4. "Darkness at
Noon" by Arthur Koestler (Macmillan, 1941)
The words "Russia"
and "Soviet Union" do not
appear in this petrifying story of life in Stalin's Russia
during the Moscow
show trials, but every reader of the day knew exactly what Koestler was
writing
about and whom the totalitarian leader known merely as "Number One"
was modeled on. "Darkness at
Noon" recounts the fate of Rubashov, an
old revolutionary who is charged with treason and thrown in prison,
where he is
brainwashed and tortured; he ultimately confesses to imaginary crimes
against
the state. Koestler was himself a disillusioned Communist, and
"Darkness
at Noon" was greeted with rage by Western intellectuals such as
Jean-Paul
Sartre, who pegged the book for what it was: a searing indictment of
life in a
totalitarian society.
Trên, là nhận định của Báo
Phố Tường, về Đêm giữa Ngọ.
Đọc, Gấu hỡi ơi! Quả là mấy
anh có tiền đếch biết tí gì về văn chương, về Đêm giữa Ngọ, về
Koestler, về...
Làm gì có chuyện Rubashov bị
tẩy não, và tra tấn! Chứng tỏ, anh Phố Tường này đếch có đọc Đêm giữa
Ngọ.
Rubashov là tổ sư, là... “VC của VC”, mà
lại có chuyện tẩy não? Ông ta
tha cho mấy thằng đàn em, không tẩy não chúng mày là may cho chúng mày
đấy!
Truyện mở ra với cảnh, đang
đêm mật vụ tới bắt R. Ông đang chờ tụi nó. Thú vị nhất, là ông còn sai
một đứa,
đưa tao cái áo đại quân, lãnh tụ coi nào! Ông cũng có nghĩ đến chuyện
bị tra
tấn, làm sao không, và tự hỏi, không hiểu mình có quỵ không. Thế là khi
tụi nó
tống ông vô xà lim, ông bèn hút thuốc lá, và dí cái mẩu thuốc đỏ rực
vào lòng
bàn tay, đúng lúc đó, ngửng lên, nhìn thấy con mắt cú vọ của tên lính
gác, qua
lỗ hổng trên cửa phòng giam, hắn cười gằn, đóng sập lỗ hổng lại, và bỏ
đi
Gấu đọc từ hồi mới lớn, và
không làm sao quên nổi xen đó, và nhiều lần đi tù VC, đã tự hỏi chính
mình, giả
như mình bị tụi nó dí thuốc lá thì sao, thì sao....?
V/v Sartre. Không chỉ Sartre,
mà tất cả đám tả phái ở Paris
khi đó, hì hục, lui cui, dị mọ đi từng nhà sách, lượm hết Đêm giữa Ngọ
đem đốt
bỏ. Koestler có kể lại trong Kẻ lạ ở
quảng trường.
V/v tra tấn. Milosz, trong
cuốn sách ABC của ông, dưới "đầu
vào" [entry] Koestler, đã nhắc tới nhà thơ Aleksander Wat, và cuộc trò
chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old Bolshevik Steklov,
liền
trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên đáng kính này, trong
nhà tù
Satarov.
Theo Steklov, những tay như
Rubashov thú tội, ngay cả những tội mà họ không hề phạm, không phải do
tra tấn,
mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ những tội ác của họ. Và cái chuyện tự
làm nhục
chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they
confessed out of disgust at their own past: they each had so many
crimes on
their account, that it cost them nothing to demean themselves once more
and
torture was not necessary].
*
Và cái chuyện tự
làm nhục
chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
Liệu, có thể đọc, những Lạc Đường, theo cung cách này?
*
... he ultimately confesses to
imaginary crimes
against
the state. [Ông ta sau cùng thú nhận những tội tưởng tượng chống lại
nhà nước]
Sai.
Đêm giữa Ngọ quả là một tác phẩm văn học
bậc thầy, và phải từ đó, nó mới tiến thêm lên một mức nữa, trở thành
một tác phẩm chính trị bậc thầy, như một bằng chứng hiển nhiên xác nhận
câu phán của Brodsky, Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh, hay nói một cách khác:
Chính trị mới là đỉnh cao của văn học. Gấu xin post lại hai đoạn căn
bản liên quan.
