bộ nội vụ và nhiệm vụ
đặc biệt của tôi là phải cung cấp điều đó. Nhất là về bất cứ thông tin nào
cho thấy tâm trạng của Fennan ngay sau cuộc gặp gỡ với ...chúng ta. Biết đâu
chừng hắn có nói với vợ về việc đó. Theo lẽ hắn không được làm vậy, nhưng
chúng ta phải thực tế". "Ông muốn tôi xuống dưới đó ?" "Phải có một người. Có vấn đề thẩm
tra. Ông Bộ Trưởng Nội vụ lẽ dĩ nhiên sẽ phải quyết định về việc đó, nhưng
hiện thời chúng ta ngay cả dữ kiện cũng không có nữa. Thời gian thì ngắn
mà anh hiểu nội vụ và đã điều tra sơ khởi. Không ai khác có đủ thời gian
dù chỉ để hiểu qua loa về vụ này. Không ai ngoài anh ra , Smiley". "Ông muốn khi nào tôi đi ? ". "Dường như bà Fennan có gì đó hơi khác
thường. Người nước ngoài. Lại là Do thái nữa, tôi nghe ngóng được, đã từng
đau khổ nhiều trong cuộc chiến, điều này càng làm phiền toái. Một người đàn
bà cứng cỏi và tương đối không xúc động trước cái chết của chồng. Chỉ bề ngoài
thôi, hẳn vậy. Nhưng nhạy cảm và dễ nói chuyện. Tôi được biết qua Chim sẻ
là bà ta chịu hợp tác, chắc sẽ tiếp anh ngay khi anh tới được. Cảnh sát quận
Surrey có thể báo bà ta anh sẽ tới gặp ngay sáng mai. Tôi sẽ điện thoại khi
anh còn ở đó, nội trong ngày". Smiley quay người định đi . "À , này Smiley ... " Hắn cảm thấy
bàn tay Maston đặt trên cánh tay mình, và quay lại ngó lão. Maston trong
nụ cười thường chỉ dành cho mấy bà trọng tuổi ở trong Sở. "Smiley này, anh có thể tin cậy ở nơi
tôi, anh biết đấy. Anh có thể tin cậy sự hỗ trợ của tôi". Smiley nghĩ thầm, ông đúng là làm việc
chạy theo kim đồng hồ. Quán mở cửa 24/24 , ông đúng là "Không hề tạ khách
". Hắn bước ra phố.
(còn tiếp)
Ấn bản mới, có cái intro, viết
năm 1992, của tác giả.
Có thể
nó là cuốn đầu tiên của Le Carré, mà Gấu đọc, khi Saigon tràn ngập sách
Tẩy, thứ sách bỏ túi, Livre de poche, qua chương trình IC, Thông tin
& Văn hóa, bán bằng giá ở Tẩy.
Đọc nhưng
lại bỏ qua. Phải đến khi vớ được cuốn Gián điệp đến từ miền đất lạnh, cũng
qua bản tiếng Tẩy, ở nhà sách Xuân Thu, mới sững sờ.
Có thể
nói, lúc đó, chưa tên Mít
nào biết đến Le Carré. Phải đến khi ở tù Bangkok, thì mới lại gặp
nó, qua bản tiếng Anh.
Với GCC,
cuốn này bảnh hơn nhiều, so với Gián điệp về từ miền đất lạnh, do hai đòn, phải
nói là của bậc thầy, trong nghề viết trinh thám điệp viên nghẹt thở.
Đành
phải mau, vì mấy cuốn cũ Cô Út đem cho nhà thương, làm từ thiện!
Bố đừng
đọc sách nữa, vui với cháu chẳng sướng hơn ư!
Smiley is compared to a "surgeon
who has grown tired of blood":
Smiley được so sánh với 1 y sĩ giải phẫu quá mệt mỏi với
máu.
Bộ dạng hắn
như cũng phản chiếu sự thiếu thoải mái này dưới dạng suy nhược thể
chất, khiến cho hắn hơn bất cứ lúc nào, ngày một thêm lọng cọng, giống
y chang một con cóc. Hắn nhấp nháy con mắt nhiều hơn, và mang thêm biệt
danh Chuột nhũi. Nhưng cô thư ký
mới vào nghề khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi.
John
Le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh. Sinh năm 1931.
Học Đại học Berne, Oxford. Dạy học tại Eton. Sau làm Bộ Ngoại Giao,
vì vậy ông không được phép dùng tên thật khi viết. Bút hiệu Le Carré,
tiếng Pháp có nghĩa là hình vuông, do ông tình cờ nhìn thấy trên
kính một cửa tiệm ở Luân đôn. Tuần báo Time đã mô tả ông: Người viết truyện
gián điệp số một của thời đại ông ta hiện đang sống. Và có lẽ của mọi
thời. Gọi Người Đã Chết, tác
phẩm đầu tay trong đó gói ghém tất cả ước vọng của tác giả, muốn sử
dụng thể loại gián điệp, một hình thức phổ cập, đại chúng, dể giải quyết
những vấn đề lớn lao, như văn chương, chính trị, thời đại... Ông còn muốn
tìm lại cội rễ của nó, vốn bắt nguồn từ bi hùng kịch Hy Lap. — Màn Cuối
(The Last Act) trong Gọi Người Đã Chết, độc giả, và có thể, chính tác giả
cũng không tiên đoán được kẻ thù sẽ phản ứng như thế nào: Chúng sẽ làm
một điều gì đó. Chắc chắn như vậy. Chúng ta còn có cơ hội... Đối những độc giả quá
quen thuộc với Smiley, nhân vật chính của Le Carré qua những tác phẩm
The Spy who came in from the Cold, The Smiley People... cơ hội đó là
sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, chấm dứt Chiến Tranh Lạnh.
A CRITIC AT LARGE
I SPY
John le Carré and the rise of
George Smiley
Smiley is compared to a "surgeon
who has grown tired of blood": Smiley được so
sánh với 1 y sĩ giải phẫu quá mệt mỏi với máu.
