|
TB Nguyễn Tuân
vs TB Võ Phiến
Ngõ Hẻm Dưới Ánh Trăng
NGƯỜI BÌNH ĐỊNH
VÕ PHIẾN
Nguyễn Mộng
Giác với tôi cùng một quê, nhưng tôi lưu lạc đã lâu thỉnh thoảng gặp
nhau tôi
có nhiều điều để hỏi thăm anh: tình hình an ninh ở làng này quận nọ,
cảnh sinh
hoạt độ này so với độ trước, những chuyện buồn vui đã xảy đến cho ông
nọ bà kia
v.v... Cứ thế chúng tôi lần lần cùng nhau đi vào những nghĩ ngợi lan
man về chỗ
quê hương.
Xưa kia, tổ
phụ chúng tôi đã đến lập nghiệp tại Bình Định trong những điều kiện
không biết
khác biệt ra làm sao mà tự dưng tách rời hẳn đồng bào xứ Quảng về nhiều
phương
diện như thế. Tiếng nói khác: những tiếng răn, rứa, chừ, mô v.v... từ
Quảng
Bình tiến vào đến Quảng ngãi, bỗng dưng dừng lại tất cả ở chân đèo Bình
Đê. Kể
từ Bình Định vào Nam: một giọng nói khác, một loạt tiếng nói khác.
Nhà ở khác
nhau: người Bình Định đã đem từ đâu đến cái kiểu nhà lá mái? Và tại sao
kiểu
nhà ấm cúng đẹp đẽ đấy rồi không hề chịu đi đâu cả, không ra ngoài tỉnh?
Thế rồi đến
cái khác nhau trong tâm hồn. Nói về đất cách mạng ngoài Trung, người ta
thường
nhắc đến hai vùng: Nghệ Tĩnh và Nam Ngãi. Sát bên cạnh bà con Nam Ngãi
lúc nào
cũng sẵn sàng phản kháng, đứng lên, vùng dậy v.v..., người Bình Định
tính tình
bỗng dương "thàn hậu" hẳn đi. Mặt khác, người Quảng thiên về lý trí,
có tài biện luận, "hay cãi": Phan Khôi, Phan Thanh, Phan Chu Trinh
v.v...;
người Bình Định dường như thiên về tình cảm, tưởng tượng nhiều hơn,
trong văn học
có nhiều thơ hơn là văn.
Ngoài chuyện
người Bình Định khác người các nơi, lại còn có chuyện người Bình Định
khác người
Bình Định.
Hai thế kỷ
trước, lớp người của Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng v.v... ngang
tàng lẫm
liệt; cuối thế kỷ này, tục ngữ địa phương xác nhận trong người Bình
Định
"hay lo", nói cách khác là an phận thủ thường, không hay tranh hơn
tranh thua, là chín bỏ làm mười.
Từ lập quốc
tới giờ, nước ta có bao nhiêu là vua, vua nào rồi cũng chết; vậy mà chỉ
có một
nhà vua chết được vợ lưu lại hậu thế tiếng than khóc nỉ non: tức vua
Quang
Trung. Từ hồi nào tới giờ, tướng lãnh vẫn chịu thưởng thức cái hồng
nhan lắm; vậy
mà chỉ có mấy ông tướng Tây Sơn ra Thăng long chơi bời được thi hào
Nguyễn Du
khen là có cốt cách. Hai thế kỷ trước, vua quan nhà Tây sơn không biết
đã đối xử
ăn ở với phụ nữ ra sao mà được yêu đương, thương tiếc, được ngợi khen
như thế;
cuối thế kỷ này, người Bình Định dường như không còn cái tình tứ ấy:
trong vòng
bốn năm mới năm nay văn học nước ta từng trải qua những thời kỳ thật
mộng mơ
lãng mạn, chưa có bao giờ Bình Định đóng góp được một tác giả nổi tiếng
về tình
yêu, như Xuân Diệu, như Nguyễn Bính chẳng hạn, hay một tác phẩm nào ướt
át, ướt
át như Vòng tay học trò, Hình như là tình yêu chẳng hạn.
Mất đi cả
khí phách ngang tàng (tức cái đáng trọng) lẫn phong cách tình tứ (tức
cái đáng
yêu): sự mất mát thật là lớn lao. Không biết cái gì đã xảy đến trong
đời sống của
người dân Bình Định trong vòng hai trăm năm ấy. Có người đã nghĩ đến
cuộc trả
thù, đến chính sách trấn áp của triều đình nhà Nguyễn Gia miêu đối với
vùng quê
quán của họ Nguyễn Tây Sơn. Dẫu sao, đó mới chỉ là một giả thuyết.
Người của địa
phương này không giống người địa phương khác, đó là cái dị biệt qua
không gian;
người của thời nay khác người thời xưa, đó là cái diễn biến theo thời
gian.
Chuyện ấy không có gì lạ thường, đáng nói.
Nhất là khi
sự diễn biến lại đưa đến những mất mát thua thiệt thì lẽ ra tôi không
dám nói:
Phải tránh sự nổi giận của người đồng hương chớ? Khi cả lớp người hiện
tại cảm
thấy bị chạm tự ái mà quyết hỏi tội thì các lớp tiền nhân được xưng
tụng đâu có
hiện về để che chở cho mình được.
Tuy nhiên, sở
dĩ dám nói là vì chúng tôi không nghĩ trong khoảng hai thế kỷ chỉ có
giản dị một
sự mất mát: thực ra trong đời sống tinh thần của người địa phương sự
diễn biến
thật phức tạp. Và sự diễn biến cũng đã đưa tôi những kết quả đáng quí.
Chẳng hạn,
Quách Tấn.
Trong cuốn
Thi Nhân Việt Nam ông Hoài Thanh có lần thử chia các nhà thơ ra từng
xóm. Trong
cái "Xóm Bình Định", ông kể vài tên: Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên.
Cả hai vị được
kể tên đều không phải là người Bình Định, họ chỉ lớn lên ở Bình Định.
Đối với
các văn thi sĩ gốc địa phương họ có mối giao tình thâm thiết, có những
kỷ niệm
sâu dậm, kề cả những kỷ niệm về văn chương nghệ thuật, có thể họ chia
xẻ quan
điểm sáng tác v.v... Đối với cảnh vật và sinh hoạt địa phương, họ có
lòng quyến
luyến, lòng quyến luyến đã khiến cảnh vật ấy và sinh hoạt ấy lưu lại
nhiều hình
ảnh đẹp đẽ trong tác phẩm của họ... Tuy nhiên, trong tâm hồn họ không
đồng hóa
với địa phương.
Hàn Mạc Tử với
Chế Lan Viên, đó là những hiện tượng kỳ dị của một thời. Họ chủ trương
trường
thơ điên loạn; họ đi tới tận cùng những say mê tôn giáo, siêu hình; họ
táo bạo,
cực đoan; hoặc họ la:
"Ta cởi
truồng ra, ta cởi truồng ra:
Ngoài kia
trăng sáng chảy bao la.
(Chế Lan
Viên)
hoặc họ kêu:
"Đương
cầu nguyện ọc thơ ra dường sữa
Ta ngất đi
trong khoái lạc hồn đau."
(Hàn Mạc Tử)
Ở những nhà
thơ người Bình Định, đồng thời với họ, bạn thân của họ, như Quách Tấn,
như Yến
Lan, tôi không gặp những hò hét lớn lối ấy, những cái làm kinh động
sững sờ. Và
có lẽ cảm tưởng của ông Hoài Thanh cũng không khác. Ông bảo:
"Xem
thơ Yến Lan tôi mơ màng như đi trong mây mù (...) Chỉ thấy mờ mờ những
con đường
chảy, êm như những dòng sông, và nhất là cái vừng trăng vẫn thường ám
ảnh các
nhà thơ Bình Định." Ông lại bảo: "Theo gót nhà thơ (Quách Tấn), tôi
đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước
rất êm. Những
tiếng khóc rộn ràng, những lời reo vui vẻ đều kiêng (...) Rồi tất cả
lại trở lại
trong mờ mờ."
Mờ mờ, êm
êm, khe khẽ: thế giới thi ca ở đây như vậy đó.
Không thể bảo
Quách Tấn hay Yến Lan không có xôn xao, tha thiết: Làm gì có những nhà
thơ dửng
dưng, bình thản. Tuy nhiên, ở đây bao nhiêu xôn xao đều bị dằn xuống,
hãm lại.
Quách Tấn cũng sầu cũng nhớ ghê gớm, nhưng:
"Sầu
mong theo lệ khôn rơi lệ
Nhớ gửi vào
thơ nghĩ tội thơ."
"Nghĩ tội
thơ?", cái nhân ái đến rụt rè ấy, ở địa phương gọi nó là đức tính
"thàn hậu'. Con người thàn hậu vốn dè dặt, kín đáo, âm thầm trong sự
sầu
đau thương nhớ; chính con người ấy mới càng "tội" đa!
Ngày Quách Tấn
còn là một thanh niên trong tuổi đôi mươi mà ông đã như thế, đã yêu hồ
ghét bể
(theo lời Chế Lan Viên); càng về già ông càng lặng, càng kín. Trong mấy
mươi
năm làm thơ ông ngại, ông tránh thế ngũ ngôn vì nó là thứ "âm đoản"
không "dễ rung cảm lòng người nghe" (l), thế mà sau này ông làm rất
nhiều thơ ngũ ngôn, lại chuyên về thơ tuyệt cú: tình cảm chỉ gói ghém
trong hai
mươi chữ. Hai tập Mộng Ngân Sơn và Giọt Trăng toàn một loại thơ ấy: nhỏ
nhắn,
tinh vi như những hài cú Nhật bản. Lúc ôngvề già, tâm hồn ấy và thể thơ
ấy đâm
ra hợp nhau. Thơ vắn tắt người ít lời; thơ cô đọng, người kín nhẹm:
"Nhân
thế nguôi tình thương
Ôm thu nằm
Khánh dương
Rừng trăng
đôi lá rụng
Lành lạng
gió đem hương."
Sao mà đìu
hiu, se sét, tịch mịch, cô quạnh quá chừng. Sao mà "tội thơ", tội người
quá trời! Ấy, Quách Tấn là vậy, xóm thơ Bình Định là vậy: là tình cảm
lịm vào
trong, là bề ngoài dè dặt, lim ỉm, nhưng bên trong chất chứa u tình.
