|
Ung Thư
"Thôi
về đi. Tôi buồn ngủ quá."
Ởkia cho
thấy rằng sau một đảo chiều lớn ở đầu phần thứ ba (xuất hiện nhân vật
Liêm, trước đó chưa hề có), mọi sự đã quay trở lại (theo cách không giống
trước): câu chuyện về bốn người bạn ở Hà Nội được nhìn bằng một con mắt
khác hẳn (Liêm là người Bắc nhưng ở Sài Gòn nhiều năm). Thêm một mốc thời
gian nữa: Điện Biên Phủ.
Read more »
Lần
trước tôi nói đến "khả năng quan sát" của nhà văn. Tôi nghĩ, đúng như
Marcel Proust nói (nói đúng hơn, nhân vật của Proust), cái nhìn của nhà văn
(theo đó, qua một chuyển dịch, cái nhìn của văn chương) không nằm ở "óc
quan sát", mà rất nghịch lý, ở chỗ: nhà văn chính là người không hề biết quan
sát, ít nhất là theo cái nghĩa thông thường vẫn hay được hiểu.
"Những
ngày tháng sẽ tới trong thành phố ngợp ngụa lạ hoắc mà khi trở về tôi tự nhận
là quê hương của mình." (Thanh Tâm Tuyền - Ung thư)
Ở lần trước (một lần nào đó) tôi đã nói đến phố Hàng Kèn là phố ngày nay
không còn tồn tại ở Hà Nội. Các nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ còn
tụ tập với nhau tại căn nhà trên một cái phố đã mất hút, phố Hàng Đàn. Hàng
Đàn nằm ở chỗ nay là Hàng Quạt, tôi cũng không rõ Hàng Quạt thế chỗ hoàn
toàn cho Hàng Đàn hay trước đây Hàng Đàn chỉ là một đoạn của Hàng Quạt.
Chi tiết "Thủ hiến" giúp xác định một mốc thời gian (Bắc Kỳ chỉ có thủ
hiến khi đã có Quốc gia Việt Nam cùng Bảo Đại, kèm một thứ nay rất ít người
còn hiểu là gì, "Hoàng triều cương thổ"); thêm một chi tiết nữa cùng dạng:
có một thời điểm các nhân vật nói chuyện với nhau, nhắc đến sự kiện de Lattre
(de Tasigny) vừa sang Đông Dương.
Tiếp
tục ở chỗ lần
trước dừng lại; số 39 của tạp chí Văn (Kafka ở ngoài bìa) đăng
nốt chương 2 của phần thứ hai Ung thư:
Read more »
Kỳ
trước đã nói tới hai nhân vật miêu tả ga Hàng Cỏ, là Nguyễn Tuân và Thanh
Tâm Tuyền. Còn một người nữa cần kể đến trong riêng địa hạt này: Bảo Ninh.
Vẫn chưa hết, có thêm một nhân vật nữa, xem ởkia.
Như vậy, Ung thư đã đi qua bốn chương đầu của phần thứ nhất. Ngay
dưới đây sẽ là chương cuối của phần một.
"Hà Nội vẫn đẹp, cái vẻ đẹp rũ rượi của người yểu mệnh".
Thanh
Tâm Tuyền và Ung thư.
Tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền được đăng nhiều kỳ (feuilleton)
trên tạp
chí Văn, trên rất nhiều số của tạp chí Văn. Giờ là lúc (rất)
nên đọc nó.
Số đầu tiên của Văn đăng tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền (chương 1
và chương 2 của phần thứ nhất) là số 31:
Bếp
Lửa_Hà Nội
[Note: Viết bên lề cuốn Bếp Lửa]
Trong Chuyện Nghề, Nguyễn Tuân sau khi ca ngợi những trang
viết của Nguyễn Huy Tưởng, trong Sống Mãi Với Thủ Đô, ông đã phàn
nàn "chúng ta có quá ít những trang sách viết về Hà-nội". Chúng ta ở
đây phải được hiểu, những nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến
đấu của thành phố trong thời gian chiến tranh, trong một trận đánh được
coi như "Điện Biên Phủ trên không" có thể là niềm tự hào, không phải của
riêng những người Hà-nội, nhưng cái cảnh "tôi nhét điếu thuốc lá vào mồm
tên giặc lái" mà Nguyễn Tuân tả trong Hà-nội ta đánh Mỹ giỏi chỉ có thể
được "giải trừ" bằng những tâm trạng, thí dụ như của một người dân bên
hồ Trúc Bạch, bao nhiêu năm sau, khi ôm hôn tên giặc lái mà ông đã từng
nhào xuống hồ để cứu thoát: "Tôi không hiểu tại sao tôi làm vậy, lúc đó,
và bây giờ, khi gặp lại ông, tôi đã hiểu ra rồi".
Giả như ông đọc Bếp Lửa?
Tôi không tin ông đọc được Bếp Lửa. Có gặp thì cũng
trơ mắt ếch ra mà thôi.
Bởi vì cả sách lẫn người đọc, đều không nhận ra nhau.
"... Bếp Lửa "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954;
đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết."
Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm
sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân
miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong
Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử,"
mỗi nhà văn là một kẻ sống sót."
"Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản,
dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn
loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười
bẩy năm.
Đây không phải là quyển tiểu thuyết đầu tay của tôi.
Quyển đầu tay tuy được một nhà xuất bản nhận in năm 1955,
vào phút chót tôi đổi ý, rút lại sách, quyết định không xuất
bản.
Quyển Bếp Lửa rất có thể đã chịu chung số phận của quyển
đầu tay, nếu không may mắn gặp ông Nguyễn Đình Vượng [chủ báo Văn,
chủ nhà in, nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng].
Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay
sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại –
quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est
un autre [Tôi là kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ."
Thanh Tâm Tuyền: Thơ giữa chiến tranh và trại tù
*
Những thành phố như thế đó, tạo thành những mê cung
tâm thần, mental mazes.
Mental mazes. Chữ của Elisabeth Lowry, khi điểm cuốn Những
thành phố tưởng tượng: Kinh nghiệm phố phái và ngôn ngữ tiểu thuyết,
Imagined Cities: Urban experience and the language of the novel, của
Robert Alter, [nhà xb Yale University Press], trên TLS số 24 Tháng Hai,
2006.
Những thành phố lớn trên thế giới, Lowry viết, chúng
được tưởng tượng đi, rồi tưởng tượng lại, ở trong văn chương. Chỉ nội
một cục gạch trên đường phố Paris, là đã có không biết bao nhiêu
là "phần hùn", bao nhiêu là "đối tác" từ văn chương, từ ký sự... Và
những đối tác như thế đó, chính chúng, hiển nhiên là cũng được nhập
vào thành phố, có hộ khẩu thành phố!
Goethe, dân tỉnh lẻ Weimar, bị quyến rũ bởi một viễn ảnh
về La Mã, kinh đô của những ông Hoàng bà Chúa. Charlotte và Anne
Bronte du lịch London, tưởng tượng thành phố với đủ các thứ người từ
bốn phương tụ lại, chắc cũng giống như thủ đô Angeria, một xứ sở mà
họ bịa đặt ra cho những trò chơi hồi còn nhỏ dại. Proust, trong Đi
tìm thời gian đã mất, tin rằng, không như những thành phố thực khác,
Florence và Venice là do trí tưởng tượng của con người thêu dệt ra.
Nhưng, thành phố hiện đại, đối với con người hiện đại như
chúng ta, là một cái gì vượt quá những tòa nhà chọc trời, đại
lộ siêu tốc: nó là biểu tượng đầy quyền uy về những nỗi sợ, và những
ước mong thèm muốn của chúng ta. Hơn thế nữa, nó còn là cái hàn thử
biểu cho biết sự đáp ứng của chúng ta, về những đổi thay.
Hàn thử biểu chỉ ra sự đáp ứng của con người, về đổi thay:
Đây chính là khởi điểm của Alter, trong cuốn sách viết về cảnh tượng
phố phái văn chương hiện đại, the modern literary urban landscape.
Hà Nội, 1954, đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng,
chia lìa hoặc cái chết.
Hà Nội, 2006: Con sói cô đơn giữa bầy chó thủ đô.
*
Ngắn, gọn, chính xác, thật duyên dáng, rất dễ đọc,
Elisabeth Lowry khen cuốn Những Thành Phố Tưởng Tượng của Robert Alter.
Lộ trình chọn lọc, chỉ nhắm những cây đa cây đề, only the major landmarks:
Flaubert, Dickens, Woolf, Joyce và Kafka, và vòng lại, với Andrei Bely
(1).
(1) Petersburg, by Andrei Bely, 1916-1922. A symbolist novel
of terrorism. Một cuốn tiểu thuyết mang tính biểu tượng về khủng
bố.
[Nhật ký Tin Văn nk_06/47]
Trong cuốn tiểu thuyết siêu thực của Andrei Bely, Petersburg,
tiếng tích tắc của trái bom khủng bố bao trùm lên mọi động tác
của cuốn truyện, và thành phố là một "chiều thứ tư" không hiện diện
trên bất cứ một bản đồ nào.
Xuyên qua lịch sử văn hóa Tây-phương, thành phố đứng
sừng sững, như để chứng thực nỗi hoang mang của con người, về mối liên
hệ giữa nó và cái thế giới do nó tạo dựng nên: Babylon, Babel, Rome,
Sodom, New Jerusalem đã đem đến cho trí tưởng tượng của những người Thiên
chúa giáo, những hình ảnh về quyền lực và sự ung thối, sa đọa, thiên
đàng và địa ngục. Sự hủy diệt của những thành phố thường làm cho con
người khiếp đảm.
Theo một nghĩa nào đó, Hà-nội và Petersburg có chung
một (hay nhiều?) kẻ thù: Xuyên qua lịch sử của Hà-nội, kẻ thù của nó
là những cơn lũ lụt khủng khiếp của sông Hồng.
Nơi người chết mỉm cười
"Những thành phố tưởng tượng" là câu chuyện của sự ra
đời của chủ nghĩa hiện đại, giản dị được định nghĩa ở trong cuốn sách
của Alter, như là sự phát triển của "trọn một bộ những hành xử riêng
biệt, trong sự triển khai mang tính tiểu thuyết của ngôn ngữ", và nhờ
vậy mà có thể bầy ra "một dạng thức mới của thực tại".
Alter's story is really that of the birth of the modernism,
simply defined here as the development of 'a whole set of distintive
pratices in the novelistic deployment of language' that enabled the
representation of 'a new kind of reality.'
Nếu như thế, thì Nguyễn Khải mới chính là người chỉ
cho thấy mặt sau của Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Người viết đã từng nhắc
tới những trang này của Nguyễn Khải, viết về một cô Hiền nào đó, của
Hà Nội. Mới đây thôi, hình như Vương Văn Quang thì phải, cũng có
một ký sự về một lần tới thủ đô, và cũng đã góp một phần vào cái việc
trình bầy cho độc giả một Hà Nội khác.
Ba tập
thơ tôi đang giữ trong tay có tựa hǎ̉n hòi (tức là không có chỉ
dấu hợp chung với các bài thơ khác của cùng tác giả), điều này
chứng tỏ chúng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tác
giả, một giai đoạn mà tác giả đã phải chịu những hệ lụy nặng nề
nhưng lại không nhất thiết đen tối cǎn cứ theo những gì được viết
ra : tập “Thơ ở đâu xa” của Thanh Tâm Tuyền, tập “Hoa xương rồng”
củạ Trần Minh-Hải và tập “Ác mộng” của Hoàng Hưng. Ở Thanh Tâm Tuyền,
đối với những kẻ đã quen biết thơ ông hǎ̉n sẽ khám phá ra một
khuôn mặt khác không giống khuôn mặt người thơ trẻ “nǎng nổ” kiêu kỳ
phá phách thời “Tôi không còn cô độc” khi ông còn là một trong những
nhà thơ tiên phong của nhóm Sáng Tạo. Thanh Tâm Tuyền trong thơ tù
hiền lành như triết gia, tình cảm tự nhiên (vì tình cảm của
ông hồi xưa lạ lǎ́m, nó mãnh liệt thật nhưng gần như bất thường
–hay nói khác đi, vì mãnh liệt nên bất thường !) trầm tĩnh,
lǎ́ng đọng. Tôi đặc biệt xúc động khi đọc những bài thơ ông viết cho
con gái, cô Th -viết tǎ́t tên người, trịnh trọng như viết thư tình
lần đầu cho người yêu- nhân ngày sinh nhật của cô (tôi ao ước viết
được như vậy cho con gái tôi). Nếu không có những ghi chú ngày tháng
cùng nơi chốn, nhiều bài thơ của ông đọc lên nghe như thơ Đường,
nếu không thể là Đường của Lý Bạch được thì cũng Đường Vương
Xương-Linh , mà nếu có giọng xã hội một chút thì là Đường của
Đỗ Phủ , Đỗ Mục. Thí dụ bài Thức sớm có khác chi với một bài
đường thi hay ít ra là một bài đường thi được phỏng dịch ? Kẻ ở
ngoài song sǎ́t chưa chǎ́c có được những ý tưởng trong lành như vậy.
Hóa ra tâm tình chàng T3 thời Sáng Tạo còn khúc mǎ́c hục hặc với
đời hơn là khi nǎ̀m trong trại tù Long Giao !
Nguồn [broken]
Thơ Ở Đâu Xa
Note: Gấu đọc, lần đầu bài thơ
trên, của Beckett, là qua Thơ Ở Đâu Xa của TTT.
Điều làm Gấu ngạc nhiên, là khúc trên được viết ở trong tù,
mà lại viết cho cô con gái nhà thơ đọc, mà để nói về 'tôi muốn tình
tôi chết'.
Chỉ đến
khi BHD mất đi, thì Gấu mới ngộ ra, đây là nói về Hà Nội.
Gấu dùng lại 'điển tích' trên, để viết về BHD, và về Hà Nội
của Gấu.
BHD gốc Hà Nội.
*
Thí dụ bài Thức sớm có khác chi với một bài
đường thi hay ít ra là một bài đường thi được phỏng dịch ?
GNV đã từng
viện dẫn, ý trên, để nói về thơ của... Gấu, trong bài viết Dạ Vũ Ký Bắc
*
Trong bài viết Thời giết người,
Killing Time, về cuốn 1984 của Orwell, cho tờ
Người Nữu Ước, Steiner cho biết, cuốn sách
còn một cái tít nữa, là The Last Man in Europe, Người cuối cùng
ở Âu Châu, nhưng sau cùng, tác giả và nhà xb, còn là bạn thân của Orwell,
đã chọn cái tít 1984. Bản thảo cuốn sách được hoàn tất tháng 11 năm
1948, và Orwell đã giản dị đảo ngược 48 thành 84.
“Nó là một cuốn sách mà tôi không tính đánh bạc với nó trên
phạm vi lớn” [It isn’t a book that I would gamble on for a big scale],
ông viết thư cho nhà xb vào Tháng Chạp 1948.
Thành công của cuốn sách vượt quá sự tưởng tượng của mọi người,
như chúng ta đều biết. Nhưng nhận định của Steiner về nó, mới thật là tuyệt
cú mèo: Bằng cách gọi như thế, Orwell đã xén thời gian, lấy một mẩu cho
riêng ông (1). Và như thế, theo Steiner, 1984 bảnh
không thua gì K mẫu tự của Kafka: Kafka nhận
xét, vào năm 1914: "Tôi nhận thấy mẫu tự (letter) K tởm lợm, hầu như
phát mửa; tuy nhiên tôi viết nó ra, nó phải có một đặc trưng của tôi."
Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh
viễn thuộc về, chỉ một người.
Ui chao, nếu nhìn như vậy, thì
cuốn Bếp Lửa có lẽ còn một cái tít thật bảnh cho nó là: 1954!
Và như thế câu phán của Quỳnh Dao lại quá quá thần sầu!
(1)
By opting for Nineteen Eighty-Four, George Orwell achieved
an uncanny coup. He put his signature and claim on a piece of time. No
other writer has ever done this. And there is, I think, only one genuine
parallel in the records of consciousness. Kafka knew (we have his witness
to this realization) that he had made his own a letter in the Roman alphabet.
He knew that "K" would for a long time to come stand for the doomed
mask that he assumed in his fictions that it would point ineluctably to
himself. The litany of the letter is spelled out by the English poet
Rodney Pybus in his "In Memoriam Milena":
K and again K and again K
K for Kafka
K from The Castle
K from The Trial
K the mnemonic of fear:
O Franz I cannot
escape that letter K after K-
But although it is now active in scores
of languages (I understand that "Kafkaesque" has adjectival status even in
Japanese), the identification of “K" with Kafka probably does not extend
beyond a literate minority. On a scale vastly beyond the enormous readership
of the novel itself, Nineteen Eighty- Four has been, will be drummed
into man's time sense. Shakespeare does not own "S"; no twelve months are
his monopoly. The Nineteen Eighty-Four preemption is one that neither
literary theory nor semantics is really equipped to deal with.
G. Steiner: Killing Time [trong George Steiner at The
New Yorker]
“Cô không phải là đàn ông. Hôm
nay người ta có thể thân nhau lắm mà ngày mai đã hững hờ rồi, vì nhiều
nguyên cớ mà cũng có thể chẳng có nguyên cớ nào hết. Rồi người ta lại
có những người thân khác, thân khác nữa, mỗi năm, mỗi giai đoạn của cuộc
sống.”
Bếp Lửa
Ngày 22 tháng 3 năm nay, 2010,
là đúng 5 năm nhà thơ từ giã chúng ta. Trong những nhận xét về thơ của
ông, có của Quỳnh Giao, theo người viết, thật độc đáo:
“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được
đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế
giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người
ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”
Năm năm đã qua, liệu đã đến lúc
chúng ta giải phóng nhà thơ ra khỏi thời của ông, như cách nhìn của Steiner
về nhà văn và thời của người đó, rằng, tất cả văn chương lớn thì giầu
có hơn, và vượt ra ngoài vòng ôm của một thời, that all literature is
richer than any single subsequent time could possibly appreciate in full.
(1)
Đây cũng là ý của Bakhtin, khi ông trả lời một tờ báo Nga về
tương lai của môn nghiên cứu văn học Nga: “Tác giả và những người đồng
thời với họ nhìn, công nhận, và đánh giá, chủ yếu về điều gần gụi với
những ngày của chính họ. Tác giả bị cầm tù bởi thời của anh ta, bởi sự
hiện diện của chính anh ta. Thời tiếp thời và những thời kế tiếp nhau như
thế sẽ giải phóng anh ta ra khỏi sự cầm tù, và giới học giả được vời tới
để tham dự vào cuộc giải phóng này”
Nhưng,
liệu có thể, viết lại một tác phẩm?
Nhưng, tại sao nhà thơ bé chỉ thích... bé, không muốn nhớn thêm
tí nữa?
