Hà
Nội, Thiệp và Gấu (1)
1. Tản mạn
xung quanh Tuổi Hai Mươi Yếu Dấu
Có
lần, tôi đọc một bài viết, tác giả của nó tỏ ra rất là
thất vọng về thần tượng của mình, là ông, NHT.
Thành thực mà nói, tôi mừng cho cả hai, tác giả và độc giả.
Có vẻ như tôi đã chờ một bài viết như thế.
Liệu không có bài Giã Từ Thần Tượng đó, ông sẽ còn phải đeo
gánh nặng “thần tượng” tới khi nào?
Phải chăng nhờ vậy mà có Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu?
Phản ứng về nó cho thấy, tác phẩm/tác giả có thay đổi, nhưng
độc giả/cách đọc chưa thay đổi.
Nói chung, có vẻ như mọi người đều thất vọng về NHT, trừ…
tôi ra!
Hình như tôi đoán trước được, một NHT như thế.
Tôi
lấy thí dụ, nhận xét mới đây, của Dương Tường:
DT: Tôi cũng đồng ý với quan điểm của anh Nguyên Ngọc. Nhà
văn chúng ta... dốt quá. Không chịu học, không chịu đọc, lại mang cái
bệnh
"ếch ngồi đáy giếng", mới "nho nhoe" lên một tý cứ tưởng
mình nhất thế giới. Nguyễn Huy Thiệp khi mới bật lên cũng tưởng mình
nhất thế
giới, thực ra cỡ như Thiệp ở Ðức, Mỹ, Nhật, Pháp... cũng có thể... vơ
hàng tá!
[Trích Talawas].
Nhà
văn chúng ta... dốt quá thì đúng quá rồi. Nhưng cái
chuyện viết hay hay không hay, nhất là ở những người viết truyện ngắn,
theo
tôi, không liên quan nhiều tới.. tri thức. Cần một con mắt quan sát,
cần một
tấm lòng - cần nhất là một tấm lòng - là đủ.
G.
Lukacs, trong “Solzhenitsyn: Một Ngày Trong Đời Ivan
Denisovich” (1969) [William David Graf, dịch từ tiếng Đức, nhà xb The
MIT
Press, Cambridge, Mass
1971] viết:
Liên hệ mỹ học giữa truyện ngắn [novella] và truyện dài
[tiểu thuyết, novel] thường được phân tích, nghiên cứu. Ít, là nối kết
lịch sử
và liên hệ nội tại giữa hai thể loại, trong cuộc phát triển văn học
[their
historical connection and their interrelationship throughout the course
of
literary development]. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất thú vị, bổ ích,
nó
chiếu sáng tình hình văn học hiện thời [the present-day situation]. Tôi
[Lukacs] đang nghĩ tới sự kiện, truyện ngắn [novella] thường xuất hiện
hoặc, như là một con chim báo bão [nguyên văn: tiền thân,
precursor] cho sự ra đời của hùng ca, sử
thi, hay những hình thức bi kịch lớn, hoặc như là đội quân hậu vệ
[rearguard],
một cách viết ở tận cùng một giai đoạn. Nói cách khác, hoặc nó xuất
hiện như là
một Sẽ Có, [a Not-Yet, Nochnicht], hay một Không Còn Nữa [a No-Longer,
Nichtmerhr].
Áp dụng nhận xét trên vào Một Ngày... của
Solz., Lukacs viết: Với một chút dè dặt,
người ta có thể nói, thể loại giả tưởng cận và đương thời đã từ bỏ
truyện dài
để cố thủ ở trong truyện ngắn, trong toan tính cung cấp, cái gọi là
bằng chứng,
về một cách thế đạo đức của con người.
[With this reservation, one can say of contemporary and
near-contemporary fiction that it often withdraws from the novel into
the
novella, in its attempt to provide proof of man’s moral stature…..]
“Không phát hiện quá khứ thì sẽ không khám phá hiện tại. Một
Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của Solzhenitsyn là một khai mở ý nghĩa
cho tiến
trình lại khám phá ra cái tôi, cái ngã, the self, ở trong văn chương,
trong
hiện tại xã hội chủ nghĩa.” [Lukacs].
