Hà Nội và
Sài Gòn không chỉ khác nhau ở chỗ một đằng gọi mọi thứ là chả trong khi
đằng
kia gọi là giò hay nem, mà có một lần khi đi ăn bánh cuốn Liên Hương,
nhìn mấy
thứ người ta dọn ra tôi vẫn cứ tưởng đây là món gì đó dạo đầu ăn trước
để đợi
bánh cuốn, mãi không thấy có gì thêm mới bẽn lẽn hiểu ra đó chính là
bánh cuốn
Blog NL
Đọc, thì bèn
nhớ liền cái thứ bánh cuốn Miền Nam mà Gấu được thưởng thức, và nhớ
đời, “bánh
ướt”, khác hẳn “bánh cuốn” Bắc:
Phở hồi đó
ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường
xuýt
xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ
hơn,
mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi
trong
túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa
trước bán hết
mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ
rau, con
cá, vẫn thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng
mã não,
chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía
sau có
hình mấy nghệ sĩ cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng
xôn xao
cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú
Nhuận,
trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn,
mấy bà mấy
cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của
cô gái
trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm
lại nơi đầu
con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy
vội từ
nhà, khi ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ
quen
thuộc của cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh.
Gấu quên, nhớ,
mà chưa kịp tả, cái thú ăn dĩa bánh ướt, những ngày học ở trường Văn
Hóa, liền
khi mới vô Sài Gòn.
Rồi còn những
dĩa bánh ướt ở bên cạnh 1 dĩa khô bò, ở hè đường bên ngoài, rồi ly nước
mía, ở nhà hàng Viễn Đông.
Toà nhà Viễn
Đông, đường Lê Lợi, Sài Gòn, nổi tiếng với món nước mía Viễn Đông,
nhưng
không chỉ thế, mà còn món phá lấu, còn dĩa đu đủ khô bò. GCC thường đưa
cô bạn,
sau khi coi ciné, ở 1 rạp gần đó, tới đây, vào những buổi tối mùa hè,
uống ly
nước mía, rồi đưa trở về nhà bên Chợ Lớn, rồi trở về nhà mình, hoặc leo
lên
Đài, nơi làm việc, tòa building số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.
Cuộc tình kéo
dài năm năm, Gấu Cái chỉ biết khi biết tin cô bạn sắp lấy chồng,
sắp đám
cưới, vì thấy ông chồng của mình sao thiểu não quá, rồi tra hỏi, rồi…
Cả hai vợ chồng
cùng đi đám cưới, ở Cai Lậy.
Cũng trầy trật 1 thời gian
dài, rồi cả hai
lại làm
thân lại, và khi ông chồng cô mất, thì cả hai lại trở lại như hồi còn
đi học,
coi cả hai ông chồng đều như không có, không ảnh hưởng gì tới họ nữa!
Món phá
lấu
của mấy anh Tẫu ở đây mà chẳng thú sao. Bạn cầm cây tăm, cắm vô 1 khúc
lòng heo,
hay một miếng mề, miếng gan… rồi chấm vô dĩa nước chấm rồi đưa vô miệng…
Hồi ấy chị lên mười ba, em
nhỏ hơn hai tuổi.
Mười bảy tháng Mười năm đó, ba má đi đám giỗ, để hai chị em lại nhà.
Lúc xách cặp chèo ra cửa má ngoái lại dặn chị : - Ở nhà coi chừng em...
Chị dạ. Má rải lời dặn dò nằm lển nghển khắp nơi. Chị ngó ngoài sân
thấy “Coi chừng ông trời chuyển mưa thì đem củi vô nhà“ và ”Đóng cái
cổng rào lại” đứng dựa hàng bông lồng đèn kêu cọt kẹt, bước vô nhà vấp
“Lấy chổi rơm quét mạng nhện trên bàn thờ” và “Nhà hết gạo rồi, con lội
bộ lại đằng tiệm mua nấu đỡ” thì nằm nép trong góc bếp. Ở sàn lãn gió
thổi xập xòe làm “Còn mấy con cá rô đem kho tiêu” đập đuôi xao xác vách
thùng.
Một mình chị làm bao nhiêu chuyện đó cũng xong, nhưng em cứ cà nhổng
chạy chơi với chuồn chuồn thì ức. Ba hay nói phải chia việc mà làm,
“mỗi người có một bổn phận...”. Con trai kiếm cá con gái hái rau, con
trai ra ruộng rẫy con gái vùi đầu trong xó bếp. Bao giờ con trai trở
thành đàn ông nó có bổn phận đưa tay đánh, còn con gái (giờ đã là đàn
bà) thì giơ thân ra chịu đòn. Vụ đó ba không dạy, hai chị em tự biết
thôi.
Những bài học về bổn phận chị thuộc nằm lòng, nên khi em đòi đi tiệm
mua gạo thay vì bắc ghế quét mạng nhện bàn thờ, chị buộc lòng gật đầu.
Làm chị phải nhường em.
Chị thích được đi tiệm để săm soi mấy cây kẹp tóc thèm chơi. Nhưng tiệm
cũng là thiên đường của em, với những cục kẹo sặc sỡ như những cái bong
bóng sặc sỡ. Dù mỗi lần em đi tiệm dường như răng lại mòn hơn, dù em
hay chểnh mảng kiểu như mua đường cát về tới nhà thấy cát nhiều hơn
đường, còn lẫn lộn thêm mấy con cuốn chiếu. Bữa trước đi mua đậu trắng
em về với cái túi không, đậu chảy theo cái lỗ thủng rải dọc đường như
cô công chúa Mỵ Châu để lại dấu vết cho chồng. Bữa trước nữa em lội
sông mang gạo về, má phải đem mớ gạo ướt mèm xay bột.
Sẽ xảy ra vài kịch tính ở quãng đường giữa nhà và tiệm tạp hóa bà Tư
Mốt: một nhánh cây gãy lộ ra ổ ong mật, một con diều của ai đó mắc kẹt
trên đọt so đũa, một tiếng chim hót nghe gần... cũng làm chân em chậm
lại mươi phút hay vài giờ hay hết phim, nếu nhà bà Tư Mốt đang mở một
cái phim võ thuật kiểu như Ngôi chùa Thiếu Lâm tự.
Nên trưa ấy quá bữa rồi mà gạo chưa về tới nhà, chị tưởng em còn hóng
hớt đâu đó. Cái mẻ kho nằm nguội ngắt chờ cơm.
Nhiều ngày sau đó, khi xóm nhỏ nháo nhác vì một cư dân mười một tuổi đã
biến mất, chị vẫn nghĩ em đang chơi đâu đó. Chị giận sôi những người đã
tỏ ra thất vọng khi không tìm thấy thi thể em, ở ngoài đồng hay dưới
đáy sông. Một câu đố không tìm ra câu trả lời, ông trời cà chớn quá.
Nhiều tháng sau đó, khi ba má vẫn vật vã rã rượi, chị vẫn nghĩ em đi
chơi đâu đó sẽ về. Cho tới khi má rọi cái ảnh em hồi mười tuổi đặt lên
bàn thờ, đứng chung với mấy ông bà già u mặc. Trong ảnh, em mặc áo thun
vàng đồng phục của đội bóng nhi đồng trường lúc đang nhận giải ba cấp
huyện, mặt em nghiêng về trái khoe mụt ruồi lớn như con ve chó, giống
như hình ảnh cuối cùng của buổi sáng ấy chị ngó thấy em chạy vù đi.
Cái ảnh là kết cuộc cho những chờ đợi nhưng hi vọng đã bay hơi theo ánh
mặt trời. Má sực nhớ biết đâu thi thể thằng nhỏ trôi ra biển hay bị kẹt
dưới chân cầu nào, rồi âm thầm tan rã. Biết đâu giờ hồn nó vất vơ vất
vưởng đói ăn. Ba má bắt đầu kêu em về trong những bữa cơm. Có lần chị
quên không dọn dư ra một cái chén, ba bợp tai chị cắm đầu, nói “đã kêu
mày coi chừng em rồi mà...”.
Coi như chị đã được định tội xong, và định sẵn cho mọi lỗi lầm dù chẳng
mấy liên quan như chuột cắn ổ gà, dông làm ngã cây đu đủ... Nếu mỗi lần
đau trên người chị mọc sợi lông, thì những lần má ngồi khóc bên sông,
những lần ba buông đũa giữa bữa cơm bởi tiếng bầy trẻ trai đi bắn chim
ngang nhà, những cái tết lặng lờ qua, những khói nhang tối tối, những
lần giở quần áo em ra giũ bụi... đã biến chị thành con khỉ.
Và nếu mỗi lần đau là một giọt nước, một hạt cát thì chị thành sông,
thành đồi cát năm ba mươi tuổi.
Chị sống một mình. Mỗi khi định cười giòn thì chợt nhớ mình đã để mất
đứa em. Mỗi khi định lấy ai đó làm chồng thì nhớ trong cơn mê sảng má
thảng thốt kêu Võ, Võ ơi. Mỗi khi định sống cho ra con người thì nhớ ba
lúc lâm chung vuốt mãi mắt mới chịu nhắm.
