|
Thơ giữa chiến tranh và trại tù.
"... Cùng một
nhóm bạn hữu, khởi xướng phong trào thơ tự do, làm mới
văn học nghệ thuật trên tạp chí Sáng Tạo (1958–1961). Là tác giả bị đả
kích dữ dội nhất thời bấy giờ, ông chinh phục được cảm tình của giới
độc
giả tiến bộ với tác phẩm Bếp Lửa (xuất bản lần đầu tiên năm 1957). Ông
dạy
tại vài trường Trung học tư thục ở Sài Gòn, Bình Dương, trước khi động
viên
Khóa 14 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (1962)..."
[Trích trang
bìa Bếp Lửa, nhà xuất bản Kẻ Sĩ, do Tô Thùy Yên chủ
trương, Sài Gòn].
Muốn
làm người học
trò mười bẩy tuổi
Đạp
xe trên đường
đồng
(Liên,
Đêm, Mặt
trời tìm thấy) ...
Trong khi ăn,
Kiệt bỗng nhớ đến những ngọn gió bấc cắt da, những hạt
mưa nhọn như kim châm, dúm ớt bột khô tê môi, chảy nước mắt, bát nước
chè
tươi bỏng rát lưỡi. Từ bát bún riêu, chàng nói về mùa màng thời tiết,
về
bầu trời sông nước, về đồng ruộng trái quả, về phố phường thắng cảnh và
vô tình chàng tiết lộ những mảnh vụn của một thời thơ ấu và niên thiếu
chẳng
hề nói với ai. Oanh mở mắt to chăm chú. Kiệt lại thấy những giọt nước
mắt
rơi.
(Một chủ nhật
khác)
Người đọc đã
biết Hà-nội/1954 trong Bếp Lửa, hay trong Ung Thư - Nhưng
hãy chấp nhận cái vô thường của cuộc sống, như cục ung thư, sống với
nỗi chết âm ấm ở trong lòng bàn tay (Mais accepter vivant la vanité de
son
existence, comme un cancer, vivre avec cette tièdeur de mort dans la
main.
Malraux) - trên đây là những chi tiết hiếm hoi, tác giả vô tình tiết lộ
về đất bắc, và tuổi thơ của ông.
Một chủ nhật
khác là cuốn tiểu thuyết sau cùng của tác giả. Khi nhìn
những đoàn quân Cộng Sản tiến vào thành phố, ông nói, như vậy cũng
xong...
sẽ chẳng bao giờ viết nữa.
Rồi ông trở về
đất bắc, như người tù.
Mưa
bay lất phất
gió căm căm
Đường
lầy trơn nhà
cửa tối tăm
Trốn
đâu lũ trẻ mặt
lem luốc
Co ro
đứng coi tù
qua thôn
Vác
bó cuốc nặng
bước loạng choạng
Về
trong xây xẩm
buổi tàn đông
Lạnh
lẽo nhà ai
không đèn lửa
Ảm
đạm lòng ta
chiều cuối năm
78
(Thơ ở đâu xa)
Về
trong xây xẩm
buổi tàn đông/ Lạnh lẽo nhà ai/ Ảm đạm lòng ta...
Trong Thơ
giữa chiến tranh và
trại tù - một bài
trả lời phỏng vấn, in
trong tập Mảng Lưu Vong, La Part d'Exil, nhà xb Đại học Provence, 1995
(1) - ông
đã nói về Bếp Lửa "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là
những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng
của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một
nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây
dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời:
"Anh
ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ
nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp
Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa "vô thường", và chút hơi ấm của nỗi chết
(l'existence de notre acceptation entre la vanité et la tièdeur de
mort).
Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra...
