Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 


Oct 16 2012


*

Thu San Jose by VBT.
Tks. NQT

*

Back home from Quán Chùa Toronto



*

Jen & Friends Playing Basketball


*

NYRB Feb 11, 2010

On the Anniversary of Joseph Brodsky’s Death
Tưởng niệm Brodsky nhân ngày mất của ông
January 2001

Archangelsk, cái lạnh mặn, những con người Baltic nhạt
Trẻ con ném những trái banh tuyết vô những bức tượng Xô Viết 

Cái ớn lạnh Bắc Cực của mặt trăng vào giữa trưa
Cây bao, bộ hành cuộn.

Mặt trời rùng mình sau những ống khói
Như một tên lính cứng lạnh ngay tại chỗ

Ở Viện Bảo Tàng Viễn Bắc lù tù mù ánh đèn
Ðề tài là về cuộc lưu vong nội xứ của nhà thơ 

Siêu hình đấu với Lịch sử, và
Cuộc chiến đấu thê lương giữa Thơ và Thời gian

Một Cuộc Chiến Lạnh chẳng hề chấm dứt.
Thì cũng y chang tình yêu của nhà thơ với những bến cảng sũng nước

Và những con mèo bướng bỉnh, đặc biệt giống Nga
Xanh, tới từ Bạch Hải

Sau đó, là một cuộc tản bộ lầy lội trong tuyết, trong không khí mặn mùi muối
Ngủ trong áo choàng ở những trại lính đã được cải tạo

Suốt đêm tôi nghe có những tiếng giầy nhà binh bị bóp nghẹn
Của một đội quân diễn hành qua những con phố

Dưới cái vỏ thật là dầy của đêm đen
Nhưng vào buổi sáng, cái buổi sáng tưởng niệm,

Tôi thức giấc, bổ choàng vào trong 1 sự yên lặng thật là quyền uy, hách xì xằng.
Tuyết chiếm cứ thành phố.

Note: Arkhangelsk, an Arctic labor camp, nông trường cải tạo, nơi Brodsky bị án tù 5 năm


INTERVIEWER

Tôi muốn bắt đầu bằng 1 trích dẫn trong cuốn sách của Nadezhda Mandelstam, "Hy vọng Rã Rời". Bà nói về ông, “... một thanh niên rất được, mà tôi sợ rằng, anh ta đi đến 1 kết thúc tồi tệ”

JOSEPH BRODSKY

Một cách nào thì đúng là tôi đã đi đến 1 kết thúc tồi tệ. Trong thuật ngữ của văn học Nga – trong thuật ngữ được in ấn ở Nga. Tuy nhiên tôi nghĩ, trong đầu bà có 1 điều gì khác, tệ hơn nhiều, thì cứ nói ra ở đây, một tổn hại thể xác. Nói gì thì nói, cái việc đếch được in thơ bằng tiếng mẹ đẻ thì quá khốn nạn rồi, và quả đúng là 1 kết thúc tồi tệ.

Bà chị của ông [Akhmatova] có tiên đoán gì về đứa em chăng?

Có lẽ có, nhưng bà nói dịu dàng hơn, nên tôi cũng chẳng nhớ. Vả chăng, bạn chỉ để ý đến những điều xấu, vì chúng ảnh hưởng đến việc viết của bạn. Về mặt khác, những điều tốt thì đều đến từ Ông Giời, vượt ra ngoài quyền hạn của bạn. 

Tới 1 chừng mực nào, sự can thiệp của Ông Giời - như là 1 ẩn dụ tâm lý - vào thơ của ông?

Tới một chừng mức thật rộng. Điều tôi muốn nói ở đây là sự can thiệp của ngôn ngữ lên bạn, upon you, vào bạn, into you. Bạn nhớ câu thơ nổi tiếng của Auden về Yeats: “Ái nhĩ lan khùng đâm mi vô thơ”, “mad Ireland hurt you into poetry—”. Cái điều đâm bạn vào thơ, hay văn chương là ngôn ngữ, cảm quan của  bạn về ngôn ngữ. Không phải triết học riêng tư, hay chính trị, hay ngay cả một đòi hỏi sáng tạo, hay tuổi trẻ của bạn.