Bộ dạng hắn
như cũng phản chiếu sự thiếu thoải mái này dưới dạng suy nhược thể chất,
khiến cho hắn hơn bất cứ lúc nào, ngày một thêm lọng cọng, giống y chang một
con cóc. Hắn nhấp nháy con mắt nhiều hơn, và mang thêm biệt danh Chuột nhũi. Nhưng cô thư ký mới vào nghề
khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi.
John Le
Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh. Sinh năm 1931. Học Đại học
Berne, Oxford. Dạy học tại Eton. Sau làm Bộ Ngoại Giao, vì vậy ông không
được phép dùng tên thật khi viết. Bút hiệu Le Carré, tiếng Pháp có nghĩa
là hình vuông, do ông tình cờ nhìn thấy trên kính một cửa tiệm ở Luân đôn.
Tuần báo Time đã mô tả ông: Người
viết truyện gián điệp số một của thời đại ông ta hiện đang sống. Và có lẽ
của mọi thời.
Gọi Người Đã Chết, tác phẩm đầu tay trong đó gói ghém tất cả ước vọng
của tác giả, muốn sử dụng thể loại gián điệp, một hình thức phổ cập, đại
chúng, dể giải quyết những vấn đề lớn lao, như văn chương, chính trị, thời
đại... Ông còn muốn tìm lại cội rễ của nó, vốn bắt nguồn từ bi hùng kịch
Hy Lap. — Màn Cuối (The Last Act) trong Gọi Người Đã Chết, độc giả, và có
thể, chính tác giả cũng không tiên đoán được kẻ thù sẽ phản ứng như thế
nào: Chúng sẽ làm một điều gì đó. Chắc chắn như vậy. Chúng ta còn có cơ
hội...
Đối những độc giả quá quen thuộc với Smiley, nhân vật chính của Le Carré
qua những tác phẩm The Spy who came in from the Cold, The Smiley People...
cơ hội đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản, chấm dứt Chiến Tranh Lạnh.
Chương Một
Lược sử George Smiley
Khi Phu nhân Ann Sercomb kết
hôn cùng George Smiley vào cuối cuộc chiến, bà mô tả trước vẻ sững sờ của
những người bạn khu Mayfair là hắn cù lần không sao chịu nổi. Hai năm sau,
khi bỏ hắn theo một anh chàng đua xe hơi người Cuba, bà úp úp mở mở tuyên
bố, nếu lúc này không dứt hắn ra, thì không bao giờ có thể làm nổi chuyện
đó, và Nam tước Sawley đã làm một chuyến đi đặc biệt tới câu lạc bộ của ông
ta, để đưa ra nhận xét là con mèo đã ra khỏi cái bị. (1)
(1) the cat was out of the bag:
Bí mật đã tiết lộ. Let the cat out of the bag: To disclose a secret. Bản
tiếng Pháp dịch là "le grand mot était lâché":Đại
ngôn đã được thốt ra. Nguồn
Nhận xét này, thoáng một dạo,
được coi là một câu dí dỏm, chỉ những người biết Smiley mới hiểu. Thấp, mập,
bản tánh thầm lặng , hắn có vẻ như tốn quá nhiều tiền cho mớ quần áo quá
ư tệ lậu, máng lên cái khung lùn như da một con cóc kịch cợm. Đúng ra, Sawley
dã tuyên bố trong buổi lễ cưới là "Sercomb lấy nhầm một con cóc đực phải gió".
Và Smiley chẳng biết gì về mô tả này, lịch bịch bước xuống hành lang nhà
thờ, đi tìm nụ hôn biến anh ta thành vị Hoàng tử.
Hắn giàu hay nghèo, một gã nhà quê hay một tay giáo sĩ ?. Bà ta moi hắn
ở đâu ra vậy ?. Sự bất xứng đôi càng nổi bật vì vẻ đẹp lồ lộ của Phu nhân
Ann, bí mật hôn nhân còn tăng thêm vì chú rể và cô dâu không môn dăng hộ
dối. Nhưng những lời ngồi lê dôi mách vốn chỉ nhìn những người trong cuộc
đen trắng rõ ràng, gán cho họ những tội lỗi, những động cơ dễ loan truyền
theo lối đàm thoại tốc ký. Thế là Smiley, không trường ốc, không cha mẹ,
không nghề ngỗng, không tài sản hoặc khố rách áo ôm, du hành không nhãn
hiệu trong toa lính hầu trên chuyến tốc hành xã hội, chẳng mấy chốc trở thành
món đồ bị thất lạc, và khi vụ ly dị xảy ra rồi qua di, trở thành vô thừa
nhận trên cái giá bụi của bản tin ngày hôm qua.
Khi Phu nhân theo ngôi sao của mình đi Cuba, bà có chút suy nghĩ về Smiley.
Miễn cưỡng thán phục, bà thừa nhận với chính mình, nếu có người đàn ông độc
nhất trong đời bà, Smiley chính là người đó. Hồi tưởng lại, bà hài lòng vì
đã phô rõ điều này qua thánh lễ hôn nhân.
Hậu quả việc ra đi của Phu nhân Ann đối với người chồng cũ không làm xã
hội quan tâm. Thực tình, xã hội chẳng màng tới những gì xảy ra sau cơn xúc
dộng. Tuy nhiên cũng lý thú nếu biết được Sawley và đồng bọn đã nghĩ gì về
phản ứng của Smiley, về bộ mặt đẫy đà với cặp kính, hằn lên vì quá tập trung
mỗi lần hắn say sưa đọc những nhà thơ Đức chẳng phải hàng đầu, đôi tay mũm
mĩm, ướt nhẹp nắm chặt lại dưới đôi tay áo lòng thòng. Nhưng thừa dịp, Sawley
nhún nhẹ vai buông một câu. Đi là chạy ở trên dường một ít". Ông ta như không
hay rằng, cho dù Phu nhân chỉ chạy đi, một chút con người Smiley thực sự đã
chết..