Đối diện với
hỗn loạn, tình trạng mơ mơ hồ hồ thời gian sau 1975, tôi
có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, quãng còn lại chỉ là dư thừa, tôi
chẳng để ý tới nữa. Ảo vọng là hoàn toàn. Năm 1975, chế độ mới đưa tôi
đi trại cải tạo, cùng với bạn bè của tôi, "cùng hội, cùng thuyền";
chúng tôi rời đồng bằng lên vùng rừng núi, dửng dưng, bình thản, không
tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi đã nghĩ mình "biến mất", chẳng mong
ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch sử, tại sao không. Nhưng
tôi đã lầm. Người ta đưa
tôi lên vùng thượng du phía bắc, cách biệt hẳn thế giới bên ngoài,
người ta thả tôi vào thiên nhiên, "tự do" với "chỉ tiêu gỗ mỗi ngày",
với cơ hội trốn trại. Nhưng mỗi ngày qua đi, tôi lại tìm ra con đường
trở về trại
tù. Điều gì đã khiến tôi làm như vậy? Phải chăng là "chẳng còn hy vọng
chi" hay là nỗi "vô vọng của một con người bị bỏ rơi, tuyệt vọng"? Khi
đó,
tôi thực sự ở trong niềm hy vọng về không sinh tồn (inexistence); trong
một vùng không thể lọt qua (impénétrable), trong tình trạng vô-liên
(non-relation). Chẳng có chi là rõ ràng đối với tôi. Tuy nhiên, tôi nhủ
thầm, tôi đang
sống lại, nghĩa là thơ ca đang trở lại, và tôi sung sướng vì điều này.
Tôi rụt rè e lệ như khi còn trẻ, với những bài thơ đầu, tôi giấu bạn tù
những bài thơ, tôi không dám đưa cho họ đọc. Khi bạn sống dửng dưng,
ngày
này qua ngày khác, chẳng nghĩ tới tương lai, chẳng nhớ về dĩ vãng,
không
âu lo hiện tại, bạn còn lại chi? Còn cái điều đã có ở trong bạn; nó có
đó,
chẳng cần đến sự mong muốn của bạn. Để qua đi những ngày đen tối, những
đêm mưa gió, ngày lạnh căm, bão bùng, mùa này, mùa nữa... tôi tìm lạc
thú
ở cái điều "đã hiện hữu ở trong tôi" đó; tôi mang theo, chỉ có nó; nó
luôn
luôn ở trong thân thể tôi."
Đó là lần hội
ngộ thứ nhì của thi sĩ, với đất Bắc, và với thơ, của ông.
*
Nhiều người
cho rằng Thơ ở đâu xa, hay những bài thơ ở giữa chiến tranh
và trại tù của ông "thua" Liên, Đêm, Mặt trời tìm thấy: đỉnh cao của
thi sĩ, của thơ tự do. Ở đây, xin chỉ đưa ra một kinh nghiệm cá nhân,
của người viết, khi đọc thơ ông.
Trước 1975,
tạp chí Văn tính làm một số đặc biệt về thi sĩ, ông nói với
tôi, đã đề nghị Trần Phong Giao "lấy" bài của tôi, viết về Bếp Lửa, khi
cuốn sách được tái bản. Bài đã được in trong Tập san Văn chương. Tôi
nói với
ông, sẽ viết một bài khác, về "thơ Thanh Tâm Tuyền", cho số báo đó. Thi
sĩ ngạc nhiên, nhưng bật cười, "thì viết đi." Ông vẫn nghĩ, tôi không
mê
thơ, và cũng chẳng biết gì về nó.
Đúng như vậy.
Nói rõ hơn, tôi quá mê thơ, cho nên chẳng bao giờ dám bén
mảng tới. Tôi vẫn nghĩ, người ta chỉ làm thơ, khi còn trẻ, hoặc khi đã
về già. Cũng theo nghĩa đó, Borges đã khuyên, hãy bắt đầu bằng thơ vần.
