*

Ghi
1
2
3
4
5
6
7
















Đỉnh cao chói lọi.


Thú thực, văn DTH không thuộc thứ văn Gấu thích, cũng như văn PTH, thí dụ.
Gấu đọc, thượng vàng hạ cám, nhưng nếu phải thú tội trước bàn thờ, thì chỉ khoái thứ văn đẫm chất thơ, thứ văn mà người đọc, khi đọc, là nhập vào với nó, không phải thứ văn chương đọc tỉnh queo, mà là thứ làm bạn tệ lắm thì cũng bần thần mất vài bữa!
Pankaj Mishra, trong bài điểm cuốn Hôn Thuỵ Bắc Kinh, Beijing Coma, trên tờ Người Nữu Ước, có nhắc tới một ý của Philip Roth, nhà văn Mẽo, ông này có vẻ như thèm thuồng, khi cho rằng, nhà văn Mẽo muốn viết gì thì viết, thành ra đếch ai thèm đọc, trong khi nhà văn Đông phương đối tác của ông, his Eastern Bloc counterpart, bị cấm viết, thành ra viết cái đếch gì cũng được độc giả vồ lấy!
Ui chao, quả là quá đúng, nếu phải tìm ra một tí văn chương, “thứ thiệt”, ở những tác phẩm nổi đình nổi đám ở trong nước!
*
When he was twenty, Kafka wrote in a letter: 'If the book we are reading does not wake us, as a fist hammering on our skull, why then do we read it? So that it shall make us happy? Good God, we would also be happy if we had no books, and books as make us happy we could, if need be, write ourselves. But what we must have are those books which come upon us like ill-fortune, and distress us deeply, like the death of one we love better than ourselves, like suicide. A book must be an ice-axe to break the sea frozen inside us.' (1)

