*
 

JOHN LE CARRE'S MEASURED FURY

Về từ Miền Lạnh
Bạt

[Cho lần xb 50 năm sau, tháng này, Tháng Tư, 2013)

Tôi viết Tên điệp viên về từ miền đất lạnh ở cái tuổi ba mươi của mình, dưới sức ép thật căng, không thể chia sẻ với ai, và cực kỳ cá nhân. Là 1 sĩ quan tình báo với cái vỏ bọc là 1 nhà ngoại giao trẻ ở Tòa Đại Sứ Anh ở Bonn, tôi là 1 bí mật, với những đồng nghiệp, và trong hầu hết thời gian, với chính tôi. Tôi đã viết vài cuốn tiểu thuyết trước đó, bắt buộc dưới 1 cái tên giả, và Sở của tôi gật đầu cho phép in. Và sau 1 hồi dài tra hỏi linh hồn (soul-searching), họ cũng gật đầu với The Spy.
Vào ngày này, [50 năm sau], tôi tự hỏi, nếu Sở lắc đầu, thì quyết định của tôi sẽ ra sao.
Như chuyện xẩy ra, họ có vẻ như kết luận, hẳn là có ngần ngại, rằng cuốn truyện thuần giả tưởng, từ đầu cho tới cuối, chẳng có gì cho thấy là rút ra từ kinh nghiệm cá nhân, và như thế, nó không phạm luật xé rào an ninh. Tuy nhiên, đây không phải là cách nhìn của giới báo chí thế giới, mà, với một tiếng nói, quyết định rằng, cuốn sách không hoàn toàn chân thật, nhưng mà là 1 thứ Thông Điệp Từ Phía Bên Kia có tính phát giác, mặc khải gì đó, một phán quyết như thế khiến tôi, đâu có phản ứng nào khác, ngoài chuyện ngồi im re, và theo dõi, lẽ dĩ nhiên cũng rất ư là lạnh cẳng, như thể cuốn sách leo mãi lên tít cao của danh sách những best-seller, rồi chết sững ở đó, trong lúc hết nhà phê bình này tới nhà phê bình khác gật gù, đúng thứ thiệt đấy!
Và cái lạnh cẳng của tôi, thì sau đó được thêm vào, với thời gian, cái giận dữ, cũng của tôi.
Một giận giữ bất lực.
Bởi là vì, kể từ ngày cuốn tiểu thuyết của tôi được xb, tôi nhận ra là, bây giờ cho đến mãi về sau, tôi bị chụp mũ, một tên điệp viên biến thành nhà văn, chứ không phải, một nhà văn, và, bởi vì là nhà văn, lại có tí lem nhem với thế giới bí mật, và thế là bèn viết về nó. Tôi là 1 tên bí mật ngay cả với chính tôi!
Nhưng những ký giả thời đó không phải như thế. Tôi là 1 tên điệp viên Ăng Lê, một kẻ bước ra khỏi thế giới bí ẩn của mình, và nói, nó thực sự như thế nào, và bất cứ cái gì tôi nói ngược lại, thì đều củng cố thêm lên, huyền thoại. Và, bởi vì tôi viết cho một công chúng ăn phải bả [hooked on] Bond và tuyệt vọng cố tìm thuốc rã độc [desperate for the antidote], huyền thoại càng dính cứng. Cùng lúc, tôi có được 1 thứ quan tâm mà nhà văn mơ tưởng. Vấn đề độc nhất của tôi là, tôi đếch khoái công chúng của riêng tôi. Tôi đếch khoái, ngay cả khi tôi phụ thuộc vào nó, đăng ký nó [subscribing to it].

Một sự thực tế nhị, A delicate truth, (1) là tên cuốn tiểu thuyết mới nhất của le Carré, và Bạt, là của tác giả, 50 năm sau, khi nhìn lại cuốn tiểu thuyết điệp viên đưa ông lên đài danh vọng, Tên điệp viên về từ miền đất lạnh, “The Spy Who Came in from the Cold”.

