Thế
kỷ 20 của ai? - Người tình của Sartre - Người tình của
Văn Cao - Lời Cuối Việt Nam
- Số phận một nhà văn lưu vong - Ít ra ông ta còn có thể làm vườn -
Thánh
Simone - Sài Gòn nghĩa là gì? - Lẽ phải không nghỉ hè.
1.
Thế kỷ 20 của ai?
Triết
gia người Pháp, Bernard-Henry Lévy trả lời bằng cả một
cuốn sách: Thế kỷ của Sartre (nhà xb Grasset, Paris).
G.
Steiner, trong bài viết "Triết gia cuối cùng?"
trên tờ TLS (The Times Literary Supplement 19 May, 2000), đã nhắc tới
một
phương ngôn của người Pháp, theo đó, trong những thập kỷ cuối thế kỷ
20, ngôi
sao của Sartre lu mờ so với những "địch thủ" của ông như Camus,
Raymond Aron, bởi vì thời gian này, ông còn ở trong lò luyện ngục
(purgatoire).
Và đây là "phần số", chỉ dành cho những triết gia lớn, tư tưởng lớn.
Theo ông, hiện nay, ở Pháp, Đức, Ý, Nhật, và một số quốc gia Đông Âu,
thế giá
và huyền thoại của nhà văn đã từng từ chối giải thưởng Nobel văn chương
này,
đang ở trên đỉnh. Ở đâu, chứ ở Pháp thì quá đúng rồi: sau 20 năm ở
trong lò
luyện ngục, Sartre trở lại, và đang tràn ngập trong những tiệm sách,
với nào là
tiểu sử (loại multi-volume), nào hội thảo, đối thoại, gặp gỡ
(rencontres)… Theo
như Jennifer Trần tôi được biết, tạp chí Văn, trong tương lai, sẽ dành
trọn một
số báo để nhìn lại "triết gia cuối cùng của nhân loại", đặc biệt bởi
những nhà văn Miền Nam đã một thời coi ông là "thần tượng", như Huỳnh
Phan Anh, Đặng Phùng Quân…
"Địa
ngục là những kẻ khác", "Người ta không
thể bỏ tù Voltaire", "Con người bị kết án phải tự do", "Con
người là một đam mê vô ích", "Tự do phê bình là hoàn toàn ở Liên Bang
Xô-viết (La liberté de critique est totale en URSS), "chủ nghĩa Cộng
sản
là chân trời đừng mong chi vượt được của thời đại chúng ta (Le marxisme
est
l’horizon indépassable de notre temps)… nhưng hình ảnh một ông già mù
phải nhờ
bạn dẫn tới bàn hội nghị, để tranh đấu cho một con thuyền cho người
vượt biển,
vì muốn cứu những xác người trên biển Đông mà đành phải bắt tay với kẻ
thù và
cũng đã từng là bạn… hình ảnh đó đã vượt lên tất cả… nhưng thôi, xin
hẹn gặp Văn,
số đặc biệt!
2.
Người tình của Sartre
Nói
tới thế kỷ của Sartre mà bỏ qua kiến trúc sư căn nhà của
Sartre (architecte de la maison de Sartre) thì thật là quá…tệ!
Thế
kỷ 20 có hai mối tình lớn, liên quan tới văn học, và tới
"eros", một là giữa de Beauvoir và Sartre; mối tình kia là giữa thầy
Heidegger và trò Hannah Arendt. Với Sartre, ngoài de Beauvoir, ông còn
nhiều
mối tình khác, nhiều người đàn bà khác, kể cả "cô bé" Sagan, tác giả
Buồn Ơi Chào Mi. Nhưng nếu không có de Beauvoir, chắc chắn Sartre không
hoàn
toàn là Sartre.
Kiến
trúc sư, người đàn bà không thể tránh khỏi, tình yêu
cần thiết (femme inévitable, amour nécessaire). Có biệt hiệu là Castor
(con hải
ly), bà không những được thông báo về những vụ ăn vụng của Sartre, mà
còn là
người cung cấp, và chứng kiến những cuộc tình đó.
Tay
trong tay, đối với tất cả, và chống với tất cả: chứng
kiến cảnh Sartre gần như hết còn nhìn thấy, trong vòng tay thiên thần
của người
tình, tiến vào quán ăn Closerie de Lilas, tức là chứng kiến một trong
những
biến động lớn lao của lịch sử văn học Âu Châu, của trào lưu hiện sinh…
3.
Người tình của Văn Cao
Trên
báo Hợp Lưu, số tháng 6&7, 2000, có bài viết
"Cái gì thúc đẩy Thơ" của Hoàng Cầm. Ghi là tùy bút, nhưng theo tôi
đây là một dạng hồi tưởng, về một kỷ niệm liên quan tới văn, thơ, đàn
bà, và
thời cuộc…
Thời
cuộc: thời kỳ cuối 1954, đầu 1955; các anh ở rừng về
thủ đô Hà Nội, và được các em hậu phương o bế hết chỗ nói: "Những chàng
trai như từ thần thoại anh hùng bước ra, uy phong lẫm liệt mà vẫn tình
tứ đậm
đà. Chả thế mà Phùng Quán… chiếm ngay được trái tim một cô giáo…. Trần
Dần được
ngay một thiếu nữ nhu mì mời đến làm chồng…" Đen bạc thì đỏ tình:
"bước đường sáng tạo nghệ thuật vốn đầy chông gai, Giai Phẩm Mùa Xuân
vừa
ra đời đã bị phê phán nghiêm khắc…"
Cái
cảnh các em hậu phương đón chào các anh từ rừng về, như
kể ở trên là có thật, như Jennifer tôi đã từng chứng kiến, những ngày
đó. Nhưng
chỉ là những ngày đầu, sau thì… chán chết!
