Ghi
1 2 3 4 5 6
7 8
|
Ông Hồ
Chí Minh là một người đàn
ông, chuyện vợ con của ông tôi không quan tâm. Nhưng trong câu chuyện
bi thảm
này, những người có lương tri đều lên án ông, ngay cả trong trường hợp
ông không
trực tiếp ra lệnh giết người phụ nữ bất hạnh, người đã “đầu gối tay
ấp”, có con
bồng con mang với mình. Ông biết, ông tất nhiên phải biết, nhưng ông đã
im
lặng, đã quay mặt đi trước tội ác. Người không nhân hậu với người thân
của
chính mình thì nhân hậu được với ai?
Vũ Thư Hiên trả lời diễn đàn X-Cà-fe.
Nhận xét trên về ông Hồ, của ông
con trai của cánh tay phải của ông Hồ, xem ra quá hữu lý, nhưng theo
Gấu, không
đúng. Ông Hồ không giống như một người bình thường. Ông ra đời là để
đóng vai cứu
vớt dân Mít. Có thể thoạt đầu ông không tin, nhưng riết phải tin, vì
dân Mít muốn
như thế. Dân Mít, ở đây, là những người CS, và luôn cả đại đa số nhân
dân bị
thuốc hàng ngày từ những năm Pháp thuộc, cho mãi mãi đến bây
giờ, và
muôn đời về sau.
Đây là trường hợp lộng giả thành
chân. Trong đời Gấu, đã chứng kiến một trường hợp y chang ông Hồ. Sau
này biết
thêm một trường hợp, do tay nhà văn W(illiam) Somerset Maugham
(1874-1965) kể,
nhưng ghê gớm nhất là trường hợp nhà văn Romain Gary. Ông này, sinh ra
đời, là để
đóng vai Chúa Nhập Thế Lần Thứ Nhì. Chính ông cũng tin như thế, y hệt
ông Hồ, cũng
tin, ông sinh ra là để đánh thắng hai thằng đế quốc thực dân cũ và mới,
và để xây
cái nhà Mít to lớn bằng mười bằng trăm lần so với trước đó.
Bởi
thế, dù ông Hồ có muốn làm người bình thường, cũng không được!
Theo nghĩa đó, Dos phán, giả dụ Chúa Giê Su có trở lại thế gian, thì đệ
tử cũng làm thịt Người
để bảo vệ Thiên Chúa Giáo!
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, Bác Hồ, một bữa tuyên bố, tớ đếch muốn làm
Cha Già Dân Tộc nữa, đám đệ tử chịu nổi không?
Kim
Hạnh, nữ Trùm báo Tuổi Trẻ ngày nào, chẳng đã bay chức vì cho ông Hồ
làm
người trở lại, cũng có bồ, cũng đưa bồ đi coi Sở Thú!
*
Maugham có mấy truyện thật
xịn, nhưng suốt đời đau, vì bị giới phê bình coi là nhà văn hạng nhì,
đến khi
chết, nhắn lại với hậu thế, cớ sao nhà văn hạng nhì như tớ mà có nhiều
độc giả quá
như thế. Cuốn Lưỡi Dao Cạo của ông mà chẳng bảnh sao. Ông còn một cái
truyện
Gấu rất mê, Up at the Villa, chuyện một em, khi còn là con nít, được
một ông
bạn của bố nhắm, lớn lên, mê một anh, lấy làm chồng, anh này tối ngày
say xỉn,
lại còn máu mê cờ bạc, sau chết vì thượng mã phong, đại khái như vậy,
còn ông
bạn của bố, sắp được phong chức Phó vương Ấn độ, nghe tin em rảnh rang
[available], bèn về Anh cầu hôn. Em tính sáng hôm sau gật đầu, nhưng
tối hôm đó
đi ăn, để mắt thương hại tay nhạc sĩ vĩ cầm ốm đói, một anh sinh viên
phải bỏ
chạy quê hương do chống đối nhà nước, và khi về lại villa, thì gặp anh
này lết
tới đó, bèn cho vô nhà, cho ăn, cho làm tình, cho hưởng thú nhất dạ đế
vương,
và khi anh sinh viên hỏi, tại sao mà đối xử với anh ta quá tốt như thế,
em ngu
quá nói thật, ấy là vì tôi thương hại anh, muốn cho anh hưởng lạc thú
mà suốt
đời anh không tin là anh có thể được hưởng!
Tay sinh viên phát điên lên, chửi, sao lại có
thứ đàn bà khốn
kiếp như mi, mi tưởng mi là thứ gì, ta là thứ gì, và bèn rút súng ra,
đòm chính anh
ta một
phát, đi luôn.
Người đẹp cuống lên, bèn phôn
cho một tay quen, một lãng tử, anh này tới, cho cái xác vô hòm xe rồi
kiếm chỗ vắng thẩy xuống biển, và dặn, nè, đừng có kể cho ông Phó Vương
nghe
đấy nhé.
Bữa sau, em lại ngu quá, kể
hết, Phó Vương đau như hoạn, nhưng vẫn tỏ ra là người quân tử, vẫn ngỏ
lời cầu
hôn, nhưng tuyên bố, sẽ gặp Nữ Hoàng từ chối vinh dự Phó Vương, vì sợ
sau này
có người khui ra thì bỏ mẹ. Em chán quá, bèn lắc đầu, tưởng ông làm Phó
Vương
thì tôi mới lấy, chứ già khú đế đại vương như ông, tôi lấy để làm gì!
Tuyệt!
Sự thực, em chẳng ham gì chức
vợ Phó Vương, nhưng, theo bạn, có cách nào hay hơn thế, để tống anh già
ra khỏi
nhà, đi một mạch qua Ấn làm Phó Vương?
Anh lãng tử biết trước,
chuyện sẽ xẩy ra như vậy, và phán, người như em, chỉ hợp với anh thôi!
Lần đầu đọc truyện, Gấu cứ khen hoài, cô gái hay thiệt, nghĩ ra cái mưu
nói Không với ông Phó Vương thật tuyệt, nhung sau ngộ ra, chính cái
chết của anh sinh viên làm cô bớt ngu đi.