(1) Kafka cũng từng nói như vậy: Ông viết cho bạn là Oskar Pollak, vào năm 1904: "Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)
*
Steiner, trong bài viết Hãy dậy cho chúng biết thế nào là văn minh, To Civilize our Gentlemen, cũng nhắc đến câu trên, của Kafka, về thứ sách mà chúng ta cần đọc.
Về việc 'dậy cho chúng biết thế nào là văn minh', ông nhắc một câu của Kierkegaard, đại ý, khi bạn đăng đàn giảng dậy, về Nguyễn Du, thí dụ, thì hãy nhớ, có hai cách: một là, đau khổ, một là, trở thành vị thầy giáo ưu tú của nhân dân, về cái sự kiện làm người khác đau khổ!
*
Đỉnh cao chói lọi,, Gấu chưa đọc, nhưng đọc tin tức báo chí, trong cuộc họp báo ra mắt sách, tác giả công kích nhà văn nhà báo Tây, Todd, khi ông này phản đối vinh danh ông Hồ của UNESCO, thì Gấu hơi khựng, thú thực.
Như chúng ta biết, UNESCO sau đó, hủy bỏ ý định của họ. Như vậy, họ, UNESCO, phải biết rõ, tại sao họ huỷ bỏ ý định tôn vinh ông Hồ, và nếu như thế, tại sao bà DTH lại đòi Todd trưng bằng cớ? Đâu phải chỉ một ông Todd phản đối? (1)
Khó hiểu quá.
(1)
Được biết có những người chống lại kế hoạch vinh danh ông Hồ tại UNESCO như một danh nhân nhân 100 năm ngày sinh của ông ta, gồm nhà báo Olivier Todd hồi năm 1990. Tại buổi họp báo, Dương Thu Hương đã nêu ra vấn đề này và nói rằng “ông Olivier Todd đang còn sống, ông này phải đưa ra chứng cứ, nếu không ông ta là kẻ xuyên tạc lịch sử”. Bà nhận định: “lời lẽ của ông ta cũng giết người như súng đạn, không phải giết một con người đang sống mà là phá huỷ nhân cách một người đã chết, tức là người hoàn toàn không còn khả năng tự bảo vệ”. Dương Thu Hương khẳng định rằng không chấp nhận việc bôi nhọ và sỉ nhục nhân vật Hồ Chí Minh, gán tất cả mọi điều xấu xa lên đầu ông ấy mà hoàn toàn không tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử cũng như sự thật về cuộc đời riêng.
BBC
Bà DTH tuyên bố về cuốn sách của bà: Tôi viết để trả thù cho Lưu Quang Vũ.
Theo Gấu, không ai viết văn để trả thù. Người ta có thể viết một thứ gì đó, để trả thù, để tố cáo, nhưng đó không phải là văn chương.
Ngay cả thứ văn chương Lò Thiêu, đâu phải để trả thù cho 6 triệu con người chết vì Nazi, vì Lò Thiêu?
*
Đỉnh cao chói lọi, như được giới thiệu, là một cuốn tiểu thuyết, và nếu là tiểu thuyết, thì cần gì… sự thực, về một ông Hồ… có thực?
Ông Hồ, khi được đưa vô Đỉnh cao chói lọi, thì sẽ biến thành một nhân vật giả tưởng, và nếu như thế, khi DTH công kích Todd, là, với tư cách tiểu thuyết gia, người viết sử, sử gia, hay “Đại Phán Quan”, như của Dos?
Lại khó hiểu quá!
*
Trường hợp DTH lên lớp Todd có vẻ như phản ứng ngược lại vai trò của bà, như là một nhà văn, theo nghĩa, một người tôn trọng hơn ai hết, quyền tự do phát biểu của bất cứ ai khác.
Hơn thế nữa, một khi cấm người khác nói khác mình, thì lập tức, bà biến thành nhà nước VC mà bà đang chống đối nó!
Đây là điều Rushdie ‘khẳng định’, [một trong những thông điệp từ những năm tháng thổ tả của ông, Messages from the Plague Years] khi cuốn Quỉ Thi của ông bị tấn công, bản thân ông bị hăm dọa làm thịt:
Như chúng ta thường nói, vào những năm 1960, có một sự khiếm khuyết ở trong thực tại, a fault in reality. Điều xẩy ra với Quỉ Thi, với tác giả của nó, nhà xb, dịch giả, chủ tiệm sách, là một tội ác chống lại sự tự do. Cuốn tiểu thuyết không phải là một tội ác, tác giả của nó không phải là một tên tội phạm hình sự.
Ông trích dẫn, từ một tiểu luận lớn lao của John Stuart Mill, trong bài viết “Về tự do” [On Liberty], mà ông nghĩ, áp dụng cho trường hợp Quỉ Thi, thật tuyệt.
Gấu tôi nghĩ, áp dụng cho DTH, và có thể, cho Đỉnh cao chói lọi, cũng thật tuyệt:
Và cho nhà nước VC, lại càng tuyệt!
The peculiar evil of silencing the expression of an opinion is that it is robbing the human race, posterity as well as the existing generation - [robbing] those who dissent from the opinion, still more than those who hold it. [For] if the opinion is right, they are deprived of the opportunity of exchanging error for truth; if wrong, they lose what is almost as great a benefit, the clearer perception and livelier impression of truth produced by its collision with error.
[Cái trò quỉ ma bịt miệng người khác thì đúng là trấn lột nhân loại, sau này, cũng như hiện giờ - trấn lột những người bất đồng quan điểm, và còn trấn lột dữ dằn hơn, những người đồng lòng với quan điểm đó. [Bởi vì] nếu quan điểm đó đúng, bịt miệng như vậy là tước đoạt cơ hội đổi cái lầm lấy cái đúng; nếu quan điểm đó sai, họ, những kẻ bịt miệng, mất một lợi ích lớn lao vô cùng: một nhận thức, cảm quan sáng sủa hơn và một ấn tượng sống động hơn, về sự thực, khi nó có dịp may được va chạm với cái sai lầm].
Those words are from John Stuart Mill's great essay "On Liberty." It is extraordinary how much of Mill's essay applies directly to the case of The Satanic verses.
Rushdie: Step across this line [Hãy bước qua lằn ranh này]
*