Chị vẫn tin em đi chơi đâu đó. Nhà vẫn cặm trên nền cũ, vườn cũ, kiểu
cũ. Cây nào chết thì trồng lại y giống cây đó. Đoạn rào nào gãy thì
được thay giống hệt. Chị chôn chị chỗ buổi sáng em guộn mấy tờ giấy bạc
mua gạo vô dây lưng quần cộc xanh dương, áo màu xám tro lấm lem mủ
chuối vẫy tay rẽ trái chạy vù về phía tiệm tạp hóa bà Tư Mốt. Lúc đi em
không đóng cửa rào làm mấy con gà đi qua nhà hàng xóm bươi tơi bời
giồng cải họ mới gieo.
Một bữa chị qua hàng xóm mượn trẻ con nhổ tóc ngứa, đang ngủ gà gật,
đang lúc hờn hờn cái thân mình chẳng có đứa nhỏ để sai vặt, chợt nghe
bên nhà chó sủa. Chị hỏi vóng qua hào ranh. Người đó ngập ngừng:
- Cho tôi hỏi nhà chú Mười Hưng.
- Phải rồi, nhà ba tui đó, cậu kiếm ai?
- Em Võ nè, chị Hai...
Người đó nói vậy. Chị không biết cách nào mình đã về đến nhà, bay, hay
bò lết, hay nhảy ào xuống hào càn qua những dây rau muống. Chỉ biết chị
phải về sụp xuống trước bàn thờ, để thưa:
- Đó, ba má thấy chưa, con đã nói là thằng Võ đi chơi mà...
Chị quỵ ở đó rất lâu, tóc xấp xải trải xòe ra đất, lưng khum khum như
một ngôi mộ. Chị không hỏi em đã đi đâu, chẳng ích gì... Đàn ông rong
ruổi đường xa, đàn bà vạ vật ngồi canh cửa, đời phân công vậy mà... Nguồn
Note:
Truyện này hao hao chuyện đời GNV!
Thằng em bỏ đi xa, vô nước Nam Kỳ, hơn nửa thế kỷ sau, về, chị vuỡn
còn, Đất Bắc vẫn còn, chỉ không còn đứa em!
Nó không làm sao nhận ra quê cũ, chị cũ!
Cũng
hao hao chuyện Lưu Nguyễn lạc Địa Ngục.
Về.
Quê hương biến thành Thiên Thai!
Còn gọi là Thiên Đàng Xạo Hết Chỗ Nói! (a)
cc 1960: Đứng
trên lan can Đài Liên Lạc VTD thoại Quốc tế, building số 5 Phan Đình
Phùng, Sài
Gòn. Viết Những Ngày Ở
Sài Gòn.
Nơi tôi làm
việc là tầng lầu trên cùng một building, bất động sản của người Pháp;
tôi là
chuyên viên kỹ thuật lo sửa chữa máy móc, trông coi đường dây liên lạc
vô tuyến
điện thoại, viễn ký, viễn ảnh từ Sài Gòn tới những thành phố lớn, thủ
đô các quốc
gia trên thế giới. Do hoàn cảnh địa dư, buổi sáng tôi có thể chào buổi
chiều,
"Good Evening", với một đồng nghiệp ở California; nếu rảnh rang, tôi
có thể hỏi thăm hoặc bông đùa đôi câu với một nữ điện thoại viên ở
Hongkong, hoặc
Tokyo… Buổi chiều, tôi có thể biết thời tiết một Paris buổi sáng; tôi
hỏi thăm
những đồng nghiệp không bao giờ gặp mặt, có phải tuyết bắt đầu rơi, mùa
đông ở
nơi xa xôi đó có gì tương tự với những ngày giá lạnh của miền quê hương
cũ… Chiến
tranh ngăn chặn quá khứ một quê hương phải rời bỏ, ngăn chặn tương lai,
và cùng
với nó, tất cả những ước mơ khiến chúng tôi nhìn rõ nỗi thất vọng của
nhau,
cùng cách thức mà từng đứa lựa chọn để biểu lộ nỗi phiền muộn của mình…
Lãng
tìm cách tự cứu, tập Yoga, ăn cơm gạo lức muối mè, xa lánh bạn bè,
những bức
thư của anh thường tận cùng bằng câu, "Bao giờ thì hoà bường?" Không
bao giờ anh dùng từ "hoà bình", như sợ hãi, ghê tởm… hoà bường, hoà
bường, trong trí tưởng tượng của tôi, người bạn những năm trung học trở
thành
Rip Van Winkle, nhân vật của Koestler, gã tù nhân khốn khổ suốt ngày
lảm nhảm
khẩu hiệu ghê gớm nhất thời đại, "Bebout les Damnés de la terre!";
"bebout" thay vì "debout", "Vùng lên hỡi những kẻ trầm
luân…" biến thành "Tùng lên, tùng lên…". Còn Vưu đọc đi đọc lại
một cuốn sách cũ nát bấy, khi tôi hỏi tìm gì, anh trả lời, "Les pages
érotiques" (Những trang khiêu dâm). Tường tự tạo cho mình những cơn
khoái
lạc, tưởng tượng trên thế gian không còn đàn bà… Chúng tôi không chết
vì đã
chót sinh ra, đã chót già, nhưng chết vì cuộc chiến không phải do chúng
tôi gây
nên, và không phải chúng tôi muốn tiếp tục, "Tôi năm nay hai mươi tuổi
và
không cho phép bất cứ một ai được nói, đó là tuổi đẹp nhất trong đời
một người".
Trong số những
đệ tử của Faulkner, tệ nhất, [không có, để lận lưng, trên chuyến tầu
suốt, một
cuốn tiểu thuyết], hẳn là Gấu, và, trong số những đệ tử làm dạng danh
Thầy, hẳn
có tay Vargas Llosa.
Gấu đã từng
kể, trong những ngày Mậu Thân, mỗi khi bí, mỗi khi bị những trái hoả
tiễn VC
làm "vãi linh hồn", là lôi thầy ra, để chôm, một câu văn, một ý tưởng,
làm mồi nhử những con chữ, từ xó xỉnh đâu đâu, mò về…
Vargas Llosa cũng
có những kỷ niệm y chang những ngày đầu đọc Faulkner.
(1) Một độc
giả, và cũng là văn hữu, đọc Gấu, phán, tất cả những truyện ngắn của
Gấu, trên
cái toàn thể của nó, có thể coi như là một truyện dài.
Ý này, một nhà văn Miền
Nam, đã tử trận, Doãn Dân, cũng đã nói ra, với một tay bạn thân của
Gấu. Anh bạn
cho Doãn Dân mượn đọc, cuốn Những
Ngày Ở Sài Gòn. Đọc xong, anh gật gù ra đòn:
1. Thời gian
viết, dàn trải, kéo dài cả một thời mới lớn. Trên cái nền đó, dư sức
nối kết
thành một cuốn tiểu thuyết.
Thưở con
nít, ở Hà Nội. Rồi di cư, rồi lớn lên ở Sài Gòn, nhưng lúc nào cũng
hướng về Hà
Nội, và rồi gặp lại nó, trong BHD, rồi bị thằng bố Bắc Kít của BHD cấm
cửa, rồi
hai đứa rủ nhau vô Chợ Lớn rung răng rung rẻ, rồi ông bố bắt tại
trận....
2. Tay “NQT”
này, là một gã quá nhát, và rất sợ “hạnh phúc”, đến nỗi, giả như có
được, thì
cũng nghĩ phận mình “hèn mọn, không xứng đáng với nó”!
Và anh ta dẫn
câu của BHD:
Ta cấm mi
không bao giờ được nói, mi không xứng đáng xách dép suốt đời cho ta!(1)
Sự thực, Em
nói lịch sự hơn nhiều:
… đừng bao giờ nói anh không xứng đáng, cũng đừng
bao giờ nói anh làm cho tuổi thơ của Hương bị xáo trộn….
Après
tout,
la meilleure facon de parler de ce qu’on aime est d’en parler
légèrement.
Albert Camus: Petit guide pour des
villes sans passé. Noces & suivi de L’Été (2)
(2)
Et c'est ici
peut-être que je pourrais cesser toute ironie. Après tout, la meilleure
facon
de parler de ce
qu'on aime est d'en parler légèrement. En ce qui concerne l'Algerie,
j'ai
toujours peur
d'appuyer sur cette corde interieure qui lui correspond en moi et dont
je
connais le chant aveugle et
grave. Mais je puis bien dire au moins qu'elle est ma vraie patrie….