Truyện
ngắn của NHT có gì tương tự với Một Ngày Trong Đời
Ivan Denisovich của Solzhenisyn. Nó báo hiệu sự suy tàn của một chế độ,
sự tận
cùng của một thời kỳ [a termination at the end of a period, a
No-Longer], và
đồng thời nó đăng quang con người, như một cá nhân [lại khám phá ra một
cái tôi,
thí dụ như của NHT, của Bùi Ngọc Tấn, và nhất là, của Nguyễn Chí Thiện,
một cái
tôi như là tôi dám tự chọn cho tôi: nhà thơ ngục sĩ đời đời!
Hay
như Nguyên Ngọc nhận xét về Nỗi Buồn Chiến Tranh, cùng
trong bài viết trích Talawas nêu trên, của Bảo Ninh, có thể áp dụng cho
NHT:
"Theo
tôi, nói một cách thật nghiêm khắc, từ Nỗi buồn
chiến tranh, chúng ta mới thật sự có tiểu thuyết hiện đại. Trước đấy,
về cơ bản
là sử thi, tức chiến tranh được soi nhìn bằng cái nhìn của cộng đồng,
từ góc độ
của dân tộc mà nhìn cuộc chiến tranh (Ðất nước đứng lên của tôi cũng
vậy thôi).
Ðến Bảo Ninh thì khác hẳn, lần đầu tiên chiến tranh được soi nhìn qua
số phận
của một cá nhân. Như vậy không hề có nghĩa là cái nhìn sau chống lại
cái nhìn
trước, nhưng đã là một cái nhìn khác hẳn. Ðiều này làm thay đổi hẳn
ngôn ngữ
của tiểu thuyết, từ độc thoại chuyển sang đối thoại, tức một giai đoạn
mới
trong tư duy tiểu thuyết."
Tuy
nhiên, thật khó mà đồng ý với nhận định, "không hề
có nghĩa cái nhìn sau chống lại cái nhìn trước". Cái nhìn sau quyết
liệt
loại trừ cái nhìn trước, hay nói rõ hơn: cái nhìn trước là... bố láo!
Cái nhìn
sau mới là cái nhìn đích thật về cuộc chiến tưởng như là... thần thánh,
nhưng
thật sự chỉ là nồi da sáo thịt!
Sự
xuất hiện của NHT, hay của Bảo Ninh, là rất đặc biệt, và
cần thiết, và thật khó mà nói rằng, "thực ra cỡ như Thiệp ở Đức, Mỹ,
Nhật,
Pháp... cũng có thể... vơ hàng tá".
Ở Đức, có, vào thời kỳ hậu chiến, với những nhà văn thí dụ
như một Boll, nhưng ngược lại với Thiệp, họ nhục cái nhục thua trận,
cái nhục
Nazi, chứ không như Thiệp, nhục cái nhục thắng trận!
Ở Nga, có, như một Solzhenitsyn, khi ông tố cáo, và cùng lúc
tiên đoán sự cáo chung, của Gulag.
Cái
nhìn trước là..."bố láo"..., G. Lukacs lịch sự
hơn, khi dùng từ "minh họa". Ông viết, trò ma nớp thô bạo quá khứ chỉ
là một sắc thái của trò ma nớp mọi hình tượng, hoàn cảnh, số mệnh, viễn
tượng.. etc, nói ngắn gọn, đây là những
tác phẩm của "văn chương minh họa" ["illustrating
literature" - "Đất nước đứng lên" của tôi thì cũng như vậy, lập
lại lời Nguyên Ngọc].
Áp dụng vào NHT và Bảo Ninh, chúng ta có thể nói rằng, không
có NHT, sẽ không có những tác phẩm sau đó, thí dụ Cơ Hội Của Chúa, của
Nguyễn
Việt Hà. Nhân vật chính trong Chuyện Kể Năm Hai Ngàn, sở dĩ dám nhận
mình là
nhà văn, là bởi vì có người tên là NHT dám viết những truyện ngắn, thí
dụ như
Tướng Về Hưu. Đây mới chính là hồi chuông báo tử cho một nền văn chương
minh
họa, mà Nguyễn Minh Châu đã từng mơ
tưởng, ông sẽ là người đọc lời ai điếu.
