*
 

  Ghi chú trong ngày

Bà Viễn Phố trả lời mấy câu hỏi của tôi qua điện thoại. Rằng thì việc in sách Quê Hương Tôi trong năm 2012 với tên Tràng Thiên thay vì Võ Phiến là việc bà biết và đồng ý để cho Nhã Nam làm.

Source

Ngay khi cuốn của Võ Phiến được Nhã Nam in, với tên Tràng Thiên, Gấu có nhờ 1 anh bạn phôn ông VP, được bà Viễn Phố trả lời, gia đình không biết chuyện VN in sách của Võ Phiến.
Gấu nghĩ, đúng như trên, như bà trả lời bà Huệ.
Khi bà Viễn Phố trả lời điện thoại anh bạn của Gấu, là vì bà có tí ngại, và có thể cũng chẳng coi anh này ra cái chó gì cả!
Trả lời cho qua chuyện.
Anh bạn này đã có lần được VP nhắn, mời Gấu ghé nhà chơi, nhưng mải chơi quá, Gấu quên.

Bỗng nhớ tới… Brodsky, quái thế!
Ông này, đi là đi 1 lèo, và khi bị cật vấn, ông tìm đủ cách để giải thích cái vụ việc đếch trở về. Nhưng bị dồn đến chân tường, ông trả lời thật là tuyệt vời:
Cái ph
n đẹp nhất của tôi thì đã có ở đó rồi. Thơ của tôi.

Trường hợp VP, theo tôi cũng thế.
Bà vợ của ông làm hỏng hình ảnh đẹp nhất của ch
ồng mình.

Viễn Phố, Võ Phiến mà biến thành Tràng Thiên!
Hay là đi với… ma thì phải thế?

Lan man, thì nó ra chuyện KL tính mò về hát. Trường hợp bà này đẹp hơn nhiều, và bi thương hơn nhiều. Nó liên can đến tiếng hát, nhạc TCS, người chết hai lần, tới "That lovely song about war hitting you straight in the heart”, bài thơ tình về chiến tranh đâm thấu tim bạn, như Szymborska phán, (1) và như thế, nó liên quan tới Trại Cải Tạo, Trại Bỏ Đói, đến vượt biển, lưu vong nơi xứ người....

Từ từ Gấu lèm bèm tiếp!

Hà, hà!

Ngày mới qua Mẽo thì Bác Giai dịch cái tên Mẽo thành tên tiếng Mít, khi lấy Đô Xanh của Mẽo, bây giờ Bác Gái gật đầu cái chuyện VC lấy tên Tràng Thiên, thay cho Võ Phiến, để lấy Đô Đỏ của VC.

Theo bài viết của Bà Huệ, bà Viễn Phố cho biết, bản quyền sách VP đã uỷ cho đám con cháu.

Việc này mở đường cho những tác phẩm sắp xb của VP tại Việt Nam, nhưng VP, do mất trí nhớ rồi, vô can!
NMG thì cũng được VC ban cho cái giải thưởng sách hay nhất xứ Mít rồi.



Joseph Brodsky
A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home

Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
Joseph Brodsky.

Bao giờ ông về?
-Có thể, tôi không biết. Có lẽ. Nhưng năm nay thì không. Tôi nên về. Tôi sẽ không về. Đâu có ai cần tôi ở đó.
-Đừng nói bậy, họ sẽ không để ông một mình đâu. Họ sẽ công kênh ông trên đường phố... tới tận Moscow... Tới Petersburg... Ông sẽ cưỡi ngựa trắng, nếu ông muốn.
-Đó là điều khiến tôi không muốn về. Tôi đếch cần ai ở đó. (1)
*

Having sampled two oceans as well as continents,
I feel that I know what the globe itself must feel: there's no where to go.
Elsewhere is nothing more than a far-flung strew
of stars, burning away

Đã nếm trải hai đại dương cũng như hai lục địa
Tôi cảm thấy rằng, tôi biết được, chính trái đất này phải cảm nhận như thế nào:
Không có nơi nào để mà thoát cả.
Bất kỳ đâu đâu, có khác gì một chùm sao xa xăm tắt lịm dần. (2)
*

Joseph Brodsky làm thơ ở quãng đời đẹp nhất của ông, và lịch sử việc in thơ ông phản ánh hệ thống chính trị mà ông trưởng thành từ đó. Những cuốn thơ đầu của ông, do bạn bè hoặc những người yêu thơ ông ở Tây Phương, tuyển chọn và xuất bản. Chúng đều bị cấm đọc tại quê hương ông. Tại Liên Bang Xô Viết, tập thơ đầu của ông chỉ được xuất bản sau khi ông được Nobel. Sau khi chế độ độc tài Cộng Sản sụp đổ vào năm 1991, thơ ông mới được xuất bản đầy đủ [in full scale].