*

Oui sait de quoi hier sera fait?
A l'est de l'ancien rideau de fer
Oublier le communisme?
Par Sophie Cœuré
Le système communiste avait confisqué le passé. Redoutable épreuve, pour les nouvelles démocraties, que de renouer le fil de l'histoire, sans rouvrir les plaies ni céder à la tentation de l'amnésie.
VC tịch thu quá khứ!
Thử thách mới đáng sợ làm sao: Làm sao nối lại được sợi dây lịch sử, mà không cần mở banh những vết thương, và không lạc vào vườn quên lãng?


Đỉnh cao chói lọi
The Portage to San Cristobal of A.H. (Cuộc di chuyển A.H. tới San Cristobal), tiểu thuyết của Steiner, viết về một toán biệt kích Do Thái, 30 năm sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, đã bắt được một ông già trong rừng sâu ở Amazone. Ông già này chính là Adolf Hitler. Họ thông báo về Jerusalem bằng mật mã dựa trên Cựu Ước; nhưng ở những thành phố lớn trên thế giới như London, Paris, Hoa Thịnh Đốn, Moscow đã bắt được tín hiệu, và giải mã được thông điệp. Trong khi cả thế giới đổ dồn về San Cristobal, toán biệt kích đã trải qua một cuộc hành trình gian nan, khắc khoải, nhằm đưa được Đệ Nhất Ác Nhân ra khỏi rừng sâu, về với thế giới văn minh đang nóng nẩy đợi chờ, và đưa ông ta ra tòa vì những tội ác của ông.
*
Khi "nghe" loáng thoáng trên net, DTH sẽ viết về HCM, Gấu đã mường tượng ra một cú như thế, mường tượng ra một nữ luật sư của Quỉ, hay gì  gì đó, đại loại, nhưng tẽn tò.
*
Chương chót của cuốn The Portage, một cú của bậc thầy của sự căng thẳng về đạo hạnh và về văn phong, of great ethical and stylistic tension, Hitler [của Steiner] đã tự bào chữa bằng những luận cứ dựa trên nghịch lý của viên Phán Quan trong Anh em nhà Karamazov của Dos. Trong cuốn tiểu thuyết của Dos, viên Phán Quan tuyên bố, giả như Chúa Ky Tô trở lại, thì Nhà Thờ bắt buộc phải trừ khử, để bảo vệ lý thuyết Ky Tô [In Dos’s novel the Inquisitor declares that, if Christ were to come back, the Church would be forced to suppress him in defense of Christian doctrine].
 Trong cuốn The Portage, của Steiner, Hitler coi [claim] ông như là Thiên sứ, người đã làm cho sự ra đời của nhà nước Israel trở thành khả thể, thông qua [through] Tế Thiêu [Shoah].
*
DTH bỏ ra muời năm để viết về Bác Hồ. Như trên đã viết, Gấu cứ nghĩ, nó sẽ là một tác phẩm văn học [10 năm rồi lại 10 năm nữa], nằm trong dòng của những Lâu Đài ở trong Rừng, hay Les Bienveìlantes, hay Một nửa của Hitler. Nhưng không phải. Chất văn học của Đỉnh cao chói lọi quá yếu, và đây là nhược điểm của nhà văn DTH, mà người đọc tinh ý đã nhận ra từ những tác phẩm trước. Ngoài ra, còn ám ảnh chính trị, nào là tố cáo, nào là trả thù, nào là đưa ra một HCM đích thực, một đỉnh cao chói lọi.
Nhưng đâu phải chỉ riêng DTH.
Ở TQ, ngay cả giới trẻ, khi chụp hình, cái nền phải là chân dung Bác Mao, như dưới đây.
*