Phần sống sót trong Smiley cũng chật chìa so với bề ngoài, như tình yêu,
hoặc thú thưởng ngọan những nhà thơ không được đời biết tới . Đó là nghiệp
vụ của hắn, nghề làm viên chức tình báo. Hắn thích nghề đó, một nghề đã ân
sủng ban cho hắn những đồng nghiệp tính khí và gốc gác mù mờ y như hắn. Nó
cũng cung cấp điều mà hắn có lần yêu nhất trong dời: Dạo chơi như một học
giả trong cõi bí ẩn của hành vi con người được uốn nắn qua áp dụng thực tế
những diễn dịch của chính mình.
Một lúc nào đó trong thập niên l920 khi Smiley rời ngôi trường không tăm
tiếng của mình, mắt nhắm mắt mở lần theo những hành lang âm u của học viện
Oxford không tiếng tăm, hắn ước mơ làm một Nghiên cưú sinh và dâng trọn cuộc
đời cho những nhà văn mờ nhạt của nước Đức thế kỷ l7. Nhưng người phụ đạo
biết Smiley rõ hơn, đã khéo léo kéo hắn ra khỏi những thành đạt đúng ra
sẽ là của hắn. Thế là một sáng đẹp trời, tháng 7 năm l928 một anh chàng Smiley
khá hồng hào ngơ ngác ngồi trước ban phỏng vấn của Hội đồng hải ngoại về
Nghiên cứu học thuật, một tổ chức thật vô lý hắn chưa hề nghe nói tới. Jebedee,
người phụ đạo, mơ hồ một cách lạ lùng trong lời giới thiệu : "Smiley hãy
cho họ thử, có thể họ sẽ nhận, và trả anh khá hậu đủ bảo đảm cho anh một
chốn giao du thanh lịch". Nhưng Smiley thấy chán và nói luôn. Hắn băn khoăn,
Jebedee vốn rất chính xác, sao lơ mơ như vậy. Trong thoáng bực bội, hắn đồng
ý hoãn trả lời Học viên chư linh tới khi đã được gặp "những con người bí
ẩn" của Jebedee.
Hắn không được giới thiệu với Ủy ban, nhưng đã biết phân nửa những thành
viên. Có Fielding, chuyên về thời trung cổ ở Pháp thuộc Đại học Cambridge,
Sparke, Trường Ngôn ngữ Dông phương, và Steed-Asprey, đã có mặt tại bàn danh
dự bữa dạ tiệc của Jebedee mà Smiley là khách được mời. Hắn phải thú nhận
là mình xúc động, Để Fielding phải chịu rời những căn phòng của ông ta, khoan
nói tới Cambridge, riêng việc đó đã là một phép lạ. Sau này, Smiley vẫn
nghĩ cuộc phỏng vấn giống như một điệu múa quạt, từng cá nhân bộc lộ những
phần khác nhau của một toàn thể bí mật. Sau cùng Steed-Asprey, hình như
vị Chủ tịch, vén màn cuối, và sự thực sừng sững trước Smiley với tất cả sự
trần trụi chói lòa của nó. Hắn được đề nghị một chức việc trong cái mà, vì
Steed-Asprey không chọn được một cái tên tốt đẹp hơn, đã đỏ mặt diễn tả,
là Cơ quan mật vụ.
Smiley xin có thời gian để suy nghĩ. Họ cho hắn một tuần, chẳng ai đề
cập đến chuyện lương bổng.
Đêm đó hắn trọ ở Luân đôn, tại một nơi khá sang và đóng bộ tới kịch viện.
Hắn cảm thấy lâng lâng lạ thường, và điều này làm hắn lo lo. Hắn biết rõ
mình sẽ nhận, rằng mình có thể làm vậy ngay tại cuộc phỏng vấn. Chỉ là cẩn
thận theo bản năng và có lẽ, một ham muốn khả dĩ tha thứ được - chơi trò
đỏng đảnh với Fielding - đã ngăn cản hắn nhận lời ngay.
Sau nhận tới huấn luyện: những căn nhà vô danh ở vùng quê, những huấn
luyện viên vô danh, những chuyến đi, vô kể số, và một triển vọng diệu kỳ
ngày càng lộ rõ về một việc làm hoàn toàn đơn độc.
Nơi công tác đầu tiên khá dễ chịu: Hai năm giảng viên Anh ngữ tại một
Đại học Đức ở tỉnh lẻ. Thuyết giảng về thi sĩ Keats và những kỳ nghỉ trong
những quán trọ dành cho dân săn bắn tại vùng Bavaria cùng những toán sinh
viên Đức đạo mạo và lang chạ một cách trang trọng. Cuối mỗi kỳ nghỉ dài,
hắn đem vài sinh viên trong đám họ về Anh, và sau khi đã nhắm sẵn những
kẻ xài được, hắn chuyển đề nghị bằng những phương tiện lén lút, tới một
địa chỉ ở Bonn; trong suốt hai năm trời, hắn hoàn toàn mù tịt về những đề
nghị của mình được chấp nhận hay bị bác bỏ. Thực tình hắn chẳng có cách
nào biết được những thông điệp của mình có tới nơi nhận hay không, và khi
ở Anh, hắn không hề liên lạc với Bộ. Tình tự hắn khi thi hành công tác thật
lộn xộn, không sao hòa nhập. Công việc gây tò mò nơi hắn, khi đánh giá từ
một vị trí biệt lập, điều hắn học, một cái gì như là "tiềm năng điệp viên"
ở mỗi con người; khi nghĩ ra những trắc nghiệm chi li về tính tình và hành
vi có thể thông báo cho hắn về phẩm chất một ứng viên. Cái phần này ở trong
hắn thật vô tình và tàn nhẫn - Smiley trong vai trò này là một tên lính đánh
thuê quốc tế chuyên nghiệp, vô đạo đức và không hề có một động cơ nào ngoài
chuyện thỏa mãn cá nhân.Ngược lại, hắn buồn rầu chứng kiến khoái
lạc tự nhiên cứ chết dần trong hắn. Bản chất luôn khép kín, hắn thấy mình
lúc này co rúm lại trước những cám dỗ của tình bạn và lòng chung thủy của
con người; hắn cảnh giác hết mức, chính hắn, trước những phản ứng bộc phát.
