1 2
3 4
5 6
7 8
9 10
11 12
13 14
15
Ngày Sinh
Của Gấu
|
Cali
Tháng Tám 2011
Bond &
Cao Bồi & Gấu
Bài này tính
viết lâu rồi, cứ lừng khừng, cố "kiềm chế", hay, cố "cưỡng lại", vì một
vài sự kiện,
có thực, liên quan tới định mệnh, quái thế, của Gấu.
Nhưng sắp đi xa rồi, viết
mẹ hết ra cho nó khỏe thân.
Hà, hà!
JAMES BOND'S
OFFICE FLIRTATION
Đọc cái bài
này, về 1 nhân vật bị chính người đẻ ra nó lơ là, GCC bỗng nhớ đến
nhân vật
Hà, trong Đôi Bạn của Nhất Linh. Chỉ
mãi đến khi về già, viết Viết và Đọc Tiểu
thuyết, thì Nhất Linh mới nhận ra nhan sắc thầm của em Hà này,
vượt hẳn
Loan của Dũng!
Hà, hà!
Có tí gì tương tự với… "Bác Gái Nhà"
chăng?
Hà, hà!
DNM by MT
Note: Đây
cũng 1 bài thuộc loại văn chương ai điếu, theo cái nghĩa của Brodsky,
khi ông
viết:
As a theme,
death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam"
genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical
trips that
denote the subconscious superiority of survivor over victim, of
majority (of
the alive) over minority (of the dead).
Joseph
Brodsky: Anna
Akhmatova Poems'
Introduction [The Keening
Muse]
Như một đề
tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà
thơ.
Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử
dụng để
thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi
siêu hình
làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của
đa số
(người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết).
Lần đầu tiên
Gấu đọc câu trên, là ngộ ra cả 1 kiếp bạn quí thời mới lớn, và quái làm
sao, lại
nhớ đến ông cậu, Cậu Hồng, con Bà Trẻ của Gấu.
Ông này, có
tật, đưa bạn gái đi chơi, là để 1 tờ giấy 500 trên túi áo ngực, chiếc
áo sơ mi
thì màu trắng, để khoe.
Gấu cũng tưởng
tượng ra được, 1 tờ ai điếu như trên, của bạn quí, những ngày thờ Cô Ba!
GCC đọc bài viết của MT,
những ngày mới ra hải ngoại. Và nhớ liền cái chi tiết MT viết về TTT:
Thanh Tâm
Tuyền, căn gác xép ám khói ở toà soạn Dân Chủ, hắn hỏi xin một điếu
thuốc và
tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ.
TTT, phải đợi
MT đi xa rồi, mới dám kể chuyện ông hạnh ngộ MT như thế nào, trong bài ai điếu
Theo đó
suy
ra thì cái vụ nhặt truyện ngắn DNM từ sọt rác một tòa soạn, chỉ là một
giai
thoại!
…
thường được sử dụng để thực tập sự thương thân trách phận.
Ui
chao, ngay từ những năm 1960, sau khi được VC cho ăn hai trái mìn
Claymore, ở
nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ở bờ sông Sài Gòn, đếch chết, khi giữ mục điểm
sách cho
trang VHNT cuối tuần của nhật báo quân đội Tiền Tuyến, khi ông anh nhà
thơ còn
trông coi trang này, là Gấu đã ngửi ra mùi nỗi bơ vơ của bày "ngựa non,
ngựa hoang, ngựa da vàng,
nhược tiểu", và nhân cái chết của Y Uyên còn đang nóng hổi, Gấu bèn đi
đường
cảnh cáo những nhà văn nhà thơ tay súng, tay thơ - những nhà văn quân
đội - rồi:
Hãy cố gắng
mà sống sót
cuộc chiến [tất nhiên, không phải theo kiểu bỏ chạy, hay bợ đít VC],
bởi là vì,
chỉ 1 khi bạn sống sót, thì bạn mới có thể đối diện với 1 cuộc chiến
khác, cũng
khủng chẳng kém: văn chương!
Cái
cô bạn gái của ông cậu của Gấu, Cậu Hồng, con trai độc nhất của Bà Trẻ
của Gấu,
là một cô gái của Xóm Đội Có, Phú Nhuận.