Về câu hỏi sau, Brodsky cho rằng, nếu muốn làm nhà thơ nhớn, đừng
sợ thất bại. Mandelstam đầy những thất bại. Tsvetaeva, khỏi nói, nhất
là khi bà lâm vào tình trạng thiếu thẩm mỹ [bad taste]. Bậc thầy thiếu
thẩm mỹ của thơ Nga, là Blok. Nhưng, cám ơn Trời, họ như thế đấy, thiếu
thẩm mỹ, thất bại... Bởi vì điều này tạo khoảng cách, tạo chiều hướng,
sự dàn trải. Thực tình mà nói, nếu nhà thơ phát triển, if a poet is developing,
thất bại là không thể tránh. Sợ thất bại làm tiềm năng nhà thơ teo lại.
Trường hợp T.S. Eliot, thí dụ vậy.
Volkov cho rằng, sở dĩ Hokusai có nhiều thời kỳ, là do ông ta
sống dai, hầu như đủ 100 năm. Nhân đó, ông hỏi Brodsky về vụ nhà thơ
Auden sửa thơ, nhiều bài khác hẳn lần đầu.
Brodsky nói, ông lấy là tiếc cho Auden. Bởi vì, nói cho cùng,
những bài thơ sửa đó không thể nào là chung quyết, mà vẫn chỉ là thơ
sửa. Lẽ tất nhiên, với Auden, có những lần sửa làm hay hơn lên, nhưng,
tôi, [Brodsky] vẫn thích những bản đầu hơn.
Trường hợp sửa thơ của Pasternak thì thật là thảm hại. Mỗi lần
ông sửa, là một lần ân hận.
Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như
tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản,
tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
TTT
Chúng ta tự hỏi, tại sao?
Tôi sợ rằng, thi sĩ đã mơ hồ cảm nhận, cái sự trở về đất Bắc của
ông, như một người tù!
Đây cũng là kinh nghiệm của... Auden.
Volkov cho biết, khi Auden rời Nữu Ước trở về lại Oxford, nhà thơ
thấy - và rất ư là ngạc nhiên, với chính mình - là Oxford không thể
nào không nổi nữa, [that Oxford was absolutely unfit to live on]. Và Volkov
hỏi Brodsky, bạn có thấy chuyện này tiếu lâm không?
Brodsky: Có phần nào tiếu lâm, thực sự là vậy. Auden nhớ New York
kinh khủng. Bạn không thể nào lại trở về nhà, và mong muốn nó vẫn như xưa,
như là ngày nào mình rời bỏ nó.
Gấu tui tin rằng, khi TTT chấm dứt Bếp Lửa bằng những dòng, "Anh
yêu quê hương vô cùng, anh yêu em vô cùng", quê hương mà ông có ở trong
đầu, lúc đó, là đất Bắc, là Hà Nội.
Nhưng càng ngày, ông càng nhận ra, quê hương đó không còn nữa.
Và có thể, đó là lý do, ông cứ muốn viết lại Bếp Lửa!
Ông muốn một Bếp Lửa khác!
Như thằng em, Gấu. Nó cũng có một Bếp Lửa.
Khác.
Lần này tôi quyết định đề là ấn bản chung quyết.
Tôi hiểu đã đến lúc nên viết những quyển sách khác.
Tháng 3 – 73
TTT
Tác phẩm khác, là Một Chủ Nhật Khác. Cuốn tiểu thuyết, viết chạy
đua với ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Viết xong, để kịp đi tù.
Cái sự lầm lẫn của độc
giả - Ung Thư đã hoàn tất – 1 phần là do chính TTT cũng muốn như thế,
khi quyết định, cuốn sách chẳng bao giờ được xb - lần này tôi coi là chung
quyết, với BL, thì cũng như thế, với UT. Hơn thế nữa MCNK thay thế UT,
trong MCNK có Hiền, co Duy, có Nghiêm, những người cực kỳ thân thiết với
Kiệt, không phải đám bạn hữu ngày nào ở Hà Nội, những Nga, những Đồng, chẳng
ai còn nghĩ tới Thạch.
https://www.economist.com/…/11/luc-nkulula-died-on-june-10th
Dưới hoả diệm sơn
Tình cờ, trớ trêu làm sao, Người Kinh Tế số August
11, 2018, dùng đúng cái tên, trên, để đi 1 đường ai điếu Luc Nkulula,
nhà cổ võ cho 1 nền dân chủ của Congo, mất ngày June, 10, 2018,
thọ 32 tuổi.
Do GCC hết credit, bạn đọc Tin Văn có thể đọc trên
net, bài ai điếu này, trong khi chờ bản tiếng Mít.
Xứ Congo thì lớn, và nó đòi chúng ta, sự lớn lao.
Câu này, áp dụng vô xứ Mít vào lúc này, đọc,
mà không sướng điên, sao?
Le Congo est grand, et il demande de nous, la grandeur
Câu này, nữa:
Dignity was what every Congolese most deserved: the right
to respect, free expression, free association, a free vote. Why should anyone
hesitate to ask for these?
Phẩm giá là điều mà mọi tên Mít - every Congolese
- xứng đáng nhất [bạn phải đọc ngược]: quyền kính trọng, tự do tư
tưởng, hội họp, bầu cử tự do.
Tại sao không có 1 tên Mít nào đòi mấy thứ này?
Note: Nkulula bị Vẹm Congo đốt chết, "Dưới hoả diệm sơn",
là nghĩa như thế.
Đọc bài ai điếu, thấy sợ cho những vị như Phạm Đoan Trang.
Congrats, but, please take care.
Tin Văn
Obituary Luc Nkulala
Ai Điếu Luc Nkuluala
Under the volcano
Luc Nkulula, campaigner for democracy
in Congo, died on June 10th, aged 32
THE fire took hold at around midnight. It was so fierce and
sudden in the wooden house in Himbi, outside Goma, in eastern Congo,
that Luc Nkulula could not get through the lounge to the main door. Nor
could he climb out of his bedroom window, which was barred against thieves.
He managed to stuff his laptop and some papers through, the most important
things. Then the blazing curtain fell on his back, and he could not fight
it off.
His sister Amen, coming in from the outside privy, heard
a noise like an explosion and saw him burning. After an hour, firemen
came; by then, the house was ashes. Investigations by a state procurator
blamed an overheated battery, but Mr Nkulula's friends were sure he had
been killed by the government in Kinshasa.
It seemed obvious why. As a foundermember of Lutte
pour le Changement (Struggle for Change), Lucha for short, he had campaigned
since 2012 for democracy in Congo, for proper elections and alternation
in government, instead of the relentlessly continuing rule of President
Joseph Kabila, who had clung on for 17 years. At a meeting with Mr Kabila
in August 2016 he was chief spokesman, hammering the president for his
apparent indifference to the rapes and killings that still went on in the
east of the country, and urging him to hold elections or face consequences.
In December that year he stormed social media by standing on a police lorry,
surrounded by armed police, raising a defiant fist. He was arrested and
beaten several times for protests in the street. Each one was a badge of
honor, a proof that he and Lucha (Luc and ucha, their names so enjoyably close)
were getting on the government's nerves.
And yet Lucha-and he-were also so well-behaved, as militants
went. They were upper-middle-class and French-speaking. Many were professionals.
He was a law graduate and a legal consultant for non-profits; his largely
absent father had been a doctor. Although the Congo he grew up in was
a desperate place, racked by a civil war in which millions had died and
despots had dug themselves in, he kept Lucha both idealistic and legalistic.
Its banners tended to read "Respect the Constitution, Article 64", and its
firm creed was non-violence: preferably organizing “villes mortes”, in which
people protested by staying at home for a day or two. His first modest campaign
was to get more jobs and clean drinking water for Goma. From this, and the
vitality he poured into the movement, he earned the nickname "H20".
His chief task in the movement was to educate young
men and women to be good citizens, to engage in politics and to insist
on social change, even down to litter-free streets. In his neatly buttoned
white shirt he would stand before blackboards chalked with the words
"Innovation", "Entrepreneurship", "Collaboration" and "Creative Empowerment".
On the day he died he had been impressing those things on around 100 teenagers
from 14 quartiers of Goma. He had to harness their energy and spirit
for Congo's sake.
In the ramshackle back-streets, still strewn with cooled
lava rocks from the volcano Nyiragongo which rose behind the city, he
would talk idealistic politics ten to the dozen. As a boy he had yelled
about any injustice, and he still could, but anger did not drive him.
He rebuffed it with an impish smile, or a positive spin. Even when dressing
down Mr Kabila he managed to be more or less polite, because that petty
oppressor was not the problem. The whole system was rotten and unfree,
and each man and woman had to strive to make it better. For his part,
he had learned responsibility fast; his mother's death in 2010 had suddenly
made him the protector and provider for his sister, then 12, who still
lived with him. Amen remembered how he had smiled at her even as he burned,
and as he yelled at her to run away.
Dignity was what every Congolese most deserved: the
right to respect, free expression, free association, a free vote. Why
should anyone hesitate to ask for these? Only because fear had invaded
everybody-fear that someone you knew might be killed, or agents would
take your laptop and phone, or that the "forces of order" would stop you
for walking in the street after 6pm and "resolve the situation" for money.
Even demanding clean water had got him arrested. Asking for elections
had been met with tear gas and live rounds. Intelligence goons trailed
him; neighbors distrusted him and each other. Lucha lacked the numbers and
organization to make the difference he wanted. But should he therefore
shut himself up in some little box, terrified of changing the future?
Across the lake
The man he longed to emulate was Patrice Lumumba, the first
prime minister of independent Congo, whose hope had been to unify the
vast country before he was deposed in 1960, and later murdered, with
the connivance of Western powers. He took Lumumba's finest words as
his own motto, instinctively clenching his fist as he declared them: "Le
Congo est grand et il demande de nous la grandeur." He saw the ideal Congolese
citizen, l’homme congolais, powerfully
free and assured of his rights in a country cleansed of corruption and
united in peace. Looking out from Goma on the beauty of Lake Kivu and
Nyiragongo, the land he loved, he dreamed fiercely, and was buried among
those dreams. +
Đảo
Xa
3.10.1972
Nói đến thư trễ, anh nhớ anh vừa đọc xong trong tuần trước
một quyển tiểu thuyết thật tuyệt, Under the volcano của Malcolm Lowry
. Một truyện tình của một anh chàng say. Có những bức thư tình xếp
xó không gửi, những bức thư gửi đến được cất ở quán rượu không được
trả lời và một cái carte postale đến trễ cả hai năm trời, đến vào lúc
hai người đã gặp nhau vào cái ngày của quyển tiểu thuyết. Thật tuyệt.
Thật thơ. Lowry được so sánh với Joyce với Eliot. Em tìm trong các thư
viện, đọc thử xem.
Nhân nhắc tới Linda Lê và "vô xứ".
http://tanvien.net/D_4/23.html
Bài của
Slovj Zizek, thật tình cờ, đụng
vô 2 vấn đề đang nổi cộm trong Mít, trong và ngoài nước, là cú bắt khẩn
cấp CGDL, và bài vọng cổ, trước khi ngỏm, về vận nước, khi không còn ‘ta..”
Cái tít bài viết chẳng nói tới
cái vụ tướng Toàn ban job cho ông con ghiền ư ?
Zizek điểm cuốn viết về thế giới
bí mật của mấy ông Trùm Bắc Bộ Phủ, và từ đó, đi đến 1 số kết luận:
The notion of the Party-state cannot do justice to the complexities
of 20th-century Communism: there is always a gap between Party
and state, and the Party functions as the state's shadowy double. Dissenters
call for a new politics of distance from the state, but they don't recognize
that the Party is this distance: it embodies a
fundamental distrust of the state, its organs and mechanisms, as if they
needed to be controlled, kept in check, at all times. A true 20th-century Communist never
fully accepts the state: he accepts the need for an agency, immune to the
law, which has the power to supervise the state's activities.….
But China is no Singapore (neither, for that matter, is Singapore):
it is not a stable country with an authoritarian regime that guarantees
harmony and keeps capitalism under control. Every year, thousands of rebellions
by workers, farmers and minorities have to be put down by the police
and the army. No wonder official propaganda insists obsessively on the
notion of the harmonious society: this very excess bears witness to the
opposite, to the threat of chaos and disorder. One should bear in mind
the basic rule of Stalinist hermeneutics: since the official media do
not openly report trouble, the most reliable way to detect it is to look
out for compensatory excesses in state propaganda: the more 'harmony' is
celebrated, the more chaos and antagonism there is in reality. China is
barely under control. It threatens to explode. ./.
Tuyệt!
Zizek
là một bậc thầy về chủ nghĩa CS thời hậu CS. TV tính giới thiệu cuốn viết
về bạo lực của ông, nhưng lu bu quá, ôm đồm quá, chưa dám đụng vô. Một
vị độc giả thân quí của TV, rũa GNV hoài, bỏ mẹ mấy chuyện đó cho thiên
hạ, ‘anh cu Gấu’ nên trở về với BHD, nghĩa là, nên lo viết văn, hoặc dịch,
‘giá mà có thêm 1 cuốn thứ nhì, giống như "Istanbul", mà chẳng tuyệt sao”, vị đó viết mail
nhắn nhủ như thế.
Đa tạ. NQT
*
Trước 1975, Râu Kẽm bị Thiệu làm khó dễ tính ngăn chặn không
cho ra tranh cử Tổng Thống, hồ sơ không hợp lệ, nhưng khi hợp lệ, chàng
ngồi vuốt râu, rút dù, đẩy Thiệu vào thế độc diễn.
Thiệu OK, 1 mình mình ngựa, và phán, chuyện sống chết của 1
đất nuớc, đâu phải chuyện đùa?
GNV, vào
lúc này bỗng nhớ đến câu nói hiển hách của Thiệu: Đâu phải chuyện đùa?
Nhắn mấy ông mấy bà hăm hở rỏ máu mắt viết ‘ai điếu’: Đâu phải
chuyện đùa, mà bầy trò văn chương, gọt rũa câu kệ, nấu nướng ăn nhậu,
nào món xào măng, xáo măng, hay gán ghép một ông thầy dùi còi hụ với
1 vị thiền sư?
*
Linda
Lê bị coi không phải nhà văn Mít, vì viết bằng tiếng Tây, nhưng có vẻ
như bà rất rành hai ‘vấn nạn lớn’ mà nhà văn Mít mắc phải, và gọi đó là
hai tảng đá ngầm mà bà cố tránh khi bơi lội giữa những con chữ. (1)
Một, là thái độ tự biếm, và một, thái
độ thương thân trách phận.
Cái trò
tự biếm, tự biến này, đám Bắc Kít rành lắm. Sau cái cú CGDL bị bắt khẩn
cấp, đám bloggers vuông chiếu chén rượu vội vàng delete còm, hoặc khoá
mẹ còm, hoặc lặn luôn, chờ dịp nhà nước bớt xiết thòng lọng, lại nhi nhô
tiếp, trong khi chờ đợi thì tự bằng lòng với quá khứ giết Ngụy, đưa Ngụy
đi tù cải tạo, bằng lòng với những tội ác mà chúng gọi đó là thành quả
cách mạng!
Cái sự
băng hoại của nước Mít bây giờ là do ngậm miệng ăn tiền, tiền ở đây, ngoài
bổng lộc, còn là vinh quang giết người, chết người, của cuộc chiến chống
Mỹ cứu nước. Ông nào, bà nào cũng đầy mình chiến công, làm sao nói? Biết
nói gì đây? Chẳng lẽ xổ toẹt? Nếu làm như thế, hóa ra công cốc ư? Cả cuộc
chiến thần thánh, hóa ra chỉ để cho một dúm người hưởng lợi.
Cái trò tự bôi xóa mình trước
cường quyền, thì đám Bắc Kít cực vướng phải, và họ tự nhủ, ‘tránh voi
chẳng xấu mặt nào’, và nếu cần, thì ngồi dị mọ viết tự kiểm, như nhà thơ
tình nổi tiếng HC đã từng làm!
Còn cái trò thương thân trách phận,
hờn oán, thì đám Miền Nam
lại quá rành, nào là thân phận nhược tiểu da vàng, nào là nỗi bơ vơ
của bầy ngựa hoang….
Ngay
từ những năm đó, GNV đã nhận ra điều này, và đã lên tiếng báo động,
nhưng lại bị chê là đố kỵ, bè phái, dìm tài… của
đám chết nhát, tối ngày ngồi sa lông Quán Chùa, tụi mi làm sao dám trực
diện cuộc chiến như chúng tao, những nhà văn thực sự cầm súng?
(1) Il
faut coûte que coûte parvenir à ne pas s'abolir ni à être dans le ressentiment.
Le sentiment de confort et la rancœur sont les deux grands récifs entre
lesquels j'essaie de naviguer:
Có tránh đừng sa vào tự biếm, tự xoá mình, và hờn giận oán
thù. Hài lòng thoải mái, và chua chát oán hận là hai tảng đá ngầm mà
tôi luôn cố tránh khi lái con tầu đi giữa biển.
Linda Lê : “J'aime que les
livres soient des brasiers"
Nhưng, có bạn đọc TV cắt nghĩa, khác, về 'tự biếm': Đảng ra
lệnh, "Biến!"
Vai trò của mi xong rồi, chờ xong Đại Hội Đảng, sẽ có nhiệm
vụ mới!
Trang Linda Lê
Note:
Linda Lê. GNV giới thiệu lần đầu tiên, trên mục Tạp Ghi khi còn viết cho
báo Văn Học NMG, nhân đọc một bài điểm cuốn Vu Khống, khi cuốn này ra bản
tiếng Anh. Chê cực chê, đám Hồng Mao vốn không khoái Tây Mũi Lõ. Nào là
đệ tử của Cioran... nhưng khốn nạn nhất, như GNV còn nhớ, tờ TLS để dưới
cái ô, dù: "Dẫn khách cho văn chương".
Bài viết
đầu tiên mà TV giới thiệu, là bài phỏng vấn LL, của tờ Lire, và sau này, rất nhiều người nhắc
tới, [nhưng chẳng có ai nhắc đến nguồn dịch, người dịch] câu sau đây của
bà, trong bài phỏng vấn:
Tôi có cảm tưởng tôi cưu mang một xác chết.
Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong tôi, như một đứa trẻ chết.
Linda Lê trả lời tờ Lire
Note:
Bản tiếng Việt, ra lò liền sau khi đọc bài phỏng vấn trên báo giấy. Nay
coi lại, và nhân tiện, so với nguyên tác, có mấy chỗ dịch sai, đã sửa
lại.
Sorry abt that. NQT
Đã đọc “Thằng Kình” chưa?
Sau 1975, khi viết cho tờ Tuổi Trẻ, Gấu dùng đúng cái tít
của TTT, “Bạn đã đọc Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma”, của Isabel Allende chưa?