Thành phố St. Pertersburg có một biển, một trăm lẻ một hòn đảo, và những con sông dài vô tận. Vô phương đếm: Bầu trời là nguồn của con sông quan trọng nhất – mưa. Mưa ngập tràn những con kênh thành phố; nó làm sũng những tòa biu đinh, những con vườn, mặt đất, và những cục sỏi, những viên đá. Suốt mùa hè, mọi mùa hè, nó rơi rỉ rả, nhẹ như mơ, hoặc như thác. Lâu lâu, có những khúc nghỉ nho nhỏ, và những cư dân thành phố ngước mắt nhìn trời và khám phá những buổi mặt trời lặn thần kỳ trong cái mầu huyền hoặc cầu vồng biển – xanh, vàng, và tím – và ngỡ ngàng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thành phố. Mọi thứ thì ma mị, và bầu trời thì run rẩy trong cái màu vàng ướt át, và phản chiếu lại trên mặt nước.


Tribute to NCT: Vietnam's Solzhenitsyn

Thơ thì ở dưới áo, 400 bài. Ngày thì là 16 Tháng Bẩy, 1979; đúng hai ngày, ông ghi nhận – sau kỷ niệm phá ngục Bastille. Ngày Tự Do. Ông chạy qua cổng Tòa Đại Sứ Anh ở Hà Nội, qua người gác, yêu cầu được gặp vị đại sứ. Người gác, thua, không cản được ông. Trong khu tiếp nhận, có vài Mít ngồi ở một cái bàn. Ông xô họ, lật đổ cái bàn. Nơi tủ treo áo khoác gần đó, một cô gái người Anh đang chải tóc. Cô sợ quá, đánh rớt cái lược. Những tiếng ồn ào khiến ba anh Hồng Mao thò ra coi chuyện gì xẩy ra, và ông ném tập thơ vào một trong họ.
Sau đó, tĩnh lặng như… núi, ông chờ VC tóm ông.
Câu chuyện Nguyễn Chí Thiện gửi thơ của ông ra khỏi Việt Nam Cộng Sản là như vậy đó. Những bài thơ sau đó được xb dưới cái tít Hoa Địa Ngục, và được dịch ra chừng nửa tá ngôn ngữ, và đợp giải thưởng Thơ Quốc Tế vào năm 1985. Ông mơ hồ biết chuyện gì xẩy ra với tập thơ, khi rong ruổi những trại tù VC. Ở Hoả Lò, khách sạn Hilton, Hà Nội, một những viên cai tù cầm tập thơ khuơ khuơ trước mặt ông. Sướng điên lên, ông nhận ra thơ của mình.

Về thể chất, ông không được mạnh. Nếm mùi ho lao ngay từ khi còn là 1 đứa trẻ, bố mẹ ông phải bán căn nhà để mua trụ sinh trị bịnh cho ông. Và rồi, kể từ năm 1960, với cớ này, cớ nọ - tố cáo nhà nước bịp, về mặt lịch sử, bợ đít Liên Xô, ngợi ca Hồng Quân đánh sụp Trục Ma Quỉ Ý – Nazi - Nhựt bổn, vờ biến vụ Nhựt ăn hai trái bom nguyên tử, phải đầu hàng vô điều kiện, làm thơ – ông trải qua vài án tù dài, trong nhà tù và ở trại lao động. Cơm gạo hẩm, và thịt cọp khiến ông gầy nhom, tóc rụng còn mỏng dính, khi còn là trung niên thi sĩ. Tuy nhiên, về mặt nội lực, ông trở thành cứng như thép: Cái đầu, trái tim, linh hồn. Nếu không, làm sao có được quyết định tuyệt đối, xông vô tòa đại sứ Anh bữa đó. Nhà nước khốn kiếp đập ông chừng nào, ông cứng thêm lên, trưởng thành thêm lên chừng đó:

They exiled me to the heart of the jungle
Wishing to fertilise the manioc with my remains.
I turned into an expert hunter
And came out full of snake wisdom and rhino fierceness. 

They sank me into the ocean
Wishing me to remain in the depths.
I became a deep sea diver
And came up covered with scintillating pearls.