Tác giả giải thích: Cuốn tiểu thuyết của tôi không bảnh [the merit], vì nó chân thực [authentic] nhưng mà là vì nó đáng tin cậy, credible.

Mít chúng ta cần thứ sự thực này, khi viết về cuộc chiến vừa qua. Chúng ta đếch cần sự thực, vì “đéo” có. Chúng ta cần 1 “sự thực tế nhị”. Trên trang Tin Văn, có 1 sự thực tế nhị như thế, khi GCC viết về VC, bởi rõ là họ rất quí Gấu Cà Chớn, khi dám viết ra rằng cuộc chiến vừa qua là giấc mơ tuyệt vời của dân Mít: Chúa cho giống dân này ra đời, để thực hiện giấc mơ đó. Nhưng sau cùng, giấc mơ biến thành ác mộng!

Hà, hà!

Không chỉ "sự thực tế nhị", Mít chúng ta còn cần cả 1 cơn "cuồng nộ kiềm chế", a "measured fury"!

Le Carré: Notes on a voice
TYPICAL SENTENCE

It takes three (two short, one long) to show his measured fury. "'This is a war,' Leamas replied. 'It’s graphic and unpleasant because it is fought on a tiny scale at close range; fought with a wastage of innocent life sometimes, I admit. But it’s nothing, nothing at all besides other wars—the last or the next.'" ("The Spy Who Came in from the Cold")

Câu văn thần sầu

Phải ba (hai ngắn, một dài), để chỉ ra, cơn cuồng nộ cố dằn lại của ông. “Đây là một cuộc chiến,” Leamas trả lời. “Nó có tính đồ thị, minh họa, và làm khó chịu, bởi là vì xẩy ra trong 1 phạm vi hẹp, và ngay trong tầm tay; đôi khi làm phí những mạng người vô tội, tôi đồng ý. Nhưng bõ bèn gì, bên cạnh những cuộc chiến khác – cái vừa qua, hay cái sắp tới.” ("Tên điệp viên về từ miền lạnh”)
*
Với Gấu Cà Chớn, câu văn thần sầu của Gấu mà nhờ Le Carré mới viết được - vắt qua hai cuộc đời, một đã qua cùng cuộc chiến đã qua, và một sắp tới, cùng cuộc chiến hội nhập sắp tới - là câu văn mà, chỉ 1 khi Gấu được Cao Uỷ Tị Nạn cho xe tới rước, sau hai tháng tù vì tội nhập vô Thái Lan bất hợp pháp, tại nhà tù quốc tế Bangkok, và sau đó đưa vô Trại Phanat Nikhom - chỉ tới khi đó, mới viết được khúc đuôi của nó:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể." (1)

Note: "Đáng kể", “kể”, kể ra, viết ra...



John le Carré Has Not Mellowed With Age

His early books sketched, as he once put it about his Smiley novels, “a kind of ‘Comédie humaine’ of the cold war, told in terms of mutual espionage.”

Còm của độc giả Mẽo:

Look up this guy's comments on 9/11. He thinks the U.S. provoked what it got. He's got his head in too many absurd moral fictions.

Đọc gã này phán về cú 9/11. Hắn nói, Mẽo đã gây ra, provoke, cú đó. Hắn bị THNM vì đọc quá nhiều cái thứ giả tưởng phi lý mà còn bày đặt đạo đức ở trong đó.

[Tuyệt. Quả là độc giả thứ thiệt của le Carré, một cách nào đó.
Có chất đạo hạnh bậc thầy ở trong truyện của le Carré, theo Gấu]

I was very disappointed by Carre's last book, very anti-American and quite preposterous.
His great works all came out during the cold war and they told us - fiction or modified fact - how complex the spying business was. They added a 'human face' to this basically grisly business.
Not the last one I remember only vaguely now. This guy does not like our country very much, to say at least.
 