Bài viết gây chấn động trong 1 cõi giang hồ Sài Gòn, đừng nghĩ là Gấu
tự sướng, vì nó xẩy ra đúng như thế. Một anh bạn làm chủ 1 sạp báo, cho
biết, khách hàng của anh nhao nhao tìm đọc. Hoàng Lại Giang, chủ nhà xb
Văn Học ở phía Nam, vừa thấy Gấu ló mặt ra ở toà soạn – khi đó đang lo
sửa bản dịch Mặt Trời Vẫn Mọc, trước 1975, được Văn Học tái bản, dưới sự
chỉ đạo của Nhật Tuấn – bèn kêu cô thư ký, hay phát ngân viên cái con khỉ
gì chẳng biết, ra lệnh, phát cho tên Ngụy 1 mớ tiền nhuận bút - cuốn “Ngôi
Nhà” là do Văn Học xb.
Mấy chuyện nhảm nhí này đã từng kể trên Tin Văn. Ra tới hải ngoại,
thì Gấu được biết, đó là cụm từ hay được dùng, khi có 1 cuốn sách lạ, hiếm,
quí… xuất hiện.
Thanh Tâm Tuyền và 'Nỗi Buồn Trong Thơ Hôm Nay'
Viên Linh
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền sinh năm 1936, khi mới 23 tuổi
đã nổi tiếng về một bài tham luận giá trị, đó là bài “Nỗi Buồn Trong Thơ
Hôm Nay,” đăng trên tạp chí Sáng Tạo số 31, ra vào tháng 9.1959
tại Sài gòn.
Với nhà thơ này, người tôi đã gặp hàng ngày trong
nhiều năm, vì cùng làm trong một tờ báo, là nhật báo Tiền
Tuyến của Cục Tâm Lý Chiến, cho tới khi ông qua đời đột ngột
vào tháng 3.2006, tôi nhận ra rằng ở nơi ông, nhiều chuyện
xảy ra rất sớm: đậu tú tài nhất năm 16 tuổi ở Hà Nội, vào
Sài gòn sớm nhất để làm việc trong Tổng Ủy Di Cư để sửa soạn
việc đón tiếp những người di cư bắt đầu sau tháng 7.1954, xuất
bản tập thơ tự do “Tôi Không Còn Cô Độc” sớm nhất năm 1955, (lúc
19 tuổi) và chết sớm nhất trong số các nhà thơ tự do trong bộ
Biên Tập Sáng Tạo, tháng 3.2006, khi mới 70 tuổi
Chưa kể đến sáng tác, văn phong lý luận của T3
(ký hiệu của Thanh Tâm Tuyền) lúc nào cũng đầy tính xung đột.
Trong các cuộc “thảo luận bàn tròn” của Sáng Tạo, giọng điệu
của ông gây gổ, có thể xảy ra bạo động, song may mắn là anh em
có mặt không ai nổi giận đến mức phải thanh toán vấn đề một
cách khác hơn là ngôn ngữ. Khi thương nhớ ai thao-thiết, người ta
muốn gọi thầm tên người yêu dấu, ông nhớ chính ông và viết ra
giấy: “Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ: Thanh Tâm Tuyền.” Trong bài “Nỗi
Buồn,” ông viết về một “sự thực đơn giản” - “Mọi người đều biết
cái sự thực đơn giản này: người ta có thể viết những bài có
vần điệu nhưng người ta không hề biết làm thơ.” Nói như thế, làm
cho nhiều người vốn đương nhiên nghĩ họ là thi sĩ vì đã có ít
ra một tập thơ xuất bản, nay bị định nghĩa khác đi, một định nghĩa
làm triệt tiêu danh hiệu thi sĩ của họ, hẳn là mất vui. Không
ai ngạc nhiên khi tờ tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong thời đó (1955,
56 trở đi) gọi Thơ Tự Do là thơ hũ nút, và dùng nhiều giọng điệu
đả kích nhóm Sáng Tạo, và tác giả “Tôi Không Còn Cô Độc.” Thực
ra, đoạn văn mở đầu trong bài “Nỗi Buồn Trong Thơ” có phần xác
đáng của nó, nếu đừng bận tâm về cách mệnh danh và phê phán
người khác của Thanh Tâm Tuyền là “nghèo nàn, giả tạo, nông cạn,
tầm thường.”
Ông viết:
1.“Thơ luật nhịp điệu được qui định rõ ràng bằng
sự phối hợp các thanh bằng trắc trong tám câu”
2. “Thơ mới có biến hóa hơn nhưng rút gọn lại trong
phạm vi bốn câu một”
3. “Nếu làm thơ tám chữ hay lục bát thì chu kỳ
âm điệu chỉ còn là hai câu thôi.”
Ba câu 1,2,3 trên đây là do người viết bài này ngắt
ra, thực tế đó chỉ là một câu của Thanh Tâm Tuyền. Với từng
ấy chữ, ông tóm gọn và muốn xác định bản chất âm thanh của
rất nhiều thể thơ đã và đang thịnh hành trên Thi Đàn Việt
Nam cho tới lúc đó (1959) cả một thế kỷ, nếu không nói là hàng
trăm năm, bởi vì thơ luật (các loại thơ luật, ngũ ngôn, thất ngôn,
Đường luật (Từ Tản Đà ngược quá khứ tới Chu Mạnh Trinh, Nguyễn
Khuyến, Cao Bá Quát, Lê Thánh Tôn, v.v...) các thể thơ mới (Tiền
Chiến, mọi loại, qua thơ của Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,
v.v...) và những nhà thơ nổi danh nhờ tám chữ và lục bát (Thế
Lữ, Phạm Huy Thông, Huy Cận, Nguyễn Bính). Viết như thế, tuy có
đúng, song quá đơn giản, kiểu xếp loại để giải quyết cả bó. Nhưng
khi đọc xa hơn, sâu hơn, người ta sẽ hiểu T3 hơn, anh nói đến nhịp
điệu “nghịch thanh,” “nhịp điệu hình ảnh,” và “nhịp điệu của ý
thức.” Điều này hoàn toàn đúng. Thơ không phải chỉ cần nhịp điệu
âm thanh bằng trắc, thơ cần mọi thứ nhịp điệu. Nhiều bài thơ là
ý thức biểu diễn bằng thi ca. Và tác giả Tôi Không Còn Cô Độc
đi đến kết luận rằng sự khác biệt của Thơ Hôm Nay (tức thơ tự
do) với thơ mới (thơ tiền chiến) không chỉ là sự khác biệt của
hình thức, mà là sự khác biệt từ “căn bản nghệ thuật.” Điều
này không sai, bởi vì dù anh có làm thơ theo thể thơ gì đi nữa,
ý thức nghệ thuật nơi anh sẽ xác định người thi sĩ của anh.
Trong những tờ báo do tôi điều hành về mặt bài
vở, ba nhà văn Thanh Tâm Tuyền , Mai Thảo và Võ Phiến đều có
mục thường xuyên, dù đó là báo tuần (Khởi Hành, 1969-1973) hay
Thời Tập (hàng tháng, rồi bán nguyệt san, 1973-1975). Mỗi nhà
văn này có một lớp độc giả riêng, độc giả của Thanh Tâm Tuyền
thường không phải là độc giả của Võ Phiến, và chỉ thích thêm
được vài người lân cận như Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ chẳng hạn. Trong
bản sắc tự tại, Thanh Tâm Tuyền khác biệt hẳn mọi người ở sự
quyết liệt, gần Vũ Khắc Khoan hơn cả. Anh cũng gần Nguyễn Sỹ
Tế, một nhà văn, nhà lý luận văn triết tích cực, và Nguyễn Sỹ
Tế đứng trong ban chủ trương Sáng Tạo từ ngày đầu, mà ít người
lưu ý. Nguyễn Sỹ Tế thường được anh em Sáng Tạo mời nói lời khai
mạc, lời mở đầu, trong các cuộc thảo luận văn học của nhóm.
Thanh Tâm Tuyền viết như hành động, mạnh mẽ quyết liệt, nét bút
bic của anh thường làm rách tờ giấy, một khi muốn xóa bỏ chữ
gì, anh gạch cả chục lần ngang dọc kín mít, không ai còn đọc
được cái chữ bị xóa là chữ gì. Trên trang bản thảo của T3, những
chỗ bị xóa nằm nổi bật như một đàn sâu róm đang bò ra khỏi
tờ giấy nhăn nheo từng chỗ, cong khỏi mặt phẳng. Viết, đối với
anh, là một hành động sinh tử. Anh cũng không nể nang cả bạn
hữu, một khi phải nói. Lúc tôi chủ trương tạp chí Thời Tập,
mời anh giữ một mục nhất định, anh từ chối nhiều lần, mặc dù
hai năm trước đó, anh viết truyện dài từng kỳ cho tờ Khởi Hành
một cách vui vẻ. Anh chỉ đổi ý khi tôi nói, tôi sẽ trả nhuận
bút cho anh 500 đồng một trang pelure viết tay. Viết tay? 500 đồng
một trang? Tôi xác nhận nhưng nói thêm: 500 đồng một trang viết
tay nhưng anh dành cho tôi xuất bản thành sách lần đầu, khi xuất
bản đương nhiên anh sẽ hưởng 10% trên giá bán cuốn sách. Từ đó,
tờ Thời Tập có mục Âm Bản. Lời đề tặng ở dưới đề mục làm
kinh ngạc nhiều người; anh tặng người bạn thân của anh: “Tặng Mai
Thảo, óng ánh hư ngụy.”
Tôi không ngạc nhiên vì hiểu được sự việc và con
người xung quanh vào thời gian ấy. Đó là những con người văn
học, ráo rốt và sau cùng. “Cái còn lại chính là văn chương”
như họ từng nói. Những người ấy, của một lớp và chung một
chiếu, một tầng, họ không xét đoán đạo đức lẫn nhau. Người
văn nghệ không có tư cách gì để xét đoán nhân cách của người
khác, mà chỉ đối đãi nhau qua văn chương; nói đến nhân cách trong
văn chương là phi văn chương. Óng ánh hư ngụy ở đây là chỉ nói
đến văn chương mà thôi. Và khi phê phán văn chương, dù sát phạt đến
đâu, không hại gì đến tình bằng hữu văn nghệ, nếu là người cùng
một chiếu như giữa Mai Thảo với Thanh Tâm Tuyền.
Để nhớ Thanh Tâm Tuyền vào ngày giỗ thứ 7 của
anh, mời bạn đọc thưởng thức một bài thơ có vần, “chu kỳ âm điệu
chỉ còn là hai câu thôi,” như chính tác giả viết, một bài lục
bát hiếm hoi của vua thơ tự do: Thanh Tâm Tuyền.
xuân ca
Trót nghe nửa tiếng cười đùa
Xóm hoa mưa đổ hương xưa nghẹn ngào
Thuở buồn ai đẹp phương nao
Cúi đầu trinh khóc xôn xao trêu người
Yêu nhau không dám ngó trời
Trời xanh mây trắng xuân đời bỏ hoang
Hoa mai nở đón mắt nàng
Mà môi trống lạnh muôn vàn cách xa
Hôm nay muốn gió thành hoa
Muốn mây thành tóc lòng ta rũ cười
Bao giờ trọn vẹn cuộc đời
Ta ôm mây trắng cho trời mãi xanh.
(Trích trong sách Những Hàng Châu Ngọc của Huy Trâm,
1967)
Viết vào ngày giỗ thứ bảy của cây bút cơ hữu Tiền
Tuyến. VL (1)
La
Part d'Exil
Le Huu Khoa _TTT
Kinh nghiệm văn chương
của ông trong thời kỳ chiến tranh từ 1954 tới 1975?
Ngoài thơ ra, tôi
trải qua hai giai đoạn đánh dấu bằng hai tác phẩm văn xuôi. Cuốn đầu,
Bếp Lửa, 1954, miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những
chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những
nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình
hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội
chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến
sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.
Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp
nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa vô thường và chút hơi ấm của nỗi
chết. Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra.
Tổng cộng,
Ung thư đăng trên Văn từ số 31 (ra ngày 1 tháng Tư năm 1965) đến số
62 (ra ngày 15 tháng Bảy năm 1966), như vậy là 32 số; giữa số 31 và số
62, có 7 số (trong đó một số kép, tính làm hai) không có Ung thư. Thực
tế, có 25 số Văn đăng tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền.
Tổng cộng, Ung thư chiếm 302 trang của tạp chí Văn. Những ai quen
thuộc với tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền sẽ thấy đây là một tiểu thuyết
dày bất thường. Rất dày, và còn dang dở.
Đăng hết những gì Văn từng đăng Ung thư lên, ta có thể phá tan
một huyền thoại xưa nay xuất hiện rất nhiều, là Thanh Tâm Tuyền đã viết
xong Ung thư. Điều đó không đúng, tôi nghĩ là không một dấu vết nào
cho thấy Thanh Tâm Tuyền đã viết xong Ung thư, mà điều ngược lại mới
đúng, Thanh Tâm Tuyền bỏ dở nó.
Mấy số tiếp theo số 62, tạp chí Văn sẽ nói Thanh Tâm Tuyền đang
bị ốm, không viết tiếp Ung thư ngay được, và khất, sẽ đăng sau. Nhưng
không bao giờ còn có đoạn Ung thư nào nữa, dường như vậy. Dường như cũng
phải rất lâu về sau Thanh Tâm Tuyền mới xuất hiện trở lại trên Văn (không
phải với Ung thư, tất nhiên).
Đăng xong Ung thư rồi, tôi sẽ viết một bài về cuốn tiểu thuyết
ấy, bài tên là "Trả lại một thực tại". Điều này cũng giống như với Đinh
Hùng; dường như với Trần Vàng Sao và Đỗ Long Vân cũng sẽ như vậy.
Blog NL
Note: Có thể, do TTT phán, cuốn sách chẳng bao giờ in ra, khiến
độc giả nghĩ, nó hoàn tất?
ON POETRY, UPON THE OCCASION
OF MANY TELEPHONE CALLS AFTER
ZBIGNIEW HERBERT'S DEATH
It should not exist,
considering conception,
gestation and delivery,
quick growth,
decay and death.
What is all that to it?
It cannot inhabit
the chambers of the heart,
the meanness of the liver,
the sententiousness of the kidneys,
or the brain, with its dependence on the grace of oxygen.
It cannot exist, and yet it exists.
He, who served it,
is changed into a thing,
delivered to decomposition
into salts and phosphates,
sinks
into the home of chaos.
In the morning telephones ring.
Straw hats, sleek nylon, linens
tried in front of mirrors
before a day at the beach.
Vanity and lust
as always,
self-centered.
Liberated from the phantoms of psychosis,
from the screams of perishing tissue,
from the agony of the impaled one,
It wanders through the world,
Forever, clear.
Czeslaw Milosz: New and Collected Poems 1931-2001
Về thơ, nhân rất nhiều cú điện thoại
lần Zbigniew Hertbert đi xa
Nó, chẳng nên có
Ba cái chuyện lẻ tẻ
Cái gì gì, quan niệm,
Thai nghén, phân phát
Tăng trưởng nhanh
Mục nát, và, chết.
Chi vậy, tất cả những thứ đó?
Nó, không thể cư trú
Những buồng, phòng, của trái tim
Cái bủn xỉn của lá gan
Sự trang trọng giả tạo của những trái cật
Hay của cục não, với sự tùy thuộc của nó
Vào ân sủng của dưỡng khí.
Nó không thể hiện hữu, tuy nhiên, nó hiện hữu
Ông ta, kẻ phục vụ nó
Bèn biến thành 1 đồ vật, sự vật, cái đó, cái kia, cái này, cái
khác…
Được phân phát, chuyển giao tới… sự phân huỷ
Thành muối, thành phốt phát
Chìm xuống căn nhà, gia đình, mái nhà, của sự hỗn độn, của 1
thời hỗn mang
Vào buổi sáng, điện thoại réo
Mũ rơm, nón cỏ, nylon mượt, vải lanh
Xeo phi trước gương
Trước 1 ngày ở bãi biển
Vô thường, hư ảo và ham muốn, thèm khát
Luôn luôn là như vậy
Cái trò tự xoáy vào chính mình, vào bản thân
Được giải thoát ra khỏi những ma mị của chứng loạn tâm thần
Ra khỏi những tiếng la thét, than khóc của những mô, những màng,
những thớ… lụi tàn
Ra khỏi cơn hấp hối của cái túi thịt hôi thối – như bên nhà Phật
gọi.
Nó bèn lang thang qua thế giới
Hoài hoài, mai mãi, mãi mãi
Sáng sủa, tươi mát,
Cái gì gì, như ông ta đã từng phán,
Buổi sáng sớm tinh sương
Như 1 vết thương mới lên da non
[ Bếp Lửa. TTT]
Đại cầm ở tay cuốn Crime et Châtiment.
Tôi hỏi:
“Cậu đến trường luôn không?”
“Không.”
“Làm gì ở nhà?”
“Đọc sách và suy nghĩ.”
“Suy nghĩ về phép giết người chăng?” Tôi nói đùa.
Đại không đáp. Chúng tôi đứng nhìn xuống khu xóm
lao động phía dưới. Đại bỗng nói:
“Nó đến trường tìm mình dữ lắm.”
“Cậu quyết định thế nào?”
Đại trầm ngâm một phút:
“Chưa.”
Đại là sinh viên khoa học, đã qua được chứng chỉ căn
bản. Hắn bị gọi động viên và đang trốn.
“Nghĩ gì về Dostoievski?”
“Bệnh.”
Tôi không ưa lối nói cụt lủn của Đại. Hắn rất say đắm
chủ nghĩa cộng sản. Những căn nhà đã bốc khói. Không khí ấm hơn. Tôi
nhìn bâng quơ những ngọn cây.
Bếp Lửa
Origin: Fyodor Dostoyevsky's 1866 novel,
Crime
and Punishment
From Dante's Inferno,
where hell seems a good deal more interesting than heaven,
to Milton's Paradise Lost,
where Satan gets all the best lines, to Shakespeare's
Othello, where Iago's
intrigues are more compelling than Othello's virtues, writers
have learned fiction's dark secret: the allure of evil trumps
the banality of good. Yet in Fyodor Dostoyevsky's
Crime and Punishment, the author passes
rapidly over his main character's evil deeds-the pointless
murders of an innocent old woman and her half-sister-to explore their
psychological consequences.
Dostoyevsky understood
punishment not as a concept but as bitterly lived experience.
A parlor radical in his youth, he was arrested, along with
dozens of utopian associates who questioned the regime of
Czar Nicholas I, and put through a mind-bending form of psychological
torture: he was convicted of treason, sentenced to death, blindfolded
and put in front of a firing squad-only to be given a reprieve
at the last moment and sentenced to four years of exile in a Siberian
prison camp.
