|
Friday
Oct 17
DBC - Dirty But Clean [Bẩn
Nhưng Sạch]
Pierre, và cuốn tiểu thuyết đầu tay Vernon
God Little,
câu chuyện một cậu
bé 15 tuổi người Texas chạy trốn cộng đồng hết còn bình thường của cậu,
sau khi bị trách cứ [blamed] vì vụ thảm sát tại trường trung học Mỹ
Columbine, đã thắng giải Booker 2003.
Tên
ông là Peter Warren Finlay, nhưng với bạn bè và rất nhiều chủ nợ, ông
luôn luôn là Pierre Bẩn. Ông hứa sử dụng 50 ngàn Anh Kim đầu tiên của
số tiền giải thưởng, để trả nợ bạn bè mà ông đã chơi xấu!
Cuốn
sách của tôi là một điềm xấu, đến bây giờ, dù đuợc giải, tôi vẫn tin
như vậy. Có một cái gì thật ma quái chung quanh cuốn sách. Liền sau khi
nó được một nhà xb nhận in, là cú không tặc đâm sập Tháp Đôi... Đón đọc
bài phỏng vấn ông, trên Tin Văn
Trong cuốn tự
thuật,
"Sống để kể chuyện", nhà văn Garcia Marquez
kể lại, đã chơi trò Russian Roulette với một tay phú lít,
khi bị bắt tại trận, đang quần thảo với bà vợ của ông này.
"Tôi
nhớ tên và họ của nàng, nhưng lúc đó, tôi thích gọi bằng cái tên Nigromanta
[Necromancer: Cô Đồng]
Noel năm đó là nàng 20 tuổi. Nàng có dáng dấp một người Abyssinian, da
mầu
cocoa.
Cái giường của nàng mới vui làm sao, và cái số ta của nàng mới
"sỏi
đá cũng còn nhớ nhau khốc liệt" [rocky] như thế nào,
và nàng có một cái bản năng làm tình có vẻ như thuộc về một dòng sông
sôi sóng hơn là thuộc về một con người!"
[she had an instinct
for love that seemed to belong more to a turbulent river than to a
human being].
Vĩnh
Biệt Kazan
…
"điều tốt đẹp nhất của nó [Chủ nghĩa xã hội],
là chúng tôi
không cần phải thù hằn lẫn nhau,
bởi vì nếu vậy chúng tôi có thể chán ghét hệ
thống ấy."
Szellênyi
Iván
Giới trí thức tự vấn
Nguyễn Hồng Nhung dịch và chú
thích
[Trích Talawas]
Hoàng
Kim Thời Đại Của Hận Thù
Trên
Tin Văn đã giới thiệu Norman Manea, nhà văn lưu vong Romania, qua một
số bài, như trong Số Phận Một Nhà Văn Lưu Vong, trong
bài viết về Tạp
Ghi của Lô Răng...
Trên
NYRB số đề ngày 23 tháng Mười, có bài điểm cuốn sách mới nhất của ông,
The Hooligan's Return, một hồi ký. Angela Jianu dịch từ tiếng
Romania [nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, 385 trang, $30.00]. Theo
tác giả bài điểm sách, Charles Simic, Manea là người có dư thành
công lực để trả lời những câu hỏi về một hoàng kim thời đại của hận
thù. The Hooligan's Return là một memoir của một thời ma quỉ như thế.
Một trong
những luận điểm quan trọng của cuốn hồi ký của ông là: Một tự vấn thật
nghiêm khắc về quá khứ - cách tốt nhất để bảo vệ nhân loại chống lại
bất cứ một chủ nghĩa toàn trị - đã bị vờ đi, giản dị chỉ có vậy. Bởi vì
chẳng có giống dân nào lại muốn khoe khoang, trong lịch sử mang
gươm đi mở đất, dân tộc "ta, mình..." đã làm cỏ bao nhiêu giống dân
khác?
Một lý thuyết lịch sử, theo đó, nhân loại sẽ "tha thứ" cho bất cứ một
tội ác, bởi vì, thí dụ, "tội ác" 1975 đã đẻ ra một dân tộc Việt
Kiều Hải Ngoại... một lý thuyết lịch sử như thế, đúng là một khởi đầu
hứa hẹn, nhưng chưa đủ, theo Manea...
Tác phẩm của Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm, như
ông nói với nhà sử học người Ý, Marco Cugno:
"Khi bạn khám phá ra,
mình là người Do Thái, ở trong trại tù, vào lúc 5 tuổi, như vậy là mọi
lựa chọn kể như tiêu: cái thảm kịch tập thể, xa xưa bám dính lấy bạn.
Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu, kinh nghiệm Lò Thiêu là một dẫn nhập
tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó, tới chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ nghĩa
toàn trị có nghĩa là loại trừ và đảo ngược truyền thống. Tới tuổi già,
lưu vong đem trả cho tôi thân phận một kẻ trôi sông lạc chợ, và theo
tôi, để vượt được nó, phải bám chặt vào ngôn ngữ và văn hóa của mảnh
đất tôi sinh ra."
Tôi [Charles Simic], biết tới
tên Norman Manea lần đầu, vào năm 1991, khi đọc bài của ông trên tờ The
New
Republic, viết về quá khứ phát xít nhưng được giấu nhẹm, của Mircea
Eliade, môt
học giả nổi tiếng của Romania về tông giáo so sánh [comparative
religion] và là
tác giả của những tác phẩm thật có uy tín như là Shamantism, và A
History of
Religious Ideas: From the Stone Age to the Eleusinian Mysteries. Nhưng
chuyện
đó thì tôi đã biết.
Vào năm 1972,
cùng người bạn là Vasko Popa, một
nhà thơ Serbian gốc Romanian, chúng tôi có gặp gỡ triết gia Émile
Cioran ở Paris. Chúng tôi ngồi đấu láo cả buổi chiều trong
căn hộ
của ông, rồi đi lang thang tại những khu vườn Luxembourg, Vào buổi tối, có thêm Mircea Eliade, và cả
bốn đi
xơi cơm tiệm. Câu chuyện lúc thì bằng tiếng Romania, lúc thì tiếng Anh, tôi nghe câu đực câu
cái, thành
thử chẳng hiểu mấy ông tướng đó nói gì. Sau đó, tôi hết sức kinh ngạc,
khi được
Popa cho biết, Cioran và Eliade là phát xít, khi còn trẻ.
Vasko, một tay một
đời CS
[lifelong Communist], và một lòng một dạ với nó (a true believer). Nhà
thơ bật
mí tiếp, Ciroran thì đã rũ sạch nợ quá khứ phát xít tại… sông
Tiền Đường rồi! Trong khi Eliade thì vẫn
thầm thà thậm thụt, [nguyên văn: Eliade có lẽ vẫn kín đáo có cảm tình
với nó:
still a secret sympathizer]....
The
function of the writer is to act in
such way that noboby can be
ignorant of the world
and that nobody may
say that he is innocent of
what is all about.
Jean-Paul Sartre [What is literature?]
Coetzee trích dẫn trong bài viết về Gordimer [nhà văn Nam Phi được
Nobel trước ông], trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, NYRB, số đề ngày Oct 23,
2003
[Phận sự của nhà văn
là hành động làm sao cho không ai còn mù tịt về thế giới,
và không một ai dám
nói, tôi ngây thơ vô tội, về tất cả những trò khốn
kiếp đó]
Có một cái gì thô thiển nơi chủ đề
tra tấn trong tiểu thuyết Nam Phi,
về việc theo đuôi nhà nước... biến những bí ẩn tởm lợm
của nó thành cơ hội để hư cấu.
Đối với nhà văn, vấn
đề sâu xa hơn, đó là, họ không
được phép tự cho mình
bị đóng cọc vào cái thế lưỡng nan mà nhà nước đề ra, tức là,
hoặc phải làm ngơ
trước những trò tởm lợm tục tĩu, hoặc phải sản xuất ra những thể hiện
về
chúng.
Thách thức chân
thực, đối với một nhà văn, là làm sao không chơi theo qui luật của nhà
nước,
là làm sao thiết lập
uy tín của chính mình
[thí dụ như trường
hợp một Nguyễn Tuân trong thời chiến, hoặc một Nguyễn Huy Thiệp trong
thời bình],
làm sao tưởng tượng
ra sự tra tấn và cái chết,
bằng những cung cách
của
riêng mình. JM Coetzee.
Thông
báo Nobel 2003
Giới
thiệu JM Coetzee
Chỉ
những câu
hỏi lớn
Ôi chao, sao cái sự dịch
tiếng Tây ra
tiếng Ta,
nó lại gian nan đến như thế này, hả ông... Gấu?. PTH
Những
Kỳ
Tích về Walter Benjamin
Tiểu
luận của Coetzee
Cái
Ác Đến Từ Đằng Xa
Con có lầm không?
Có ai lại hoan hô người đã ra
lệnh giết mình!
Hãy mở
giùm tôi cánh cửa này
Tôi đập, và khóc
ròng.
Ouvrez-moi cette porte où je
frappe en pleurant.
Apollinaire
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều
và trên không có những đám mây bàng bạc, là giới báo chí quốc tế lại
xào xạc, nhao nhác...
không biết ai được giải Nobel văn chương năm nay
Tưởng
Niệm Bùi Giáng
[mất
ngày 7 tháng 10, 1998]
Bùi
Giáng, Hồn Thơ Bị Vây Khổn
Em
thương anh như thương một ông trời bơ
vơ
|
|