Và chính
là ở
đây mà có lẽ Gấu đếch còn dám cà chớn nữa. Nói cho cùng, cách tốt nhất
để nói về
điều mà bạn yêu thương là nói một cách nhè nhẹ, phớt qua. Về cái gì
liên quan tới
Xề Gòn, Gấu luôn luôn sợ đụng vô cái sợi dây đờn móc vô trái tim của
Gấu, vì Gấu
biết tỏng ra rằng thì là, âm thanh của nó, nếu bạn đụng vô, là mù lòa,
là khàn khàn,
là trầm trọng. Nhưng Gấu đâu còn quê hương nào khác, ngoài nó ra? Sài
Gòn Ngày
Nào Của Gấu
TLS Sept 27,
2013
Sách Bỏ Túi:
Sáu Bó
"Le
Livre de Poche: 60 ans"
Ui chao cảm
khái chi đâu, mới ngày nào, hai mươi tuổi, ở Xề Gòn, vô tiệm sách chơi
1
cuốn, ra
ngoài hè đường Lê Lợi tung tăng, cái bìa mặt là phải lộ ra bên
ngoài, cho
thiên hạ nhìn thấy, nè Le Mur,
Bức Tường, của Sartre, nè L'Étranger,
Kẻ Xa Lạ của Camus!
Hồi đó đó,
nó còn con dấu IC [Information & Culture, Thông Tin & Văn Hóa]
dán ở bìa sách, và
đây là chủ
trương của anh Tẩy - nước Pháp bị tướng Giáp đuổi xuống thuyền, nhưng
văn hóa
Pháp vẫn ở lại - 1 cuốn sách bỏ túi như thế, bán bằng giá ở bên Tây,
Gấu nhớ
là, cuốn mỏng, simple, 10 đồng - tiền ông Diệm.
Thành ra có phong
trào chở củi
về rừng ở những gia đình có con đi du học, mua sách Tây ở xứ Mít, gửi
qua Tẩy
cho con đọc, vừa đọc, vừa học, vừa làm chó săn cho VC, cho Bắc Bộ Phủ!
Khốn kiếp thật!
Kẻ Xa Lạ, cuốn
tiểu thuyết Pháp lớn lao nhất của thế kỷ 20 và tiện lợi, vì đơn giản
nhất, về mặt
ngôn ngữ.
Nguyen Trong
Khoi: Trông anh vẫn còn rất tốt. Thăm anh. [FB]
12.10.2013
Tks. NQT
Note: Hình
SN năm ngoái, 2012.
Với Nguyễn Quốc Trụ- Café Hương Xưa 1972. NTK website
Bức hình độc
nhất thời thờ phụng Cô Ba, nhờ NTK mà còn có được. Chắc là sau khi dự 1
bữa tiệc
nào đó, của nhà xb Vàng Son của me-xừ Nhàn. Cà vạt cà việc!
Qua FB cho thấy, NTK chơi thân thân với băng BVVC của GCC. Đám này, có
thời quí
Gấu lắm, nhưng sau rãn ra hết. Cũng phải thông cảm. Nhưng liệu mấy đấng
này quí NTK, vì
cần 1 chỗ tá túc, khi qua Mẽo, ghé WJC, thăm... NBC?
Anh ở Boston mà!
Nếu đúng như
thế, thì cũng… được. GCC qua Cali, chỉ ở
nhà NDT, trong khi bao nhiêu bạn bè, nào là băng bạn bè của đứa em đã
tử trận,
bạn học, bạn cùng làm Bưu Điện… Đứa thì ở xa khu trung tâm, đứa vợ con
không chịu
nổi người lạ… Khó lắm. NTK, nghe nói, qua cũng hơi bị trễ, và trong khi
chờ vợ
bảo lãnh, ở Xề Gòn, có thời cộng tác với VC, nên có 1 dạo nghe nói,
cũng cực với
đám Chống Cộng Điên Cuồng.
Tôi biết là
các anh chị giáo chức của các trường Trung học Tây Ninh, Long Khánh,
Thủ Đức,
Nguyễn Bá Tòng, Bùi Thị Xuân, và bạn bè ....đều đã hay tin này, vì bà
xã AnhTrỵ
(chị Nguyệt) đã gọi tôi khoảng 8 giờ sáng Chủ Nhật 6 /10/13 cho biết
anh Trỵ đã
vĩnh viễn ra đi lúc 4 giờ sáng sau hơn 10 tuần điều trị tại Fountain
Valley
Medical.
Gia đình sẽ
phát tang vào Thứ Bảy, 12/10 và sẽ hoả thiêu trưa Chủ Nhật 13/10/13 tại
Orange
County Cali. USA.
Tôi được gặp
anh Trỵ lần chót tại BV chiều 01/09/13cùng2 bạn học từ 60
năm trước,
là Lãng và Quyên.
Cám ơn anh
Oánh.
Cũng xin
thông báo tin buồn này đến anh Lâm Hữu Trãi, anh Phạm Văn Hàm, anh
Nguyễn Quốc
Trụ....là những người bạn thân thiết từ thuở học trò.
Xin cùng hiệp
ý cầu nguyện cho hương linh Bạn Nguyễn Hà Trỵ được an nhiên, siêu thoát
về miền
Cực Lạc.
VBTuyến
Note: NHT
còn là bạn từ thuở học trò của thi sĩ Cao Thoại Châu, tức Cao Đình Vưu.
Nhân đây,
thêm tên vô, cùng cầu chúc linh hồn bạn Trụy sớm siêu thoát, và xin
chia buồn
cùng tang quyến
Sans rien qui la distingue
ou l'étrange des choses
Qui furent, se consume au fond du temps pâli
Une rose. Je veux la tirer de l'oubli.
Retrouvez cette rose, ô families des roses.
Donnez-la-moi ; le sort me dispense ce soir
Le privilège de nommer pour la première
Fois cette fleur silencieuse, la dernière
Que rapprocha de son visage, sans la voir,
Milton. Qui que tu sois, rouge, jaune peut-être
Ou blanche rose au coeur d'un jardin effacé,
Je demande qu'un charme écarte ton passé
Et te fasse éclatante en mon vers apparaitre
Avec tes ors, tes ivoires et tes carmins,
Ou ta ténèbre - ô ténèbreuse entre ses mains.
A Rose and Milton
From all the generations
of past roses,
Disintegrated in the depths of time,
I want one to be spared oblivion-
One unexceptional rose from all the things
that once existed. Destiny allows me
The privilege of choosing, this first time,
That silent flower, the very final rose
That Milton held before his face, but could
Not see. O rose, vermilion or yellow
Or white, from some obliterated garden,
Your past existence magically lasts
And glows forever in this poetry,
Gold or blood-covered, ivory or shadowed,
As once in Milton's hands, invisible rose.
-A.R.
BHD và Gấu
Từ hàng hàng thế hệ những
bông hồng Đã “tàn
hôn lên môi”, rồi rã ra, theo chiều sâu thăm thẳm của thời gian Gấu muốn
1 bông hồng, chỉ một, được cứu rỗi khỏi lãng quên – Một bông
hồng, cũng thường thôi, chẳng có gì đặc biệt trong cõi vô thường Đã từng
hiện hữu [liệu có nên thêm chi tiết, đã từng học Gia Long?] Số phận
cho phép Gấu Cái ưu
tiên chọn lựa, lần đầu tiên này Bông hồng
thầm lặng, hồng rất hồng, bông hồng đen sau cùng. Gấu đã
từng cầm trong tay, Nhưng
không thể sở hữu. [Thánh nữ
mà] Ôi bông
hồng đen Cái quá
khứ của em, những ngày ở Sài Gòn, thì cứ còn hoài Một cách
thần kỳ, huyền diệu [Trong Tứ Tấu Khúc] Và đỏ
bừng lên qua bài thơ này Vàng, hay
phủ máu, hay ngà, hay phủ bóng tối Một lần
Gấu ôm trong tay, Trở thành
vô hình.
"Tôi
thích quán nhậu khi
họ mở cửa cho cữ chiều. Khi không khí bên trong quán còn mát, và sạch
và mọi thứ thì sáng long lanh, và tay giữ quán tự ban cho mình 1 cái
nhìn chót, khi nhìn vô gương, để coi xem cái cà vạt của anh ta có OK
hay là không, và tóc tai mượt mà ra làm sao. Tôi thích những chai rượu
xếp ngăn nắp phía sau quầy rượu và những cái ly sáng choang đáng yêu
biết là chừng nào và cái sự ‘dzô, dzô, một trăm em ơi, chiều nay một
trăm phần trăm’, của chúng. Tôi thích nhìn tay làm rượu trộn ly đầu
tiên của buổi chiều, để nó xuống miếng vải lót ly, và để 1 cái khăn lau
miệng nho nhỏ, được gấp lại ở kế bên. Tôi thích nếm ly rượu chầm chậm.
Cú uống trầm lắng của buổi chiều trong 1 cái quán trầm lặng - ôi chao,
tuyệt cú mèo làm sao!"
Tôi đồng ý với anh ta.
“Rượu thì giống như tình yêu," anh ta nói. “Cái hôn đầu thì mới huyền
diệu làm sao, cái thứ nhì, ‘mình vào đời nhau’, cái thứ ba, ‘đến hẹn
lại lên’. Sau đó, bạn lột trần truồng em ra và phán 1 phát”.
1978 photo of
author Graham Greene. Credit:
Karsh.