Bởi
vì ngoài mấy ông văn nghệ ra, vốn cũng không đến nỗi mán
xá, đa số là dân Hà Nội trước 1945, những ông lính rừng kia thì thật là
một nỗi
khổ cho dân Hà Nội. Đảng ta lại có chính sách: cứ chiều cuối tuần là
chỉ định
anh này anh kia đến thăm nhà này nhà nọ, để tam cùng với đồng bào vùng
địch tạm
chiếm chưa được biết tới ánh sáng cách mạng. Thế là xẩy ra màn đon đả:
mời mấy
anh ngồi chơi, chúng em có tí việc bận phải đi ra ngoài… xin các anh cứ
tự
nhiên như người… Hà Nội nhá!
Người
tình của Văn Cao, theo Hoàng Cầm, là cô em vợ của
Hoàng Cầm. "Trời! Một thiếu phụ chừng ba mươi tuổi, chững chạc, trông
đoan
trang mà còn kiều diễm khác thường" (từ "mà còn" thi sĩ dùng
"đắt" thật. Tôi viết lại,"đắt" chứ không phải "đạt").
Rồi
Hoàng Cầm tới gặp bạn. Lúc này Văn Cao đang được anh em
yêu cầu làm cho xong một bài thơ. Có được câu mở: Sinh ra tôi đã có Hải
Phòng.
Rồi xong Chương Một thì tắc.
-Có
cô em họ vợ mình muốn gặp cậu, đòi mình đưa xuống đây,
nhưng thấy không tiện. Vợ cậu biết thì mình có mà độn thổ. Thôi, lên
nhà tao.
Cô ấy đang chờ…
Văn
Cao cũng dè dặt, và cũng hơi làm cao:
-Thiếu
gì người thích văn nghệ? Cô này thế nào? Có cần (nói
theo kiểu nam: có đáng, có bõ công…) để mình nói chuyện? Sợ nhạt nhẽo
mất thì
giờ!
Và
đoạn cuối câu chuyện tình: "Đêm ấy, tôi đọc hết bài
thơ dài: Những người trên cửa biển. Có những câu đầy khí thế, rất Văn
Cao… mà
từ hôm tôi dẫn anh lên gặp cô em họ của vợ mình đến hôm nay, Văn Cao
"trình diện" toàn văn bản sử thi hào hùng, nhiều kịch tính với một
điệu ngôn từ mới mẻ, tôi bấm đốt ngón tay, mới có 14 ngày!"
Trên
đây, là một trong những câu chuyện chứng tỏ: ở trong và
ở ngoài câu thơ, đều có những mỹ nữ "nhan như ngọc".
Giả
sử có một "em" mê văn chương, nhưng không mê
nhà văn, thì sao?
Có
một trường hợp, do Lawrence Durrell kể, trong Bộ Tứ
Alexandria: Một em rất đoan trang, và rất diễm lệ. Em viết văn hoài mà
không
thành. Đi coi bói. Ông thầy nói, đó là do em "còn đoan trang" quá.
Thế là em đến gặp một văn sĩ, năn nỉ: Anh ơi, hãy làm cho em trở thành
đàn bà
đi, để em làm văn sĩ!
Cái
ông nhà văn người Anh này thật là lếu láo!
4.
Lời Cuối, Việt Nam
Sau
25 năm, tờ Điểm Sách New York 25 May, 2000, qua bài Việt
Nam: Lời Cuối, tác giả Jonathan Mirsky đã điểm một số sách mới ra lò
viết về
vết thương cũ như Argument without End, Reporting Vietnam, American
Tragedy (Bi
kịch Mẽo), Guerrilla Diplomacy (Ngoại giao Du Kích)…
Bởi
là vì bàn cho lắm, tắm cởi truồng (argument without end)
cho nên Jennifer tôi xin được bỏ qua những nhận định của tác giả bài
viết về
những tác phẩm trên, mà chỉ ghi lại những gì ông viết về Bảo Ninh, và
Dương Thu
Hương, hai nhà văn Miền Bắc trực tiếp tham dự cuộc chiến và sau cùng đã
thất
vọng.
