Nguyễn Ngọc Tư
Hình
Tướng Loan
Absalom, Absalom!
Ba
Người
Khác
Cái ý tưởng có lẽ mình nên về một chuyến, thực sự là đã loé
lên, khi tình cờ đọc, chỉ câu văn của một nhà văn ra đi từ Miền Bắc:
‘Buổi chiều nắng hết ơi ơi mà rực lên như nắng những ngày
sau bão’. (1)
(1) Về Làng. Truyện ngắn, Lê Minh Hà, đăng lần thứ nhất trên
tạp chí Văn Học, Cali, số Tháng Sáu, năm 1997.
Ôi chao, xứ sở quái quỉ nào đây? Xứ sở quái quỉ nào mà lại
có cái cảnh tượng tuyệt vời như thế này?
Nhưng sau nghĩ lại, chính cái chuyến về làng đó, Gấu đã
từng thực hiện, trước khi bỏ đi vĩnh viễn.
Hai chuyến về làng,
cũng có khác. Một, về để từ giã nó. Một
để thăm thú, và nếu cần, xin xỏ.
Cái lần về cuối cùng đó, thực sự, là để xin xỏ ở lại.
Và Gấu đã ở lại, cho đến khi nghe bà chị ruột than, mấy
miệng ăn như thế này. Thực sự, là bà lo, chứ không hề có ý đuổi thằng
em. Nhưng
thằng em, nhân câu nói, bèn tự nhủ, mình đi, chưa chắc đã chết, lại còn
có dịp
biết Hòn Ngọc Viễn Đông. Hai năm sau gặp lại chị, đâu có lâu la gì.
Đi, để bớt đi một miệng ăn.
Làm Thơ Ở Sài Gòn
Tsvetaeva không phải là một sự nổi loạn. Với bà, là, “the
voice of heavenly truth/against the earthly truth”, tiếng nói của sự
thực thiên đàng/chống
lại sự thực trần thế.
Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều có sự thực, bạn thấy
đấy. Cái sự thực ở vế sau mới thực là đặc biệt…. Nếu thơ của Tsvetaeva
có thể
đưa về một công thức, thì đó là dòng thơ sau đây của bà:
To your insane world/But
one reply – I refuse.
Trước thế giới khùng điên
của bạn, chỉ có một câu trả lời:
Tôi từ chối.
Brodsky viết về nhà thơ nữ Tsvetaeva
,
trong "Chuyện trò với Brodsky", của Volkov.
Sài gòn,
lần đầu
Gấu,
nhà văn
Gấu
BK54
Nhưng quay lại thơ
mình thì tôi giật mình: cái chất Đường thi nó ngấm vào lúc nào mà không
hay, cứ thế... thơ tôi già đi nghìn tuổi trời.
Ngượng cũng là một… đức tính anh ạ.
Nguồn
Oanh kích vs Pháo
kích
Còn một ông nữa, tên K. Trùng tên với nhân vật K của Bảo Ninh. Nhờ ông
K1 mà Gấu hiểu ra ông K2 của Bảo Ninh, cùng lúc, nhận ra tại sao ông
bạn văn VC này đặt tên truyện là Thân Phận Tình Yêu:
K có thể tha thứ cho cuộc chiến, nhưng không thể tha thứ cho cuộc tình.
*
Ông K1 này học cùng với một bạn học của Gấu, sau thành quen hết nhau.
Và thân hết nhau. Ông học dốt. Dốt lắm, thành thử chẳng có tí bằng cấp
nào cả. Còn Gấu thì cứ phom phom mà đi mà học mà thi đậu mà đi làm. Bữa
đó, trên đường phóng xe tới sở, Gấu còn nhớ, đó là đường Hai Bà Trưng,
tới cổng sau Bưu Điện, dành cho nhân viên. Sắp rẽ vô thì vượt chiếc xe
đạp của bạn mình, chạy cùng chiều. Bèn tà tà đi kế bên. Bạn nói, có
khóa học làm họa viên, ngành xây dựng hay kiến trúc, mày có tiền cho
tao đóng học phí, lấy mảnh bằng thợ vẽ, đi làm, nuôi thân. Gấu móc ra
liền, rồi đi luôn. Và quên sạch.
Tất cả những chi tiết như trên, chỉ trở lại với Gấu, rõ mồn một, mãi
sau này, sau 1975, khi Gấu xuống chó, và khi bị ông bạn trên khinh bỉ,
nhờm tởm, coi như hủi, vì ông ta không thể tha thứ cho cái chuyện xuống
chó đó, không thể tha thứ một thằng khốn kiếp như thằng Gấu đó, lại có
thời là bạn của một con người đạo đức như ta đây.