Một trong những hậu quả của tư tưởng của ông, rằng, một con người chỉ có đi, khởi từ đầu một con đường một chiều, là, ông chẳng bao giờ trở về quê hương. Cách ông suy nghĩ, và hành động, là trực tuyến, thẳng một lèo, như người Việt mình nói. Từ tuổi ba mươi hai, ông đã là một “nomad” [một tên lang thang, một kẻ du mục] - một người hùng của Virgil, bị số phận trù ẻo: Đi mà đừng bao giờ mong, có một ngày trở về.

Khi được hỏi tại sao không trở về, ông nói, ông không muốn thăm quê hương như một khách du lịch. Hay là, ông không muốn về thăm quê hương mà lại phải xin xỏ cái đám khốn kiếp đó. Cho dù là đám khốn kiếp đó ngỏ lời mời.

Luận cứ sau cùng của ông là:
Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó. Rồi: Thơ Của Tôi. (3)
*

Bài viết "Joseph Brodsky: A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home", [Người hùng Virgil: Đi để mà đừng bao giờ trở về], Gấu đọc trên Nobel.org, mê quá, bèn dịch, cũng từ những ngày mới qua, tiếng Anh ăn đong!
Cái giấc đại mộng "nhà văn hai căn cước" của Gấu, chấm dứt, đúng lúc Gấu cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner ở 1 thư viện Toronto lên, và chỉ đến lúc sắp đi xa, như những ngày này, thì mới rõ ra là, bạn “xì ke” của mi, là Walter Benjamin, chết vì xì ke trong khi chạy Nazi, có hai giấc mộng lớn, viết lại lịch sử văn minh nhân loại, từ dưới đáy, thay vì từ đỉnh, và viết 1 đại tác phẩm chỉ gồm toàn trích dẫn.

Trang TV của Gấu làm được hai điều trên!

Brodskiy cách mạng thơ Nga, bằng cách đưa vào những đề tài cấm kỵ đối với Liên Bang Xô Viết, trước tiên là những đề tài siêu hình và kinh thánh. Và ông làm điều này qua những câu thơ tân kỳ, và thay đổi một cách thật là đặc biệt. Ảnh hưởng những nhà thơ Nga đi trước của thế kỷ 18 (trước tiên là Derzhavin), cũng như bởi những nhà thơ Ba Lan (Galczynski, Norwid) và những nhà thơ siêu hình Anh (Donne, Herbert, Marvell), Brodskiy làm giầu thơ văn học Nga bằng một cảm tính hài hước mới. Việc sử dụng rất dễ nhận ra những hồi tưởng và những dẫn dụ văn học có thể coi như là hậu quả của việc, nhà thơ trưởng thành trong một môi trường hoàn toàn cô độc về văn hóa, và chính vì vậy mà mọi tiếng nói khác, từ đâu tới đều được hăm hở đón nhận. Trong Liên Bang Xô Viết những điều như trên là phải bị trừng phạt. Nhà thơ trẻ bị coi như một tên nổi loạn, một kẻ ăn bám; ông bị bắt và sau một vụ án giống như trò hề, vào năm 1964, ông bị đầy đi vùng phía bắc nước Nga, để học tập tốt, lao động tốt. Ông làm được điều này, nhưng không đúng như nhà nước suy nghĩ và mong muốn. Ở nơi lưu đầy, ông đã phát triển kỹ thuật thơ của mình, và trở nên chín mùi, như là một thi sĩ. Và nhờ phản ứng từ những nhà trí thức Xô Viết và Tây Phương, ông được trả tự do vào năm 1965, trước khi mãn án tù. Ông trở lại thành phố quê hương, Leningrad, và ở đây tới khi bị đầy đi lưu vong ở nước ngoài, vào năm 1972 - lần cuối cùng này không cần án tòa.