Gấu là người tình đầu của cô. Khi Gấu rời cái xóm cũ, thì Gấu bỏ quên
luôn cô,
chạy theo BHD. Khi cô quen ông cậu của Gấu, bà chị gái của Cậu Hồng,
tức Dì Nhật,
lắc đầu, không thể để thằng Hồng lấy nó được, vì nó đã đi chơi với
thằng T bao
lâu rồi, ai cũng biết.
Mãi sau này, thì Gấu mới biết, cô gái bỏ ông cậu của Gấu, vì cái vụ tờ
giấy bạc
để trên túi áo. Cô nói với Gấu, khi gặp lại ở hải ngoại, và cô
cũng qua hai đời chồng.
Và
khi nói về Gấu, cô phán, anh ấy hiền lắm. Ông chồng thứ nhì phát điên
lên được.
Y chang ông chồng
của cô
bạn, tức cô phù dâu!
Sự
thực là như vậy. Gấu quen cô mà chẳng hề bao giờ có chuyện bậy bạ. Bây
giờ về
già nghĩ lại, thì cũng tiếc!
NKL,
ông bạn học cùng thời đó, có lần hỏi Gấu, một thằng như mày, mà... tha
ư?
Gấu
bật cười nghĩ lại, nhớ lại, thì hiểu ra, cô nào cũng quá
tin cậy Gấu, giả như
Gấu có làm, thì cũng tin cậy mà cho, nên Gấu không dám làm!
Hà,
hà!
Rạp Đa Kao,
khi đó, là nơi Gấu hay chở em tới coi ciné.
Hồi đó, ở Phú Nhuận, sống
nhờ Bà
Trẻ, gia đình sống bằng cái sạp bán đồ mã não của Bà Trẻ ở Chợ Phú
Nhuận. Không còn ở hẻm Xóm Đội Có nữa, mà
dời qua hẻm
Nguyễn Huỳnh Đức, đằng sau Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Em ở xóm Đội Có cũ,
người
quen xưa, thì cứ cải luơng như vậy cho nó tiện, vì em rất mê đọc truyện
trên mấy
tờ nhựt báo… Đâu có dám đưa em đi rạp gần nhà, khu Phú Nhuận, mà phải
tới Rạp Đa
Kao!
Bữa nào
Gấu
kể tiếp, sợ Gấu Cái bực!
Không phải
chỉ Gấu, mà thằng em Gấu, rồi ông cậu của Gấu, đều thương cô bé này. Cô
nói về
thằng em đã mất của Gấu, anh S. láu hơn anh nhiều, còn ông Hồng thì cù
lần quá.
Anh thì quá hiền!
ANNA
KAMIENSKA
[dates
unknown]
Anna
Kamienska was a Christian deeply living both the Old Testament and the
New
Testament. In her old age she achieved much serenity and acceptance of
the world
created by God. I find this a very good poem.
A PRAYER
THAT WILL BE ANSWERED
Lord let me
suffer much
and then die
Let me walk
through silence
and leave
nothing
behind not even fear
Make the
world continue
let the
ocean kiss the sand just as before
Let the
grass stay green
so that the
frogs can hide in it
so that
someone can bury his face in it
and sob out
his love
Make the day
rise brightly
as if there
were no more pain
And let my
poem stand clear as a windowpane
bumped by a
bumblebee's head
Translated
from the Polish by Stanislaw Baraniczak and Clare Cavanagh
DENISE
LEVERTOV
1923-
A slow
maturing, long awaited, probably identical with prayer, sometimes
called by the
mystics "the night of the soul" can, in modem poetry, take the lay
form of a black eye
mask.
EYE MASK
In this dark
I rest,
unready for
the light which dawns
day after
day,
eager to be
shared.
Black silk,
shelter me.
I need
more of the
night before I open
eyes and
heart
to
illumination. I must still
grow in the
dark like a root
not ready,
not ready at all.
TO MONDAY
Once you
arrive it is plain
that you do
not remember
the last
time
you are
always
like that
insisting
upon
beginning
upon it all
beginning
over again
as though
nothing had really happened
as though
beginning
went on and
on
as though it
were everything
until it had
begun
you never
know who you are
the hands of
the clock find you
and keep
going
without
recognition
though what
your light
reveals when
it rises
wakes from
another time
which you
appear to have forgotten
traveling
all that way
blank and
nowhere
before you
came to be
with the
demands
that you
bring with you
from the
beginning
each time it
is
as though
you were the same
or almost
oh
unrepeatable one
needing
nothing yourself
and not
waiting
-W. S.
