*





















 
 

Thơ Dịch


*

Des vertus de l’infidélité en traduction
Đạo đức học của sự không trung thuỷ trong dịch thuật
[Thuổng Thầy Cuốc, “đạo đức học của sự nổi giận”]

Chỉ có bản nháp, làm đếch gì có "bản chung quyết", vốn thuộc cõi tôn giáo, hoặc mệt nhọc.

*
Borges, Buenos Aires, 1943

Shape-shifting

For many centuries, even millennia, the world got by without translation: the people of different nations simply learned enough of the next door language to communicate adequately. Marco Polo used a mixture of languages to describe his travels, probably without realising that many of them were “foreign”.
It was the widespread use of the printing press that changed all that. The nature of words began to acquire an (apparently) settled meaning. Dictionaries are routinely thought to be about the meaning of words. Yet, Mr Bellos says, the concept of a word itself is almost impossible to define. The French have two distinct words for “word”, parole and mot. And how, for example, do you treat a German compound verb, or a Hungarian word formation which can incorporate a whole sentence? Are they words in themselves, or are they just separate words stapled together?

Trong nhiều nhiều thế kỷ, thiên niên kỷ, thế giới cứ nhẩn nha mà đi, đếch cần dịch dọt: dân chúng của những quốc gia khác nhau, “nói với nhau” bằng tay, và nếu cần lắm, thì học vài ba tiếng, đủ để giao thiệp với ông bạn láng giềng, nói tiếng khác với mình. Marco Polo dùng một thứ ngôn ngữ trộn trạo nhiều ngôn ngữ, để diễn tả những cuộc du lịch của ông, và có thể ông chẳng thèm để ý, rất nhiều thứ tiếng ông trộn trạo với nhau đó, là “ngoại ngữ”.
Chính là cái thứ chữ in, máy in, thứ báo chí in và sự lan tràn của chúng làm thay đổi tất cả. Bản tính của những từ bắt đầu đòi một cái nghĩa (bề ngoài, có vẻ như) được xác định, đặt để. Từ điển ra đời là vì vậy. Tuy nhiên, ý niệm về nghĩa của từ thì vô phương định nghĩa. Tiếng mẫu quốc của dân Mít ngày nào, tiếng Tẩy, có đến hai từ khác biệt, cho từ “từ” [word], là “parole” và “mot”. Bởi vậy Mít cũng theo mẫu quốc: chúng ta có hai từ “chuyện” và “truyện”, để chỉ cùng 1 thứ!