[Chúng ta tự hỏi tại sao Nguyên Ngọc không thể nói
"không" với cái nhìn trước đó, của lớp người
như ông, những người đã từng đặt niềm
tin vào "cái nhìn cộng đồng" - đây là từ mới, để chỉ "tứ"
cũ, cái nhìn của Đảng? Câu trả lời, dễ nhất, là ông không thể nói khác,
và nhờ
người khác, thí dụ như tôi, nói giùm. Câu trả lời thứ nhì, là của
Lukacs,
trong bài viết "Chủ nghĩa Bôn sê
vích như là vấn đề đạo hạnh" [bản tiếng Anh in trong The Lukacs Reader,
do
Arpad Kadarkay biên tập, nhà xb Blackwell, Oxford UK & Cambridge
USA,
1995], qua đó, ông cho rằng: Quyền lực mê hồn [fascinating power] của
chủ nghĩa
Bôn sê vích, là nó giải phóng chúng ta ra khỏi tình trạng nhập nhằng
giữa thiện
và ác, xấu và tốt... Bởi vì, với những người Bôn sê vích, là giả dụ
mang tính
siêu hình này: cái tốt có thể phát sinh, được hoàn thành, từ cái xấu,
bằng
những phương tiện ma quỉ, và tự do có thể phát sinh từ bạo tàn, bạo
quyền, bạo
chúa..., và không hề có sự sửa sai đối với họ. Nếu có, là vì nhu cầu
nhất thời,
phải... bịa đặt ra. Chính vì thế mà
Nguyên Ngọc khẳng định, "không hề có nghĩa, cái nhìn sau chống lại cái
nhìn trước". Nhờ cái nhìn "cộng đồng" trước, mà có cái nhìn
"cá nhân" sau.]
Nói
cho cùng, chuyện giã từ thần tượng, tuy cay đắng, tuy
đau thương, nhưng không thể tránh được, cả ở người viết
- người viết nào mà chả có thần tượng, không
có làm sao viết - và người đọc.
Màn giã từ thần tượng tuyệt vời nhất, đối với tôi, chính là
của Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển, qua những giải Nobel văn chương gần đây,
như Cao
Hành Kiện, Naipaul, Kertesz…
Cùng
với những năm tháng bỏ lại sau lưng, nào là cuộc ‘đi là
chọn tự do’, lần đầu vào năm 1954, lần sau 1994… và giữa hai lần đi đó,
là.. ,
là… , cả một đời mê mải với mớ chữ, mấy giải Nobel văn chương mới đây,
mới thực
sự là Nobel văn chương, theo thiển ý của tui.
"Nhà
văn chúng ta... dốt quá", Dương Tường phán,
tôi đã được nghe một người Hà Nội nói, nhưng lịch sự hơn nhiều, và
chính nhờ nó
mà tui cố gắng trở thành một nhà văn không bị hơi dốt quá!\
Nhà
thơ Thanh Tâm Tuyền, trong một lần ngồi Quán Chùa, có
nói với thằng em này một câu:
Nhà văn Việt Nam thường chết non. Cứ viết xong thời thanh
xuân là hết.
Nghĩa
là ngỏm củ tỉ. Những ông nhà văn nhà thơ... còn đó,
đều đóng vai nhà văn chứ không còn viết văn. Thời viết văn của họ đều
đã qua từ
lâu, từ khi còn thanh xuân lận, hoặc chẳng hề có nhưng đã hết, và bây
giờ tác
phẩm văn chương lớn nhất, là... Nhìn lại những trang viết cũ, Gặp gỡ
những nhân
vật của tui, Thư gửi những người bạn trẻ sắp sửa, hay đang tập tễnh
viết
văn.... Cùng với những tác phẩm lớn này, là nỗi lo, văn chương Việt Nam
đang
lão hóa, xơ cứng động mạch, viêm gan... cái đám già này mà nằm xuống,
là xong
luôn!
