Đọc FB/Nhật
Tuấn, thấy anh viết về truyện ngắn NHT, bèn bệ về TV
NHT by
NT
TV đã dành
nhiều trang về NHT.
Đọc NT viết về ông, thấy khí hẹp. Nhân đang bàn về đề tài
truyện ngắn, bèn đi thêm vài đường.
Gấu đụng vô
NHT khá sớm, chỉ sau Bảo Ninh, khi còn viết cho báo Văn Học của NMG,
qua bài “Truyện
Ngắn, Chiến Tranh và Tình Yêu”. Sau lại đụng cú nữa, nhân Dương Tường
chê ông,
cũng kiểu NT, vô học, thứ này có cả đống. Sau viết thêm vài
đường, khi
ông viết Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu.... Trong mỗi loạt bài như thế, đều có
nêu lên cái
đặc dị của truyện ngắn NHT.
Truyện ngắn,
tình yêu, và chiến tranh
Truyện ngắn
"ngoạm" một miếng vào cuộc sống, xoáy vào một thời điểm, rồi
"lóc ra" một miếng xương, trần trụi như là một ẩn dụ, một công án
thiền;
và người đọc tha hồ làm đầy, bằng sức tưởng tượng, bằng kinh nghiệm
riêng tư,
có khi còn phải nhờ tới "cơ duyên". Được bảo vệ bởi bóng tối "tiền
kiếp" (huyền thoại, truyền thuyết, đồng dao...), truyện ngắn thường gây
"rối", cho người đọc, gây "nhiễu", cho một thời. Cho nhiều
thời. Những truyện ngắn của Kafka, chẳng hạn. Sartre đã từng cười ngất,
khi đọc
cho S. de Beauvoir, một đoạn trong số báo nrf, theo đó, ba nhà văn lớn
lao nhất
của thế kỷ là Proust, Joyce, Kafka. "Cái tên nhà văn 'baroque’ cũng làm
tôi mắc cười. Nếu tay Kafka này thực sự là một nhà văn lớn, chúng tôi
đã phải
biết tới." (S. de Beauvoir, La force de l'âge, p.128).
Trên nói tới cơ
duyên, bởi vì để giải mã" một truyện ngắn, chúng ta phải rị mọ, có khi
phải
liều, hoặc phải "giơ đầu chịu đấm", như Claude Lévi-Strauss, chẳng hạn.
Trong bài mở đầu cuốn "Chuyện Mèo Rừng" (Histoire de Lynx, nhà xb
Plon), ông coi việc nghiên cứu huyền thoại giống như chơi cờ tướng;
nhiều khi
phải lập lại một khởi đầu (ouverture) đã được chơi, hoặc đã biết rồi.
Ván cờ kết
liễu, khi chiến thuật của ông lấn lướt chiến thuật của địch thủ.
Trên Hợp
Lưu, 6/92, sau khi đọc Mùa Mưa Gai Sắc, của Trần Vũ, và Phẩm Tiết, của
Nguyễn
Huy Thiệp, Trương Vũ đã đặt câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ? "Hai
truyện
ngắn đó là những sáng tác phong phú, xuất sắc, cá biệt. Những sáng tác
'không'
và 'không thể' "bôi nhọ anh hùng dân tộc". Người đọc tinh ý thừa sức
thấy rõ điều đó. Chẳng những vậy, nhân vật được gọi tên là Nguyễn Huệ
được xây
dựng với những nét rất sắc, rất mạnh, và rất độc. Nhưng người đọc cũng
'táng đởm'
vì những nét đó. Không vì đó là những nhân vật a-b-c của truyện, mà vì
đó là một
nhân vật có thật và có như mọi người được biết. Ở đây, người đọc không
thấy được
sự công bình cũng như không hiểu được sự gán ghép để có một cách hư cấu
như vậy.
Câu hỏi do đó, vẫn là: Tại sao phải là Nguyễn Huệ?"
Đụng vào một
nhân vật lịch sử cỡ như Nguyễn Huệ, không phải chuyện chơi! Ngoài lý do
như
Trương Vũ đưa ra, "mà vì đó là một nhân vật có thật, và có như mọi
người
được biết", còn một lý do liên can đến cả một thời thơ ấu của mỗi con
người.