Mirsky,
tác giả bài viết đã khuyên một trong những ông tác
giả những cuốn sách "bàn cho lắm tắm cởi truồng" kể trên, là nên đọc
Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, ‘một cuốn tiểu thuyết mãnh liệt,
trong đó
đưa ra đề nghị, chiến thắng sau cùng của Việt Nam không thể giải thích
một cách
giản dị bằng những yếu tố như là sự yếu ớt của người Mỹ, hay là hỗ trợ
của thế
giới dành cho miền bắc.’ ‘Chiến thắng tiếp theo chiến thắng, tháo chạy
tiếp
theo tháo chạy’, Bảo Ninh viết. "Đường ra trận như không tận cùng, não
nề,
và chẳng đưa tới đâu… binh sĩ đợi chờ trong sợ hãi, hy vọng họ lọt sổ,
trong số
những lực lượng tăng viện, lao mình vào một vùng mà chỉ thoát ra bằng
cái
chết". Sau chiến tranh, Bảo Ninh vẫn viết, rằng "bộ đội miền Bắc đã
được lệnh phải cảnh tỉnh trước những ý nghĩ như là: Miền Nam đã chiến
đấu anh
dũng, xứng đáng, dù thế nào đi chăng nữa."
Mirsky
viết về cuốn mới nhất của Dương Thu Hương, Memories
of a Pure Spring, do Nina McPherson và Phan Huy Đường dịch từ tiếng
Việt. Không
giống những cuốn trước, Memories… không phải là tiểu thuyết viết về
chiến
tranh, mặc dù bối cảnh là một nước Việt Nam đang cố hồi phục sau một
cuộc chiến
đã chấm dứt từ 25 năm về trước, và nhiều nhân vật trong cuốn sách đã
chiến đấu
trong đóù. Cuộc chiến được tưởng nhớ như là một thời kỳ của chủ nghĩa
anh hùng,
quyết tâm, não nề, và có vẻ như là một chiến thắng hổng, rỗng (… and
does not
seem to have much of a victory). Ai cũng đói khổ, ngoại trừ đám viên
chức ăn
hối lộ ngập hầu ngập cổ. Sợ công an là thường trực, ở bất cứ mọi nơi.
Những tù
nhân chính trị bị đối xử một cách tàn nhẫn. Nhân vật chính, Hung, là
giám đốc
một đoàn hát, vợ là một nữ ca sĩ 16 tuổi xinh đẹp có giọng ca vàng, tên
Sương.
Vợ trở thành ngôi sao. Đôi lứa được ngưỡng mộ. Nhưng anh chồng mắc vào
một vụ
chính trị và mất việc, trong lúc ngôi sao Sương ngày một sáng chói. Anh
chồng
đâm say sưa, nghiện ngập, và vào tù vì toan tính vượt biển. Cuốn tiểu
thuyết
đưa ra một cái nhìn mới đây (a recent view) về cuộc sống Việt – hoặc là
trong
những quán cá phê, những ba, nhà hát, hay trong những căn nhà của người
dân –
khách du lịch, hay những thương gia Tây phương không nhìn thấy nó
(invisible to
tourists and Western businessmen.) Hầu như chẳng có ai hạnh phúc. Hung
nhớ lại,
trong chiến tranh đoàn hát được lệnh phục vụ một đơn vị tình nguyện,
gần 300
phụ nữ sống ở bên kia rặng núi. Họ sống ở trong rừng, xa gia đình, làng
mạc,
không một bóng đàn ông… Họ gần như phát khùng, một cơn khùng điên tập
thể (mass
hysteria). Đoàn của anh đã tới đây hai lần, và lần nào cũng vậy: những
cô gái -
như một đàn ong – vây lấy anh. Một lần chạy trối chết, anh núp vào một
bụi rậm,
và nhìn lại, anh thấy những cô gái ngồi, ôm gối, khóc nức nở; cả bọn cứ
thế
khóc trên vai nhau, chụm thành một đống. Đây là một cảnh tượng làm bạn
nổi da
gà…
5.
Số phận một nhà văn lưu vong
Norman
Manea là một trong những "di dân" (émigrés)
cuối cùng, từ xứ sở Romania của Ceausescu. Quá nửa đời người, ông mới
ngần ngại
quyết định số phận ‘trâu chậm uống nước đục’: ở lại Tây phương nhân một
chuyến
du lịch.
Tới
năm 1974 ông vẫn tiếp tục công việc của một kỹ sư. Nhưng
dần dà, ông nổi tiếng, như là một tác giả, và gia nhập hội nhà văn
Romania; nồi
cơm được bảo đảm hơn, nhưng như vậy cũng có nghĩa là được mật vụ nhà
nước chăm
lo kỹ càng hơn. Tuyển tập những truyện ngắn The Night on the Long Side
(1969)
và The First Gates (1975) được cả hai giới độc giả cũng như phê bình ca
ngợi.
Tiểu thuyết, trong số đó là Captives, Atrium và The Book of the Son,
mang tính
ám dụ, tạo sốc, không dễ ‘nắm bắt’, nhưng lạ thay, lại được nhiều người
đọc.
Người ta nhận ra ở ông, một tay kể chuyện, thứ chuyện mới mang tính xã
hội-tâm
lý. Ông được so sánh với những Robert Musil, Bruno Schulz và Ernesto
Sabato.
Thế giá của ông lại càng lên cao, khi nhà văn Nobel người Đức, Heinrich
Boll
đọc bản thảo, khen hết lời bản dịch tiếng Đức một tác phẩm của ông.