Thơ Dịch

Bẩy Đêm
Thơ
J.L. Borges

Nhà phiếm thần người Ái Nhĩ Lan, Scotus Erigena phán, Thánh Kinh, the Holy Scriptures, có vô cùng nghĩa, contains an infinite of meanings, và ông so sánh với những cái lông óng ánh nhiều màu, của cái đuôi của một con công. Nhiều thế kỷ sau, một nhà thần học Kabbalist người Tây Ban Nha thì lại phán, Thượng Đế viết Bí Kíp [Thánh Kinh, Scriptures] cho từng người Israel, each man of Israel, và có bao nhiêu cuốn Thánh Kinh, Bibles, thì có bấy nhiêu độc giả của Thánh Kinh, the Bible. Điều này có thể tin được, believable, nếu chúng ta coi tác giả của “the Bible” và tác giả của số mệnh của từng độc giả của nó, the author of the destiny of each one of its readers, thì là một, is the same. Một ai đó có thể nghĩ hai câu trên, là những chứng minh cho sự tưởng tượng Celtic và sự tưởng tượng Đông Phương, nhưng tôi muốn đẩy thêm lên một mức, và nói rằng, cả hai đều tuyệt đối đúng, không chỉ với Thánh Kinh, mà còn với bất cứ một cuốn sách đáng đọc.
Emerson cho rằng, thư viện là một căn phòng kỳ diệu, magic room, ở trong đó có rất nhiều hồn linh, enchanted spirits. Chúng thức dậy khi chúng ta gọi chúng. Khi cuốn sách nằm yên, không mở ra, thì nó là 1 vật trong những vật [it is literary, geometrically, a volume, a thing among things]. Khi chúng ta mở nó ra, khi cuốn sách, chính nó, đầu hàng người đọc của nó, when the book surrenders itself to its reader, phép lạ xuất hiện, sự kiện mỹ học, the aesthetic event, xẩy ra. Và cùng một độc giả, cùng một độc giả, thì thay đổi, and even for the same reader the same book changes; ta là con sông của Heraclitus, là kẻ nói, người của hôm qua thì không phải người của hôm nay, sẽ không phải người của ngày mai. Chúng ta thay đổi hoài hoài, và mỗi cái đọc cuốn sách, mỗi cái đọc lại, mỗi cái hồi ức về sự đọc lại, thì đều tái phát minh bản văn, each reading of a book, each rereading, each memory of that rereading, reinvents the text. Bản văn thì cũng là con sông thay đổi của Heraclitus.
Tất cả những điều trên đây đưa chúng ta tới lý thuyết của Croce. Ông có thể không là một nhà tư tưởng thâm sâu, nhưng ít ra, ít thiên kiến. Lý thuyết của ông: văn chương là biểu hiện, expression.Từ đó đẻ ra 1 lý thuyết nữa, cũng của Croce, lý thuyết này thì thường được quên, frequently forgotten: nếu văn chương là biểu hiện, mà văn chương làm bằng từ, như thế, ngôn ngữ cũng là một hiện tượng mỹ học. Đây là 1 điều thật khó khăn đối với chúng ta, khi phải chấp nhận. Rằng, ngôn ngữ là 1 sự kiện mỹ học. Hầu như chẳng ai giảng dậy lý thuyết Croce nhưng mọi người thì lại liên tục, thường xuyên, áp dụng nó.
Chúng ta phán, Tây Bán Nhà [Spanish] là một ngôn ngữ rổn rảng, sonorous, Hồng Mao [English], của nhiều tiếng động thay đổi, of varied sounds, La Tinh có một phẩm hạnh nào đó, a certain dignity, mà tất cả những ngôn ngữ sau đó vọng tưởng [aspired]: Chúng ta áp dụng những phạm trù mỹ học vào ngôn ngữ.
Nhảm, ấy là khi chúng ta giả dụ ngôn ngữ tương xứng [correspond] với điều bí ẩn mà chúng ta gọi là thực tại, reality.
Sự thực, là ngôn ngữ là 1 điều gì khác, something else.

Chúng ta hãy tưởng tượng một cái gì vàng vàng, sáng sáng, và thay đổi, something yellow, shining and changing. Cái vật đó ở trên trời, nó tròn tròn, lúc khác, nó hình dáng lưỡi liềm, lúc khác, nó nở lớn ra và thu nhỏ lại. Một người nào đó – chúng ta chẳng bao giờ biết tên - tổ tiên chúng ta, tổ tiên chung của chúng ta, cho cái vật đó một cái tên ‘mặt trăng’, moon, khác nhau trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, và đều đẹp, đều đáng yêu cả. Tôi [Borges] sẽ phán là, trong tiếng Hy Lạp, từ selence thì quá phức tạp, complex, để chỉ mặt trăng, từ moon trong tiếng Anh có gì đó chậm, slow, đặt để lên, impose, 


Gấu này đã từng thú nhận, không làm sao đọc được thơ, nói gì chuyện dịch thơ.
Thế mà sau này, dịch ào ào, điếc không sợ súng!
Tuy nhiên, bạn không thể nào không dịch thơ.
Chính vì chúng ta không dịch thơ, nên Thầy Cuốc, mỗi lần viết về thơ, đành phải lôi mấy bài ca dao ra đọc chơi! Còn mấy ông VC, thì lại lôi thơ Maia ra để xúi Mít đi vô chỗ chết.

Trong bài Kẻ Lạ Lạ Linda Lê viết:

Tôi xin kết luận những triển luận này về những người biệt xứ bằng việc trích dẫn Marina Tsvetaieva, nữ thi sĩ Nga có một số phận bi thảm, Tị nạn ở Pháp, ngày 6/7/1926, bà đã viết cho Rainer Maria Rilke: “Goethe đã nói ở đâu đó rằng người ta không thể thực hiện được cái gì lớn lao bằng tiếng nước ngoài – điều đó, bao giờ tôi cũng thấy có vẻ sai. […] Làm thơ đã là dịch rồi, từ tiếng mẹ đẻ sang một thứ tiếng khác, bất kể đó là tiếng Pháp hay tiếng Đức. Không một ngôn ngữ nào là tiếng mẹ đẻ….