Ông định cư tại Mỹ, ông trở thành Joseph Brodsky, một công dân Mỹ, và mất tại đây hai mươi bốn năm sau.Tại Mỹ, Brodsky tiếp tục làm thơ bằng tiếng Nga, và dịch rất nhiều thơ của ông qua tiếng Anh. Nếu với tiếng Anh, ông không làm sao đạt tới đỉnh thi sơn như với tiếng Nga, thay vì vậy, ông sử dụng nó để viết những bài tiểu luận tuyệt vời. Như vậy, như là một nhà văn, ông có tới hai căn cước, một trong những nhà thơ Nga lớn lao nhất của thế kỷ 20, và một nhà viết tiểu luận số một, viết bằng tiếng Anh, như Hàn Lâm Viện Thụy Điển  đã ca ngợi ông, một tác giả “ôm lấy tất cả, bằng sự trong sáng của tư tưởng và bằng cường độ thi ca” ["all-embracing authorship, imbued with clarity of thought and poetic intensity]”.

“Nói cho cùng, bài hát là thời gian được tái cấu trúc”, "Song is, after all, restructured time", như Brodsky viết, trong bài về nhà thơ Osip Mandelstam. Hay giản dị hơn, khi nói về nhà thơ Anh, Auden, “cái kho thời gian”, “a repository of time”. Và nếu ngôn ngữ sống nhờ nhà thơ, vậy thì liệu, “thời gian” sống, nhờ thi sĩ, trong thơ của người đó?
Theo cách đó, để xứng đôi vừa lứa với thời gian, thơ nên cố bắt chước cho được giọng đều đều của thời gian. Cố làm sao giống như tiếng đồng hồ. Tiếng nói “rất, rất” Brodsky, do đó, hầu như không nghe được, inaudible:

    I am speaking to you, and it's not my fault
    if you don't hear. The sum of days, by slugging
    on, blisters eyeballs; the same goes for vocal cords.
    My voice may be muffled but, I should hope, not nagging.
    All the better to hear the crowing of a cockerel, the tick-tocks
    in the heart of a record, its needle's patter;
    all the better for you not to notice when my talk stops,
    as Little Red Riding Hood didn't mutter to her gray partner.
    ("Afterword", 1986). 

Tôi đang nói với anh, nhưng không phải lỗi tôi,
nếu anh không nghe được. Những tháng ngày vật vã làm sưng phồng mắt bạn,
thì cũng như thế,
là những thanh âm.
Tiếng nói của tôi có thể được tiết giảm,
Nhưng tôi hy vọng,
Nó không trở thành lầu bầu.
Còn hay hơn, là nghe con gà sống gáy [Đường ra trận mùa này đẹp lắm!],
tiếng tích tắc của trái tim cái dĩa, tiếng lải nhải của cây kim hát. [Mặt trời chân lý chói qua tim!].
Còn hay hơn cho anh, chẳng thèm để ý, tôi ngưng từ lúc nào.
Như Cô Bé Quàng Khăn Đỏ không thèm thầm thì với đồng chí chó sói xám.

Tiếng nói của thi sĩ, cho dù đã tiết giảm, nghe thoang thoảng, nhẹ hơn cả tiếng chim hót, nhưng “ầm ầm” [sonorous] hơn tiếng kèn đồng của tên xung phong, như được diễn tả chi li trong bài thơ “Comments from a Fern” (1989). 

“Ầm ầm sóng vỗ chung quanh chỗ ngồi” [Nguyễn Du]: Những tiếng sóng ngầm này xóa sự khác biệt giữa âm thanh và im lặng, tới thật gần với nhịp thời gian, và nhà thơ có thể làm được điều này, với sự trợ giúp của vận luật [meter]. Khi Brodsky nhấn mạnh sự quan trọng của những thể thơ cổ điển, ông không chỉ là một người bảo thủ, nhưng ông làm điều này với niềm tin vào chức năng kép của chúng: như là phần tử cấu tạo và như là một tên gìn giữ văn minh. Khẳng định giá trị tuyệt đối về thể văn thể thi, điều này chủ yếu không phải là một vấn đề liên quan tới thể thơ, nhưng đây là phần quan trọng của điều mà Brodsky gọi là triết học của văn hóa.