Joseph Brodsky, trong bài viết "Homage to Marcus Aurelius", kỷ niệm lần
đầu ông tới Rome, pho tượng vị hoàng đế La Mã làm ông nhớ đến cô giáo
dậy môn sử,
và cùng với cô giáo, những âm thanh huyền hoặc Caesar, Augustus,
Flavius...
toàn những âm thanh có thể đánh thức quỉ sứ dưới địa ngục! Đó là lý do,
theo
ông, trẻ con mê môn sử. Một Nguyễn Huệ, áo bào còn đen kịt, sặc mùi
thuốc súng,
vào Thăng Long đúng ngày Tết, sông Hồng nghẹt xác giặc, đã ăn sâu vào
bộ óc non
nớt của chúng ta, không dễ gì bôi xoá. Và cái trách nhiệm "trồng người"
không dễ dàng, khi cố tình xuyên tạc lịch sử. Cho dù vậy, đây là "nhiệm
vụ"
của nhà nước, không phải của nhà văn.
Theo chân C.
Lévi-Strauss, người viết xin mượn ý tưởng của T. Tolstaya, để khai mở
"huyền
thoại" Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người"
(Thế Kỷ 21, bản dịch), bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi
Âu
Châu, bằng văn minh. Có thể vì sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân
vật từ đời
thuở nào vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân
vào những anh hùng, cha già dân tộc. Có thể cũng vì vậy, câu nói "sĩ
phu Bắc
Hà chỉ còn có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và hình ảnh một Nguyễn Huệ
tới
Thăng Long, làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức
nhối"
cho tới bây giờ. Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi",
và tôi nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu
đền, những
ngàn chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta tìm gì ở đây?"
"Nơi này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó".
Hình như có
một tác giả ngoại quốc đã để những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp kế
bên một
số truyện của Borges. Trong bài viết "Chuyện Nghề" (The Writer's
Apprenticeship), Borges viết: Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục.
Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một
nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải
hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh
ta được
chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, và
luôn cả,
tình yêu không được chia. Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ
mơ-ngày, một
kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những
nhà văn mà
anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm
mất bản
thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực
tại
này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra,
thực tại
"của những giấc mơ". Trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, tôi nghĩ, thực tại
"thực" của ông, một "nhân sĩ Bắc Hà", và một trong những thực
tại "mộng", của ông: Nguyễn Huệ. Có thể, theo ông Thiệp, cái cảnh
Nguyễn Huệ "nhét" gì gì đó, rất cần cho sự sống lại của "tinh thần
Bắc Hà", không phải theo kiểu, "chỉ còn có tôi" của Nguyễn Hữu
Chỉnh, hoặc "tôi nhét điếu thuốc vào mồm tên giặc lái", của Nguyễn
Tuân.
Tại sao lại là Nguyễn Huệ?
Bởi vì
còn
bao nhiêu kẻ muốn bắt chước ông, "chỉ có một nửa": tới Thăng Long rồi
ở lì lại. Phải chăng, chính vì vậy mà đã xẩy ra cơn xuất huyết não,
hiện tượng
chất xám thiên di vào Nam, hoặc ra hải ngoại, theo kiểu "cái cột đèn đi
được
nó cũng đi", hoặc, "Tôi ở đâu, văn chương Đức ở đó", của Thomas
Mann, khi bỏ nước Đức qua Hoa Kỳ, hoặc "Nước Nga bây giờ ở ngoài nước
Nga", của Solzhenitsyn, khi bị bắt bí, "Đi thì đi luôn, đừng trở về",
mà nhà nước Xô viết đã từng "hù dọa", và đã thành công, với
Pasternak.