Merwin
NYRB 11 Oct,
2012
Ba bài thơ
trên, thì là đều nói giùm Gấu, về thời gian còn lại, cũng chẳng bao lăm.
Bài đầu:
Lời cầu nguyện sẽ được Ông Giời lắng
nghe
Ông Giời bắt Gấu cực kỳ
đau khổ
Trải qua những mấy địa ngục, đen, đỏ, bạn
quí....
Và rồi, ngỏm.
Bước trong câm lặng
Và chẳng để lại gì, kể cả sự sợ hãi
Cho phép thế giới cứ thế tiếp tục, đếch thèm
để ý gì đến Gấu đi xa
[Đừng thèm để ý đến câu của tụi Tẩy, 1 kẻ vắng mặt là thế gian kể như
tiêu!]
Biển tiếp tục hôn cát như trước
Cỏ vưỡn xanh và mấy chú
cóc nhái,
ễnh
ương vưỡn ẩn náu ở đó
Và một thằng cha Gấu khác,
sẽ vùi mặt
vô
Khóc một BHD khác, bỏ nó
Mặt trời vưỡn mọc, sáng ngời
mỗi ngày
Như thể làm đếch gì có khổ đau ở trên cõi đời này
Và hãy để cho bài thơ này trong
sáng như kính cửa sổ
khiến 1 con ong nghệ đụng đầu vô đánh
bốp 1 cái!
NEITHER HERE
NOR THERE
An airport
is nowhere
which is not
something
generally
noticed
yet some
unnamed person in the past
deliberately
planned it
to be there
and you have
spent time there
again
and are
spending time there again
for
something you have done
which you do
not entirely remember
like the
souls in Purgatory
you sit
there in the smell
of what
passes for food
breathing
what is called air
while the
timepieces measure
their
agreement
you believe
in it
while you
are there
because you
are there
and
sometimes you may even feel happy
to be that
far on your way
to somewhere
-W S.Merwin
The New
Yorker, Oct 15, 2012
Note: Bài
này cũng tuyệt.
Chẳng xứ Mít, chẳng xứ Lạnh, mà là Lò Luyện Ngục: Không lẽ số mệnh của
Gấu
"bảnh" thế?
Nên nhớ, phải
thứ chọc trời khuấy nước thì khi chết mới được mời vô Lò Luyện
Ngục. Cao
Bồi, khi sống, phán, địa ngục đầy lũ VC, đếch còn chỗ cho ta, là cũng
muốn được
mời vô Purgatoire.
Nơi cấp
Passeport, North York, Toronto.
GCC tính đi Mẽo thăm bạn
"tưởng là bạn, mà đúng là bạn". (1)
Sờ tới
Passeport, hết hạn!
Những ngày
Chủ nhật tôi thường ngồi ở một quán cà phê hơi xa sở làm, đó là nơi tôi
có thể
gặp một vài người bạn mới quen và có thể chia sẻ đôi điều về đời sống.
Nhưng rồi
tôi khám phá ra cũng giống như ở phía nam, những người mới quen đó thật
ra cũng
chỉ là những người mình tưởng là bạn thôi. Tôi nhớ lại câu chuyện vẫn
thường
trao đổi với Giác. Tôi quyết định chọn một quán Starbucks gần sở làm,
cho tiện,
dù cà phê ở đây phải nói là khá nhạt nhưng còn hơn một thứ tình bạn
nhạt hơn… (1)
Tưởng là bạn
mà đếch phải bạn, chưa sợ. Tưởng là bạn quí mới bỏ mẹ!
Đám bạn quí
này, Gấu quen hồi mới lớn, và đều qua HPA. Anh quả là bạn quí, dù sau
này chẳng
quí, nhưng làm sao mà bạn quên nổi 1 người bạn thời mới lớn, đúng như
em BHD phán,
làm sao mà có thể quên được cái thằng khốn kiếp đầu tiên nói thương
mình, thương
thực, người đầu tiên!
Cô viết:
"Làm sao có thể quên được một người đã nói yêu mình, lần đầu tiên trong
đời.
Cái lần anh đón H. trên đường tới trường Gia Long, ngay lối vào vườn
Tao Đàn,
buổi sáng sớm sau bao năm trời xa cách, H. đã tự nhiên ngồi lên xe. Vậy
là anh
đã hiểu."