Bằng sức mạnh lý trí, hắn ép mình quan sát nhân gian với sự khách quan lâm
sàng, và, bởi vì hắn không bất tử, và chắc không khỏi lỗi lầm, hắn thù ghét
và ghê sợ sự giả trá của đời mình. Nhưng Smiley là con người tình cảm,
và nỗi xa xứ ngày càng làm mạnh thêm tình yêu sâu thẳm của hắn với nước Anh.
Hắn ngấu nghiến những hồi ký về Oxford, vẻ đẹp, sự phóng khoáng trí tuệ,
tính chậm chạp chín mùi trong những phán đoán của nó. Hắn mơ về những ngày
nghỉ lộng gió mùa thu ở bến Hartland, những chuyến tản bộ dài trên những
vách đá ở Cornall, mặt trơn láng, nóng bỏng trước gió biển. Đây là một cuộc
sống thầm kín khác của hắn, và hắn càng ngày càng thù ghét sự xâm nhập tục
tằn của nước Đức mới, những bước dậm chân và la hét của đám sinh viên đồng
phục, những khuôn mặt sẹo, kiêu căng và những câu trả lời hạ cấp của họ.
Hắn cũng căm tức cái lối Phân khoa xía vô môn dạy của hắn - nền văn học Đức
yêu dấu của hắn. Và rồi một đêm, cái đêm khủng khiếp của mùa đông l937 khi
Smiley đứng ở cửa sổ phòng mình ngắm một đám lửa trại lớn nơi sân trường
Đại học: Vây quanh ngọn lửa, hàng trăm sinh viên mặt hồ hởi bóng nhẫy dưới
ánh lửa bập bùng. Và họ ném hàng trăm cuốn sách của họ vào ngọn lửa ngoại
đạo. Hắn biết tác giả của những cuốn sách: Thomas Mann, Heine, Lessing, và
hàng loạt những người khác, và Smiley bàn tay ẩm ướt khum khum quanh đầu
điếu thuốc, ngắm nhìn và thù hận, hả hê trong nỗi chiến thắng vì đã nhận
diện ra kẻ thù của mình. l939, hắn có mặt ở Thuỵ Điển, nhân
viên được bảo chứng của một hãng chế tạo vũ khí nhẹ nổi tiếng của Thụy Sĩ;
mối làm ăn được ghi lùi lại ngày cho thuận tiện. Cũng để cho thuận tiện, tướng
mạo của hắn đã phần nào biến cải, bởi vì Smiley khám phá ra hắn có tài nhập
vai hơn hẳn cái trò thô thiển về thay đổi mái tóc hoặc thêm hàng ria mép
nho nhỏ. Trong bốn năm hắn đóng vai đi đi lại lại giữa Thụy Sĩ, Thụy Điển
và Đức, hắn không ngờ mình bị hoảng sợ lâu đến như thế. Hắn mắc cơn kích
giật nơi mắt trái, mười lăm năm sau vẫn còn, sự căng thẳng vạch những đường
hằn trên đôi má phính, trên trán. Hắn học được, làm sao để có thể không bao
giờ ngủ, không bao giờ xả hơi, làm sao cảm thấy nhịp đập hoài hoài của trái
tim của chính mình bất kể ngày và đêm, làm sao với tới những cực điểm của
nỗi cô đơn và sự thương thân, làm sao nhận ra niềm dục vọng bất thần không
đắn đo về một người đàn bà, một ly rượu, một vận động, và thuốc, bất kể thứ
thuốc gì bứng đi sự căng thẳng của đời mình. Trên cái nền đó hắn làm doanh thương
đích thực và làm gián điệp. Theo thời gian, mạng lưới mở rộng, và những nước
khác chỉnh đốn sự thiếu hụt về tầm nhìn xa và việc chuẩn bị. Năm l943, hắn được gọi về. Trong sáu
tuần hắn mong quay lại, nhưng chảng bao giờ họ cho hắn đi, "Anh hết thời rồi",
Steed-Asprey bảo hắn. "Huấn luyện người mới. Nghỉ ngơi thôi. Lấy vợ chẳng
hạn. Hưởng nhàn". Smiley ngỏ lời với cô bí thư của Steed-Asprey,
Phu nhân Ann Sercomb. Chiến tranh chấm dứt. Họ trả lương
thôi việc, hắn đưa cô vợ đẹp về Oxford để đắm mình vào trong những áng văn
tối tăm của nước Đức thế kỷ l7. Nhưng hai năm sau, Phu nhân Ann ở Cuba và
một tiết lộ của một thư ký mật mã trẻ tuổi người Nga ở Ottawa phát sinh yêu
cầu mới đối với những người có kinh nghiệm như Smiley. Công việc mới mẻ, mối đe dọa mơ hồ,
thoạt đầu hắn thích. Nhưng đám trẻ nhảy vô, đầu óc tươi tắn hơn, có lẽ vậy.
Smiley không phải thứ tài nguyên để thăng tiến, điều này thấm dần ,và Smiley
bước vào khoảng trung niên của cuộc đời mà chưa từng hay mình dã có thời
trẻ tuổi, và hắn - qua cung cách lịch sự nhất khả dĩ có được - bị xếp xó. Mọi chuyện đổi thay. Steed-Asprey đi
rồi. Ông chạy trốn thế giới mới qua Ấn Độ truy tìm một nền văn minh khác.