Loseff mô tả lần đầu anh nghe Brodsky đọc thơ. Ðó là vào năm 1961. Trước đó ít lâu, một người nào đó đưa cho anh một xấp thơ của Brodsky, nhưng đánh máy thật khó đọc [bản thảo thơ dưới hầm, thơ chui thường được đánh máy hai ba tờ cùng 1 lượt], và Loseff không khoái những dòng thơ lộn xộn như thế. Tôi tìm cách chuồn, anh nhớ lại. Nhưng lần đó, cả đám chọn ngay căn phòng của vợ chồng ở để mà đọc thơ, thế là thua. Anh bắt dầu đọc bài ballad dài của anh, “Hills,” và Loseff sững sờ: “Tôi nhận ra chúng là những bài thơ mà tôi mơ tưởng mình sẽ viết ra được, ngay cả chưa từng bao giờ biết đến chúng…. Như thể 1 cánh cửa được mở bung ra một không gian mở rộng, một không gian chúng tôi chưa từng biết, hay nghe nói đến. Chúng tôi chẳng hề có 1 ý nghĩ, hay tư tưởng, về thơ Nga, ngôn ngữ Nga, ý thức Nga lại có thể chứa đụng những không gian như thế.”

Nhiều người cũng cảm thấy như vậy, khi đọc thơ Brodsky. Một người bạn bị KGB tóm, nhớ lại là khi bị chúng hỏi về Brodsky, đã thành khẩn cung khai, trong số tất cả những nhà thơ mà anh ta biết, thì Brosky thể nào cũng có ngày ẵm Nobel văn chương!

Ðó là 1 thời mà dân Nga đẫm mình trong hào quang ngày mai tươi sáng, chúng ta thể nào cũng xây dựng được cái nhà Nga to bằng năm bằng mười khi đánh chết cha lũ Mỹ Ngụy, hà hà, và một người nào đó phải ôm lấy tất cả những nghị lực, những hy vọng lớn lao, và một người nào đó, là… Brodsky!

[Ui chao, lại nghĩ đến cái thời kỳ huy hoàng tương tự của cả Miền Nam ngay sau 30 Tháng Tư 1975. GCC khi đó ở trong tù VC, nghe “Con Kinh Ta Ðào” mà nước mắt dàn dụa vì hạnh phúc, “thúi” đến như thế, ”sướng” đến như thế!]



TB Nguyễn Tuân vs TB Võ Phiến

Bây giờ nhớ lại, TTT cho đăng bài điểm cuốn Bút Máu của Vũ Hạnh, có thể là do 1 truyện ngắn “khủng khiếp” ở trong đó, mà Gấu lôi ra, để "chứng minh" cái lòng thù hận “ghê rợn” của Vũ Hạnh.
Một truyện ngắn "biểu tượng" về hận thù giai cấp của những tên nhà văn VC, trong có cả tên Đông Bê Bô này.
Truyện ngắn đã được đăng trên tờ Bách Khoa, nếu Gấu nhớ không lầm.
Một anh làm công, trong 1 lần xin nghỉ phép về thăm làng, đề nghị ông chủ cho mượn mấy tờ giấy bạc mới ra lò, về cho mấy đứa nhỏ con của anh ta coi, như là những bức tranh, và xúi con mang khoe với  lũ con của tên địa chủ trong làng.
Tay địa chủ tham lam, ngu ngốc, lọt ngay vào tròng, và xúi mấy đứa con gạ đổi.
Khi mãn tuồng, anh làm công lại xách mấy tờ giấy bạc về trả cho ông chủ, kèm lời bàn Mao Tôn Cương: Tờ giấy bạc đẹp quá, trông như tranh, đến ông địa chủ trong làng của tui, cũng lầm!