*
Vả chăng, cuốn sách
cũng rất
bị "hiểu lầm", và có thể được đọc như là một bài diễn văn sơ đẳng về
một triết lý mang tính chính trị, vì đã thoát thai từ những "người
thực,
việc thực", từ những vụ án phản động tại Moscow. Nhưng nó đã được viết
với
một sức mạnh bi tráng, với sự ấm áp của tư duy, của cảm nghĩ; với sự
giản dị,
đầy tính chiêu dụ mời gọi, và trở nên cuốn hút như một bản bi ca.
Rubashov là tổng hợp tất cả
những người Bolshevik cựu trào bị trừ khử bởi Stalin. Cuốn truyện mở ra
vào năm
1938, với sự bắt giữ Rubashov. Ông đang mong đợi chuyện đó. Ông chẳng
phạm bất
cứ một tội nào sau đó ông sẽ tự thú. Theo kiểu suy nghĩ "chuẩn mức",
những chuẩn mức "xa xỉ, đỏm đáng", ông vô tội. Nhưng trong cái đầu có
sạn, Rubashov hiểu rất rõ, ông có tội. Tại sao? Bởi vì ông vẫn là một
trong
những chuẩn mức làm nên con người "cách mạng", 40 năm trời cung cúc,
tự nguyện hiến thân cho sự nghiệp vô sản, làm sao hoàn tất nó với tất
cả mọi
phương tiện, dù ghê tởm, tàn nhẫn tới đâu. Khi một con người "thép đã
tôi" đến mức đó, mà lại để một chút nghi ngờ cỏn con len lén chui vào
tâm
tư, khi ông tự hỏi, phải chi mà cuộc cách mạng đỡ tốn kém đi một chút,
những
đau thương, những mạng người, khi đó, ông biết rằng ông hết còn ngây
thơ vô
tội. Chỉ một chút lòng trinh bạch là đủ để bị trừng phạt bằng cái chết.
Thật
tuyệt vời. Koestler theo sát nút những suy nghĩ của Rubashov, tới tận
điểm của
"mê cung", sự thừa nhận cuối cùng "tay chót nhúng chàm":
"Tôi hết còn tin vào ‘khả năng vô địch, bách chiến bách thắng’, của
riêng
tôi. Vì vậy, tôi thua".
Tuy là một cuốn sách viết về
nhà tù, nhưng không có sự đối xử "ác ôn, côn đồ" ở đây. Vấn đề là,
một khi bị coi là có tội, theo "chuẩn mức" của nhà nước Xô-viết, tội
nhân, hoặc chết trong im lặng, hoặc "được" quyền tự thú trước nhân
dân.
Giải pháp nằm trong tay hai
thẩm tra viên Ivanov và Gletkin. Cả hai đều muốn Rubashov bằng lòng tự
thú công
khai, vì thế giá cách mạng của ông rất cao, trừ khử ông không một lời
giải
thích sẽ gây một tổn thất lớn lao về đạo đức cách mạng đối với nhân
dân.
Ivanov, vốn là một cựu trào, tin rằng có thể "nắm" được diễn biến, tư
tưởng của người đồng chí cũ.
Hai buổi hỏi cung đầu do
Ivanov. Bằng một "logic" không thể chê, anh cho Rubashov thấy những
vấn đề mà bản thân ông không ngờ được. Anh chứng tỏ, sự mất cảm tình,
không
trung thành của Rubashov bắt đầu, là khi ông trở về từ Đức, sau hai năm
bị Nazi
cầm tù. Ông đòi hỏi được đi công tác tại hải ngoại, mặc dù được trao
một chức
vụ quan trọng ở trong nước.
-Anh không cảm thấy thoải mái
ở đây, chắc thế? Trong lúc anh vắng mặt, đã có một số thay đổi, và rõ
ràng là
anh không hài lòng?
