Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 



17.8.2012

*

 16.8.2012

Happy Birthday GCC

*

GCC ở trên đỉnh Đỉnh Cồn, tức building số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, nơi tọa lạc Đài Liên Lạc VTD/Quốc Tế, khi cái ăng ten log vừa được dựng lên, viện trợ Mẽo.
Hình này do 1 tay Mẽo làm cho USAID chụp. Gấu vẫn còn nhớ! Để về trình Sếp!
Chàng khi đó còn trẻ măng!
Khi đó chưa xơi hai trái mìn VC, hình như thế!

*

*

16.8.2009


Les exclus du rêve américain

 RAYMOND CARVER

 Những kẻ bị tống xuất ra khỏi giấc mơ Mẽo

*

Nói, RC kiệm lời, dùng tí chữ nói thật nhiều, là cũng chỉ nói được 1 tí về văn của ông. Giới phê bình đều nhận ra điều khủng khiếp, ghê rợn, ở trong cái rất đỗi bình thường trong truyện của ông.
 Trong văn chương, nếu chi tiết không là Thượng Đế, thì là Quỉ, là vậy:
"At once ghostly and hard-edged, surreal, yet absolutely familiar. Carver's genius lies in his uncanny ability to take the commonplace and make you see it as if for the first time .... He writes of fearful matters: .. with a subtle compassion for the plight of ordinary men and women:'
-San Francisco Examiner

Thiên tài của RC nằm trong quái chiêu, biến điều bình thường, thành cái chưa từng thấy. Ông viết về những điều đáng sợ.... với lòng trắc ẩn tế nhị, về số phận của con người bình thường

Rất kiệm lời, nhưng chính là a xít, mà RC sử dụng, để khắc họa những bản vẽ của ông. Nói như Giacometti: cái thiết yếu, trái tim của sự vật, hoàn cảnh, không chi khác nữa, và nhất là, đừng tô hoa điểm phấn. Nỗi cô đơn, niềm âu lo, khắc khoải thấm mãi vào những trang sách đặc sệt, gây say như 1 thứ rượu trắng. Nhận xét, cực đúng, và trắc ẩn, nhân hậu với những số phận, với những con người tàn tật, một thứ văn phong trinh nguyên luôn đòi hỏi hỏi trinh nguyên hơn nữa: trở thành1 thứ nghệ thuật khắc họa, nghệ thuật mini, 1 thứ siêu nghệ thuật.
RC với nhiều người, trên tất cả, là 1 trong bậc thầy của truyện ngắn Mẽo, the “short story”. Người Mẽo, tất nhiên, đếch khám phá ra thể loại này. Những người Âu Châu, đặc biệt là Guy de Maupassant, đã sử dụng trước họ, nhưng đây là 1 thể loại rất phát triên ở Mẽo. Và RC đẩy nó tới thượng thừa, thành nghệ thuật của những mẩu đoạn thật ngắn gọn, súc tích: Những bản văn của ông thì như những vi-nhét (vignettes), với những mẩu đầu của những đối thoại, và những hình ảnh mạnh, bắt đầu bằng vài đoạn mãnh liệt và 1 cái giọng thật đúng, và bằng 1 thứ văn phong trần trụi.
Thế giới của RC, là những con con người nhỏ bé của thường nhật, không hẳn những losers [những kẻ thua], nhưng mà là những ratés [những kẻ thất bại, hỏng giò, hỏng cẳng], những người mà chúng ta thường phán, “thằng đó có làm cái chó gì đâu”, hoặc “nghĩ đến nó làm cái chó gì!”.


Thơ Mỗi Ngày

IN 1940

1.

When they bury an epoch,
No psalms are read while the coffin settles,
The grave will be adorned with a rock,
With bristly thistles and nettles.
Only the gravediggers dig and fill,
Working with zest. Business to do!
And it's so still, my God, so still,
You can hear time passing by you.
And later, like a corpse, it will rise
Ride the river in spring like a leaf,-
But the son doesn't recognize
His mother, the grandson turns away in grief,
Bowed heads do not embarrass,
Like a pendulum goes the moon.
Well, this is the sort of silent tune
That plays in fallen Paris. 