Ông dẫn Wilde: "Thật may mà có thơ vần, nếu không chúng ta đều là thiên
tài." Khi còn trẻ, ai mà chẳng đã từng, "Hôm qua trong lớp tập làm
thơ/Khó quá (cho
nên) chẳng biết đường đâu mà mò"! Tôi đã qua cơ hội thứ nhất - làm thơ,
làm
thi sĩ - sau những vần thơ đại khái như vậy, cho đến khi "đọc lầm" thơ
Thanh
Tâm Tuyền:
Trên
đỉnh đèo Hải
Vân
Nếu
nhớ quê hương
Muốn
chết
Vũ
Đạo Ánh
Chiến
tranh vẫn còn
(đến khi nào)
Đồn
đóng sườn núi
Ngó
biển không
Đập
cụt cổ chai
Chim
én vẫn bay đầy
đàn trên trời chiều Sài Gòn
Khóc
đi Nguyễn
Mùa
này gió biển
thổi điên lên lục địa
Kể lể
hoài chuyện
tình
tuyệt vọng
Với
một mình cào lấy
tóc mình
(Tên
người yêu dấu)
Tôi vẫn
thường ngâm nga mấy câu thơ trên, cho tới bữa
tình cờ lật lại
trang thơ Liên,
Đêm:
Kể lể
hoài
chuyện tình vô
vọng
Với
một mình cấu lấy
tóc mình
Những
người yêu thơ Thanh Tâm Tuyền, yêu chất "bạo
động của bạo động",
nam tính... của thơ ông, khởi từ những dòng thơ cách mạng trong Tôi
không còn cô độc, tới Liên, Đêm... có thể sẽ không thích những dòng thơ
"hiền
từ" của Thơ ở đâu xa. Tôi vẫn nghĩ ông bắt đầu bằng thơ tự do, ngược
hẳn
lời khuyên của Borges, chính vì chất hung bạo "đặc biệt" của thơ ông:
Thơ
không thể èo uột, yếu đuối, bệnh hoạn, không phải là nơi trốn chạy, ẩn
náu...
Nó là mắt bão: trung tâm của mọi bạo động. Ông chỉ trở lại với thơ vần,
sau
trại tù. Với tôi, Thơ ở đâu xa mới là cực điểm của bạo động trong thơ:
thiền.
Trích tiên bị đầy (vào trại tù), trở về trần.
"Trong tôi còn
lại chi? Gia đình, bạn bè. Những bài thơ, chắc chắn rồi.
Chúng đã được đọc, được thầm ghi lại (intériorisés). Đúng một lúc nào
đó, ký ức nhanh chóng bật dậy, đọc, cho riêng mình tôi, những bài thơ.
Luôn luôn, ở đó, bạn sẽ gặp những tia sáng lạ. Thời gian của điêu tàn
làm mạnh thơ
ca.
Đẫm mình trong
thời gian "không lịch sử", hay đúng hơn, lịch sử ở bên
ngoài, người ta khám phá ra rằng, những ngày, những tháng đều không
phương hướng, không mục đích, trần trụi. Tuyệt đối trần trụi. Sự không
hiện hữu (inexistence) của cuộc sống đem đến sự bình an ở bên trong.
Cõi thơ êm đềm ngự trị ở bên trên sự bình thản của vũ trụ. Từ đó, mỗi
bài thơ là một thời gian khép kín, tách ra khỏi chuyển động của cuộc
sống. Thời gian bất thần, của nỗi kinh hoàng, trở thành thời gian cô
đọng; chẳng có chi khác biệt, giữa
kìm hãm, và bay bổng.
Và làm thơ
trong trại cải tạo, đó cũng là trở về với thơ ca bình dân.
Chế độ lao động trong trại, đó là một ngày căng thẳng tám tiếng, không
có cuối tuần; mỗi tù nhân có riêng một vũ trụ của anh ta: một cái
chiếu, chừng năm, sáu chục tù nhân trên dưới hai lớp, trong tấm "toan"
trên trăm tù. Viết
là một xa xỉ: chỗ ngồi, thời gian viết. Với nhịp tù hối hả như thế, cái
lạnh, cái đói... ai dám nghĩ đến sáng tạo? Ngay cả thiên tài, ngay một
sức
mạnh siêu nhiên cũng chẳng thể vượt qua, những "trói buộc" này. Tuy
nhiên,
người Việt nói "làm thơ", không ai nói "viết thơ". Như vậy, người ta có
thể làm thơ bất cứ ở đâu, trong bất cứ vị trí nào: đi, đứng, nằm, ngồi,
thức... Thơ gặp anh không cần hò hẹn, không định rõ ngày giờ. Người ta
không
thể kiếm nó, vì biết đâu mà kiếm. Bạn chỉ có một việc: tiếp nhận nó,
bàn
bạc cùng nó. Nó chỉ yêu cầu bạn: hãy giữ tiếng nói chơn chất của bạn.