The author's years in
chains deepened and darkened his view of the human condition
and inspired his creation of Raskolnikov, the impoverished
former student whose love of idealistic concepts outpaces
his love for the messy realities of human life and leads him to
justify his murders as an expression of his self-declared superiority
over the common man. In Raskolnikov, Dostoyevsky traced the chilling
trajectory of the sort of evil that begins with grandiose
visions of the superhuman, only to end in the death camps of Hitler's
Germany, the gulag of Stalin's Russia and the horrors of the Great
Cultural Revolution of Mao's China. The guilty young man is the dark
prophet of the 20th century's false gods.
Time: The 100 most influential
people who never lived, 100 người ảnh hưởng nhất chưa
hề sống.
Note:
Bài điểm thần sầu. Mít mũi tẹt khó mà viết
nổi những bài như vầy, lý do là, viết như kít, cả 1 đám
băng đảng xúm lại hít hà rùi!
Hà,
hà!
GCC đọc Tội Ác đúng thời mới lớn,
quen BHD, khi chờ Em, trong 1 quán cà phê túi của
Sài Gòn, cùng những tác giả của thời mới lớn như Sartre, với
Buồn Nôn,
Camus với Kẻ Xa Lạ, Faulkner,
và những tác giả Mác xít như Henri Lefebvre, Lukacs..
Cùng với những cuộc phiêu
lưu của những tác phẩm lớn ở trong tôi, Sài-gòn
trở thành một sân khấu cho tôi đóng vai những nhân
vật-nhà văn. Thành phố thân yêu, một buổi sáng đẹp trời
bỗng nhường cho một St. Petersbourg thời Dostoievsky với những
cầu thang âm u, và cậu sinh viên, trong một góc bàn tại một tiệm
cà phê Tầu nơi Ngã Sáu, một mình đi lại trong giấc mơ vĩ đại, biến
đổi thế giới, làm lại loài người.
*
Từ
Inferno, Hỏa Ngục, của Dante, nơi địa
ngục xem ra thú vị hơn nhiều, một cái “deal” - tạm
dịch từ này, theo 1 nghĩa tiếng Tây, dễ hiểu hơn so với tiếng
Anh, một “áp phe” tốt, so với thiên đàng, tới
Thiên Đàng Đã Mất của Milton, nơi quỉ Satan có được
những dòng tuyệt cú mèo, tới Othello của Shakespeare,
nơi những mưu đồ của Iago xem ra bảnh [compelling: ép buộc] hơn
so với đạo hạnh của Othello, những nhà văn đã học được cái bí
mật đen thui của giả tưởng: Cái Ác mới là bố chó xồm, chứ không
phải Cái Tốt! [Cái dáng vẻ của cái ác, đẹp hơn nhiều, so với bộ
dạng tầm phào, nhà quê, cù lần của…. GCC, ấy chết xin lỗi, của cái tốt của con người].
Tuy nhiên, trong
Tội Ác và Hình Phạt, của Dos, tác giả nháng
1 phát, qua hai cú giết người, mụ già cầm đồ và cô em/chị, của nhân
vật chính, và dành thì giờ triển khai những hậu quả tâm lý của
chúng.
Dos hiểu hình phạt, không như
1 quan niệm, mà là kinh nghiệm sống chát chúa. Vừa
chập choạng vào đời, mê tư tưởng cấp tiến, bèn bị mã tà,
lính kín, của nhà nước tóm, cùng với chừng một tá
bạn bè cũng không tưởng như anh ta, khi cả đám dám tra vấn, hỏi
tội chế độ Nga Hoàng Ni Cô La Đệ Nhất, và trải qua 1 cuộc tra tấn
tâm lý: anh bị kết tội phản bội, bị án tử, bị buộc vô 1 cái cột,
mắt bị bịt kín, chờ 1 viên đạn kết thúc đời mình từ đội hành
quyết, nơi pháp trường, chỉ tới phút chót thì mới biết, án chết
được đổi thành án lưu đày bốn năm nơi trại tù Siberia.
Những năm trong xiềng càng làm
sâu tối thêm cái nhìn của tác giả về phận người,
và tạo hứng cho ông đẻ ra nhân vật Raskolnikov, anh chàng
cựu sinh viên nghèo mà tình yêu những quan điểm lý tưởng
vượt lên khỏi cõi đời thực làm xàm, bát nháo, dẫn anh ta
tới chuyện biện minh cho hai cú làm thịt người, như là để trình
diễn tính ưu việt của 1 thứ cá nhân con người như anh ta, so
với hạ cấp đồng loại là toàn thể nhân loại còn lại kia. Qua nhân vật Raskolnikov, Dostoyevsky vẽ ra quỹ đạo
ớn lạnh của 1 thứ ác, bắt đầu bằng những viễn ảnh hoành tráng về siêu
nhân, than ôi, sau cùng bèn chấm dứt bằng những trại tử thần của
1 nước Đức của Hitler, bằng Gulag của một nước Nga của Xì Ta Lỉn, bằng
những ghê rợn của cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa của một nước Tẫu của Mao
Xếnh Xáng, bằng Lò Cải Tạo của 1 Bắc Kít của Bác Hát. Anh chàng trẻ tuổi
tội lỗi này đúng là 1 nhà tiên tri u ám của những vị thần dởm của
thế kỷ 20.
THE DRUNKARDS
The noise of death is in this desolate bar,
Where tranquility sits bowed over its prayer
And music shells the dream of the lover,
But when no nickel brings this harsh despair
Into this loneliest of homes
And of all dooms the loneliest yet,
When no electric music breaks the beat
Of hearts to be doubly broken but now set
By the surgeon of peace in the splint of woe,
Pierces more deeply than trumpets do
The motion of the mind into that web
Where disorders are as simple as the tomb
And the spider of life sits, sleep.
HE LIKED THE DEAD
As the poor end of each dead day drew near
he tried to count the things which he held dear.
No Rupert Brooke and no great lover, he
remembered little of simplicity:
his soul had never been empty of fear
and he would sell it thrice now for a tarot of beer.
He seemed to have known no love, to have valued dread
above all human feelings. He liked the dead.
The grass was not green not even grass to him;
nor was sun, sun; rose, rose; smoke, smoke; limb, limb.
AFTER PUBLICATION OF
"UNDER THE VOLCANO"
Success is like some horrible disaster
Worse than your house burning, the sounds of ruination
As the roof tree falls following each other faster
While you stand, the helpless witness of your damnation.
Fame like a drunkard consumes the house of the soul
Exposing that you have worked for only this _
Ah, that I had never suffered this treacherous kiss
And had been left in darkness forever to founder and fail.
THE LANGUAGE OF MAN' S WOE
RILKE AND YEATS
Help me to write.
Show me the gates
Where the orders are,
And the cage
My soul stares at,
Where my Courage
Roars through the grates.
Pierre Haski trong 5 năm là phóng viên tại Bắc Kinh
của tờ Giải Phóng, Libération,
hiện nay, ông lên chức phụ tá giám đốc biên tập, và còn
là đồng tác giả Nhật Ký của Ma Yan,
sự xb cuốn này đã đem lớp học đến cho hàng ngàn học sinh Trung Quốc [coi
www.enfantsduningxia.org]. Ông còn cho xb cuốn Máu Trung Quốc, Le Sang de la Chine,
một cuộc điều tra về hàng ngàn nông dân Henan, bị nhiễm HIV do nghèo phải
bán máu [coi blog của tác giả www.arenes.fr/cinquansenchine]. Ông là khách
mời trong tháng của tờ Văn Học Pháp, số tháng Hai 2007, nhân cuốn tiểu thuyết
Giấc Mơ làng Dinh
được dịch từ tiếng TQ qua tiếng Tây. Cuốn này là tiểu thuyết hóa cuộc điều
tra của chính ông, về cơn sốt không tên [tức bị nhiễm HIV mà không biết].*
Đọc cuốn tiểu thuyết của Yan Lianke tạo ấn tuợng thần kỳ ở nơi
tôi. Cứ như thể tác giả đã chiếm đoạt vị trí phóng viên trong cuộc
điều tra Máu Trung Quốc,
và tiếp tục nó, ở cái chỗ mà tôi phải ngưng lại, như thể tiểu thuyết
gia đã làm cái điều mà ký giả bị cấm làm.
Nói như thế có nghĩa, người viết tiểu thuyết đã đem da thịt,
máu huyết, và linh hồn đến cho những sự kiện trần trụi, thô, và có thể
nói, tàn bạo; đã tạo ra những nhân vật, trong cái chết và trong cái sống.
Làm như vậy, ngược ngạo làm sao, tiểu thuyết gia làm một công
ích vô luờng cho chân lý, khi đem đến cho nó một sức mạnh hừng hực,
và chấp nối thêm cho nó, một tâm hồn lạ kỳ.
Độc giả hãy cẩn trọng, điều này: tất cả những gì được kể ra
trong cuốn tiểu thuyết đều xác thực....
Note: Tác phẩm mới ra lò của tay này, đang
gây chấn động giang hồ: Ngày Mặt Trời Ngỏm
https://www.theguardian.com/…/the-day-the-sun-died-yan-lian…
Yan’s disgust for his country’s moral degradation
is unmistakable: a predatory ruling party exploiting its people even in
death; the people themselves adrift from ritual and social norms and who
now think only of getting rich at all costs. In his earlier works, Yan’s
bleak view was enlivened with satire. Here, such moments are scarce: his
characters follow their increasingly bizarre scripts without engaging the
reader, despite Carlos Rojas’s impeccable translation. It is as though the
burden of being a writer in today’s China has become too heavy, the accumulation
of unthinkable events too great, even for such a master as Yan Lianke.
Note: Naipaul phán, Xứ sở thì là 1 tên bạo
chúa. Nhưng những ngày này, ít ai "ke" chuyện này!"
Typical sentence
Easier to pick two of them. What’s most typical is the
way one sentence qualifies another. “The country was a tyranny. But in those
days not many people minded.” (“A Way in the World”, 1994.)
Câu văn điển hình:
Dễ kiếm hai câu, điển hình nhất, là cái cách mà câu này
nêu phẩm chất câu kia:
"Xứ sở thì là bạo chúa. Nhưng những ngày này, ít ai "ke" chuyện
này!"
Naipaul rất tởm cái gọi là
quê hương là chùm kế ngọt của ông. Khi được hỏi, giá như mà ông không
chạy trốn được quê hương [Trinidad] của mình, thì sao, ông phán, chắc
nịch, thì tao tự tử chứ sao nữa! (1)
Tuyệt.
(1)
http://nhilinhblog.blogspot.com/2018/08/ung-thu-doan-cuoi.html#more
Aug 9, 2018
Ung thư đoạn cuối
"Thôi về đi. Tôi buồn ngủ quá."
Ởkia cho thấy rằng sau
một đảo chiều lớn ở đầu phần thứ ba (xuất hiện nhân vật Liêm,
trước đó chưa hề có), mọi sự đã quay trở lại (theo cách không
giống trước): câu chuyện về bốn người bạn ở Hà Nội được nhìn bằng
một con mắt khác hẳn (Liêm là người Bắc nhưng ở Sài Gòn nhiều năm).
Thêm một mốc thời gian nữa: Điện Biên Phủ.
Ung thư của Thanh Tâm Tuyền
kết thúc ở "Thôi về đi. Tôi buồn ngủ quá." Tức là, tạp chí
Văn đăng Ung thư cho đến đó. Và cũng đồng nghĩa, Thanh Tâm
Tuyền viết Ung thư cho đến đó.
ổng cộng, Ung thư đăng trên Văn từ số 31 (ra ngày 1 tháng Tư năm
1965) đến số 62 (ra ngày 15 tháng Bảy năm 1966), như vậy là 32 số; giữa
số 31 và số 62, có 7 số (trong đó một số kép, tính làm hai) không có Ung
thư. Thực tế, có 25 số Văn đăng tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền.
Tổng cộng, Ung thư chiếm 302 trang của tạp chí Văn. Những ai quen
thuộc với tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền sẽ thấy đây là một tiểu thuyết
dày bất thường. Rất dày, và còn dang dở.
Đăng hết những gì Văn từng đăng Ung thư lên, ta có thể phá tan một
huyền thoại xưa nay xuất hiện rất nhiều, là Thanh Tâm Tuyền đã viết xong
Ung thư. Điều đó không đúng, tôi nghĩ là không một dấu vết nào cho thấy
Thanh Tâm Tuyền đã viết xong Ung thư, mà điều ngược lại mới đúng, Thanh
Tâm Tuyền bỏ dở nó.
Mấy số tiếp theo số 62, tạp chí Văn sẽ nói Thanh Tâm Tuyền đang bị
ốm, không viết tiếp Ung thư ngay được, và khất, sẽ đăng sau. Nhưng không
bao giờ còn có đoạn Ung thư nào nữa, dường như vậy. Dường như cũng phải
rất lâu về sau Thanh Tâm Tuyền mới xuất hiện trở lại trên Văn (không phải
với Ung thư, tất nhiên).
Đăng xong Ung thư rồi, tôi sẽ viết một bài về cuốn tiểu thuyết ấy,
bài tên là "Trả lại một thực tại". Điều này cũng giống như với Đinh Hùng;
dường như với Trần Vàng Sao và Đỗ Long Vân cũng sẽ như vậy.
NL
Note:
Trả lời Le Huu Khoa, TTT cho biết, không cho xb Ung Thư. Có thể là
do chưa hoàn tất, hay là do, ông đã thay thế nó, bằng Một Chủ Nhật Khác?
GCC
SN năm nay, Gấu nhận được quà của ông anh - mấy cuốn của Malcolm
Lowry - từ phía bên kia nấm mồ, qua… đảo xa.
Rồi được đọc Ung Thư, nhờ bạn NL.
Bèn phúc đáp ông anh, qua bài thơ của Milosz.
Ông lèm bèm về thơ, khi nhận được rất nhiều cú điện thoại sau
khi Zbigniew Herbert mất.
Lời chúc SN của Seagull, cũng khác mấy năm trước.
Tks
ON POETRY, UPON THE OCCASION
OF MANY TELEPHONE CALLS AFTER
ZBIGNIEW HERBERT'S DEATH
It should not exist,
considering conception,
gestation and delivery,
quick growth,
decay and death.
What is all that to it?
It cannot inhabit
the chambers of the heart,
the meanness of the liver,
the sententiousness of the kidneys,
or the brain, with its dependence on the grace of oxygen.
It cannot exist, and yet it exists.
He, who served it,
is changed into a thing,
delivered to decomposition
into salts and phosphates,
sinks
into the home of chaos.
In the morning telephones ring.
Straw hats, sleek nylon, linens
tried in front of mirrors
before a day at the beach.
Vanity and lust
as always,
self-centered.
Liberated from the phantoms of psychosis,
from the screams of perishing tissue,
from the agony of the impaled one,
It wanders through the world,
Forever, clear.
Fri, 24 Mar 2006 01:14:44 -0800 (PST)
[…] xin chia buồn với anh về sự ra đi của
ông Thanh Tâm Tuyền, một người dường như đã mang một phần đời của anh.
Hay, anh mang một phần đời của ông ấy?
K
Joseph
Brodsky @ Toronto Oct 1995
An interview with Joseph Brodsky
Bởi vì ông nhắc tới những nhà thơ lớn lao,
tôi nghĩ có lẽ chúng ta xoay câu chuyện quanh đề tài này, và nhắc tới
1 nhà thơ vĩ đại nhất của thế kỷ. Wystan Hugh Auden
Tuyệt! Rất tuyệt [Cười lớn]
Ông nhắc tới, trong bài “Ðể làm hài lòng
một cái bóng”, “To Please a Shadow”, một trong những lý do ông học tiếng
Anh, hay trở nên ngày càng quấn quít với nó, là để “thấy mình gần gụi
với một người mà tôi nghĩ là một đầu óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Wystan
Hugh Auden". Và rồi ông bàn về những phẩm chất của ông ta. Những phẩm
chất mà tôi đặc biệt thích thú của ông ta, là ‘equipoise’ và ‘wisdom’.
Vai trò của Auden trong sự nghiệp của ông như là 1 thi sĩ, là gì?
Tôi sẽ trả lời câu hỏi này
như tôi có thể. Ông ta đi vô tôi, enter, theo 1 nghĩa nào đó, ông
ta đi vô cuộc đời của tôi. Thì cứ nói như vầy, chúng ta đang nói chuyện,
ở đây, tôi đang ngồi đây, và tôi cảm thấy ông ta là một phần của tôi…
Khi tôi gặp ông ta 22 năm trước đây, tôi 32 tuổi, và ông ta chỉ còn
sống được 1 năm nữa…
Cũng trong cùng bài essay, ông nó về sự quan
trọng đối với mọi độc giả là có ít nhất 1 nhà thơ để mà lận lưng.
Với ông, hẳn là Auden. Nhưng ngoài Auden ra, liệu Eugenio Montale có
xứng đáng…
Xứng đáng quá đi chứ. Tôi
nghĩ phải thêm vô Thomas Hardy, Robert Frost… Tôi thấy mình gần Frost
hơn so với Auden. Bạn có nhớ không Lionel Trilling đã từng gọi Frost là
1 nhà thơ khủng khiếp. Còn Eliot.... Bishop, bà này Canada chính gốc.
Trong số ngoại nhân, làm sao bỏ qua Milosz. Wislawa Szymborska mà không
bảnh sao, a wonderful lady…
Note: Cuốn này, mua xon, sau khi cuốn cũ được Cô Út
làm từ thiện trọn kho sách Bố tích tụ trong mấy chục năm ra xứ
người. Có thêm bài Intro của Francine Prose, trong đó, có lèm bèm
về độ chính xác của nó. Tác giả, Janouch, khi đó mới 17 tuổi. Có
thêm lời cuối, postscript, của chính Janouch. Khổ chủ cho biết, ông
bạn quí của Kafka, tức Max Brod, không hiệu đính 1 dòng nào, và ân
hận vì đối xử không đúng, unjust, trong nhiều năm, với Brod.
Janouch kết thúc bài cuối của ông:
Kafka is - as the good and faithful Brod said - a prophetic
figure, and so what I wrote here as a public confession and apology
is not an end but the opening of a door, a small fragment of hope, a
breath of life, and so a strengthening of everything that is living and
indestructible in us sinful men after all the torments of fear
and disillusion which we endure.
GUSTAV JANOUCH
INTRODUCTION
I can't remember when I first read Gustav Janouch's
Conversations with Kafka, published in this country in 1951 and twenty
years later in the expanded version we have today. I do know that
by the mid-1980s, I had become such a fan of Janouch's odd and beautiful
little memoir that I quoted two excerpts from it, one in a talk I
delivered at a writers conference, the other in a novel. The first
of these passages was taken from near the end of the book. Janouch
has found out that Kafka has retired after fourteen years at the Workman's
Accident Insurance Institution, where Janouch's father, Kafka's colleague,
first brought Gustav, as a seventeen-year-old fledgling poet, to meet
the celebrated author of "The Metamorphosis." Gustav visited Kafka at
the office, and they fell into the habit of taking long walks through
the city, strolls on which Kafka seems to have said many amazing, incisive,
literary and personal things to his companion and interlocutor, the teenage
Boswell of Prague.