Nhưng cái truyện ngắn của
Maugham mắc mớ đến ông Hồ, là như thế này.
Nhân vật kể chuyện trong truyện
ngắn của M. mà Gấu quên tên, kể là, ông có biết một tay làm bồi bàn cho
một nhà
hàng nọ. Thế rồi bẵng đi một thời gian, tình cờ gặp lại, anh bồi bàn
lúc này có
vợ, và được giới thiệu là bá tước gì gì đó. Hỏi, còn nhớ tui không, ông
bá tước
lắc đầu.
Thế rồi, sau đó, một lần, gặp
bà bá tước, không thấy ông chồng, hỏi thăm, bả nói, thằng khùng đó ngỏm
rồi. Hỏi,
ngỏm ra sao, bả nói, vì tôi lấy anh ta, nên anh ta được mọi người kêu
là ngài bá
tước, như ông chồng đã mất của tôi. Thế rồi anh ta cứ nghĩ mình là bá
tước thiệt.
Đi đứng, ăn nói như ngài bá tước. Bữa đó, cháy nhà, cả hai đã chạy ra
thoát, kẹt
con chó, anh ta quay vô cứu con chó, nói sao cũng không được, vì bậc bá
tước, bậc
vương giả phải xử sự như vậy.
Cái lý do ông Hồ không thể nào
làm con người bình thường được nữa thì cũng y chang. Cục đất thành thần
rồi không
thể nào trở lại làm cục đất được nữa.
*
Chúng
ta đều biết câu chuyện
hai ông tượng, một gỗ, một đất, trời nổi cơn lụt lội, trôi lềnh bềnh
trên mặt nước,
tượng gỗ cám cảnh cho tượng đất, tôi tuy lềnh bềnh, nhưng vưỡn còn, ông
chỉ tí nữa, là tan ra thành đất; ông kia cười phán, tớ là đất, thì lại
về với đất,
còn cậu mới cơ khổ, đang được con người xì xụp quì lạy, cúng bái, bây
giờ như
cục kít trôi sông; con người, cái túi thịt hôi thối, như Phật nói, một
bữa thức
giấc thấy mình biến thành thần, là không thể trở lại làm cái túi thịt
hôi thối
được nữa. Bảnh như Solzhenitsyn kia mà còn bị cái vinh quang đốt cho
điêu đứng,
như Steiner phán về ông:
Cùng với sự xuất hiện của
"Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn trở thành nổi
tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất khi đó hiện còn
sống của
nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được lâu, vinh quang?... Pasternak
chịu,
thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất là thứ đến muộn." Một lời cảnh
cáo
nóng bỏng.
Đúng ra là Solzhenitsyn đã
không bị nó đốt cháy: Ông vẫn sống như trước, một ẩn sĩ nhà quê, ăn món
ăn nhà
quê. Nhưng than ôi, ông mất đi, phần nào tính bao dung; dấn mình, như
chưa khi nào
dấn mình như thế, vào chức năng Thượng Đế ban cho, hoặc tự mình ban
cho: tố
cáo, lột trần Cái Ác. Hy sinh tất cả gia đình, bản thân... cho "cuộc
điều
tra mang tính lịch sử-văn chương": Quần đảo Gulag.
"Nếu ông ta đừng quá bám
chặt vào tư tưởng cố định, idée fixe, nếu ông ta cho phép mình, một
chút nghỉ
ngơi, cho dù vui chơi cho dù sầu muộn, cũng được đi, như Puskhin chẳng
hạn...", Tây-phương không thể hiểu, nhưng những bạn tù đã cho ông sự hỗ
trợ cần thiết, đã ban thưởng cho ông, còn giá trị hơn cả Nobel văn
chương. Thật
dễ dàng khi chỉ trích ông, về cách đối xử với vợ con, nhưng không ai có
thể
trách cứ ông, về chuyện một lòng một dạ với những bạn tù... Với hàng
triệu tù
gulag, một nhận định nhân vô thập toàn không phải là một lời an ủi, mà
là một
sự được phép, bởi vì, không một thói hư tật xấu nào có thể lấy đi sức
mạnh
"thép đã tôi thế đấy", ở con người này: một nhà văn, một công dân.
Một linh hồn lưu vong
Chúng
ta cứ thử tưởng tượng,
Bác Hồ, chính ông, đã từng thổi ông lên thành vị thần, tự đút cái ống
đu đủ vào
đít mình thổi mình, rằng thì là suốt đời hy sinh cho đất nước dân tộc
đến không
màng cái thân, đếch còn thì giờ nghĩ đến vợ con, [ui chao Gấu bỗng nhớ
đến
DTH, hiện đang ở Tây, cũng chẳng còn thì giờ để sống nữa, vì còn lo
viết, lo đại
sự, lo tóm cho được sự thực về một đỉnh cao chói lọi…], thế mà đùng một
cái, thê
nhi tử trọc, cục gạch gói trong tờ báo chẳng thấy đâu, giờ lòi ra cục
gạch mềm mại ấm
áp thơm như múi mít, thì ăn nói làm sao với nhân dân?
Cà mèng như Gấu, mà cũng có lúc phởn, tự thổi chính mình, tớ sinh ra
đời là để tố cáo Cái Ác Bắc Kít. Thượng Đế ban cho tớ nhiệm vụ cao cả
đó!
Ui
chao, bất giác Gấu lại nhớ đến Trung Uý Kiệt VNCH ở trong Một Chủ Nhật Khác. Sau khi em Oanh
về Sài Gòn, Kiệt rơi vào khủng hoảng, chạy ra Bưu Điện chơi cái điện
tín, SOS. Rồi chạy ra. Rồi lại chạy dzô, lấy lại cái điện. Em cũng vô
phương, tình vĩ đại cỡ nào thì cũng vô ích... Khi gặp lại Oanh, kể cho
Em nghe, Em cảm động lắm, đi một đường nhẹ nhàng:
-Thầy coi thường Em quá.