Chúng đầy tôi tới đáy rừng
Hẳn là chúng chắc mẩm cái thân tàn của tôi sẽ trở thành phân bón sắn
Tôi biến mình thành 1 tên thợ săn siêu phàm
Có được sự khôn ngoan của loài rắn, và sức mãnh liệt của loài tê giác

Chúng dìm tôi xuống đáy biển sâu
Và cứ mãi dưới đó.
Tôi biến thành một anh thợ lặn
Và khi trồi lên mặt biển, thì là với một mớ ngọc trai lấp lánh.

Nguyên tác:

ĐẢNG ĐẦY TÔI

Đảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê 

Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu 

Đảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng
vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử

Những viên ngọc trai là những bài thơ của ông. Ông giữ những cố gắng đầu đời của mình ở trong 1 ngăn kéo bàn, và sau này, khi kiếm thấy, giấy gián gặm nham nhở. Cái đầu hóa ra là nơi cất giữ an toàn cho thơ. Và cũng là nơi cất giữ độc nhất mà ông có được, trong gần như 1 nửa đời người. Ở trong tù, giấy bút mực sách báo, ông đâu được phép. Chỉ có mỗi 1 cách là ghi nhớ những bài thơ, từng bài một, trong từng đêm im ắng, hàng trăm bài thơ, nhẩm đi nhẩm lại nhiều lần, rồi cho vô kho tàng, là 1 góc sâu ở trong đầu.
Nếu không ổn, thì bỏ bài thơ đó.
Nếu nó bốc mùi – như bài thơ về Bác Hồ, người lãnh đạo CS đầu tiên – ông cho tới luôn, và biến nó thành 1 mũi tên nhọn hoắt:

Let the hacks with their prostituted pens
Comb his beard, pat his head, caress his arse!
To hell with him!

Nguyên tác:

Hôm nay 19-5

Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mác
Tổ sư Bác!
Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu!
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác.
Thế rồi tôi đi làm việc khác.
Kệ cha Bác!"

(1964)


Thơ Mỗi Ngày       


Nobel văn chương 2012

Bản văn thứ ba từ một nguồn dễ dự đoán hơn nhiều: những bài viết của Kierkegaard. Tinh anh đồng điệu giữa cả hai người viết là một điều ai cũng nhận ra. Điều chưa được nói tới, như tôi cho tới lúc này hiểu được, đó là sự kiện, Kierkegaard, như Kafka, viết nhiều ngụ ngôn tôn giáo, về những đề tài trưởng giả, đương đại. Lowrie, trong cuốn Kierkegaard của ông, (Oxford University, 1938), đã chuyển ngữ hai trong số đó. Một là câu chuyện một người làm bạc giả, dưới sự kiểm soát gắt gao, đếm giấy bạc trong Ngân hàng Anh; cùng một đường hướng như vậy, Thượng Đế sẽ không tin tưởng Kierkegaard, và đã giao cho ông một nhiệm vụ để hoàn thành, chính bởi vì, Người biết ông ta vốn thân quen với cái xấu.

Borges: Những tiền thân của Kafka.

Cái chuyện Mạc Ngôn được trao Nobel có gì tương tự với anh chàng làm bạc giả được Ông Giời cho làm nghề đếm bạc ở Kho Bạc Anh. Và Gấu, ăn nói bỗ bã, cà chớn, phán “nhảm”, phải có tí cứt thì mới viết văn được.

Liệu có bắt buộc phải trao Nobel cho anh Tẫu, “Do Nobels Oblige”, là cũng theo nghĩa đó!
*

