*





*
[Hình lấy từ báo Le Monde]

La romancière vietnamienne Duong Thu Huong
sur le plateau de l'émission littéraire de TF1,
"Vol de Nuit", le 31 janvier 2006. (1)



Dương thu Hương, không lay chuyển
LE MONDE DES LIVRES  09.02.06


Đến phút chót Dương Thu Hương sợ không đến được Paris. Giấy tờ, hộ chiếu, giấy xuất cảnh, tất cả đều như hợp lệ để bà có thể đến Pháp theo lời mời của nhà xuất bản ngày thứ sáu 27-01-2006 thì thình lình: Vỡ ùm! Ngày rời Hà Nội, công an còn tính ngăn chặn nữ tiểu thuyết gia 59 tuổi, tại hành lang phi trường, vì tội sử dụng hộ chiếu ăn cắp. Cái hộ chiếu “ăn cắp” đó, là của bà, nhưng bị chính đám người này tịch thu, vì tội chống đối, và vừa mới trả lại. Hiểm họa sau cùng tránh được, nhờ quyết tâm của bà và sự hỗ trợ của tòa đại sứ Pháp. Nhưng vụ việc cho thấy, mức độ nhà cầm quyền Hà Nội đối xử với bà: Đây là một loại bom đối với chế độ.

Người đàn bà thanh nhã, điệu đàng này phạm tội gì, để bị quản chế mười năm, ở ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội? Tội từ chối không cúi đầu trước quyền lực; không muốn cất ngòi viết, cái lưỡi của mình vào trong một góc tủ. Tiểu thuyết gia, tác giả của nhiều bài khảo luận chính trị danh tiếng ở Việt Nam, Dương Thu Hương, là nỗi ám ảnh dai dẳng, nhức nhối, của những nhà cầm quyền tiếp nối nhau tại Việt Nam từ những năm 1970.

Bằng cách này cách khác, tất cả đều muốn bà im miệng, nhưng không thể được: Dương Thu Hương giống như một loại dung dịch có tính cách xoi mòn cực kỳ mạnh, nó không thể ở trong một loại chai nào, dù to lớn, dù hào nhoáng (người ta đã thử dụ bà bằng danh dự, bằng nhà cửa cấp bộ trưởng.) Những gì người khác gọi là “số phận” thì bà gọi là nghịch cảnh hoặc đơn giản là thực tại – dung dịch đó không phải là một sức mạnh đời đời, không làm sao huỷ diệt, hoán chuyển, được xác định một lần là cứ như thế hoài hoài, nhưng đây là một dòng chảy nhẹ nhàng hơn, mềm dẻo hơn, có thể uốn nắn, đôi khi không thể đổi qua trút lại được. Sinh trưởng tại miền Bắc và đối diện với những khủng hoảng, những điên rồ của cuộc chiến, với chế độ độc tài, bà không để những từ “số kiếp phũ phàng, định mệnh đã an bài, cái nước mình nó như thế” len vào trong đầu, mọc mầm mọc rễ, tạo thành một cái tổ nho nhỏ ở trong đó. Lúc nào cũng sẵn sàng lên tiếng để nói “sự thật,” bà viết những kịch bản với các nhân vật chiến đấu với số phận. Dưới cái nhìn thơ mộng và dữ dằn, các nhân vật oằn mình để đối diện với cuộc đời của họ.

Đứng thẳng

Dù định mệnh gần như khép lại trên cuộc đời của họ, một vài người vẫn đứng thẳng được. Các nhân vật trong Chốn Vắng thấy cuộc đời họ đảo điên trong một loại địa ngục tâm hồn, vào một ngày đẹp trời tháng sáu. Thảm kịch diễn ra qua nét mặt của Bôn, một cựu chiến binh bị bệnh “sốt rét kinh niên,” ảnh hưởng của chất độc da cam người Mỹ dùng trong chiến tranh và nhất là các kỷ niệm của thời chiến tranh. Trở về làng sau vài năm bị cho là đã chết, Bôn tìm lại Miên, vợ cũ nay đã lấy một người đàn ông giàu có và yêu say đắm ông này. Từ đầu dây mối dợ này, cũng như sáu tiểu thuyết khác của bà, Dương Thu Hương viết lên một câu chuyện thật, kể một thảm kịch dài dựa trên sự chọn lựa khó khăn của tâm hồn.

Khác với các thảm kịch ngày xưa, ẩn hiện đây đó là một cái bóng, dù ma quỉ, dù thần linh, ở đây không có dấu vết của định mệnh phũ phàng, trời bắt sao thì đành chịu vậy. Bởi vì theo tác giả đưa ra, số phận con người không phải chỉ do bên trên đưa đến. Nó còn do các thành kiến, các ảo tưởng, các móc xích mà con người sáng chế ra để kiềm giữ xung lực của nó. Mô tả rất kỹ nhưng không bao giờ nhàm chán, bằng rất nhiều những giai thoại, những nhân vật phụ, tuy thứ yếu, nhưng thực là đậm đà, cuốn tiểu thuyết được viết ra trên một cái nền của những phong tục, tập quán, trong có cả những hủ tục, chúng giống như những thân xác từ đó, những “định kiến” mọc rễ nẩy mầm. Ngược lại, có những giấc mơ, những ước muốn và những đoạn tả thiên nhiên mà tầm rộng lớn, phong phú và đôi khi khắc nghiệt phù hợp với tâm trạng của các nhân vật và phản ảnh phần nào tự do của họ.