Thầy vặc:
-Em là
cái quái gí. Mình là cái quái gì! Đôi khi cũng phải coi mình như là
đống
kít, thì mới sống được!
*
Đọc DTH trả lời phỏng vấn
BBC, Gấu mới tá hoả ra rằng thì là, bà cũng bị hoang tưởng về cái nhiệm
vụ trời
trao phó cho bà, y chang Solzhenitsyn. Nhưng Solz, đến cuối đời ngộ ra,
ông trở
về Nga, đúng như mình tiên đoán cho chính mình, về một ngày về vinh
quang, những
bảnh hơn thế nữa, ông nhận giải thưởng của Putin ban cho ông, cho phép
Putin tới
nhà uống trà với ông! Thế mới ghê. Đa số chửi ông là phản bội lý tưởng,
phản bội
đủ thứ, nhưng không phải như vậy. Mới đây, trên TLS, một độc giả trả
lời bài viết
của một tay trên TLS, và giải ra cái chuyện tại sao ông nhận giải
thưởng, thì Gấu
mới hiểu ra, mấy tay Nhân Văn nhận giải thưởng của VC, là cũng như vậy.
Chẳng có
gì gọi là phản bội ở đây hết.
*
Solzhenitsyn's return
[letters@the-tls.co.uk]
Sir, -
Zinovy Zinik (Letters,
December 5, 2008) asserts that the BBC documentary chronicling
Alexander
Solzhenitsyn's return to Russia
from exile
left a brief but
important 1 exchange between the writer and his wife un-translated. As
the
director of The Homecoming, I
find
this baffling. It's May 27, 1994, and '" Solzhenitsyn is about to step
on
to Russian soil for the first time in two decades. "It's not the time
or
place to smile" he says to Natalya Dimitrievna in a murmur caught on y
his
radio mic and clearly subtitled in English. "But don't be too gloomy
either"
she advises. He replies "no a girl, a strong, thoughtful expression!"
before heading down the aircraft steps. One can interpret these very
private
remarks sympathetically or not. One can question whether we to should
have
included them in the finished film. I felt they were relevant and in
some small
way an insight into a historic moment. What one can't claim is that
English
viewers were in any way short-changed.
In accepting, shortly before
he died, a top award from Vladimir Putin, Solzhenitsyn was, in Zinik's
eyes,
guilty of a "heartbreaking betrayal of everything that he said he stood
for". I spent more than two months with Solzhenitsyn crossing Siberia
by
train en route to Moscow.
On many occasions, he and his family boiled over with frustration at
the fact
that he was cocooned by be apparatchiks from real encounters with
former zeks or ordinary citizens who had
followed Solzhenitsyn’s dictum "not to live by the lie" and were
desperate to meet their a hero. The Solzhenitsyns were far from unaware
of the
dark irony - at low points we all wondered whether the journey, despite
the
family's h best efforts, was turning into a visit a to a Potemkin's
village.
One zek, Vladimir Shatkov, was so disappointed
at Solzhenitsyn succumbing to the phoney blandishments of former KGB
men that
he accused him of "having lost his sense of smell". When I put this
accusation to the author, he told me that evolution not revolution was
the way
forward. "There was a time",
he said, "when it would have been
right to stage trials as they did in Germany. But I'm realist enough to
see from the way the winds of history are blowing that no one will ever
bring the
communists and socialists to trial no matter how many people they might
have
slaughtered. Those are the winds of history." Instead he
believed his job
was to help "re-educate people. What they hear flies t- in the face of
all
they've learnt. Yet still they smile and welcome me and hear me out. So
I can't
possibly adopt an abusive tone. It wouldn't help to be rude."
For what it's worth, I think
that Solzhenitsyn would have regarded it as a betrayal not to have
engaged with
Putin. He had a duty which he would not shirk, regardless of the
criticism or
occasional ridicule, to shine a light on Russia's terrible past and
those
values which he believed might deliver for it a better future.
As always with Solzhenitsyn,
accepting the prize was highly considered - the product if you like of
"strong
thoughtful expression". As the writer told Der Spiegel in one of his
last
interviews, "in accepting
the award I expressed the hope that the bitter
Russian experience, which I have been studying and describing all my
life, will
be for us a lesson that keeps us from new disastrous breakdowns".
The
Gulag was an absolute
evil. Rebuilding Russia
is a real and practical task. The one required outright opposition
whatever the
appalling cost. The other needs participation to and engagement. When
Solzhenitsyn accepted the State Prize from Putin, it's possible that,
even for
a moment, Russia
was indeed reminded of past horror, present to moral jeopardy and the
need for conscience
to guide its future.
ARCHIE BARON
Wingspan Productions,
32-34 Gordon House Road,
London NW5
TLS
2.1.2009
*
Ui
chao, cà mèng như Gấu, vậy
mà về, cũng còn bị chửi là bắt tay với VC, nữa là Solz.
Có thời kỳ đưa mấy anh Nazi ra tòa tại Đức, nhưng tôi thì không mù để
mà không
nhìn ra, ngọn gió lịch sử đã thổi ra sao, và chẳng hề có chuyện đưa
đám...
VC ra
tòa án quốc tế, cho dù chúng có làm thịt bao nhiêu dân Mít!
Khi nhận Giải thưởng Nhà nước của Putin, tôi biểu tỏ hy vọng, kinh
nghiệm cay đắng ở Nga xô mà tôi đã trải qua là một bài học giúp
chúng ta tránh khỏi thảm họa mới.
*
The
Old Days
ZINOVY
ZINIK
Tưởng
niệm Solz
Chúng
ta cứ thử tưởng tượng, Bác
Hồ, chính ông, đã từng thổi ông lên thành vị thần, tự đút cái ống đu đủ
vào đít
mình thổi mình, rằng thì là suốt đời hy sinh cho đất nước dân tộc đến
không màng
cái thân, đếch còn thì giờ nghĩ đến vợ con, [ui chao Gấu bỗng nhớ đến
DTH, hiện
đang ở Tây, cũng chẳng còn thì giờ để sống nữa, vì còn lo viết, lo đại
sự, lo
tóm cho được sự thực về một đỉnh cao chói lọi…], thế mà đùng một cái,
thê nhi
tử trọc, cục gạch gói trong tờ báo chẳng thấy đâu, giờ lòi ra cục gạch
mềm mại
ấm áp thơm như múi mít, thì ăn nói làm sao với nhân dân?
