[Hình lấy từ báo Le
Monde]
La romancière
vietnamienne Duong Thu Huong
sur le plateau de l'émission littéraire de TF1,
"Vol de Nuit", le 31 janvier 2006. (1)
Chính cái đau khổ làm tôi
viết
Raphaelle Rérolle – Le Monde 10-02-1006
Ánh mắt Dương Thu Hương sáng lên khi bà nói về bộ môn thể dục dụng cụ
hay bộ môn bóng bàn bà luyện tập khi còn trẻ. Ánh mắt này không giống
với ánh mắt nghiêm trang, trầm trọng, khi nói về những quyển sách của
bà. Ngay từ
đầu, cô gái sinh trưởng từ “gia đình cách mạng” ở Thái Bình, vùng hạ
lưu sông Hồng, không mảy may nghĩ mình sẽ là văn sĩ mà chỉ mơ mình là
nhà vô địch thể dục thể thao. Rồi chế độ độc tài, chiến tranh rồi lại
chế độ độc tài làm bay hết giấc mơ tuổi thơ. Bà giải thích “chính cái
đau khổ làm tôi viết. Tác phẩm của tôi không tách rời với xã hội tôi đã
sống.” Hai biến cố đáng kể làm “xoay chiều” cuộc sống của nhà văn nổi
tiếng vì sự sáng suốt của mình.
Biến cố thứ nhất trong chiến tranh. Vào thời đó, cô gái trẻ Dương Thu
Hương điều khiển ban văn công lưu động hành quân dọc vùng vĩ tuyến 17
là vùng bị dội bom nhiều nhất ở Việt Nam. Lệnh ban ra: “Tiếng hát át
tiếng bom” để giải trí cho binh lính và thương binh. Vét hết sức lực để
“sống còn thì làm sao còn nghĩ đến thơ văn và chính trị,” một hôm Dương
Thu Hương gặp một toán tù binh Nam Việt Nam “người nhỏ bé và họ cũng là
người Việt.” Đối với chiến sĩ trẻ yêu nước Dương Thu Hương, đây là một
cú sốc kinh khủng vì trong đầu cô, cô chỉ nghĩ đi ra trận là để đánh kẻ
thù người Mỹ. Lúc đó cô nghĩ: chúng tôi là những tù binh bị nhốt trong
một thung lũng đen tối và những gì người ta tuyên truyền cho chúng tôi
là sai bét.”
Biến cố thứ nhì xảy ra trong một buổi họp các nhà văn năm 1985. Đã nổi
tiếng với các truyện ngắn và tiểu thuyết Bên Kia Bờ Ảo Vọng (Au-delà
des illusions nhà xuất bản Philippe Picquier, 1996), bà được mời để nói
trước công chúng. Và bà nói những gì? Nói những lời nịnh bợ mà mọi
người chờ để nghe, còn lâu: các văn sĩ Việt Nam là các cán bộ đội lốt
văn sĩ, bà xác nhận như thế, họ là những người ăn lương làm theo lệnh
của chế độ, những người viết bài tuyên truyền dưới quyền của Đảng. Cả
hội trường im lặng như tờ, sau đó một bộ trưởng đến đe dọa bà, tố cáo
bà phản bội và cuối cùng ông khuyên các người khác tránh xa bà.
Và họ làm tức khắc: “Đến giờ điểm tâm, trong một tiệm ăn quốc doanh,
tôi ngồi một mình một cái bàn dọn cho sáu người ăn với năm tô phở bốc
khói, năm dĩa bánh và năm ly cà phê và thêm phần của tôi. Các người
phục vụ nhìn tôi như ma quỷ. Để chứng tỏ là tôi khinh thường họ, là
họ không làm cho tôi sợ, dù các phần ăn quá khổng lồ đối với tôi, tôi
buộc lòng phải ăn hết. Ngày hôm đó, tôi hiểu thế nào là hèn nhát.”
Từ đó bà viết liên tục để nói những gì bà cần nói. Cho đến ngày bà vào
tù, bảy tháng tù năm 1991 (bà học tiếng Pháp trong tù). Từ cuối những
năm 1980, các sách của bà bị cấm in ở Việt Nam nhưng dù vậy vẫn được
lén lút lưu hành. Ở Pháp lần đầu tiên nhà xuất bản Editions de l'Aube
xuất bản quyển Chuyện Tình Kể Trước Lúc Rạng Đông (Histoires d'amour
avant l'aube, 1991), sau đó là các nhà xuất bản Femmes và Philippe
Picquier xuất bản các sách của bà.