*

Qui sait de quoi hier sera fait ?
Le vrai Mao reste inconnu dans son pays
Chinois, si vous saviez!
Par Jean-Luc Domenach
L'infirmité de la mémoire historique sur le communisme national, ses erreurs et ses horreurs, est largement responsable du mépris populaire pour tout ce qui est politique
Người Quan Sát  Mới, số đặc biệt "Lịch sử ra tòa" [L'histoire en procès], tháng 10/11. 2008

*
Sự què quặt của hồi ức lịch sử, về chủ nghĩa CS quốc gia, những lầm lẫn và những ghê rợn, những kinh hoàng của nó,chúng dẫn tới sự khinh bỉ đối với tất cả những gì liên quan tới chính trị.
Nhận xét như thế thì thật quá đúng đối với không chỉ TQ. Nhưng với xứ Mít, cái sự khinh miệt chính trị có tí khác, và là do những lời dối trá về cuộc chiến thần thánh.
*
Chính trị mới là đỉnh cao của… văn chương. Tây có câu, “cái còn lại là văn chương”, là để miệt thị thứ văn chương bỏ qua nỗi đau, nỗi khổ của người đương thời, mà chỉ đắm đuối trong cõi mộng, trong cõi chân thiện mỹ. Naipaul chửi Borges là cũng ý đó, ông ta lôi chữ “bất tử” ra, và cứ thế đùa nghịch với nó, quên mẹ mọi chuyện. Steiner phán, những người khóc khi coi truyện tình lãng mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng, họ đi qua địa ngục thực.
Đọc blog trong nước, của những nhà văn thứ thiệt, than thở, đừng nói chuyện chính trị, chán lắm, là cũng nghĩa đó.
Nên nhớ, vẫn nên nhớ, chẳng cần đến Steiner, văn học quốc tế, dân Mít ngày xưa, học TQ, cũng đã biết được ‘tu thân, tề gia, bình thiên hạ’.

Le système communiste avait confisqué le passé. Redoutable épreuve, pour les nouvelles démocraties, que de renouer le fil de l'histoire, sans rouvrir les plaies ni céder à la tentation de l'amnésie.
VC tịch thu quá khứ!
Thử thách mới đáng sợ làm sao: Làm sao nối lại được sợi dây lịch sử, mà không cần mở banh những vết thương, và không lạc vào vườn quên lãng?

*
Qui sait de quoi hier sera fait ?
[Ai mà biết được ngày hôm qua sẽ được làm ra như thế nào?]
L'infirmité de la mémoire historique sur le communisme national, ses erreurs et ses horreurs, est largement responsable du mépris populaire pour tout ce qui est politique.
Sự què quặt của hồi ức lịch sử, về chủ nghĩa CS quốc gia, những lầm lẫn và những ghê rợn, những kinh hoàng của nó, chúng dẫn tới sự khinh bỉ của đám đông, đối với tất cả những gì liên quan tới chính trị.
Nhận xét như thế thì thật quá đúng đối với không chỉ TQ. Nhưng với xứ Mít, cái sự khinh miệt chính trị có tí khác, và là do những lời dối trá về cuộc chiến thần thánh.

*
Chính trị mới là đỉnh cao của… văn chương. Tây có câu, “cái còn lại là văn chương”, là để miệt thị thứ văn chương bỏ qua nỗi đau, nỗi khổ của người đương thời, mà chỉ đắm đuối trong cõi mộng, trong cõi chân thiện mỹ. Naipaul chửi Borges là cũng ý đó, ông ta lôi chữ “bất tử” ra, và cứ thế đùa nghịch với nó, quên mẹ mọi chuyện. Steiner phán, chúng ta có khuynh hướng đáp ứng một cách sắc bén với nỗi buồn văn chương hơn là sự khốn cùng của người hàng xóm. Chính nơi đây, mà cái thời mới xẩy ra, cho chúng ta những bằng chứng cay nghiệt. Những người khóc khi coi truyện tình lãng mạn Werther hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng họ đi qua địa ngục thực.