V/v Pastenak & Nabokov

Về cuốn Dr Zhivago, khi Robert Bingham, của tạp chí Reporter, New York, muốn biết ý kiến của ông, Nabokov đã từ chối đưa ra một lời phê bình, sợ có hại cho tác giả. Theo ông, đây là một cuốn sách ủng hộ (pro) bôn sê vích, và sai lầm về lịch sử (historiquement faux), bởi vì đã vờ đi cuộc cách mạng tự do (révolution libérale) mùa xuân 1917; hơn nữa vị bác sĩ đã mừng đến phát điên, khi cú đảo chánh của bôn sê vích xẩy ra bẩy tháng sau đó. Tuy nhiên, ông đánh giá cao Pasternak như là một thi sĩ trữ tình (poète lyrique). Ông chào mừng Pasternak được giải Nobel, chỉ vì những câu thơ của ông ta. Trong Dr Zhivago, văn đã không tới được tầm cao của thơ ông. Ông nói thêm, tầng lớp trí thức Nga không ăn ý với Đảng đã không mặn mà với cuốn sách như là độc giả Mỹ. Khi cuốn sách xuất hiện ở Hoa Kỳ, đám lý tưởng tả phái đã mừng quýnh lên: đây là một bằng chứng cho thấy "một đại tác phẩm" đã được đẻ ra, từ chế độ Xô viết.
(Về những trích dẫn trên đây, là từ "Strong Opinions", tạm dịch Bạo Mồm, Jennifer tôi sử dụng bản dịch tiếng Pháp, "Partis Pris", tủ sách 10/18, nhà xb Julliard, ấn bản 2001). (1)

Cái tít “Do Nobels oblige” nói lên tất cả những tranh cãi liên quan đến giải thưởng cao quí nhất của nhân loại, hàm ngụ trong nó hai câu thần sầu của anhTẩy, "Noblese/Faiblesse oblige" [tạm dịch, Do hèn hay do sang mà mi phải làm như thế?]: Khi ban Nobel cho Mạc Ngôn, là do thế giới sợ Tẫu, hay đây là cái món quà phong nhã nhất của Tây Phương gửi tới Đông Phương?

Đây là chính trị ở đỉnh cao nhất của nó, vì nhân loại mà chịu nhục, thí 1 cái giải văn chương cho VC Tẫu mà tránh khỏi 1 cuộc chiến, có thể xẩy ra, tiếc làm chi!

Và như thế, thì là "faiblesse oblige"!

Nhưng Viện Hàn Làm đã thật là bảnh khi ban cho, cũng 1 anh Tẫu, là Cao Hành Kiện, “văn chương như là 1 lịch sử của chỉ 1 cá nhân chống lại lịch sử của cả 1 tập thể”.

Chỉ tiếc là vòng hoa Nobel, tức thông báo đầu tiên dành cho báo chí, quá dở. Faulkner mà dính gì ở đây, đệ tử cà chớn của ông là Garcia Marquez, thì còn tạm được!

Giá mà Viện Hàn Lâm đọc câu của Updike, (1) và đọc bài phỏng vấn trên Lire, (2) và bèn phán, như Gấu phán sau đây, thì thật là đẹp!

Bằng 1 văn phong mà với những ai không rành về văn học Trung Quốc, tác phẩm của ông gợi ra một món nộm, không phải của Đông Phương, mà là Tây Phương: Trộn ở trong đó, là Rabelais (với những quá đáng của ông Tây này), Kafka (những ẩn dụ), Gunter Grass (sự rạch ròi trong những vấn nạn chính trị và gia đình), Garcia Marquez (hơi thở nóng bỏng của sử thi), ông đã vẽ nên được cuộc chiến đấu dai dẳng, có từ thời khai thiên lập địa, của, không chỉ dân TQ mà còn của rất nhiều giống dân Á Châu khác, trong có lũ Mít -  Bắc Kít đúng hơn - chống lại Cái Ác khủng khiếp ngự trị trên phần đất này. Đọc ông 1 phát, là ngửi ngay ra vị đắng chát của măng non, không bao giờ trở thành tre già!

Tuyệt cú!
Thần sầu!
Hà, hà!

Viện Hàn Lâm đã làm đưọc nhiều việc thần kỳ, với giải Nobel: Khi ban cho bà Aung san suu kyi, thí dụ, chính họ cũng không thể ngờ, 1 giải thưởng nhỏ nhoi như thế, mà trở thành 1 phép lạ, biến đổi hẳn số mệnh của 1 miền đất, 1 dân tộc, đã tưởng ngàn đời, đời đời, sống dưới bùa chú của Cái Ác Á Châu [muốn biết nó khủng khiếp ra sao thì đọc Kipling, đọc Orwell].

Tại sao không, với lần này, phép lạ lại xẩy ra?