Tới
đây thì nhà nước hết chịu nổi. Nhân ông chỉ trích một
bài viết trên báo đảng, Manea bị tới ba mũi giáp công: có khuynh hướng
chống
đảng (anti-party), người ở đâu đâu (cosmopolitan), ‘thiếu tính bản
địa’. Riêng
bản thân ông thì đã có sẵn ba tội: thành phần ly khai, đầu óc cởi mở,
và ‘một tên
Do Thái’. Tuy được giới phê bình ủng hộ hết mình, những cuốn sách mới
của ông
bắt đầu bị hành hạ. Tác giả phải chiến đấu giữa những gì nhà nước đòi
hỏi qua
những viên chức kiểm duyệt, và những gì ông nghĩ là một nhà văn phải
biện minh,
về vai trò đạo đức của chính mình.
Một
nhà văn Cộng sản bỏ chạy ra nước ngoài như thế, sau 5
năm lưu vong, trở thành một thế giá văn chương Romania nổi tiếng nhất,
và sau
10 năm, nhà văn Romania có sách bán chạy nhất, của thời đại của mình,
tại Tây
phương. Giới phê bình, trước tiên ở Đức, rồi tới ở Mỹ, và Âu Châu, coi
đây là
người đại diện quan trọng nhất cho văn chương quốc gia, ngang tầm
Pasternak,
Solzhenitsyn, Joseph Brodsky, ngang hàng với Milan Kundera, Tadeusz
Konwicki,
Uwe Johnson.
Tại
quê hương của ông, vị trí của Manea, khi ông đưa ra
những câu hỏi nhức nhối về quá khứ gần đây, đã được coi như những soi
sáng cần
thiết, không có không được. Nhè ngay thần tượng quốc gia, là Mircea
Eliade, mà
tấn công, cộng thêm những lời ‘báng bổ’, chống lại cánh cực hữu khiến
ông bị
coi là một kẻ ‘phản bội’, một ‘tên Mẽo mới’, cũng chẳng thua những tấn
công của
đảng nhắm vào ông ở thập niên 1980.
Tác
phẩm của Manea là từ ba nguồn kinh nghiệm, như ông nói
với nhà sử học người Ý, Marco Cugno:
"Khi
bạn khám phá ra, mình là người Do Thái, ở trong
trại tù, vào lúc 5 tuổi, như vậy là mọi lựa chọn kể như tiêu: cái thảm
kịch tập
thể, xa xưa bám dính lấy bạn. Như vậy là, ngay từ lúc nhỏ xíu, kinh
nghiệm Lò
Thiêu là một dẫn nhập tàn nhẫn đưa tôi vào đời. Sau đó, tới chủ nghĩa
Cộng Sản.
Chủ nghĩa toàn trị có nghĩa là loại trừ và đảo ngược truyền thống. Tới
tuổi
già, lưu vong đem trả cho tôi thân phận một kẻ trôi sông lạc chợ, và
theo tôi,
để vượt được nó, phải bám chặt vào ngôn ngữ và văn hóa của mảnh đất tôi
sinh
ra."
6.
"Ít ra ông ta có thể chăm sóc vườn tược."
("At least he could garden")
Trên
đây là câu phẩm bình Kafka, của Samuel Beckett. Nghe có
vẻ chua chát, nhưng làm sao mà ra nông nỗi như vậy?
Thời
điểm một Paris hậu chiến. Beckett lúc này đang cố vượt
ra khỏi cái bóng của James Joyce. Bất hạnh thay, Kafka đang ở trên
đỉnh, còn
cao hơn cả James Joyce. Ngay ở Dublin, quê hương Joyce, Beckett "buồn
phiền" báo cáo với "sư phụ": đám trí thức đang bận rộn đọc Kafka
để tìm coi trong đó có cái gì giông giống với Ulysses hay không. Thế là
Beckett
bắt đầu "tự khẳng định mình": rằng tôi không phải là một kẻ theo gót
Kafka. Những phẩm bình Kafka trên tờ New York Times cho thấy nỗi bực
bội của
Beckett:
"Tôi
chỉ đọc Kafka bằng tiếng Đức – đọc nghiêm túc… chỉ
Toà Lâu Đài bằng tiếng Đức. Tôi phải nói thế này: thật khó mà đọc cho
hết cuốn
sách. Nhân vật của Kafka biết anh ta muốn gì. Anh ta bị tiêu tùng,
nhưng anh ta
không bấp ba bấp bênh, nói về mặt tinh thần (He’s lost but he’s not
spiritually
precarious), anh ta không rã ra thành từng mảnh. Những con người của
tôi hình
như rã vụn ra. Một khác biệt khác nữa. Bạn để ý, hình thức của Kafka là
cổ
điển. Nó cứ thế mà đi, giống như một cái xe lăn (steamroller) – hầu như
thật
bình thản. Nó "có vẻ" bị hăm dọa trọn thời gian – nhưng sự khiếp đảm
là ở hình thức. Trong tác phẩm của tôi, sự khiếp đảm ở phía sau hình
thức,
không phải ở trong hình thức. (In my work there is consternation behind
the
form, not in the form).