Hay
là những tác phẩm lớn cuối đời đó - tôi muốn nói, những
nhìn lại, gặp lại, thư viết cho người bạn trẻ... -
mới là cái đích mà họ nhắm tới, theo suy
luận: viết văn làm gì nếu không được đóng vai nhà văn? Đóng vai nhà văn
làm gì,
nếu không được vỗ vai nghệ thuật, để lại một cái gì đó, cho hậu thế,
bằng những
dòng "di chúc văn học" như trên?
[Có vẻ như bạn Gấu của chúng ta cay đắng quá, nhưng hỏi nhỏ,
chừng nào thì Gấu tính viết di chúc văn học?]
Isabel
Allende, cô cháu gái của ông tổng thống Chile, mê Mác
xít bị CIA làm thịt, trong cuốn mới đây của bà: Xứ
sở mà tôi bịa đặt ra, My Invented Country [nhà xb
HarperCollins,
2003], trong lời mở cho biết, lý do tại
sao lại có di chúc văn học này:
1. Một bữa, bà ngồi trước gương, cố giấu đi một vài nét nhăn
trên mặt, đứa cháu trai thương hại, bèn an ủi, bà nội đừng có lo, ít
lắm cũng
còn ba năm nữa!
2. Trong một bữa dự lễ ra mắt sách, một độc giả hỏi: Hoài
hương [nostalgia] đóng vai trò gì trong những cuốn tiểu thuyết của bà?
Câu hỏi làm bà nghẹt thở mất một lúc....
Quê
hương bịa đặt theo bà, có được, là nhờ ba năm Thượng Đế
- qua đứa cháu trai - ban cho [không biết bà có đọc "Phép
Lạ Bí Ẩn" -[ Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn
những đoàn quân
tiến vào
thành phố, đã vui mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải
viết nữa.
Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ phút cuối cùng của đời
mình, mơ
Đức Phật trở lại với thế gian này. Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và
xin tặng
bản chuyển ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép lạ
bí ẩn,
như nhân vật trong truyện ngắn sau đây...], câu chuyện một nhà văn xin
Thượng
Đế ban lệnh hoãn hành quyết [hoãn trình diện học tập cải tạo, thì cứ
nói bậy
nói bạ như vậy cho... dzui] một năm để hoàn tất tác phẩm,
và nhờ câu hỏi cắc cớ của
một độc giả.
Còn
Gấu tôi, bắt đầu viết di chúc văn học, bằng cách sống
ngược lại đời mình, nghĩa là bằng chuyến trở lại đất bắc, mà khi đứa em
trai
mất, Gấu đã từng tự nhủ, sẽ chẳng bao giờ trở về.
Lần về đó, trong túi tôi, vẻn vẹn có hai địa chỉ, một của
ông cậu, và một của NHT.
Nếu
"kết án" NHT, thì phải nhắm vào Tướng Về
Hưu, chứ không phải Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu, theo như cách Kafka "kết
án" nhà văn: Mi đúng là một thứ dê
tế thần. Vì mi mà nhân loại tha hồ gây
tội, mà chẳng cảm thấy lỗi chi ráo.
[Bản tiếng Anh: He is the scapegoat of mankind. He makes
possible for men to enjoy sin without guilt, almost without guilt].
Giả sử như không có một ông tướng về hưu, ngơ ngác nhìn địa
ngục có phần đóng góp của ông ở trỏng, làm sao cái thiểu số nhân loại
có tên là
Mít đó lại thoải mái đến như thế, sau những tội lỗi tày trời như vậy!
Có thể, câu nói của Benjamin, mọi tài liệu về văn minh là
một tài liệu về dã man; ở nền một tác phẩm lớn là một đống man rợ, là
từ Kafka
mà ra.
Theo
tôi, giải thưởng Nobel mấy năm gần đây, là cố tránh một
cái nhìn cộng đồng, cái nhìn sử thi, thành quả lớn lao của nhân loại,
và cùng
với nó, là một đống man rợ.