Một Nobel nhiều tranh cãi? Ai tranh, ai cãi? Đám Tẫu ly khai phản đối, thì đúng quá rồi. Không lẽ họ ủng hộ, vỗ tay, ôm hôn thắm thiết một thằng cha VC Tẫu?
Ngoài ra, có ai đâu ? Mấy anh ký giả cà chớn, có, nhưng đâu có nhà văn nào lên tiếng chê bai, phản đối Viện Hàn Lâm?
Đến 1 tay ký giả của tờ Người Kinh Tế, mà còn nhìn ra đòn âm nhu thần sầu của Viện Hàn Lâm, và đòi, cho ta thêm vài tên Mo nữa!
 
Toàn 1 đám, trên răng dưới dế/bướm, vậy mà động tới, là ta dâu thèm để ý đến Nobel! Ngay 1 em, như Sến, có tác phẩm nào ra hồn đâu, vậy mà cũng bày đặt chia ba loại nhà văn, không biết em thuộc loại nào trong ba loại?
Phải có tác phẩm, thứ thiệt, và phải thực là khiêm tốn, rồi hãy lên tiếng chê bai, tranh cãi. 

Blog home

Mo Yan's storytelling is as surreal as China

The Nobel prize winner's mix of realism and the uncanny is closely attuned to how life works in his tumultuous nation

Mo is not the only "magic realist" in modern Chinese literature; but his handling of the slippage between reality and surreality is the most deft, the most painful. He is more like a Chinese Pynchon than a Chinese Marquez – and in the end he is unlike any of the great living authors. (1)

Mo không phải là nhà "hiện thực thần kỳ" độc nhất trong văn chương hiện đại Tẫu, nhưng cái cách mà ông điều khiển sự chuyển dịch giữa thực tại và siêu thực, thì thật là thần sầu và cực kỳ nhức nhối, thương đau. Ông giống 1 tay nhà văn Pynchon của Tẫu hơn là một Garcia Marquez cũng của Tẫu – và sau cùng, ông đếch giống bất cứ 1 nhà văn lớn lao nào đang còn sống.

…. chỉ xin thay Faulkner bằng Gabriel García Márquez, Rabelais bằng Tây du kí trong “kết hợp của Faulkner, Dickens và Rabelais” được nhắc đến.
PTH

Cái chuyện bỏ tên Faulkner ra khỏi vòng hoa, quá đúng, nhưng thay Rebelais bằng Tây Du Ký thì lại cực nhảm.
Tây Du Ký không có liên quan gì tới cả Rabelais lẫn Mo.
Đằng sau cuốn Tây Du Ký, là cuốn “Vô Tự Kinh”,  và nếu như thế, thì chỉ 1 ông Kafka "không thể viết" mới xứng đáng nhắc tới ở đây thôi.

Tây Du Ký và cái “thông điệp” của nó, không dễ giải, chẳng khác gì những ẩn ngữ của Kafka.
Trước 1975 có 1 tay là Ngô Trọng Anh, một “đại gia” trong giới Phật Học, đã từng đi 1 đường về cuốn này, với cái tít, Gấu nhớ đại khái, “dòng sông của câu chuyện”, hay “câu chuyện của dòng sông”.
Ngô Trọng Anh, còn là kỹ sư, và đã từng là Bộ Trưởng Ngụy.
Thú thực, Gấu không hiểu tại sao mà Sến lại có ý nghĩ, thay Rabelais bằng Tây Du Ký?


Nhắc đến Kafka, có ngay Kafka: “Gia tài” lớn lao của Kafka sắp được “công chúng hóa’.

Huge Franz Kafka archive to be made public


Cali Tháng Tám 2011


Liu Xiaobo: Cái ngày đó


  Ghi chú trong ngày


How It Felt To Be There
[Ở xứ Bắc Kít, thì cảm thấy ra làm sao]

@ NMG's

The Dead Are Real

Thứ người nào viết giả tưởng về quá khứ?
Mối liên hệ của nhà văn với một nhân vật lịch sử, theo cung cách nào đó, không thân mật, riêng tư, thầm kín bằng, nếu so với một nhân vật thuần giả tưởng: nhân vật lịch sử thì lảng tránh, khó nắm bắt, xa thật xa, thành thử có 1 quãng cách giữa họ. Nhưng cũng có nhiều sự bình đẳng giữa họ, và nhiều ước ao; và khi người đó chết, sự tưởng niệm thực sự có thể có.