Gặp Quách Tấn,
rồi gặp những con người hớn hở tưng bừng, ra rít yêu đương, hô hào om
sòm như
Xuân Diệu, không khỏi chắt lưỡi ao ước:
"Sao mà họ sung sướng
vậy?"
Thế rồi, non
nửa thế kỷ sau Quách Tấn, cũng vẫn không gặp được những người Bình Định
sung sướng.
"Theo
mây đi một buổi
Trời đất nhẹ
phiêu phiêu
Va đầu tưởng
đụng núi
Chỉ đụng
bóng sương chiều
Một mặt trời
lầm lủi
Trên trần gian
tiêu điều."
(Đường vô
núi)
Võ Chân Cửu,
người thi sĩ đồng hương với ông Quách, viết ra những lời thơ ấy cũng
trong tuổi
đôi mươi. Và cũng như ông Quách giữa thời thanh xuân, Võ Chân Cửu không
mấy khi
đề cập tới chuyện yêu đương hạnh phúc trong suốt hai thi phẩm đã xuất
bản, và
dường như cũng không hề hứa hẹn một đề tài như thế trong các thi phẩm
tương
lai. Tiếng chuông vọng trong mây, chùa cổ bên sông, sương trắng trước
thềm, đời
như ảo mộng, sinh tử hai bên còn lộn lạo v.v... những cái đó dìm người
thanh
niên này vào những suy tư triền miên.
Ở Nguyễn Mộng
Giác cũng vậy. Ngay từ những thiên truyện ngắn đầu tiên, anh đã có cái
phong độ
chín chắn, mực thước, đã có cái kín đáo, âm thầm, anh đã lim lỉm vào
những suy
nghĩ lo lắng.
Tuổi trẻ nào
mà không có ái tình? Tiếng chim vườn cũ cũng có tình đấy, nhưng tình ở
đây chỉ
là cái cớ cho bao nhiêu vất vả ưu tư. Bão rớt cũng có tình nữa, nhưng
cũng là
cái cớ cho bao nhiêu ẩn ức éo le...
Từ vấn đề nọ
đến vấn đề kia, Nguyễn Mộng Giác khổ tâm tìm hiểu, nghiên cứu, phân
tích, rồi dựng
truyện: không có bao giờ anh được thảnh thơi ung dung viết một câu
truyện tùy hứng.
Anh không có cái sung sướng đó...
Ơ! Nhưng tôi
đang làm gì thế này? Bắt đầu nêu lên nào những anh hùng hào kiệt trong
lịch sử,
để rồi cuối cùng tôi đi đến... một người bạn? Bất luận là để chứng minh
điều
gì, sự hỗn xược ấy không thể tha thứ được. Nếu không dừng lại kịp thời.
Võ Phiến,
nhà văn Bình Định vs Stefan Zweig, nhà
văn Âu Châu (1)
Since then,
at an uncertain hour,
That agony
returns,
And till my
ghastly tale is told
This heart
within me burns. (1)
Kể từ đó,
đâu biết giờ nào,
Cơn hấp hối
đó trở lại,
Và cho tới
khi câu chuyện thê lương của tôi được kể
Trái tim này
trong tôi bỏng rát.
Coleridge: The Rime of the Ancient Mariner.
Bài hát của
người thủy thủ già.
Trong bài
viết
về VP, cho Văn Học, NMG, số
đặc biệt về ông, Gấu có tham vọng đặt VP vào vị trí Bình Định, như thế
giới đặt
Zweig vào
vị trí Âu Châu, và từ đó, cả hai đối diện với cơn chao đảo, “chaos”,
một
đưa đến Lò Thiêu, một, Lò Cải Tạo.
Nhưng cái đám đệ tử cà chớn của ông, cái đám
theo voi hít bã mía, làm Gấu cụt mẹ mất cả hứng!
Và VP, cũng
có những điều làm Gấu đếch khoái, thí dụ, nhận tiền của Mẽo viết VHTQ,
mà cũng
đếch dám nói thẳng ra, đổi mẹ cái cơ quan Mẽo
phát tiền cho ông, thành 1 cơ quan Mít!
Rồi thái độ
của ông đối với đám Sáng Tạo.
Thế là bèn vờ
luôn, một đề tài lớn như thế!
Sự trở về (1)
Võ Phiến,
nhà văn chống Cộng nổi tiếng, người được xếp đầu trong quyển Những tên
biệt
kích của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đã
có một
cú trở về Hà Nội đầy ngoạn mục. Nhà sách Nhã Nam vừa xuất bản tập tùy
bút Quê
hương tôi, vốn là tập tùy bút Đất nước quê hương và một số bài tùy bút
khác của
Võ Phiến, dưới cái tên Tràng Thiên. Tràng Thiên được biết là một bút
danh khác
của Võ Phiến, nhưng không được biết rộng rãi trong công chúng. Tập Quê hương
tôi này giấu rất giỏi vết tích của Võ Phiến, hầu như không thể
nhận ra, trừ những
ai đã từng đọc Võ Phiến. Lời tựa của Nguyễn Hiến Lê vốn có trong nguyên
bản Đất
nước quê hương, được Nhã Nam trích vào tay sách đầy dấu ba chấm:
"Chúng ta
gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén (...). Mấy trang (...) tả
cách nấu,
rót và uống chè Huế làm ta liên tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn
Tuân:
nghệ thuật không kém mà (...) có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn
(...) tả
một chủ quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thấy mê.". Mấy dấu ba chấm
này
có vẻ là câu khách hay biên tập bóp méo văn phong của Nguyễn Hiến Lê
hơn là che
giấu gốc tích Võ Phiến. Nguyên văn Nguyễn Hiến Lê viết: "Trong tập Đất
nước
quê hương này, chúng ta gặp lại tài nhận xét tinh vi, miêu tả sắc bén
của ông
trong tiểu thuyết. Mấy trang ông tả cách nấu, rót và uống chè Huế làm
ta liên
tưởng đến Những chiếc ấm đất của Nguyễn Tuân: nghệ thuật không kém mà
lại dí dỏm
hơn, nhẹ nhàng hơn, có hương vị của quê hương hơn. Nhưng đoạn ông tả
một chủ
quán ăn bình dân ở Cần Thơ, đọc mới thấy mê.". Nhã Nam cũng cho biết có
in
100 bản đặc biệt có chữ ký của tác giả. Như vậy Võ Phiến hoàn toàn biết
và ý thức
được tập Quê hương tôi được
Nhã Nam xuất bản ở Việt Nam.
Sự trở về của
Võ Phiến không âm thầm nhưng cũng không ồn ào. Một đặc điểm rất lạ.
Chưa thấy
những tay chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng vung bút. Nhớ lại mấy
năm trước,
khi mấy tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu được xuất bản ở Sài Gòn,
mấy chiến
sĩ canh mặt trận văn hóa tư tưởng có ngay mấy bài đả phá. Lác đác đã
thấy có những
bài điểm sách giới thiệu về tập tùy bút Quê hương tôi này. Như vậy sự trở
về
không phải là âm thầm, không phải là "huyền hạc quy lai kỷ cá tri",
chỉ chưa đến mức trống giong cờ mở ca khúc khải hoàn, và không biết có
phải là
một cuộc trở về lớn lao sau những bôn ba và thăng trầm của lịch sử. Hồi
ký của
Nguyễn Hiến Lê cho biết Võ Phiến, Vũ Hạnh từng cộng tác với nhau ở tạp
chí Bách
khoa. Sau những thăng trầm đấy, không biết, giả sử như họ gặp nhau thì
câu đầu
tiên họ nói với nhau là gì? Và có khi lịch sử vị tất đã có những cuộc
gặp gỡ
như thế. Phôi pha.
Tại sao lại
có tên "Quê hương tôi"? Phải chăng đó là một chỉ dấu cho sự đầu hàng
vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi đã xế
bóng gần
trời xa đất? Thương thay cũng một kiếp người / Sống nhờ hàng xứ chết
chôn quê
người. Không có một quê hương tôi!
Note:
Bữa trước Gấu có nhờ 1 anh bạn ở Cali phôn hỏi VP v/v này. Ông lẩn thẩn
rồi,
không còn nhận ra ai nữa, và đưa điện thoại cho Viễn Phố, tức phu nhân
của VP.
Bà cho biết, gia đình không hề biết chuyện VN in sách của ông chồng.
Như vậy, 100 cuốn sách có chữ ký của VP, chắc là chữ ký.... dởm?
Gấu mới check lại. Anh bạn Cali cho biết, VP lãng tai, chưa có lẫn. Nói
lại cho
rõ.
Tại
sao lại có tên "Quê hương tôi"? Phải chăng đó là một chỉ dấu cho sự đầu
hàng vô điều kiện của một kẻ chống Cộng phiêu bạt không quê hương khi
đã xế
bóng gần trời xa đất? Thương thay cũng một kiếp người / Sống nhờ hàng
xứ chết
chôn quê người. Không có một quê hương tôi!
DA
Đọc mấy dòng
trên Gấu bật cười, thương hại cho tên VC ngu si này.
Bởi vậy mà Gấu mới phán, lũ
VC suy luận với 1 nửa bộ não, còn 1 nửa ”phía bên kia”, bị liệt.
Sợ rằng
chúng
cũng không làm sao hiểu nổi điều này!
« Il faut se
défaire de tout espoir ».
Pour Zweig,
le nazisme ne constituait qu'une crise transitoire.
Son ami Joseph Roth, convaincu de
l'irréparable, l'exhorta
en vain à quitter cet attentisme.
Note: Khi viết
cho tờ Văn Học của NMG, số
đặc biệt về Võ Phiến, Gấu Cà Chớn đọc ông, song song
với Zweig [Nhà Văn Âu Châu vs Nhà Văn Bình Định], nhân đọc số ML đặc
biệt về
Zweig.
Lần này,
cũng đọc VP qua Zweig, cũng nhân số đặc biệt ML, về Zweig, nhung cùng
lúc, qua Joseph
Roth.