Không
nghi ngờ chi, Beckett đọc Toà Lâu Đài, và bị ảnh
hưởng. Dấu vết có thể nhận ra trong tiểu thuyết sau cùng viết bằng
tiếng Anh
của ông: Watt. Nhân vật Klamm trong Toà Lâu Đài đã gợi hứng cho Beckett
đẻ ra
nhân vật Knott, và luôn cả Godot. Một trùng hợp ‘nhức nhối" nữa: một
trong
những chương sách của Kafka, có tên là: Das Warten auf Klamm, hay
"Waiting
for Klamm" (chương này đã bị Max Brod, bạn của Kafka, bỏ đi).
Tình
trạng hàng thịt nguýt hàng cá, đối với Beckett, dai
dẳng cho tới gần chót đời. Trong một lá thư gửi cho bạn vào năm 1983,
Beckett
vẫn còn ca cẩm. Nhớ lại một câu trong nhật ký của Kafka: "Làm vườn.
Chẳng
hy vọng chi cho tương lai. (Gardening. No hope for the future)",
Beckett
"hóm hỉnh" thêm vô: "Ít ra ông ta còn có thể làm vườn".
Nhân
đây, xin cống hiến bạn đọc một trong những truyện cực
ngắn của Kafka:
Làng
kế bên
Nội
tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn
lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ
như
chuyện này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể
quyết tâm
rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh
phúc như
thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy."
Bản
tiếng Anh:
The
next village
My
grandfather used to say: "Life is astoundingly
short. To me, looking back over it, life seems so foreshorthened that I
scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride
over to
the next village without being afraid that – not to mention accidents –
even
the span of a normal happy life may fall far short of time needed for
such a
journey".
7.
Thánh Simone – Simone Weil
"We
must prefer real hell to an imaginary
paradise"
Simone
Weil
(Tạm
dịch: Phải chọn địa ngục thực, thay vì một thiên đường
dởm).
"Không
thành công cũng thành nhân"
Nguyễn
Thái Học
George
Steiner, trong bài viết Thánh Simone – Simone Weil,
có nhắc tới truyền thuyết, theo đó, Plato đã nói về Diogenes: "Ông ta
là
một Socrates phát khùng" (He is Socrates gone mad). Ông tự hỏi, liệu có
thể áp dụng câu nói đó vào trường hợp Simone Weil?
Nhà
xuất bản Gallimard, tủ sách Quarto vừa cho phát hành
(1999) tác phẩm của Simone Weil; gồm 55 bản văn, bài viết, thư từ trao
đổi.
Sinh tại Paris, ngày 3 tháng hai 1909. Tự huỷ mình bằng cách nhịn ăn,
bà mất
ngày 24 tháng tám 1943, tại London, nơi bà tham gia lực lượng kháng
chiến Pháp.
Triết gia, sử gia, nhà huyền học, Simone Weil (1909-1943) đã trải qua
những năm
tháng đen tối của thế kỷ. G. Steiner cho rằng, khí hậu thế kỷ sẽ không
thể hiểu
được, nếu thiếu sự đóng góp của Simone de Beauvoir, và Annah Arendt,
nhưng trên
hết vẫn là của Simone Weil. Ngoài Marx ra, bà là triết gia luôn quan
tâm tới
điều kiện lao động mang tính tâm lý, xã hội, thể chất, chính trị, và
luôn cả
triết học, của người công nhân, hay là thân phận đổ bát mồ hôi kiếm
miếng ăn
của đàn ông đàn bà và trẻ em trên thế giới, dưới cái nhìn háu háu của
con quái
vật nhà máy. Đây là một trong những ý niệm "nữ hoàng" (notion reine),
ý niệm về lao động, được coi như là chủ chốt trong lý thuyết về tri
thức của
bà: "cái thực chỉ có được bằng trầy trật, bằng cố gắng, tức là bằng lao
động. Cái thực là cái cưỡng lại chúng ta" (Le réel est ce qui nous
résiste). Từ đó bà cho rằng: Những người thợ biết hết; nhưng ngoài lao
động, họ
không biết rằng họ đã sở hữu đạo lý làm người (la sagesse). Giấc mộng
về con
người hoàn toàn (l’homme total) của Marx, được Simone Weil diễn tả như
sau:
"Chúng ta muốn đem đến cho lao động chân tay, phẩm giá mà nó có quyền
được
hưởng; bằng cách đem đến cho người thợ đầy đủ trí tuệ, thay vì làm mà
chẳng
hiểu gì hết; và dí vào tận tay trí tuệ, cái vật dụng của chính nó, bằng
cách
đẩy trí tuệ tiếp xúc với thế giới, thông qua lao động."
Sau
đây là trích đoạn, bài giới thiệu của Florence de Lussy,
người phụ trách xuất bản toàn bộ tác phẩm của Simone Weil:
Một
hình tượng đen, vàng ròng, hơi khác thường (une figure
noire, et or – siêu nhân, surhumaine, theo như một vài người – vừa cuốn
hút,
vừa xô đẩy, đó là Simone Weil dưới mắt người đương thời là chúng ta.
Ngay
từ khi bà còn sống, (đã chọn lựa thái độ) một mình
chống tất cả, gây xáo trộn, bực bội, tạo scandale, và (cũng tạo nên) sự
cuốn
hút mãnh liệt.