Câu hỏi, tại
sao phải là Nguyễn Huệ chỉ có thể giải đáp, cùng một lúc, với câu hỏi,
tại sao
lại là Nguyễn Huy Thiệp? Trong bài viết, "Tác giả là cái gì?" (bản dịch
tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault, cho thấy, ý niệm tác giả
xuất hiện
vào một thời điểm đặc biệt của quá trình "cá nhân hóa"
(individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương,
triết học,
và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu
có tác
giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu
tên, khi
cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta,
(và chắc
là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours),
không phải
là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt
trong
"trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia
là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro.
Nhìn
theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi
ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu,
khi có kẻ dám nói "tôi", thay vì "chúng ta", khi có kẻ dám
nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đã thiêng liêng, và tin rằng,
điều báng bổ
có khi thật cần thiết... William Trevor, nhà văn Ái nhĩ lan, định
nghĩa, truyện
ngắn, một câu chuyện kể mà sức mạnh của nó hệ tại ở "cái mà nó lấy ra y
hệt
như là cái mà nó bỏ vô." Faulkner cho rằng, viết truyện ngắn là một
nghệ
thuật "cao, đặc biệt" và chỉ một vài tiểu thuyết gia có thể "làm
tốt"; phần lớn, không. Vẫn theo ông, viết hay, một truyện ngắn, khó hơn
viết
hay, một truyện dài. Trong truyện dài, bạn có thể bỏ vài cọng rác vào
trong đó,
chẳng sao, người đọc sẵn sàng bỏ qua.
Truyện
ngắn:
Mission Impossible
Những nhận
xét của BVP về truyện ngắn Garcia Marquez , với, của Kafka, theo Gấu,
nhảm.
Garcia
Marquez cho biết, một đêm [hồi còn học trung học], một người bạn cho
tôi mượn một
tập truyện ngắn của Kafka. Trở về nhà trọ học, tôi bắt đầu đọc truyện
“Hoá
Thân”. Dòng đầu tiên gần như đánh văng tôi ra khỏi giường. Tôi hết đỗi
kinh ngạc.
Dòng đầu như thế này: “Buổi sáng khi thức dậy, Gregor Samsa thấy mình ở
trên
giường biến thành một con bọ khổng lồ….”. Khi đọc nó, tôi ngẫm nghĩ với
mình, rằng,
tôi chưa từng biết có một người nào được phép viết những điều như vậy.
Nếu biết,
tôi đã khởi sự viết tự thuở nào rồi. Thế là, liền tức thì, tôi bắt đầu
viết
truyện ngắn.
Tuy nhiên,
truyện ngắn của ông, khác hẳn của Kafka. Có cái kỳ quặc, nhưng 1 bên,
ra cái mà
người ta gọi là hiện thực huyền ảo, GG dựa vào nó, để nói về hiện thực
“thực” của
xứ Mỹ Châu La Tinh của ông, như Rushdie nhận xét:
Chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một
chủ nghĩa
siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của
những xã
hội được tạo thành chỉ có “một nửa”; trong đó, cái cũ có vẻ như không
thực chống
lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát công cộng
của đám
cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng tư của từng người dân, tất cả đều trở
thành hiển
nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý,
những
chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban
mặt. Thật
hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa
đặt,
khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh
đất
chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó là tính nhiệm mầu của ông,";
còn một bên, ra cơn ác mộng toàn trị.
Quá nữa, ra
phận người, ra "lưu đày và quê nhà...."
Khác hẳn
nhau, làm sao quàng vào nhau được.
Munro thường
được giới phê bình coi như là đệ tử của Chekhov, nhưng với Gấu, khó mà
coi
Munro là đệ tử của Chekhov, so với 1 em Tẫu như Yiyun Li được.
Cũng khốn nạn
vì Cái Ác Á Châu, như Chekhov, và, hơn thế nữa, Cái Đại Ác CS.
Nobel văn chương 2013
Photo: ©
shapton
Alice Munro
Born: 10
July 1931, Wing ham, Canada
Prize
motivation: "master of the contemporary short story"
“Thầy truyện ngắn hiện
đại”.
Note: Vòng
hoa Nobel văn chương năm nay, có thể cũng là do những vòng hoa trước,
gây
"trouble", mà ra.
Bèn ngắn gọn:
Bậc thầy truyện ngắn!