Roth, một cách nào đó, lại gợi ra, không phải Võ Phiến, mà là 1 nhà văn
Bình
Định, khác, Nguyễn Mộng Giác.
Bởi vì, nếu
Roth viết Hành Khúc Radetsky,
thì NMG có ngay Mùa Biển Động
để chọi lại!
Wednesday, 1
August 2012
tùy bút Quê
hương tôi - Võ Phiến
Sáng nay tạt
qua nhà sách HN. Thấy cuốn tùy bút Quê hương tôi, in đẹp quá, bìa cũng
đẹp, của
tác giả Tràng Thiên. Cứ ngờ ngợ trong đầu, sao từ lâu không nghe tác
giả này.
Nhìn kỹ lại bìa thấy rõ ràng hình Võ Phiến???, đọc kỹ tác giả tên Đoàn
Thế
Nhơn, sinh tại Bình Định, có cả lời bình của Nguyễn Hiến Lê. Không lẽ
là tác phẩm
của Võ Phiến hay tác giả nào khác.
Chỉ còn một
cuốn duy nhất, sợ quá cầm theo luôn.
Về tra lại
Google thì ra Đoàn Thế Nhơn là Võ Phiến. E hèm
Mới hay Võ
Phiến còn các bút danh Tràng Thiên
(http://thuykhue.free.fr/stt/v/VoPhien.html). Người ta giấu tiệt cái
tên Võ Phiến
trong toàn cuốn sách. Ngay cả "Lời tựa" rất hay của Nguyễn Hiến Lê
cũng cắt khúc luôn
(http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=8342&catid=7).
Dù gì thì
"người ta" cũng in sách của ông ở "chế độ mới" này dưới cái
tên khác. Hơi muộn màng (không biết còn cuốn nào khác được in rồi mà
mình chưa
có)
Cảm ơn Nhã
Nam :).
Thấy bên
vinabook còn
Mua nhanh kẻo
họ thu hồi :) (2)
Note: Bức
hình Võ Phiến, lấy từ tờ Văn Học, của
NMG, số đặc biệt về ông, nếu Gấu nhớ không lầm.
Như vậy là
phải có sự đồng ý của VP chứ, nhỉ?
Nhảm thực,
ông tiên chỉ, thủ lãnh đám Chống Cộng Điên Cuồng về được, vậy mà thằng
em về thì
bị đá đít, không phải 1 mà tới 2 lần!
Note: Một
bạn
văn ở Cali, mới liên lạc với VP, cho biết, ông không
còn được minh mẫn như trước nữa, do tuổi già, và nhường phôn cho vợ, bà
nói, gia đình không hề biết chuyện in sách ở Việt Nam.
NQT
Trong Nhà
Văn Hiện Đại, khi Nguyễn Tuân mới xuất hiện, Vũ Ngọc Phan đã
tiên đoán, văn tài
của ông sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới lớp sau. Có thể mượn ý của Sartre,
về chủ
nghĩa Marxisme, và nối điêu: Tùy bút của Nguyễn Tuân quả đã "không thể
vượt
được", nhất là chất khinh bạc của nó, di truyền mãi về sau này, và gần
như
trở thành những dấu ấn văn chương của cả một miền đất: độc, đểu, sỏ lá…
nhưng
không một ai có thể vượt lên trên tất cả những tính chất đặc sản đó,
ngoài Nguyễn
Tuân ra, bởi vì, như nhìn ra phần số khắc nghiệt đó, để bù lại, [để hoà
giải với
nó: cái ác?], trong truyện ngắn, Nguyễn Tuân thường viết về những người
đã chết.
Khi đó, chất
khinh bạc mất hẳn, hoặc được ngôn ngữ kỳ diệu của ông đẩy tới tột cùng,
biến
thành… lòng nhân hậu.
Cá nhân người
viết làm quen với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết
đọc, biết
viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia
đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc
vương
vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những
viên ngọc
trong trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc
như vậy để
đánh dấu những trang Sách Hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng.
Đánh dấu
những trang sách, của một chuyện tình: chúng làm cho những lần chia ly
bớt nặng
nề, thê thảm, có thể chịu đựng được...; của một cuộc chiến: như những
viên đất
ném theo, ném theo mãi, xuống lòng huyệt...
Nhận xét của
họ Vũ về thể văn tuỳ bút, ở Nguyễn Tuân, không ngờ đầy chất tiên tri.
Những bài
viết của ông sau này, là ký, không còn là tuỳ bút. Với tuỳ bút, cái
"tôi" rất quan trọng. Cá nhân người viết, khi đọc Những essays hay nhất
trong năm của Mỹ, The Best American Essays, thấy chúng rất giống thể
văn tuỳ
bút, ở tính tự thuật, ở chất hồi tưởng, và nhất là ở tấm lòng của người
viết,
khi chuyện trò với những hồn ma. Tuyển tập những bài essay hay nhất
(hàng năm)
của Mỹ, có một đặc biệt: mười hai năm hiện diện cho tới nay, mỗi năm
mời một
tác giả làm "guest editor", thường là những khuôn mặt nổi tiếng:
Joyce Carol Oates (1991), Susan Sontag... Gần đây nhất là Jamica
Kincaid
(1995), Geoffrey C. Ward (1996). Tuyển tập 1997, với Ian Frazier lo
việc in ấn
và viết lời giới thiệu, có bài viết của Lê Thị Diễm Thúy, The Gangster
We Are
All Looking For. Qua phần ghi chú tiểu sử, chúng ta được biết, bà là
một nhà
văn, và nghệ sĩ trình diễn đơn (solo performance artist). Sinh tại Việt
Nam, lớn
lên tại miền Nam California, hiện cư trú tại phía tây Massachusetts. Đã
từng đoạt
giải thưởng 1997 Bridge Residency của Headlands Center for the Arts.
Văn xuôi
và thơ của bà đã xuất hiện trên The Massachusetts Review, Harper's
Magazine, và
Muae. Tác phẩm trình diễn: Red Fiery Summer và
the bodies between us. Hiện đang viết cuốn sách
với nhan đề Gã
Găng-tơ... nêu trên, sẽ do Knopf xb.
Có điều, cả
Nguyễn Tuân lẫn Vũ Ngọc Phan không thể ngờ, thể văn tuỳ bút lại trở
thành một địch
thủ lợi hại của thơ ca và giả tưởng, như trong bài Tựa của Robert
Atwan, cho
Tuyển tập 1997 kể trên: "Sự thay đổi của thể essay ngày hôm nay làm cho
thi ca và giả tưởng trở thành tù đọng: essay là một dạng văn chương
năng động
nhất hiện nay của chúng ta. Nào là essays kể (narrative), như của Lê
Thị Diễm
Thuý, rất gần gụi với thể truyện ngắn. Essays khảm (mosaic) giống như
thơ xuôi.
Rồi phê bình văn chương mang dạng tự thuật. Thể văn báo chí mang giọng
bi kịch,
cộng thêm ẩn dụ, suy tưởng, với một liều lượng rất nặng tay, những
thông tin. Một
vài nhà essayists viết tranh luận (polemic) "cứ như thơ"! Trong bài
giới thiệu, Ian Frazier lại coi essay là một hành động, (thì "đi"
không phải là một hành động hay sao?, tôi như nghe Nguyễn Tuân, Vũ khắc
Khoan,
tuyết ngưu "gầm gừ" từ phía bên kia đời sống vang vọng qua). Ông định
nghĩa thêm: Một bài essay là một người đang nói. Câu này thật đúng với
tuỳ bút
Nguyễn Tuân. Đây là sự khác biệt giữa hai Nguyễn Tuân, giữa tùy bút và
ký. Có
thể nói khinh bạc là tuỳ bút Nguyễn Tuân. Với ký, con người biến mất,
chỉ còn
"chúng ta", một khối vô danh đáng ghét, đáng sợ. Có thể có người bắt
bẻ, trong truyện ngắn, trong tiểu thuyết, luôn luôn vẫn thấy, vẫn nghe
người
nói, nhưng người ở đây chỉ là giả tưởng, cái tôi trong tiểu thuyết,
truyện ngắn
là một tôi đeo mặt nạ. Khác hẳn cái tôi "bắt buộc", như chất khinh bạc,
ở trong tuỳ bút Nguyễn Tuân. Khi nào quá chán cái tôi khinh bạc, ông
viết về những
người đã chết...
Chữ
người tử
tù
Nguyễn Tuân
nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất
khinh bạc
của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh
bạc
"ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác,
giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh"
Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân!
Trúc Chi có thể
"hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân
truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của
lòng
nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra
tiếng
Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương. Nó ngấm
vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra khỏi vườn Địa
Đàng. Tôi
đã viết về Nguyễn Tuân thứ xịn này: Cảnh Huấn Cao phán, những con người
như
ông, những chữ như thế này, phải tìm đất khác để mà tụ lại, chẳng thèm
nghe
viên cai ngục lí nhí, xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô
mực.
Sẽ có người
bực mình, đã đọc Chữ Người Tử Tù,
đâu có thấy những dòng chữ bịa đặt trên? Thiển
nghĩ, đọc là mô phỏng, là tưởng tượng, là thêm thắt... Nếu như bạn muốn
trung
thành với văn bản, xin thưa đây: Chiếc
Lư Đồng Mắt Cua, theo như kể lại, là cuốn
họ Nguyễn đắc ý nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu: "Xuyến người bên
lương
hay người bên giáo?" Ôi chao, phải đốt bao nhiêu nhân sinh hệ luỵ, phải
nghe bao nhiêu lần tiếng cười ở nơi cổ họng cái chết (6) phải tàn bao
nhiêu ngọn
đèn dầu lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu lần, bỉnh chúc (8) bao
nhiêu phen,
phải để cho nhân vật của mình ngã ngửa ra giẫy đành đạch ngay giữa sân
đình, rồi
cứng đơ người, rồi á khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có thể phán
một câu nhẹ nhàng như vậy: "Xuyến người bên lương hay là bên giáo?"
Một chuyến đi
7.7.2010
“Mot
chuyen di" cua GNV hay qua. Nguoi
trong nuoc cung dang viet hang loat ve Nguyen Tuan, nhung khong hieu
sao, doc
ho cu co cam giac nhu dang nghe mot nhom nguoi noi chuyen voi nhau
trong mot...
dam gio^~.