Khi họ chôn một thời kỳ
Không tụng ca được đọc khi hạ huyệt
Ngôi mộ sẽ được điểm trang bằng 1 cục đá.
Với cây kế tua tủa và tầm ma
Chỉ mấy đấng thợ, đào, và sau đó lấp, mồ.
Họ háo hức, hăm hở. Công việc mà!
Và thật câm lặng, Chúa ơi, thật câm lặng!
Bạn có thể nghe thời gian qua đi.
Và sau đó, như 1 cái thây ma, nó trỗi dậy
Bay trên mặt sông vào mùa xuân như 1 chiếc lá –
Nhưng ông con trai không nhận mẹ
Đứa cháu trai bỏ đi trong đau khổ
Những cái đầu cúi xuống đâu làm phiền ai
Như con lắc, mảnh trăng đong đưa
Đúng rồi, đúng điệu nhạc âm thầm đó
Dân Sài Gòn chơi, ngày mất Sài Gòn. 

IN MEMORY OF MIKHAIL BULGAKOV

This poem comes to you instead of flowers,
Graveyard roses, or incense smoke;
You who even in the final hours
Showed marvelous disdain. You drank wine. You joked
Like no one else. As for the rest-
You suffocated in a walled-off square;
You yourself admitted the terrible guest,
And remained alone with her there.
Now you don't exist: no one says a thing
About your bitter and beautiful life;
Only my flutelike voice will sing
At this, your silent funeral feast.
It's unbelievable, to say the least,
That I, half-mad, mourning the past,
Smouldering on top of the slowest coal,
Having lost everything and forgotten them all,
Am fated to commemorate someone so strong,
Bright and steady to the final breath-
Was it yesterday we spoke? Has it been so long?-
Who hid the shuddering throes of death.
1940

Tưởng nhớ MIKHAIL BULGAKOV

Bài thơ này cho bạn, thay vì hoa
Hồng nghĩa trang, hay khói trước mồ
Bạn, những giờ cuối
Vẫn khinh khi lũ VC Nga thật là tuyệt cú mèo
Bạn uống hồng đào
Bạn chọc quê, kể chuyện hài, như chưa từng có ai làm được như thế
Về những gì còn lại –
Bạn nghẹt thở giữa bốn bức tường
Bạn, chính bạn đã chấp nhận vị khách khủng khiếp
Và một mình với nàng ở đó
Bây giờ bạn : Chẳng ai nói một điều gì
Về cuộc đời cay đắng và đẹp đẽ của bạn
Chỉ có giọng sáo diều của ta
Sẽ hát, ở đó,
Ở tang lễ im lìm của bạn
Thật là không thể tin nổi, chỉ nói thế thôi,
Rằng, ta, nửa khùng, nửa điên,
Tưởng niệm quá khứ
Âm ỉ trên đỉnh mớ than thấp, ở dưới đáy
Mất mọi thứ, và quên tất cả mọi thứ
Là người được số phận trao
Tưởng nhớ một người nào đó thật mãnh liệt,
Sáng ngời, và kiên định cho đến hơi thở chót –
Mà có phải là ngày hôm qua chúng ta nói tới? Sao lâu thế? –
Kẻ giấu những cơn giãy dụa của cái chết?

1940

Akhmatova


*

Xuống phố đổi phim, vớ được cuốn mới ra lò của Todorov, “Hồi nhớ như là thuốc khử Cái Ác”. Mỏng, nhưng thần sầu, và như đẩy câu  của Borges lên 1 mức cao hơn nữa, đúng hơn, qua hẳn 1 phạm trù khác:
Liệu chỉ bằng hồi nhớ, chúng ta khử được....Cái Ác Bắc Kít & VC?
[Dịch nhảm: Can we escape evil by the sheer power of memory?]