Jebedee chết. Ông đáp xe lửa tại thành phố Lille, năm l94l, cùng một hiệu
thính viên trẻ người Bỉ, và người ta không còn được tin tức gì về họ. Fielding
ăn nằm với một luận án mới về Romain Rolland - chỉ Maston là còn; Maston,
kẻ chuyên nghề hoạn lộ, được tuyển mộ trong thời chiến, Cố vấn tình báo của
Hội đồng Bộ Trưởng. "Người", Jebedee nói, "chơi quần vợt quyền lực ở sân Wimbledon".
Liên minh Bắc Đại Tây Dương, những biện pháp tuyệt vọng được người Mỹ để
mắt tới, đã làm toàn bộ bản chất Điệp vụ của Smiley trở nên lỗi thời. Những
ngày tháng với Steed-Asprey đã xa khuất mù, cái thuở bạn không chừng đã nhận
lệnh qua ly rượu mạnh trong những căn phòng của ông ta ở Magdalen; chất
tài tử ngẫu hứng của một dúm người đầy tài năng, lương bổng chẳng màng đã
nhường chỗ cho tính hữu hiệu, chất thư lại và tật bè phái của một nha sở
cỡ nhà nước - Thực tình đều trong vòng thao túng của Maston, với những bộ
đồ đắt tiền, tước phong quí tộc, mớ tóc xám uy nghi, mớ cà vạt màu ngân nhũ,
Maston, người nhớ cả sinh nhật cô thư ký của ông ta, một người mà phong
thái được truyền tụng giữa mấy bà mấy cô tại văn phòng tiếp tân; Maston
xin lỗi về việc mở rộng giang sơn của mình, ân hận phải rời tới những căn
pnòng rộng hơn nữa; Maston chủ tọa những buổi tiệc thanh lịch, tại nhà nghỉ
ở Hentley, và ngấu nghiến những thành công của thuộc hạ. Họ đã đem ông ta vào, trong thời chiến,
người công chức chuyên môn từ một nha sở chính thống, một người lo giấy tờ
và hòa nhập sự xuất sắc của nhân viên với guồng máy quan liêu nặng nề. Thật
là một an tâm cho mấy ông lớn khi xử sự với một người họ rành rẽ, một người
có thể giản lược mọi mầu thành mầu xám, kẻ biết những ông chủ của mình, và
có thể thông thuộc đường đi nước bước giữa họ. Và ông ta làm điều đó thật
khéo léo. Họ thích lối hạ mình của ông ta khi bảo vệ những hoang đàng của
thuộc hạ, sự uốn éo khi hoạch định những cam kết mới. Ông ta cũng không chê
lợi lộc của một tay áo chùng.dao găm bất đắc dĩ, áo chùng cho quan thầy còn
dao găm cho đệ tử. Chức vụ ông ta ngụy trang thật kỳ cục. Không phải Giám
đốc sở trên danh nghĩa, mà là Cố vấn Tình báo cho Hội đồng Bộ Trửơng, và
Steed Asprey đã mô tả ông ta, một lần cho tất cả mọi lần, là quan Tổng quản
Thái giám. Đây là một thế giới mới đối với Smiley:
những hành lang sáng choang, những người trẻ thông minh. Hắn thấy mình quê
mùa, cổ hủ, thấy nuối tiếc căn nhà trệt ọp ẹp khu Knightsbridge, nơi mọi chuyện
bắt đầu. Bộ dạng hắn như cũng phản chiếu sự thiếu thoải mái này dưới dạng
suy nhược thể chất, khiến cho hắn hơn bất cứ lúc nào, ngày một thêm lọng
cọng, giống y chang một con cóc. Hắn nhấp nháy con mắt nhiều hơn, và mang
thêm biệt danh Chuột nhũi. Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và
luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi. Smiley lúc này đã quá tuổi đi công
tác nước ngoài. Maston đã rõ ràng trong việc này: " Bạn ơI, dù sao không
nhiều thì ít bạn cũng bị cuốn hút vào tất cả mọi chuyện sục sạo trong cuộc
chiến rồi .Tốt hơn nên nằm nhà ông bạn già ạ, và giữ cho bếp lửa cháy đều". Điều này phần nào giải thích cảnh Smiley
ngồi ghế sau một chiếc taxi ở Luân đôn vào lúc hai giờ sáng bữa thứ tư, ngày
mồng 4 tháng giêng, trên đường tới Gánh Xiếc Cambrigde (1)
(1)
Sở mật vụ (CTND)
CHƯƠNG
II
Không
hề tạ khách
Trong
taxi hắn cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui, tuồn
từ chiếc giường, được tích trữ nhằm chống đỡ đêm tháng giêng ẩm ướt. An toàn
vì không thực: Đây là hồn ma của mình lang thang trên đường phố Luânđôn ,
ghi nhận mấy tay đi tìm khoái lạc kém may mắn, lui cui dưới những chiếc dù
của đám giữ cửa; mấy cô gái ăn sương: Món quà bọc dưới lớp áo mủ mờ mờ . Hồn
ma của mình, hắn đoan chắc,đã vươn lên từ đáy giếng là giấc ngủ sâu, tắt
điện thoại đang ré trên chiếc bàn ngủ... Phố Oxford... Tại sao chỉ Luânđôn
là thủ đô duy nhất trên thế giới đánh mất đi cá tính về đêm của nó?. Khép
chặt áo choàng cho sát người, Smiley có thể nghĩ, không nơi nào,từ Los Angeles
ở Mỹ, tới Bern ở Thụy sĩ, lại có một thành phố sẵn sàng từ bỏ cuộc phấn đấu
ban ngày để có một bản sắc riêng như thế.