Tôi rất bực cuốn mới nhất của ông ta, rất ư là bài Mẽo, và thật là phi lý, nếu không muốn nói, láo xược.
Những tác phẩm lớn của ông ta, là từ cuộc chiến tranh lạnh mà ra. Và chúng nói với chúng ta - giả tưởng hay sự kiện được thay đổi đi, chế biến khác đi – ngành điệp vụ đa dạng, rắc rối như thế nào. Chúng đem “bộ mặt người” đến cho cái thế giới, tự bản chất của nó, thì vốn xám xịt.
Gã này đếch ưa xứ sở của chúng ta, đếch ưa 1 tí nào, phải nói như vậy.

Ai Tín
Cao Bồi đã mất.

Bà [PXA] quay sang nói với tôi - vẫn đứng đây từ nãy giờ bất động: Ông ấy khổ suốt cả một giai đoạn dài căng thẳng. Bây giờ đã đau thể xác thế này mà tâm hồn cũng không được thanh thản.

Tin Văn và Gấu thành thực mong được chia sẻ nỗi đau buồn cùng gia đình, và cầu chúc linh hồn bạn Cao Bồi sớm siêu thoát



In From the Cold

Bạt
[Cho lần xb 50 năm sau, tháng này, Tháng Tư, 2013)

Tôi viết Tên điệp viên về từ miền đất lạnh ở cái tuổi ba mươi của mình, dưới sức ép thật căng, không thể chia sẻ với ai, và cực kỳ cá nhân. Là 1 sĩ quan tình báo với cái vỏ bọc là 1 nhà ngoại giao trẻ ở Tòa Đại Sứ Anh ở Bonn, tôi là 1 bí mật, với những đồng nghiệp, và trong hầu hết thời gian, với chính tôi. Tôi đã viết vài cuốn tiểu thuyết trước đó, bắt buộc dưới 1 cái tên giả, và Sở của tôi gật đầu cho phép in. Và sau 1 hồi dài tra hỏi linh hồn (soul-searching), họ cũng gật đầu với The Spy.
Vào ngày này, [50 năm sau], tôi tự hỏi, nếu Sở lắc đầu, thì quyết định của tôi sẽ ra sao.

Như chuyện xẩy ra, họ có vẻ như kết luận, hẳn là có ngần ngại, rằng cuốn truyện thuần giả tưởng, từ đầu cho tới cuối, chẳng có gì cho thấy là rút ra từ kinh nghiệm cá nhân, và như thế, nó không phạm luật xé rào an ninh. Tuy nhiên, đây không phải là cách nhìn của giới báo chí thế giới, mà, với một tiếng nói, quyết định rằng, cuốn sách không hoàn toàn chân thật, nhưng mà là 1 thứ Thông Điệp Từ Phía Bên Kia có tính phát giác, mặc khải gì đó, một phán quyết như thế khiến tôi, đâu có phản ứng nào khác, ngoài chuyện ngồi im re, và theo dõi, lẽ dĩ nhiên cũng rất ư là lạnh cẳng, như thể cuốn sách leo mãi lên tít cao của danh sách những best-seller, rồi chết sững ở đó, trong lúc hết nhà phê bình này tới nhà phê bình khác gật gù, đúng thứ thiệt đấy!
Và cái lạnh cẳng của tôi, thì sau đó được thêm vào, cái giận dữ, cũng của tôi.
Một giận giữ bất lực
    

John le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do vậy, không được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who Came in from The Cold là cuốn đưa ông lên đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc" Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu Lâm vào hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam phái ra Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao cấp CS. Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận tiền…

Trong nguyên tác của Le Carré, câu chuyện xẩy ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc ăn, ông đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau khi thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô gái thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với "cách mạng" (Đông Đức).
Mọi việc diễn tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn, Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu của anh chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.