Cà mèng như Gấu, mà cũng có lúc phởn, tự thổi
chính mình, tớ sinh ra
đời là để
tố cáo Cái Ác Bắc Kít. Thượng Đế ban cho tớ nhiệm vụ cao cả đó!
Ui chao, bất giác Gấu lại nhớ đến Trung Uý Kiệt VNCH ở trong Một
Chủ Nhật
Khác. Sau khi em Oanh về Sài Gòn, Kiệt rơi vào khủng hoảng, chạy ra
Bưu
Điện chơi cái điện tín, SOS. Rồi chạy ra. Rồi lại chạy dzô, lấy lại cái
điện.
Em cũng vô phương, tình vĩ đại cỡ nào thì cũng vô ích, vô phương cứu
chuộc, trầm luân may ra. Khi gặp lại
Oanh, kể
cho Em nghe, Em cảm động lắm, đi một đường nhẹ nhàng:
-Thầy coi thường Em quá.
Thầy cáu quá, vặc:
-Em là cái quái gí. Mình là cái quái gì! Đôi khi cũng phải coi mình như
là đống
kít, thì mới sống được!
Hiếu Chân, ông anh rể Gấu, kể câu chuyện, chắc là từ Liêu
Trai,
hay cổ văn TQ, một anh chàng đi làm về, thấy vợ đang
ngủ với một thằng đàn ông không phải là mình (1). Thằng đàn ông xách
quần chạy, cô vợ
chạy vô phòng, đóng cửa lại, anh chồng cầm dao tính phá cửa, cô vợ năn
nỉ, chờ em trang
điểm, trước khi chết thì cũng đừng như con lọ lem. Anh chàng ra phòng
ngoài,
rót rượu uống, chờ. Khi con vợ lộng lẫy xuất hiện, quì xuống, anh chồng
bèn ôm
vợ mà... nựng, và, nịnh: Một thằng như anh, làm sao có thể lấy mạng
sống một
người xinh đẹp như… em?
(1)'thằng đàn ông không phải là
mình': Có câu
chuyện tiếu lâm, một anh say xỉn, kéo ông bạn cùng nhậu về nhà, giới
thiệu, đây là nhà tui, đây là phòng khách, đây là nhà bếp, đây là phòng
ngủ, nhìn lên giường, đây là vợ tôi, và, chỉ thằng nằm kế bên vợ, đây
là tôi!
*
Ralkolnikov,
trong Tội ác và
Trừng phạt (Dostoevsky), chủ trương tội ác cần thiết, nhưng khi giết bà
già cầm
đồ, anh nhận ra sự thực, "tôi đang xả những nhát búa lên chính
tôi..."
Kẻ bán xới
*
Theo Gấu, đám
Yankee mũi tẹt, một khi
ra được hải ngoại, giống như ra ngoài cái hang của Plato,
nhưng không
chỉ bị chói lòa bởi ánh sáng ban ngày, mà còn bởi đỉnh
cao chói lọi, bởi hai cuộc thánh chiến thần kỳ, đánh thắng hai thằng
khổng lồ
thực dân cũ và mới. Cái sự mù lòa thứ nhì mới thực sự khủng khiếp. Đám
nhà văn của họ, dù có thoát ra được, thì cũng muôn đời trầm luân
trong cái
thứ văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông nào bà nào viết văn cũng
đầy
tham vọng, đem chân lý đến cho người đọc, cho nhân loại, chí ít thì
cũng dân Mít.
Tham vọng này làm hỏng không chỉ nội dung, mà luôn cả văn phong, dòng
kể của câu chuyện: Chưa viết là đã lo giải thích, lên lớp, giảng mo
ran cho người
đọc, bằng một cái giọng hết sức kênh kiệu, tự cao, tự đắc, mục hạ vô
nhân,
vô học... "này, có thứ văn học hải ngoại ư ?" [VTH], "chỉ ngửi khói
hàng
xóm đủ no, rũ bụi cũng đếch thèm làm quen" [PTH], đại khái
như vậy.
Nhìn
những ông những bà nhà văn
Yankee mũi tẹt hăm hở đi tìm sự thực, Gấu nản quá, thú thực.
Nabokov
chẳng đã từng phán, "Văn chương không bắt
đầu vào cái ngày, một đứa trẻ chạy
trối chết từ một cánh rừng ra, và chạy và la 'chó sói, chó sói', và
một con chó sói bén gót chú bé. Văn chương ra đời cái ngày chú bé la
lớn 'chó sói, chó sói', và đằng sau lưng chú chẳng có con sói nào.
Chuyện
chú bé lập đi lập lại một lời dối trá, và sau cùng bị chó sói ăn thịt
chỉ phụ
thuộc, nhưng điều quan trọng ở đây là: giữa con sói ở góc rừng và con
sói ở góc
trang sách, có một mắt xích lóng lánh. Mắt xích đó, lăng kính đó, là
nghệ thuật
văn chương." Vẫn theo ông, "Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là...
giả tưởng. Gọi một câu chuyện là 'chuyện thật, lịch sử thật', là làm
nhục cả nghệ thuật lẫn sự thực. Hãy bám hiện thực. Hãy viết
dưới ánh sáng của hiện thực xã hội chủ nghĩa... phiền một nỗi, Thiên
Nhiên, bà
mẹ đẻ ra hiện thực chủ nghĩa, vốn luôn luôn đánh lừa. Một nghệ sĩ lớn
đúng ra
là nên đi theo vết chân của bà, thay vì trung thành với chủ nghĩa hiện
thực!"
Chỉ
bằng cách dối
trá nhà văn làm bật ra, indicate, sự thực!