Một
sức mạnh trí thức lạ kỳ. Chỉ cần một vài tuần lễ viếng
thăm Berlin vào tháng Tám năm 1932, đủ để bà nhận ra cơn tê liệt của
chủ nghĩa
quốc xã Đức, sự yếu ớt của phong trào cách mạng ở trong lòng giai cấp
thợ
thuyền; và sau đó là vỡ mộng, qua bài viết "Viễn Tượng" (tháng Tám
1933), gây phẫn nộ cho bạn bè trong phong trào "Cách mạng vô sản".
Cuộc
gặp gỡ giữa bà và Boris Souvarine, Bí thư Đệ tam Quốc
tế, đào thoát khỏi Moscow vào năm 1935, đã làm cho bà nhận ra "sự bí
mật
cay đắng chỉ được lưu truyền giữa một nhúm cộng sản đầu têu": chẳng có
cái
gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng ("le pénible secret connu
uniquement
des cercles restreints des partis communistes", à savoir que le
matérialisme
dialectique n’existe pas), bởi vì phần tử biện chứng và phần tử duy vật
tụ lại
[làm] vỡ tan nhóm từ này (car l’élément dialectique et l’élément
matérialiste
mis ensemble [font] éclater le terme). Sau này, người ở trong chăn,
Czeslaw
Milosz, nhà thơ, Nobel văn chương, qua cuốn Cầm Tưởng (The Captive
Mind, La
Pensée Captive), cũng đã nhận ra như trên.
"Thiên
tài là một thói quen mà một vài người sử
dụng" (Le ‘génie’ est une habitude que prennent certains. Valéry). Kém
ông
anh ba tuổi; André Weil, nhà toán học lừng danh mất tích vào ngày 5
tháng tám
1998; ngay từ nhỏ, bà cũng có những thiên tư kỳ lạ, và đau khổ vì
chúng. Tới
tuổi thành niên, nghĩ mình vô tài, bà quá đỗi thất vọng và chỉ thoát ra
được,
nhờ điều gọi là "một cú đảo chính trí thức": đồng hóa thiên tài với
ham muốn chân lý, hoài hoài, bền bỉ. Bà tin rằng, "bất cứ một con người
nào, cho dù chẳng có một chút xíu thiên tư, [cũng có thể] vô được vương
quốc
chân lý dành cho thiên tài, nếu, và chỉ nếu, người đó ham muốn, và luôn
luôn cố
vươn tới, đạt cho được chân lý."
Là
một học trò cưng của Alain; ông thầy nhận ra bà luôn luôn
vượt đồng bạn, làm đồng bạn thất vọng, ngỡ ngàng. Simone Pétrement đã
nhận xét
về bạn mình: Bà đã vội sống, và quá hối hả (qu’elle était pressée de
vivre et
qu’elle a couru trop vite). Sau này, khi đụng đầu với thế giới tâm
linh, bà
bước đi bằng những bước bẩy dậm, và chẳng còn ai theo kịp nữa… Bí mật
của bà
vượt ra khỏi những tài năng số một, và luôn cả những người yêu thương
bà.
Qua
cuốn "Simone Weil, Tác Phẩm" nói trên, bà đã
từng có ý định tới Đông Dương vào cuối năm 1938.
Quan
điểm chống thực dân thuộc địa của bà được diễn tả qua
hai bài viết trong cuốn kể trên, "Những dữ kiện mới mẻ về vấn đề thực
dân
thuộc địa trong đế quốc Pháp" (1938), và "Về vấn đề thực dân thuộc
địa trong những tương quan với số mệnh của dân tộc Pháp (1943). Ngoài
ra còn
những bài viết được Louis Roubaud gom lại thành một cuốn nhan đề:
Viet-nam. Bi
kịch Đông Dương (nhà xb Valois, 1931). Tất cả những bài viết về chủ
nghĩa thực
dân thuộc địa, trừ bài cuối (1943) sau được nhà Gallimard xuất bản,
trong Toàn
Tập II, 1989.
Qua
bài giới thiệu, của D.C., Simone Weil quan tâm đến vấn
đề thực dân thuộc địa rất trễ, thời gian 1937-1938. Nhưng liền đó, đây
là một
trong những mối âu lo lớn của bà. Thái độ chống đối của bà không phải
chỉ là
một trong số những đề tài, nhưng bà đẩy nó tiếp cận với những vấn đề
khái quát
hơn, đó là nghiên cưú về sự áp bức thợ thuyền và thân phận đớn đau của
con
người. Và đây là phát hiện lớn lao của S. Weil, khi bà nghiên cứu về
yếu tính
của cái gọi là sự kiện thực dân thuộc địa: "Những vấn đề của thực dân
thuộc địa đặt ra trước hết bằng những từ của sức mạnh. Thực dân thuộc
địa hầu
như luôn luôn bắt đầu bằng cách biểu dương sức mạnh, dưới dạng ròng của
nó, tức
là chiến thắng, chiếm đoạt" (Les problèmes de la colonisation se posent
avant tout en termes de force. La colonisation commence presque
toujours par
l’exercice de la force sous sa forme pure, c’est-à-dire par la
conquête).