After Kafka has gone, presumably to the sanitarium
at which he died, Frau Svatek, the office cleaning woman charged
with tidying Kafka's messy "paper dungeon," tells Janouch that she
has no idea who cleared out the writer's desk. "Kafka came and went
as silently as a mouse." As a memento, she gives Janouch Kafka's
porcelain tea cup. Every time Janouch looks at the cup, he remembers
something Kafka said on one of their walks, and one passage struck me
as so lyrical, wise and peculiar that I decided to quote it to an audience
of writers and would-be writers. Crossing a rainswept square, apropos
of something or other, Kafka tells Janouch:
Life is as infinitely great and profound as the immensity
of the stars above us. One can only look at it through the narrow
keyhole of one's personal existence. But through it one perceives
more than one can see. So above all one must keep the keyhole clean.
Reading my lecture at the conference, I remember feeling
that everyone in the audience was taking Kafka's advice and mentally
resolving to keep the keyhole clean, whatever that might mean.
The second passage cracked me up, and I used it in
a novel, a quote lodged maddeningly in the consciousness of a young
woman who is inconveniently superstitious and not inclined to expect
good fortune. Again, Kafka and Janouch are out walking, gloomily considering
the enslavement of mankind. Kafka says: "The conveyor belt of life
carries one somewhere-bur one doesn't know where. One is a thing,
an object-rather than a living organism."
Kafka suddenly stood still and stretched out his hand.
"Look! There, there! Can you see it?"
Out of a house in the Jakobsgasse ... ran a small dog
looking
like a ball of wool, which crossed our path and disappeared
round the corner of the Tempelgasse.
"A pretty little dog," I said.
"A dog?" asked Kafka suspiciously, and slowly began
to move
agam.
"A small, young dog. Didn't you see it?"
"I saw. But was it a dog?"
"It was a little poodle."
"A poodle? It could be a dog, but it could also be a sign.
We Jews often make tragic mistakes."
Looking over these two quotes, I'm struck by how well
they capture the tonal range of Janouch's exchanges with Kafka,
conversations on subjects including carpentry, technology, film,
photography, crime, money, Darwinism, Chinese philosophy, street fights,
insomnia, Hindu scripture, suicide, art and prayer. "Art like prayer
is a hand outstretched in the darkness, seeking for some touch of grace
which will transform it into a hand that bestows gifts. Prayer means
casting oneself into the miraculous rainbow that stretches between becoming
and dying, to be utterly consumed in it, in order to bring its infinite
radiance to bed in the frail little cradle of one's own existence."
Reviewing Conversations with Kafka in the November
21, 1971 New York Times Book Review, Leonard Michaels described
the effect of Kafka's "stunning presence" filtered through Janouch's
"hagiographical" perspective: "Kafka with a miserable job, deadly
disease, rotten home life, yet able to produce rabbinically flavored
logorrhea on almost any subject thrown up to him by Janouch. Lest
it seem that Janouch, from one conversation to the next, is tossing
fish-bits to a brilliantly honking seal, he takes the trouble to tell
us about Kafka's availability to interviewers of every kind." Janouch,
as Michaels notes, also gives us a startling scene in which Kafka's
overwhelming, all powerful father-the tyrant at the terrifying center
of so much of his fiction-appears on the street to say, with what sounds
suspiciously like tenderness, "Franz. Go home. The air is damp."
Unsurprisingly, given the origin of their friendship
in Janouch's literary ambitions, Kafka and Janouch spend a great
deal of time talking about writing, Kafka's ('''The Judgment' is
a spectre of the night ... the verification, and so the complete exorcism
of the spectre") and, more often, the work of others. Among Kafka's
favorites were Rimbaud ("He transforms vowels into colors"), Poe ("He
wrote tales of mystery to make himself at home in the world") and Kleist
("His whole life was spent under the pressure of the visionary tension
between man and fate, which he illuminated and held fast in clear
universally intelligible language"). One could generate a reading list
from Kafka's literary advice. Later on, when Janouch meets the girl
he will eventually marry, he asks for another sort of advice, for Kafka's
views on love, which, as one can imagine, are not highly optimistic.
At some point during the time since I first read Janouch,
I heard that a question had been raised about whether Kafka had
really said everything Janouch claims. Readers might well wonder,
especially when we notice that several of the memoir's walk-on characters
(a violin maker, a friend of Janouch's) sound strikingly like Kafka.
And how did Janouch memorize verbatim these long flights of improvisational
fancy that we ourselves have to read many times before we can get them
straight? Later I heard that the person most eager to discredit Janouch
(a cache of letters exists in a file at New Directions) might have had
some extra-literary, personal, or professional interest in the project.
In the interval between my first reading and this
one, I sometimes wondered if, aware of a challenge to its authenticity,
I would like the book as much as I had before. I am pleased to report
that the questions raised about the book made little difference or
none at all. Perhaps the sharpness of my judgment has been blunted
by the debates and doubt that have come to surround the contemporary
memoir. Or perhaps I experienced a new admiration for the skill with
which Janouch may have partly described and partly invented a semi-historical,
semi-fictional character known as Kafka.
Rereading Janouch, I thought: If Kafka didn't say
all these things, he said some of them and should have said the
rest. Perhaps he might have admired Janouch's exploration of the
line between appropriation, ventriloquism, and spirit possession:
channeling, we might call it. I want to believe that Kafka said what
Janouch wrote down, just as I want more than ever to pretend that I
am walking in Janouch's place, pestering Franz Kafka with sophomoric
questions and thirstily imbibing the gnomic, goofy poetry of the master's
pontifications.
- FRANCINE PROSE
Gấu đọc Kafka quá sớm, phải nói như vậy. Trong “Những
ngày ở Sài Gòn” GCC, đã từng lấy 1 câu của Kafka - thuổng từ bài
viết của Sollers - làm đề từ cho truyện “Kiếp Khác”, viết về cô bạn
(1).
Và khi, phải trả lời Nguyên Sa, -qua bài viết cho 1
số Văn đặc biệt về Nguyễn Du - sau cú đọc “Mây Bay Đi”, Gấu cũng chôm
Kafka:
Nhà văn là 1 thứ dê tế thần, nhờ hắn mà bạn tha hồ viết
thứ văn chương "bửn thỉu" – “dễ dãi và hạnh phúc” - mà chẳng cảm thấy
tội lỗi cái con khỉ khô gì hết!
Bản tiếng Anh: He is the scapegoat of mankind. He makes
it possible for men to enjoy sin without guilt, almost without guilt.
Anh ta là dê tế thần của nhân loại. Nhờ anh ta mà
nhân loại enjoy tội, mà không lỗi gì ráo!
(1)
Je suis une mémoire devenue vivante d'où l'insomnie
Tôi là cái hồi ức trở nên sống động,
thành ra không làm sao ngủ được.
http://nhilinhblog.blogspot.com/…/…/cho-anh-khoc-bang_4.html
Nov 4, 2016
Cho anh khóc bằng
Tháng Chạp năm 1956, Thanh Tâm Tuyền, một trong những
nhà thơ lớn nhất của toàn bộ lịch sử Việt Nam, viết bài thơ "Hãy
cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest", bài thơ sẽ
được in trong tập thơ huyền thoại Mặt trời tìm thấy, 1964:
New Arrival: Hàng mới về. Có thêm Intro
& Afterword & Legacy.
The Legacy of Under the Volcano
by Sherrill Grace
As EVERY EXPERIENCED READER KNOWS, some books
become part of our lives. They insinuate themselves into our hearts
and minds, take over our habits of speech, and provide us with a
ready stock of phrases, locutions, and images. They teach us how to
see the world; they warn, exhort, and delight. They haunt our imaginations
and shape our appreciation of what great wr iting can, even should, be. For me, Under the
Volcano is one of these rare and powerful books. I have read it more
times than I can count, but I will never forget that first reading, thirty
years ago, from which I emerged shaken, knowing that something very special
had just happened. That first reading has acquired, with time, the legendary
glow of discovery.
While this experience remains uniquely mine,
I am not alone in my initial reaction to Malcolm Lowry's great
novel. Many others have also been captured by the magic of Under
the Volcano, lured into searching out its mysteries in the barrancas,
cantinas, and churches of Mexico or on the rocky beaches of the North
Shore of Burrard Inlet across from Vancouver, where the neon sign
of the Shell Oil refinery signaled "HELL" to Lowry when the" S" burned
out. Like me, many others have been prompted by the sheer beauty of
Lowry's language to read the book aloud and to pursue its allusions
into seemingly endless corridors of literature, music, film, art,
religion, myth, history, and politics.
As I look back over my thirty years of living
with Under the Volcano, I think I understand
how and why this book has had such an impact on me, on my generation,
indeed, on the second half of the twentieth century. What's more,
I think it will continue to make this impact on the next generation
and century because Under the Volcano, like
all truly great works of art, does not date: As Lowry knew, it is not
a book concerned with "silly ass style and semicolon technique,” but
a story about human relationships and potential in a world that humanity
so often seems intent upon destroying. This is not to say that
Volcano is timeless or a celebration of timeless Truths; it is
not. It is not that kind of classic. Under the Volcano may
have timeless qualities, at least for readers who appreciate great
prose, and it may address universal values of love, individual integrity,
faith, and brotherhood, but it is also, and more important, a novel
rooted in time and place. In Volcano, Lowry creates a vision
of the world as larger than Europe or North America, and he critiques
the Western version of Self that constructs everything and everyone
else as the Other to be defeated, exploited,…
[to be continued]
Under the Volcano, like all truly great works of
art, does not date
Dưới Hỏa Diệm Sơn, như tất cả những tác phẩm nghệ
thuật lớn, đếch có ngày tháng.
[It is] a story about human relationships and potential
in a world that humanity so often seems intent upon destroying.
Nó là câu chuyện về những liên hệ giữa những
con người, và tiềm năng, trong 1 thế giới nhân loại thèm được
hủy diệt, thèm được tự làm thịt mình!
Jul 31, 2018
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4)
http://nhilinhblog.blogspot.com/…/van-chuong-mien-nam-thanh…
"Những ngày tháng sẽ tới trong thành phố ngợp
ngụa lạ hoắc mà khi trở về tôi tự nhận là quê hương của mình."
(Thanh Tâm Tuyền - Ung thư)
Ở lần trước (một lần nào đó) tôi
đã nói đến phố Hàng Kèn là phố ngày nay không còn
tồn tại ở Hà Nội. Các nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng sẽ
còn tụ tập với nhau tại căn nhà trên một cái phố đã mất hút,
phố Hàng Đàn. Hàng Đàn nằm ở chỗ nay là Hàng Quạt, tôi cũng
không rõ Hàng Quạt thế chỗ hoàn toàn cho Hàng Đàn hay trước
đây Hàng Đàn chỉ là một đoạn của Hàng Quạt.
Chi tiết "Thủ hiến" giúp xác định
một mốc thời gian (Bắc Kỳ chỉ có thủ hiến khi đã có Quốc
gia Việt Nam cùng Bảo Đại, kèm một thứ nay rất ít người còn
hiểu là gì, "Hoàng triều cương thổ"); thêm một chi tiết nữa
cùng dạng: có một thời điểm các nhân vật nói chuyện với nhau, nhắc
đến sự kiện de Lattre (de Tassigny) vừa sang Đông Dương.
Jean de Lattre de Tassigny (với
người Pháp, có biệt danh "Roi Jean" tức là "Vua Jean") đặt
chân tới Đông Dương tại sân bay Tân Sơn Nhứt. De Lattre thay
thế cùng một lúc Pignon và Carpentier, nghĩa là trong phần
nối dài câu chuyện thuộc địa lần đầu tiên có một nhân vật Pháp thâu
tóm cả quyền lực quân sự lẫn dân sự. De Lattre là một lựa
chọn bất ngờ, một lựa chọn phút cuối; lẽ ra Juin mới là người được
chọn. De Lattre đã hơi quá già (ngoài sáu mươi tuổi); thời
điểm de Lattre sang Đông Dương, khả năng người Pháp thua trận đã
bắt đầu hiện ra.
De Lattre sang Đông Dương cùng nhiều
nhân vật thân cận, trong đó có những người sẽ đóng
vai trò không nhỏ trong đoạn cuối sự hiện diện Pháp tại Đông
Dương: Beaufre, Salan, Cogny, etc. Như vậy de Lattre đặt chân tới
Indochine sau con trai của chính de Lattre, Bernard, đang đeo lon
trung úy trong quân đội viễn chinh Pháp ngoài Bắc Kỳ.
Một mốc khác (lúc nhân vật Liêm
đi chuyến xe lửa ngày Tết từ Hải Phòng - tức là "Phòng"
- lên Hà Nội, người trên toa tàu nói chuyện với nhau):
sự kiện bà Cát Hanh Long vừa xảy ra.
(thêm một địa danh, lần này là của
Sài Gòn: một con đường mang tên Mac-Mahon; Thanh Tâm
Tuyền sẽ gọi nó một kiểu, nhưng những ai quen thuộc với văn chương
Bình Nguyên Lộc sẽ biết cái tên ấy hay được người Sài Gòn
gọi là "Mặt Má Hồng"; một cái tên khác chỉ thuộc về Hà Nội xửa
xưa: "Cột Đồng hồ": xưa kia trong giới dặt dẹo Hà Nội truyền khẩu
một câu, "Một chọi một ra Cột đồng hồ" ý nói hẹn ra đó múc nhau
tất nhiên ai cũng dễ dàng nhận thấy,
Thanh Tâm Tuyền dùng nhiều từ phiên âm, trong đó đa
phần ngày nay không còn ai hiểu - đấy là chưa kể rất nhiều
tiếng Pháp được dùng nguyên xi - chẳng hạn "tô kê" là phiên
của "toqué", nghĩa là dở người, hâm hấp, ngẫn; chắc tôi sẽ còn
quay trở lại kỹ hơn với từ ngữ trong Ung thư)
Note: Đầu tháng, server cho thấy, độc giả đang
theo dõi Ung Thư. Nhớ, có lần hỏi ông anh, đám bạn của anh,
những nhân vật trong UT, khi anh đi tù ở ngoài Bắc, có ai tới thăm
không, ông bật cười làm sánh ly cà phê, sức mấy làm họ dám. Lạ,
là Gấu không làm sao nhớ, lần gặp đó, ở đâu, quái thế. Chỉ nhớ 1 lần
nhớ không khí những ngày có đầy đủ ba anh em, và cũng đói nữa, sau
cữ chích ở Ngã Sáu Sài Gòn, bèn mò tới nhà, ăn chung với mấy đứa nhỏ
1 bữa cơm, rồi về.
Kỷ niệm thì rõ ràng, nhưng không
làm sao nhớ ở đâu, lúc nào.
Cũng nhớ thật nhớ, lần, ngay sau 30 Tháng Tư 1975. Gấu nghĩ
là đổi đời, bèn quyết định từ giã Cô Ba. Thế là đi cai, ở 1 căn hộ trong
1 xóm nhỏ, của 1 anh y tá, biến nhà mình thành 1 trung tâm cai nghiện.
Hết 1 phát, là bèn lấy cái xế máy, chạy đi thăm ông anh. Ông kéo ra 1
quán cà phê, cũng trong khu Xóm Gà, cũng không xa nhà lắm lắm, ký tặng
Gấu cuốn Một Chủ Nhật Khác, và đưa ra nhận xét, Miền Bắc sẽ bị chấn thương
nặng nề vì chiến thắng này.
Cuốn sách ông tặng, sau được Gấu Cái
đưa vô lò, đốt, thay cho củi
TTT thực sự không có bạn văn, ở trong đám Sáng
Tạo, theo GCC. Người ông thân nhất, là Ngọc Dũng, thì là họa sĩ.
Cái sự kiện, lầm bạn mình với tên thợ sắp chữ, nếu phải cắt nghĩa,
thì câu của Torodov quá đúng, cho nó: Hồi nhớ, tưởng niệm là
cách adaption quá khứ vào hiện tại, sao cho kẻ hồi nhớ hài lòng
nhất!
Commemoration is always the adaptation of memory to the needs
of today.
Tưởng nhớ, hoài niệm… luôn luôn là
sự sửa lại hồi ức cho hợp với nhu cầu hiện tại.
Cynthia Ozick trích dẫn, trong bài viết “Who owns
Anne Frank?" (1)
Nhưng,
thua, câu của Brodsky, sống sót không mắc mớ tới đạo
hạnh, mà là tới nhập nhằng, láu cá chó!
Hay, tưởng niệm là hòn đá thử vàng,
về đạo hạnh, của kẻ còn sống, đối với người đã chết.
Nhớ, lần Gấu viết về cuốn Bếp Lửa, gây chấn động trong
đám viết lách Sài Gòn.
Đó là sự thực. Lê Huy Oanh, nhắc lời
1 ông bạn, nói về GCC, qua bài điểm BL, tay này có thực
học!
Còn Joseph Huỳnh Văn mừng ra mặt, nhưng
phán 1 câu thật đã, mi viết bài này, là vì ta là tổng
thư ký Tập San Văn Chương, không phải vì TTT!
Cũng thế, là lần Gấu đọc Mây Bay Đi của
Nguyên Sa.
Bởi thế, chúng, thay vì thù thằng em,
thì, thằng anh!
Tình hình văn nghệ Mít, ở hải ngoại, vào lúc này,
rất cần 1 tên như Gấu, thời còn Sài Gòn. Bạn ra sách, dù trên
net, là rất cần 1 tên thực sự đọc nó, “dám” đọc nó, thay
cho cả chính cả tác giả của nó.
Có hai tay, Gấu cực tiếc, Gấu đọc họ, ngay vừa mới
ra được hải ngoại, mà sau này, đều hỏng cả - hỏng theo nghĩa,
ước vọng, hoài vọng của GCC, về họ - và đó là bạn Khờ của GCC,
và Hồ Đình Nghiêm. Ra được 1 phát, là đọc liền họ, hoài vọng họ
sẽ thế này, thế nọ, nhưng họ viết, chỉ đường được, không tới được,
cái vị trí mà Gấu dành cho họ.
Cái hỏng này, bây giờ, vào lúc sắp
đi xa – tí nữa, lát nữa đi - Gấu nhận ra, cả hai đều không dám“risquer”,
đời của họ - đời theo nghĩa hạn hẹp, xoáy vào, chỉ cái viết.
Bạn viết văn, là đem cái đời của mình,
đánh cược với hiểm nguy.
