*

 
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

TƯỞNG NIỆM





Vĩnh Biệt Elia Kazan

[September 7, 1909 - September 28, 2003]

... that an artist 's most telling testimony is his work.

Lời chứng nói hết về một nghệ sĩ, là tác phẩm của người đó.

Elia Kazan

"Je suis un dur, plus que la plupart des gens il me semble. Enfant,

j'étais un outsider, et il fallait être un dur pour survivre. James Baldwin a dit de moi que j'étais un nègre,

 j'accepte le compliment",

Tôi là thứ dữ, dữ hơn tụi nó. Khi còn là con nít, tôi là một kẻ ở ngoài lề.

Phải là thứ dữ mới sống nổi.

James Balwin có lần nói, tôi là thằng mọi đen.

Tôi chấp nhận lời khen ngợi của ông.

 

Hàn Lâm Viện Thụy Điển khi quyết định trao Nobel 2003 cho nhà văn Nam Phi JM Coetzee, đã vinh danh ông, người nghệ sĩ chọn kẻ đồng hành của mình, tức kẻ xa lạ, như là một hình thức của nghệ thuật.

 

Elia Kazan thật xứng đáng để nhận một danh hiệu như vậy. Như tờ Time tưởng niệm ông, trên số báo đề ngày 13 tháng 10, 2003: Dưới cây gậy thần đạo diễn của ông, tài tử Marlon Brando trong On the Waterfront [Phu Bến Tầu, Sur Les Quais], và James Dean trong Phía Đông Vườn Địa Đàng,  là hai hình ảnh nát tan, bi thương tuyệt vời, của kẻ đứng bên lề.

 

Chính ông cũng chọn cho mình một thái độ, một cuộc đời bên lề như vậy, khi một mình chống lại nước Hoa Kỳ, khi từ chối không nêu tên những thành viên của nhóm Nhà Hát Kịch, the Group Theater, bị coi là những đảng viên bí mật của Đảng CS.

 

Ông, nguyên tên là Elia Kazanjoglous, sinh ngày 7 tháng Chín, 1909, tại Constantinople, thuộc Ottaman Empire, bây giờ là Istambul, Thổ Nhỉ Kỳ. Nhà đạo diễn Hoa Kỳ, nổi tiếng với chuyển thể phim từ những kịch phẩmTennessee Williams và Arthur Miller, và những phim do chính ông viết, và đạo diễn. Ông tới Mỹ khi mới 4 tuổi, như là một di dân, cùng với gia đình Hy Lạp của ông.

 

Học Williams College, Williamstown, Mass. Sau này, ông viết,những năm cô đơn, bất hạnh đó khiến ông trở nên không thể chịu nổi, điều gọi là đặc quyền, đặc lợi [privilege]. Học Trường Kịch Nghệ tại đại học Yale University, và từ 1932 tới 1939, ông là một diễn viên thuộc nhóm Nhà hát Kịch [The Group Theater], dưới sự dẫn dắt của Lee Strasberg và Harold Clurman.

 

Kazan đạo diễn kịch phẩm đầu tiên của ông tại New York City, vào năm 1937. Ông được nổi tiếng trong cả nước, như là một nhà đạo diễn ở Broadway với những kịch phẩm như The Skin of Our Teeth (1942), của Thornton Wilder; All my sons, (1947), của Arthur Miller, và The Death of a Salesman (1949); Chuyến Tầu Dục Vọng, a Streetcar named Desire (1949), của Tennessee Williams, Mèo Cái Trên Mái Tôn Bỏng, Cat on a Hot Tin Roof (1955), và Sweet Bird of Youth (1959). Ông là đồng sáng lập [với Robert Lewis và Cheryl Crawford) của Actors Studio, [đây là “lò cừ” sản xuất ra những diễn viên thượng thặng, thí dụ như Jane Fonda, Marlon Brando…], vào năm 1947.

 

Năm 1944 ông bắt đầu đạo diễn phim [motion pictures]. Những phim của ông, đa số mang tính  phê phán xã hội, ca ngợi tự do, thí dụ như A Tree Grows in Brooklyn (1945), Gentlemen’s Agreement (1947), về chủ nghĩa bài Do Thái, và Pinky (1949), về chủ nghĩa sắc tộc. Phim cổ điển Chuyến Tầu Dục Vọng (1951), Viva Zapata! (1951), và Phu Bến Tầu (1954), đều do Marlon Brando đóng vai chính. Cả hai phim Gentlemen’s Agreement và Phu Bến Tầu đều cho ông giải Academy Awards. Những phim khác gồm có Phía Đông Vườn Địa Đàng (1955), do James Dean đóng, Baby Doll (1956), và Splendour in the Grass (1960). Kazan còn là đồng giám đốc Repertory Theatre of Lincoln Center tại New York City, từ 1960 tới 1964.