Cóc cần “tỉu thiết”. Cóc
cần kịch cọt!
“Mấy con dã
tràng” đủ ăn Nobel rùi!
Thì cũng....
Canada.
Biết đâu đấy!
Hà, hà!
Chắc là phải
mướn người dịch lẹ qua tiếng mũi lõ!
Alice Munro
is the 13th woman awarded the Nobel Prize in Literature so far. She is
also the
110th Literature Laureate in total.
Note: Còn
thiếu 1 cái “lucky thirteen”, bà được Nobel vào năm (20)13!
Trường hợp
[truyện
ngắn] Nguyễn Huy Thiệp
Thiệp và Gấu
G. Lukacs,
trong “Solzhenitsyn: Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich” (1969)
[William David
Graf, dịch từ tiếng Đức, nhà xb The MIT Press, Cambridge, Mass 1971]
viết:
Liên hệ mỹ học
giữa truyện ngắn [novella] và truyện dài [tiểu thuyết, novel] thường
được phân
tích, nghiên cứu. Ít, là nối kết lịch sử và liên hệ nội tại giữa hai
thể loại,
trong cuộc phát triển văn học [their historical connection and their
interrelationship throughout the course of literary development]. Tuy
nhiên,
đây là một vấn đề rất thú vị, bổ ích, nó chiếu sáng tình hình văn học
hiện thời
[the present-day situation]. Tôi [Lukacs] đang nghĩ tới sự kiện, truyện
ngắn
[novella] thường xuất hiện hoặc, như là một con chim báo bão [nguyên
văn: tiền
thân, precursor] cho sự ra đời của hùng
ca, sử thi, hay những hình thức bi kịch lớn, hoặc như là đội quân hậu
vệ
[rearguard], một cách viết ở tận cùng một giai đoạn. Nói cách khác,
hoặc nó xuất
hiện như là một Sẽ Có, [a Not-Yet, Nochnicht], hay một Không Còn Nữa [a
No-Longer, Nichtmerhr].
Áp dụng nhận
xét trên vào Một Ngày... của Solz.,
Lukacs viết: Với một chút dè dặt, người ta có thể nói, thể loại giả
tưởng cận
và đương thời đã từ bỏ truyện dài để cố thủ ở trong truyện ngắn, trong
toan
tính cung cấp, cái gọi là bằng chứng, về một cách thế đạo đức của con
người.
[With this
reservation, one can say of contemporary and near-contemporary fiction
that it
often withdraws from the novel into the novella, in its attempt to
provide
proof of man’s moral stature…..]
“Không phát
hiện quá khứ thì sẽ không khám phá hiện tại. Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của
Solzhenitsyn là một khai mở ý nghĩa cho tiến
trình lại khám phá ra cái tôi,
cái ngã, the self, ở trong văn chương, trong hiện tại xã hội chủ
nghĩa.”
[Lukacs].
Truyện
ngắn
của NHT có gì tương tự với Một Ngày
Trong Đời Ivan Denisovich của Solzhenisyn.
Nó báo hiệu sự suy tàn của một chế độ, sự tận cùng của một thời kỳ [a
termination at the end of a period, a No-Longer], và đồng thời nó đăng
quang
con người, như một cá nhân [lại khám phá ra một cái tôi, thí dụ như của
NHT, của
Bùi Ngọc Tấn, và nhất là, của Nguyễn Chí Thiện, một cái tôi như là tôi
dám tự
chọn cho tôi: nhà thơ ngục sĩ đời đời!