Luu Van Say
9/26/2012 8:30 AM

Ông Đông A viết câu “Võ Phiến, nhà văn chống Cộng nổi tiếng, người được xếp đầu trong quyển Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã có một cú trở về Hà Nội đầy ngoạn mục” thấy sặc mùi tuyên giáo. Võ Phiến là một nhà văn giỏi, đã già, nay sống lưu vong nhũng ngày cuối đời. Những trang viết hay nhất của Võ Phiến là về văn chương, về văn hóa Việt, về con người và về quê hương Việt Nam chứ không phải về ý thức hệ của ông ta. Nhà văn viết thì những mong giao cảm với người đọc. Người Việt ở nước ngòai vài triệu, ở trong nước vài chục triệu. Tác phẩm được phát hành nơi đông công chúng đọc thì tốt quá, có gì phải rộn? Những tác giả có tác phẩm được xuất bản trong nước, những người trong nước đang đọc nó, không lẽ đều là người hoặc cộng sản, hoặc yêu cộng sản, hoặc đầu hàng cộng sản, hoặc chí ít, không khước từ cộng sản?

Là người đọc, tôi quan tâm đến tác phẩm của Võ Phiến, cóc cần biết chất biệt kích (nếu có) trong con người tác giả thế nào. Ngành xuất bản ở Việt Nam đang họat động bát nháo, bây giờ ra được vài tác phẩm như của Võ Phiến thế là hay cho người đọc và tác giả cũng ấm lòng. Còn vạch vòi chống cộng, biệt kích với lại đầu hàng, tự sát chi chi thì chính là gây chia rẽ đồng thời nó phản ánh cái tài thấp, cái khí uất của Đông A.

Ông viết cái Entry này đúng thực là bất cận nhân tình đấy ông ạ, thật uổng công chong đèn đọc sách! Bỏ quên tác phẩm với giá trị văn chương của nó mà đem cái lập trường chính trị ra xét đóan tác giả bằng cái cách hẹp hòi, thiển cận và man rợ là phản động và phản văn nghệ chứ còn gì. Mong ông tỉnh lại, đừng mê sảng nữa. (1)

 Note:

Cái tay còm này nhìn ra vấn đề, mà cũng chỉ 1 nửa thôi.

Hà, hà!

Võ Phiến là nhà văn chống Cộng, theo cái nghĩa tuyệt vời nhất của nó, chứ không phải theo cái nghĩa Quốc Cộng, được làm vua thua làm giặc, cái đám VC bây giờ chiếm được cả đất nước, thì bèn coi quê hương là… VC!
VP chống Cộng theo cái nghĩa mà Brodsky phán, trong bài diễn văn nhận Nobel văn chương, mà từ đó, là hệ luận, chỉ có Cái Đẹp mới cứu rỗi được nhân loại. (1)
VP chỉ có mỗi một bài viết, qua đó, ông xác định ông là nhà văn “chống Cộng”, là bài Bắt Trẻ Đồng Xanh, viết về trường kỳ chiến dịch VC đưa trẻ con Miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc, đánh Mỹ Mgụy đến khi nào lấy được Miền Nam, thì mới thôi.

Khi cho đăng bài này, ông chọn báo Tiền Tuyến, và Phan Lạc Phúc mới phải đí đường cám ơn VP là vậy.

(1)

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”

Coetzee, trong 1 bài viết về Brodsky


*

*

Cái vụ “Hồi Chánh” của VP, theo Gấu, có gì thật nhảm.
V/v cái tên Tràng Thiên. Ở đây không có vụ “trả lại tên”, mà là thế này:
Tràng Thiên cũng là 1 bút hiệu như Võ Phiến, của 1 ông có thực ở ngoài đời, là, Đoàn Thế Nhơn. Nhưng ông DTN rất ư là rạch ròi, về bút hiệu. Võ Phiến, dành cho sáng tác. Tràng Thiên, dịch thuật, hoặc ba cái lăng nhăng tin văn học văn hiếc.
Cuốn sách được trong nước in, đã được xb trước 1975, với cái tên Võ Phiến.
Tái bản sử dụng tên Tràng Thiên, là nhảm.
Gấu không tin, đây là ý định của VP.
Nếu đúng là của VP, thì là lập lại lầm lẫn khi đổi tên cơ quan Mẽo chi tiền cho ông viết VHTQ, thành tên tiếng Việt.

Trường hợp VP hồi chánh làm Gấu nhớ đến vụ Vũ Hạnh.
Miền Nam, trong giới văn học, ai cũng biết Vũ Hạnh là VC nằm vùng, nhưng không có chứng cớ, thành thử chịu thua, vì luật của Ngụy đòi có chứng cớ mới bắt người được.
Do Chu Tử tố quá, hình như vậy, VH đi tù, nhưng không có chứng cớ, PEN [VNCH], do Thanh Lãng làm chủ tịch, lên tiếng, Ngụy phải thả.