Một khi Rubashov thừa nhận,
ông không hài lòng, việc trừ khử những cựu trào, cái bẫy xiết chặt lấy
ông. Bởi
vì, theo suy nghĩ của Đảng và Nhà nước, một chống đối công khai luôn
bắt nguồn
từ một bất mãn, bất trung thành ngấm ngầm.
Ivanov
chơi một trò chơi
tuyệt hảo với Rubashov. Anh kêu gọi, nhắc nhở người đồng chí cũ về sự
tuân thủ
kỷ luật Đảng mà ngày nào ông đã từng một lòng một dạ. Anh cố làm cho
ông tin
rằng ông đã lầm lạc. Cuối cùng thành công. Nhưng Ivanov bị khiển trách
và bị xử
bắn sau đó, vì đã quá tình cảm với tội nhân.
Buổi hỏi cung cuối, khi
Rubashov đã sẵn sàng thú tội, là do Gletkin, một kẻ "đã được cắt nhau ở
rốn", nghĩa là không còn một chút dây mơ rễ mái với đám cựu trào. Đây
là
một màn tra tấn tinh vi, tạo cơn hấp hối kéo dài. Chủ đích là phải đem
vào bản
tự thú, những chi tiết đặc thù. Một thỏa thuận ngấm ngầm được đặt ra
giữa đao
phủ và tội nhân: một khi lời buộc tội được coi như là đúng, tự gốc rễ,
cho dù
gốc rễ này chỉ có tính trừu tượng, có vẻ hợp lý; khi đó Gletkin được quyền tha
hồ vẽ ra những chi tiết còn thiếu.
Nhưng đây mới là mấu chót của
câu chuyện, điều mà bao lần đọc Darkness at Noon, vì thành kiến, tôi đã
không
nhận ra, may nhờ H. Strauss mới thấy được: Trong khi bề ngoài, Gletkin
thắng
trận đấu sinh tử tay đôi (duel), một sự thay đổi lớn lao đã xẩy ra bên
trong
Rubashov. Ông lần hồi trở lại "làm người", một con người của suy tư,
cảm nghĩ, của những cảm xúc mang tính chủ quan. Trong khi cái đầu của
ông tỏ ra
hài lòng với Gletkin, trái tim của ông thừa nhận, có lẽ con người không
nên
theo những hiệu quả logic của tư tưởng đến tận cùng. Có lẽ, lý lẽ không
thôi,
là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi
đầy
dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.
Hiệu quả huyền ảo của cuốn
truyện là một mỉa mai bi thảm: Rubashov tự thú công khai trước nhân
dân, và sau
đó bị xử bắn. Nhưng ông mới chính là kể thắng trận, trước đám người
thống trị,
nhục mạ ông.
Trầm luân vì niềm tin
Và đoạn về Brodsky:
“Trong
diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo]
mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó.
Mỹ học
như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới
đâu thì
sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về
phía của
cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma,
về mặt
còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong
tồi tệ”
[Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad
stylist”.
On Grief… trang 49].”
*
Caroline
Fraser, đọc Red Mandarin Dress trên Điểm Sách London,
chỉ ra, mặc dù những tội ác ở trong những cuốn sách của Qiu đều có liên
quan tới
quá khứ, và cuốn đầu tay của ông, được coi là 1 trong năm cuốn số 1 tố
cáo cái ác
của chủ nghĩa CS, nhưng những nhân vật của ông có nhiều gần gũi với của
một số
tác giả viết trinh thám của Anh, như Adam Dalgliesh của F.D. James, ông
này cũng là một thi sĩ, hay Inspector Wexford của Ruth Rendell, và yếu
tố chính
trị chỉ là thứ yếu so với yếu tố tâm lý, là sự tương phản giữa nạn nhân
và kẻ gây
ác.