Đỗ Minh Tuấn:
Tay này rất
quí Gấu, và tình nguyện chở đi yết kiến mấy vị chức sắc, như Hoàng Ngọc
Hiến,
Dương Tường…
Gấu trước
đó, đã đọc 1 bài viết của anh về hoa, về Nguyễn Du, nhớ đại khái, trên
tờ Văn Học của NMG, và còn nhớ bài gây ấn
tượng. Bữa đó, Gấu cũng nói ra ý kiến của Gấu về bài viết trên. Anh thú
lắm, vì,
hình như cũng có nghe giang hồ truyền tụng, Gấu chưa từng khen giả đò
ai cả!
Làm gì có chuyện trước
1975 Gấu nhắc tới những đại gia như Mai Thảo, Võ
Phiến!
Bởi thế mới
quên bài viết về VP nhằm trám lỗ hổng trên trang VHNT, tờ Tiền
Tuyến, do Gấu
phụ trách!
Bị ám ảnh bởi
câu nói của HPA, khi đám bạn văn VC chưa từng gặp, lũ lượr kéo nhau tới
nhà ông
cậu - ông tỏ vẻ ngạc nhiên, cả 1 nửa thế kỷ mới về mà sao nhiều bạn kéo
tới thế
- và khi 1 trong họ đề nghị ngày mai đi ăn, Gấu bèn gật dầu, và sau đó
bèn lắc
đầu, mời các bạn ghé nhà ông cậu làm bữa hàn huyên của đứa con hoang
đàng, còn
bữa tiệc kia tính sau, và bà chị ruột, cứ nghĩ thằng em được bữa ăn
free, bạn
VC mời, bèn ngã ngửa ra, mặt một đống, bảo thằng em, tao đã bảo mà,
chẳng đứa
nào dám bỏ tiền ra mời mày đâu!
Đúng lúc đó, bạn NQT từ dưới cầu thang đi lên, và có thể, có nghe loáng
thoáng.
Gấu ngượng chín người, khi khách về, kêu bà chị sạc 1 trận, bà giận
bỏ về quê luôn, mấy ngày sau mới lại xuống, vì chuyến đi trở về làng
cũ, tiện
thể ghé quê hương nhà chồng của bà.
Chả là, Gấu
có tật, rượu vào lời ra, sợ ra quán, thất thố.
Sau bữa hàn huyên, le retour de l’enfant prodigue, thấy
mọi người thật tình, thật tâm, Gấu bèn
nhận lời ra quán.
Gấu đãi!
Nhưng cái cú ăn quán tiếp theo, do NBD đãi, mới hoành tráng, sang
trọng, và mới
đáng nhớ, vì Gấu được gặp nữ sĩ, và mết liền.
Thì cũng dân Sơn Tây nhà mình!
Khi Thảo Trường
chưa đi xa, một lần gặp anh ở Cali, khi đó anh chưa biết gì về trang
Tin
Văn, Gấu khoe được nhiều người đọc, nhất là ở trong nước, và đề
nghị, chỉ có
cách đó để ra mắt độc giả trong nuớc, khỏi bực mình vì kiểm duyệt.
Anh gật gù
hài lòng, và cho đăng gần như toàn bộ tác phẩm của anh trên TV, chỉ có
tí bực
mình nhỏ, khi Gấu chọn cái tên, "Quán Thảo Trường", và bèn chỉnh, tôi
có
bán cái
chó gì đâu mà... Quán?
Cái vụ Tràng Thiên ra sách
ở trong nước thật quá sức tưởng tượng của
Gấu.
Một anh bạn
giải thích, có thể người nhà, bà con ở trong nước, chứ không phải VP.
Đếch được.
Thứ nhất,
cái tên Tràng Thiên, vốn VP chỉ sử dụng để dịch, chưa hề dùng cho sáng
tác. (1)
Khi trong nước dùng cái tên đó, là phải
có ý kiến của VP.
Làm sao mà phải đổi tên của
chính mình?
Võ Phiến là
từ Viễn Phố thân thương mà ra mà!
Y chang cái vụ dịch cái tên Mẽo ra cái tên Việt, khi ký tên lãnh tiền
Mẽo viết
VHTQ!
Note: Cái
vụ
này phải viết ra liền, ông VP mà đi xa là đếch viết được nữa!
Chỉ là đồ
chơi
Trong
cuốn tạp bút “Cuối
Cùng” xuất bản năm 2009, nhà văn Võ Phiến hạ bút viết một câu mà khi
đọc tôi
phải giật mình. Ông bảo, “Chuyện sáng tác có gì đáng nói?”
Một nhà văn với tuổi đời như
ông, lừng lẫy với sự nghiệp văn học đồ sộ trên dưới năm mươi tác phẩm
để lại
cho đời sau, nói câu nói như thế, thoạt nghe qua tưởng như có cái gì
khinh bạc,
nghịch lí nằm bên trong. Nó như tiếng sấm nổ giữa đồng không mông quạnh.
Chưa hết, ông bảo tiếp, “Tôi
e những món thơ thẩn với tuỳ bút nọ kia đều phải xếp về phía đồ chơi.
Những cái
mình miệt mài mãi bấy lâu, khi đầu bạc nhìn lại là đồ chơi cả. Không
riêng
mình, bao nhiêu người miệt mài vẽ tranh, soạn nhạc, hát xướng, bao
nhiêu hình
vẽ ở các hang động tiền sử, các tranh dân gian (nào gà lợn, nào đô vật,
nào
đánh đu), các câu ca dao, hát ví, quan họ . . . một thời, các món nghệ
thuật là
cùng chơi thôi.”
Nhưng có thật đấy chỉ là lời
nói suông của một Cristoforo Colombo, sau khi khám phá ra Tân Thế giới,
nhún
vai, bĩu môi, bảo kẻ thán phục đứng bên cạnh, “Hey, man. It's no big
deal”? (1)
TYT
*
Về già, hết còn chơi được, mà
còn ngộ ra văn chương chỉ là đồ chơi thôi, quả là tiếng sấm nổ giữa
đồng không
mông quạnh thật!
Nhưng đọc kỹ, Võ Phiến hình như muốn
nói, văn chương, thì cũng chỉ cuộc chơi, trò chơi, trò đùa cả!
Ông
không định
nói, "chỉ là đồ chơi"!
"về phía đồ chơi", khác "chỉ là đồ chơi"?
Viết
mới chả lách!
No big deal!
NQT
(1) Thú
thực, chuyện khám phá
Mỹ Châu thì ăn nhậu gì ở đây? Từ VP qua Kha Luân Bố, rồi trở về với em
nhí ngồi
thả thuyền khóc nức nở vì mất cả thơ, đúng là 'tẩu hoả nhập ma' mất rồi!
Không
‘chơi’ được thì đừng có
cố!
*
Năm hổ, nói
chuyện
hổ.
Bất giác Gấu nhớ
một câu chuyện trong Liêu Trai, về một ông hổ, một bữa buồn quá, hóa
thành một
anh học trò, và gặp một danh sĩ. Ông hổ này được nghe những lời vàng
ngọc, mê
quá, cứ lẽo đẽo theo hầu, cho tới một bữa, danh sĩ gặp bạn, hình như
tại... "Blog Voilà" gì đó!
Thế là một bàn tiệc được bầy
ra, thi nhau mà nhả ngọc phun châu, ông hổ
nghe
một hai câu, còn cố chịu được, nhưng nghe mãi hết chịu nổi, bèn năn nỉ,
thôi,
thôi, đủ rồi. Mấy thằng khùng kia, nhất định không chịu thôi viết, thôi
dịch,
thôi diệt. Ông hổ phát điên lên, thế là bèn rùng mình một cái, biến lại
thành
hổ, làm sạch đám khùng, rồi cúi lạy danh sĩ nhảy vọt vô rừng!
*
Gấu chưa được đọc
"Cuối Cùng" của
Võ Phiến, nhưng qua trích dẫn, có vẻ như ông đã ngộ ra, một sự thực về
cõi văn
của ông, sau những thăng trầm của nó, từ khởi
đầu, với những truyện ngắn chấn động cả hai
miền đất Trung Kỳ và Nam Kỳ của nước Mít,
cho đến khi bị lu mờ vì cuộc chiến, rồi, ra hải ngoại, lại sáng rực lên
như ngọn
hải đăng, để cho đám Mít lưu vong nhìn về phía ngọn Thái Sơn Bắc Đẩu,
thấy mình vẫn
còn, nền
văn chương Miền Nam vẫn còn.
Một bạn
văn, khi đọc những gì
Gấu viết về Võ Phiến, nhận xét, Gấu viết chậm quá, giá sớm hơn một
chút, có
lẽ Võ
Phiến hiểu ra được, và có thể, trả lời.
Đúng như thế.
Nhất là sau khi Gấu đọc bài của Trùng Dương, viết về lần mới ghé thăm
vợ chồng ông trên Blog VOA.
Bà cho biết, Người có vẻ lẫn rồi.
Cũng qua anh bạn cho biết,
khi VP dọn về Tiểu Cali, và khi thấy Gấu qua vùng này thăm bạn bè, đã
nhắn anh,
mời Gấu ghé nhà ông chơi, nhưng do ham chơi quá, Gấu quên mất.
Phải viết ra chi tiết này, khi VP chưa
đi xa, để cho thấy, chính ông không hề giận Gấu, hay nghĩ Gấu này có gì
thù
hằn ông.
Trong VHTQ ông nhắc tới Gấu rất
đàng hoàng. Chẳng có lý do gì để mà Gấu 'mạ lỵ' ông.
Nhưng thà viết về
ông khi ông
còn sống.
Khi ông đã mất, không làm sao viết ra được
nữa!
*
Gấu ra hải ngoại, đọc lại Võ Phiến, lần thứ nhất, qua
một bài viết trên tờ Làng Văn. Ông rao giảng về bài “hành” nổi tiếng,
"Đưa
người ta không đưa qua sông", với người bạn văn của ông là Nguyễn Hữu
Nhật, và nhân đó, bàn về dịch thuật, mà theo ông, thơ bất khả dịch. Một
độc giả
có đưa ra một ý riêng gì đó, về bài thơ, và về dịch, và xin được chỉ
giáo.