Trở lại nơi một thời vang bóng
The Keening Muse

*

Khách sạn Hilton, Hà Nội

Chẳng có ai người cười nổi, những ngày đó
Ngoại trừ những người chết, sau cùng tìm thấy sự bình an
Như 1 cánh tay thừa thãi, 1 sức nặng vô dụng
Hà Nội đong đưa quanh Hỏa Lò
Hàng theo hàng, đám Ngụy diễu [không phải diễn] hành,
Khùng vì đau, nhắm nỗi bất hạnh của họ
Bài ca vĩnh biệt, sắc, gọn
Tiếng còi tầu chở súc vật rú lên
Ngôi sao thần chết đứng sững trên nền trời Hà Nội
Và xứ Bắc Kít, ngây thơ vô tội,
Quằn quại dưới gót giầy máu
Dưới bánh xe chở tù.

Không phải tôi. Ai đó đau khổ
Tôi làm sao chịu nổi nỗi đau đó
Hãy choàng nó bằng vải liệm đen
Và mang đèn đi chỗ khác
Đêm rồi!

Akhmatova: Kinh Cầu

Note: Bài giới thiệu tập thơ Akhmatova, của Brodsky, được in trong Less Than One, với cái tên: The Keening Muse. Nữ thần thơ ca ai oán
TV sẽ dịch bài này, làm thành“bộ ba”, “trilogy”, hai bài còn lại là Trong Căn Phòng Rưỡi, Tưởng Niệm Nadezhda Mandelstam [1899-1980].

Akhamatova, có vẻ như được sửa soạn để đóng cái vai của bà, hơn hầu hết những nhà thơ cùng thời. Ngoài ra, vào lúc xẩy ra Cách Mạng, bà 28 tuổi , không quá trẻ để tin hay không tin, và cũng không quá già để biện minh cho nó. Sau đó, là 1 người đàn bà, trong vai “gái” [“cái” cũng được] thì cũng khó mà thổi Cách Mạng, hay kết án nó. Bà cũng không quyết định thay đổi trật tự xã hội….

Đọc bài viết của Brodsky về Akhmatova, nữ thần thơ bi ai Nga, thì Gấu ngộ ra điều, tại sao mà GCC này chịu không nổi, phải nói, tởm, cái giọng của đám VC ly khai, thứ ngôn ngữ nhơ bẩn, “máu què”, thí dụ, cũng như cái giọng gà mái gáy của Sến, vẫn thí dụ.

Nhà thơ chỉ phán một câu thôi: Bà nhận ra nỗi đau, she recognized grief.
Và trước đó, Brodsky giải thích:
Bà không vứt Cách Mạng vào thùng rác. Một dáng đứng thách đố cũng đếch hợp với bà. Bà giản dị coi nó như là nó có, và chấp nhận nó, như là nó xẩy ra: cơn đau của cả nước, đau chừng nào, nỗi đau của mỗi cá nhân, đau theo chừng đó.

The poet is a born democrat not thanks to the precariousness of his position only but because he caters to the entire nation and employs its language: Nhà thơ sinh ra, và bèn dân chủ, không phải chỉ vì cái bấp bênh của dáng đứng, vị trí của mình, mà còn bởi cái sự mua vui cho đời, cho cả nước, và sử dụng cái ngôn ngữ của nó.
Cũng thế, là bi kịch.

Đâu có phải cứ đụng tới chữ nghĩa, tới văn chương, tới thơ ca, là vãi nước đái ra, hoặc văng tục, hoặc gáy?

Bearing the Burden of Witness:
Requiem 

Requiem was born of an event that was personally shattering and at the same time horrifically common: the unjust arrest and threatened death of a loved one. It is thus a work with both a private and a public dimension, a lyric and an epic poem. As befits a lyric poem, it is a first-person work arising from an individual's experiences and perceptions. Yet there is always a recognition, stated or unstated, that while the narrator's sufferings are individual they are anything but unique: as befits an epic poet, she speaks of the experience of a nation.