Đây là 1 hệ luận, từ câu của Holderlin,
“Tại sao thi sĩ, trong 1 thời chó má như thế này”.
Muốn nó hết chó má, với nhà văn, nhà
thơ, là cái viết của họ.
Cái hỏng của HDN, nếu đọc cuốn mới ra lò của anh,
với những truyện ngắn trước đó, (a) theo Gấu, là do chính tác giả
kìm cây viết, dòng viết của mình, không dám mạo hiểm. Cũng thế, với
bạn Khờ. Khác với lũ bất tài, là cả hai dư sức viết điều mà Gấu
hoài vọng ở họ, nhưng cố kìm cái viết của họ, vì không dám rủi ro, đời
(cái viết) của mình.
Khác hẳn GCC.
Đó là sự thực.
Rõ ràng nhất, là cái vụ Gấu ghiền xì ke.
Chưa bao giờ, chưa hề có, 1 tên dám risk đời mình như Gấu cả, hà,
hà!
Đến Gấu Cái mà còn hoảng. Ta chưa từng thấy
tên nào liều lĩnh như mi, ngay cả trong chuyện, lấy ta!
Họ hàng, anh em, bà con, bạn bè đều lắc đầu,
mi nhất quyết không bỏ ta!
Rồi đến cái chuyện bỏ xì ke, sống lại đời của
mi.
Nhân vật chính, trong Under the Volcano, cũng
rứa! (1)
Hay Cesar Pavese. Tay viết tiểu sử ông, gọi là,
"an absurd vice", cái quỉ ma, đồi bại, Cái Ác... Bắc Kít...
... phi lý!
Trong “Tại sao đọc những nhà văn cổ điển”, Italo
Calvino đi 1 đường thần sầu về ông, “Pavese and Human Sacrifices”
(a)
Ngoại Vực : Truyện và Chuyện của Hồ Đình
Nghiêm
“… Văn của anh, nói chung, là một
trộn lẫn khá lạ giữa sự nghiêm túc và nét dí dỏm lại đượm mùi chua chát
được giấu một cách khá kín đáo qua cách diễn đạt trông rất thành thật,
tự nhiên.
Ngoài ra anh viết phóng túng, nhiều liên
tưởng… Cái hay của Hồ Đình Nghiêm thường nằm trong những chi
tiết, đôi khi, rất dễ bỏ qua ấy, khi đọc. Nhưng mà đọc xong, lại
nghe như lòng có muối xát. Đau đau, chua chua, mằn mặn, buồn buồn,
tê tê, tái tái…”
Đúng, mà, không đúng. Theo nghĩa của Kafka, cuốn sách
phải như cái rìu phá băng bổ 1 phát vô cái biển băng vô hồn,
vô cảm, là linh hồn của lũ Mít dửng dưng trước Cái Ác vào
thời điểm Tận Thế của xứ sở của chúng
Khen như trên, là khen cho phải đạo, huề vốn!
Cả 1 băng đảng Mông Nàng Lệ An, chỉ được 1 đấng này.
Tếu nhất là đấng chuyên gia về Phén. Toàn đồ xái xảm, viết hoài
còn hoài. Lần Gấu post bài của Đại Giáo Sư Vẹm Hoàng Ngọc Hiến,
sau khi lãnh tiền Xịa, ở cái ổ VC ở WC cái con mẹ gì đó, phải trả bài,
“miễn cho xong một sô” - từ của Phan Nhiên Hạo – trong có xoa đầu nhà
văn hải ngoại, là đấng này, bèn mừng húm bệ về Blog, nhưng lại sợ lũ
chống Cộng điên cuồng, bèn phân bua, tôi không được hân hạnh quen Ngài
HNH, thấy bài đăng trên Việt Báo online nên bệ về. Hắn không dám nhắc
tới trang Tin Văn, bẩn thế!
Đâu cần hắn nhắc tới? Nhưng đây là vấn đề thuộc phạm
trù đạo hạnh, phải đề nguồn, và hắn biết nguồn là từ Tin Văn, vì thời
gian đó, GCC post song song. Sến cô nương, cũng chơi mửng này, bài về
thơ Joseph Huỳnh Văn, cũng lấy trên Việt Báo, vờ Tin Văn, ra cái điều
ta không thèm biết đến mi.
Một khi bạn xử sự như thế, là độc giả nhìn ra, tâm địa
của bạn như kít.
Bởi thế mà Brodsky mới phán, Mĩ là Mẹ của Đạo Hạnh.
(1)
Não toàn phân, mà bày đặt "viết hay" ư? NQT
(1)
“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic
credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên
nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con
người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và
nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus
on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt
là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on
the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On
Grief… trang 49].”
Coetzee
HDN có 1 truyện ngắn, Mô Phật, GCC mê lắm, có post và
có lèm bèm trên Tin Văn, nhưng kiếm không ra. Có trên art2all. Post lại
ở đây. Một trong những truyện ngắn, HDN viết, không kìm cái viết, của
anh. Còn 1 truyện ngắn nữa, Gấu chỉ nhớ được mỗi có một chi tiết –
chi tiết là Thượng Đế - hay Quỉ, thì cũng thế. Chi tiết thần sầu này,
tình cờ đọc trên net, 1 website ở trong nước, dành cho đám trẻ mê văn
học, có 1 tay cũng lôi ra để mà trầm trồ. HDN mô tả khẩu súng của 1
đấng thanh niên, nó chỉ như cái van, của 1 cái ruột xe đạp!
Chi tiết này, với riêng Gấu, làm nhớ tới 1 phim võ sĩ
đạo thần sầu, Võ Sĩ Hoàng Hôn
[từ từ viết tiếp]
http://www.art2all.net/tho/hodinhnghiem/trang_hodinhnghiem.htm
http://www.art2all.net/tho/hodinhnghiem/mophat.htm
Võ Sĩ Hoàng Hôn
Phim này, đã được bạn Phạm Vũ Thịnh, 1 chuyên gia về
văn học Nhật, giới thiệu, trên trang Chim Việt Cành Nam. Gấu tìm thấy
ấn bản cũ của nó, tại 1 tiệm sách cũ, nghĩ, chắc là khác bản mời, bèn
bệ về, chẳng khác chi bản mới, new release but not remake. Nhưng cái
vỏ quả có đẹp hơn nhiều, so với bản mới..
http://chimviet.free.fr/tacgia/phamvuthinh.htm
http://chimviet.free.fr/vannhat/phamvt/pvtd084_vosihoanghon.htm
Cái phim Võ Sĩ Hoàng Hôn, nó mắc mớ tới cái truyện ngắn
của HDN, bởi 1 chi tiết - là thượng đế trong văn chương – như sau đây.
Võ sĩ hoàng hôn, thuộc tầng lớp bèo, lấy cô vợ giầu, bị vợ
và gia đình vợ khinh khi. Bà vợ chết bịnh, anh chồng phải bán cây gươm
quí, để lấy tiền ma chay.
Sau, được bộ lạc phái đi giết 1 tay võ sĩ phản động. Tay này,
cả vợ lẫn con gái đều bị chết vì bịnh. Cả hai thông cảm nhau, và võ
sĩ hoàng hôn quyết định, làm ngơ, để cho địch thủ trốn chạy qua 1 vùng
khác.
Nhưng trong lúc trò chuyện, anh võ sĩ hoàng hôn vô tình xì
ra chuyện phải bán cây gươm, tay kia phát điên lên, như vậy, là mi tính
đến đấu sinh tử với ta, bằng cây kiếm ngắn, bằng cái van của cái ruột
xế đạp ư?
Ui chao, cõi văn của HDN, đọc theo lối ẩn dụ, thì đúng là
như thế. Anh kìm văn của anh, nhỏ xíu lại, như cái van của cái ruột
xế đạp, trong khi đúng ra, nó hùng vĩ phi thường.
Như cây cột chống Trời, của Tôn Ngộ Không, trong Tây Du Ký,
hay, cây thiền trượng, của nhà sư chuyên ăn thịt chó, Lỗ Trí Thâm, trong
Thuỷ Hử?
Mô Phật!
NQT
(1)
WONDERS are many, and none is more wonderful than man;
the power that crosses the white sea, driven by the stormy south wind,
making a path under surges that threaten to engulf him; and Earth,
the eldest of the gods, the immortal, unwearied, doth he wear,
turning the soil with the offspring of horses, as the ploughs go
to and fro from year to year. And the light-hearted race of birds,
and the tribes of savage beasts, and the sea-brood of the deep, he
snares in the meshes of his woven toils, he leads captive, man excellent
in wit. And he masters by his arts the beast whose lair is in the
wilds, who roams the hills; he tames the horse of shaggy mane, he puts
the yoke upon its neck, he tames the tireless mountain bull.
And speech, and wind-swift thought, and all the
moods that mould a state, hath he taught himself; and how to flee
the arrows of the frost, when it is hard lodging under the dear sky,
and the arrows of the rushing rain i yea, he hath resource for all;
without resource he meets nothing that must come; only against Death
shall he call for aid in vain; but from baffling maladies he hath devised
escape.
SOPHOCLES - Antigone
Now I blessed the condition of the dog and toad,
yea, gladly would I have been in the condition of the dog or
horse, for I knew they had no soul to perish under the everlasting
weight of Hell or Sin, as mine was like to do. Nay, and though I saw
this, felt this, and was broken to pieces with it, yet that which added
to my sorrow was, that I could not find with all my soul that I did desire
deliverance.
JOHN BUNYAN- Grace Abounding for the Chief of Sinners
WER immer strebend sich bemiiht, den konnen wir
erlosen.
Whosoever unceasingly strives upward ... him can
we save.
GOETHE
Đề từ Under the Volcano.
Hay câu của TLS:
Quả là có cái bịnh hoạn, morbidity, ở đây, giống như
trong bi kịch thời Elizabeth... ông ta [Lowry] sáng tạo ra 1
nhân vật mà, với nhân vật này, là cuộc chiến đấu cá nhân phản
chiếu 1 điều gì của cơn hấp hối bi thương lớn lao hơn, của tinh thần,
lý trí của con người
If there is morbidity here, it is akin to that
of Elizabethan tragedy… he has created a character in whose individual
struggle is reflected something of the larger agony of the human
spirit
The Times Literary Supplement
Re: de Lattre de Tassigny. Trong
cuốn tiểu sử của Graham Greene, và trong Ways of Escape,
đều có nhắc tới, và Tin Văn có giới thiệu, luôn cả bài
diễn văn của de Lattre trước sinh viên Bắc Kít ở Hà Nội, nhưng
kiếm chưa ra.
Tình cờ thấy trên net 1 bài
viết cho đọc free, về GG và cuộc chiến Mít, và...
https://digitalcommons.northgeorgia.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1014&context=ggs
Graham Greene in Love and War:
French Indochina and the Making
of The Quiet American
Kevin Ruane
The 2012 Graham Greene
International Festival
Thank you very much for
giving me the opportunity to talk about
my research on Graham Greene, Vietnam and The
Quiet American. Do bear in mind that this is still work
in progress. I would welcome your comments and suggestions,
as well as your questions, at the end. Perhaps I should say
a little about myself and how I ended up here.
Many years ago, I took
History and English Literature as my degree,
but then took the fork in the career road
named History, completed my doctorate on the French
war in Indo-China, and went on to become what
is known in the trade as an international, or diplomatic,
historian.
Over the years I have
written a good deal on Vietnam, as well
as on the Cold War.
But the love of literature
never left me, and a couple of years ago, I began
a project that fused the two, history and literature.
Greene, Vietnam, and The Quiet
American were my points of departure. But why? I think I
was struck by the way that many readers seemed to look
on the novel as fact–up to a point–as much as
fiction. Not fact in that they believed the plot-line per se, but
rather the background, the context, the big picture that
Greene inserted, the real-life backdrop to the fictional tale.
If at a certain level the novel was being read as history,
had not the time come to see how it measured up as history?
For now, although I am
sure that most of you are familiar with
the story, a brief “barebones” outline of the plot of
The Quiet American may still be useful. The two main
protagonists are Thomas Fowler, a cynical and opiated
British reporter working out of Saigon during the French
war in Indo-China, and Alden Pyle, an idealistic
and committed Cold War Warrior, the quiet American
of the title, a member of the Economic Mission
attached to the US Legation. Pyle is eventually
exposed as a CIA agent secretly promoting a political-military
Third Force between the French colonialists on one
side and the communist-led Viet-Minh rebels on the other,
a revelation which seals Pyle’s fate.
When a massive car bomb explodes
in the center of Saigon killing and maiming innocent bystanders,
Fowler recognizes the handiwork of General
Thé, the leader of Pyle’s Third Force. The bombing forms
the backdrop to the climax of the novel, but it was also a
real event, a case of fact and fiction fusing. It occurred on
9 January 1952, and its aftermath was captured as Life magazine’s
picture of the week.
In the novel, Pyle and
Fowler are on the scene within seconds of the explosion.
Pyle is stunned. “It’s awful,” he says surveying the carnage.
He then glances down at his shoes.
“What’s that?” he asks, puzzled.
“Blood,” Fowler says. “Haven’t you ever seen it
before?
You’ve got the Third Force all
over your right shoe.”
Người
viết hách nhất, và đúng nhất về cuộc chiến Mít, là
Graham Greene, và người chỉ ra điều này, là đệ tử của ông
Pico Iyer, theo GCC, qua đó, những thiện ý của Mẽo thì cũng tàn
độc chẳng kém gì Cái Ác Bắc Kít
Một
tên Yankee mũi lõ tới một nơi ở hải ngoại, đầu đầy
ắp những ý tưởng về dân chủ và như thế nào, anh ta sẽ
dậy một nền văn hóa cũ kỹ, cổ xưa, hết thời rồi một cách
bảnh hơn - thì cứ nói huỵch toẹt ra ở đây, đường lối, cách
hành xử, lối sống Mẽo. Một tên Hồng Mao đợi anh ta ở đó, bảo
vệ chính anh ta, trước cái ý nghĩ khùng điên ba trợn như
thế, bằng cách khuyên anh ta đừng để ý đến cái gì hết. Và giữa
họ là 1 em Mít thơm như Mít, sẵn sàng nghe hai anh mũi lõ
khuyên bảo, và hưởng lợi được, từ cả hai
"Người Mẽo trầm
lặng" của GG, được viết năm 1955, và đặt để ở Việt
Nam, lúc đó là nơi đang xẩy ra cuộc nổi dậy của lực
lượng bản xứ, chống lại chế độ thực dân thuộc địa của Pháp.
Lồng vào, hoặc phủ lên, tam giác tình, là 1 tam giác,
với ba đỉnh Mỹ, Âu và Á, với những nhân vật, như là
những biểu tượng, những con người bình thường bị lôi cuốn
vào đó với những đau thương, nhức nhối của họ. Lạ, là tính tiên
tri của cuốn tiểu thuyết….
Nhưng đó
không phải là lý do tôi đọc đi đọc lại “Người Mỹ
Trầm Lặng”, như nhiều cuốn khác của GG, và luôn có
nó cùng với tôi, như 1 cuốn thánh kinh cá nhân. Rõ
ràng là, nếu bạn lang thang trong 1 thành phố Saigon hiện
đại, như tôi đã làm, bạn có thể thấy cái tam giác tình
của GG diễn ra ở mọi khách sạn khác. Và nếu bạn nghĩ đến Iraq,
Afghanistan, và đâu đó, elsewhere, bạn thấy đường ven của
cùng 1 câu chuyện.
Điều cuốn sách
thọi tôi, sâu thẳm hơn, riêng tư hơn nhiều. Cuốn
tiểu thuyết đòi hỏi mọi người trong chúng ta, muốn cái
gì từ 1 nơi chốn hải ngoại, và toan tính gì với nó. Nó chỉ
ra, cái ngây thơ và cái lý tưởng có thể làm thịt rất
nhiều mạng người, như cái đối nghịch với nó, cái đểu cáng
đáng sợ. Và nó nhắc nhở tôi rằng, thế giới thì rộng lớn
nhiều so với những ý nghĩ tư tưởng của chúng ta về nó, và
như thế nào, người thiếu phụ ở trong cuốn sách, cái cô Phượng,
sẽ luôn luôn ở bên ngoài một vòng ôm của 1 tên mũi lõ. Nó còn
ôm trọn những mảnh miểng hiểu biết - cái nền của tôi - Á,
Anh, Mẽo – vào trong cùng thai đố.
Bạn phải đọc
Người Mẽo trầm lặng, tôi biểu bạn bè của tôi,
bởi là vì nó giải thích quá khứ của chúng ta, ở Đông
Nam Á, chiếu sáng cái sự hiện diện của chúng ta ở nhiều
nơi chốn, và có lẽ, báo trước tương lai của chúng ta nếu
chúng ta không để ý.
Nhìn như thế, thì
Diệm bị giết, phần nhiều là do thiện ý của Mẽo, hơn
là do Cái Ác Bắc Kít: Nó chỉ ra, cái ngây thơ và
cái lý tưởng có thể làm thịt rất nhiều mạng người, như cái
đối nghịch với nó, cái đểu cáng đáng sợ.
Re : Vẫn, những kỷ niệm với ông anh, nhân
NL triển lãm Ung Thư.
Bạn đã biết Prague, của Kafka. GCC đề nghị
thêm, Prague của John Banville.
Sách xon, nhưng quá đỗi thần sầu.
Tay này quá mê “Những tên mộng du” của
Koestler, viết về mấy nhà thiên văn học, hẳn thế, là vì
mấy tác phẩm mới ra lò của ông, đều là tiểu thuyết hóa cuộc đời
của những Kepler, Copernic....
Trong Prague Pictures, có những trang tuyệt
vời về Kepler, và Prague của Kepler.
Gấu biết đến “Những tên mộng du”, là qua
ông anh TTT. Koestler chứng minh, lịch sử thiên văn, nói riêng,
và văn minh, nói chung, của nhân loại, không đi theo đường
thẳng, vọt 1 phát, tới đỉnh cao chói lọi, mà đi theo đường zíc
zắc, có lúc lên, có lúc xuống, tới đáy luôn. Do quá mê cái vòng
tròn, thay vì bầu dục - quỹ đạo của các hành tinh - mà loài người
chìm sâu vào tăm tối, đúng 2 ngàn năm, y chang sau này mê chủ nghĩa
CS!
Nhớ, lần ngồi Quán Chùa, Gấu ca Koestler
quá trời, qua cuốn Đêm Giữa Ban Ngày. Ông biểu Gấu, mi phải
đọc 1 bộ ba cuốn của xừ lúy, thì mới đã.
Bộ ba cuốn mà TTT nói đó, là Hành
Động Sáng Tạo, Những Tên Mộng Du…
Câu đề từ của cuốn Prague, của Banville,
là 1 “ấn bản khác”, của câu thơ, “ôm em trong tay mà đã
nhớ em [những] ngày sắp tới”:
So much I loved you,
though with words alone,
my lovely city, when your cloak was thrown
wide open to reveal your lilac charms;
much more was said by those who carried arms.