Số phận làm được gì? Rất nhiều, bởi vì nó đã làm đổ vỡ đời của Bôn – chiến tranh, trớ trêu thay, làm nên những trang viết thật là tuyệt vời của cuốn tiểu thuyết này -, nhưng dĩ nhiên còn nữa: Miên và người chồng thứ nhì có thể tìm một lối thoát cho tình yêu của họ, cho thấy từng cá nhân có thể làm một cái gì để bảo vệ quyền lợi của họ trước các phê phán độc đoán của tập thể. Nhưng phải trả cho cái độc lập này với một giá rất cao – Dương Thu Hương biết, một chút gì đó, về điều này.
Raphaelle Rérolle

(1) Dương Thu Hương trên đài truyền hình TF1, "Vol de Nuit", ngày 31-01-2006.

Critique

Duong Thu Huong l'inflexible

LE MONDE DES LIVRES | 09.02.06 | 14h36    Mis à jour le 09.02.06 | 14h36 

Jusqu'à la dernière minute, Duong Thu Huong aura manqué ne pas pouvoir venir à Paris. Ses papiers, son visa, son autorisation de sortie, tout semblait en règle pour qu'elle puisse séjourner en France à l'invitation de son éditeur, vendredi 27 janvier, quand soudain : patatras ! Le jour même de son départ de Hanoï, la police a tenté d'intercepter cette romancière de 59 ans dans les couloirs de l'aéroport, l'accusant de vouloir faire usage d'un passeport volé. Un document qu'elle venait pourtant de récupérer après dix ans de confiscation pour délit d'opposition. Le danger a été écarté grâce à sa détermination et à l'appui de l'ambassade de France. Mais l'affaire montre à quel point Duong Thu Huong est considérée comme une sorte de bombe par le régime de Hanoï.

Le crime de cette petite femme svelte et coquette, qui vit en résidence surveillée dans la capitale vietnamienne depuis plus de dix ans ? Refuser de s'incliner devant la force ; ne pas vouloir mettre sa langue ni sa plume au fond d'un tiroir. Romancière, nouvelliste, auteur de nombreux articles politiques et jouissant d'une grande notoriété dans son pays, Duong Thu Huong est la hantise des gouvernements qui se succèdent au Vietnam, depuis les années 1970.

 D'une manière ou d'une autre, tous ont essayé de la faire taire, sans succès : Duong Thu Huong ressemble à une sorte de liquide particulièrement corrosif, qui ne se laisserait enfermer dans aucune bouteille, aussi grande, aussi flatteuse soit-elle (certains ont essayé de lui proposer honneurs et appartement ministériel). Ce que d'autres appellent "destin", elle pourrait le nommer adversité, ou seulement réalité — non pas une force irrévocable, fixée pour l'éternité, mais un flux légèrement plus plastique, plus malléable et parfois inversable. Née au nord du Vietnam et confrontée aux délires de la guerre, puis de la dictature, elle n'a jamais laissé le mot "fatalité" faire son nid dans sa vie. Toujours prête à prendre la parole pour dire la "vérité", elle a aussi mis en scène des personnages en lutte avec le destin. Sous son regard lyrique et cruel, des êtres se contorsionnent pour faire face à leur existence.

 TENIR DEBOUT

 Même quand le destin semble s'être refermé sur eux, certains parviennent encore à tenir debout. Ainsi des individus qui, dans Terre des oublis, voient leur existence basculer dans une sorte d'enfer moral, un beau jour du mois de juin. La catastrophe se présente sous les traits de Bôn, un ancien combattant ravagé par le "paludisme chronique", les effets de l'agent orange utilisé par l'armée américaine, et surtout, par les souvenirs de la guerre. Revenant dans son village d'origine quelques années après avoir été déclaré mort, Bôn y trouve Miên, son épouse, remariée avec un homme prospère qu'elle aime passionnément. A partir de cette trame qui, comme toutes celles dont elle a fait l'armature de ses six romans, est née d'une histoire vraie, Duong Thu Huong forge une longue tragédie placée sous le signe du dilemme moral.

 A la différence du drame antique, dont l'ombre surgit ici et là, tout ne relève cependant pas de la fatalité. Car le sort, suggère l'auteur, n'est pas seulement une force venue d'en haut. Il est l'oeuvre des préjugés et des illusions, des brides que les hommes ont inventées pour contenir leurs pulsions. Très descriptif sans jamais être lassant, le roman offre un aperçu saisissant des coutumes qui donnent corps à ces "préjugés", notamment à travers quantité d'anecdotes et de personnages secondaires particulièrement savoureux. A l'opposé, il fait la part belle aux rêves, aux désirs et à l'évocation de la nature, dont l'ampleur, la luxuriance et parfois la dureté répondent aux états d'âme des êtres humains et reflètent leur part de liberté.

 Que peut le destin ? Beaucoup, puisqu'il parvient à briser Bôn — la guerre fait l'objet de passages splendides —, mais pas tout, naturellement : Miên et son deuxième mari pourront trouver une issue à leur amour, prouvant ainsi que l'individu peut faire valoir des droits singuliers face aux diktats de la collectivité. Quitte à payer cette indépendance au prix fort — Duong Thu Huong en sait quelque chose.

 Raphaëlle Rérolle

Article paru dans l'édition du 10.02.06