Bí mật bật mí: tất cả những tài liệu tố cáo đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ địch này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"!
Còn cái người mà anh điệp viên "tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!
Phản gián Anh, qua nhân viên nhị trùng, tổ chức cho anh điệp viên vượt bức tường Bá Linh, cùng với cô bồ, nhưng lính gác đã được lệnh: bắn chết cô bồ. Phải có một kẻ "hi sinh" chứ!
Cuối cùng anh điệp viên nhất định không bỏ người yêu, vả lại cũng quá chán sự tàn nhẫn của nghề điệp viên, quá chán "đế quốc Anh", anh cùng chịu chết với bồ
*

Anh nghe một giọng nói tiếng Anh, từ phía Tây bức tường:
-Nhẩy đi, Alec! Nhảy!
Anh nghe tiếng Smiley, thật gần:
-Cô gái, cô gái đâu?
Đưa mắt nhìn xuống chân tường, sau cùng anh nhìn thấy cô gái, nằm bất động. Trong một thoáng, anh lưỡng lự, rồi chầm chậm bò xuống… cho tới khi đứng bên cô gái. Cô đã chết; khuôn mặt quay đi, mớ tóc đen phủ trên má, như để che những giọt mưa cho cô.
Họ hình như ngần ngừ, trước khi nổ súng tiếp; một người nào đó ra lệnh, nhưng vẫn chưa có ai nổ súng. Sau cùng, họ bắn anh, hai hoặc ba phát. Anh đứng trơ, ngơ ngác, như một con bò mù giữa đấu trường. Rồi anh ngã xuống, trong khi ngã, anh nhìn thấy một chiếc xe nhỏ… và những đứa trẻ trong xe giơ tay vẫy vẫy anh, qua cửa xe.

Le maître espion Markus Wolf est mort

Il avait dirigé de 1958 à 1987 les services de renseignement extérieurs de la Stasi, animant un réseau de quelque 4.000 agents hors de RDA.
Markus Wolf , ông Trùm gián điệp Cộng Sản, kỳ phùng địch thủ của Smiley, nhân vật thần sầu của Le Carré, đã mất

Il a toujours refusé de dénoncer les agents qui travaillaient pour lui. L'ancien maître-espion vivait depuis de ses conférences sur l'espionnage et de ses livres, dont un sur la cuisine russe. Jusqu'à sa mort, il a dénoncé une "justice de vainqueurs" qui avait voulu faire de lui "le symbole du mal", alors qu'il n'avait fait que servir un Etat souverain.

Chưa từng tố cáo một thuộc hạ. Kiếm sống bằng diễn thuyết về tình báo, bằng viết sách, trong có cuốn nổi tiếng về bếp núc theo kiểu Nga. [Tờ Điểm Sách Nữu Ước phải nhắc tới cuốn này ! NQT]
Cho tới khi chết, coi công lý của kẻ thắng là của... kẻ thắng, khi kẻ thắng muốn biến ông thành biểu tượng của cái ác.

Gấu nhớ là, khi Ông Trùm [Wolf], hết còn ẩn mặt, người đọc so ông với Karla, Ông Trùm giả tưởng do Le Carré phịa ra, thấy y chang ! (1)

Le Carré đã từng làm cho phản gián Anh, và bị Philby làm cháy. Khi được phép đi Moscow, vào thời kỳ Đổi Mới, được mời gặp Philby, ông lắc đầu, nói, bữa hôm qua, tôi là thượng khách của quí vị, người đại diện cho nữ hoàng Anh. Bữa nay, mấy ông tính cho tôi bắt tay với kẻ thù của nữ hoàng?

(1) Ông Trùm trong tiểu thuyết bộ ba, Quest for Karla trilogy: Tinker, Tailor, Soldier, Spy;The Honourable Schoolboy; Smiley's People.

Ai Tín
Cao Bồi đã mất.