- 'To Prague', Jaroslav Seifert,
translated by Ewald Osers
Should we have stayed
at home and thought of here?
- 'Questions of Travel', Elizabeth Bishop
Cứ giả như Gấu đang ở Toronto, mà nhớ 1 buổi
sáng ở 1 Starbucks ở Little Saigon?
Jul 31 at 1:52 AM
“August Beauty" Gardenia
Dear GNV,
Wishing you a Happy Birthday and many many more...
Enjoy "August Beauty" Gardenia photos, enjoy
writing and reading...
Seagull
Tks
Take Care
NQT
Quên, Prague của Bắc Đảo
Kafka's Prague
KAFKA WAS BORN IN A building
on the square of Prague's Old Town on July 3, I883. He moved
several times, but never far from the city of his birth. His Hebrew
teacher recalled him saying, "Here was my secondary school, over
there in that building facing us was the university, and a little
further to the left, my office. My whole life-" and he drew a few
small circles with his finger "-is confined to this small circle."
The building where Kafka was
born was destroyed by a great fire in I889. When it was rebuilt
in 1902, only a part of it was preserved. In 1995, a bust of Kafka
was set into the building's outer wall. A portent of the Prague Spring,
Kafka was finally recognized by the Czech communist authorities,
hailed as a "revolutionary critic of capitalist alienation."
In a letter to a friend, he wrote:
"There is within everyone a devil which gnaws the nights to destruction, and
that is neither good nor bad, rather, it is life: if you did not have it,
you could not live. So what you curse in yourself is your life. This devil
is the material (and a fundamentally wonderful one) which you have been given
and which you must now make use of. . . . On the Charles Bridge in Prague,
there is a relief under the statue of a saint, which tells your story. The
saint is sloughing a field there and has harnessed a devil to the plough.
Of course, the devil is still furious (hence the transitional stage; as long
as the devil is not satisfied the victory is not complete), he bares his
teeth, looks back at his master with a crooked, nasty expression and convulsively
retracts his tail; nevertheless, he is submitted to the yoke. . . ."
Kafka ra đời tại một building
ở quảng trường Cổ Thành Prague, ngày 3 Tháng Bẩy, 1883. Ông
di chuyển vài lần, nhưng không bao giờ ra khỏi thành phố. Ông
thầy dạy tiếng Hebrew còn nhớ là vị học trò của mình có lần nói,
“Đây là ngôi trường trung học của tôi, ở chỗ kia kìa, trong
cái toà building đối diện chúng ta, là đại học, xa tí nữa, về
phía trái, là văn phòng của tôi. Trọn đời tôi” – ông học trò
khua vòng vòng ngón tay – “thì đóng khung ở trong cái vòng tròn
nho nhỏ này”.
Tòa nhà nơi Kafka ra
đời, bị một trận cháy lớn tiêu hủy vào năm 1889. Khi xây cất
lại vào năm 1902, chỉ 1 phần được giữ lại. Vào năm 1995, một bức
tượng nửa người của ông được dựng lên trong toà nhà, tường phía
ngoài. Một điềm triệu của Mùa Xuân Prague, Kafka sau cùng được nhà
cầm quyền CS Czech công nhận, như là một “nhà phê bình cách mạng
về sự tha hóa của chế độ tư bản”.
Trong 1 lá thư cho bạn,
Kafka viết, luần quần trong bất cứ 1 ai, là một con quỉ, nó
gậm đêm, đến tang thương, đến hủy hoại, và điều này, đếch VC, và
cũng đếch Ngụy, hay đúng hơn, đời Mít là như thế:
Nếu bạn đếch phải như thế, thì bạn đếch phải
là Mít!
Bạn không thể sống, đúng hơn.
Còn quỉ này là… hàng
– như trong cái ý, Nam Kít nhận họ, Bắc Kít nhận hàng – và bởi
thế, hàng này mới thật là tuyệt vời, "ơi Thi ơi Thi ơi", một em
Bắc Kít chẳng đã từng nghe, đến vãi lệ, 1 giọng Nam Kít, phát
ra từ cặp loa Akai, tặng phẩm-chiến lợi phẩm của cuộc ăn cướp - Bạn
ăn cướp và bây giờ bạn phải sử dụng nó, làm cho nó trở thành có
ích… Trên cây cầu Charles Bridge ở Prague, có một cái
bệ, bên dưới 1 bức tượng thánh, nó kể câu chuyện của bạn. Vị thánh
trầm mình xuống một cánh bùn, kéo theo với ông một con quỉ. Lẽ
dĩ nhiên, con quỉ đếch hài lòng, và tỏ ra hết sức giận dữ (và
đây là ý nghĩa của ẩn dụ, một khi mà con quỉ cuộc chiến Mít chưa
hài lòng, dù có dâng hết biển đảo cho nó, thì chiến thắng đỉnh cao vưỡn
chưa hoàn tất), nó nhe răng, tính ngoạm lại sư phụ của nó 1 phát!
*
Bắc Đảo dùng từ như thể
ông ta vật lộn đời mình với chúng [Ông] kiếm ra đường, để nói
với tất cả chúng ta.
NYRB
Thiên tài Bắc Đảo và
cơn hăm dọa của ông ta, là ở trong cái sự liền lạc, không mối
nối, không sứt mẻ, nhưng thật là hài hòa, khi thực hiện cuộc
hôn nhân giữa ẩn dụ và chính trị: ông là 1 chiến sĩ, 1 tên du
kích, đúng hơn, trong 1 cuộc chiến đấu ở mức ngôn ngữ.
ru
Nguyen
Bùi Giáng vết về TTT & Huy Cận
Nhận xét của Borges, chỉ những nhà thơ hạng nhì thì mới
làm toàn những câu thơ hay, áp dụng vào Bùi Giáng thật quá tuyệt.
Nhưng Giàng Búi làm phê bình gia, thì
sao?
Cũng tuyệt cú mèo.
Sau đây, là khúc ông viết về Huy Cận, trong Đười Ươi Chân
Kinh
Huy Cận
A thân thể! một cái bình tội lỗi
Đất sơ sinh đã hoá lại bùn lầy.
Một ý tưởng chẳng có chi mới lạ. Nhưng câu thơ của Huy Cận
lại tươi mát như bầu trời.
Và cổ đứng như mình cây vững chãi
Và vai ngang như mặt nước xuôi dài
Viết câu thơ lai rai như thế mới đích thực là thiên tài.
(Còn như bài “Tràng Giang” của ông chính ông cũng lấy làm ưng ý lắm,
thật ra còn vướng vướng, không có chi huyền ảo cả.)
Và cái câu:
Tôi đội tang đen và mũ trắng
Ra đi không hẹn ở trên đường
Ông viết hai câu kỳ tuyệt như thế, thì thử hỏi: còn chi
đáng kể nữa? Ông thừa sức xô ùa Đường Thi chạy mất hút. Toàn khối thi
ca Trung Quốc, toàn khối thi ca Tây Phương, hầu như bị nổ bung long lốc,
vì trái lựu đạn đó của ông tung ra.
Và đôi mắt ấy biết nhìn xa
Khi ngoảnh gần bên biết đậm đà
Nhưng cũng biết gieo buồn khía cạnh
Lạnh đồng tê giá nét thu ba
Tại hạ mấy năm nay đọc cũng nhiều thi ca ngoại quốc, mà
tuyệt nhiên chẳng thấy vần nào dám ngang nhiên đứng vững trước mấy
vần thất ngôn của Việt Nam nọ.
Ấy là bởi vì? Bởi vì thơ Huy Cận vốn là sầu, nhưng đó là
sầu thượng đẳng Như Lai, nên chi trong cái nỗi sầu có pha chất gay
cấn chịu chơi. Thơ Homer, Sophocles, Shakespeare Nietzsche cũng thường
có chất đó. Trái lại, thơ hoằng viễn như không của Nerval, Holderlin,
Eluard, lại dường như không có (Ấy là vì họ chịu chơi theo lối từ bi
khác).
Dù sao ta cũng có thể nói rằng thơ Huy Cận quả có như là cõi
miền huyền bí nhất của tinh thể Đông Phương.
Note: Nhận xét, về chỉ hai câu thơ của Huy Cận, cái gì gì
tang đen, mũ trắng quá tuyệt.
Làm Gấu nhớ đến 1 câu mà 1 vị bằng hữu nhận xét, về cái chuyện
'về nhà" (người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn), khi nhắc tới giai
thoại, có người hỏi Hemingway về nhà để làm gì, ông trả lời, để treo
cái mũ.
Về nỗi sầu của thơ Huy Cận cũng quá thần sầu. Làm nhớ hai
câu:
Đồn xa quằn quại bóng cờ
Phất phơ buồn tựa ngàn xưa thổi về
Câu phán của Borges, chỉ những nhà thơ hạng nhì thì mới
làm toàn thơ hay, quá thần sầu, và áp dụng vào trường hợp Bùi Giáng,
thì lại càng quá thần sầu, bởi là vì như thể, ông biết trước là lũ phê
bình gia ngu ngốc của xứ Mít, sẽ nhận xét về thơ BG, đúng như thế.
Tuy nhiên, theo GCC, Borges tự khen ông qua câu đó. Ông
cũng bị thiên hạ chê, làm thơ dở, và chính ông cũng nhận xét về ông
như thế.
I do not set up to be a poet. Only an all-round literary
man: a man who talks, not one who sings. . . . Excuse this little apology
for my muse; but I don't like to come before people who have a note
of song, and let it be supposed I do not know the difference.
The Works of Robert Louis Stevenson
Vailima Edition, XXII, 42 (London, 1923)
Tác phẩm
thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp
nối Bếp Lửa. Ung Thư
là chấp nhận giữa vô thường và chút hơi ấm của nỗi chết.
Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra.
Note: Thấy mấy dòng này, trên Blog NL, tò mò gõ Bác
Gúc, ra bài thơ thần sầu:
In the garden that
yawns and fills with air,
A puzzle that we
must solve before our death
So that we may
nonchalantly resuscitate later on
When we have led women
to excess;
Since there is
also a heaven in hell,
Permit me to propose
a few things:
I wish to make
a noise with my feet
I want my soul
to find its proper body.
http://voetica.com/voetica.php?collection=1&poet=45&poem=4037
Piano
Solo
Nicanor Parra
Since man's life is nothing but a bit of action at a distance, A bit of foam shining inside a glass; Since trees are nothing but moving trees; Nothing but chairs and tables in perpetual motion; Since we ourselves are nothing but beings (As the godhead itself is nothing but God); Now that we do not speak solely to be heard But so that others may speak And the echo precede the voice that produces it; Since we do not even have the consolation of a chaos In the garden that yawns and fills with air, A puzzle that we must solve before our death So that we may nonchalantly resuscitate later on When we have led woman to excess; Since there is also a heaven in hell, Permit me to propose a few things
I wish to make a noise with my feet I want my soul to find its proper body.
Văn
chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1)
Thanh Tâm Tuyền và Ung thư.
Tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền được
đăng nhiều kỳ (feuilleton) trên tạp
chí Văn, trên rất nhiều số của tạp chí
Văn. Giờ là lúc (rất) nên đọc nó.
ON POETRY, UPON THE
OCCASION
OF MANY TELEPHONE CALLS AFTER
ZBIGNIEW HERBERT'S DEATH
It should not exist,
considering conception,
gestation and delivery,
quick growth,
decay and death.
What is all that to it?
It cannot inhabit
the chambers of the heart,
the meanness of the liver,
the sententiousness of the kidneys,
or the brain, with its dependence on the
grace of oxygen.
It cannot exist, and yet it exists.
He, who served it,
is changed into a thing,
delivered to decomposition
into salts and phosphates,
sinks
into the home of chaos.
In the morning telephones ring.
Straw hats, sleek nylon, linens
tried in front of mirrors
before a day at the beach.
Vanity and lust
as always,
self-centered.
Liberated from the phantoms of psychosis,
from the screams of perishing tissue
from the agony of the impaled one,
It wanders through the world,
Forever, clear.
Czeslaw Milosz: New and Selected Poems
1931-2001
DEDICATION
You whom
I could not save
Listen
to me.
Try to
understand this simple speech as I would be ashamed
of another.
I swear,
there is in me no wizardry of words.
I speak
to you with silence like a cloud or a tree.
What strengthened me, for you
was lethal.
You mixed
up farewell to an epoch with the beginning of a new
one,
Inspiration
of hatred with lyrical beauty,
Blind
force with accomplished shape.
Here is a valley of shallow Polish
rivers.
And an
immense bridge Going into white fog.
Here
is a broken city,
And the
wind throws the screams of gulls on your grave
When
I am talking with you.
What is poetry which does not
save
Nations
or people?
A connivance
with official lies,
A song
of drunkards whose throats will be cut in a moment,
Readings
for sophomore girls.
That I wanted good poetry without
knowing it,
That
I discovered, late, its salutary aim,
In this
and only this I find salvation.
They used to pour millet on graves
or poppy seeds
To feed
the dead who would come disguised as birds.
I put
this book here for you, who once lived
So that
you should visit us no more.
Warsaw, 1945
Czeslaw
Milosz: Selected Poems, 1931-2004
Dâng Tặng
Bạn người mà tôi
không thể cứu
Hãy lắng
nghe tôi
Hãy cố
hiểu bài nói này, như tôi xấu hổ vì
bài nói khác.
Tôi thề,
trong tôi không có sự ma quỉ của những con
chữ
Tôi nói
với bạn với sự im lặng của đám mây, hay của
cái cây.
Điều làm tôi mạnh
mẽ, với bạn, chết người.
Bạn trộn
lời giã biệt vào một thời đại, với sự khởi đầu
của một thời đại khác,
Hứng
khởi của hận thù với cái đẹp trữ tình
Sức mạnh
mù lòa với hình dạng đã hoàn tất.
Đây là
một thung lũng của những con sông Ba Lan nông,
cạn
Và một
cây cầu bao la
Đưa tới
một vùng sương mù trắng. Đây là một thành
phố vỡ nát
Và gió
thổi những tiếng la thét của chim hải âu lên
mộ bạn
Khi tôi
nói với bạn
Thơ ca là gì nếu
không thể cứu
Quốc
gia hay dân tộc?
Một sự
đồng lõa của những lời dối trá chính thức,
Một bài
ca được hát bởi những tên say, cổ của họ sẽ bị
cắt một lát sau đó
Đọc cho
mấy cô gái đại học
Tôi muốn 1 thứ thơ ca tốt, đẹp
mà không biết điều này
Tôi muốn
một thứ thơ ca thật muộn màng tôi mới ngộ ra
cái mục đích đáng ca ngợi của nó
Trong
đó, và chỉ trong đó, tôi tìm thấy sự cứu
chuộc
Họ thường đổ hạt kê, hay
hạt anh túc lên những ngôi mộ
Để người
chết trở về, hóa trang như là những con chim
Tôi để
cuốn sách của tôi ở đây cho bạn, người có
lần đã từng sống
Để bạn
đừng viếng thăm chúng tôi nữa.
http://nhilinhblog.blogspot.com/…/van-chuong-mien-nam-thanh…
Ung thư của Thanh Tâm Tuyền - nếu không phải đối với tất
cả (mà có bao giờ "đối với tất cả" được đâu) thì ít nhất cũng với
một số người - cho thấy văn chương có thể là gì.
Văn chương có thể là gì? Văn chương nghĩa là giống như Ung
thư của Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền viết Ung thư - điều này rất quan
trọng - không phải để biểu lộ tư tưởng, không phải vì quẫn bách, bị giằng
xé day dứt, "trăn trở" (nếu muốn dùng một
idiom xấu xí điển hình của chúng ta), không nhằm phê phán, cũng không với
mục đích phản ánh một cái gì. Thế cho nên, chính bởi sự từ chối ấy, một
tác phẩm sẽ là tất tật những điều vừa kể trên, nhưng đồng thời còn hơn
thế rất nhiều.
Một tác phẩm văn chương ở đó vì nơi này cần có nó. Một cuốn
tiểu thuyết như Ung thư cho thấy mức độ vớ vẩn và kém cỏi của các sử gia,
các nhà nghiên cứu chính quy (có thể xem, chẳng hạn, ởkia). Muốn biết
về một điều gì đó, cần phải (ngoài những cái khác) nhìn vào những gì các
nghệ sĩ lớn nói về cái điều ấy. Một nghệ sĩ lớn tức là một dạng tồn tại
không để sót gì hết. Nhất lại là một nhân vật như Thanh Tâm Tuyền: tính
cách hung bạo ở văn chương Thanh Tâm Tuyền là biểu hiện của một thứ, force
(Jacques Derrida chính là người đặt ra mối nghi ngờ về khái niệm forme
và chuyển trọng tâm về force, từ đó mà bản thân ở Derrida cũng sẽ đậm
dấu ấn violence). Trong truyện, có chi tiết nhắc tới "Thủ hiến", như vậy
bối cảnh câu chuyện sớm nhất là 1949 (về Thủ hiến Bắc Việt đầu tiên, xem
ởkia). Và nhân vật của Thanh Tâm Tuyền đi xem hát (ở Nhà Hát lớn thành phố
Hà Nội). Vở kịch nào? Lôi vũ.
(một nhân vật của Thanh Tâm Tuyền cũng đi qua Hàng Kèn:
tôi từng mất rất nhiều thời gian tìm hiểu xem Hàng Kèn có thể nằm
ở chỗ nào hiện nay; mất rất nhiều thời gian vì các miêu tả - của nhiều
người - chênh nhau khá nhiều; mãi về sau tôi mới đoán ra, Hàng Kèn (hay
"Hàng Kèn Cây Thị") không tương ứng với đoạn nào chạy thẳng một mạch hiện
nay, từ đó mà có cảm giác không dễ xác định vị trí của nó; chẳng hạn trong
"Phở", Nguyễn Tuân đặc biệt nhấn mạnh vào Hàng Kèn)
Có mấy sự kiện về TTT, thu thú: Bách Khoa,
sào huyệt của Võ Phiến – ông nghe nói, có 1 ngăn tủ riêng, chỉ để lưu
giữ thư nữ độc giả - đăng Ung Thư. Trường Thiên chúa giáo, Nguyễn Bá
Tòng mời ông dậy học - mỗi lần chào cờ & đọc kinh là vị thầy giáo
vô thần vờ.
V/v: TTT không cho xb Ung Thư, dù đã hoàn
tất, như chính ông xác nhận, trong 1 cuộc phỏng vấn, hay trong
1 bài tựa cho cuốn Bếp Lửa.
Gấu cũng có tí ý kiến về vụ này, nhung
để từ từ, khui dần...
NQT
Thạch, trước khi từ giã Hà Nội, vô Nam, đi tìm
Liên, không gặp.