Tiếng
nói này, sau đó, sẽ quyết định cuộc đời của riêng nó. Nó, nàng thơ,
luôn
luôn kín đáo, đôi khi vào bằng cửa chính, đôi khi bằng con đường nhỏ.
Hãy
lắng nghe. Nàng thích đeo mặt nạ, ẩn náu dưới tấm khăn che mặt; nếu ký
ức
của bạn không thức tỉnh, bạn không thể nhận ra nàng. Trong khi lao động
"đạt
chỉ tiêu cách mạng", nàng tới. Đột nhiên, ngay giữa đồng, giữa rừng...
Nàng
ra lệnh cho bạn ngừng. Bạn bắt đầu nhìn trời, quên những cử động máy
móc.
Nàng kéo liền bạn vào cõi trong êm ả. Tình trạng tự động hiện hữu
(autoexistence)
đem đến nguồn vui. Bởi vì khi nàng thơ rời bạn, khi trở về với cõi đời
bạn
đã dám rời bỏ; bạn nhận ra cuộc đời này sẽ biến thành nhịp của những
câu
thơ. Như thể, trong khi làm việc bằng chân tay, tai của bạn đuổi theo
những
nhịp điệu, âm nhạc của bài thơ. Sự hài hoà này sẽ đem đến điều cần
thiết,
giữa công việc - vốn hạn định những cử động - và ký ức, đang "ghi nhận,
chất
chứa".
Nhưng nói một
cách cụ thể, khó khăn (làm thơ trong trại cải tạo) vẫn
còn. Bởi vì vô phương ghi lại bài thơ; đây là giai đoạn chót của sáng
tạo:
niềm vui đọc lớn nó lên, và chia sẻ với những người thân cận. Thơ phải
được đọc lên, phải được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng của nó.
Định
mệnh của một tiếng nói và cũng là định mệnh của hồi nhớ, của biết bao
nhiêu
con người.
[Nguyễn Quốc
Trụ chuyển ngữ, theo bản tiếng Pháp của Le Huu Khoa, trong
La Part d'Exil, gồm những bài của Linda Lê (Les pieds nus); Le Huu Khoa
(Vo Phien, la littérature comme un bâton d'un aveugle); Xuan Phuc
(L'exil des lettrés, une voile au lointain de la mer); Le Huu Khoa
(Kiet Tan, brisure du sens dans l'écriture nue); Pham Duy (Karma
imparfait et renaissance
infinie); To Thuy Yen (Sans nom. Je reviens comme un fantome humilié);
Trinh Cong Son (L'oiseau sacré chante le destin magique); Trinh Van
Thao
(Posface: Dialogue à peine imaginaire entre écrivains vietnamiens sur
la
littérature d'exil); nhà xb Đại học Provence 1995.]
Bếp
Lửa,Tựa Lần In Thứ Tư (1973)
Malraux
có viết: "Người ta không thể nào viết lại
một quyển tiểu
thuyết."
Tôi không tin
như thế. Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất
bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn
loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười
bẩy năm.
Đây không phải
là quyển tiểu thuyết đầu tay của tôi.
Quyển đầu tay
tuy được một nhà xuất bản nhận in năm 1955, vào phút chót
tôi đổi ý, rút lại sách, quyết định không xuất bản.
Quyển Bếp Lửa
rất có thể đã chịu chung số phận của quyển đầu tay, nếu
không may mắn gặp ông Nguyễn Đình Vượng [chủ báo Văn, chủ nhà in, nhà
xuất bản Nguyễn Đình Vượng].
Được viết một
hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết
– không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là
quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Trên trang đầu
bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre [Tôi là
kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ.
Sách in lần
đầu ba ngàn cuốn, chẳng rõ bán được bao nhiêu, chỉ biết ít
lâu sau sách được mang bán "son". Có hai bài viết về quyển sách: một
trên nhật báo Tự Do tại Sài Gòn, một trên tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà
Văn
miền Bắc ở Hà Nội.
Tiếc là tôi
không có thói quen lưu giữ tài liệu để có thể in kèm vào
sách khi tái bản.