Llosa, trong “Liệu
giả tưởng là nghệ thuật nói dối” [Is Fiction the Art of Lying? 1968],
cho rằng,
"tất cả cái gọi là sự thực thì được làm ra bởi đủ thứ hầm bà làng, nào
chứng liệu
ngược ngạo, contradictory testimony, sự kiện lịch sử được dàn
dựng lại, manipulated historical data, người chứng chẳng đáng tin, hồi
nhớ sai
lạc, lầm lẫn… một thứ chất liệu được nhà văn giả tưởng hóa, và để có
được hiệu
quả mỹ học, ông ta còn thêm thắt, gạt bỏ, vặn vẹo chúng. Công việc của
nhà văn,
theo Llosa, là trình bầy vẻ bề
ngoài, tròn trịa, nguyên con, không một mối
hàn, chưa từng có ai sờ mó, mầy mò, chưa từng đi thẩm mỹ viện… của sự
thực. Sự
thực, tự thân, thì không tuyệt đối: nó chỉ là một trong rất nhiều món
đồ, dụng
cụ, tools, trong tay nhà văn và có thể bị hy sinh, toàn thể, hay một
phần, để
phục vụ giả tưởng."
Nhà văn viết, và cố làm sao cho độc giả tin. Chỉ có
vậy.
Garcia Marquez chẳng đã từng kể kinh nghiệm viết của ông về người
đẹp bay lên
trời: chỉ đến khi ông nhìn thấy những miếng vải trải giường phơi trên
sợi
dây bị gió thổi tứ tung lên trời, thì mới ngộ ra, chúng chính là những
bậc thang
để cho người đẹp bước lên, và bye bye trần thế ô trọc này!
Một cách nào đó, Người Đẹp Bay Lên Trời của ông, là hiện thân của Chân
Lý, Sự Thực. Bất cứ ai nhìn vô, là con heo xổng chuồng, là... chết.
*
Nhưng,
phải đến Roland Barthes, thì mới thật rõ ràng, câu hỏi, liệu có chân lý
văn chương,
chân lý phê bình, và, thế nào là nhà văn, thế nào là nhà phê bình.
*
Mọi
tiểu thuyết gia, mọi thi sĩ, múa may quay cuồng với những đường đao thế
kiếm dựa
trên bất cứ một lý thuyết văn học gì thì gì, tựu chung cũng là để nói
về tuồng ảo
hóa đã bầy ra đấy [nguyên văn: để nói về những sự vật, và hiện tượng,
to speak
of the objects and phenomena], cho dù những thứ này là do tưởng tượng,
ở bên
ngoài hoặc là có trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà văn nói:
đó là văn
chương. Sự vật, hay
đối vật, the object, của phê bình khác hẳn: Đối vật của phê
bình không phải là "thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a
discourse, bài viết nói đó, là của một người nào đó: phê bình là một
bài viết/nói
về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ
(như những
nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn
ngữ bậc
nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ
phê bình
phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình
với ngôn
ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với
thế giới.
Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái
gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình
thật giống với một
hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự
phân biệt
giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Và
bởi vì phê bình, như thế, chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm vụ
của nó,
chẳng hề là khám phá ra, "những sự thực", nhưng mà là "những cái
có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ không thực, mà
cũng chẳng giả; nó có giá trị, hoặc không: giá trị, valid, có nghĩa,
tạo một hệ
thống hài hòa những ký hiệu. Những lề luật của ngôn ngữ văn
chương chẳng màng đến
sự ăn ý, giữa nó với thực tại [cho dù mấy trường phái hiện thực lải
nhải cỡ nào
thì cũng… dẹp!], nhưng mà là sự cúi mình chịu vô khuôn khép với
hệ thống
ký hiệu tác giả tạo ra (và chúng ta, lẽ dĩ nhiên, phải đem đến cho cái
từ ‘hệ
thống’ này một cái nghĩa rất ư là mạnh, ở đây] (1). Phê bình chẳng có
tí trách
nhiệm nào, về cái việc phải tuyên bố, liệu Proust nói lên “sự thực”,
Ngài Baron
de Charlus là Count de Montesquiou, Francoise là Céleste, hay tổng quát
hơn, liệu
xã hội mà Proust miêu tả đó, có y chang những điều kiện lịch sử liên
quan tới vụ
biến mất tầng lớp quí tộc vào cuối thế kỷ 19; vai trò của nó chỉ nhắm
có mỗi một
việc, là làm sao tạo ra được một ngôn ngữ mà sự hài hòa, tính lô gíc,
hay nói
ngắn gọn, tính hệ thống của nó, its systematics, có thể thu gom, hay
tốt hơn nữa,
có thể “hoà nhập” [“integrate”, theo nghĩa toán học của từ này], càng
được
nhiêu càng tốt nhiêu, số lượng ngôn ngữ của Proust, y hệt như một
phương trình
luận lý xét nghiệm giá trị suy luận chẳng cần để ý tới “sự thực” của
những luận
cứ mà phương trình đó điều động. Người ta có thể nói, nhiệm vụ của phê
bình -
đây là bảo đảm độc nhất, để cho nó trở thành phổ cập, this is the sole
guarantee of its universality - hoàn toàn có tính hình thức [“formal”]:
không “khám
phá”, ở trong tác phẩm của tác giả, một điều gì được giấu kín, một điều
gì thâm
sâu, một điều gì bí ẩn, trước đó đã bị bỏ qua, không được để ý tới,
[bằng phép
lạ như thế nào, mà đám hậu duệ, là chúng ta, lại bảnh hơn lớp đi
trước?], nhưng
chỉ là điều chỉnh, ngôn ngữ mà thời đại nhà phê bình ban cho anh ta
[Hiện Sinh,
Mác Xít, Phân Tâm Học], so với ngôn ngữ, hay hệ thống “formal” những
câu thúc
luận lý được tác giả chi ly ra, theo ngôn ngữ thời đại, của riêng người
đó.