*
Coetzee viết
về Brodsky:
Trong những
hành trình mang tính tự thuật, Brodsky chẳng hề nhắc nhở cho dù sơ sơ
tới thập
niên 1960, khi xẩy ra "vụ án" và sau đó, là lưu đầy nội xứ nơi miền bắc
của ông. Sự im lặng này là một từ chối quyết liệt, không phô ra cho
người đời
nhìn thấy những vết thương của ông. Và như ông nói với những người sinh
viên,
trong một lần gặp gỡ: "Bằng mọi giá, đừng bao giờ cho phép mình trở
thành
nạn nhân"
Và Coetzee
nhắc lại lời của nhà thơ Olga Sedakova, thành tựu lớn lao nhất của
Brodsky, là
ông đã chặn đứng, chấm dứt hoàn toàn "thời đại văn học Xô viết"
['place a full stop at the end of (the Soviet) literary epoch']. Ông
làm được
điều này, bằng cách đem đến cho văn học Nga một phẩm chất đã bị nền văn
chương
lẫm liệt, đường ra trận mùa này đẹp lắm... đè bẹp, phải trốn chui trốn
nhũi,
nhân danh cái gọi là chủ nghĩa lạc quan, của cả một nền kỹ nghệ văn học
Xô Viết:
phẩm chất về sự bi đát của cuộc sống, về nỗi bi thương được làm người.
Thương cả
cho đời bạc: Tôi nghĩ Thiệp cũng đã làm được điều này, một phần nào.
*****
Dương Tường
phán, nhà văn chúng ta dốt quá. Nguyên Ngọc, lịch sự, chi tiết, và cũng
thực tế
hơn, nói, nhà văn Việt Nam cần kiến thức triết học. Ngay cả Mác Xít
"của
chúng ta", cũng dởm, như là triết học, nhưng thực, như là
vũ khí, để đi xâm lược, không khác chi cây
súng, trong sứ mệnh khai khóa của Tây Phương trước đây.
Thơ phải có
thép, nhà thơ phải biết xung phong, là vậy.
Nhưng, giả sử
như nhà văn Việt Nam cần một kiến thức triết học, những nhà phê bình
Việt Nam
còn cần hơn nhiều. Thất bại của Cây Bút Đời Người, của Vương Trí Nhàn,
nằm ngay
ở lời dẫn, và là cái điều mà ông gọi là may mắn:
Với tư cách
một người chuyên viết phê bình văn học có thể nói tôi có nhiều may mắn,
bởi
trong suốt cuộc đời làm nghề, tôi luôn có dịp được sống gần gũi với các
nhà văn
nhà thơ, ở cùng cơ quan, hàng ngày trò chuyện với họ, cùng họ bàn bạc
về công
việc văn chương cũng như việc đời.
"Ru mãi
ngàn năm", Benjamin đã từng nói tới những cuốn sách ngủ những giấc ngủ
dài
ngàn năm, chẳng khi nào tỏ ra hối hả, hoặc bực bội, vì chưa có độc giả
nào ngó
tới chúng. Như thế nghĩa là gì?
Một trong ý
nghĩa của nó, là cái may mắn tuyệt vời của độc giả - tức nhà phê bình -
không hề
quen biết tác giả.
Cái may mắn
quen biết ăn ngủ chung chạ với những nhà văn chỉ đẻ ra những tác phẩm
thuộc loại
giai thoại, tiểu sử, trà dư tửu hậu, bù khú, điếu đóm văn học, không
phải phê
bình văn học.
Những bàn bạc
về công việc văn chương cũng như việc đời, cao lắm cũng chỉ đẻ ra một
thứ tiểu
sử tác giả, dùng cái đó để phê bình tác phẩm lại càng chết nữa, điều
này
Naipaul trong bài diễn văn Nobel văn chương, đã nói rõ, khi viện Chống
Sainte-Beuve của Proust. Kundera thì ngang ngược hơn, khi cho rằng
[trong Những
Di Chúc Bị Phản Bội], nhà văn phá căn nhà của mình [hiểu như tiểu sử,
cuộc sống
riêng tư] để xây một căn nhà khác, là tác phẩm. Lục lọi ba chuyện lẩm
cẩm linh
tinh..., may lắm tìm đuợc, chỉ một viên gạch!
Và một khi
người đọc chú ý đến ba chuyện lẩm cẩm, thay vì Joseph K, như vậy là
Kafka lại
chết thêm một lần chết nữa, một cái chết sau cái chết.
Một trong những
'chân lý' về phê bình, là: nhà phê bình phải chủ quan, chứ không khách
quan!