Quote
Unquote Loser Takes
All
October 2,
2013 | by Sadie Stein
“My business career lasted for
a fortnight. They
were a firm, I remember, of tobacco merchants. I was to go up to Leeds
to learn
the business and then go abroad. I couldn’t stand my companion. He was
an
insufferable bore. We would play double noughts and crosses and he
always won.
What finally got me was when he said, ‘We’ll be able to play this on
the way
out, won’t we?’ I resigned immediately.” —Graham Greene, the Art of
Fiction No. 3
Văn
Phòng AP ở trên lầu Passage Eden. UPI, 19 Ngô Đức Kế, con đường, một
đầu đi ra Chợ Cũ, một đầu ra Bến Tầu, nơi có tượng Đức Trần Hưng Đạo.
PXA không ưa Greene, Gấu
sợ rằng, do kỵ dzơ, jeu, [mày với tao cùng nghề, mày một mang, tao hai
ba mang], nhưng còn do đố kỵ nữa, mày còn viết văn, như vậy là mày muốn
chơi gác tao !
Không những viết văn, mà
còn suýt ẵm Nobel văn chương nữa, PXA làm sao mà không tức cho được !
Trường hợp Greene hụt
Nobel hơi giống Tolstoy.
Vào năm 1901, khi Viện Hàn
Lâm Thụy Điển phát giải Nobel văn học đầu tiên cho nhà thơ Tây già Rene
Sully-Prudhomme, thay vì tiểu thuyết gia Nga Leo Tolstoy, lý do, theo
một nhận định của uỷ ban Nobel sau khi phát giải, ông Nga này rao giảng
một thứ chủ nghĩa vô chính phủ, mang tính lý thuyết và một Ky Tô giáo
thần bí. Sau khi phát giải cho nhà thơ Tây già, 42 nhà văn Thụy Điển
cho ra một cái thư ngỏ, tố cáo giải thưởng và an ủi ông nhà văn Nga xấu
số ! Và như một cái "dớp", sau này, cứ phát giải là có phản đối.
Greene bị ông Hàn Arthur
Lundkvist thù đến nỗi, không thèm giữ đúng luật omerta, và la làng, ông
ta thề sống dai hơn Greene, chỉ để loại nhà văn này ra khỏi giải. Còn
tay Per Wasberg thì cố hết sức tranh đấu cho Greene, trước và sau khi
trở thành ông Hàn, nhưng sau cùng ông hiểu, chỉ uổng công.
*
Nhưng chỉ đến khi đọc
"người của chúng ta ở Paris" so sánh PXA với Greene, [Graham Greene bắt
đầu câu chuyện «A Quiet American »trong khung cảnh
Sài Gòn tháng 3.1950. Nhà văn Anh không ngờ rằng, cuộc đời điệp viên
của Phạm Xuân Ẩn (mà Pomonti đặt tên là «Người Việt trầm lặng ») cũng
bắt đầu từ địa điểm và thời điểm ấy], liên tưởng đến bài viết của Zadie
Smith, Rợp Bóng Greene, trên Guardian, và cuốn Người Mỹ Trầm Lặng, giống như một
con phượng hoàng tái sinh từ tro than của nó, Gấu mới hiểu ra được là
PXA thực sự đã cảm nhận ông thua Greene, thua tình yêu mà Greene dành
cho Miền Nam, thua lòng nhân hậu của Greene, khi ông này đã nhìn ra
được từng cái nón rơi xuống, và chẳng có ai chạy về phía những kẻ bị
thua thiệt, bị làm nhục.
PXA chưa hề nói ra được một lời nào, là chàng ân hận.
Nhưng cả đám đó, có ai làm
được điều này?
*
INTERVIEWER
Then you don't draw your characters from life?
Vậy thì là ông chôm nhânvật
của mình từ đời sống?
GREENE
No, one never knows enough about characters in real life to put them
into novels. One gets started and then, suddenly, one can not remember
what toothpaste they use; what are their views on interior decoration,
and one is stuck utterly. No, major characters emerge; minor
ones may be photographed.
Không, chẳng ai biết đủ,
về những nhânvật
trong đời thực, để mà đẩy chúng vô tiểu thuyết. Bạn khởi sự, và rồi,
bất thình lình, bạn không thể nhớ bạn sử dụng thứ kem đánh răng nào;
những cái nhìn của chúng về trang trí nội thất là gì, và bạn khựng lại.
Không, nhânvật
khủng, từ dưng không, hoặc, hư vô vọt ra, ba thứ lẻ tẻ, bạn có thể chụp
giựt từ cuộc đời.
Thanh Tâm
Tuyền, ngoài Một Chủ Nhật Khác, còn
một truyện dài bỏ dở, lấy bối cảnh là Đà Lạt,
hồi đó đăng từng kỳ, hình như là trên tờ Thời Tập của Viên Linh.
Giấu Mặt.
Tuy mới được
đâu mấy kỳ báo, nhưng, một trong những nhân vật chính của nó, là một cô
bé đã
gây ấn tượng nơi người đọc.
Gấu cũng có
vài kỷ niệm về Đà Lạt. Toàn những kỷ niệm để đời!
Đúng ra phải nói, ba thành phố làm thành
"tam giác tình" của Gấu, là Hà Nội - Sài Gòn - Đà Lạt.
Gấu lên Đà Lạt
lần đầu, thăm ông bạn Huỳnh Phan Anh đang học sư phạm triết. Gấu tốt
nghiệp trường
Bưu Điện, đang chờ đi làm. Đám công chức làm từ thời Tây gọi là chờ
"nominer" [gọi tên đi làm].
Đi cùng ông
anh BHD, cũng bạn HPA.
Đó là vào một
dịp Giáng Sinh. Cả bọn uống rượu, say bí tỉ, ngất nga nngất ngư lên
xuống những
con dốc, la hét, văng tục, y hệt mấy tay lính lê dương, Hà Nội, và
những ngày
trước 1954.
Nhưng sau, Gấu
hiểu. Tạilạnh. Nhờ đọc Faulkner và chợt
bật ra nỗi nhớ lạnh.
Con người là
tổng số những kinh nghiệm về thời tiết. Ông viết.
Nhưng, liệu
nó còn là dấu báo, tiên đoán tâm trạng 'lê dương', lưu vong, làm thuê
đánh muớn,
ăn nhờ ở đậu, mãi sau này, khi đã đi ra nước ngoài?
Lần điĐà Lạt ngay sau khi lấy vợ. Một
mình. Lên ở
nhà anh bạn trưởng đài vô tuyến điện Đà Lạt. Đi chơi với bạn của thằng
em đã tử
trận, lúc đó là sĩ quan dù đóng tại Đà Lạt. Thằng em này quen ca sĩ,
lúc đó tuy
chưa nổi tiếng như sau này, nhưng cũng đã nổi tiếng lắm rồi, ở thành
phố Đà Lạt.
Đó là Mai, còn gọi là Mai Đen. Sau này, hình như thời gian phòng trà bị
cháy,
cô bỏ Đà Lạt, về Sài Gòn, đi hát du ca, và trở thành Khánh Ly.
Gấu có ghé
nhà cô Mai, uống rượu. Nhà đẹp lắm, ở trên một ngọn đồi.
*
Lần đi Đà Lạt
ngay sau khi lấy vợ. Một mình.
Gấu Cái, khi
về già, nhớ lại, kể, lần đó, ngay sau đám cưới, mi bỏ đi Đà Lạt, ta về
Cai Lậy,
chỉ muốn tự tử, nhưng nghĩ đến cái thai trong bụng, không đành, lại cố
sống…
Harper's April 2013
Vô đề
Tất cả những gì tớ muốn
Là nhậu với bà xã của tớ
Một ly rượu đỏ không bao
giờ cạn
Cả hai trên sàn nhà
Những tên cà chớn sẽ nghĩ
thế nào?
Khi nhìn hai đứa tớ?
Đời của hai đứa mi mới thê
thảm làm sao
Chán chường và lầm lạc
Khi bà xã tớ phải đi ra phố
Và tớ ở nhà
Tớ chỉ muốn khóc
Trăng kia, trên tàng cây
Sao ánh trăng chua xót đến như thế
Chẳng có cuốn sách nào
Hôn tớ được như bà xã tớ hôn tớ.
Bài này mà tặng "Ngày Của
Vợ", giống như “Ngày Của Mẹ", nhỉ?
*
Trong bài thơ Vô Đề,
Theo K cái câu có chữ "squares" có nghĩa là :
"Kệ cha mấy tên cà chớn chê cười tụi mình . Đời tụi nó trông mà chán
chết ."
Hà hà
Kiệt, [MCNK],
và kết cục bi thảm của anh, làm Hai Lúa nhớ đến F. Scott Fitzgerald và
cuốn
Tender is the night của ông.
Hai Lúa đọc
qua bản tiếng Pháp, Tendre est la nuit. Trước khi Mặc Đỗ dịch ra tiếng
Việt. Với
cái tít thật tuyệt: Cuộc Tình Bỏ Đi.