Xe quẹo
vô Gánh Xiếc Cambrige, và Smiley ngồi bật dậy. Hắn nhớ ra lý do Sĩ quan trực
réo điện thoại, và hồi ức tàn nhẫn kéo hắn ra khỏi cơn mộng. Cuộc đàm thoại
trở lại từng chữ, một kỳ công hồi tưởng hắn đạt được từ thưở nào. "Đây là Sĩ quan trực, Smiley. Cố vấn
muốn nói chuyện...." "Smiley, Maston đây. Anh phỏng vấn
Samuel Arthur Fennan bên Bộ Ngoại giao bữa thứ hai phải không?." "Vâng, đúng là tôi. "Vụ đó ra sao ?. "Thư nặc danh tố là đảng viên khi học
Oxford. Phỏng vấn theo thường lệ, được Giám đốc an ninh cho phép." (Fennan không thể phàn nàn, Smiley
nghĩ, hắn biết mình sẽ minh oan cho hắn. Không có gì bất thường. Không có
gì hết). "Anh có bênh vực hắn chút nào không?
Có...căng không, Smiley hãy cho tôi biết". (Trời, lão hoảng rồi. Fennan phải
đưa cả nội các ra chơi tụi mình). "Không. Chỉ là phỏng vấn rất là thân
thiện. Bọn tôi khoái nhau, tôi nghĩ vậy,thực tình tôi hơi lố trong việc biện
hộ". "Sao, Smiley, sao ?". "À, tôi gần như bảo thẳng hắn đừng
lo". "Anh bảo sao ? ." "Tôi bảo hắn đừng lo. Rõ ràng là hắn
hơi hoảng, nên tôi bảo vậy". "Anh bảo hắn như thế nào?" "Tôi nói tôi không có quyền và cả Tổng
nha cũng vậy, nhưng tôi thấy không có lý do gì để chúng ta làm phiền hắn nữa". "Chỉ có thế thôi sao ?. Smiley ngưng một giâỵ. Hắn chưa từng
thấy Maston như thế này bao giờ, chưa từng thấy lão lệ thuộc đến như vậỵ. "Vâng . Chỉ có vậy. Tuyệt đối chỉ có
vậy". (Lão sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho mình về chuyện này .Bao nhiêu vẻ bình
tĩnh được tính toán, bao nhiêu áo màu kem, cà vạt màu ngân nhũ, những bữa
ăn thanh lịch với hàng Bộ Trưởng, hóa ra chỉ có vậy! ) "Hắn nói anh gieo sự hoài nghi về lòng
trung thành của hắn, rằng sự nghiệp của hắn ở bộ Ngoại giao thế là tiêu, rằng
hắn là nạn nhân của bọn chỉ điểm ăn lương". "Hắn nói sao ? Thằng chả khùng nặng
rồi. Hắn biết rõ hắn đã được minh oan. Hắn còn muốn gì nữa ?. "Chẳng muốn gì. Hắn chết rồi. Tự sát
lúc 10.30 tối naỵ. Để lại thư cho Bộ Trưởng Ngoại giao. Cảnh sát gọi thư ký
của ông Bộ Trưởng và được phép mở thư . Rồi họ cho chúng ta biết. Sẽ có điều
tra. Smiley, anh chắc chắn không?" "Chắc chắn về cái gì?." "...Thôi không sao. Ghé lại đây càng
sớm càng tốt ". Phải hàng giờ hắn mới kiếm được taxi.
Hắn gọi ba đường dây, chẳng nơi nào trả lời . Sau cùng được đường dây Công
trường Sloan, và Smiley đứng chờ ở cửa sổ, mình quấn áo choàng, cho tới khi
nhìn thấy taxi trờ tới cửa nhà. Cảnh tượng gợi nhớ những trận oanh kích hồi
còn ở Đức. Cũng một nỗi bồn chồn vẩn vơ trong đêm im vắng. Tới Gánh Xiếc Cambrige, hắn ngừng
xe cách Sở chừng trăm thuước, phần vì thói quen,phần vì muốn đầu óc tỉnh
táo phòng hờ cuộc điều tra nóng bỏng của Maston.
Hắn
trình thẻ ra vào cho Cảnh sát trực và lầm lũi tới thang máỵ. Viên Sĩ quan
trực thở phào khi thấy hắn xuất hiện. Cả hai cùng đi dọc theo hành lang mầu
kem. "Maston đi gặp Chim sẻ ở Scottland
Yard. Đang tranh dành xem khối Cảnh sát nào xử lý vụ nầy . Chim sẻ nói để
Cảnh sát đặc biệt, Evelyn nói để khối Điều tra hình sự, còn Cảnh sát Quận
Surrey không hiểu tại sao họ bị đì như vậy. Thật rối như đám ma. Nào mình
đi uống cà phê quán Cóc trong khu. Không có nhậu, nhưng cũng tạm được". Smiley thấy biết ơn vì Peter Guillam
trực đêm nay . Một người lịch lãm, thông minh từng chuyên về Tình báo vệ tinh,
loại bạn có tình luôn có sẵn một thời khóa biểu và một con dao bỏ túi. "Bên Đặc biệt gọi lúc 12.05. Vợ. Fennan
đi coi hát, đến khi một mình về nhà lúc 11. giờ thiếu 15 mới phát giác ra
hắn .Sau cùng bà ta gọi Cảnh sát". "Hắn ở đâu đó trong quận Surrey". "Vùng Walliston, khỏi thông lộ Kingston
.Ngay bìa Đô thành. Khi Cảnh sát tới, họ thấy thư gửi bộ Ngoại giao trên sàn
nhà, bên cạnh xác chết. Tay trưởng toán gọi Cảnh sát trưởng, ông này gọi
sĩ quan trực bộ Nội vụ, ông này gọi thư ký thường trực bộ Ngoại giao, sau
cùng họ được phép mở thư. Và cuộc vui bắt đầu". "Nữa đi". "Giám đốc nhân viên bộ Ngoại giao gọi
tụi mình. Ông ta đòi số điện thoại riêng của Cố vấn. Rằng, đây là lần cuối
cùng An ninh đụng tới người của ông ta,rằng Fennan là một viên chức trung
thành, tài năng, vv...và vv..." "Hắn thế thật. Hắn thế thật" "Ông ta nói toàn bộ vụ này cho thấy
là An ninh qúa lố. Rằng phương pháp mật vụ Đức Gestapo, ngay cả khi không
có mối đe dọa thực sự nào để châm chước..." "Tớ cho số của cố vấn ,và quay số này
bằng một đường dây khác, trong lúc ông ta vẫn lảm nhảm. Bằng một cú thần sầu
tớ ngắt bộ Ngoại giao ở một điện thoại, và gọi báo tin cho Maston qua một
điện thoại khác. Lúc đó là12 giờ 20. Maston tới đây lúc 1 giờ, như bà bầu
sắp ở cữ. Sáng mai lão phải trình Bộ Trưởng ". Trong giây lát cả hai lặng im, trong
khi Guillam cho cà phê nguyên vào ly và thêm nước sôi từ chiếc ấm điện . Guillam hỏi : "Hắn ta ra sao ? "Ai? Fennan hả? Được lắm, cho tới tối
nay, tôi có thể nói như vậy. Bây giờ hắn làm mình điên đầu . Xem ra thì đúng
là Do thái . Gia đình theo Chính thống, nhưng hắn bỏ hết khi học Oxford và
quay qua Mácxit . Lanh lợi, có văn hóa ... Một người biết điều,ăn nói nhỏ
nhẹ, biết lắng nghe. Vẫn chịu học, anh thấy đấy, sự kiện đâu có ít. Bất cứ
ai tố hắn đều đúng. Hắn đã ở trong Đảng". "Bao nhêu tuổi". "44 Ngó thực sự già hơn". Smiley tiếp tục trong lúc đảo mắt quanh
phòng . "Gương mặt nhạy cảm, tóc đen chải theo
lối sinh viên, nhìn nghiêng như thanh niên 20 tuổi, da khô mịn, hơi trắng.
