*














*
[Hình lấy từ báo Le Monde]

La romancière vietnamienne Duong Thu Huong
sur le plateau de l'émission littéraire de TF1,
"Vol de Nuit", le 31 janvier 2006.
DTH trên TV Pháp

Sau mỗi cuộc chiến
Phải có ai đó dọn dẹp sắp xếp mọi chuyện.
Mọi chuyện, tự chúng, đâu làm được chuyện này?...
Một người nào đó. Chổi ở trong tay.
Vẫn nhớ chuyện xẩy ra.
Wilslawa Szymborska


Salvation or Ruin: Cứu Rỗi hay Điêu Tàn

Trong một xã hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể tránh khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu tàn mới là điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng làm sao tiên đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý chí của con người.
[Hannah Arendt, trong Franz Kafka: A Revaluation, trong Essays in Understanding 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New York: In a dissolving society which blindly follows the natural course of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the liberty and the will of men].
Chỉ một khi thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu chuộc được.

Tôi không tin DTH đã từng đọc Arendt, nhưng, như nhà phê bình của tờ Le Monde viết về bà - "
... sinh trưởng tại miền Bắc và đối diện với những khủng hoảng, những điên rồ của cuộc chiến, với chế độ độc tài, bà không để những từ 'số kiếp phũ phàng, định mệnh đã an bài, cái nước mình nó như thế' len vào trong đầu, mọc mầm mọc rễ, tạo thành một cái tổ nho nhỏ ở trong đó" - thì đây chính là cách nhìn Kafka của Arendt khi bà cho rằng, nếu bảo ông là nhà tiên tri, nhìn ra cơn ác mộng toàn trị trước khi nó xẩy ra, thì mới cắt nghĩa được... một nửa lời tiên tri mà thôi. Chỉ nhìn ra được cái phần điêu tàn của nó.
Nửa còn lại, là, "cái nước mình nó bắt buộc phải khác như thế", mới là điều mà DTH quan tâm, mong mỏi và chiến đấu vì nó.

Đọc bà, rồi đọc những nhà văn trong nước cùng thời với bà, cả những người nổi tiếng thế giới, ta thấy ngay sự khác biệt, và tự hào về bà, như chính bà tự hào, về mình:
Tôi lúc nào cũng là một con sói đơn độc.
NQT

Dương Thu Hương: (thở dài) Ðiên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ..., nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
Nguồn