Tít này,
theo Hai Lúa, là từ Thế Hệ Bỏ Đi, của Hemingway. Đúng ra, từ Gertrude
Stein.
Đúng hơn nữa, từ một tay chủ gara, nơi Gertrude Stein hay sửa xe.
Hemingway kể
lại nguồn gốc của từ này, trong Paris là một ngày hội.
Cuộc Tình Bỏ
Đi, Thế Hệ Bỏ Đi, Thế Hệ Mất Mát. Thế Hệ Chó Gậm... tất cả đều đúng cho
đám
thanh thiếu niên thiếu nữ miền nam, trổ mã, lớn lên, đúng vào lúc cuộc
chiến trở
nên khốc liệt.
"Cả lũ
mi là một thế hệ bỏ đi."
"You
are all a lost generation".
Nhưng giá mà
làm được như Kiệt làm, đối với cuộc chiến đó, và luôn cả với cuộc đời
này, thì
thích, nhỉ?
"Anh
làm mặt lạ với mọi người quen. Anh nghênh ngang như giữa nơi ghé tạt ít
ngày rồi
mai mốt đi không bao giờ trở lại."
*
Duy muốn hỏi
Kiệt: Hiền đâu? Hiền ra sao?
Độc giả cũng
muốn hỏi Kiệt câu đó.
"Nàng
đã đi rồi, không bao giờ trở lại. Không bao giờ, thật như thế… Nàng đã
trả anh
về cho em. Nàng giữ anh cho em, nếu không anh đi mất đất rồi. Nàng đẩy
anh trở
về, còn nàng ở lại, nàng ở lại một mình… Anh chỉ đưa nàng đến đó, còn
anh trở về
với em, trở về mãi mãi với em. Anh hy vọng em hiểu…."
Bố bà vợ nào
hiểu nổi, đừng nói chuyện tha thứ, cho nổi, bớ ông Kiệt ơi!
*
Từ giờ đến
ngày Kiệt đi, Duy sẽ phải nói nhiều. Có lẽ rồi sẽ mang cả đời mình ra
kể.
MCNK
Đọc câu
trên, thật kỳ lạ, bởi vì chẳng một chút liên quan, Hai Lúa bỗng nhiên
nhớ đến một
câu, của mình, trong Lần Cuối Sài Gòn.
Một thành phố
mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó. Có thể, câu
của Hai Lúa, thực sự là như thế này:
Kể từ ngày bỏ
thành phố ra đi, có lẽ sẽ phải mang cả đời mình ra kể, thế vào chỗ của
nó.
Và như thế,
Tin Văn có nghĩa là.... Sài Gòn?
*
Kiệt gù
lưng, co đầu gối, chống khuỷu tay lên đùi, bụm tay ôm kín chiếc
harmonica hình
vành cung, thổi thì thầm. Duy chột dạ: điên thật. Kiệt say sưa như
không còn biết
mình ở đâu. Mắt lim dim, tóc xõa rũ trên trán. Hai bàn tay ôm kèn lúc
ấp lúc mở,
ngón tay rung lắc. Tiếng kèn ập òa, nhịp đệm lưỡi, tiếng ngân rung.
Đồi vắng. Những
người khác đều ở xa chỗ xe đậu. Gió có thể đưa tiếng kèn bay lan, nhưng
người
ta chẳng để ý hoặc nghĩ tai mình ù.
Qua những
giây bối rối mất tự nhiên, Duy ngớ dần theo tiếng đàn.
*
Đây chắc
là
chiếc kèn Oanh tặng, lần gặp chót, ở Sài Gòn.
Chàng, thay
vì nhớ Oanh, bèn thổi kèn.
Điên thật.
Sướng thật.
*
Hồi nhỏ, học
Hà Nội, Hai Lúa cũng có một thú vui, là chơi đàn măng đô lin. Ông thầy
dậy HL,
là chú Trực, con ông giáo Giực, ông giáo làng Hai Lúa. Ông đã từng dậy
ông cụ của
Hai Lúa, rồi tới Hai Lúa. Chắc là một ông đồ miền Trung, lưu lạc ra đất
Bắc, tới
làng Thanh Trì, gặp bà cô của Hai Lúa, cảm nặng, bèn ở lại luôn.
Ông là người
tài hoa, chắc thế, vì chú Trực tài hoa lắm, nghề ảnh, nghề đàn, nghề
cờ, nghề
gì cũng rành. Sau, vì ông bố ghiền, ông làm thêm nghề mật thám cho Tây.
Ông truyền
cho Lúa [từ nay gọi vậy cho tiện], thú chơi cờ tướng và chơi đàn măng
đô lin. Người khám
phá và mê Lúa đàn, là Ông Tây, chồng Cô Dung, người nuôi Lúa những ngày
học Hà
Nội.
Bao nhiêu
năm nhớ lại, Ông Tây thật đúng là tri âm tri kỷ của thằng bé Bắc Kỳ mắt
lác
ngày nào.
Hồi ở nhà Cô
Dung, một villa trên đường Nguyễn Du, nhìn ra hồ Thuyền Quang, Lúa còn
có một
cái thú ơi là thú, là, vào những ngày thu hoặc đông, buổi sáng sớm,
hoặc lúc chập
tối, thằng bé bèn ra đứng, hai tay ôm chặt mấy song sắt chiếc cổng lớn,
mắt đăm
đăm nhìn lớp sương mù phủ kín mặt hồ.
Lúa cứ nghĩ
chẳng ai để ý. Cho đến một bữa, quay vô, nhìn lên trên cửa sổ phòng bà
cô, thấy
Ông Tây nhìn xuống thằng bé, như thông cảm.
Rồi một
bữa
buổi tối, hình như là tối Thứ Bẩy, bà cô Me Tây, và ông chồng già Tây
Thuộc Địa,
kỹ sư sở Hỏa Xa Đông Dương đi shopping Tràng Tiền, Godard từ hồi chiều,
nhà
không có ai, Lúa lôi cây đàn măng đô lin ra chơi mê mải, mắt nhắm tít,
tới một
lúc, chợt giật mình, mở mắt nhìn ra, thấy Ông Tây đang ngạc nhiên, đứng
sững
nhìn thằng bé, từ phía bên ngoài sân.
Sau đó, bà
cô nói, Ông Tây đứng có đến gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ để nghe thằng
cháu của
Cô đàn! (1)
Một người đi
suốt hơn 15 năm Sài Gòn (tính từ khi học xong ở Mỹ trở về) ở một vị trí
kỳ lạ
như Phạm Xuân Ẩn, cho đến cuốn sách tiểu sử nổi tiếng nhất, Perfect
Spy của Larry Berman, vẫn không
khám phá được ở tầm sâu, như chính tác giả viết với không ít cay đắng:
"Một
trong những điều mà tôi cảm thấy tiếc là đã không đề nghị Ẩn nói kỹ
càng về cuộc
xung đột hay căng thẳng nội tâm giữa việc biết bạn bè mình đang bước
vào một
cái bẫy kinh khủng mà ông và những người khác đã góp sức để giăng ra,
và việc
chẳng thể làm gì khác ngoài câu nói, "Hãy cẩn trọng". Tôi phân vân
không biết trong cuộc đời của ông, ông có trải qua những đêm mất ngủ
hay cảm thấy
băn khoăn về mặt đạo đức hay không" (tr. 230 bản tiếng Việt).
Câu trả lời,
là cái tình cảnh “đi không được” của Cao Bồi – và của Võ Tướng Quân
nữa, thí dụ
- mà báo chí VC cố tình để lộ ra, như Tin Văn đã từng post lại:
Bà quay sang
nói với tôi - vẫn đứng đây từ nãy giờ bất động: Ông ấy khổ suốt cả một
giai đoạn
dài căng thẳng. Bây giờ đã đau thể xác thế này mà tâm hồn cũng không
được thanh
thản. Bao nhiêu dồn nén chỗ góc khuất đã trải qua trong nguy nan căng
thẳng nay
trong vô thức trào ra. Bà bật khóc, tôi nắm chặt tay bà. …..
ông gọi bà thều thào mê sảng: “Em ơi chúng đang tra tấn anh, chúng bỏ
đá vào miệng
anh, mệnh chung của anh sắp đến rồi, em và các con đừng xa anh nhé...”. (1)
“Chúng”
trong “chúng đang tra tấn anh”, đếch phải Ngụy nhe. Điệp viên hoàn hảo
không hề
bị cháy. Cả 1 năm, sau 1975, tên của Người vẫn nằm trong danh sách nhân
viên chính
thức của tờ Time.
Còn
cái vụ Cao Bồi [nick của PXA trong đám bạn bè của ông, trong đám nhà
văn Xề Gòn
hồi đó] cứu Trần Kim Tuyến vào giờ chót, theo Gấu, là do Cao Bồi khi
đó, vẫn chưa
biết Đảng đếch xài ông nữa. Thành ra mới có vụ vợ con di tản rồi, mà
phải trở về
lại xứ Mít.
Cao Bồi, vưỡn đinh ninh, mình lại được qua Mẽo, và biết đâu, gặp lại
cô bồ Mẽo cũ!