Vết nhăn cũng rất nhiều, chạy chằng chịt, căt da thành ô vuông. Ngón tay rất
thon ... Loại người chắc nịch, trọn một khối. Tìm vui một thân. Đau khổ một
mình. Tôi đoán vậy". Cả hai đứng dậy khi Maston bước vô. "Ah! Smiley, vô đi." Lão mở cửa, dơ cánh tay trái ra để
hướng dẫn Smiley vô trước . Phòng Maston không có tài sản nào thuộc nhà nước
. Lão có lần mua nguyên bộ sưu tập tranh mầu nước thế kỷ 19, vài bức được
treo trên tường . Ngoài ra toàn là đồ dởm, Smiley chắc chắn như vậy, Maston
thì cũng rứa, đồ dởm, cho tiện việc. Bộ đồ mầu quá lạt so với sự trang nghiêm,
sợi dây đeo kính một mắt vắt ngang áo sơ mi luôn luôn là màu kem. Cà vạt len
màu xám nhạt. Một người Đức sẽ gọi là flott ( hoa hoè hoa sói) , Smiley nghĩ
thầm; bảnh bao - đúng giấc mơ của một cô bán quán về một nhà quí tộc chính
hiệu. "Tôi đã gặp Chim sẻ. Rõ là một vụ tự
tử. Xác đã được đem đi, ngoài một số thủ tục thông thường, Cảnh sát sẽ không
làm gì khác .Sẽ có điều tra trong vòng một hoặc hai ngày. Đã cùng đồng ý với
nhau như vậy - Smiley,tôi không thể nhấn mạnh, là sẽ không có một lời nào
được đưa ra báo chí về mối quan tâm trước đó của chúng ta đối với Fennan". "Tôi hiểu ." (Ông thật nguy hiểm, Maston
ạ. Ông yếu đuối và hoảng sợ. Tôi biết, treo cổ ai cũng được, trước khi tới
phiên ông. Cách ông nhìn tôi là đủ hiểu -Ông đang
nhắm chừng sợi dây treo cổ dành cho tôi). "Đừng nghĩ tôi đang chỉ trích, Smiley;
nói cho cùng nếu ông Giám đốc an ninh đã phê chuẩn cuộc phỏng vấn thì anh
không có gì phải lo". "Ngoại trừ Fennan". "Đúng thế . Đáng tiếc là ông Giám đốc
An ninh quên không ký biên bản đề nghị phỏng vấn . Chắc ông ta nói miệng,
phải không?. "Vâng. Tôi chắc chắn ông ta sẽ xác
nhận chuyện đó." Maston lại ngắm Smiley, tia mắt nhọn
hoắt, tính toán; có cái gì vương vướng nơi cổ họng Smiley . Hắn biết mình
đang khăng khăng không chịu thỏa hiệp, còn Maston muốn hắn thân cận, muốn
hắn toa rập với lão. "Anh biết Sở của Fennan đã liên hệ
với tôi ?." "Vâng ". "Sẽ phải có điều tra . Rất có thể khó
gạt đám báo chí ra ngoài. Chắc chắn việc đầu tiên tôi phải làm ngày mai là
gặp ông Bộ Trưởng Nội vụ ( Hù dọa ta đây...Thử lần nữa...Mình luống tuổi
rồi ....Phải nghĩ đến hưu trí ...Thất nghiệp cũng nên ... Nhưng ta không chia
sẻ sự dối trá của ngươi đâu, Maston ạ.) "Tôi phải nắm toàn bộ sự kiện, Simley.
Tôi phải làm bổn phận của tôi. Nếu có bất cứ chuyện gì anh cảm thấy nên
cho tôi biết về cuộc phỏng vấn, bất cứ chuyện gì anh chưa ghi lại trong hồ
sơ chẳng hạn, bây giờ cho tôi biết để tôi thẩm định ý nghĩa của nó." "Thật sự, chẳng còn điều gì để thêm
vô hồ sơ, và những gì tôi vừa nói với ông hồi hôm . Có lẽ ông cũng nên biết,
( Tiếng "Ông " có vẻ hơi gằn một chút), có lẽ ông cũng nên biết tôi tiến hành
cuộc phỏng vấn trong bầu không khí hết sức thoải mái. Lời cáo buộc Fennan
khá mỏng manh - Sinh viên vào Đảng thập niên 1930, tiếng đồn mơ hồ hiện nay
vẫn là cảm tình viên. Phân nửa Nội các những năm 30 đều vào Đảng".