Theo
người giới thiệu, chính khởi nghĩa Yên Bái là ngòi nổ
khiến bà âu lo tới số phận người Việt, nói rõ hơn số phận người dân
thuộc địa
của Pháp. Bà như chết sững trước sự độc ác của đám người Pháp cầm quyền
tại
Việt Nam: 150 án tử hình, hàng ngàn người bị xử bắn, và hàng ngàn người
bị cầm
tù. Simone Weil hết sức quan tâm đến một số bài viết, về số phận người
Việt
(khi đó còn gọi là Annamites), trên tờ Người Paris Nhỏ (Le Petit
Parisien),
ngay sau khi vụ khởi nghĩa Yên Báy xẩy ra và bị dập tắt trong vòng hai
tuần lễ.
"Tôi không bao giờ quên được giây phút mà, lần thứ nhất trong đời, tôi
cảm
và hiểu được bi kịch thực dân thuộc địa" ("Je n’oublierai jamais le
moment ó, pour la première fois, j’ai senti et compris la tragédie de
la
colonisation).
Câu
‘châm ngôn ghê gớm’ dịch qua tiếng Anh ở đầu bài viết,
"We must prefer real hell to an imaginary paradise", (mà Jennifer tôi
tạm dịch là "Phải chọn địa ngục thực thay cho một thiên đường dởm"),
là từ bài viết của G. Steiner, về S. Weil, in trong No Passion Spent
(Mê Đắm
Chẳng Hoài, nhà xb Yale University Press, 1996).
Thiên
đường dởm với thiên đường mù, thì cũng rứa.
Không
ngờ câu châm ngôn trở thành một lời tiên tri!
Trong
toàn tập Simone Weil còn có một tài liệu về vụ khởi
nghĩa của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Báy (1930):
phóng ảnh
tờ truyền đơn bằng tiếng Pháp, yêu cầu thả những nhà ái quốc bị tuyên
án tử
hình:
Những
người vô sản và bị áp bức,
Hãy
ngăn chặn những tội ác của đế quốc!
Những
tên thực dân sát nhân,
Hãy
trả tự do cho 56 người của chúng ta,
bị
kết án tử hình tại Yên Báy.
Và
tất cả những tù nhân chính trị!
Hãy
giải phóng Đông Dương.
(Tổ
chức) Những di đân Đông Dương tại Pháp.
8.
Sài Gòn nghĩa là gì?
"Đời
của mi, ngay ở đây, tại nơi chốn vất đi này,
mi
đã làm hỏng nó…"
"Hãy
nói lời giã từ thành phố mà mi đã đánh mất"
(Lawrence
Durrell)
-Sài
Gòn nghĩa là gì?
-Thiếu.
Nhớ.
Khi
viết xong tập đầu của một bộ bốn cuốn, về thành phố
Alexandrie (Quatuor d’Alexandrie: Justine, Balthazar, Mountolive, Clea,
lần
lượt xuất bản từ 1957 tới 1960), Lawrence Durrell (1912-1990) đã viết
thư cho
bạn mình là nhà văn người Mỹ, Henry Miller; bằng một câu nói nổi tiếng,
ông
định nghĩa tác phẩm của mình: "Đây là một thứ thơ xuôi gửi cho một
trong
những thủ đô lớn lao của con tim: Thủ đô của hồi tưởng."
Tất
cả là giả tưởng. Chỉ có thành phố là có thực. Trong Lời
Tựa cho cuốn Jusrine, Henry Miller viết: Đây là một thành phố mà chỉ
một người
Anh lưu vong tự nguyện, sinh ra tại (dẫy núi) Himalaya, tìm thấy sự
trưởng
thành của mình tại Hy Lạp, chỉ người đó mới có thể làm cho nó tái sinh.
Thành
phố không chỉ đóng vai dàn dựng (décor): nó là một thực thể, một sinh
vật sống
động, mang hơi hám ma quỉ, được tạo nên bằng máu thịt, đất đá, tội ác,
mơ mộng,
và bằng cả huyền thoại." "Những nhân vật làm nên cuốn tiểu thuyết
cũng có một thực tại khác thường: tôi có thể đoan trước rằng họ sẽ gây
sốc và
hớp hồn một độc giả Âu châu. Trong họ, có tất cả bụi bặm và những cơn
điên loạn
của xứ sở Cận Đông."
Henry
Miller coi câu chuyện kể trải ra, không phải như diễn
tiến của một cuốn tiểu thuyết bình thường: nó như soi nhiều tấm gương
cùng một
lúc; nó uốn éo trong một chất thiêng: ánh sáng. Một thứ ánh sáng siêu
nhiên,
tắm đẫm hồi tưởng.
Trong
Lời Tựa, toàn tập, ấn bản tiếng Anh, tác giả viết: Đây
là một nhóm bốn cuốn tiểu thuyết, được đọc như là một tác phẩm đơn (a
single
work) dưới tiêu đề chung là Tứ Khúc Alexandria. Cũng có thể cho nó một
tiểu đề
là: một từ của sự liên tục (a word of continuum, liên tục không
gian-thời gian
theo Einstein). Theo G. Steiner, Durrell đã chuyển viễn tượng (thuyết)
Tương
Đối, vào ngôn ngữ và cách tự sự. Ông nhìn thành phố Alexandria theo bốn
chiều.