DT dịch

Cái việc dịch thơ quả đúng như vậy, nó cũng là…  làm thơ.
Nhưng phải Borges, phán, mới thú. 

Nhận định "bản dịch trung thực hơn nguyên tác" của Borges, là do thuở nhỏ, ông học tiếng Anh trước khi có thể đọc được tiếng Tây Ban Nha. Ông sống trong cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh là để nói chuyện với bố mẹ, tiếng Tây Ban Nha, trong cuộc sống thường nhật. Chính vì vậy, sau này, khi đọc Don Quixote bằng nguyên bản Tây Ban Nha, ông thấy đây là một bản dịch dở, so với bản tiếng Anh của thời thơ ấu. (When later I read Don Quixote in the original, it sounded like a bad translation to me). Và, "thừa thắng xông lên", ông bèn coi tác phẩm Don Quixote, của Cervantes, là một tác phẩm giả. Ông chứng minh, đồ "zin", là của một tác giả tên là Pierre Menard (do ông bịa ra). Ông được coi là một trong những người kể chuyện vĩ đại nhất của thế kỷ 20: một người viết những bài điểm sách, về những cuốn sách không hề có, của những tác giả "giả" (a man who wrote book reviews of nonexistent books by imaginary authors). (1)

Làm thơ đã là dịch rồi, từ tiếng mẹ đẻ sang một thứ tiếng khác, bất kể đó là tiếng Pháp hay tiếng Đức. Không một ngôn ngữ nào là tiếng mẹ đẻ….

Linda Lê, như đọc được tiếng Mít, và đọc đúng bài của ông tiên chỉ, bèn phản biện, như trên.

Tuyệt!

Nhưng, giá mà gặp 1 em Bắc Kít, nói tiếng Bắc Kít, “anh yêu em”, thì vưỡn thú hơn là nói tiếng mũi lõ, “I love U”, nhỉ?

GCC đã trải qua kinh nghiệm này, và đã từng thú tội trước bàn thờ rồi: Do lấy 1 em miệt vườn, bị miền đất khốn đó trù eỏ, mi gặp bất cứ 1 em Bắc Kít là mi tưởng là BHD của mi, và mi bị khốn khổ khốn nạn với em đó!
Nhưng Borges, lại Borges, cũng đã phán điều trên rồi, và thật là tuyệt vời trong bài viết Bông Hồng của Coleridge:

“Nếu 1 người đàn ông có thể đi qua Thiên Đàng trong giấc mơ, và có được Bông Hồng Đen mà Thiên Đàng tặng cho anh ta, như là 1 bằng chứng linh hồn của anh ta đã thực sự ở đó, và khi thức giấc, trong tay anh ta có bông hồng đen….”: Đằng sau ý nghĩ của Coleridge thì là ý tưởng chung, già ơi là già, của bao nhiêu thế hệ những kẻ yêu nhau, đã nài xin bông hồng đen như là quà tặng.

"If a man could pass through Paradise in a dream, and have a flower presented to him as a pledge that his soul had really been there, and if he found that flower in his hand when he awoke"….  Behind Coleridge's idea is the general and age-old idea of generations of lovers who craved the gift of a flower.
Borges: Coleridge's Flower


Thơ Dịch

Một bài thơ làm ra là để chờ được dịch.

GCC trong lúc... dịch những thi sĩ như Charles Simic, Adam Zagajewski.... chợt ngộ ra ý trên.
Borges, đi cả 1 bài, và dành trọn 1 đêm, trong bẩy đêm [khoái lạc], để lèm bèm về nó. Bài viết của Borges, TV sẽ dịch tiếp ở đây, để phản biện, phản bác, để nói "Không", với Ngài Tiên Chỉ Xứ Mít, về “Thơ Đếch Dịch Được”!

Hà, hà!