Maston nhíu mày. "Khi tôi tới văn phòng anh ta tại bộ
Ngoại giao, lúc đó hóa ra khá đông người ra vào, nên tôi đề nghị cả hai ra
công viên đi dạo " . "Tiếp tục đi". "Vậy là chúng tôi đi dạo. Bữa đó trời
nắng, lạnh, và khá dễ chịu. Chúng tôi ngắm bầy vịt ". Maston tỏ dấu nóng nảy. "Chúng tôi ở công viên chừng nủa giờ.
Toàn là anh ta nói. Thông minh, lưu loát, lôi cuốn. Nhưng bồn chồn, cũng đúng
thôi. Những người như vậy ưa nói về họ, và tôi nghĩ anh ta mừng vì có dịp
được nói một lần cho xong. Anh ta kể toàn bộ câu chuyện - có vẻ khoái nêu
tên từng nhân vật trong cuộc - và rồi chúng tôi tới một quán cà phê espresso
mà anh ta quen ở gần Millbank " . "Tới đâu ?" . "Quán cà phê hơi espresso. — đó họ
bán loại cà phê đặc biệt một hào một ly. Chúng tôi làm vài ly . ". "Tôi hiểu . Vậy là trong hoàn cảnh...
chén anh chén tôi đó anh đã bảo hắn Tổng nha sẽ không đề nghị biện pháp nào
khác " . "Vâng . Chúng ta thường làm vậy, nhưng
theo thông lệ chúng ta sẽ không ghi vô hồ sơ ". Maston gật đầu. Mấy chuyện
đó thì lão hiểu, Smiley nghĩ thầm. Trời đất ơi! Lão này thực tởm quá. Nhìn
ra bộ mặt khó thương của lão như hắn đã trông đợi thực là khoái. "Vậy tôi có thể coi việc hắn tự tử-
và luôn cả lá thư - là hoàn toàn bất ngờ đối với anh? Anh không tìm được lời
giải thích? "Nếu tôi tìm ra được thì đáng kể thật
". "Anh không nghĩ ra ai tố cáo hắn ?." "Không ". "Hắn có vợ , chắc anh biết ?." "Vâng ". "Tôi tự hỏi ... không chừng vợ hắn
ta có thể cho chút manh mối . Tôi ngần ngại không muốn đưa ra đề nghị nhưng
một người thuộc Tổng nha nên đến gặp bà ta và nếu câu chuyện diễn tiến tốt
đẹp, hỏi bà ta về mọi chuyện đó." "Ngay lúc này ?" Maston đứng bên chiếc bàn giấy đồ sộ,
tẻ ngắt, loay hoay với mớ đồ nghề của đám doanh thương - dao dọc giấy, hộp
thuốc lá, bật lửa - toàn bộ mớ cao đơn hoàn tán dành cho việc chiêu đãi. Hắn
phô cổ tay áo màu kem ra đến cả khúc, Smiley nghĩ thầm, ngắm nghía hai bàn
tay trắng trẻo của lão . Maston ngó lên, bộ mặt thiện cảm . "Smiley, tôi biết anh bị xúc động,
nhưng hãy để thảm kịch qua một bên, anh phải cố hiểu rõ tình hình. Ông Bộ
Trưởng Ngoại giao và Bộ Trưởng Nội vụ sẽ đòi hỏi toàn bộ nội vụ và nhiệm vụ
đặc biệt của tôi là phải cung cấp điều đó. Nhất là về bất cứ thông tin nào
cho thấy tâm trạng của Fennan ngay sau cuộc gặp gỡ với ...chúng ta. Biết đâu
chừng hắn có nói với vợ về việc đó. Theo lẽ hắn không được làm vậy, nhưng
chúng ta phải thực tế". "Ông muốn tôi xuống dưới đó ?" "Phải có một người. Có vấn đề thẩm
tra. Ông Bộ Trưởng Nội vụ lẽ dĩ nhiên sẽ phải quyết định về việc đó, nhưng
hiện thời chúng ta ngay cả dữ kiện cũng không có nữa. Thời gian thì ngắn
mà anh hiểu nội vụ và đã điều tra sơ khởi. Không ai khác có đủ thời gian
dù chỉ để hiểu qua loa về vụ này. Không ai ngoài anh ra , Smiley". "Ông muốn khi nào tôi đi ? ". "Dường như bà Fennan có gì đó hơi khác
thường. Người nước ngoài. Lại là Do thái nữa, tôi nghe ngóng được, đã từng
đau khổ nhiều trong cuộc chiến, điều này càng làm phiền toái. Một người đàn
bà cứng cỏi và tương đối không xúc động trước cái chết của chồng. Chỉ bề ngoài
thôi, hẳn vậy. Nhưng nhạy cảm và dễ nói chuyện. Tôi được biết qua Chim sẻ
là bà ta chịu hợp tác, chắc sẽ tiếp anh ngay khi anh tới được. Cảnh sát quận
Surrey có thể báo bà ta anh sẽ tới gặp ngay sáng mai. Tôi sẽ điện thoại khi
anh còn ở đó, nội trong ngày". Smiley quay người định đi . "À , này Smiley ... " Hắn cảm thấy
bàn tay Maston đặt trên cánh tay mình, và quay lại ngó lão. Maston trong
nụ cười thường chỉ dành cho mấy bà trọng tuổi ở trong Sở. "Smiley này, anh có thể tin cậy ở nơi
tôi, anh biết đấy. Anh có thể tin cậy sự hỗ trợ của tôi". Smiley nghĩ thầm, ông đúng là làm việc
chạy theo kim đồng hồ. Quán mở cửa 24/24 , ông đúng là "Không hề tạ khách
". Hắn bước ra phố.