Giữa
Hai Thế Giới
Trong cuộc
chiến Việt Nam, vì quá sợ
nó, tôi tìm đủ mọi cách để chạy trốn. Một trong những chỗ ẩn núp
"khá" an toàn, là sách vở. Và trong đó, truyện trinh thám. Những cuốn
tiểu thuyết đen, série noire, với những tác giả như nhà văn người Mỹ
James
Hadley Chase (ông này hiện rất đang ăn khách ở Việt Nam), nhà văn người
Bỉ viết
tiếng Pháp Georges Simenon, và John Le Carré, được coi là "ông vua"
của tiểu thuyết gián điệp, với bối cảnh cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Tôi tình cờ khám
phá ra ông, nhân bữa ghé tiệm
sách Xuân Thu, ở đường Tự Do Sài Gòn, thấy cuốn Gián Điệp Từ Miền Lạnh,
(L’Espion qui venait du froid). Mấy chữ "Từ Miền Lạnh" đập ngay vào
mắt. Như thể sợ, mà vẫn tò mò muốn biết, muốn thử! Y hệt nỗi sợ cuộc
chiến!
Biết chắc chạy trời không khỏi nắng, nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để kéo
dài thời
gian "hoãn dịch" (sursis). Một cái sợ tiềm ẩn, ma quái, đâu đó từ góc
sâu quá khứ. Lạnh, Đói, Cô Đơn, Tủi Thân…
Chả là, tôi người
Bắc, bố mất sớm, mẹ còn trẻ,
một nách bốn con, cứ phải gửi hết đứa này đứa nọ đến ăn nhờ ở đậu nơi
bà con
chú bác, bên nội bên ngoại… Những chi tiết này chẳng liên quan gì tới
Gián Điệp
Từ Miền Lạnh , nhưng chính là cánh cửa mở vào tiểu thuyết của Le Carré.
John le Carré là
bút hiệu của David Cornwell,
người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do
vậy, không
được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who
Came in From The Cold là cuốn đưa ông lên
đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã
được dịch
ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện
trinh thám
nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc"
Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu
Lâm vào
hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam
phái ra
Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao
cấp CS.
Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt
cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận
tiền…
Trong nguyên tác
của Le Carré, câu chuyện xẩy
ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc
ăn, ông
đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau
khi
thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô
gái
thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với
"cách mạng" (Đông Đức).
Mọi việc diễn
tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn,
Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu
của anh
chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.
Bí mật bật mí:
tất cả những tài liệu tố cáo
đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ
địch
này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa
Cộng Sản
sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"! Còn cái người mà anh điệp viên
"tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!
Phản gián Anh,
qua nhân viên nhị trùng, tổ
chức cho anh điệp viên vượt bức tường Bá Linh, cùng với cô bồ, nhưng
lính gác
đã được lệnh: bắn chết cô bồ. Phải có một kẻ "hi sinh" chứ!
Cuối cùng anh
điệp viên nhất định không bỏ
người yêu, vả lại cũng quá chán sự tàn nhẫn của nghề điệp viên, quá
chán
"đế quốc Anh", anh cùng chịu chết với bồ.
Anh nghe một
giọng nói tiếng
Anh, từ phía Tây
bức tường:
-Nhẩy đi, Alec!
Nhảy!
Anh nghe tiếng
Smiley, thật gần:
-Cô gái, cô gái
đâu?
Đưa mắt nhìn
xuống chân tường, sau cùng anh
nhìn thấy cô gái, nằm bất động. Trong một thoáng, anh lưỡng lự, rồi
chầm chậm
bò xuống… cho tới khi đứng bên cô gái. Cô đã chết; khuôn mặt quay đi,
mớ tóc
đen phủ trên má, như để che những giọt mưa cho cô.
Họ hình như ngần
ngừ, trước khi nổ súng tiếp;
một người nào đó ra lệnh, nhưng vẫn chưa có ai nổ súng. Sau cùng, họ
bắn anh,
hai hoặc ba phát. Anh đứng trơ, ngơ ngác, như một con bò mù giữa đấu
trường.
Rồi anh ngã xuống, trong khi ngã, anh nhìn thấy một chiếc xe nhỏ… và
những đứa
trẻ trong xe giơ tay vẫy vẫy anh, qua cửa xe.
Như trên đã nói, Gián Điệp Từ
Miền Lạnh
là cuốn đưa Le Carré lên đài
danh vọng, nhưng theo tôi, cuốn đầu tay của ông, Điện Thoại dành cho Người Đã Chết, Call For The Dead
mới là cuốn hay nhất của
ông. Và đây là một tác phẩm văn chương, thứ thiệt. Nó còn mang chất bi
hùng của
Kịch Hy Lạp.