Lần khác cô
viết: "Có những đêm H. giật mình thức giấc, có thể vì nước mắt đầm đìa
trên gối. H. thường khóc trong khi ngủ, mỗi lần quá cô đơn và nghĩ đến
anh."
Tôi "biết" Sài-gòn, phần
lớn là qua "ông thầy"
Huỳnh Phan Anh. "Thằng chả" dậy tôi chơi banh bàn, bi da. Quán bi da
nổi tiếng mà lâu ngày tôi quên mất tên, [Huỳnh Kỳ?], ở khu Ngô Tùng
Châu, gần
trường Nguyễn Bá Tòng, là nơi hai đứa nhiều ngày đứng suốt buổi, khi ra
khỏi
quán hai chân rã rời, kéo nhau băng qua đường, leo lên gác xép ngủ.
Nhà Huỳnh
Phan Anh là nơi lần đầu tiên tôi nhìn thấy cái bàn ăn "dã chiến", khi
ăn mở ra, ăn xong xếp lại. Đứa em trai nói ngọng. Mấy chị em là nguồn
kinh tế của
hai đứa chúng tôi. Rồi thằng chả dậy tôi "xóm" nghĩa là gì.
Sau này học
trò vượt ông thầy. Tôi sa xuống mãi đáy Sài-gòn, những nơi chốn mà bạn
tôi đã từng
căn dặn chớ mò tới.
Cái trò đọc
sách trong một quán chệt, chỉ cần một ly cà phê túi, hoặc ly hồng xà
(hồng
trà), rồi cứ thế ngồi suốt buổi, là cũng do anh truyền cho tôi.
Và hai đứa
chia nhau kinh nghiệm đọc, nhờ nó. Có lần anh kể cho tôi nghe, bữa
trước đọc Buồn
Nôn, La Nausée, tới đoạn Roquentin đi trong thành phố Bouville,
"một mình
mà như cả một đoàn quân đang xuống phố"; "đọc tới đây, thú quá tao
cũng bỏ ra ngoài đường lang thang một hồi...", và có lần cũng cảm thấy,
như Roquentin, "tương lai đang chờ đợi ở một ngã tư đầu đường".
Tôi cũng có
những kinh nghiệm y hệt như vậy.
Qua anh tôi
có được quá nhiều bạn: Dương Văn Ba, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đồng,
Hoàng Ngọc
Biên, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật... Có thời gian tôi "cộng
tác" với báo Điện Tín, là do anh.
Thân nhất,
có lẽ là lúc anh đang học Sư Phạm Đà Lạt. Tuần nào tôi cũng nhận được
thư. Anh
vốn là một con người rất cứng rắn, "dur", ít khi bộc lộ tình cảm. Những
lá thư là một Huỳnh Phan Anh "đích thực", đối với tôi.
Lần đầu tiên
tôi biết Đà Lạt là lần lên thăm anh. Đúng vào dịp Giáng Sinh, với một
người bạn.
Cả ba đi lang thang ngoài đường đến gần sáng, say, hát, la, rống dọc
theo những
con dốc.
Lần đó, tôi
có cảm tưởng sống lại Hà-nội, và mơ hồ hiểu được tâm trạng của những
người lính
lê dương nhớ nhà, say sưa giữa thành phố, giữa cuộc chiến "không phải
của
họ".
Với Huỳnh
Phan Anh, tôi chỉ ân hận một điều, anh dậy tôi nhiều quá, còn tôi, chỉ
có một
bài học, đúng ra là một kinh nghiệm, mà không làm sao nói lại cho anh
hiểu: tại
sao bỏ vào Nam.
Nhưng câu hỏi
đó, cho đến nay tôi cũng vẫn chưa trả lời được, cho chính tôi.
Cuốn truyện
đầu tay của tôi là cuốn mở đầu nhà xuất bản Đêm Trắng do anh chủ trương. Thoạt
tiên "gạ" ông Nguyễn Đình Vượng, nhưng gặp Trần Phong Giao cản đường.
Của đáng tội,
thư ký tòa soạn báo Văn không tin cuốn sách sẽ bán được. Tác giả cuốn
sách cũng
nghĩ vậy. Huỳnh Phan Anh "xúi", thì bỏ tiền ra in, tao làm nhà xuất
bản.