Chỉ có thế, mà ông bực lắm, rõ ràng là như vậy, gắt
ngậu lên, mi không biết gì thì câm đi, để yên cho ta và bạn ta bàn về
thơ!
Tất nhiên, lâu ngày quá, không nhớ rõ, nguyên văn câu của ông, nhưng ý
thì rõ
như vậy. Gấu đã từng nhắc tới chuyện này một lần rồi, nay nhắc lại, chỉ
để lấy
đà viết tiếp.
Viết về tập truyện mới xb bản
của Primo Levi, A Tranquil Star:
Unpublished
Stories, [Ngôi sao trầm lặng:
Những chuyện
chưa xb], của Primo Levi, dịch từ tiếng Ý, Anita Desai tự hỏi, liệu có
thể dùng
từ "playful" [dzui thôi mà] để nói về những tác phẩm của Primo Levi,
như Sống sót Lò Thiêu, Liệu đây có phải một người ?, về cuộc
đời mà ông
đã trải qua, nhưng không thể nào, chẳng bao giờ bỏ lại phía sau mình.
Và bà trả lời, playful, đúng là cái tính từ "ấn tượng",
"chót", mà một nhà phê bình có thể nghĩ ra được, khi "đọc" Lò
Thiêu, khi đang đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, khi đang hứng những trận mưa
hỏa tiễn
của VC giáng xuống đầu dân Sài Gòn…, bởi vì, đọc tập truyện, quả là bà
chỉ
nghĩ đến "một góc trời chỉ biết rong chơi", của TCS!
Tất cả những truyện ngắn trong
đó đều gợi nên cái sự rong chơi, vui đùa, cười
cợt!
Ấn tượng thật!
What if, liệu,
nếu, giả như,
chú chuột giảo thử tối nay đi dự dạ tiệc? Liệu,
nếu, giả
như cuộc vui tối nay là một cuộc tử chiến giữa người và xe hơi?
*
Thật sự mà nói, Primo Levi có quá ít, để được những nhà chuyên săn
tìm tiểu sử chú ý tới. Ông sống một cuộc đời "nhà nghề" chẳng có gì đặc
biệt (một chuyên viên ngành hóa), một cuộc sống riêng tư "một mầu".
Ông sử dụng những cuốn sách của ông để kể và miêu tả cuộc đời mà ông
đeo đuổi
đó. Nếu bạn muốn biết ông đã làm gì, nghĩ gì, ông cảm nghĩ ra sao, bạn
chỉ phải
đọc ông. Như một hậu quả, bất cứ một kể lại (retelling) "cuộc đời và
tác
phẩm" sẽ chịu rủi ro: một cố gắng thất bại tự thân (self-defeating
effort)
nhằm tái sắp xếp và đảo qua đảo lại (paraphrase) những bản viết của
ông. Và
theo Tony Judt, trên tờ The New York Review of Books (May, 20, 1999),
đây là thất
bại của "Bi kịch của một người lạc quan", cuốn tiểu sử mới nhất về Levi
của Myriam
Anissimov (bản Anh ngữ, dịch từ tiếng Pháp, của Steve Cox, nhà xb
Overlook, 452
trang, $37.95). So với bản tiếng Pháp, hoặc tiếng Ý, bản tiếng Anh đã
sửa lại
cho đúng, một số sự kiện, và tuy không hấp dẫn, nhưng đọc được và chứa
đựng nhiều
thông tin hơn. Điều tai hại ở đây là, tác giả cuốn sách đã thất bại
không giải
thích cho độc giả hiểu được một điều: tại sao Primo Levi lại hào hứng
hấp dẫn đến
như thế? Nhưng ít nhiều bà đã cho người đọc nhận ra, Primo Levi "đứng
được"
với "thời gian", như là một thế giá văn chương và hồi ức về Lò Thiêu: Một
người diễu cợt (ironist) và hài hước (humorist) đã
đi đi lại lại - như là một
cách chơi - qua những nấc thang âm thanh, đề tài, giọng điệu... Primo
Levi được
trình bầy ở đây: như là một con người lạc quan, một Do-thái đã hội nhập
vào một
người Ý trong cơn đọa đầy ở Auschwitz.
Có thể so sánh với Dante, bằng cách diễn tả Ulysses - một hình tượng
văn chương
mà Levi ưa thích, và cũng là một hóa thân của ông - như một người lính
già trên
đường qui cố hương kể lại một vài vấn đề khi rong chơi nơi Lò Thiêu.
Đây có phải một người
Note:
Khúc trên, trong 1 trang TV, server cho biết, đang hot! (1)
GCC đoán mò, độc giả TV đang gõ Google những cụm từ liên quan tới Võ
Phiến.
Những tác phẩm
lớn nhất của ông là những ác mộng của đắn đo, ngại ngùng, được ghi
lại bởi
một tay tiếu lâm, và bởi 1 ông vua ngụ ngôn, bằng cái giọng của một
biên bản tòa án
Alexandre
Vialatte: Kafka của tôi
Kafka, cũng
có gì tương tự với Primo Levi: cái chất tếu.
"Vào năm 1926
(...) tôi tưởng mình lăng-xê một trong những ông hoàng hóm hỉnh. Hoá ra
là một
Sa Tăng [Prince des ténèbres]."
Alexandre
Vialatte, người đầu tiên dịch Kafka ra tiếng Tây, tuyên bố cách đây 20
năm.
Nhà văn người
Prague này là một con chuột viết, un rat de l'écriture, chỉ cần một
ngọn bút và
một ngọn đèn, để sống còn.
Roland
Jaccard (3 Tháng Hai, 1989).
[Trích Le
Monde, Hồ Sơ &Tài Liệu Văn Học, số Tháng Giêng, 2005.]
Ernst Pawel,
ở cuối cuốn tiểu sử Kafka của ông, [1984], nhận xét, "văn học bàn
đến
Kafka và tác phẩm của ông vào lúc này đã có cỡ chừng 15 ngàn bài viết,
chỉ
trong số những ngôn ngữ được sử dụng nhiều trên thế giới". Kafka đã
được đọc,
bằng đủ thứ kiểu: văn học, ám dụ, chính trị, tâm lý.... Những cách đọc
như thế,
vẫn là thiểu số, so với con số những bản văn, đưa tới một phát giác rất
ư là kỳ
cục của chuyện đọc sách, rằng, cùng một bản văn, mà, có người đọc thì
cười, có
người thì chán. Con gái tôi, là Rachel, đọc Hoá
Thân vào năm nó 13 tuổi, và thấy "tếu lâm" [humorous]; Gustav
Janouch, bạn Kafka, coi đây là một ngụ ngôn tông giáo, đạo hạnh.
Bertold Brecht
đọc nó như là một tác phẩm "của một nhà văn Bôn sê vích thứ thiệt".
Nhà lý luận Mác xít người Hung, G. Lukacs, thì lại coi đây đúng là sản
phẩm suy
đồi của một tên trưởng giả. Borges đọc nó như là một cách kể lại
[retelling] những
nghịch lý Zeno. Nhà phê bình người Pháp, Marthe Robert coi đây là một
thí dụ về
tính trong sáng bậc nhất của ngôn ngữ Đức. Những câu chuyện kể của
Kafka, được
nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm đọc của ông, dâng hiến, và lấy đi, cùng một
lúc,
toan tính đọc để hiểu, tức ảo tưởng hiểu, nắm được ý nghĩa của bản văn,
như thể,
những bản văn của Kafka đó, chúng giống như những bản nháp, của một nhà
văn tên
là Kafka, nhằm thoả mãn một người đọc tên là Kafka.
Alberto
Manguel: Một lịch sử về chuyện đọc
sách [A history of reading]
Thành thử,
khi Sến Cô Nương cho biết, Kafka là tác giả gối đầu giường của Sến, Gấu
thực sự ngạc nhiên.
Văn Sến, độc, lạnh, gây sốc, thí dụ, “ngửi khói hàng xóm đủ no”… nhưng
không tếu.
Ai, ngoài Schulz ra, ảnh
hưởng tới ông?
Grossman: Kafka, tuy nhiên, thật khó mà kiếm thấy một nhà văn không bị
ảnh hưởng bởi Kafka, ngay cả khi người này không viết cùng một cái văn
phong như của Kafka. Kafka là một giai đoạn văn học mà bạn bắt buộc
phải vuợt qua [Kafka is a literary stage you have to go through]. Tôi
luôn luôn tưởng tượng ra cái xen, Kafka đứng, hai tay trên bờ cửa sổ,
nhìn bên trong vào cuộc đời [looking inside into life]. Như thể ông
nhìn ra phía bên ngoài từ cái chết, ngay cả khi ông đang còn sống. Tôi
chưa tìm ra điều này, ở bất cứ nhà văn nào khác.
Trong Chết như là Cách
Sống, Death as a Way of Life, ông phán: “Tôi không thuộc về số người
coi Lò Thiêu là một sự kiện đặc thù Do Thái”.
Grossman: Tôi không nghĩ, người ta có thể tách "tính Do Thái", the
Jewishness, ra khỏi Lò Thiêu, the Shoah, nhưng đây là một sự kiện mắc
mớ đến toàn nhân loại. Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra
cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu. (2)
Cứ như
câu
trả lời của David Grossman, thì quả là Sến gối đầu Kafka thiệt!:
A belief
like a guillotine – as heavy as light.
Franz Kafka:
Reflections on Sin, Suffering, Hope, and the True Way
[Niềm tin
thì cũng giống như cái máy chém. Nặng như thế. Mà nhẹ, cũng như thế].
Hai Lúa tin
rằng nhà thơ VC Phạm Tiến Duật phải đã từng đọc Kafka, nhất là câu
trên, mới nẩy
ra hứng sáng tác, câu thơ thần sầu:
Đường ra trận
mùa này đẹp lắm!
Cái máy chém
đó. Niềm tin đó.
Nhẹ và đẹp,
như câu thơ của họ Phạm.
Nặng, là cái
chết của ba triệu người, ở cả hai miền, kể cả thường dân và binh sĩ.
Bằng con số
nạn nhân Lò Thiêu.
One reads in
order to ask questions.