Cái gọi là
chủ quan với một nhà phê bình, chính là khung triết học mà người đó dựa
vào đó,
để khám phá, khai thác, thám hiểm tác phẩm. Thí dụ, Barthes, Genette
của cơ cấu
luận; Sartre, của hiện sinh; Lukacs, Goldmann của Mác Xít; những nhà
phê bình
Nga của trường phái hình thức luận.
Trên tất cả,
nhà phê bình phải là một nhà văn. Đã qua rồi, cái thời nhà phê bình ngự
sử văn
đàn, ngồi trên cao gật gù cái đầu của mình, hoặc xoa đầu những nhà văn,
"Được, được, toa viết cái đó,
moa chịu lắm", và sau đó, kéo nhau
tới tiệm ăn mừng, không phải tác phẩm, mà là lời phán, của nhà phê bình!
Để nói lên sự
vô thường bật ra từ một cõi văn chương Shakespeare, Steiner, nhà phê
bình-nhà
văn [trong Nhân Văn], chú ý tới "vết gỉ sét của một giọt sương trên
lưỡi
dao sáng ngời". Nhưng một thi sĩ, hay một nhạc sĩ [Phạm Duy], thì lại
nhận
ra trong vườn của mình, bông hồng nở thơm ngát vào buổi sáng nghe tin
một người
thân quen tử trận.
Tác phẩm phê
bình là một tác phẩm của tác phẩm, một bản văn choàng lên một bản văn,
là vậy.
Giống như phần
thuận, và phần đảo của cùng một định lý, nếu nhà phê bình phải là nhà
văn, thì,
nhà văn phải là một nhà phê bình. Có thể, "văn" và "phê"
đang ở vào tình trạng giống như văn và thơ, theo nghĩa này: Cái gì
không phải
văn, là thơ, và cái gì không phải thơ, là văn, như ông giáo sư triết
học của
Molière trong Le Bourgois Gentilhomme
tuyên bố [Tout ce qui n'est point prose
est vers, et tout ce qui n'est point vers est prose. Susan Sontag trích
dẫn,
trong bài viết A Poet's Prose, Văn của Thi Sĩ, [trong tuyển tập essays
Where
The Stress Falls, nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, New York, 2002]
Thử nhìn lại
Nobel mấy năm gần đây, là thấy rõ: Cao Hành Kiện, Naipaul, Kertesz,
Coetzee.. đều
là những phê bình gia, tiểu luận gia bậc thầy. Người
kể lại kinh nghiệm, làm thế nào sống sót lịch
sử của đám đông Đông Phương, người xoáy mãi vào Lò Thiêu,
hay một góc bị bỏ quên của thiên đàng hạ giới
[... that Africa could never, in the European imagination, be the home
of the
earthly paradise, because Africa was not a new world: Rằng Phi Châu
chẳng bao
giờ, trong trí tưởng tượng của người Âu Châu, là nhà
nơi thiên đàng hạ giới, vì nó không phải
là một thế giới mới. Coetzee: White Writing].
Nếu Việt Nam
sẽ có một Nobel văn học, thì một ông nhà văn Mít như thế đó phải là cái
lương
tâm mà đám Mít có thể tin cậy [The writer - that conscience in which
his fellow
man can believe. Normal Manea].
Đã có một thời,
NHT là cái lương tâm đó.
Như Kundera,
Milosz, and Kis, Manea tượng trưng cho tinh thần Trung Âu, không chỉ vì
ông
sinh ra tại đây như họ, mà còn vì tầm nhìn của ông về mặt tâm linh và
văn hóa,
hay nói như Danilo Kis, mà ông đã từng viện dẫn:
"Ý thức
rằng mình thuộc về Trung Âu, là ý thức rằng sau chót, tự thân của nó, ý
thức
này là một ý thức về sự ly khai."
Solzhenitsyn
cũng đã từng phán như vậy, khi dậy bảo Hội Nhà Văn của những nhà văn
nhà thơ
nhà nước CS: Nhà văn phải làm sao xử sự như một nhà nước trong một nhà
nước.
Liệu một nhà
văn, một tinh thần, một ý thức như thế, sẽ có, ở trong nước?