Đọc blog trong nước, của những nhà văn thứ thiệt, than thở, đừng nói chuyện chính trị, chán lắm, là cũng nghĩa đó. (1)
Nên nhớ, vẫn nên nhớ, chẳng cần đến Steiner, văn học quốc tế, dân Mít ngày xưa, học TQ, cũng đã biết được ‘tu thân, tề gia, bình thiên hạ’.

(1) Cũng chỉ là để nghỉ xả hơi, sau khi đã xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Cứu nước đâu không thấy, mà chỉ thấy đúc nên cỗ máy toàn trị. Theo
Steiner, nghỉ xả hơi kiểu này, là có thể trở thành... Nazi (2)
(2) -Tư tưởng trừu tượng chắc hẳn bị đám đông quần chúng trên đường phố rù quyến, một cách nghịch thường, có lẽ vậy?
-Nói như vậy, chỉ là để cho rằng, có sự khát khao hành động, nhập vào bùn nhơ, từ trên chót vót của trừu tượng, trong cuộc sống trí thức tuyệt đối thuần túy. Có thể nó chỉ là tiềm thức, nhưng hầu như tuyệt vọng. A. J. Ayer cho rằng, ông chỉ hạnh phúc khi coi đá banh (fooball); với Wittgenstein, thì là phim cao bồi Viễn Tây: cứ mỗi xuất trưa, là ông phải mò đi coi, vẫn một phim cao bồi này, hay là một phim trinh thám khác. Chỉ để nghỉ, tôi nghĩ vậy, chỉ để xả hơi. Và nghỉ xả hơi là có thể trở thành Nazism; hay như trong trường hợp của Sartre, trở thành tất cả những lời dối trá Stalinist; với Plato, là bạo chúa Dionysus mà ba lần Plato mong mỏi được làm thủ tướng dưới trướng. Nghỉ xả hơi kiểu đó thật là quá đắt, nhưng tôi nghĩ họ chẳng có một cách nào khác.
*
Nghỉ xả hơi kiểu đó thật là quá đắt, nhưng tôi nghĩ họ chẳng có một cách nào khác.
Ui chao, bảnh thật, cứ như thể, ông biết, thái độ của mấy anh Yankee mũi tẹt, mấy anh miệt vườn nằm vùng, mấy anh Bắc Kỳ di cư trước 1954… sau khi vỡ ra là mình bị lừa, chẳng còn có một cách nào khác, là nghỉ xả hơi.
Bao nhiêu tâm huyết, nhiệt huyết, xương máu, đều đã phung phí vào cuộc chiến đấu thần thánh mất rồi, không nghỉ xả hơi, viết blog lăng nhăng thì làm cái gì bây giờ?
*
Tôi viết để trả thù cho Lưu Quang Vũ…
Gấu đọc, và nhân đang đọc một bài điểm sách về một tay chuyên viết trinh thám người Hoa, Qiu Xialong, ông cũng viết như thế, trong thư gửi độc giả: Tặng cho tất cả những người đã đau khổ vì Mao —“For all those suffered under Mao.”
Tình cờ Gấu đọc tờ Điểm Sách London, mới biết tới Qiu. Cuốn đầu tay của ông được coi là số 1, bởi giới báo chí, trong có tờ Báo Phố Tường: Một trong năm cuốn số 1 của mọi thời!
Nhưng, không phải số 1 về tiểu thuyết trinh thám, mà là về chính trị!
Khen như thế mới bảnh chứ!
Khen cũng bảnh, mà được khen lại càng bảnh!
Một cuốn nữa, trong số năm cuốn số 1, tiểu thuyết chính trị, là Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler!
Cuốn đầu tay của Qiu: Cái chết của một Nữ Hồng Vệ Binh [tạm dịch, không biết có đúng không cái tít bằng tiếng Anh, Death of a Red Heroine].
Cái tít này, là từ cái tít Hồng Lâu Mộng mà ra, theo người điểm, trên Điểm Sách London, số 18 Tháng Chạp, 2008, khi đọc cuốn mới nhất của Qiu: Red Mandatin Dress. Ông này, quái, vì bản đầu tay cho ra lò, cho Tây Phương, là bản dịch tiếng Tây:
As before, the French edition came out first. Ông "còn" là một thi sĩ
*