Bà [PXA] quay sang nói với tôi - vẫn đứng đây từ nãy giờ bất động: Ông ấy khổ suốt cả một giai đoạn dài căng thẳng. Bây giờ đã đau thể xác thế này mà tâm hồn cũng không được thanh thản.

Tin Văn và Gấu thành thực mong được chia sẻ nỗi đau buồn cùng gia đình, và cầu chúc linh hồn bạn Cao Bồi sớm siêu thoát

*

Bữa qua, ghé tiệm sách, thấy ấn bản mới, sau 50 năm, của The Spy.
Cảm khái chi đâu.
Nhớ lần gặp nó, bản tiếng Tây, bìa trắng, nrf, Gallimard, ở nhà sách Xuân Thu, liền những ngày kiếm được cái job làm thêm cho UPI, đô la rủng rỉnh, hung hăng con bọ xít, mua sách loạn cào cào… và thế là run lên cầm cập, vì lạnh, và đói!
Đó sự thực.
Nhưng chỉ đến khi đi tù VC, thì mới hiểu được, “cảm giác đi trước…  hiện thực” [thì cũng bắt chước Sartre, và nói ngược lại, hiện hữu có trước yếu tính, (l’existence précède l’essence) !]

Bạt
[Cho lần xb 50 năm sau, tháng này, Tháng Tư, 2013)

Tôi viết Tên điệp viên về từ miền đất lạnh ở cái tuổi ba mươi của mình, dưới sức ép thật căng, không thể chia sẻ với ai, và cực kỳ cá nhân. Là 1 sĩ quan tình báo với cái vỏ bọc là 1 nhà ngoại giao trẻ ở Tòa Đại Sứ Anh ở Bonn, tôi là 1 bí mật, với những đồng nghiệp, và trong hầu hết thời gian, với chính tôi. Tôi đã viết vài cuốn tiểu thuyết trước đó, bắt buộc dưới 1 cái tên giả, và Sở của tôi gật đầu cho phép in. Và sau 1 hồi dài tra hỏi linh hồn (soul-searching), họ cũng gật đầu với The Spy.
Vào ngày này, [50 năm sau], tôi tự hỏi, nếu Sở lắc đầu, thì quyết định của tôi sẽ ra sao.

In From the Cold

Bữa qua, ghé tiệm sách, thấy ấn bản mới, sau 50 năm, của The Spy.

Cảm khái chi đâu.

Nhớ lần gặp nó, bản tiếng Tây, bìa trắng, nrf, Gallimard, ở nhà sách Xuân Thu, liền những ngày kiếm được cái job làm thêm cho UPI, đô la rủng rỉnh, hung hăng con bọ xít, mua sách loạn cào cào… và thế là run lên cầm cập, vì lạnh, và đói!
Đó sự thực.

Nhưng chỉ đến khi đi tù VC, thì mới hiểu được, “cảm giác đi trước…  hiện thực” [thì cũng bắt chước Sartre, và nói ngược lại, hiện hữu có trước yếu tính, (l’existence précède l’essence) !]
Gọi Người Đã Chết

Hồn thiêng thành phố thức giấc ở trong tôi

Tôi gặp lại Le Carré ở nhà tù Bangkok.

Bạn không thể tưởng tượng, khi nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, tôi đã nhớ Sài Gòn tới mức nào. Và cái cụm từ ở trên, nó "liên quan" tới… Sài Gòn!