Kafka [
Alberto Manguel trích dẫn, trong A history of Reading]
Người ta đọc,
để hỏi.
Yet any
translation, however influencial, harbors its own dissolution.
Literature
endures; translation, itself a branch of literature, decays.
Cynthia
Ozick: The Impossibility of Being Kafka, Sự Không Thể Là Kafka. In
trong Quarrel & Quandary,
tập tiểu luận, nhà xb Vintage, 2001.
Dịch, cho dù
ảnh hưởng tới cỡ nào, cũng chỉ là trò thả mồi bắt bóng, nghĩa là, lấy
cái tâm sự
nát tan - hay như người ta nói, sự phản bội kia - như là niềm cưu mang
của
chính nó:
Giật mình,
mình lại thương mình xót xa!
Văn, như gừng, càng già càng cay.
Dịch, như củi,
càng lâu càng mục.
.
Cuốn “Những
phê bình gia của thời chúng ta và Kafka”, Gấu mua trong đống sách bán
xon của
tiệm bán sách Tây độc nhất, nhưng đã sập tiệm, ở Toronto, Champlain
Gần như đủ hết những tên tuổi lớn, đều có tiếng nói về nhà văn, sách
hân
hạnh được
Sến gối đầu giường, và, đã từng tuyên bố, Cáp Ca là người Mít, khi được
hỏi, liệu
có tí mùi Kafka trong văn của bà....
Librairie
Champlain: A French Bookstore - CLOSED
City's lone French
bookstore to close
Ui chao Gấu có
không biết là
bao nhiêu kỷ niệm với tiệm này. Cuốn Lý
Thuyết Tiểu Thuyết, La Théorie du Roman, của G. Lukacs, mua ở đây,
khi nó vừa được tái bản.
Mua gửi NN,
giữ
cuốn cũ lại, của 1 ông bạn, quen qua NTV, ở Montreal, tặng. Ông này mua
cuốn này
cùng thời với Gấu, mua ở Sài Gòn, những ngày mới làm quen với Lukacs.
Cả một bộ
Ðệ Nhất Kỳ Thư, Dits et Écrits mấy ngàn trang của Foucault, gồm
4 tập.
Cuốn Bịnh Nhân Anh, bản tiếng Tây, mua chỉ vì cái bài giới
thiệu bản
tiếng Pháp.
Ðó là thời gian đọc sách. Khi có internet, kể như không còn ghé tiệm
nữa. Tiệm
đóng cửa cũng chẳng hay. Ðệ Nhất Kỳ Thư là nick của NTV gọi bộ
sách của
Foucault. Trong tiệm cũng có 1 khu trưng bày sách cũ. Gấu vớ được 1
cuốn về
Kafka, gồm gần như toàn thể những phê bình gia hách xì xằng nhất thế
giới, viết
về ông. Có những quầy thật dặc biệt, dành cho từng nhà xb, từng tủ
sách, Gallimard,
Point, Policier... Tất nhiên làm sao thiếu khu dành cho sách mới ra
lò,
sách được giải thưởng...
Nguyễn
Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì
chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được
cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời,
giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân
sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc
Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân
truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của
lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch
ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài
hương. Nó ngấm vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra
khỏi vườn Địa Đàng. Tôi đã viết về Nguyễn Tuân thứ xịn này: Cảnh Huấn
Cao phán, những con người như ông, những chữ như thế này, phải tìm đất
khác để mà tụ lại, chẳng thèm nghe viên cai ngục lí nhí, xin bái lĩnh,
ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.
Sẽ có
người bực mình, đã đọc Chữ Người Tử
Tù, đâu có thấy những dòng chữ bịa đặt trên? Thiển nghĩ, đọc là
mô phỏng, là tưởng tượng, là thêm thắt...
Nếu như bạn muốn trung thành với văn bản, xin thưa đây: Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, theo như kể
lại, là cuốn họ Nguyễn đắc ý nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu: "Xuyến
người bên lương hay người bên giáo?" Ôi chao, phải đốt bao nhiêu nhân
sinh hệ luỵ, phải nghe bao nhiêu lần tiếng cười ở nơi cổ họng cái chết
(6) phải tàn bao nhiêu ngọn đèn dầu lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu
lần, bỉnh chúc (8) bao nhiêu phen, phải để cho nhân vật của mình ngã
ngửa ra giẫy đành đạch ngay giữa sân đình, rồi cứng đơ người, rồi á
khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có thể phán một câu nhẹ nhàng như
vậy: "Xuyến người bên lương hay là bên giáo?"
"Nguyễn
Tuân hỏi tôi
:-Có nhớ Két không?
-Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?
-Cứ đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.
Thì ra cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị chút nào, chính Nguyễn Tuân
mới đang hồi tưởng..."
(Cát Bụi Chân Ai, trang 12. Tô Hoài, nhà xb Thanh Văn, Cali, không ghi
năm).
Mắt
xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người, nhưng văn cũng
để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn Tuân, là để giấu
con người thực của ông. Người đọc sướng điên lên, vỗ đùi bành bạch, vì
nét tài hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt mắt xanh
của ông, phải là độc giả của những câu văn nhẹ khôn kham: "cứ đến ngồi
đây là mình lại nhớ đến nó. Không hiểu sao."
Một chuyến đi
Cái mà Võ
Phiến thiếu, nhất, là 1 cõi lòng nhân hậu, khi viết về bạn văn.
Thí dụ, nhiều
lắm:
Ông viết về
nhóm Giao Điểm: Không "làm cách mạng" được, thì "làm dáng":
Viết về nhóm
Sáng Tạo: hoa hòe hoa sói, kiểu cách, ưỡn ẹo, hoặc tối tăm rối rắm.
Thua cả đàn
em của ông, cũng dân Bình Định, là Nguyễn Mộng Giác: Chưa bao giờ VP
dám khen 1
tay nào viết bảnh hơn ông, NMG thừa sức làm điều này. Tham vọng văn học
của NMG
cũng bảnh hơn, trường thiên tiểu thuyết, nhân vật trùm xứ Mít: Nguyễn
Huệ.
NMG về với
VC Gấu tiếc hùi hụi, còn VP, never!
Hà, hà!
Làm sao mà
VP viết nổi câu văn bình thường: Cứ
đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không
hiểu
sao.
Nguyễn Tuân
buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay tìm cách giải thích
"vấn nạn
này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim Dung. Bằng một cách nào đó,
Nguyễn
Tuân đã giữ thân nhiệt của mình không bị môi trường Mùa Thu làm thay
đổi. Và nếu
ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn) nghĩ đến bạn mình. Ở đây, ta lại
thấy vị thiền
sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế mèn hăm hở với giấc mơ trừ hết ác ôn
tề nguỵ.
Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..." đâu có khác gì hành động của vị sư
già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh Các, khi thấy hai ông sư giả cầy Mộ
Dung
Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung kinh kệ tìm cho đủ 72 tuyệt kỹ võ
công Thiếu
Lâm, đã cố nhét những kinh Phật xen vô, để hy vọng cải hóa...
Nhân đang viết
về Nguyễn Tuân vs Võ Phiến, gặp khúc này trong Blog VTN (1)
- Phải công
nhận là Nguyễn Tuân có cái sòng phẳng của ông, ông không giấu cái tật
mê thanh,
mê sắc hồi xưa, song những duyên nợ dềnh dàng ấy, nay cái gì thấy cần
phải dẹp
đi, là tự ông dẹp đi liền. Một chuyện như thế này, không phải tự mồm
Nguyễn
Tuân nói ra, thì ai mà biết được. Đầu tháng 10-1954, ông có chân trong
bộ phận
cán bộ về tiếp quản thủ đô. Địa điểm tập kết là Hạ Hồi, Hà Đông. Trong
khi những
anh em khác chờ xe ô tô thì Nguyễn Tuân mượn bằng được chiếc xe đạp của
ông chủ
nhà trọ để đạp về Hà Nội. Về đến Bờ Hồ ông đang đi quanh quẩn thì nghe
có tiếng
chào : “Kìa, ông đã về”. Thì ra một bà chủ cô đầu. Bà hẹn ông đến chơi.
Nhưng từ
bấy đến khi ông qua đời, cái hẹn ấy ông vẫn chưa trả.
Trong phim Lã Sanh Môn, chỉ
vì ăn cắp con dao mà người tiều phu đã nói sai đi một chút về
sự thực cái chết của tay võ sĩ đạo. Cũng thế, là mọi nhân vật, từ tên
cướp cho
tới bà vợ, và luôn cả tay võ sĩ đạo, khi được triệu hồn. Nhưng, cũng
người tiều
phu, khi thấy không thể bỏ đứa con nít, thì lại đành nhận để nuôi, dù
quá nghèo
khổ.
Cái cú, nhờ
nó, nhân loại sống sót, chính là cái cú ăn năn, “cũng đành” đó!
Mít chúng
ta, trong văn chương, lẫn trong đời sống, chưa hề tỏ ra “ăn năn”, “cũng
đành”
như vậy.
Cú này, Gấu
gọi là đòn “hồi mã thương”, nhân đọc truyện ngắn Võ Phiến, rồi lần ra
sư phụ của
ông, là Zweig. Nhân vật Võ Phiến gục ngay cú đầu, không làm sao gượng
lại được.
Trong khi chính cái cú hồi mã thương mới là cú làm cho nhân loại....
sống sót!
*
Tôi đọc Võ
Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng
bạn bè
chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã
từng in
cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu,
khi ông
anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ
Mùa Lúa
Mới, phát hành đâu từ miền Trung. (1) Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm
quen những
nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do,
thời gian
sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ
giúp tôi
giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc
chiến
khốn khổ khốn nạn đó...
Lý do tôi không đọc Võ Phiến
nữa, chính là nhờ
ông, tôi lần ra một tác giả khác, giải quyết giùm cho tôi, một số câu
hỏi mà những
nhân vật của Võ Phiến không thể vượt qua được. Đó là
Stefan Zweig....