The Word That Causes Death’s Defeat
Cái từ đuổi Thần Chết chạy có cờ

Kinh Cầu đẻ ra từ một sự kiện, nỗi đau cá nhân xé ruột xé gan, và cùng lúc, nó lại rất là của chung của cả nước, một cách cực kỳ ghê rợn: cái sự bắt bớ khốn kiếp của nhà nước và cái chết đe dọa người thân thương ruột thịt. Bởi thế mà nó có 1 kích thước vừa rất đỗi riêng tư vừa rất ư mọi người, rất ư công chúng, một bài thơ trữ tình và cùng lúc, sử thi. Nó là tác phẩm của ngôi thứ nhất, thoát ra từ kinh nghiệm, cảm nhận cá nhân. Tuy nhiên, trong lúc chỉ là 1 cá nhân đau đớn rên rỉ như thế, thì nó lại là độc nhất: như sử thi, bài thơ nói lên kinh nghiệm toàn quốc gia….

Đáp ứng, của Akhmatova, khi Nikolai Gumuilyov, chồng bà, 35 tuổi, thi sĩ, nhà ngữ văn, trong danh sách 61 người, bị xử bắn không cần bản án, vì tội âm mưu, phản cách mạng, cho thấy quyết tâm của bà, vinh danh người chết và gìn giữ hồi ức của họ giữa người sống, the determination to honor the dead, and to preserve their memory among the living….

Solzhenitsyn đã không nhận ra điều này, như trong cuốn sách kể ra, về lần gặp gỡ giữa ông và Akhmatova...


Sĩ phu Bắc Kít vs Dalai Lama

Gấu nhiều lần lèm bèm, sĩ phu Bắc Kít bị liệt một nửa bộ não, ngay cả ["nhất là", mới đúng] đấng Nobel Toán!
Thú vị quá, với riêng Gấu, Đức Phật Sống cũng phán như thế, về Tẫu VC!

“Tôi nói với Tông Tông Mẽo, Obama, đám Bắc Bộ Phủ Bắc Kinh, bộ não của họ bị thiến mất 1 mẩu, đúng mẩu có cái gọi là lương tri của con người”. Đức Dalai Lama nói với tôi, [ký giả Jonathan Mirsky của tờ NYRB] trong lần lèm bèm giữa chúng tôi tại London vào giữa Tháng Sáu, 2012

Evil Axis

Nhân đây tôi cũng hi vọng bài viết này không bị tất cả các trang của chính quyền ma này đồng loạt đăng lại, như trường hợp bài “Báo quan” mới đây. Không thể tránh, nhưng tôi không mong có những đồng minh bất ngờ như thế. (1)

Đám mê đội dĩa Sến [như DDTK, NV của băng Cờ Lăng, Diễn Đàn HV…  thí dụ], có thấy nhục & nhột...  không?
NQT


*

Traduit du silence

Journal intime
FRANZ KAFKA
Traduit (de l'allemand) et préfacé
par Pierre Klossowski
Ed. Rivages poche. 256 p .. 9 €.