Viết nhỏ
Tác giả/tác
phẩm ảnh hưởng nặng nề lên Pat [Patricia Highsmith] là Dos/Tội ác và Hình Phạt.
Như… Sến, em gặp ông già rậm râu là mê
liền, năm em 13 tuổi!
Trong nhật
ký, em coi Dos, là "Thầy", và coi Tội
Ác là 1 cuốn tiểu thuyết
suspense, trinh thám nghẹt thở.
Thomas Mann phán, Tội Ác là
một trong những cuốn
tiểu thuyết trinh thám lớn lao nhất của mọi thời.
Cuốn trứ
danh của Pat, Những kẻ lạ trên tàu, Strangers
on a Train, là từ Tội Ác
mà ra.
Em phán: "Tôi có ý nghĩ của riêng tôi về nghệ thuật, và nó như vầy:
điều mà hầu
hết mọi người coi là kỳ quặc, thiếu tính phổ cập, fantastic, lacking in
universality, thì tôi coi là cực yếu tính, the utmost essence, của sự
thực."
Tzvetan Todorov, khi viết về sự quái dị trong văn chương, đã cho thấy,
bằng cách
nào tiểu thuyết trinh thám hiện đại đã thay thế truyện ma quỉ của quá
khứ, và
những nhận định của ông áp dụng rất OK với tiểu thuyết của Pat: “căn
cước gẫy vụn,
bể nát, những biên giới giữa cá nhân và môi trường chung quanh bị phá
vỡ, sự mù
mờ, lấp lửng giữa thực tại bên ngoài và ý thức bên trong”, đó là những
yếu tố
thiết yếu làm nền cho những đề tài quái dị.
GCC biết đến
Patricia Highsmith qua phim Plein Soleil, Alain Delon
đóng vai Mr. Ripley. Thời còn Sài Gòn. Còn đi học, hoặc mới
đi làm.
Sau đó, mò coi truyện.
Mua Eleven, do đọc bài giới thiệu của Grahm Greene.
Truyện trinh
thám của PH, theo GCC "khủng" hơn hết, so với các tác giả khác, đúng
như Greene viết, bà tạo ra 1 thế giới của riêng bà, mỗi lần chúng ta mò
vô, là
một lần thấy ơn ớn.
Trong cuốn tiểu sử của bà, Cái bóng
xinh đẹp, Beautiful shadow, người viết
trích dẫn 1 câu trong nhật ký của bà, và là 1 câu trích dẫn
Kierkegaard:
Mỗi cá
nhân con người thì có nhiều cái bóng tạo thành những nếp gấp, tất cả
những cái
bóng đó thì giống người đó, và thi thoảng, có 1 cái bèn chiếm luôn chỗ
của người
đó.
Nguyên văn câu tiếng Anh,
khác 1 tí, so với câu của GCC:
"The
individual has manifold shadows, all of which resemble him, and from
time to
time have equal claim to be the man himself."
Kierkegaard,
quoted in Highsmith’s 1949 journal
Miss
Highsmith is a crime novelist whose books one can reread many times.
There are
very few of whom one can say that. She is a writer who has created a
world of
her own - a world claustrophobic and irrational which we enter each
time with a
sense of personal danger, with the head half turned over the shoulder,
even
with a certain reluctance, for these are cruel pleasures we are going
to
experience, until somewhere about the third chapter the frontier is
closed
behind us, we cannot retreat, we are doomed to live till the story's
end with
another of her long series of wanted men.
GG
Foreword
by
Grallam
Greene
Miss
Highsmith is a crime novelist whose books one can reread many times.
There are
very few of whom one can say that. She is a writer who has created a
world of
her own - a world claustrophobic and irrational which we enter each
time with a
sense of personal danger, with the head half turned over the shoulder,
even
with a certain reluctance, for these are cruel pleasures we are going
to
experience, until somewhere about the third chapter the frontier is
closed
behind us, we cannot retreat, we are doomed to live till the story's
end with
another of her long series of wanted men.