Cuốn
Justine xuất bản năm 1957. Đây là một thời điểm rất có
ý nghĩa với những độc giả người Việt, nhất là người Việt di cư, và đã
từng sống
ở Sài Gòn vào thời kỳ đó. Justine đã là một trong những đề tài được đem
ra thảo
luận của nhóm Sáng Tạo, trong nỗ lực đả phá cái cũ (đặc biệt là nhóm Tự
Lực Văn
Đoàn), và cổ xuý cho một cái mới. Cá nhân tôi tin rằng, mấy ông trong
Sáng Tạo
"mê" Alexandria của Durrell, là bởi vì vừa mới mất Hà Nội! Phạm Công
Thiện cũng rất mê Durrell, nhưng qua một bài viết của ông mà người viết
đọc từ
thuở nảo thuở nào, ông chỉ mê Justine, cô điếm thượng lưu của thành phố
này
thôi.
Nhưng
đâu phải một mình ông!
Những
trích đoạn, là về thành phố Alexandria, nhưng khi đọc
chúng, Jennifer tôi tưởng tượng, đây là nói về Sài Gòn:
Chính
thành phố phải chịu xét đoán; nhưng chúng ta, những
đứa con (của Sài Gòn), phải trả giá.
(C’est
la ville qui doit être jugée; mais c’est nous, ses
enfants, qui devons payer le prix.)
Sài
Gòn là một máy ép tình yêu; thoát ra khỏi, là những kẻ
bịnh hoạn, những gã cô đơn, những bậc tiên tri, tất cả những kẻ dục
tính bị tổn
thương nặng nề.
(Alexandrie
était le grand pressoir de l’amour; ceux qui en
réchappaient étaient les malades, les solitaires, les prophètes, tous
ceux
enfin qui ont été profondément blessés dans leur sexe).
Nàng
là ai? Cái thành phố mà chúng ta đã chọn lựa?
(Qui
est-elle, cette ville que nous avions élue?)
Hãy
chừa riêng ra cho anh, những vết thương tình mà anh chia
sẻ với Sài Gòn.
(Épargne-moi
les blessures de l’amour partagé avec Justine).
Lũ
đàn ông chúng mình, đều được tạo ra bằng bùn và quỉ ma
của Sài Gòn
(Tout
homme est fait de boue et de daimon, et la femme ne
peut pas nourrir ces deux côtés de sa nature à la fois: Mọi người đàn
ông đều
được tạo nên bằng bùn và quỉ ma, và một người đàn bà do bản chất, không
thể
nuôi nấng cả hai khía cạnh này cùng một lúc).
Chú
thích:
Theo
tiếng Hy Lạp cổ, daimôn có nghĩa là "thiên tài che
chở" (le génie protecteur), từ này sau có nghĩa là quỉ ma (démon), và
còn
được chỉ những nhân vật "trung gian" giữa thần và người. (Chú thích
bản tiếng Pháp, dịch từ tiếng Anh, của Roger Giroux, nhà xb
Buchet-Chastel,
1959, lần tái bản tháng Năm, 2000)
9.
Lẽ phải không nghỉ hè
La
raison ne prend pas de vacances.
Primo
Levi
Primo
Levi, nhà văn người Ý, một kẻ sống sót sau Lò Thiêu,
theo cả hai nghĩa: văn chương và cuộc đời. Chỉ có ông, và nhà thơ Paul
Celan,
là đã phản bác được một nhận định "thê lương, mang tính hư vô huỷ
diệt" của Adorno, triết gia người Đức, gốc Do Thái: Sau Auschwitz mà
còn
làm thơ thì thật là dã man.
Sau
đây là trích đoạn một số câu trả lời, từ những bài phỏng
vấn ông (qua bản dịch tiếng Pháp: Nói chuyện và phỏng vấn,
Conversations et
Entretiens, nhà xb Robert Laffont, tủ sách 10/18, từ nguyên bản tiếng
Ý). Ông
tự huỷ mình vào tháng Tư, 1987, tại căn phòng mà ông dự định sẽ sống
suốt đời ở
đó.
Người
phỏng vấn: Không có một chút run rẩy nào trong văn của
ông: sáng suốt, thanh thản, và cởi mở (C’est une construction lucide,
sereine,
et détaché). Làm sao ông có thể tin vào một chiến thắng của lẽ phải sau
khi đã
trải qua biết bao phiêu lưu, như bách hại, và kinh nghiệm của những
trại tù?
Levi:
Tin vào lẽ phải, điều đó có nghĩa tin vào lẽ phải của
mình (sa raison); điều này không có nghĩa là lẽ phải cai quản thế giới,
và càng
không, cai quản con người. Không phải, bởi vì người ta đã ‘kinh qua địa
ngục" mà có quyền buông thõng tay. Thế hệ chúng ta không có nghỉ hè.
Với
lẽ phải cũng vậy: không có ngày nghỉ. Người ta không thể lấy
"vacations", với lẽ phải. Riêng về phần tôi, tôi nghi ngờ cái chuyện
cho lẽ phải ngồi chơi xơi nước một thời gian (je considère avec
suspicion
toutes les suspensions de la raison)…. Con người là con người khi truy
đuổi,
nghĩa là, khi hành xử lẽ phải.
Jennifer Tran
|