Rực
lửa, rực nữ tính
Các
tiểu thuyết của Dương Thu Hương không được xuất bản ở Việt Nam
nhưng xuất
bản ở nước ngoài. Cuộc gặp gỡ với một nữ ly khai, giữa dấn thân và văn
chương.
Claire
DEVARRIEUX –
Báo
Libération Quotidien, số đề ngày Thứ Năm 09-02-2006
Dương
Thu Hương là tiểu thuyết gia Việt Nam được biết nhiều nhất
thế giới.
Từ khi bà bị bảy tháng tù năm 1991, tác phẩm của bà không còn được xuất
bản ở
Việt Nam; bà được thả ra nhờ sự can thiệp của các nhân vật ở Tây
Phương. Bà bị
quản chế nhưng không theo đúng nghĩa quản chế; Phan Huy Đường, người
dịch các
tác phẩm của bà cho hay: “Bà có thể đi đâu bà muốn nhưng lúc nào cũng
có hai công
an túc trực trước nhà bà, ngày đêm, báo cáo các khách thăm viếng, các
buổi nói
chuyện. Bà không thể có cuộc sống riêng tư.”
Sinh
năm 1947, bà bị khai trừ khỏi Đảng và Hội Nhà Văn năm 1990. Người ta
khiển
trách thái độ chống đối và cuộc đấu tranh cho dân chủ của bà. Dịch giả
của bà
nói: “Trong xã hội trọng Khổng Giáo, chỗ đứng của người đàn bà không
có. Trong
chiến tranh, người ta cần họ, thật là đau lòng, nhưng sau chiến tranh,
người ta
thích họ quay về với cái bếp.” Trong chiến tranh, năm 20 tuổi bà đã ra
chiến
trường và điều khiển một đoàn văn công.
Bà
đang ở Paris
nhân dịp ra mắt quyển sách - Chốn
Vắng - Terre des oublis. Bà tươi
cười, vui vẻ. Và bỗng chốc, bà bừng lửa.
Bà có ý định viết Chốn Vắng
lúc nào?
Câu
chuyện này có từ lâu lắm, từ tỉnh Quảng Bình, (để cho chúng tôi dễ hiểu
bà ghi
chú trên tờ giấy: “Quảng Bình là một tỉnh ở miền Trung, trong chiến
tranh đó là
tỉnh ở địa đầu chiến tuyến,”) giống như quyển Tiểu Thuyết
Vô Đề và Lưu Ly.
Tôi viết Tiểu Thuyết Vô Đề là để trả
nợ cho các bạn đã khuất, từng người bạn trong quyển sách này hằng ở
trong tâm
trí tôi, các câu chuyện cứ chất đống trong đầu tôi và tôi phải xả nó
ra, từng
chuyện một.
Trong
chiến tranh, tôi làm việc trong ban văn hóa tỉnh Quảng Bình. Sau khi
Miền Nam
giải phóng,
tôi vẫn còn ở đó. Vùng đất này gây ấn tượng dữ dội trong đầu tôi vì
chính nơi
đó, tôi đã sống những năm tuổi trẻ, gặp những người khác nhau, lính
tráng, dân
sự, nạn nhân, thương binh và cả những kẻ đào ngũ, có rất nhiều trại cải
tạo ở
đó.
Lúc
nào bà cũng nói bà
không thích trở thành nhà văn?
Trở
thành nhà văn là chuyện tình cờ, là để giải thoát tôi khỏi đau khổ. Tôi
không
quá mê nghề này nhưng tôi thấy đây là một phương cách để sống còn. Tuổi
vị
thành niên, tôi mơ trở thành nhà vô địch chứ không phải nhà văn.
Vô
địch gì?
Vô
định bóng bàn, thể dục dụng cụ!
Khi
nào bà mới quyết định
viết?
Năm
1980. Tôi viết truyện ngắn. Trước đó, trong chiến tranh, năm 1970, để
bắt chước
bạn bè ở ban văn hóa, tôi viết những bài viết ngắn, vài bài thơ, tất cả
chỉ có
tính cách nghiệp dư. Thơ chỉ để giải trí, tôi thích lắm. Tôi nhớ lại
lúc đó tôi
chẳng có một ý tưởng nào trong đầu là tôi sẽ trở thành nhà văn.
Từ
năm 1980, tôi tập trung tư tưởng. Tôi bắt đầu cảm thấy có thể theo đuổi
nghề
này. Một cảm giác mông lung bởi vì tôi phải kiếm sống bằng nghề viết
kịch phim.
Vào thời buổi đó, kịch phim chẳng có một nghĩa gì, phim ảnh không có
đất đứng ở
xứ sở nghèo nàn Việt Nam,
phim ảnh là dùng để tuyên truyền.