En 1936, Pierre Klossowski publia la version francaise d'un texte prophétique de Walter Benjamin, qu'il intitula: L'Oeuvre d'art à l’époque de sa reproduction mécanisée. À Adrienne Monnier, irnpressionnée par son travail, il ne cacha pas ses réserves sur cette traduction, trop libre au gout du « visionnaire », rencontré à l'époque où il participait aux « agglutinations Breton-Bataille ».
L’écrivain berlinois venait de saluer en Kafka, mort douze ans auparavant, un habitant du pays de l'oubli, «réservoir d'où surgit la lumière ». Klossowski se souvenait sans doute de ces lignes quand, en 1945, avant l'édition presque définitive que devait parachever Marthe Robert, il proposa une traduction du Journal de Kafka, et dit, au sujet de ces cahiers, en partie détruits par leur auteur et certainement jamais lus par aucun de ses proches, homis Milena Jesenska: C'est le journal d'un malade qui désire la guérison, qui croit à la santé.
Georges Bataille s'empara de ces pages et les commenta en 1950, tout au long d'une étude, incluse par la suite dans La Littérature et le Mal, où Kafka plaide coupable, ayant cornmis, enfant, le “crime de lire », puis, une fois parvenu a l'âge d'homme, le « crime d'écrire », tout en demeurant dans la “puérilité du rêve ». La littérature fut-elle pour Kafka ce que la Terre promise fut pour Moise? En octobre 1921, il nota que si ce dernier n'atteignit pas Chanaan, ce n'est pas parce que sa vie fut trop brève, mais parce que c'était une vie humaine. Commencé au moment ou, malgré quelques couacs, i1 composait Richard et Samuel, de concert avec Max Brod, le Journal de Kafka l'Éléate est le livre des impossibilitiés: impossibilité d'écrire, d'écrire en allemand, ou d'écrire autrement, impossibilité de tourner le dos à sa judéite, ou de l'accepter pleinement, impossibilité d'approuver le celibat, et de supporter la vie en commun ...
Rappelons seulement les allusions aux armes d'estoc et de taille dont le Journal est émaillé. Ce sent aut ant d'indications des luttes que menait un « isole », a couteau tire avec le monde (Klossowski, lui-même admirateur de Soren Kierkegaard, esquisse dans son introduction une comparaison entre Franz Kafka et ce dernier). Résolu à défendrc sa solitude, à se preserver des relations humaines, jamais exemptés de mensonges, il voulait s'en tenir à un cercle limité, mais pur. Cette résistance est d'une innocence d'autant plus diabolique que, selon Georges Bataille, elle s'accompagne d'un refus de l'action: la manière qu'avait 1'« exclu » de s'incliner devant l'autorité est « plus violente qu'une affirmation criée'», Dès lors, Maurice Blanchot l'avait relevé dans un texte de 1949, l'impossibilité est plus qu'une impossibilité: écrire, c'est s'ernpecher d'écrire, mais c'est aussi « nommer le silence”, réchapper au silence des sirènes.

LINDA LÊ 

*


Email nay rat co gia tri, khi Toa Lanh su My tai Hanoi danh gia rat chinh xac tinh hinh that su tai Viet Nam hien nay.. Khong nen bo qua......    

                 TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ TỪ HÀ-NỘI

        Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)…Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời qúy độc giả đọc, theo dõi và nhân định…                                      ****CỤC 16 Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt NamPhòng 7 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang: 4, Nguồn: S(A.199)                Báo Cáo Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam (VN)

I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN: Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy lính thủy đánh bộ Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.

II. NỘI DUNG TIN:Bà Claire Pierangelo 1. Về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội VN hiện nay: Theo đánh giá của Claire Pierangelo: “Nền kinh tế VN hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”…

“Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu” được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VN hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.

Claire Pierangelo phân tích: “Đáng lẽ kinh tế VN phải vững vàng hơn hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung tung như hiện nay. Mặc dù Chính phủ VN đang cố gắng che đậy những bất cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân VN ai cũng biết nguyên căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm nhất định. Các nhà lãnh đạo VN ai cũng rất giầu, có tiền gửi ở khắp các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giầu. Tiền của họ chính là tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại VN đã trở thành một căn bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho cái mác “Cộng sản”…

Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bức xúc và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ VN thực sự đang đánh mất lòng dân trong khi xã hội VN lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…

Nhiều nhà khoa học và học giả VN hiện nay thường đề cập tới các vấn đề của xã hội Trung Quốc (TQ) và cho rằng, TQ khó có thể phát triển vì quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ VN cũng đang gặp những vấn đề tương tự TQ, thậm chí còn tồi tệ hơn TQ, vì Chính phủ VN không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che, dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để VN “tự diễn biến” một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.

Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết: Từ 20.3.2012 đến nay, theo sự bố trí, sắp xếp và chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Mỹ, 3 nhân viên Mỹ là Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Grek/Thiếu tá thuộc Pháo Binh và Chuck/Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (đây đều là những nhân viên được đào tạo tại Đại học John Hopkins – Lò đào tạo CIA/Mỹ) đã được cử sang VN để khảo sát tình hình VN và báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ.

Sau một thời gian ngắn thực hiện nhiệm vụ ở VN, những nhân viên này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp tục được chỉ đạo ở lại VN để khảo sát tình hình và nắm bắt thông tin thêm một thời gian nữa. Một số vấn đề mang tính kết luận liên quan đến tình hình VN đã được 3 nhân viên này báo cáo về Mỹ gần đây như sau:Thứ nhất, người dân VN hiện đang rất bất mãn với chế độ. Tại các quán café, quán bia, quán trà (phổ biến của giới trẻ VN)… các vấn đề mà mọi người thường đề cập là vấn đề tham nhũng, vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt – Trung với thái độ chỉ trích cách xử lý của Chính quyền.Thứ hai, người dân VN hiện nay rất ghét Trung Quốc (TQ). Không chỉ vì TQ “chơi bẩn” trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà còn do cách hành xử của Chính phủ VN với Chính phủ TQ. Đáng chú ý, Mỹ và các vấn đề liên quan tới Mỹ hiện đã không còn là vấn đề thời sự được người dân VN nhắc đến. Trong khi đó, TQ mới thực sự là đối tượng hay được nhắc đến như một kẻ thù chủ yếu và trực tiếp của VN. Người Mỹ có thể yên tâm rằng VN sẽ không bao giờ thân với người TQ. Sự gần gũi của Chính phủ VN hiện nay đối với TQ chỉ mang lại những hiệu ứng tiêu cực, càng làm cho người dân VN chán ghét và phản kháng lại Chính phủ nhiều hơn.Thứ ba, người dân VN hiện đang bị Mỹ hóa rất nhanh. Thời gian qua, cuộc cách mạng về văn hóa của Mỹ đã có sự lan tỏa và phát triển sâu rộng trong toàn xã hội VN. Người dân VN hiện không còn căm ghét Mỹ như 10 – 15 năm trước nữa, ngược lại trở nên thân thiện với Mỹ nhiều hơn. Người VN rất mến khách và dần dần đã coi người Mỹ thực sự là bạn. Đáng chú ý, không ít người VN (kể cả giới quan chức) có tư tưởng bài TQ thậm chí còn coi Mỹ là một cứu cánh cho VN. Grek bộc lộ rằng: “Nếu như các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình VN như cách chúng tôi hiểu thì người Mỹ chắc chắn sẽ có cách tiếp cận VN khác nhiều so với trước. Người Mỹ chưa hiểu nhiều về VN vì họ chưa có dịp sang VN và tiếp xúc với người dân VN.Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. Đây là một chuyến đi rất thành công của chúng tôi và khi về nước, chúng tôi sẽ giúp người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. VN hiện đã ở rất gần Mỹ”.2. Một số động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với VN thời gian tới: Claire Pierangelo cho rằng: “Vấn đề của Chính phủ VN hiện nay không phải do bên ngoài đem tới mà chính là vấn đề tự thân của Chính phủ VN. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì chính VN sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần ai/nước nào can thiệp…

Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay cách khác đổ thật nhiều tiền vào VN mới có thể đạt được các mục đích của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào VN, chỉ cần có những tác động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những tình huống nhất định thì Mỹ có thể đạt được mọi điều mình mong muốn ở VN”. Cơ sở để đưa ra nhận định này đó là: Giới trẻ VN hiện nay đã khác hẳn thế hệ đi trước. Tuổi 32 có thể coi là một mốc quan trọng cho ranh giới giữa các thế hệ ở VN. Theo các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội: Ở VN hiện nay, những người từ 32 tuổi trở xuống là một thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tư tưởng rất thoáng, văn hóa và cách nghĩ, cách sống gần với phương Tây và Mỹ hơn. Thậm chí một bộ phận giới trẻ VN hiện nay còn thuộc phim ảnh Mỹ, âm nhạc Mỹ, thời trang Mỹ nhiều hơn chính những người Mỹ… Đây là một thành công lớn của Mỹ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ vào VN trong suốt thời gian vừa qua. Claire Pierangelo nói: “Không cần phải làm gì quá nhiều, biên giới Mỹ đang ngày càng tiệm cận, thâm nhập sâu và mở rộng hơn tại VN. Tình trạng “Mỹ hóa” đang xẩy ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Giới trẻ VN hiện nay cũng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của thế hệ đi trước, đặc biệt về tư tưởng, thái độ, lối sống, cách suy nghĩ mà họ có xu hướng tách ra, độc lập và tự chịu trách nhiệm”… “Điều mà Mỹ lo lắng là sự bền chặt trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, VN hiện đã đi xa khỏi khu vực ảnh hưởng của văn hóa TQ. Tư tưởng bài xích TQ luôn xuất hiện trong suy nghĩ của người dân VN, chính điều này lại giúp văn hóa Mỹ gần với văn hóa VN hơn…”Những ưu tiên của Mỹ đối với VN trong thời gian tới là:Thứ nhất, trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khai thác và tập trung vào giới trẻ VN nhiều hơn, nhất là lứa tuổi từ 32 trở xuống. Song song với đó, Mỹ cũng sẽ tìm hiểu và khai thác thông tin từ cộng đồng dân chúng để hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình VN để có những đối sách phù hợp. Đối với Mỹ, những thông tin có được qua quá trình tiếp xúc dân chúng là hết sức giá trị,thể hiện rõ thực trạng đất nước và xã hội VN, nó khác hẳn với những thông tin chính thống của Chính phủ. Qua tìm hiểu được biết, với các kết quả đạt được trong chuyến công tác VN vừa qua, Greg và Chuck đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ điều động ở lại VN tiếp tục hỗ trợ cho Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trong một thời gian nữa để theo dõi sát về tình hình VN, nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung. Đây là nhiệm vụ đột xuất vì Đại sứ quán Mỹ tại VN vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi sang có đánh giá rằng: Sự căng thẳng gần đây giữa VN và TQ liên quan tới Biển Đông có nguy cơ bùng nổ xung đột và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang muốn tìm hiểu quan điểm và phản ứng của VN về vấn đề này. Đặc biệt, nhiệm vụ tối quan trọng mà Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho 2 nhân viên này là tăng cường tiếp xúc các tầng lớp, đối tượng VN để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội, tìm hiểu tâm lý và các vấn đề quan tâm của người dân VN hiện nay (tự do báo chí, tôn giáo, Intermet, vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Trung, Mỹ-Việt…) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược của Mỹ đối với VN trong thời gian tới.

Vì chưa phải là giới chức ngoại giao Mỹ nên hoạt động của 2 nhân viên này ở VN sẽ có nhiều thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp xúc với các đối tượng thuộc nhiều thành phần xã hội ở VN. Thứ hai, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép mạnh mẽ lên Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trong quan hệ Mỹ-Việt. Claire Pierangelo bộc lộ: “Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình nhân quyền tại VN. Vấn đề này tuy luôn nóng nhưng chỉ là một phương tiện để Chính phủ Mỹ đạt được những mục đích khác chứ không phải đây là mục đích thực sự của Chính phủ Mỹ tại VN…Thực tế cho thấy, có rất nhiều chính phủ khác còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn VN nhưng Chính phủ Mỹ không đề cập tới… Trong thời gian tới, dù chính quyền VN vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, thậm chí mức độ vi phạm còn lớn hơn, nhưng Chính phủ Mỹ có thể sẽ không đề cập nhiều.Tuy nhiên, đó là vấn đề của sau này, còn hiện tại thì nhân quyền vẫn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại VN để gây sức ép với Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Mỹ”. Claire Pierangelo khẳng định: “Với những gì đang diễn ra tại VN hiện nay có thể đi đến kết luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo VN sẽ thay đổi rất nhiều so với hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’. Rất có thể Chính phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa”.