Đây là câu chuyện
một nhân viên ngoại giao tự
tử, sau khi bị sở cho người điều tra, vì nghi là "thân Cộng". Để lại
thư tố cáo. Người lãnh đạn, là Smiley, nhân viên được sở cử đi điều
tra.
"Anh điều cha điều bố thế nào để cho con người ta cảm thấy nhục nhã,
mất
danh dự đến nỗi phải tự tử để minh oan?"
Trước mắt, ngay
sáng sớm hôm sau, Smiley phải
tới gặp bà vợ, để thay mặt sở chia buồn. Đang nói chuyện, có điện
thoại. Tưởng
của Sếp, anh nhắc nghe. Hoá ra là của nữ điện thoại viên bưu điện, do
người đã
chết tối hôm qua đã dặn, " Tám giờ sáng, nhớ đánh thức tôi nhé!"
Smiley tự hỏi:
làm sao một người sửa soạn từ
giã cõi đời, lại nhờ người đánh thức?
Hoá ra là bà vợ
mới là gián điệp nằm vùng. Bồ
của bà, một điệp viên Đông Đức. Trong thời gian chiến tranh, anh này là
nhân
viên của Smiley. Cũng là một tay Cộng Sản thứ thiệt.
Smiley vẫn còn
nhớ, cách anh này hẹn gặp nhân
viên dưới quyền. Anh thử làm theo, và thành công.
Ông cho hai người
gặp nhau tại một rạp hát.
Khi nhân viên dưới quyền xin lệnh bắt, Smiley lắc đầu, không có chứng
cớ, bắt
cũng phải thả ra thôi. Nhưng anh ra lệnh: cứ để yên, sẽ có biến động.
(Let them
bolt, panic, anything… so long as they do ‘something’). Bởi vì theo
anh,
Dieter, nhân viên cũ của anh, khi gặp cô bồ, khám phá ra bị lừa, sẽ
nghĩ rằng
phản gián Anh đã biết tất cả.
Vấn đề là: anh ta
sẽ hành động như thế nào?
The
Last Act, màn chót của vở hát và cũng là
màn chót của cuộc đấu trí, Dieter xiết cổ cô bồ, làm như đang ngủ, và
rời rạp
hát cùng với khán thính giả.
Smiley và Dieter
đụng độ trên cầu. Nhớ lại
những năm tháng cùng chống Quốc Xã, anh tha chết cho tên bạn đế quốc,
và chịu
chết thay vì đầu hàng.
Những đoạn đối
đáp giữa bà vợ và Smiley, giữa
Similey và Mendel, người bạn làm nghề cảnh sát… là những trang đẹp nhất
trong
truyện:
(Mendel hỏi
Smiley):
-Bà ta có phải là
cộng sản không?
-Tôi không tin bà
ta thích những nhãn hiệu.
Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế giới có thể sống mà không có
tranh chấp…
Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay, có phải không? Tôi nghĩ, bà muốn
hoà bình.
(I don’t think
she liked labels. I think she
wanted to help build one society which could live without conflict.
Peace is a
dirty word now, isn’t it? I think she wanted peace.)
-Còn Dieter?
-Trời biết Dieter
muốn gì. Thanh danh, tôi
nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ
tưởng
hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián
điệp."
-Trời đất!
Smiley im lặng
một lát:
-Tôi không hy
vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy
tận cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh ta là một trong
những người
xây dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng, nhưng thật ra là hủy
diệt.
Le Carré luôn tỏ
ra "ưu ái", với
những người Cộng Sản chân chính. Có vẻ như ông tin rằng, chính những
người đó
có lý hơn ông, như trong đoạn cuối ở trên, Smiley nước mắt ràn rụa, hét
lớn,
nhìn thân xác Dieter chìm xuống lòng sông, giữa sương mù Luân Đôn:
-Dieter!
Tại sao bạn không bắn tôi? Tại sao?…
Nguồn