Câu văn ở chương hai. Chương này tả cảnh tượng Smiley đang đêm bị sếp dựng dậy, bắt phải tới sở trình diện. Ngồi trên xe tắc xi, anh cứ nghĩ, mình vẫn còn đang ngủ trên giường nệm ấm áp, đây chỉ là hồn ma của mình đang run rẩy giữa thành phố London:
"Trong tắc xi ông cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui, tuồn từ chiếc giường, được tích trữ nhằm chống lại đêm tháng Giêng ẩm ướt. An toàn, vì không thực: đây là hồn ma của mình đang lang thang trên đường phố Luân Đôn…"
(He felt safe in the taxi. Safe and warm. The warmth was contraband, smuggled from his bed and hoarded against the wet January night. Safe because unreal: it was his ghost that ranged the London streets….)
Những từ safe, unreal…như từ cuộc chạy trốn quê hương trỗi dậy, gây trạng thái chập chờn nửa thức nửa ngủ. An toàn ở trong một nhà tù, cách xa nhà tù quê hương. Không thực, vì chung quanh là cả một khối hỗn độn người ngợm lạ hoắc… cứ thế, một đoạn văn ở trong tôi lập đi lập lại, theo cùng với những con chữ: Trong những đêm chập chờn mất ngủ… hồn ma… his ghost, không, không, đây là hồn ma của chính mình đang lang thang ở Sài Gòn… không, không, không phải hồn ma của mình, mà là… hồn thiêng, hồn thiêng của thành phố đang trỗi dậy… thế là tôi ráp lại: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những đường phố cũ…". Tới đó tịt luôn.

Phải tới khi ra nhà tù, vào trại tị nạn, mãi mãi sau đó, tôi mới kết thúc nổi câu văn:

 "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…

NQT

*

The New Yorker April 15, 2013

In From the Cold

Giữa Hai Thế Giới

-Bà ta có phải là cộng sản không?
 -Tôi không tin bà ta thích những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế giới có thể sống mà không có tranh chấp… Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay, có phải không? Tôi nghĩ, bà muốn hoà bình.
 (I don’t think she liked labels. I think she wanted to help build one society which could live without conflict. Peace is a dirty word now, isn’t it? I think she wanted peace.)
 -Còn Dieter?
 -Trời biết Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
 -Trời đất!
 Smiley im lặng một lát:
 -Tôi không hy vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy tận cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh ta là một trong những người xây dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng, nhưng thật ra là hủy diệt.
 Le Carré luôn tỏ ra "ưu ái", với những người Cộng Sản chân chính. Có vẻ như ông tin rằng, chính những người đó có lý hơn ông, như trong đoạn cuối ở trên, Smiley nước mắt ràn rụa, hét lớn, nhìn thân xác Dieter chìm xuống lòng sông, giữa sương mù Luân Đôn:

 -Dieter! Tại sao bạn không bắn tôi? Tại sao?…




*

John le Carré

Đây là lời Bạt, của le Carré, tờ Harpers’s số mới nhất, April 2013, đăng tải, cùng chương I của cuốn tiểu thuyết mới ra lò của ông, A Delicate Truth, Một Sự Thực Thanh Nhã.
Tin Văn post bản tiếng Anh, và sẽ lèm bèm thêm, cũng là 1 cách nhìn lại...  GCC, ấy là vì, le Carré là 1 tác giả Gấu thiệt mê, và nhân vật, khí hậu truyện, và tình tiết trong có cái gì thật thân quen với 1 tên Gấu Bắc Kít!
GCC chẳng đã kể cái lần vô nhà sách Xuân Thu ở kế bên Quán Chùa, vô tình cầm lên "Gián Điệp Bò Ra Từ Miền Đất Lạnh", và run lên cầm cập, vì lạnh, và nhớ … Hà Nội!

Hà, hà!

Một Sự Thực Thanh Nhã
Bạt 

Dành cho cuốn The Spy Who Came in from the Cold, được tái bản 50 năm sau, vào tháng này, Tháng Tư, 2013, nhà xb Penguin:

The merit of The Spy Who Came in from the Cold, then-or its offense, depending where you stood-was not that it was authentic but that it was credible. The bad dream turned out to be one that a lot of people in the world were sharing, since it asked the same old question that we are asking ourselves fifty years later: How far can we go in the rightful defense of our Western values without abandoning them along the way? My fictional chief of the British service-I called him Control-had no doubt of the answer:

I mean, you can't be less ruthless than the opposition simply because your government's policy is benevolent, can you now?

*

Call For The Dead