*

Đây là cuốn sách đầu tiên mà Gấu nhìn thấy, của Borges, tại một thư viện Toronto, những ngày đầu đến xứ lạnh. Gồm những bài diễn thuyết của Borges. Nhan đề là từ Ngàn lẻ một đêm, một trong những đề tài diễn thuyết trong bẩy đêm, của Borges.
Lần đó, mê bài viết về Đạo Phật của ông, photocopy, mang về, cũng chưa có thì giờ đọc, lần này vớ được nó trong một tiệm sách cũ.
Nhưng không hiểu, khi đặt tít như vậy, Borges có có trong đầu, cuốn Bẩy đêm khoái lạc?
Đêm Borges nói về thơ ca, kết thúc bằng câu này, mà chẳng khoái [lạc] sao?
Bông hồng thì chẳng tại sao. Nó nở bởi vì nó nở.
The Rose has no why, it flowers because it flowers.
[Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha]
Heidegger cũng đã từng sử dụng câu thơ trên, làm nhan đề cho một chương sách của ông.

Vĩnh Biệt

La rose est sans pourquoi, fleurit parce qu'elle fleurit,
N'a souci d'elle-même, ne désire d'être vue.
Bông hồng thì chẳng tại sao, nở hoa bởi vì nở hoa
Chẳng lo lắng gì về mình, chẳng muốn ai nhìn thấy mình
Heidegger trích dẫn Angelus Silesius, trong
Nguyên lý của trí tuệ, Le Principe de raison
*
Like a bird, echo will answer me.

B.P [Boris Pasternak]
*
And the heart doesn't die when one thinks it should.
Czeslaw Milosz, "Elegy for N.N".
*
Ông già bán một quầy nước nhỏ đìu hiu ven bậc thang xuống thác Bạc, bằng câu chuyện đời mình, lại giải thích được tại sao thị trấn có vẻ không có sức sống, dù thơ mộng bên sườn núi. Những người dân lao động đã được (hay bị ?!) chuyển xuống khu dân cư dưới chân núi. Theo hướng ngón tay quăn queo, vượt qua những ngọn cây xa xa, là xóm ông, nơi mỗi ngày ông già bảy mươi tuổi cắp thùng nước đá đi về gần mười cây số để kiếm sống.
Tôi nhìn về phía nhà ông, nghĩ, ở đó, tôi mới nhìn thấy khói le lói từ những bếp than tổ ong sắp bắt lửa, mới nhìn thấy một ngày thường, thấy mồ hôi trên những khuôn mặt lam lũ, nhọc nhằn, nhưng gần gũi, thân thiện. Ở đó, tôi mới ghi được những bức ảnh trẻ con mắt trong veo níu nhau ríu rít cười phô răng sún.
Chứ không phải chỉ có mây mù...

Nguyễn Ngọc Tư: Chỉ còn lại là mây mù.
*
... và, nếu như thế, “hậu thế” sẽ đọc Gấu qua... BHD!
Phách lối vừa thôi cha nội!
Tuy nhiên, đây chính là lời khen của độc giả Tin Văn, không phải chỉ một người.
Ngoài những trang về BHD ra, còn lại là đen thui.
Một độc giả, từ thưở Gấu vừa mới khởi nghiệp, cũng bạn văn, phán, ui chao đọc lại Tứ Khúc mới thấy khủng khiếp! Thảo nào mấy đấng bạn quí của anh thù anh đến như thế!
Tác phẩm lớn có sự đóng góp của Quỉ. Gide phán về Dos.
Nếu như thế, phần đóng góp của Quỉ Đỏ mới khủng khiếp làm sao, ở trong
Tứ tấu khúc, Cõi khác Trong Bẩy Đêm, đêm lèm bèm về “Ngàn Lẻ Một Đêm” thực là thần sầu, và mới nói lên được cái tuyệt vời của dịch dọt.
Borges có hai bài viết về Ngàn Lẻ Một, một trong hai, là bài về những người dịch, trong đó, ông cho biết, một trong những truyện hay nhất của Ngàn Lẻ, nguyên tác không có, mà là do dịch giả phịa ra.