Anh nhờ Nguyễn Đồng làm bìa. In 2000, đến nhà phát hành Sống Mới, gặp ngay
Nguyên Vũ, hình như đang là tác giả có sách bán chạy nhất lúc đó. Anh
nói vô,
ông chủ mua cho 300 cuốn. Còn lại bán lai rai, cũng thu đủ vốn.
Khi đọc tên
tác giả, tác phẩm, đứng hàng thứ bẩy, trong danh sách 12 nhà văn phản
động đồi
truỵ, trên báo Tin Sáng, ngay
sau khi Việt Cộng vào Sài-gòn, (đây là danh sách
đầu tiên, sau được bổ sung thêm, thành 19, rồi cả Miền Nam, trừ mấy anh
nằm
vùng, tất nhiên), tôi sợ, (có), hãnh diện, (có), nhưng thật sự ngạc
nhiên. Bởi
vì tôi không thể tin, cuốn sách được mấy ổng chiếu cố kỹ đến như vậy.
Tôi không
tin cuốn sách còn, nếu có chăng, may ra ở trong thư viện.
Đã bao lần
tôi cầu mong nó quên tôi, như tôi quên đã quên nó.
NQT
Khi Gấu thờ
Cô Ba, chẳng cần phải đợi bạn quí né, Gấu né liền bạn quí. Lần gặp độc
nhất
HPA, là sau 1975, khi Gấu làm 1 tên thợ viết ở bên ngoài Bưu Điện. Kỷ
niệm này
kể rồi. Kể nữa, sợ lại thuộc thứ nhà văn xin nước... đái, độc giả!
Còn NXH, có
gặp 1 lần, trước 1975, ở 1 con hẻm chích nổi tiếng, đường Võ Tánh, Ngã
Sáu, Sài
Gòn. Hình như bạn quí thuê nhà ở trong đó, với 1 em nhí, đoán vậy. “Hi”
một tiếng
rồi đường ai nấy đi.
Không phải,
chàng đứng ở cửa sổ giơ tay vẫy vẫy, khi Gấu, vừa làm 1 "shot", đang
phê, ngất nga ngất ngư rời con hẻm!
NXH với NMG,
theo Gấu, cũng thứ 'tưởng là bạn’!
Bạn quí đã có lần ra lệnh,
mi không được viết
cho Văn Học của thằng Giác,
mà chỉ được viết cho Văn
thôi.
Gấu nghi là, bạn
quí
không biết, Gấu làm thuê, viết mướn cho Văn Học, chứ không phải viết
chùa.
Tưởng là bạn:
Ấy là do Gấu đọc câu của Brodsky mà suy ra thôi!
As a theme,
death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam"
genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical
trips that denote
the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of
the
alive) over minority (of the dead).
Joseph
Brodsky: Anna Akhmatova Poems'
Introduction.
Như một đề
tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà
thơ.
Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử
dụng để
thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi
siêu hình
làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của
đa số
(người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết).
Lần đầu tiên
Gấu đọc câu trên, là ngộ ra cả 1 kiếp bạn quí thời mới lớn, và quái làm
sao, lại
nhớ đến ông cậu, Cậu Hồng, con Bà Trẻ của Gấu.
Ông này, có
tật, đưa bạn gái đi chơi, là để 1 tờ giấy 500 trên túi áo ngực, chiếc
áo sơ mi
thì màu trắng, để khoe.
Gấu cũng
tưởng tượng ra được, 1 tờ ai điếu như trên, của bạn quí, những ngày thờ
Cô Ba!
Chán thế!
Ui
chao, lại nhớ đến lời khuyên, thay vì chúc, của vị độc giả thân hữu, mà
còn là “sư
phụ”, luôn bỏ
công nhặt sạn tiếng Anh cho TV:
Chúc
anh Trụ một ngày SN thật thoải mái, không nghĩ chi về ai hết, không lo
chi
chuyện tây, chuyện ta gì hết , chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã
làm, đang
làm, và sẽ làm thôi.
Gấu nghi là,
vị này “biết trước” được những dòng trên đây, nên mới thương hại,
khuyên, “chỉ nghĩ đến mình thôi”, anh cu Gấu!
Tks. NQT
Ngô Khánh
Lãng & Vũ Bạch Tuyến & Nguyễn Hải Hà
và Nguyễn Hà
Trỵ
Trụ ơi !