Nhân vật của Võ Phiến rất
giống nhân vật của
Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng đọc Zweig, trước khi khai sinh ra
những Người
Tù, Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau
Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những
cuộc phiêu
lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm tởm cái
thân thể
mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của Zweig cũng
y hệt
như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm chết người
khủng khiếp
đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ vậy, họ vẫn
còn là
người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si... (2)
Cái đòn thứ nhì này, tôi gọi
là đòn gia bảo,
gia truyền, không thể truyền cho ai, bất cứ đệ tử nào, như trong Thuyết
Đường
cho thấy, Tần Thúc Bảo không dám dạy La Thành cú Sát Thủ Giản, mà La
Thành cũng
giấu đòn Hồi Mã Thương...
Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh
Trăng, anh chồng
biển lận khiến cô vợ quá thất vọng bỏ đi làm gái. Anh chồng tìm tới
nơi, lạy lục,
than khóc, cô vợ mủi lòng quá, bèn quyết định từ giã thiên thai, trở về
đời.
Trong bữa ăn từ giã thiên thai, anh chồng
không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi đòi lại mấy đồng tiền
tính dư, cô
vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng Kim.
Hay trong Người Chơi Cờ, nhân
vật chính, nhờ
chôm được cuốn thiên thư dạy chơi cờ, mà qua được địa ngục. Về đời,
thần tiên
đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa, nhưng làm sao không? Chơi lần sau, là
đi luôn!
Nhân vật của Võ Phiến, sau cú
đầu là té luôn,
không gượng dậy được nữa. Thí dụ cái cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại
Người
Tình Trong Một Đêm, bỗng tởm chính mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà
chớn tới
mức đó!
Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô
gái, con một tay
công chức (?), thất tình, anh bỏ đi theo kháng chiến, thay cái
"libido" bằng "cách mạng", cuối cùng chết mất xác, không thể
trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu đời...
Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ
không lầm, thường
viết thư sai con đưa tới mấy ông bạn cũ, để xin tiền. Lúc rảnh rỗi, hai
cha con
không biết làm gì, bèn đóng tuồng, con giả làm Điêu Thuyền, bố, Lã Bố...
Võ Phiến còn một truyện ngắn,
không hiểu sau
khi ra hải ngoại, ông có cho in lại không, đó là truyện một anh CS về
thành, được
trao công việc đi giải độc. Giải độc mãi, tới một bữa, anh nhận ra là
thiên hạ
chỉ giả đò nghe anh lảm nhảm tố cộng,
nhưng thật sự là đang lo làm việc khác... Tôi không hiểu có phải đây là
một thứ
tự truyện hay không.
Lần trở lại đất bắc, tôi gặp
một ông rất có
uy tín, cả trong giới văn lẫn giới Đảng, (đã về hưu). Ông cho biết, vụ
VP bị CS
bắt là hoàn toàn có thiệt. Nhưng chuyện ông được tha, không phải như Tô
Hoài
cho rằng mấy anh đưa người ra bắc trong chiến dịch tập kết năm 1954 đã
bỏ sót,
mà do một tay tỉnh ủy (?) có máu văn nghệ, đã ra lệnh tha, cho về
thành....
Sở dĩ tôi không thể nhớ đã
từng viết về VP, một
phần là do lớp chúng tôi chờ mong ở ông cái cú hồi mã thương, tức là
cái kinh
nghiệm ăn ở với người CS của ông, nó ghê gớm ra làm sao. Sau này, chúng
tôi đọc,
ở những tác giả khác, Koestler chẳng hạn... Có thể, khi giữ trang VHNT
cho Tiền
Tuyến, do cần bài, tôi đã viết về ông, và sau này, NXH đã đăng lại trên
Văn.
Nguyễn Hưng Quốc, trong bài viết "Có mấy NQT", trên Talawas, nhận định,
ông không coi những bài viết về VP trước 1975 có giá trị [... của Phan
Lạc
Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh,
Nguyễn Quốc
Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn.... tôi không xem các bài viết hay các trích
đoạn ấy
có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng], những tác giả khác,
không dám
nói, nhưng với của tôi, cái dở đó có thể còn vì lý
do, là VP đã ở ngoài những thắc mắc văn chương
của lớp chúng tôi.
Cái sự kiện
Ông Số 2 ngồi ở tòa soạn đại nhật báo, đại cơ sở báo chí của ông, ở
Mẽo, bùi
ngùi (?) phán, ở Sài Gòn, có kẻ chết đói, ngay bên hông Chợ Bến Thành,
cho thấy,
tấm lòng của ông đối với xứ Mít.
Cái sự kiện,
ông chửi VC thoải mái, chẳng có tí mặc cảm, và trong khi chửi VC đập
phá miếng
đá tưởng niệm thuyền nhân tại 1 trại tị nạn, đã chôm 1 câu thơ, hay 1
cái tít,
của "ông số 1" làm cái tít cho bài viết của ông ta, cho thấy, có 1
cái gì đó liên quan đến đòn… Hồi Mã
Thương!
Ðến điều gọi
là sự sống sót của giống Mít, sau cú 30 Tháng Tư 1975. (1)
Thái độ của
VP trong vụ gây nên nỗi buồn lớn trong đời viết của NMG, cũng quá tệ.
Với cương
vị của ông, chỉ cần vài dòng, phân biệt đâu là thực, đâu là giả, trong
tiểu
thuyết, là NMG hết buồn liền. Thay vì vậy, sợ Mặt Trận Khiến Chán quá,
chắc thế, ông đếch cho NMG viết bài
thanh
minh trên tờ VHNT do ông làm Trùm [cái này là Gấu nghe kể lại thôi nhe,
hình
như cũng có đọc đâu đó, nhưng không nhớ].
Sở dĩ Gấu, bị
băng đảng NS/DA nện "đau ra trò", dòng dã cả năm trời, khi Gấu dám chê
tập truyện ngắn Mây Bay Đi của NS, ngay cả khi NS viết bài
trên báo Sống,
“Thưa Nguyễn Quân” yêu cầu trả lời, ấy là vì Gấu rất sợ đòn đâm sau
lưng
chiến sĩ của “phe ta”, thí dụ như khi VP lắc đầu, đếch cho NMG trả lời.
Ngay từ
hồi “đó đó”, là Gấu đã hiểu ra rằng, mi muốn trả lời "thằng nào con
nào", là phải sử dụng diễn đàn của mi. Hờ hững, hay không hờ hững thì
Gấu cũng “đâu
thèm” trả lời Thầy Kuốc/Sến Cô Nương, 1 phần là vậy, ngay cả khi Sến
"xúi
dại", sao anh không trực tiếp trả lời, mà cứ để cho độc giả talawas đỡ
đòn
giùm.
Phải đến khi lập trang Tin Văn, không còn tá túc nơi VHNT của PCL, và
khi
đi xong 1 đường tố cáo Cái Ác Bắc Kít, và chờ quá thời hạn “Phép Lạ Bí
Ấn” mà
Thượng Đế ‘grant” [ban cho], tức là chờ quá 70, thất thập cổ lai hy,
thì lúc đó Gấu
mới ra đòn đáp lễ!
Mà đáp lễ
ra
trò!
Cuốn sách được
mong đợi nhất hiện tại, không phải là "Em làm ơn im đi được không":),
mà là cuốn “Quê
hương tôi” của Tràng Thiên. Tất nhiên là Tràng Thiên là Tràng Thiên,
một trong
hai người viết tùy bút hay nhất Việt Nam, theo ý tôi, tất nhiên. Mà tôi
còn
thích người này hơn người kia nữa. Nghe đâu “Quê hương tôi” đã có mặt ở
Sài
Gòn. Nói chung với những cuốn đặc biệt như thế này thì nên vơ lấy ngay
khi có
thể. (1)
Note: Không
lẽ VP cũng… “hồi chánh” ư?
Lạ quá!
NQT
Làm sao mà
so Tuỳ Bút Võ Phiến với của Nguyễn Tuân được. Nếu coi TB VP hơn TB NT
thì có thể
là do tuổi tác, đúng là còn trẻ. Thứ nữa, do thời của NT qua rồi, cùng
với những
thú vui của nó. Những Tàn Đèn Dầu Lạc,
Chiếc Lư Đồng Mắt Cua chẳng hạn, cũng là tùy bút vậy. Tùy bút NT
tới được
chiều sâu của con người, còn VP láng cháng trên mặt. Về chiều sâu của
con người
thì truyện ngắn của VP bảnh nhất, khó ai hơn được ông. Tôi đang viết về
đề tài
này.
NQT
Trên TV, có
tệ lắm hai bài về tuỳ bút Nguyễn Tuân. Tùy bút của VP là cũng từ tùy
bút của NT
mà ra, nhưng do không tới phần sâu của nó, nên chỉ khen lia chia cái
phần hoa
hoè hoa sói, thí dụ VP khen cái đẹp của 1 em “cong vút người”, như “cái
roi đánh
trống chầu”, trong 1 bữa hát cô đầu, nhằm tránh
cái hôn thô bạo của 1 vị khách. [Gấu không
nhớ rõ chi tiết].
Nguyễn Tuân thần
sầu ở những câu rất ư bình thường, thí dụ câu “Xuyến người bên lương
hay bên
giáo?": Viết cả 1 cuốn sách về cõi sa đọa, chỉ để phạng ra 1 câu rất
người
như thế, làm sao mà VP nhận ra được!
Nghe thấy rồi!
Nhất
Linh, khi viết Đôi Bạn, lăm lăm với ý tưởng, phải làm bật lên
hai nhân vật
chính là Loan và Dũng, cùng với nó, là một thế giới cũ, mà hai người bị
nó nghiền
nát, đưa tới một cô Loan giết chồng sau đó. Cứ tạm coi, “nghĩa chính”
của cuốn
chuyện là Loan. Nhưng về già, khi viết Viết và Đọc tiểu thuyết,
ông nhận
ra, nhân vật phụ là Hà lại nổi lên lấn át nhân vật chính. Cái cảnh từ
giã giữa
người yêu và cô khép lại cuốn truyện mới tuyệt vời làm sao! Anh chàng
tới từ
giã người yêu, để đi làm cách mạng, nghĩ trong bụng, chắc là căng lắm.