When Qiu Xiaolong was a boy in Shanghai, Red Guards loyal to Mao Zedong ransacked his parents' home. The thugs took jewelry, books and anything else associated with a bourgeois lifestyle. But they left a few photo magazines. In one, Qiu saw a picture of a woman wearing a red qipao, the form-hugging Chinese dress that became an emblem of capitalist decadence during the Cultural Revolution.
Decades later, the stirred memory of that photo suggested the plot of Qiu's Red Mandarin Dress, the fifth and latest of his popular, Shanghai-set Inspector Chen detective novels. This time, Qiu's hero, a cop and poet, is on the trail of a serial killer who dresses his female victims in tailored qipao dresses — a macabre gesture freighted with political meaning. As in the previous books, the investigation leads Inspector Chen to a brutal legacy from the past, for even the most vicious of Qiu's criminals are victims of China's bloody history. So, incidentally, are many of the people close to the author. "My mother had a nervous breakdown at the beginning of the Cultural Revolution and she never really recovered," Qiu says. "But I also have friends who suffered even worse things. I'm not saying they're dead or anything. But they're really ruined. Their life, dreams, career — gone."
Time
Khi Qiu còn là một đứa trẻ ở Thượng Hải, Hồng Vệ Binh trung thành với Mao đã lục soát nhà cha mẹ ông. Chúng lấy đi nữ trang, sách vở, và bất cứ một thứ gì liên quan tới cuộc sống trưởng giả, nhưng vứt lại vài tờ báo hình. Trong một tờ, Qiu nhìn thấy bức hình một người đàn bà bận áo xẩm đỏ, thứ áo đặc biệt của người TQ, sau trở thành biểu tượng của sự sa đọa thoái hoá của tư bản trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa.
“Lần đầu nhìn thấy bức hình, tôi sững sờ vì vẻ đẹp,” Qiu nói, lúc này ông 54 tuổi, trông thư sinh nho nhã như một giáo sư trung học. “Cũng là tự nhiên khi tôi nghĩ rằng, những con người ở trong những bức hình như thế này từ một gia đình có gốc rễ trưởng giả, và như thế, chắc là họ đã chịu đựng rất nhiều đau khổ trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Chuyện gì đã xẩy ra cho họ.
Nhiều chục năm sau, kỷ niệm về bức hình vẫn khuấy động trí tưởng của ông, và là nguồn hứng khởi khiến ông viết “Áo đỏ tiểu thư” [tạm dịch Red Mandarin Dress]
Mẹ tôi sụm xuống, khi Cuộc Cách Mạng Văn Hoá nổ ra, và chẳng bao giờ hồi phục. Nhưng tôi có bạn bè còn khốn đốn hơn nhiều. Tôi không nói, họ chết. Nhưng họ hoàn toàn tiêu ma, điêu tàn, huỷ diệt. Đời của họ, mộng của họ, nghề nghiệp của họ. Đi hết.
Một nhà văn nữ, ra đi từ Miền Bắc, có một loạt bài về một miền đất, khi nó chưa đi cả, đi hết. Thay vì cái áo dài tiểu thư của một cô xẩm, như của Qiu, thì là một cái bát cổ.
Thứ dễ vỡ nhất.