III. NHẬN XÉT: Tin phản ánh một số nhận định, đánh giá của nhóm nhân vật Mỹ nhạy cảm thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội VN và cách tiếp cận của Mỹ đối với VN trong thời gian tới. Đáng chú ý là nhận định cho rằng: Thực trạng yếu kém, những bất cập về kinh tế-xã hội VN, cùng sự xuất hiện những tư tưởng “gần Mỹ”, bài xích TQ hiện nay đang khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, vào chế độ. Đây chính là nền tảng để VN “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chỉ cần một cú hích nhẹ của Mỹ tại các thời điểm, tình huống phù hợp thì chế độ VN sẽ sụp đổ. Trước mắt, Mỹ (mà trực tiếp là Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội) đang tìm cách xây dựng các mạng lưới xã hội VN, khai thác, lôi kéo và chuyển hóa giới trẻ VN; đẩy mạnh tuyên truyền, kích động gây chia rẽ mối quan hệ Việt-Trung… nhằm thực hiện được mục tiêu chuyển hóa, lật đổ chính quyền VN trong 20 năm tới.

IV. TÀI LIỆU KÈM THEO: Không. Cục trưởng Cán bộ hoạt động Đại tá: Nguyễn Tân Tiến * Nơi nhận: - TT Lưu Đức Huy : 01 bản - Ban A : 01 bản

Note: Tks. NQT


Cánh Đồng Bất Tận vs Sanctuaire

TB Nguyễn Tuân vs TB Võ Phiến

Cali Tháng Tám 2011


Day Number of visits Pages Hits Bandwidth
01 Aug 2012 247 551 1,902 127.63 MB
02 Aug 2012 311 916 3,075 189.51 MB
03 Aug 2012 298 606 2,159 143.72 MB
04 Aug 2012 369 787 2,651 157.23 MB
05 Aug 2012 270 509 2,333 146.56 MB
06 Aug 2012 269 491 2,035 161.66 MB
07 Aug 2012 491 4,696 7,102 312.53 MB
08 Aug 2012 305 824 2,203 143.07 MB
09 Aug 2012 263 621 2,522 140.76 MB
10 Aug 2012 477 894 3,002 166.87 MB
11 Aug 2012 254 429 1,960 134.05 MB
12 Aug 2012 333 612 2,244 130.33 MB
13 Aug 2012 498 1,017 2,942 149.98 MB
14 Aug 2012 397 937 2,448 113.62 MB
15 Aug 2012 351 741 2,910 145.02 MB
16 Aug 2012 337 659 2,822 137.15 MB
17 Aug 2012 370 735 2,329 129.49 MB
18 Aug 2012 377 868 2,230 110.12 MB
19 Aug 2012 359 650 1,913 101.28 MB
20 Aug 2012 429 902 2,851 173.70 MB
21 Aug 2012 379 1,043 2,773 124.88 MB
22 Aug 2012 313 2,288 4,131 174.31 MB
23 Aug 2012 500 5,033 6,506 246.57 MB
24 Aug 2012 352 885 2,877 126.37 MB
25 Aug 2012 232 400 1,201 66.55 MB
26 Aug 2012 0 0 0 0
27 Aug 2012 0 0 0 0
28 Aug 2012 0 0 0 0
29 Aug 2012 0 0 0 0
30 Aug 2012 0 0 0 0
31 Aug 2012 0 0 0 0
Average 351 1,123 2,844 150.12 MB
Total 8,781 28,094 71,121 3.66 GB

Thống Kê Tháng Tám by Server