Tớ
còn nhớ là Hải chở tớ đến nhà Trụ khoảng hè 1972, Trụ còn rủ bọn này đi
"bát phố Bonnard" như ngày nào năm xưa mà.
Hơn cả nửa năm 1956, ngày nào Trụ cũng đòi ngồi trên sườn xe đạp của tớ
từ nhà
anh Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân) ở căn gác sau BV Bình Dân đến trường Thành
Công của
Ô. Chu Tử trên đường Lê Văn Duyệt, Trụ còn nhớ Ngô Tùng Lam, Đoàn Đức
Long, Mai
Ngọc Liên, Vũ Ngọc Hải ...ngày ấy không ? (tất cả đều không còn nữa!)
Hình ngồi trong tiệm phở, tay to con, Nguyễn Hà Trỵ đó.
Rất tiếc là Chánh Biện Lý Phạm Văn Hàm đi Úc đến 18/9 mới về nên không
gặp và hẹn
Lãng sáng hôm sau gặp mặt Nguyễn Trọng Văn và Quyên Hải quân
nữa....nhưng Lãng
có chuyện đột xuất ....đành hẹn kỳ sau vậy.
Nghe Lãng nói có thể Trụ sẽ có dịp về nam Cali. khoảng tháng 10 này,
phải không
? Nếu nhất định được ngày gìờ thì cho Tuyến biết, có thể chúng
mình sẽ gặp
lại nhau sau 40 năm đó.
Giữ gìn sức khỏe để còn gặp lại nhau nhé
Thân,
Tuyến
Ngô Tùng Lam
thì nhớ quá chứ, còn mấy bạn kia quên sạch.
Mai Ngọc Liên?
Có phải anh bạn ở bên Thủ Thiêm, rớt Tú Tài I, đi Đà Lạt ngay
khóa đầu?
Tớ chơi xì ke chừng vài
chục năm [cc
1970-1989, cỡ đó] khi “hồi phục”, mất hẳn 1 khoảng thời gian, không làm
sao nhớ
lại được.
May là còn
ngờ ngợ ra bạn!
Tháng tới, tớ
qua Cali, sẽ gặp nhau
Gửi lời chúc
tới gia đình và tất cả bè bạn
NQT
Đây là Phà
Thủ Thiêm, nhưng trong hình, không có con phà, mà chỉ có những con đò.
Thời gian trọ
học bên Thủ Thiêm, gần ngay bờ phía bên kia, hàng ngày đi học, Gấu dùng
phà, vì
có giá đặc biệt cho học sinh. Chỉ tới sau 1975, thì mới qua lại bằng
bến đò Thủ
Thiêm, nơi cột cờ Thủ Ngữ, vì phiá bên kia là khu xóm chích.
Quen Phạm Văn Hàm ở
bên đó, vì cùng trọ học. Hàm dân Hố Nai, sau học Luật, ra trường làm
lớn, ở Tòa
Sài Gòn. Anh nhớ nhiều về thời gian trọ học, Gấu gần như quên sạch.
Đầu tiên
người chủ trọ là 1 ông đàn ông, sau ông ngày nhường mối cho 1 người bà
con, có
chồng, nhưng chồng mất, có mấy đứa con, hình như đều là con trai.
Để căn chừng
người đàn bà có con không có chồng, là ông bố chồng. Hàm còn nhớ tên
tất cả, có
lần qua Cali, Gấu hỏi, anh trả lời, nhưng lúc này, Gấu chẳng nhớ.
Nhưng nhớ cái
kỷ niệm thật đáng nhớ về bà chủ trọ, kiêm nấu cơm trọ, cho 1 đám thanh
niên mới
lớn.
Gấu nhớ là,
đứa con trai của bà rất thông minh, và hay quấn quýt với Gấu. Một lần,
bế thằng
bé, Gấu chỉ trái bầu trên giàn, hỏi trái gì, nó nói, trái bầu, hỏi tiếp
trái bầu
giống cái gì, nó nghĩ và trả lời, giống cái chai, hỏi nữa, nữa, sau
cùng trở
lại với trái bầu, và khi Gấu hỏi trái bầu giống cái gì, nó khóa họng
Gấu bằng câu
trả lời:
-Giống 1 trái
bầu khác!
Tuyệt!