"Bằng chứng" của phê bình không do lệnh lạc của Thần Sự Thực [nó
không diễn tiến theo những cung bậc của sự thực, theo kiểu, cứ theo như
sự thực
mà thi hành], bởi vì một bài viết/nói mang tính phê bình - như một bài
viết/nói
mang tính lý luận - chẳng là gì cả, ngoại trừ điều này: nó là [một lối
nói/viết]
quẩn, quanh, dằng, dai, như cố tình trì hoãn, dù thật muốn, làm bật ra,
trọn hữu
thể của nó, nhờ cái sự dằng dai đó mà có được, và trở thành, có nghĩa:
Racine
là Racine, Proust là Proust; "bằng chứng" phê bình, nếu mà có một cái
thứ bằng chứng như thế, hệ tại ở khiếu năng, khả năng - không "khám
phá" tác phẩm nhưng ngược lại - che chở cho nó, bao trùm lên nó, càng
đầy
đủ, hoàn toàn, viên mãn nhiêu, càng tốt nhiêu, bằng chính ngôn ngữ của
nó.
Phê bình là gì?
Ngay từ hồi mới lớn, Gấu, đọc Roland Barthes, và đã
ngộ ra, và đã xóa
cho mình, mọi ảo tưởng về nhà văn, sống sót hay sống sót thì cũng
mặc mẹ nó, kẻ lưu truyền chân lý thì cũng kệ cha mi!
Nhưng phải đến khi gặp
Steiner thì Gấu mới nhìn vào được phần sâu thẳm, hay sự câm lặng của
ngôn ngữ.
*
Nhân nhắc tới Llosa, và nhân
cái sự bỏ đi Tây của DTH, Gấu bỗng nhớ, và lục, tìm đọc bài Llosa viết
về hai ông
nhà văn Havel và Kundera trong Tạo Sóng, Making Waves, tập tiểu luận
của ông.
Tin Văn scan ra đây, và rảnh, sẽ dịch, và song song, đi vài đường lèm
bèm.
Llosa:
A Fleeting Impression of Vaclav Havel
Like Milan
Kundera.
The polemic between
these two
great writers, the novelist and the playwright, is one of the most
instructive
of our times. Kundera, one of the intellectual heroes of the reform
movement of
Czech socialism, came to certain conclusions after the failure of the
experiment. The conclusions were gloomy, but they seemed the most lucid
of all.
Small countries do not count in that great whirlwind that is History,
with a
capital 'h'. Their fate is decided by the great powers and they are the
instruments, and eventually the victims, of these powers. The
intellectual must
dare to face up to this horrible truth and not delude himself, or
others, by
indulging in useless actions - like signing manifestos or letters of
protest -
which often just serve as self-publicity or, at best, as a form of
self-gratification at having a good political conscience. When Kundera
went
into exile in France
in 1975, to dedicate himself completely to literature, he had lost all
hope
that his country would one day emerge from despotism and servitude. I
understand him very well. My reaction would probably have been similar
to his.
But the
one who was right was
Vaclav Havel. Because, in fact, one can always do something. However
small, a
manifesto, a letter signed with a handful of people, can be the drops
of water
that wear through the stone. And in any case, these gestures, ventures,
symbolic threats allow one to go on living with a certain dignity and
perhaps
might spread to others the will and confidence that are necessary for
collective action. There are no indestructible regimes or powers that
cannot be
changed. If history is absurd, then anything can happen - oppression
and crime,
of course, but also freedom.
Khi Kundera bỏ đi Tây, dâng hiến đời mình cho văn chương, ông ta mất
hết mọi hy vọng có ngày xứ sở của ông lại trỗi dậy... Nhưng ở lại như
Havel đúng hơn. Bởi vì, một con người luôn luôn có thể làm
được một điều gì đó. Chẳng có chế độ khốn kiếp nào cứ còn hoài. Nếu
lịch sử phi lý, thì chuyện gì cũng có thể - kìm kẹp dã man, tội ác, tất
nhiên - nhưng tự do, cũng có thể!
Nhìn như thế, mới thú, mà mới bõ công hàng ngày mò đọc ba cái blog ở
trong nước! NQT
Sự thực
của những lời dối trá
Đời
“giả” đề nghị một cuộc
sống mà đời “thực” từ chối con người. Theo nghĩa đó giả tưởng phản bội
cuộc
đời, để làm cho nó đáng sống, đáng quí hơn: Đây cũng là một sự thực,
của những
lời dối trá.
Ngay
từ
cuốn truyện đầu, độc
giả đã hỏi Mario Vargas Llosa, (người Peru 1937-), chuyện
"thực" hả? Ông chẳng thích thú việc trả lời. Theo ông, đa số độc giả,
thường đánh giá thực/giả, bằng ý niệm tốt/xấu. Những "thẩm tra viên"
(inquisitors) người Tây Ban Nha đã cấm in và nhập cảng tiểu thuyết, tại
thuộc
địa của họ, với lập luận, chỉ là những chuyện phi lý, vô nghĩa, rất có
hại cho
sức khoẻ tinh thần của thổ dân da đỏ. Trong vòng 300 năm, dân Mỹ châu
thuộc Tây
Ban Nha phải đọc tiểu thuyết chui, và cuốn tiểu thuyết đầu tiên được
xuất bản
tại đây là sau Độc lập (tại Mexico, vào năm 1816). Không chỉ một vài
tác phẩm
đặc biệt bị cấm, mà là cả một thể loại văn chương. Những
"inquisistors" đã coi đây là một luật, không có ngoại lệ, rằng tiểu
thuyết luôn luôn nói dối, chúng luôn luôn đưa ra một viễn ảnh giả về
thế giới.
Nhiều năm trước đây, Vargas Llosa đã có lần chỉ trích họ, nhưng sau ông
nghĩ,
họ có lẽ là những người đầu tiên hiểu - trước những nhà phê bình, và
những tiểu
thuyết gia - về bản chất của giả tưởng, và những ý hướng nổi loạn của
nó. Tiểu
thuyết nói dối - chúng không thể làm khác - nhưng đây chỉ là một phần
của câu
chuyện. Phần kia là, bằng nói dối, chúng diễn tả một sự thực kỳ cục,
chỉ có thể
hàm ý qua dáng vẻ mập mờ, như được hóa trang thành một điều chi không
phải là
nó. Con người vốn không bao giờ hài lòng về mình, cho dù giầu có hay
nghèo hèn,
nổi tiếng hay vô danh... Họ vẫn mong một cuộc đời khác, khác với cuộc
đời họ
đang sống. Tiểu thuyết ra đời là để thỏa mãn cơn đói khát đó. Chúng
được viết
ra và được đọc, để cho con người có thể có những cuộc sống "giả".