AFP/PIERRE ANDRIEU
(1) Dương Thu Hương trên đài truyền hình TF1, "Vol de Nuit", ngày
31-01-2006.
Entretien
"C'est la douleur qui me fait écrire"
LE MONDE DES LIVRES | 09.02.06 | 14h36
Quand elle parle des
barres parallèles, du cheval d'arçon ou
des heures qu'elle passait à jouer au ping-pong dans sa jeunesse, il
faut voir
le plaisir qui fait briller les yeux de Duong Thu Huong. Rien de commun
avec la
lueur sérieuse qui surgit quand elle parle de ses livres. C'est qu'à
l'origine,
cette jeune fille issue d'une "bonne famille révolutionnaire" de la
région du delta du Fleuve rouge, dans la province de Thai Binh, n'avait
pas
prévu de devenir écrivain mais championne de gymnastique. Et puis la
dictature,
la guerre et encore la dictature sont passées par-dessus ces rêves
d'enfance.
"C'est la douleur qui m'a fait écrire, explique-t-elle. Mon oeuvre est
inséparable de la société où j'ai vécu." Deux événements, notamment,
ont
constitué des "virages" dans la vie de cet écrivain réputé pour sa
lucidité.
Le premier
s'est produit pendant la guerre. A l'époque, la
toute jeune Duong Thu Huong avait été engagée pour diriger une troupe
de
théâtre ambulant, qui se déplaçait le long de la ligne de feu, au 17e
parallèle
(la région la plus bombardée du Vietnam). Mot d'ordre : "Chanter plus
haut
que les bombes" pour distraire les soldats et les blessés. Accaparée
par
"la nécessité de survivre, qui ne laisse pas beaucoup de temps à la
poésie,
ni à la politique", Duong Thu Huong croise un jour une colonne de
prisonniers sud-vietnamiens, "tout petits et complètement vietnamiens,
eux
aussi". Pour la jeune patriote qui croyait se battre contre l'ennemi
américain, c'est un choc terrible. "J'ai pensé : nous sommes
prisonniers
d'une vallée obscure et tout ce qu'on nous raconte est faux."
Le deuxième grand
chamboulement a eu lieu lors d'un congrès
d'écrivains, en 1985. Déjà reconnue pour ses nouvelles et son roman
Au-delà des
illusions (éd. Philippe Picquier, 1996), Duong Thu Huong est invitée à
parler
en public. Et que dit-elle ? Pas les flatteries auxquelles tout le
monde
s'attend, loin de là : les écrivains vietnamiens sont des
fonctionnaires
déguisés en écrivains, affirme-t-elle, des salariés aux ordres du
régime, des
propagandistes qui écrivent sous la férule du parti. Suit un silence
glacial,
avant qu'un ministre ne vienne à la tribune pour la menacer, l'accuser
de
traîtrise et finalement conseiller aux autres de la mettre à l'écart.
Ce qu'ils
s'empressent de faire : "A l'heure du
déjeuner, dans le restaurant étatique, je me suis retrouvée toute seule
à une
table de six, avec cinq soupes fumantes, cinq assiettes de gâteaux et
cinq
cafés en plus des miens. Les serveurs me regardaient comme un monstre.
Alors,
bien que les portions aient été énormes pour moi, je me suis forcée à
finir,
pour leur montrer à tous que je les méprisais, qu'ils ne me faisaient
pas peur.
Ce jour-là, j'ai découvert ce qu'était la lâcheté."
Depuis Duong Thu
Huong n'a jamais cessé d'écrire, de dire ce
qu'elle avait à dire. Jusqu'à être jetée en prison, durant sept mois en
1991
(c'est d'ailleurs là qu'elle a appris le français). Ses livres, qui
sont
interdits au Vietnam
depuis la fin des années 1980, continuent, vaille que vaille, de
circuler sous
le manteau. En France,
ils ont été publiés pour la première fois par les Editions de l'Aube
(Histoires
d'amour avant l'aube, 1991), puis par les éditions des Femmes et les
éditions
Philippe Picquier.
Raphaëlle Rérolle
Article paru dans l'édition du
10.02.06