Nhớ tí tiền của Gấu, ông ta đi học lớp họa viên, tốt nghiệp, đi làm,
nuôi thân, cho tới ngày đứt phim. Ông ta đúng ra là phải đời đời nhớ ơn
Gấu.
Vậy mà những lần vô tình gặp, ở nhà một người quen của cả hai, là ông
ta tỏ ra ghê tởm, y chang anh chàng K 2 ghê tởm cô P. sau khi cô
ta bị cả một đám Yankee mũi tẹt, trên đường vào Nam chiến đấu, làm
thịt, tại nhà ga Thanh Hoá [?]
Nhờ ông, và những ông bạn học của Gấu, Gấu hiểu ra một sự thực thuộc về
bản chất của Yankee mũi tẹt:
Do quá mê cái đẹp, cái đạo đức, cái thánh thiện, mà họ biến thành tởm
lợm.
Quái đản như vậy đó.
*
Còn cái đẹp nào hơn, đạo đức nào hơn, thánh thiện nào hơn, là, giải
phóng Miền Nam?
Một vài kỷ niệm về Mai Thảo
Bài này là bài viết đầu tiên của Gấu, về Mai Thảo. Viết ở
hải ngoại, khi nghe tin ông đang nằm bệnh viện chờ “book” vé đi chuyến
tầu
chót, dành cho ông, từ hãng máy bay của Ông Giời.
Trước 1975, Gấu này chưa từng viết gì về ông.
Bài đăng trên mục Tạp Ghi do Gấu phụ trách trên báo Văn Học,
và được ông chủ báo NMG đem vô giường bệnh, đọc cho Mai Thảo nghe, và
được ông
nhắn, cho gửi lời cám ơn NQT. Hình như ông còn đưa ra thêm một lời nhận
xét,
bây giờ hắn ta [Gấu] viết hay hơn trước, 1975.
Theo nghĩa “đọc được, hiểu được”. Theo Gấu.
Trước 1975, tuy chẳng hề nói ra miệng bao giờ, nhưng ông có
vẻ như không chịu nổi cách viết của Gấu. Kể luôn cả cách đọc. Kể luôn
cả các
tác giả Gấu đọc.Trong bài viết có đoạn: “Tuy là một người gần như suốt
đời ‘hệ
lụy’ với văn chương, nhưng mỗi lần gặp anh, tôi nghe như anh giao hẹn
trước,
‘đừng nói chuyện đó, chán lắm”, là theo nghĩa trên. Có thể, ông biết,
bài viết
sau cùng gửi cho ông, dễ hiểu, đọc được, hay hơn trước, là theo nghĩa,
đây là
lần đầu và lần chót, nói chuyện văn chương, giữa tao và mày.
Theo tôi, trong bài viết tưởng niệm ông, của bạn ông, là nhà
thơ TTT, cũng có một câu, ngụ cùng ý trên:
Ông đành phải làm thơ, sau khi đành lòng làm nhà văn, vì
trốn chạy nó.
Bài sau được in trong Lần Cuối Sài Gòn. Nay đăng lại trên
Tin Văn, có chút sửa đổi. NQT
*
Tính gia trưởng, quyền huynh thế phụ, nhìn từ một khiá cạnh,
đẹp. Và thật nét, ở người Việt, khi phải xa xứ. Ngày giỗ, Tết, cố tụ về
một chỗ,
nếu vắng bóng hai đấng sinh thành, thì hẳn là nhà ông anh, bà chị.
Khi nghĩ về Mai Thảo, tôi bỗng nhớ tới truyền thống kể trên,
vì, một cách nào đó, ông cũng là một trong những ông anh ở ngoài đời
của tôi: Ông
là bạn của ông anh nhà thơ của tôi.Mai Thảo chơi với anh T. Còn đám
chúng tôi, là bạn học của C.
em anh T.
Nhà bà cụ là nơi chúng tôi thường tụ họp, nhất là ba tháng
hè. Trong đám
bạn bè của C. tôi là người được Cụ thương nhiều nhất. Mới đây thôi
[?], đài truyền
hình [
?]
chiếu lại một phim thật hay hồi thập niên 1960, tôi bỗng nhớ
tới Cụ
và những lần C và tôi được Cụ dẫn đi coi phim. Khi về thường ghé bánh
mì Ba Lẹ,
khu Đa Kao. Hai đứa chúng tôi còn một nguồn kinh tế cao hơn, “Viện Trợ
Mỹ”. như
C thường nói đùa, từ bà cô của anh, phu nhân Đại Tá Út, tỉnh trưởng một
tỉnh Miền
Tây. Mỗi lần bà về Sài Gòn là một ngày hội lớn của cả đám.