Đọc, như vậy là tạm ngưng sống, là treo lửng thời gian. Là đi từ đời
sống vào
trong những cuốn sách. Bên trong một cuốn tiểu thuyết luôn âm ỉ một
cuộc nổi
loạn, và một ham muốn. Người ta không viết tiểu thuyết để kể lại cuộc
đời,
nhưng đúng ra là để biến đổi nó, bằng cách thêm vô điều này, điều nọ.
Theo
nghĩa đó, tất cả tiểu thuyết đều "làm lại" (remake) thực tại. Ngay cả
khi bạn muốn trung thành với thực tại, hiện thực 100%, bạn cũng bất
lực. Sartre
nói chỉ có siêu nhân mới sao chép nổi đời sống. Ông thêm vô: muốn biến
câu
chuyện thành một cuộc phiêu lưu, cứ kể nó ra. Theo nghĩa đó, một câu
chuyện là
để được viết ra, chứ không phải để sống. Những sự kiện thực phải qua
một lần
hóa thân, để thành chữ. Dưới ánh lửa của ngôn ngữ, chúng bị biến thái,
thay đổi
bản chất.
Bạn thích món
nào, Đỉnh Cao Dối Lừa, hay Chói Lọi?
Chúng
ta cứ thử tưởng tượng, Bác
Hồ, chính ông, đã từng thổi ông lên thành vị thần, tự đút cái ống đu đủ
vào đít
mình thổi mình, rằng thì là suốt đời hy sinh cho đất nước dân tộc đến
không màng
cái thân, đếch còn thì giờ nghĩ đến vợ con, [ui chao Gấu bỗng nhớ đến
DTH, hiện
đang ở Tây, cũng chẳng còn thì giờ để sống nữa, vì còn lo viết, lo đại
sự, lo
tóm cho được sự thực về một đỉnh cao chói lọi…], thế mà đùng một cái,
thê nhi
tử trọc, cục gạch gói trong tờ báo chẳng thấy đâu, giờ lòi ra cục gạch
mềm mại
ấm áp thơm như múi mít, thì ăn nói làm sao với nhân dân?
Cà
mèng như Gấu, mà cũng có lúc phởn, tự thổi chính mình, tớ sinh ra
đời là để
tố cáo Cái Ác Bắc Kít. Thượng Đế ban cho tớ nhiệm vụ cao cả đó!
A NOTE ABOUT THE AUTHOR
...
Duong
Thu Huong is no
fanatical anti-Communist pamphleteer, nor does she dwell solely on the
wounds
caused by' Vietnam's
past political struggles. Like American writer and Vietnam
veteran Tim O'Brien (The Things They
Carried), Duong Thu Huong is in
the
position of having been both a participant and a witness to Vietnam's
tragedy. Her most recent novel, Untitled (1990), a soldier's story,
questions
the human cost of Vietnam's
long war with the United
States and explores the sensitive
subject of
her country's deep disillusionment with the nature of heroism itself.
The
daughter of a schoolteacher
mother and a tailor father, Duong herself defies categorization.
Oddly-despite
the fact that she has been a professional screenwriter for years-Duong
rarely
describes herself as a writer.
"I never intended to write. It just
happened, because of the pain," she told French journalist
Michele
Manceaux shortly before her arrest. As a Vietnamese woman, as a mother,
as a
veteran of war, as a former Communist party member, and now as an
independent
citizen, the power of Duong
Thu Huong's voice lies in its honesty and its call
to individual conscience and responsibility
Tôi chẳng hề có toan tính viết văn. Chuyện xẩy ra
như thế, có thể vì nỗi đau mà ra... Quyền năng của tiếng nói DTH nằm ở
trong giọng khiêm tốn chân thật, và lời kêu gọi ý thức, luơng tâm và
trách nhiệm của từng cá nhân con người.
Từ
lúc ông nhắm mắt,
một tuần
liền, mưa như thác đổ. Nước trắng xoá đất lẫn trời. Sông Hồng cuồn cuộn
lũ
dâng, chưa bao giờ có lũ lớn như vậy vào mùa thu, bởi khi sen tàn, cỏ
ngả màu
chanh là lúc các dòng sông phải thu mình và các con hồ phải lắng trong
để nhìn
thấu rong rêu nơi đáy nước. Vậy mà lúc đó, sông Hồng đỏ ngầu bọt, réo
ào ào,
hung dữ như đang mùa giông bão. Khắp Hà nội, nước mưa không tiêu kịp
dềnh lên
các vỉa hè, tràn vào thềm nhà, xoáy ồ ồ trên các vũng lội hình thành
nơi ngã
ba, ngã tư đường phố. Từ thủ đô cho đến các thành phố đồng bằng cũng
như miền
núi, dân chúng đứng túm tụm dưới chân các cây cột đèn, nghe loa phóng
thanh
tường thuật tang lễ. Thành phố cũng như thôn quê, người ta khóc như có
một cuộc
tàn sát tập thể vừa xảy ra trên xứ sở này.
DTH: Đỉnh cao chói lọi [DCV
online]
Nếu chúng ta chấp
nhận những
hiện tượng siêu nhiên xẩy ra sau khi Chủ Tịch về Trời, thì chúng ta
cũng phải
chấp nhận Chủ Tịch là một siêu nhiên. Và ông Hồ, hiểu như thế, sẽ không
có một trách nhiệm gì về
những gì ông đã làm.
Vũ Ngọc Phan đã từng
chê Nguyễn
Tuân khi tả cảnh pháp trường, thật ghê rợn: thiên nhiên phải thần phục
con người.