Trong đêm khuya, giữa con hẻm vắng, nhớ Liên quá,
bất giác cất tiếng hú, như 1 con chó dại.
Tích, tên ma cô ghiền, là chồng Liên.
Trong Cõi Khác, của GCC, có 1 đoạn, mà,
sau này, đọc lại, Gấu nghi, chắc là từ xen trên:
Sau cùng phải cảm ơn cô bạn đã cho có đủ thời
giờ kể hết mối tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo
không còn sợ hãi cái bóng của chính nó. Những lần từ biệt cô trên
đường trở về, thành phố những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo
kích bất thần giáng xuống. Những ngã tư đường chằng chịt những vòng
kẽm gai. Có những khoảng đường phải xuống xe dẫn bộ. Đôi khi đi
lầm vào một quãng đường cấm phải đi ngược trở lại. Trong bóng đêm
nhợt nhạt của những ngọn đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen sâu
thăm thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương,
nếu chẳng may sinh ra mà không được gặp cô bạn, nếu chẳng may bị cô
hất hủi, nói không, nói không thể yêu, không thể hiểu được tình yêu
là gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong nhà đèn đã tắt, tất
cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn nhìn thấy bóng dáng.
Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi tiếng nói, tiếng
nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở dậy, vội
vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải gật
đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...
Hoặc không hề có ý định gặp. Không hề trông
mong cô sẽ giúp đỡ, thông cảm... Đứng yên lặng trước mái hiên hàng
giờ, nghe tiếng chuột chạy trên đám lá khô, tiếng mèo kêu thảm thiết
trên mái ngói, chờ cơn cuồng nộ vô ích tàn lụi dần rồi thất thểu rời
con ngõ.
Note: Bài viết này, nhờ Thư Quán của thi
sĩ THT mà có được.
Lấy từ internet. Tks. NQT
Lần đầu đăng trên Tập san Văn chương (1972).
Sau Văn đăng lại khi ra số đặc biệt về TTT.
Nhờ vậy mà còn.
Bài đăng trên TSVC có tên là Bếp Lửa trong
văn chương.
Không có khúc viết về thơ TTT.
Joseph Huỳnh Văn, tổng thư ký TSVC, thú
bài này lắm.
Mày viết bài này là vì tao là tổng thư
ký TSVC. Nếu không, đếch viết có phải không?
Đúng như thế. Lúc đó, Gấu mê Cô Ba quá,
chán mọi chuyện, không chỉ văn chương.
Nay đăng lại, để nhớ bạn hiền, thi sĩ Joseph
Huỳnh Văn.
Anh biểu, với một thằng đàn em, cũng nhà
thơ: Tội thằng Trụ, nó nhiều tình cảm quá mà lụy một đời!
*
Bà Trẻ Gấu, người đã nuôi Gấu ăn học, đã
cấm Gấu không được làm cái nghề đánh người, cũng nhận xét y chang
về thằng cháu: Mày đi tu được đấy, nếu không quá lụy vì tình!
Thì BHD cũng phán y chang, thứ tình yêu
đầy những passion, [em xài tiếng Tây], của anh đó, em không có.
Em "iêu" anh vì tội anh quá!
Ui chao, sao có người ngu như thế, cô bạn
"chửi": Vừa nghe đến tên tui, vậy mà đã mê rồi, đã yên chí, đây
là "cô bạn" của mình rồi, thì đúng là cù lần!
Chờ đợi hàng hàng kiếp kiếp, chỉ để gặp
tui, nhìn thấy tui, vậy là bõ công chờ rùi, thì đúng là đại cù lần.
Bản trên TSVC, nhờ 1 bạn văn ở trong nước, khác bản trên
Văn, thêm đoạn viết về Thơ TTT mào đầu.
Nhớ, lần ở Quán Chùa, ông anh phán, mi đưa cho “Văn”
bài viết về ta trên TSVC, Gấu đề nghị, bài cũ, hay là để em viết bài
khác, về thơ TTT, ông anh sững người, trố mắt nhìn thằng em, rồi bật
cười, “Ừ, viết đi!”
Ông không hề tin Gấu đọc nổi thơ, nói chi viết, về nó!
Bản trên tờ Văn, 1973
Ung Thư
Love in a mist
Yêu trong sương mù
Love in a mist
Yêu trong sương mù
In May 1904, Guillaume Apollinaire crossed the Channel
in pursuit of Annie Playden, an English governess (see right). He stayed
with an Albanian friend in the London suburb
of Chingford, near Epping Forest. He had
first come to woo Annie the previous autumn, staying at 3 Oakley Crescent,
off the City Road,
not far from Angel, Islington. The house still stands, though it
is known only to devoted Apollinaireans. Last week, we went for the
first time to look at the even more obscure Chingford residence, 36 Garfield Road.
Would it be a worthwhile monument to the first great avant-garde
poet of the twentieth century? According to Leonard Davis of the Chingford
Historical Society, a plaque was proposed in 1980 but never materialized.
We regret to say it is just as well. Garfield Road
- named after the American president James Garfield, assassinated
in 1881 - is a dismal assortment of small ugly houses, with a huge vacant
lot in the centre. No 36, modernized out of recognition, had blinds
drawn, preventing us peeping into Apollinaire's living room. The expedition's
sole mo1hent of cheer occurred as we returned to the railway station,
where we spotted an oblong Victorian pillar box built into the wall. It
was surely used by Apollinaire to post letters to Annie. His vain courting
became the subject of one of his most famous poems, "La Chanson du mal-aimé"
(Song of the poorly loved):
One foggy night in London town
A hoodlum who resembled so
My love came marching up to me -
The look he threw me caused my eyes
To drop and made me blush with shame.
Annie is also memorialized, kaleidoscopically, in
"LeӃmigrant du Landor Road".
Of Chingford, however, the poet left hardly anything besides his
pleasure in watching the golfers on the nearby Links.
A single publication is dedicated to the English adventure:
One Evening of Light
Mist in London by John Adlard, little more than a pamphlet,
published by Tragara Press in an edition of l45. We located a copy
at the Fortune Green Bookshop, a mysterious operation which has a shop
front in West Hampstead
but is closed to the public. On request, however, the proprietor kindly
agreed to open up for us, and one evening of light mist we made our way
there to take possession of the book: mint, numbered 26, a steal at £10.
*
Trên TV, độc giả đã từng 'chứng kiến' 'anh cu
Gấu' chạy theo BHD nơi cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn.
Chưa ghê bằng Apollinaire, tác giả câu thơ mà
GNV thuổng, "Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant", còn
là tác giả Mùa Thu Chết, và còn là tác giả của cái cú chạy theo em
nữ quản gia, suốt con kênh nối liền Pháp và Anh, để năn nỉ.
Thua, và bèn làm bài thơ trên, nguyên tác tiếng Tây, GNV
sẽ lục tìm, và dịch sau…
[Hình, TLS Oct 1, 2010]
La Chanson du Mal-Aimé
Bài hát
cho người tình phụ
A Paul Léautaud.
Et je chantais cette romance
En 1903 sans
savoir
Que mon amour
à la semblance
Du beau Phenix
s'il meurt un soir
Le matin voit
sa renaissance.
[Và nếu
tôi ngợi ca cuộc tình này
Vào năm 1903, ấy là vì không biết
Tình tôi giống như Phượng Hoàng xinh đẹp
Nếu chết buổi chiều
là để sống lại sáng ngày hôm sau]
Un soir de demi-brume à Londres
Un voyou qui ressemblait à
Mon amour vint a ma rencontre
Et le regard qu'il me jeta
Me fit baisser les yeux de honte
Buổi chiều Luân Đôn, sương mù chập choạng,
Một tên ma cà bông giống
Tình tôi tới gặp tôi.
Và cái nhìn mà nó ném cho tôi,
Khiến tôi cúi mặt vì xấu hổ
[Bài thơ dài, đây là khổ đầu]
Hai, trong những bài thơ tuyệt vời của Apollinaire,
là bài Cầu Mirabeau, và
bài L’Adieu, [Mùa
Thu Chết] cả hai đều đã được Bùi Giáng dịch; bạn nào còn giữ bản dịch,
xin cho TV để làm một cú vinh danh nhà thơ, nên quá đi chứ, nhỉ?
L'Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Le Pont Mirabeau
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
Les mains dans les mains restons face à face
Tandis que sous
Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
L'amour s'en va comme cette eau courante
L'amour s'en va
Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
Passent les jours et passent les semaines
Ni temps passé
Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure
Hai câu
khủng nhất, trong bài Trên Cầu Mirabeau, là:
Comme la
vie est lente
Et comme l'Espérance est violente
Ôi,
đời sao chậm quá,
Ôi, hy vọng sao hung bạo quá (1)
(1) Anh viết kể từ khi em đọc,
Chữ sao muộn màng so với cuộc đời của chúng ta.
J'écris depuis que
tu me lis.
Les mots sont en retard sur nos vies
Cầm Dương Xanh
Ung Thư
http://nhilinhblog.blogspot.com/2018/07/van-chuong-mien-nam-thanh-tam-tuyen-2.html
LE PONT MIRABEAU
Under Eads Bridge over the Mississippi
at Saint Louis
Flows the Seine
And our past loves.
Do I really have to remember all that again
And remember
Joy came only after so much pain?
Hand in hand, face to face,
Let the belfry softly bong the late hour.
Nights go by. Days go by.
I'm alive. I'm here. I'm in flower.
The days go by. But I'm still
here. In full flower.
Let night come. Let the hour chime on the mantel.
Love goes away the way this
river flows away.
How violently flowers fade. How awfully slow life is.
How violently a flower fades.
How violent our hopes are.
The days pass and the weeks pass.
The past does not return, nor
do past loves.
Under the Pont Mirabeau flows the Seine.
Hand in hand, standing face
to face,
Under the arch of the bridge our outstretched arms make
Flows our appetite for life
away from us downstream,
And our dream
Of getting back our love of
life again.
Under the Pont Mirabeau flows the Seine.
Note: Bản dịch tiếng Anh,
ngay trên, là của ban biên tập tờ The
Paris Review số Mùa Thu 2012.
Thực sự, của Frederick Seidel.
Merwin cũng dịch Cầu Mirabeau
W.S. Merwin
|
THE MIRABEAU BRIDGE
Under the Mirabeau Bridge the
Seine
Flows and our love
Must I be reminded again
How joy came always after pain
Night comes the hour is
rung
The days go I remain
Hands within hands we stand
face to face
While underneath
The bridge of our arms passes
The loose wave of our gazing which is endless
Night comes the hour
is rung
The days go I remain
Love slips away like this water
flowing
Love slips away
How slow life is in its going
And hope is so violent a thing
Night comes the hour
is rung
The days go I remain
The days pass the weeks pass
and are gone
Neither time that is gone
Nor love ever returns again
Under the Mirabeau Bridge Flows the Seine
Night comes the hour is
rung
The days go I remain
1956
W.S Merwin
Cầu Mirabeau
Dưới cầu Mirabeau, sông Seine chảy
Và tình đôi ta
Liệu anh phải nhớ
Niềm vui luôn tới, sau nỗi đau
Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở
Tay trong tay mặt nhìn mặt
Dưới cầu đôi tay
Sóng uể oải lập đi lập lại
Nhân lên mãi mãi
Ánh mắt thiên thu hoài hoài của đôi ta
Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở
Tình đi, như nước chảy
Tình đi
Ôi, đời sao chậm lụt
Hy vọng sao hung bạo đến như vầy
Đêm tới giờ đổ
Ngày đi, ta ở
Ngày đi, tháng đi
Thời gian không đi
Tình không bao giờ trở lại
Dưới cầu Mirabeau sông Seine chảy
Đêm tới, giờ đổ
Ngày đi, ta ở
NQT dịch
Đoạn mở đầu Ung thư của Thanh Tâm
Tuyền đặc biệt làm tôi nghĩ tới một cuốn tiểu thuyết kiệt xuất:
Quê hương của Nguyễn Tuân. Đây là một cuốn tiểu
thuyết kiệt xuất, nhưng điều oái oăm, tôi cho rằng rất ít người
đọc nó. (trong điều này - ít người đọc Quê hương - có một phần
do một định kiến tồn tại rất dai dẳng, rằng Nguyễn Tuân là một người
viết tùy bút, còn khi viết tiểu thuyết thì dở: không, Nguyễn Tuân
mới là tiểu thuyết gia lớn; Thanh Tâm Tuyền cũng rơi
đúng vào sự oái oăm của những cái nhìn quá mức hạn hẹp tương tự: không,
Thanh Tâm Tuyền không chỉ là nhà thơ lớn, mà còn là tiểu thuyết gia vượt
xa gần như mọi nhà tiểu thuyết vẫn hay được nhắc đến)
Rất ít người đọc Quê hương của Nguyễn Tuân
còn là do cuốn tiểu thuyết được in thành sách lần đầu tại nhà
xuất bản Anh Hoa ở thời điểm gần quãng 45-46; ấn bản của nhà Anh
Hoa lại là một ấn bản de luxe. Một ấn bản de luxe, ngoài chuyện nó
de luxe, còn có đặc tính sau đây: rất ít người có.
Nhà xuất bản Trường Sơn tại Sài Gòn từng tái bản
Quê hương, nhưng nếu tôi không nhầm (chắc không
nhầm) không hiểu tại sao ấn bản Trường Sơn lại không đủ.
Về sau nữa, có thêm hai ấn bản. Tức là tổng cộng,
từng có bốn ấn bản tác phẩm của Nguyễn Tuân, tôi sẽ còn quay trở
lại với câu chuyện ấy, và sẽ đặc biệt nhấn mạnh vào hai ấn bản gần
đây nhất: câu chuyện Quê hương bộc lộ rất mạnh
mẽ phẩm chất không biết đọc của câu chuyện lớn
hơn, của phê bình văn học Việt Nam.
Cũng như Quê hương (và cũng đoạn đầu), đoạn
đầu Ung thư sẽ ngay lập tức có hai địa danh:
Thư viện Trung ương (nó còn có tên thư viện Pierre Pasquier: tức
là giống tên cái trường ở phố Sinh Từ mà nhân vật Thạch trong Ung
thư học hồi nhỏ), cùng ga Hàng Cỏ. Tôi chưa thấy ai miêu tả ga
Hàng Cỏ rung động như Nguyễn Tuân và Thanh Tâm Tuyền. Miêu tả ấy
cũng khiến tôi nhớ đến các miêu tả nhà ga của Blaise Cendrars.
Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới
Câu thơ thần sầu, đọc, thì lại vọng lên, ý của Simone
Weil:
Xa xôi cách trở là linh hồn của cái đẹp
Note: Tiện thể, đi ba bài Thu
Của Duy Thanh
Những rừng gió kể chuyện bể khơi
trời của mây của mùa thu
những chuyến đi xa không hành lý
hành trình tới Paris
suốt đời người
không muốn nhớ tiếng thì thào thăm hỏi
móng tay níu chặt hơi sương khói
ai thổi cơm chiều hay thiêu huỷ tâm tình
hồn tôi đứng thành tượng
mình trần
không bắp thịt
trận bão cơn điên xô ngã
ấy mùa đông
và một phiến đá xanh
TTT
Autumn
Day
Rainer Maria Rilke: Herbsttag
Autumn Day
Lord: it is time. The summer
was immense.
Lay your shadow on the sundials,
and let loose the wind in the fields.
Bid the last fruits to be full;
give them another two more southerly days,
press them to ripeness, and chase
the last sweetness into the heavy wine.
Whoever has no house now
will not build one anymore.
Whoever is alone now will remain so for a long time,
will stay up, read, write long letters,
and wander the avenues, up and down,
restlessly, while the leaves are blowing.
Ngày Thu
Chúa ơi: Đúng là lúc này rồi.
Hè mới bao la làm sao
Hãy trải cái bóng của mi xuống sundials
Và cho gió tung tăng trên cánh đồng.
Hãy biểu những trái cây
sau cùng, hãy chín mọng, cho kịp những chầu rượu;
Cho chúng thêm hai ngày hè
Để có được cái tuyệt hảo - như da thịt ngọt ngào
của em - trộn hơi rượu nồng
Kẻ nào đếch có nhà lúc này,
thì đếch cần dựng nhà nữa
Kẻ nào sống mình ên, thì xin cứ tiếp tục sống
một mình
Vươn vai đứng dậy, đọc, viết những lá thư dài, cho
Hải Âu, thí dụ vậy
Lang thang, lên xuống, những con phố
Đếch thèm nghỉ ngơi cái con mẹ gì, giữa lá bay
đầy trời, trong gió loạn.
WAIT
FOR AN AUTUMN DAY
(FROM EKELOF)
Wait for an autumn day,
for a slightly
weary sun, for dusty air,
a pale day's weather.
Wait for the maple's rough, brown
leaves,
etched like an old man's hands,
for chestnuts and acorns,
for an evening when you sit in the
garden
with a notebook and the bonfire's smoke contains
the heady taste of ungettable wisdom.
Wait for afternoons shorter than
an athlete's breath,
for a truce among the clouds,
for the silence of trees,
for the moment when you reach absolute
peace
and accept the thought that what you've lost
is gone for good.
Wait for the moment when you might
not
even miss those you loved
who are no more.
Wait for a bright, high day,
for an hour without doubt or pain.
Wait for an autumn day.
Adam Zagajewski
[From Eternal
Enemies]
Đợi một ngày thu
[Từ Ekelof]
Đợi một ngày thu, trời mền mệt,
oai oải,
không gian có tí bụi và tiết trời thì nhợt nhạt
Đợi những chiếc lá phong mầu nâu,
cộc cằn, khắc khổ,
giống như những bàn tay của một người già,
đợi hạt rẻ, hạt sồi, quả đấu
ngóng một buổi chiều, bạn ngồi ngoài
vuờn
với một cuốn sổ tay và khói từ đống lửa bay lên
chứa trong nó những lời thánh hiền bạn không thể nào
với lại kịp.
Đợi những buổi chiều cụt thun lủn,
cụt hơn cả hơi thở của một gã điền kinh,
đợi tí hưu chiến giữa những đám mây,
sự im lặng của cây cối,
đợi khoảnh khắc khi bạn đạt tới sự
bình an tuyệt tối,
và khi đó, bạn đành chấp nhận,
điều bạn mất đi thì đã mất, một cách tốt đẹp.
Đợi giây phút một khi mà bạn chẳng
thèm nhớ nhung
ngay cả những người thân yêu ,
đã chẳng còn nữa.
Đợi một ngày sáng, cao
đợi một giờ đồng hồ chẳng hồ nghi, chẳng đau đớn.
Đợi một ngày thu
|
đã hẹn sẽ nói riêng về Ung Thư mà vẫn chưa làm được; đề tài Bếp Lửa Mr Tin văn rành lắm đấy :)