Tôi đọc cuốn
Bác Sĩ Zhivago,
của Pasternak, cùng lúc với Cụ.
Có thể là cùng một cuốn sách, cuốn do Nhà Xuất bản Mặt Trận Bảo Vệ Văn
Hóa [?]
xuất bản. Một trong những cuốn sách vỡ lòng của tôi.
Xịa và Nobel văn chương
Nguồn
Vừa nhắc tới Pasternak, là có liền Pasternak.
Cứ giả như, đúng như nguồn này, thì đây là một việc làm thật là tuiyệt
vời của Xịa.
Bởi vì cuốn này rất xứng đáng, theo Gấu.
Tuy nhiên, bản tiếng Việt của Phạm Minh Ngọc dịch không sát một câu,
một từ đúng hơn, lý do có lẽ là ông này không rành phản ứng của chính P
và những chuyện xẩy ra, được khui ra, sau đó, khi ông được tin được
Nobel văn chương.
Cái câu chót trong bài, nguyên tiếng Anh là:
“My father never expected to receive the prize. Sadly it brought him a
lot of sorrow and suffering.”
“Cha tôi không bao giờ nghĩ đến việc nhận giải. Thật đáng tiếc là giải
thưởng này lại mang đến cho ông nhiều khổ đau đến như thế”, anh nói
thêm.
Cái câu "Cha tôi không hề mong đọi nhận giải thưởng" này, có nghĩa, P.
vẫn nghĩ, nếu ông được Nobel, thì là do thơ của ông. Ông tỏ ra bị xúc
phạm, nói theo ngôn ngữ của Gấu, ông chủi um lên, mấy thằng ngu này,
chúng nó ngu đến nỗi coi ta là một tiểu thuyết gia, trong khi ta là thi
sĩ.
Đó cũng là nhận định của Nabokov, khi tỏ ra hết sức phẫn nộ, vì hụt
Nobel, như là nhà văn Chống Cộng. Nếu Chống Cộng, thì phải trao cho
ông, chứ không phải cho P. (1)
Ông là nhà văn Chống Cộng đầu tiên của Nga.
Hơn nữa cuốn sách không Chống Cộng mà là Phò Cộng. Đây cũng là ý kiến
của Steiner, trong bài viết
Nhà
văn và chủ nghĩa
Cộng Sản
Quả thế thực, chưa từng có cuốn nào vinh danh chủ nghĩa Cộng Sản tuyệt
vời như thế. Cộng Sản, theo nghĩa đẹp tuyệt vời, giấc mơ làm sao cho
nhân loại chẳng hề bao giờ còn có lỗi lầm.
Thành thử cái từ Sadly [Thật buồn] mà dịch là thật đáng tiếc, là không
đúng.
Buồn còn là vì nàng Lara, sự thực là một KGB, được cài vào ngay trái
tim của nhà thơ.
Thế mới hách chứ!
Xịa sao bằng!
(1) Về cuốn Dr Zhivago, khi Robert Bingham, của tạp chí Reporter, New
York, muốn biết ý kiến của ông, Nabokov đã từ chối đưa ra một lời phê
bình, sợ có hại cho tác giả. Theo ông, đây là một cuốn sách ủng hộ
(pro) bôn sê vích, và sai lầm về lịch sử (historiquement faux), bởi vì
đã vờ đi cuộc cách mạng tự do (révolution libérale) mùa xuân 1917; hơn
nữa vị bác sĩ đã mừng đến phát điên, khi cú đảo chánh của bôn sê vích
xẩy ra bẩy tháng sau đó. Tuy nhiên, ông đánh giá cao Pasternak như là
một thi sĩ trữ tình (poète lyrique). Ông chào mừng Pasternak được giải
Nobel, chỉ vì những câu thơ của ông ta. Trong Dr Zhivago, văn đã không
tới được tầm cao của thơ ông. Ông nói thêm, tầng lớp trí thức Nga không
ăn ý với Đảng đã không mặn mà với cuốn sách như là độc giả Mỹ. Khi cuốn
sách xuất hiện ở Hoa Kỳ, đám lý tưởng tả phái đã mừng quýnh lên: đây là
một bằng chứng cho thấy "một đại tác phẩm" đã được đẻ ra, từ chế độ Xô
viết.
(Về những trích dẫn trên đây, là từ "Strong Opinions", tạm dịch Bạo
Mồm, Jennifer tôi sử dụng bản dịch tiếng Pháp, "Partis Pris", tủ sách
10/18, nhà xb Julliard, ấn bản 2001).
Lẫm
liệt một thời