Bao nhiêu
dồn
nén chỗ góc khuất đã trải qua trong nguy nan căng thẳng nay trong vô
thức trào
ra.
Vô thức cái
con khỉ.
Võ Tướng Quân, thì.... “vô thức” gì?
Ba triệu oan hồn chờ đòi mạng.
Bèn sợ quá, đếch dám đi!
Chẳng thế mà độc giả
TV cứ mè nheo Gấu hoài, mi hiền đi 1 tí!
Để mà chết!
Norman Sherry, trong bộ ba
khổng lồ, Cuộc
Đời Greene, có đưa ra nhận
xét, anh phóng viên Mẽo nào, trên đường tới Việt Nam, vào những năm
tháng nóng
bỏng đó, đều lận lưng một bửu bối, là cuốn Người Mỹ Trầm Lặng.
Trong truyện ngắn, gần như là một thứ tự truyện, Cõi Khác, Gấu đã lầm, khi nghĩ
rằng, mấy anh Mẽo này mơ tưởng viết một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh
Việt
Nam có vóc dáng Mặt Trận Miền Tây
Vẫn Yên Tĩnh của Remarque.
Tại sao lại có sự "lầm lẫn" như
thế? Liệu có phải Greene hơn
Remarque? Gấu vẫn thường tra vấn mình, và sau cùng, nhân đọc một số tác
giả,
trong số đó, có Steiner, Benjamin, Milosz... và ngộ ra là:
Sau Remarque, hay rõ hơn, sau Đệ NhấtThế Chiến, không thể có một Mặt Trận Miền
Tây nào, cho bất kỳ một cuộc chiến nào.
Remarque là nhà văn chấm dứt thứ tiểu thuyết viết về chiến tranh
như cuốn
của ông. (1)
Đây là điều những nhà phê bình
nước ngoài nhận ra, khi đọc Nỗi Buồn
Chiến Tranh
của Bảo Ninh, và coi nó cao hơn Mặt
Trận Miền Tây. Cao hơn không phải là do Bảo
Ninh có tài hơn, mà là, chiến tranh, con người, ở trong Nỗi Buồn Chiến Tranh
khác với chiến tranh, con nguời như được miêu tả trong Mặt Trận Miền Tây.
Tiếp theo đó, cũng thế, số phần của Greene, là phải viết Người Mỹ Trầm Lặng.
Những so sánh nhắc nhở tới ông, là vì ai cũng muốn được như... ông.
Toan tính rõ rệt nhất, và, thất
bại rõ rệt nhất, là trường hợp cuốn Thời
Gian
Của Người của Nguyễn Khải. Nó thất bại, là do muốn hay hơn cả Người Mỹ Trầm
Lặng, theo nghĩa, lọc bỏ hết cái xấu xa, cái ác quỉ, của cả con
người lẫn cuộc
chiến, và nhất là của con người, như là một tên điệp viên. Nó thiếu cái
phần sự
thực cay đắng, chua chát nhất, ở một nhà văn Ky Tô như Greene, [so với
một nhà
văn Cộng Sản như Khải], khi ông tuyên bố:
“Tôi phải kiếm cho ra một tôn
giáo để đo lường cái phần quỉ ma ở nơi tôi”.
Nhân vật Quân [hoá thân của
Ẩn,] trong Thời Gian Của Người
"thánh thiện
quá" [theo nghĩa thép đã tôi thế đấy], nhà văn như Nguyễn Khải, một
lòng
một dạ biết ơn Đảng, viết dưới ánh sáng của Đảng, thành thử chỉ đẻ ra
một thứ
phẩm, đúng như Gide nói. [Những tình cảm tốt đẹp đẻ ra một thứ văn
chương tồi].
Một cách nào đó, cuốn Người Mỹ Trầm
Lặng có một vị thế [position,status], của
cuốn Bóng Đêm Giữa Ban Ngày
của Koestler.
Nó cũng chứa trong nó, vụ án của thế kỷ.
*
"Đại tá Edward Lansdale - người được coi là khuôn mẫu cho nhân vật
chính
trong Người Mỹ Trầm Lặng của
Graham Greene".
Bass
Một anh Xịa cáo già như
Lansdale làm sao lại có thể là nguyên mẫu cho một Mẽo
gà mờ cù lần như nhân vật Pyle trong Người
Mỹ Trầm Lặng?
Như Norman Sherry cho thấy,
Pyle là tổng hợp của nhiều người. Có cả Lansdale
trong số đó. Nhưng Sherry chứng minh, Pyle bản chất là một anh Hồng
Mao: Pyle
is straight out of a good quality public school - in essence he isEnglish.
Có thể Ẩn giống Pyle, theo
nghĩa này, bản chất của anh làmột
Cộng Sản. Một người Bắc vô Nam trước 1954 và là một Cộng Sản,
làm việc cho Bắc Bộ Phủ.
Đây là sự khác biệt giữa Trung [phi công ném bom Dinh Độc Lập] và Ẩn.
Trung là một con người, với
lòng hận thù rất con người của anh. Có thể, chuyện
anh ta theo CS chỉ giản dị như thế này: Tụi bây giết cha tao, tao thù
tụi bay,
tao theo Cộng Sản, chủ nghĩa đó tốt xấu tao đếch cần biết, nhưng chắc
chắn, nhờ
nó, tao sẽ trả thù được cho cha tao.
Ẩn, không. Anh chẳng thù hằn gì cái miền đất đã nuôi dưỡng anh, nhưng,
có thể,
anh tin rằng, miền đất này sẽ còn khá hơn thế nhiều, nếu nó được Bác và
Đảng
chăm lo. Cái tay Hoàng Tùng [?] dâng Đất Thục, cho, hết Tào Tháo đến
Lưu Bị,
đâu phải hắn là một tên phản quốc khốn kiếp! Hắn nghĩ rằng, như vậy là
tốt cho
Đất Thục!
Có thể Cao Bồi đã nghĩ như vậy, khi "nằm gai nếm mật", ăn cơm quốc
gia, giả đò làm việc cho Mẽo, nhưng thực tình thì là một con ngựa Hồ
hướng về,
hí về... Đất Bắc! Tâm sự của anh là như vầy:
Từ thuở mang gươm đi dựng nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long!
*
Anh George yêu quí của Em, Em muốn cầu
xin Anh một điều mà không một người đàn ông phong nhã nào có thể chấp
nhận. Em muốn trở
lại với Anh. Em hiện đang ở
khách sạn Baur-au-Lac ở Zurich
tới cuối tháng. Em trông tin
Anh Ann
Cú ngửa tay
xin tiền bạn cũ của PXA phải nói là cú tối tối độc, bởi vì, với cái tội
để mất
Miền Nam, rồi để mất cả nước, rồi đẩy cả nước xuống biển, rồi đẩy cả
nước vô
cơn băng hoại không làm sao ra thoát [Gấu tin là vô phương!], biến cả
thế giới
thành bãi đánh hàng nữa chứ!, tất tất tật đổ vào đầu PXA, khi ông đánh
bức điện
mở cửa Sài Gòn: Yankee mũi lõ chạy có cờ rồi, chúng không có lý do nào
để trở lại
nữa, Yankee mũi tẹt vô mau lên!
Không có bức
điện của PXA, có thể tình hình khác đi.
Hơn ai hết,
là một tổ sư cớm nằm vùng, như con cú từ trên cao nhìn xuống, ông quá
rành điều
này, như Ngọa Long ngày nào nằm khểnh trong lều tranh, mà biết thiên hạ
sẽ phân
ba.
PXA biết,
nhưng không biết, cái không thể nào biết: Ông xa Đất Bắc lâu quá, đã
mấy đời rồi,
ăn cơm Miền Nam, ị ra cứt Miền Nam cũng đã mấy đời rồi, trong cứt không
còn một
tí Bắc Kít nào hết, nhưng trái tim ông hoàn toàn là Bắt Kít, một thứ
Bắc Kít
tuyệt vời, từ đó, là cái chân lý tuyệt vời, thống nhất đất nước, biến
cả nước
thành một Miền Nam tuyệt vời.
Trong ông
Cái Ác Bắc Kít kể như không còn.
Vào những giờ
phút cuối cùng, ông đi không được, là vì những chuyện đó, chắc chắn như
vậy. (1)
Cái nước mình
nhỏ thiệt, bão ở đâu đâu mị ngoài Bắc mà chót Mũi cũng mưa tối mắt. Ai
đó trong
mấy anh ngồi uống trà chiều ở cái chòi sửa xe, nói bâng quơ ngó chuỗi
mưa xiêu
xẹo. Sáng đến chiều vẫn một màu trời âm u đùng đục, đầu đêm đến cuối
đêm một thứ
âm thanh rả rích. Tôi lánh cái nhìn vô cái pitong lửa leo lét cháy ép
vá vỏ xe
bị đinh đâm lủng, ứ hự nghĩ tới phải đội mưa đi đón hai nhóc con. Anh
vá xe một
tay đưa võng cho đứa thứ hai ngủ, tay kia ẵm lủng lẳng đứa sau, nói
“tối nay
bão vào quê, không biết thằng em chống chọi sao rồi”.