Tôi
viết năm kịch phim và đều được thực hiện. Giống như tất cả các nhà viết
kịch
phim, tôi muốn tham dự vào phần dàn dựng, nhưng đã không thành công tôi
lại còn
bị phá sản. Tôi viết một tài liệu văn nghệ - le
Sanctuaire des espoirs, [dịch nghĩa đen, Giáo đường của những hy
vọng,
không biết nguyên tác, tên tiếng Việt là gì. ND]. Tôi để hết tiền bạc
vào việc
thực hiện phim này. Giống như các bài viết về chính trị của tôi, tôi đả
kích
chế độ vì thế họ hủy hết tất cả âm bản của tôi ở phim trường. Đó là năm
1990,
một năm trước khi tôi bị bắt. Làm phim thì khó hơn viết sách, viết
không cần
tiền, không cần dụng cụ, nhất là không cần tiếp xúc với người khác. Chốn Vắng có thể dài nhưng cũng như các
quyển khác, tôi viết đều đều, một năm và vài tháng. Sau đó tôi nghỉ
ngơi, lo
cho gia đình. Một hoặc hai năm, tùy, rồi tôi bắt qua quyển khác.
Có lúc nào bà nói đến bà
trong tiểu thuyết?
Chưa.
Trong mỗi câu chuyện, tôi viết các tư tưởng, các giấc mơ, các ảo tưởng
và các
thất tưởng của tôi nhưng chưa bao giờ tôi viết tự truyện. Năm 1994 (1),
ở Paris,
tôi từng viết hồi
ký, lúc đó tất cả các bạn tôi sợ tôi bị bắt lại và sẽ bị giết, họ xin
tôi viết
lại chuyện của tôi. Tôi viết một bài có tên là Những cây nến trắng, les Chandelles blanches, tôi
viết chưa xong và
phải trở về Việt Nam.
Chưa đến lúc viết xong quyển sách này vì chính tôi đây là quyển sách
còn dở
dang.
Với
tôi, mọi sự đều trong sáng, mọi ranh giới đều rõ ràng. Tiểu thuyết là
tiểu
thuyết, tự truyện là tự truyện, tôi không muốn lẫn lộn hai loại này. Đó
là tính
của tôi. Tôi rất cứng ngắt, quá nghiêm túc. Quá đơn giản để tạo một cái
gì cầu
kỳ vi tế. Tôi thích các ranh giới. Có những chuyện nhiều người cảm thấy
dễ chịu
khi nó còn mơ hồ giữa tình yêu và tình bạn, giữa tình cảm của anh trai
em gái,
thêm thắt vào đó một chút cảm giác vô luân, thế là lôi cuốn người khác,
thế là
làm đảo lộn, thế là bừng lên giấc mơ thầm kín, tạo nên nét đẹp lạ
thường cho
văn chương. Tôi không thích như thế trong đời sống cũng như trong văn
chương.
Tôi được giáo dục kỹ càng trong chế độ phong kiến.
Gia
đình của bà như thế
nào?
Một
gia đình theo truyền thống. Chấp nhận và giữ kỹ càng các giá trị luân
lý cổ
truyền. Bà nội tôi là người có đất đai. Bên ngoại làm nghề giáo và bác
sĩ. Cha
tôi là kỹ sư vô tuyến điện. Ông học trường Cao Đẳng Kỹ Thuật của Pháp ở
Hà Nội.
Sau đó, ông là kỹ sư trong ngành hàng hải dân sự Pháp cho đến khi có
cuộc chiến
của hai nước.
Bà
nghĩ gì về cuộc tranh
luận hiện nay ở nước Pháp về quá khứ, về thuộc địa?
Vô
ích! Cái gì đã qua là đã qua. Lịch sử lúc nào cũng hình thành như vậy.
Người
Trung Quốc xâm lăng người Việt, người Pháp đô hộ người Việt, người Việt
lấn đất
người Cao Miên, người Chàm. Chúng ta, người đương đại, không trách
nhiệm về
những gì xảy ra trước chúng ta. tại sao lại đào mồ lên? Mất thì giờ. Có
thể tôi
quá thẳng. Nhưng tôi không phải là một chính trị gia. Cuộc chiến đầu
cho nền
dân chủ của tôi là cuộc chiến bất vụ lợi. Tôi tự do, tôi thấy tôi không
cần
phải làm vui lòng ai.
Bà
dùng tiểu thuyết của bà
cho các mục đích chính trị?
Không.
Không bao giờ. Tôi viết tiểu thuyết là để cho tôi, tôi viết các bài
chính trị
là để cho người khác. Ở đó, tôi dấn thân. Nhưng không đảng phái, không
đoàn
thể. Tôi lúc nào cũng là một con sói đơn độc. Tôi hài lòng với chính
tôi.
Tại
sao bà đấu tranh? Tại
sao bà không ngồi nhà để viết?