It makes the
tension worse that we are never sure whether even the worst of them,
like the
talented Mr Ripley, won't get away with it or that the relatively
innocent
won't suffer like the blunderer Walter on the relatively guilty escape
altogether like Sydney Bartleby in A Suspension of Mercy. This is a
world without
moral endings. It has nothing in common with the heroic world of her
peers,
Hammett and Chandler, and her detectives (sometimes monsters of cruelty
like
the American Lieutenant Corby of The Blunderer or dull sympathetic
rational characters
like the British Inspector Brockway) have nothing in common with the
romantic
and disillusioned private eyes who will always, we know, triumph
finally over
evil and see that justice is done, even though they may have to send a
mistress
to the chair.
Nothing is
certain when we have crossed this frontier.
It is not the world as we once believed we knew it, but it is
frighteningly
more real to us than the house next door. Actions arc sudden and
impromptu and
the motives sometimes so inexplicable that we simply have to accept
them on
trust. I believe because it is impossible. Her characters are
irrational, and
they leap to life in their very lack of reason; suddenly we realize how
unbelievably
rational most fictional characters are as they lead their lives from A
to Z,
like commuters always taking the same train. The
motives of these characters are never inexplicable because they are so
drearily
obvious. The characters are as Hat as a mathematical symbol. We
accepted them
as real once, but when we look back at them from Miss Highsmith's side
of the frontier,
we realize that our world was not really as rational as all that.
Suddenly with
a sense of fear we think, 'Perhaps I really belong here,' and going out
into
the familiar street we pass with a
shiver of apprehension the offices of the American Express, the centre,
for so
many of Miss Highsmith's dubious men, of their rootless European
experience,
where letters are to be picked up (though the name on the envelope is
probably false)
and travellers' cheques are to be cashed (with a forged signature) .
Miss
Highsmith's short stories do not let us down, though we may be able
sometimes
to brush them off more easily because of their brevity. We haven't
lived with
them long enough to be totally absorbed. Miss Highsmith is the poet of
apprehension
rather than fear. Fear after a time, as we all learned in the blitz, is
narcotic, it can lull one by fatigue into sleep, but apprehension nags
at the
nerves gently and inescapably. We have to learn to live with it. Miss
Highsmith's finest novel to my mind is The Tremor of Forgery, and if I
were to be
asked what it is about I would reply, 'Apprehension'.
In her short
stories Miss
Highsmith has naturally to adopt a different method. She is after the
quick
kill rather than the slow encirclement of the reader, and how admirably
and
with what field-craft she hunts us down. Some of these stories were
written
twenty years ago, before her first novel, Strangers
on a Train, but we have no sense
that she is
learning her craft by false starts, by trial and error. 'The Heroine',
published nearly a quarter of a century ago, is as much a study of
apprehension
as her last novel. We can feel how dangerous (and irrational) the young
nurse
is from her first interview. We want to cry to the parents, 'Get rid of
her
before it's too late'.
My own
favourite in this collection is the story 'When the Fleet Was In at
Mobile'
with the moving horror of its close here is Miss Highsmith at her
claustrophobic best. 'The Terrapin', a late Highsmith, is a cruel story
of
childhood which can bear comparison with Saki's masterpiece, 'Sredni
Vashtar',
and for pure physical horror, which is an emotion rarely evoked by Miss
Highsmith, 'The Snail-Watcher' would be hard to beat.
Mr Knoppert has
the same attitude to his snails as Miss Highsmith to human beings. He
watches
them with the same emotionless curiosity as Miss Highsmith watches the
talented
Mr Ripley:
Mr Knoppert
had wandered into the kitchen one evening for a bite of something
before
dinner, and had happened to notice that a couple of snails in the china
bowl on
the draining board were behaving very oddly. Standing more or less on
their
tails, they were weaving before each other for all the world like a
pair of
snakes hypnotized by a flute player. A moment later, their faces came
together
in a kiss of voluptuous intensity. Mr Knoppert bent closer and studied
them from all angles. Something else was happening: a protuberance like
an ear
was appearing on the right side of the head of both snails. His
instinct told
him that he was watching a sexual activity of some sort.
Graham Greene