Đại cương hai
bài viết đều là lời chê trách giống nhau: quyển sách bi
quan tiêu cực. Bài trên tờ Văn Nghệ ở Hà Nội chỉ là một cột điểm sách
ngắn vài mươi giòng nhưng bấy giờ đã mang đến cho tôi hãnh diện và sung
sướng. Hãnh diện là thứ có ngày nghĩ lại khiến thẹn thùng. Nhưng sung
sướng lúc nào cũng vẫn là sung sướng, dù cùng với thời gian có thể lẫn
vẻ bùi ngùi.
Tôi sung sướng
nghĩ các bạn tôi ở Hà Nội đọc cột báo ấy, biết được tôi
vẫn nhớ họ, đã viết về họ, về những ngày tháng ấy của chúng tôi. Họ có
thể tức tối căm giận, nhưng chắc họ cũng cảm động bồi hồi.
Mười bẩy năm
đã qua.
Kinh nghiệm
dạy cho tôi là lời của Malraux đúng. Tôi đã loay hoay quá
lâu với một quyển sách. Lần này tôi quyết định đề là ấn bản chung quyết.
Tôi hiểu đã
đến lúc nên viết những quyển sách khác.
Tháng 3 – 73
THANH TÂM TUYỀN
Bếp
Lửa, Tựa Lần In Thứ Hai (1965).
Cuốn sách mỏng
manh, non nớt và chưa thành hình này của một người mới
lớn lên. Hắn lớn lên trong một thành phố đã mất, thành phố bị vây hãm
như một hòn cù lao nổi chờ ngày tan rã không để lại dấu vết. Hắn đọc
Marx tìm thấy giấc mộng "biến cải thế giới", đọc Rimbaud tìm thấy giấc
mộng "thay đổi cuộc đời", đọc Dostoievski tìm thấy thái độ "tất cả hay
không có gì hết",
đọc Gide tìm thấy "đời sống thành khẩn trung thực", đọc Malraux tìm
thấy
hào quang của trí tuệ dối đầu với Định Mệnh, đọc Sartre tìm thấy "cuộc
hiện
sinh tự do và chọn lựa". Hắn lớn lên cùng bè bạn, vượt qua mau tuổi trẻ
để
suy nghĩ và mơ ước hành động. Mỗi đứa một lối lăn mình theo mối cám dỗ
lớn
lao của hư vô (1). Hắn lìa bỏ quê hương, chia tay với bè bạn, dấn mình
vào
lịch sử, đuổi theo giấc phiêu lưu của trí tuệ: sự thật được tạo nên từ
niềm
hư vô của tuổi trẻ bị tước đoạt.
Bây giờ hắn ba
mươi tuổi, hắn vẫn quay tròn như một nỗi tự do trống
rỗng, không làm được gì hơn, ngoài một lựa chọn – khó khăn và buồn tủi
- : trở thành một nhà văn. Lúc hắn viết cuốn sách này hắn chưa phải là
một nhà văn, không muốn là một nhà văn. Hắn chưa biết mình muốn gì vì
hắn muốn tất cả. Hắn viết với ý nghĩ trong khi mình viết, người khác
chết. Ý nghĩ làm tê
liệt hứng khởi tạo tác. Nên sau cuốn sách được in tình cờ, không dự
tính,
hắn nằm im trong sự bất lực hổ thẹn, hắn phá phách tiêu hủy không thể
hoàn
thành nổi những dự thảo, phóng tưởng kế tiếp. Mỗi ngày mỗi nghiền ngẫm
trong
bất giác của các tình thế kinh nghiệm, hắn nhận thức hắn chỉ là một nhà
văn,
không thế lực và hèn mọn như mỗi người – một nhà văn bị dìm ngập trong
thời
đại và xã hội của mình như giới hạn tự nhiên của cõi sống và cõi chết.
Hắn
dứt bỏ được những mê hoặc, ảo ảnh – về vai trò của nhà văn – của thứ
tiếng
nói toàn năng vang động và làm biến dạng được sự vật một cách cụ thể.
Tiếng
nói của văn chương chỉ là những lời thầm thì giữa hỗn độn của lịch sử,
lời
cô đơn không sức mạnh bị lấn áp ở mọi phía.
Sự kiêu hãnh
của tuổi nhỏ nhường chỗ cho sự bình tĩnh ý thức. Hắn bắt
đầu cầm bút thực sự, làm việc giữa những đổ vỡ xáo trộn thách thức. Đối
với
hắn, cuộc chọn lựa gay go nhất đã xong, hắn biết hắn chỉ còn một tiếng
nói
để tìm kiếm bè bạn và quê hương.