Tôi
không thể tiếp tục ngồi viết nếu có người cần đến sự giúp đỡ của tôi.
Thời gian
đã bị đã bị xé nát, tan hoang, và tôi cũng vậy. Đó là số phận của tôi.
Tại sao Chốn Vắng là một
tiểu thuyết sống sượng, nhắm thẳng vào dục tính như vậy?
Điều
đó làm cho bà ngạc nhiên vì tôi là phụ nữ Á Châu sao? Đó là tính của
tôi. Tôi
trọng sự thật, con mèo là con mèo, sự thật là sự thật. Tôi không có khả
năng
khéo léo để nói vòng vòng. Tôi hoàn toàn tự do trong lãnh vực này, tôi
làm đúng
theo con người của tôi.
Có
phải vì vậy mà tác phẩm
của bà bị kiểm duyệt?
Không,
Tiểu Thuyết Vô Đề, Lưu Ly và Chốn
Vắng không được xuất bản ở đây,
chúng chỉ được xuất bản ở nước ngoài. Tôi viết tiếng Việt, các bạn
người Đức,
người Pháp của tôi đem bản thảo qua biên giới, sau đó họ gởi qua Pháp.
Từ khi
tôi được thả ra, họ cấm tôi không được xuất bản. Các ký giả không được
quyền
nhắc đến tên tôi, nếu họ nhắc, công an sẽ can thiệp.
Cũng
rất khó khăn nhưng tôi chọn như thế, tôi ở lại để đấu tranh. Tôi phải
làm quen
với mọi sự việc kể cả cái chết. Chuyện bình thường.
Bà
không sợ nguy hiểm cho
tính mạng?
Nếu
tôi muốn khạc vào quyền lực, tôi không được quyền sợ.
Làm
sao bà có được cái can
đảm này?
Có
thể là vì tôi đã quá hèn trong tuổi thanh xuân. Tôi tin trong mỗi con
người, ai
cũng có một số liều lượng can đảm, hèn nhát, thông minh, ngu đần khác
nhau. Tôi
không tin có người nào hoàn toàn hèn nhát hay hoàn toàn anh hùng, nếu
họ nói
như vậy là họ nói dối hay quá kiêu ngạo, đó là những người lừa bịp.
Khi
tôi còn trẻ, tôi lấy một người yêu tôi nhưng tôi không yêu họ. Ông kê
khẩu súng
vào cổ tôi và bắt tôi lấy, nếu không ông sẽ bắn một phát vào cổ họng
tôi rồi tự
tử. Tôi 20 tuổi, tôi sợ, đó là một tên điên vì yêu, lúc đó cha tôi ở
xa. Bà
hiểu rõ, trong gia đình, người cha lúc nào cũng là người nâng đỡ con
gái. Các
em tôi còn nhỏ, tôi là chị cả, tôi sợ chết và tôi không làm sao thoát
ra khỏi
hoàn cảnh này. Tôi sống khá lâu như cọng rau, như tên nô lệ. Sau khi
sinh hai
đứa con, tôi đòi ly dị, cha tôi can thiệp, ông bắt tôi phải ở lại với
người đàn
ông này vì theo chế độ phong kiến, ly dị là làm nhục gia đình. Tôi phải
ở lại
ngục thất này cho đến năm 1980. cha tôi là thần tượng của tôi, cha tôi
rất tận
tâm, rất dễ thương vì thế tôi vâng lời cha tôi. Đó, tôi kiệt sức vì hèn
nhát
như thế đó!
Bà viết về chiến tranh, về
các trận đánh. Bà có sống trong đó không?
Trong
chiến tranh, tôi là cán bộ văn công, tôi không phải là lính. Tôi không
biết bắn
nhưng tôi phải đem đoàn văn công của tôi đi theo trận đánh, dù muốn dù
không,
tôi phải làm quen với bom dội, với xác chết, mùi thịt rữa, mùi hôi
thối, mọi
sự. Nếu tôi là lính thì tôi đã biết cách chiến đấu với chồng tôi, tôi
không
biết chiến đấu nên tôi thụ động ở lại để chịu những cú đấm. Đứng trước
quyền
lực, tôi là người chiến đấu đến cùng dù cho phải chết nhưng để chiến
đấu cho
chính tôi thì không bao giờ, tôi sợ, tôi nhục; mấy người bán hàng rong,
bán cá
nếu họ làm nhục tôi, tôi im lặng, tôi tránh xa. Đứng trước chồng tôi,
tôi không
dám kêu, tôi như người không còn vũ khí.
(1)
Năm 1994, bà đã từng được Bộ Trưởng Văn Hóa Pháp Jacques Toubon gắn huy
chương
Hiệp Sĩ Văn Học Nghệ Thuật
Tin Văn