Tin báo bão
trên đài nói rằng nó ráo riết nhắm hướng Tiền Hải, anh vá xe rầu. Năm
trước nhà
em trai anh bị bão dỡ một lần, vừa vá xong đận này chắc là lại rách.
Nhiều năm
nay anh không về quê. Tháng Bảy này năm ngoái, anh mất đứa con trai đầu
lòng
khi nó đi xúc cá bị chết đuối. Khi người đàn ông này dắt díu vợ di cư
đến mảnh
đất mút ngọn miền Tây, đã không bao giờ nghĩ mình sẽ vùi cốt nhục ở
đây. Lần
nào ghé căn chòi sửa xe này, tôi có một chút khó thở. Không hiểu vì trà
Bắc
chát đắng hay nhớ thằng bé người ta từ dưới đáy ao hoang đằng sau trạm
xăng
lên, nhớ hình ảnh thằng bé mười tuổi mà tôi vẫn thấy hay đi mua kẹo ở
tiệm tạp
hóa gần nhà, vắt đứa em gái trên cái hông mỏng te bén lẹm xương của nó.
Hồi còn nhỏ,
tôi có nhiều kỷ niệm với những người Bắc di cư vào. Tiệm gạo nhà tôi
cất ngay cửa
ngõ vào cái xóm Hà Nam Ninh. Họ ở co cụm, như thể để thỏa nhu cầu nghe
tiếng
nói quê nhà ới ơi mỗi buổi sớm. Mùa mưa, xóm lụn trong nước và lau sậy.
Những
con ngỗng giữ nhà rướn cổ ném cho khách những tiếng kêu đầy ác cảm. Sân
nào
cũng đầy dấu chân của vịt, gà. Những thùng nước cơm cặn lặc lè yên sau
xe đạp.
Cô giáo dạy văn mà tôi thương nhất. Con bạn cùng lớp cạnh tranh vị trí
nhất
nhì. Vài chị là mối mua gạo cám của tiệm nhà tôi. Những con người ấy
làm tôi thắc
mắc cái xứ sở mà tôi gọi là nước Bắc không biết gần hay xa. Chắc xa, họ
gọi
chén bát lung tung xèng, phở thì không rau giá, canh chua không nêm
đường, cà
đem muối trong chum, bánh tét lại vuông. Chắc xa, năm bảy cái tết họ
mới về quê
một lần.
Nhưng những
cơn mưa dầm tháng tám làm tôi thấy họ gần mình. Bởi những cái thở dài
không
phân biệt tập quán và quê xứ. Dù họ lo lắng giông bão phía quê nhà, tôi
rầu đơn
giản chỉ là mưa thấy rầu thôi, nhưng chắc là cộng cảm theo kiểu ai ra
mưa cũng
ướt, ai ở dưới trời này cũng phải chịu những cơn mưa rũ rượt. Cùng một
nỗi buồn
nhà dột, bán buôn ế ẩm, cơn cảm cúm mũi dãi chảy sụt sùi.
Những cuộc
đi mê miết đã làm nhòa những lạ lẫm của người Nam nhìn kẻ Bắc. Cửa hàng
bán đồ
Bắc xuất hiện nhiều thêm trên nội ô thành phố. Nhưng phở gia truyền Hà
Nội cũng
rau giá đầy vun, bánh cuốn gia truyền Hà Nội với nước chấm pha đường
ngọt lịm.
Tết, nhà họ cũng có nồi thịt kho tàu. Lâu lâu trên đài địa phương có
phát biểu
của một ông giọng miền ngoài mà bắt đầu bằng mấy chữ ‘thưa bà con,”.
Mấy em cộng
tác viên gốc Bắc viết truyện ngắn gửi tạp chí văn nghệ dùng phương ngữ
miền tây
ngọt sớt. Những thế hệ thứ hai, thứ ba đã dạ thay cho vâng. Anh thợ sửa
xe nói,
từ khi không còn cha mẹ già ngoài ấy, thì loay hoay chỉ trung thu và
tết mới thấy
nhớ quê, dợm muốn về. Miền Tây không có cái không khí lễ hội của trăng
rằm và dịp
đầu năm. Nhưng từ mất thằng nhỏ, cất bước đi đâu cũng khó.
Anh bỏ sót
mưa. Dải đất nằm nghiêng theo biển, nghe mưa dầm dề là biết có áp thấp
nhiệt đới
gần bờ, không tạt vô trung thì ra bắc. Mùa mưa phương Nam trùng với mùa
bão lũ
ngoài kia. Mưa buộc người lang bạt lại với cái gốc rễ tưởng đã bứt lìa.
Anh hỏi
vợ ghi số điện thoại của thằng em ở quyển sổ nào, quên mất.
Giữa cơn mưa
gió ẩm ê, những cuộc gọi từ cuối đất phập phồng theo cơn bão ở chân
trời.
Blog Sầu Riêng
Nhắc đến Cao
Bồi “nằm gai nếm mật” bao nhiêu đời, nhân đọc NNT, bài viết thật tuyệt,
nhưng bị
mấy cái lỗi “hỏi ngã”, tiếc quá, bèn sửa, và post lại ở đây.
Cũng 1 cách “buộc người lang bạt…”
Hà, hà!
Tiện thể. Trên trang Gió O của bà Huệ, "hỗ trợ", không phải "hổ
trợ".
Lại nhớ Gấu Cái.
Hồi Bả "tập" viết văn, chỉ cho phép Gấu sửa lỗi
chính tả, cấm sửa văn, cho "còn nguyên" mùi Nam Kít, không bị pha tạp!
Link ở đây,
để lỡ GCC vội - "đột xuất", chữ của Vẹm - đi xa, Gấu Cái/Jennifer
Tran thông báo độc giả TV, giùm.
Bả không biết làm sao post trên Tin Văn!
Em còn
nhớ hay em đã quên?
Nhớ Sài gòn những chiều lộng gió
Lá hát như mưa suốt con đường đi
Có mặt đường vàng hoa như gấm
Có không gian màu áo bay lên
Note:
Thần sầu! Mỗi lần nghe, là Gấu lại nhớ đến bài viết của Borges, về
những tiền thân của Kafka, về "một vài người sở hữu đủ thứ trái địa
cầu, bản đồ thế giới, chỉ dẫn đường xe lửa và những tuyến đường lớn,
nhưng chết mà chưa từng toan tính một lần rời xa tỉnh nhà."
TCS là
thứ người đó, ông không thể xa Sài Gòn, đành ở lại, ôm lấy nó, cho tất
cả chúng ta!
Có lần
Gấu phán ẩu, nhưng thật đã, thật đúng, cái hồn văn chương Miền Nam
ở trong những bản nhạc sến là thế. Nhạc TCS thì cũng thứ nhạc sến, hiểu
theo một nghĩa nào đó.
Cái sến nhất của nó, là làm người ta quên cuộc chiến, trong khi nhạc
lính, ôm lấy nó. (b)
INTERVIEWER
In your interview with Gordon Lish in Genesis
West, you say that there are two kinds of poetry. On the one hand,
there are poems that give delight; on the other, there are poems that
do something else. What do you mean by "something else"?
GILBERT
I think serious poems should make something
happen that's not correct or entertaining or clever. I want something
that matters to my heart, and I don't mean "Linda left me." I don't
want that. I'll write that poem, but that's not what I'm talking about.
I'm talking about being in danger-as we all are-of dying. How can you
spend your life on games or intricately accomplished things? And
politics? Politics is fine. There's a place to care for the injustice
of the world, but that's not what the poem is about. The poem is about
the heart. Not the heart as in "I'm in love" or "my girl cheated on
me"-I mean the conscious heart, the fact that we are the only things in
the entire universe that know true consciousness. We're the only
things-leaving religion out of it-we're the only things in the world
that know spring is coming.
Jack Gilbert
The Art of Poetry
The Paris
Review Interviews, I
Trong lần trả lời Gordon Lish trên Genesis West, ông phán, có hai thứ thơ, một, làm sướng
điên lên, một, làm một cái quái gì đó. Cái quái gì đó, là cái quái gì,
hở ông?
GILBERT
Tôi nghĩ có thứ thơ thần, nó làm cho một điều gì đó xẩy ra, và cái điều
này thì đếch có đúng, đếch có mua vui, đếch có thông minh, dí dỏm, hóm
hóm, hay bất cứ cái chi chi.