Thơ Dịch

Dịch là phản, như chúng ta đều biết. Nhưng, không thể không dịch, bởi vì như G. Steiner, trong Nhân Văn, khẳng định: "… chẳng có tương đương thực sự giữa những ngôn ngữ, mà chỉ có bội phản; nhưng toan tính chuyển dịch là một yêu cầu hoài hoài, nếu bài thơ [được viết ra là để] sống trọn cuộc đời đầy ứ của nó." (1)

Cái câu phán của GCC, "bài thơ làm ra là để chờ được dịch", từ Steiner: "là để chờ được dịch được sống cuộc đời đầy ứ của nó".


Võ Phiến - Thơ dịch

Võ Phiến
— Bạn nghĩ thế nào về thơ dịch?
— Tôi nghĩ: Thơ dịch không phải là thơ, dịch thơ không phải là dịch.

Note:

Bài viết này là bài đầu tiên GCC đọc VP, khi ra được hải ngoại, đăng trên 1 tờ báo địa phương, tờ LV, ở Toronto. Một cuộc đối đáp giữa VP và bạn thơ của ông là nhà thơ NHN, và GCC nhớ, có 1 độc giả góp ý, theo người này, ông nói sao chứ, thơ dịch đầy ra, làm sao nói không có thơ dịch. Và GCC còn nhớ, là VP không thèm trả lời, ra ý, mi ngu lắm, lặng yên mà nghe người lớn bàn về thơ!
Cái ý của VP, trong bài viết, thơ không thể dịch được, thì cũng đã nhiều người nói rồi. Và còn nói, dịch cái chó gì cũng không được, đâu riêng gì thơ. Dịch là phản mà.
Nhưng trong bài của VP có 1 ý, ngay từ hồi đó, GGC đã nhận ra, quá hay, mà ý này mới đúng: thơ dịch thì thành 1 bài thơ khác rồi.
Đúng!
Đẩy quá ý này, thì ra cái ý, của rất nhiều người, trong có Borges, mà GCC phát biểu ở đây, theo cách của GCC:

Một bài thơ làm ra là để chờ...  được dịch.
Tất cả những bản dịch, thì đều là...  nguyên bản.
Kể cả những bản dịch sai!

Đây là diễn cái ý, mọi vật hiện hữu để trở thành 1 cuốn sách.
Của chỉ 1 tác giả.

Thế giới hiện hữu để tiến tới một cuốn sách đẹp
Le monde existe pour aboutir à un beau livre.
Mallarmé.

Giả như không có thơ dịch, làm sao chúng ta biết có bài…  Hoàng Hạc Lâu?
Biết có bài Hoàng Hạc Lâu, biết có bản dịch của Tản Đà, làm sao "thiếu" bản dịch của Trần Trọng San, thí dụ?

Ý của VP,  truy đến tận cùng, còn là do đầu óc thiển cận, và qua cái đầu óc thiển cận, lòi ra cái tinh thần địa phương, quá nữa, quốc gia, chủng tộc.

Thua xa đám đệ tử của Bolano, khi hỏi Thầy, tại sao chúng ta phải đọc "những vị Thần của chúng ta", [tức đám mũi lõ], qua bản dịch? Chẳng lẽ không có sự bình đẳng trong ngôn ngữ?

Cái sự bình đẳng trong ngôn ngữ Google đang làm!
Hà, hà!

GCC có 1 anh bạn, lần đầu nghe, hình như bản Hotel California thì phải, lắc đầu phán, mũi tẹt không thể nào làm nổi bản này.
Phải là mũi lõ!
Đúng!
Mũi tẹt làm gì có nhạc cổ điển?

Stravinski, khi phải lưu vong, đã ở luôn nước ngoài, thấy nhà của mình ở trong nhạc thế giới, trong khi PD phải bò về, là cũng lý do đó: Mít chưa có được cái gì có tính nhân loại, bậc “đỉnh cao”, nằm ở trong nhạc cổ điển, thí dụ.

Kinh nghiệm bản thân: Lần đầu GCC nghe Yanni, cảm nhận, “sống lại cả cuộc chiến”, là nhờ vậy. Tính nhân bản của mũi lõ cao hơn Mít nhiều.
Nhất là so với lũ Bắc Kít,
Nếu không, chúng không tới đâu là biến nơi đó thành bãi đánh hàng!
Hà, hà!