Nàng tuy
căng lắm, nhưng cứ tỉnh như không. Chàng ra về, trên đường, bóp chuông
xe đạp
leng keng, như một nỗi vui nho nhỏ, rằng cuộc chia ly đã không thê thảm
như là
chàng nghĩ. Tiếng chuông vọng tới tai người yêu, nàng “đau” lắm, đau
hơn cả nỗi
đau chia ly [Hà bị bịnh lao, nghĩa là chẳng bao giờ có cơ hội gặp lại
người
yêu], bĩu môi, buông một câu:
-Nghe thấy rồi!
Đây mới là “nghĩa chính” của Đôi Bạn, mà đến chót đời
Nhất Linh mới
nhận ra!
Chiếc Lư Đồng Mắt Cua của Nguyễn Tuân cũng kết
thúc bằng một câu
cà chớn như vậy:
-Xuyến người bên lương hay là bên giáo?
Hay câu kết của Bếp Lửa, nói lên ý nghĩa của bếp lửa:
-Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Câu nói đó, là câu nói của bao nhiêu năm sau này, của bao nhiêu
con người
sau này, đã sống sót cuộc chiến, sống sót cuộc bỏ chạy, sống sót biển
cả, sống
sót cuộc hội nhập nơi xứ người - như tiếng chuông xe đạp leng keng vọng
về Quê
Nhà.
-Nghe thấy rồi!
Chúng ta tự
hỏi, có gì nối kết những câu nói tưởng như bình thường, vô nghĩa
đó? (1)
Còn ở hải
ngoại này thì không một ai dí súng vào màng tang bắt viết, thì hà cớ gì
phải vừa
viết vừa cảnh giác đề phòng cộng đồng biểu tình chống đối?
Hoàng Khởi
Phong, trả lời Trần Văn Thuỷ: Ở hải ngoại này có tự do sáng tác hay
không?
Theo tôi, quả
là có nỗi sợ bị "dí súng vào màng tang", ở một số nhà văn hải ngoại, ở
những thời điểm nóng bỏng của nó.
Trong những
năm chiến tranh, Gấu tui may mắn có được một vài dịp bỏ chạy cuộc
chiến, nhưng
có thể, bởi vì nó dai như đỉa đói, cho nên, cuối cùng đều hỏng cả.
Có lần, vào
phút chót, tưởng đi mười mươi, lại khựng lại. Lý do khựng lại, không
phải do
ngoại cảnh, mà như thể có một người nào, ở bên trong Gấu, xúi bậy xúi
bạ, này đừng,
ra đi là... hết rồi, là khốn nạn đấy con ạ, đi là không thể nào trở về
được đâu,
mà có trở về, thì cũng chẳng còn gì nữa. Có nhớ chàng Lưu, chàng Nguyễn
không?
Đến Thiên Thai làm gì cho khốn khổ khốn nạn, khi trở về là hết đời của
mình rồi!
[Đào thơm đâu cần phải đến Thiên Thai mí có!]
Như thể đời
của lũ chúng tôi, chính là cuộc chiến khốn kiếp đó.
"Đời của
mi đâu rồi, hôm nay sao không đi đón mi?"
Gấu tôi chợt
nhớ Bông Hồng Đen, và câu nói đùa của bạn cô, những lần Gấu tôi bận
việc sở
không thể đi đón, khi tan trường...
Trở lại với
vấn đề dịch, một truyện ngắn, thí dụ như Em Yêu Anh Không của Khánh Trường,
ra
tiếng ngoại.
Nó đòi ít nhất
là hai điều kiện, cần và đủ, cho một định lý có tên là "Sống Cái Chết
Việt
Nam."
Thành thử mấy
ông bỏ chạy cuộc chiến, đã có tí mặc cảm, dịch là vứt đi!
Và phải đọc
truyện đó, hơn cả tác giả của nó, khi viết nó.
Với tôi, KT
tuy là người viết truyện, nhưng chỉ là thứ "thừa hành". Chủ nhân đích
thực của truyện ngắn, chính là cuộc chiến tại miền nam, với "người
hùng" thảm hại của nó - một thứ phản anh hùng. Đây là lý do tại sao
Thanh
Tâm Tuyền bỏ dở hai truyện dài viết về cuộc chiến vừa qua: Ông cố tạo
ra một thứ
anh hùng, nhưng sau cùng nhận ra, không thể...
Tác phẩm văn
học, theo tôi, luôn có một nhan sắc thầm, như để dành riêng cho một bạn
tri âm
của nó. Bạn phải ở một tuổi nào, đó, sống một cuộc đời, như thế nào,
đó, thì mới
đọc được, nó. Tôi muốn nói mới nhận ra được cái nhan sắc thầm kia.
Thí dụ, như
mọi người đều biết, Nguyễn Tuân, một con người rất tài hoa, với những
dòng văn
rất tài hoa. Nhưng cái nhan sắc thầm của ông, lại là những câu văn rất
mộc mạc,
như thể những tài hoa nhất mực như thế, là chỉ để làm bật ra cái mộc
mạc kia.
Hoặc giấu biệt nó, trước những cặp mắt phàm phu tục tử. Có lần tôi đã
sử dụng
huyền thoại mắt xanh, mắt trắng để nói về hai cái đẹp, một sắc sảo, một
mộc mạc
của văn Nguyễn Tuân. Với độc giả, bất kỳ độc giả, là cặp mắt trắng dã,
là nét đẹp
tài hoa, nhưng với một tri âm, ông lôi cái món ăn ông thích nhất, thí
dụ, món
cơm nắm ăn với muối vừng, tức cái mộc mạc giản dị, của một nhà văn miền
bắc.
Cuộc chiến
Việt Nam, nó giống như một thai đố, mà những mật hiệu, clues, cho thấy,
nó
"bắt buộc" phải như vậy. Bất thình lình, ngày 30 tháng Tư cho thấy,
nó không phải như vậy.
Cũng thế, nếu
nói về mặt văn học: Văn học xã hội của miền bắc. Nó y hệt như chủ nghĩa
Cộng Sản,
là cái nền khổng lồ mà nó dựa vào đó. Nó khổng lồ như là chủ nghĩa CS
khổng lồ.
Đùng một cái, ngày 30 tháng Tư, nó đụng vào một bức tường mềm, là cuộc
sống thực
của miền nam, nó gặp kẻ thù của nó, là nền văn học chẳng ai thắng ai,
nó gặp
"văn hữu" của nó, những nhà văn suốt đời chỉ mơ được làm một phó thường
dân. Nhân vật tiểu thuyết, những Sài những Mía, những Núp... đột nhiên
nhận ra,
mình có những phần giông giống họ, tôi muốn nói, giống những nhân vật ở
trong Ngoại Ô Dĩ An Và Linh Hồn
Tôi, Dọc Đường, Em Yêu Anh Không... nhưng
cứ cố tình vờ đi, để viết... dưới ánh
sáng của Đảng.
Norman Manea
đã từng tự hỏi, tại sao, một ông khổng lồ như thế, đột nhiên té chỏng
khu: Cuộc
sụp đổ nhanh chóng của đế quốc Đỏ.
Thế nào là bỏ
chạy cuộc chiến?
Có khi bạn sống
ở Sài Gòn, trong những ngày tháng cay nghiệt như thế đó, mà vẫn chỉ là
một thứ
bỏ chạy cuộc chiến.
Linda Lê, rời
Việt Nam năm 14 tuổi, mang theo được gì, từ cuộc chiến, từ cái gia tài
của mẹ,
vậy mà bà vẫn sống, tôi muốn nói, luôn đối đầu với Cái Chết Việt Nam?
Bà lấy ở
đâu ra, cái xác chết, là đứa trẻ Việt Nam, mà bà luôn cưu mang đó?
Cái xác chết,
như tôi hiểu được, cũng là cái bản đồ Việt Nam tỉ lệ xích 1/1 rách nát,
mà người
Việt cố mang ra ngoài này để vá víu lại.
Văn chương
Việt Nam hải ngoại, theo tôi, là một toan tính làm sống lại một đứa trẻ
đã chết,
mà Linda Lê luôn cưu mang ở trong bà. (2)
Hãy
yêu người bằng một thứ tình yêu cũ xì, cằn cỗi vì thương hại, cáu kỉnh
và cô
đơn.
"Aimer les hommes d'un vieil amour usé par la pitié, la colère, et la
solitude".
C. Milosz: Hành Trình qua Tây Phương.
Theo như GCC
mới được biết thì đây là cuốn Đất
nước quê hương (1973. VHTQ), được đổi tên là Quê hương
tôi. Có thêm vài bài viết lẻ tẻ. Nhã Nam xb.
Chúc mừng Võ
Phiến, sắp đi xa còn được về thăm quê hương!
[mượn ý Brodsky, “Cái phần đẹp nhất của
tôi, thì đã có ở đó rồi: Thơ của tôi.”]
Hà, hà!
Trong tiểu sử
của VP, trong VHTQ, ông viết, "bút hiệu khác: Tràng Thiên". Như thế,
không thể có
chuyện Vũ Hạnh cũng sử dụng bút hiệu này, vì nếu có, thì VP sẽ viết,
"dùng chung
với VH."
Cô Phương Thảo
là bút hiệu của Vũ Hạnh, như Gấu được biết, nhưng không biết, VP có
dùng bút hiệu
này hay không. Chắc là không, theo như trên. Gấu chưa từng tới tòa soạn
BK lần nào, chưa từng gặp VP,
trước
1975.
Ra hải ngoại, lần ở nhà NMG, ra mắt sách tại gia, cuốn Lần Cuối
Sài Gòn, NMG cho biết, có mời VP, nhưng ông không tới. Khi đó,
ông ở Los
Angeles.
Khi ông dọn về Little Sài Gòn, có lần, qua 1 bạn văn, ông mời Gấu ghé
nhà
chơi, nhưng Gấu ham chơi quá, không ghé được.
Cái vụ in
sách... Tràng Thiên, chắc là VP phải biết chứ, nhỉ?
Chắc là Người... gợi ý, để tên Tràng Thiên, giống như lần Người dịch
tên
cái sở gì
của Mẽo cho Người tiền để viết VHTQ?
Thơ
không thể dịch được, nhưng tên
sở Mẽo dịch ra tiếng Việt thì lại được!
Tính viết về
truyện ngắn VP, nhưng nghe tin Người hồi chánh, cho kịp chuyến sắp đi
xa, mừng
quá, đếch viết được nữa!
NQT
|