Tôi muốn một điều gì đó xẩy ra cho trái tim của tôi, và tôi không muốn
“BHD bye bye tôi”. Tôi không muốn điều đó. Tôi sẽ làm một bài thơ,
nhưng đó không phải là điều tôi đang nói tới. Tôi đang nói tới điều
nguy nàn – nhưng tất cả chúng ta nguy nàn - chết. Làm sao chúng ta có
thể trải qua đời mình trong những trò chơi, hay những sự việc được hoàn
tất thật
phức tạp? Và chính trị? Chính trị thì OK. Phải có một nơi lo ba cái
chuyện công lý trên đời, nhưng đó không phải là điều của thơ. Thơ là về
trái tim. Không phải trái tim theo kiểu, “Tôi đang yêu”, hay “Em lừa
dối tôi”. Tôi muốn nói con tim chân chính, con tim ý thức, tức, sự
kiện, là, chúng ta là những gì độc nhất trên toàn vũ trụ, hiểu ý thức
chân thực. Chúng ta là những gì độc nhất - gạt tôn giáo qua một bên –
chúng ta là những gì độc nhất trên thế gian này biết mùa xuân đang đến.
Jack Gilbert
The Art of Poetry
The Paris
Review Interviews, I
“Personally
of course I regret everything.
Not a word,
not a deed, not a thought, not a need,
not a grief,
not a joy, not a girl, not a boy,
not a doubt,
not a trust, not a scorn, not a lust,
not a hope,
not a fear, not a smile, not a tear,
not a name,
not a face, no time, no place...that I do not regret, exceedingly.
An ordure,
from beginning to end.”
[net]
Về phần tôi
tất nhiên tôi tiếc rẻ mọi thứ.
Không phải một
lời nói, không phải một hành động, không phải một ý nghĩ, không
phải một nhu cầu,
không phải một
nỗi đau, không phải một niềm vui, không phải một cô, không phải
một cậu,
không phải một
hoài nghi, không phải một niềm tin, không phải một khinh bỉ, không
phải một thèm khát,
không phải một
hi vọng, không phải một nỗi sợ, không phải một nụ cười, không
phải một giọt lệ,
không phải một
tên gọi, không phải một gương mặt, không phải thời gian, không phải nơi chốn...
những thứ tôi vô cùng không tiếc rẻ.
Mà là một đống
cứt ỉa, từ đầu đến cuối.
Ông này,
cũng 1 đấng bạn quí của GCC, từ hồi Quán Chùa.
Lúc nào gặp
mặt cũng khinh khỉnh, Gấu lại nghĩ tính của bạn quí vốn vậy. Phải đến
khi ra được
hải ngoại, mới ngộ ra bạn quí đếch quí Gấu!
Gấu đã có lần
chỉ cho bạn quí thấy, dịch nhảm thơ Brodsky. Dịch nhảm, có thể còn là
do
chiều theo yêu cầu của
VC. Bạn quí đã từng tự hào, người đầu tiên giới thiệu Brodsky với xứ Mít
Đoạn thơ
trên, tiếng Mít, có “vấn đề”, không phải do dốt tiếng mũi lõ,
mà là tiếng
Mít.
“Personally”,
“về phần tôi”, thì có tí trật. Mít dùng cụm từ “về phần tôi”, sau, “về
phần bạn”.
Dịch, “cá nhân
tôi, riêng tôi”, thì được.
“Regret”
không phải là tiếc rẻ, mà là tiếc nuối, ân hận
Tiếng Mít tệ
hại như thế, thì dù có giỏi tiếng mũi lõ cỡ nào, cũng vứt đi.
Phải về già,
thì Gấu mới hiểu ra 1 điều thật quái dị, là, bạn học ngoại ngữ, là để
hiểu, làm thâm
sâu, kiện toàn tiếng mẹ đẻ của bạn.
Cái đám bạn quí của Gấu này, cũng văn nghệ
văn gừng cả 1 đời, mà đời đếch thèm biết đến, sở dĩ như thế, vì chúng
học tiếng
mũi lõ, để có dịp là chuồn!
Hồi mồ ma tờ Văn,
dưới mắt Xìn Phóng, chỉ có đám học
Triết, giáo sư Triết, đám học trường Tây, hay, hơn thế nữa, chuồn qua
Tẩy, như
TTD, ông Tẩy mũi tẹt, là được Người o bế, coi trọng.
Ông không ưa Gấu, thằng đó
mà tiếng Tây gì, vậy mà bày đặt tiểu thuyết mới, hiện sinh, Sartre,
Camus.
NDT
là người giới thiệu Gấu với tờ Văn.
Lúc đó, Gấu đang viết cho tờ Nghệ
Thuật, thời
gian VL thay thế Thanh Nam làm tổng thư ký. Gấu nhớ là, anh tự động ghé
bàn Gấu, khi đang ngồi ăn phở 44 Phan Đình Phùng, phía bên kia đường là
Đài Phát
Thanh Sài Gòn, xưng tên, và đề nghị viết cho Văn. Gấu bèn đi hỏi ý kiến NTaV và
thi sĩ “Cao Thọi Trâu”, cả hai bèn phán, hỏi cái gì nữa, viết chứ, tại
sao không?
Hà, hà!
Địa chỉ [số
nhà số điện thoại] của BHD
Thiếu
email-address!
...như
những lần lang thang nơi khu phố nàng ở,
(gần một ngã sáu, khu trung tâm thành phố, sinh hoạt đông đảo, một cửa
tiệm bán
sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng thường ngồi sau một chiếc bàn lớn ở
gần phía
bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng xe qua thật nhanh, hơi nhìn ngang, có
thể
thoáng thấy nàng ngồi chăm chú, viết, hoặc lơ đãng nhìn ra bên ngoài,
làm sao
nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe bên lề đường, mua tờ báo, bao
thuốc, hoặc
ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên kia đường, ngó những đứa trẻ đánh
giầy
chia nhau tiền bạc, giành giật khách, hay mẩu thuốc, khi ra về thường
quá
khuya, vòng xe qua con đường phía sau nhà nàng, ngó nhìn lên, có thể
bóng dáng
nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên lầu cao, che bớt ánh đèn lạnh
toát, thỉnh
thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập, cần nhất là không bao giờ kể lể
than khóc
với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng chẳng bao giờ biết, hoặc hiểu
được, nàng
đến từ phía bắc, từ một thành phố có mưa phùn, có gió bấc, có rét mướt,
băng
giá, và nàng mang theo cùng với nàng chút giá băng, lạnh lùng, một chút
tẻ nhạt,
nàng đứng ở bên ngoài đời sống cô đơn, rực lửa, quạnh hiu của tôi, ở
ngoài những
nao nức, những băn khoăn, những mơ mộng của cả một thời niên thiếu, ở
ngoài sự
kiêu ngạo muốn đạp đổ tất cả, muốn xua đẩy nỗi giá băng, lòng lo lắng
sợ sệt,
muốn được nàng an ủi, vỗ về, nàng đứng ở đâu đó ở bên ngoài cuộc đời
của tôi,
như một người đứng ở chỗ sáng ngó vào chỗ tối, nàng không thể thấy,
không thể
biết, nhưng thôi, thôi, Ngọc, Ngọc, cố gắng quên đi, cố gắng đừng thủ
dâm nữa,
đừng nói gì cả....
Một
trang bản thảo tìm lại được, viết về Bông Hồng Đen.
Viết hồi ở trại tị nạn Thái Lan.
Cùng một air với những dòng sau đây, mở ra Lần Cuối Sài
Gòn:
Viết, một cách nào đó, là chết. Hà-nội, tuổi thanh xuân, mối tình
đầu... mòn dần
theo những chữ. Khi gặp Lan Hương, cô bé mới 11 tuổi, học trường Kiến
Thiết,
trong một con hẻm bên kia đường Phan Đình Phùng, bên kia nhà cô bé, một
tiệm
sách theo chủ nhân bỏ chạy vào Sài-gòn nhưng vẫn cố giữ cái tên có từ
Hà-nội,
những chả cá Thăng Long, bánh cuốn Tây Hồ, những điểm xuyết của một
Hà-nội
trong một Sài-gòn sau được họa sĩ Phạm Tăng ghi lại bằng những cảnh
chăn trâu,
thổi sáo trên bờ đê, hát trống quân, đánh đu... trên bìa một tờ báo
Xuân năm nảo
năm nào,"Chúng ta đi mang theo quê hương".
*
"Cô đã đi xa, xa lắm" có nghĩa, lúc đó BHĐ ở Huê Kỳ. Gấu thì chưa biết
có đậu thanh lọc, hay bị trả về cho VC.
Bi giờ mới biết, "Cô đã đi xa, xa lắm" có nghĩa là:
Cái câu văn sau cùng - đột nhiên, đèn trong phòng trên lầu bật sáng:
hình bóng
của cô xuất hiện trước khung cửa mở rộng - là một kỷ niệm thật là tuyệt
vời về
Bông Hồng Đen
Nhớ, đêm đó là đêm Noel.
Em nói, làm sao có chuyện đi rước đèn với anh được!
Gấu bèn đưa ra... giải pháp:
Anh sẽ đi chơi, tơi bời, thăm đủ chỗ, đủ thứ, của Sài Gòn, giùm cho cả
Em!
Đúng 12 giờ đêm, anh sẽ đậu xe ngay dưới đường, nhìn lên phòng em, và
lúc đó em
bật đèn, mở cửa sổ.
Bông Hồng Đen gật đầu.