Một cá nhân sống sót kinh nghiệm lịch sử của đám đông, hình
như báo chí, [hay là Hàn Lâm Viện Thuỵ
Điển?], [1] đã viết về Cao Hành Kiện.
Hay như chính ông nhận xét về văn chương, trong diễn văn
Nobel:
"Văn học vốn không có quan hệ gì với chính trị, chỉ là
sự tình thuần cá nhân, một phen quan sát, một lần ngoái nhìn lại kinh
nghiệm,
vài ba hồi tưởng, cùng biết bao cảm thụ để phơi bày một tâm trạng nào
đó, đủ
đầy cùng suy ngẫm."
"Gọi là nhà văn, chẳng khác nào một cá nhân tự mình
đang nói chuyện, đang viết ra – người khác có thể nghe hoặc không nghe,
có thể
đọc hoặc không đọc. Nhà văn đã chẳng phải là anh hùng xin cái sứ mệnh
vì dân,
cũng chẳng đáng làm ngẫu tượng cho người ta sùng bái, lại càng không
phải là
tội nhân hoặc thù địch của dân chúng. Nhà văn, sở dĩ có lúc còn vì tác
phẩm
sáng tác mà chịu nạn, thì đó chỉ là vì những nhu cầu của kẻ khác. Ngay
khi
quyền thế cần chế tạo ra một vài thù địch để lái sức chú ý của dân
chúng, nhà
văn liền bị biến thành một thứ vật hi sinh. Càng bất hạnh nữa là, có
những nhà
văn mê lú cứ tưởng làm tế phẩm là một thứ vinh quang lớn."
Hay là Kertesz, khi ông nói về cơn mê
cuồng chết người:
"Tôi đứng ở hành lang trống trơn, trong một toà nhà
hành chính, và tôi nghe tiếng chân người rồn rập, từ hành lang góc bên,
vọng
tới. Đột nhiên tôi lâm vào tình trạng giao động thật lạ, những tiếng
chân lớn
dần về phía tôi, và tuy rõ ràng chỉ là của một người, nhưng bỗng tôi có
cảm
tưởng, chúng là của hàng ngàn người. Như thể cả một đoàn người đang cứ
thế mà
tiến tới dọc theo hành lang. Tới một lúc, tôi cảm thấy đoàn người đó,
những
bước chân bước rồn rập theo điệu quân hành đó, tỏa ra một sức hút không
làm sao
cuỡng lại nổi. Trong một sát na, tôi hiểu ra nỗi hân hoan tuyệt vời,
của cái
gọi là "tự buông xuôi" (self-abandonment), "mình là cái quái gì
cơ chứ, so với hàng hàng lớp lớp như thế"; đây là cơn say cuồng chết
người, muốn tan vào đám đông, điều mà Nietzsche – trong một nội dung
khác, chắc
hẳn, nhưng cũng liên quan tới khoảnh khắc này – gọi là "sự cực khoái
Dionysian". Rõ ràng là, có một sức mạnh vật chất, hữu hình, đẩy tôi,
kéo
tôi, tới với đoàn người vô hình đang rầm rập bước đi theo nhịp quân
hành,. Tôi
cảm thấy, mình phải lùi lại, dán miết lưng vào tường, cố làm sao cưỡng
lại sức
hút hớp hồn đó."
".... tôi luôn luôn coi viết là chuyện rất đỗi riêng tư
và hoàn toàn mang tính cá nhân."
Sở
dĩ NHT được độc giả sùng bái, rồi lại được độc giả đem ra
làm thịt, có thể là do ông lựa chọn thứ văn học chỉ chăm chăm viết cho
đám
đông, hoặc do cái phần đất đó chỉ chuộng một thứ văn chương như thế,
một thứ
nhà văn như thế, cũng nên?
Chắc chắn, trước đây, NHT không viết, và, có thể Tuổi Hai
Mươi Yêu Dấu, là một toan tính viết, thứ văn chương này, của Cao Hành
Kiện, như
ông kể ra trong bữa tiệc Nobel:
Cao
Hành Kiện
Đọc trước bữa tiệc Nobel
[Banquet Speech, ngày 10 tháng Chạp 2000, bằng tiếng Tây]
Thưa
Hoàng Gia, quý ông, quí bà.