Đúng thời gian VH ở tù, thì cuốn Bút Máu của ông ra lò, Gấu khi đó giữ mục điểm sách trang VHNT Tiền Tuyến [nhật báo của quân lực VNCH], bèn đi 1 đường thổi VH nhà văn, không phải VH, tên VC nằm vùng!
Mấy người quen trong băng Tiền Tuyến đề nghị đừng viết. TTT cũng ra lệnh cho thằng em, NO.
Gấu không NO, và đưa TTT bài điểm sách!
Ông cho đăng.
[Note: Tiền Tuyến là tiếng nói quân lực VNCH. Phan Lạc Phúc, Thanh Tâm Tuyền, băng Tiền Tuyến đều là sĩ quan, binh sĩ VNCH. Còn Gấu, dân sự. Khi họ khuyên Gấu đừng viết, là ngại cho cái tiếng nói của quân lực VNCH. Gấu đâu có ngại. Sự khác biệt là vậy]

 
Vào cái thời net, theo Gấu, chẳng cần phải xb sách ở trong nước. Võ Phiến đúng ra, nên bỏ tiền làm 1 trang net riêng, cho online tất cả những tác phẩm của ông, để giải hóa cái đòn Chống Cộng điên cuồng, tên biệt kích văn nghệ…
Bởi là vì, ngay cả khi được xb như thế, thì tác phẩm cũng vẫn bị thiến.
Thiến mẹ cái tên Võ Phiến trước đã!
Nên nhớ Võ Phiến là từ Viễn Phố. Thiến cái tên Võ Phiến, là thiến 1 nửa linh hồn của Đoàn Thế Nhơn.

Nên nhớ, cuộc chiến Mít khủng khiếp như thế, nhưng khủng khiếp nhất, chỉ “tụ” [“trụ”, cũng được] ở Miền Trung. Tác phẩm của VP viết về vùng đó, con người ở đó, thảm kịch ở đó. Nếu tác phẩm của VP về mặt văn học, được coi là có tính Chống Cộng, thì đó là chân lý văn học toát ra từ 1 vùng đất, qua 1 nhà văn bảnh nhất của nó, "Võ Phiến, nhà văn Bình Định"!

Susan Sontag hình như có nói về vụ này, về cái tính địa lý của vùng đất Đông Âu.
Để Gấu mò trang TV, qua Google Desktop, rồi báo cáo tiếp....

Kiếm ra rồi:
Trong "Thư gửi bạn ta" (1)

Cái chuyện bạn kinh qua đủ thứ khổ đau trên đời, đếch làm cho bạn trở thành nhà văn lớn đâu. (2)
Có thể cần, nhưng chưa đủ.
Nhưng địa lý là định mệnh.
Đối với Kis, không có chuyện rút dù, hay chối bỏ cảm xúc, dấy lên từ mảnh đất chôn rau cắt rốn, và đáp ứng, hay là trách nhiệm của nhà văn, đối với nó. Kis đến từ một xứ sở nhỏ bé, nơi nhà văn được coi là quan trọng, trong cái tốt nhất, cũng như trong cái tệ nhất của nó, và như thế, rất dễ trở thành tiếng nói đạo đức, và đôi khi, trở thành chính trị gia, nhà lập pháp, thay vì chỉ là một nhà văn thường thường bậc trung.

Nhận định của Sontag về Kis, làm Gấu tôi nhớ đến Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, những nhà văn của mảnh đất nhỏ bé, Bình Định, thí dụ vậy. Tác phẩm của họ, không chỉ nhắm văn chương, mà còn cao hơn thế nữa.
Cao trong cái nghĩa tốt nhất, hoặc tệ nhất, là còn tùy vào hoàn cảnh, thời đại, cơ may, và "cái tâm" của họ.
(2): Nguyên văn: Số lượng về lịch sử hay kinh hoàng mà một nhà văn phải gánh chịu không làm cho người đó trở thành một nhà văn lớn. [The amount of history or horror, a writer is obliged to endure does not make him or her a great writer. But geography is destiny].
Địa Lý Là Định Mệnh, câu này gợi nhớ câu Địa Linh Nhân Kiệt của phương Đông.