Người được đề
tặng sách này đã chết.
Hắn, tên Vũ
Đạo Ánh, chết vào một buổi sáng chủ nhật đầu tháng chín năm
1964, tại một khu rừng tỉnh Bình Dương, một viên đạn xuyên ngang ngực
năm mới ngoài ba mươi. Vào buổi chiều cuối tháng tám, hắn còn đứng
trước một căn nhà trong hẻm ngoại ô, nhìn qua cửa sổ, đèn trong nhà
thắp sáng nhưng mọi người đi vắng, cất tiếng gọi. Như những ngày mùa
thu, mùa đông nơi thành phố xa khuất cũng hơi ngửa đầu lên cao liếc mầu
trời xẫm mau, hắn gọi đứa bạn của thời niên thiếu nghèo khốn, gọi những
mộng phiêu lưu đã bị nghiền nát cùng tuổi trẻ như một Thiên Đường cửa
đóng. Hắn lủi thủi trở về như bị bỏ rơi, chạy qua thành phố Saigon buổi
tối còn ngơ ngác những âm vang của mấy ngày hỗn loạn. Có lẽ hắn nhớ tới
thành phố của tuổi trẻ, như nhớ tới đứa
bạn, hắn đã chạy cuồng trong đó trên chiếc xe đạp tồi tàn giữa những
ngày
tháng rách bươm, mơ ước cái cơ hội kết tập được ngày tháng tan rã thành
một
đời ý nghĩa. Có lẽ hắn muốn gặp đứa bạn để hỏi: tại sao mày không viết
được
gì thêm nữa ngoài cuốn sách đề tặng tao?; cuốn sách hắn nhận được vào
một
ngày cuối năm nào khi còn đóng đồn trên sườn núi ngoài Trung nhớ quê
hương
đã lìa bỏ cùng mẹ và gia đình ở lại, cuốn sách vợ hắn mang liệm theo
xác
như một kỷ niệm hắn muốn mang đi. Hắn không gặp đứa bạn và tự hỏi: Nó
ra
sao?, đã lâu không gặp, như ngày nào trong thành phố hoài nghi và khắc
khoải,
hắn thường tìm bạn và hỏi: Thế nào, chúng mình sẽ đi về đâu?
Hắn gục chết
bên một gốc cây, mau lẹ, không đau đớn. Hắn nằm đó, đầu
ngoẹo sang bên, gối lên cỏ như một người ngủ mệt sau đoạn đường hiểm
trở
của Định Mệnh – Định Mệnh của một thế hệ, những người còn sống là những
kẻ sống sót. Hắn đã đi từ tuổi trẻ bị tước đoạt, tới nằm đó trong khu
rừng
giữa cuộc chiến phơi mình làm một sự thật thô sơ: ở đây, trong xứ sở
khốn
nạn này, cuộc chiến phải chấp nhận không phải là lối phiêu lưu trốn
chạy
ngông cuồng. Cái chết của hắn không phải là một huyền thoại Rimbaud,
một
huyền thoại Lawrence, tên bạn hắn hiểu được như vậy.
Chúng muốn gì?
Người chết cho kẻ khác sống. Chúng muốn gì?
Những nhà phê
bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là
bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn
này đi đâu? Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với mình,
những câu họ thường đặt cho kẻ địch. Bọn chúng đã đi trong thống khổ
của lịch sử
tới cái chết, cái chết như sự từ chối quyết liệt. Tại sao? Đáng lẽ họ
phải
tự hỏi: tại sao? Cái chết lựa chọn không phi lý, nó sẽ làm nảy sinh sự
thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót.
Mỗi nhà văn
chính là một kẻ sống sót.
Sàigòn, 1965
THANH TÂM TUYỀN
(Nguyễn Quốc
Trụ sao lục, và giới thiệu)
Chú thích của
tác giả:
(1)... c’est
que l’idéal, jusqu’à présent, a été la véritable force de
dénigrement appliquée au monde et à l’homme... la grande tentation du
néant.
Nietzsche (La
volonté de puissance).
|