Người đứng trước quí vị vẫn còn nhớ, khi anh ta mới tám
tuổi, mẹ anh ta muốn anh ta viết nhật ký mỗi ngày. Anh ta làm việc này
cho tới
tuổi lớn.
Anh ta còn nhớ, khi đi học trung học, vị giáo sư già môn
luận đã treo lên bảng một bức tranh, không cho biết tên, và yêu cầu học
sinh
viết một bài luận về nó. Người đàn ông hiện đang đứng trước quí vị
không ưa bức
tranh, và anh ta đưa ra những lời chê bai, chỉ trích. Ông thầy già,
thay vì
giận, lại cho điểm tốt, cùng lời khen: Cây bút mãnh liệt.
Thế là thằng bé học sinh ngày đó không ngưng viết, trước là những
chuyện cổ tích cho nhi đồng, rồi những cuốn tiểu thuyết, thơ, kịch, cho
tới khi
cách mạng lật nhào văn hóa. Tới lúc đó, sợ, anh ta bèn đốt hết.
Sau đó, anh ta đi trồng lúa trong nhiều năm. Nhưng anh ta
vẫn lén lút viết, rồi bỏ vào những hũ đất, và đem chôn.
Những gì anh ta viết, đều bị cấm.
Mãi sau đó, qua được phương Tây, anh ta tiếp tục viết, cũng
chẳng lo gì chuyện in ấn. Cả khi được in ấn, anh ta cũng chẳng để ý gì
tới
những phản ứng. Đột nhiên, bất thình lình, trong đại sảnh sáng chưng
này, anh
ta đứng ngay đây, trước quí vị, nhận giải thưởng từ chính tay Đức Hoàng
Thượng.
Vậy thì làm sao mà anh ta lại ngần ngại, không dám trình ra
câu hỏi sau đây, tới Đức Hoàng Thượng:
-Thưa Hoàng Thượng, đây là thực hay là một câu chuyện cổ
tích?
[Nguyên
bản tiếng Pháp có trên trang e_Nobel của Viện Hàn
Lâm]
NQT
Chú thích:
(1): [Tác phẩm của ông] được gợi hứng
từ "cuộc chiến đấu của cá nhân để sống sót lịch sử của đám đông"
(... is inspired by “the struggle of the
individual to survive the history of the masses"). Hàn Lâm Viện Thụy Điển.
2. Về
Chuyến trở về đất bắc mở ra cõi
quê tưởng tượng, bịa đặt, vay mượn mà Gấu tôi đang tìm đủ mọi cách để
chuyển thành những con chữ, trong túi Gấu chỉ có vẻn vẹn hai địa chỉ,
một của ông cậu, và một của NHT.
Cùng với địa chỉ của ông cậu,
là biết bao kỷ niệm thân thương, vừa cảm động, vừa cay đắng, vừa thê
thảm, phải nói như vậy, vì chúng làm Gấu nhớ tới bà cụ thân sinh ra
mình, cho tới lúc chết, vẫn không tin rằng thằng con của bà sẽ có ngày
sống lại, cùng với một thành phố Sài Gòn ở bên ngoài Sài Gòn.
Của NHT, cùng với nó, là Hà
Nội, cũ và mới [chưa từng gặp].
Tuy chưa gặp, nhưng T làm tôi nhớ tới một người bạn bỏ lại, khi rời bỏ
Hà Nội vào năm 1954.
Sau đây, là bức hình ông cậu Gấu cho lại nhân chuyến trở về Hà Nội,
tháng Sáu 2000.
Bên trái ông cậu, là Gấu tôi,
chuyên mặc quần cộc.
Đằng sau tấm hình, ông ghi:
Ảnh viện Chợ Hàng Da.
với 2 em Tiệp,Phiệt
Dũng và Cháu Trụ
ghi ngày gặp mặt sau 6 năm xa
cách.
31. 10. 54
Ký tên,
Anh Trâm