Gấu xoa đầu thằng bé khen
um lên, bà mẹ cũng mừng quá, cười quá là
cuời, cái cảnh
Gấu bế thằng bé, tung lên trời rồi ôm vào lòng, và hình như là bắt đầu
thương.... Gấu,
đúng vào lúc đó!
Hà, hà!
Phải đến
chót đời, thì Gấu mới hiểu được người đàn bà có chồng một mình nuôi con
này
thương… Gấu, khi nhớ lại một buổi trưa, nhà chẳng có ai, Gấu và thằng
bé đang
nô đùa, người đàn bà nói, ông cụ nhà tôi chửi tôi mê trai, Gấu ngạc
nhiên, hỏi
mê trai, mà mê ai chứ, người đàn bà mặt đỏ ửng, bẽn lẽn nói, mê... cậu.
Gấu khi đó, thực sự không
biết ba cái chuyện này, ngu thế.
Thành
thử nghe
xong, cũng… bỏ qua, chán thế!
Về già, tiếc hùi hụi!
Hai ông đứng
kế nhau, DNY & NMG đã đi xa.
Thảo Trần
& Hoàng Dược Thảo @ Tara, Fall, 2003
@
Atlanta, Fall 2003
7.4.2010
Ấp Tara ở
đâu xa? Nó ở đây:
Chỉ có ngoại
là nhất định không chịu đi, cậu ba phải dựng một cái chòi sát bên căn
nhà đổ
nát cho ngoại ở. Gia đình ngoại tôi có sáu người con nhưng cuối cùng
tan nát, mỗi
người mỗi nơi, kẻ theo quốc gia, người theo cộng sản... chỉ còn mình
ngoại, già
nua, cô độc, thui thủi trong căn nhà đổ nát.
Đến con đường
dẫn về nhà ngoại, tôi muốn khóc. Con đường mòn vừa lối trâu đi, hai bên
có hai
hàng su đũa, ngày xưa tôi vẫn thường được cậu tư dẫn đi thả diều, hoặc
hai cậu
cháu lang thang khi nắng chiều đã nhạt. Con đường tiêu điều, hàng chục
thứ dây
leo chằng chịt, quấn quít trên cành cây hai bên đường, tôi chợt thấy
trong đám
dây leo đó có những sợi mầu vàng. Đây là loại dây leo không rễ, bám vào
cây nào
thì cây đó sẽ khô héo dần rồi chết. Người ta gọi nó là dây tơ hồng.
Tôi thẫn thờ
bước vào nhà ngoại, lặng ngắt đến rợn người. Bước ra sau vườn, mấy gốc
dừa đã
lão gần hết, ngọn còn cao vút trơ trọi, ngọn bị bom chặt gãy vắt lên
gốc. Liếp
sầu riêng của ngoại cũng chết gần hết sau trận lụt năm ngoái. Chỉ còn
mấy cây ổi
sống dai, xanh um, trái chín vàng ối rụng đầy trên cỏ. Thân ổi già,
mốc. Ngày
xưa tôi và dì út thay phiên nhau hành nó, không ngày nào mà hai dì cháu
không
trèo cây, hay lấy gậy chọc trái. Bây giờ, trái chín đầy cành, rơi đầy
gốc...
Tôi chợt nghe tiếng chim, lạc lõng, hốt hoảng, không còn những âm thanh
ríu rít
như ngày xưa, hay là nó cũng như tôi, đang lần mò trở về gặp lại vườn
cũ. Tôi
ngồi phịch xuống cỏ, như thấm mệt, cho tới khi nghe tiếng ngoại đánh
thức...
… Và Gấu có
còn muốn trở về với nó nữa không?
Uyên đã thực
sự rời bỏ dòng sông để ra biển cả, không hề hiểu được một điều: biển
cả, bởi vì
mênh mông, cho nên thật khó mà nhận ra con đường ngày ra đi, hay tìm
thấy được,
con đường trở về...
Kính GNV,
tôi rất thích truyện ngắn của Thảo Trần.
Giọng kể của
bà thanh thản mà gây buồn da diết, đúng là viết mà như không.
Đoạn
"Tara" mà tôi mới trích, hay hơn cô Tư đó, vì nó rất tự nhiên.
Chúc mừng
bà. Xin cảm ơn đã cho tôi được đọc.
Kính,
HÂ
Đa tạ
TT/GNV
|