 

Phim America, America (1964), là phỏng theo cuốn tiểu thuyết tự thuật của ông (1962). Ông còn viết The Arrangement (1967, chuyển thành phim 1969. Miền Nam VN trước 1975 đã có dịch America, America và Arrangement), về kinh nghiệm của một di dân người Hy Lạp tại Hoa Kỳ, The Assassins (1972, hình như cũng đã được dịch ra tiếng Việt trước 1975, tại miền nam), và The Understudy (1974).

 

Tự thuật của ông, Elia Kazan: một đời người, được xb năm 1988. Trong đó, và ở nhiều chỗ khác, trường hợp khác, ông lên tiếng bảo vệ chính ông, khi cưỡng lại đòi hỏi của Uỷ Ban lo về những hành động bài Mỹ tại Hạ Viện [The House Committee on Un-American Activities], vào năm 1952, bắt buộc ông phải cho biết tên những thành viên Nhà  Hát Kịch là những đảng viên bí mật của Đảng Cộng Sản. (1)

 

Trên tờ Time cho biết, về quyết định của ông: lời chứng nói hết [the most telling testimony], của một nghệ sĩ, là tác phẩm của người đó. Và tờ báo kết luận: Bằng một thế giá như vậy, Elia Kazan quả là một người Mỹ trăm phần dầu, và thật đáng quí mến [Kazan was an admirable American original].

 

[Tài liệu từ Time và Bách Khoa Britannica].

 

Chuyện cũ lập đi lập lại. Tờ Điểm Sách Nữu Ước số đề ngày Oct 23, 2003, có bài viết Những Hành Động Bài Mỹ, "The Un-American Activites", nêu trường hợp [trích lại từ báo Times, London] một ông xếp hãng lớn "là một người Muslim. Ông là một phong lưu tài tử, gentleman, đúng như ý nghĩa của từ này. Tính cuồng tín của ông, nếu có, là chỉ hạn chế trong môn chơi cricket. Chủ nhật vừa qua, ông đáp máy bay đi công chuyện tới Los Angeles. Tới nơi, ông bị giữ, bị tra hỏi, vì tình nghi là khủng bố... Trong 12 giờ đồng hồ đầu tiên, ông không được tới gần cái điện thoại. Sau 16 tiếng, không đuợc thí cho một tí đồ ăn, ông hỏi xin, và được một miếng bánh xăng uýt jăm bông, ông nói, ông không ăn thịt heo, xin món khác, và được trả lời, thí cho thứ gì xơi thứ đó. Ông đành nhịn. Sau cùng, ông được còng tay, được hộ tống tới máy bay, được tống xuất khỏi xứ Huê Kỳ. Ông viết thư cho viên chức Mẽo, xin được giải thích, và nhận được cái mà ông gọi là "a fobbing-off letter" [to fob-off: lường đảo]. Còn cái laptop của hãng, bị trấn lột [confiscated: tịch thu], ở phi trường, nay được trả lại khổ chủ, nhưng tất cả những dữ kiện bị xoá sạch."

 

Tác giả bài viết, Anthony Lewis nhận xét, việc đối xử như trên, đối với "ngoại nhân" (aliens), ít người Mẽo quan tâm.

 

Và ông kết luận bài viết, khi điểm cuốn sách của Davis Cole, Enemy Aliens: Chúng ta phải kính trọng tính người của những "ngoại nhân", nếu không muốn - nếu không sợ -  tính người của chính chúng ta, cứ thế mà teo lại!

We must respect the humanity of aliens lest we devalue our own.

 

Jennifer Tran

 

 (1) Tờ New York Times cho biết, sau đó, ông xác nhận, là một đảng viên đảng CS, và còn cho biết thêm, tên tám người nữa. Vì việc này, ông mất rất nhiều bạn bè trong giới văn nghệ. Ông biện minh cho hành động của mình:

Bạn có thể thù ghét những người CS, nhưng bạn không được tấn công họ, hay vạch mặt họ, bởi vì nếu làm vậy, là bạn tấn công quyền được có những quan điểm  ngược với đa số đám đông.... Tôi có lý do để tin rằng, đảng [CS] cần phải bật ra khỏi cái tính chất hội kín của nó, để cho mọi người tha hồ xem xét, đánh giá nó.

Xin xem: http://www.nytimes.com/2003/09/28/obituaries/28CND-KAZAN.html