Ở đây, với DTH, con người cúi đầu khuất phục siêu nhiên. Khuất phục ông
Hồ
như một ông Ác, và thần phục, như một ông Thiện. Ngắn gọn, khuất phục
định mệnh. Trời kêu ai người
nấy dạ.
"Định mệnh thuyết có lẽ chẳng là
gì hết, ngoài điều này: nó là một định luật về những cái còn lại, những
đồ dư
thừa, cặn bã (1)".
(1) 'Determinism as
far as it
can be conceived.... is perhaps nothing else but the law of residues'.
Hannah
Arendt, Franz Kafka: A Revaluation.
*
Salvation
or Ruin: Cứu Rỗi hay Điêu Tàn
Trong
một xã hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời,
hết cắm
cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể
tránh
khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu tàn
mới là
điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng làm sao
tiên
đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu tàn, tuỳ thuộc
vào
tự do và ý chí của con người.
[Hannah Arendt, trong Franz Kafka: A
Revaluation, trong Essays in
Understanding
1930-1954, nhà xb Schocken Books, New York: In a dissolving society
which blindly follows
the natural course of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation
not
ruin, comes unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the
liberty
and the will of men].
Chỉ một khi thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về
nước, bằng tự do và
ý chí
của chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có
cứu
chuộc được.
*
Điều
làm cho K trở thành rất
hiện đại và cùng lúc thật kỳ kỳ trong số những người cùng thời với ông,
vào thời kỳ
tiền thế chiến, chính là điều, ông từ chối dâng mình cho cái ngẫu nhiên
cái
tình cờ cái cứ khơi khơi xẩy ra (thí dụ, ông không muốn khơi khơi lấy
vợ), ông cũng
chẳng mê mẩn, tự hào về thế giới như nó khơi khơi vồ lấy ông… Ông muốn
xây dựng một thế
giới xứng hợp với những yêu cầu của con người và phẩm giá của họ; một
thế giới
mà những hành động của con người do chính con người quyết định, chứ
đếch có do
siêu nhiên, những sức mạnh bí ẩn, do ông thiện hay ông ác, từ phía bên
trên hoặc bên dưới…
What
makes Kafka appear so
modern and at the same time so strange among his contemporaries in the
pre-war
world is precisely that he refused to submit to any happenings (for
instance,
he did not want marriage to "happen" to him as it merely happens to
most); he was not fond of the world as it was given to him, not even
fond of
nature (whose stability exists only so long as we "leave it at
peace"). He wanted to build up a world in accordance with human needs
and
human dignities, a world where man's actions are determined by himself
and
which is ruled by his laws and not by mysterious forces emanating from
above or
from below. Moreover, his most poignant wish was to be part of such a
world-he
did not care to be a genius or the incarnation of any kind of greatness.
This of course does not mean,
as it is sometimes asserted, that Kafka was modest. It is he who once,
in
genuine astonishment noted in his diaries, "Ever sentence I wrote down
is
already perfect" which is a simple statement of truth, but was certain
y
not made by a modest man. He was not modest, but humble.
In order to become part of
such a world, a world freed from all bloody apparitions and murderous
magic (as
he tentatively attempted to describe it at the end, the happy end, of
his third
novel, Amerika), he first had to
anticipate the destruction of a misconstructed world. Through this
anticipated
destruction he carried the image, the supreme figure, of man as a model
of good
will, of man the fabricator mundi, the world-builder who can get rid of
misconstructions
and reconstruct his world. And since these heroes are only models of
good will
and left in the anonymity, the abstractness of the general, shown only
in the
very function of good will may have in this world of ours, his novels
seem to
have a singular appearance as though he wanted to say: This man of good
will
may be anybody and everybody, perhaps even you and me.
Hannah
Arendt Franz Kafka: A Revaluation.
ON
CLOWNS: THE DICTATOR AND
THE ARTIST
NOTES
TO A TEXT BY FELLINI
Về
những tên hề: Nhà độc tài
và người nghệ sĩ.
Ghi chú
về một bản văn của
Fellini
The
year 1989 did not mark
only the bicentennial of the French Revolution, but also the
centennials of two
figures who - each in his own way - knew
how to exploit the hunger of the masses and their vulnerability and
gullibility.
He
was a tramp in the big city,
using a park bench for a bed. He wore a weathered black derby and a
frock coat
askew on his shoulders—both tragicomic attempts at respectability. He
drifted
along the sidewalks, without family. He had no friends. Acquaintances
saw him go
into strange fits and thought him a clown. But he became a charismatic
clown—the center of a show that he perfected and in which he functioned
not
just as leading man but as writer, director, producer, and set
designer. When
his little black mustache had become emblematic, when he had grown into
the
idol of millions, a great Hollywood
star
called him 'the greatest actor of us all.' His name was Adolf Hitler,
born just
over a hundred years ago, on April 20, 1889.
Frederic
Morton,
"Chaplin, Hitler: Outsiders as Actors," New York Times, April 24,
1989.
Cái năm
1989 không những chỉ
kỷ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỷ niệm 100 năm sinh của hai hình
tượng;
mỗi người một cách riêng, đã biết khai thác cái đói khát của quần
chúng, điểm
yếu nhược, và tính dễ mắc lừa của họ.
Một kẻ
lang thang trong một
thành phố lớn, lấy ghế đá công viên làm giường. Đầu đội nón đen quả dưa
bốn
mùa, khoác áo thụng trên vai - nón và áo
như cầu mong sự kính trọng - vừa tếu lại vừa buồn - của người đời. Lêu
bêu trên
những hè đường, không gia đình. Không bạn bè. Dáng điệu kỳ cục khiến có
người
cho rằng, đây là một anh hề. Nhưng đây quả là một tên hề làm mê hoặc
mọi người
- nhân vật trung tâm của một sô trình diễn, qua đó, ông đạt tới mức
tuyệt hảo,
không chỉ như người lãnh đạo, mà còn như nhà văn, ông giám đốc, nhà sản
xuất,
người tạo kiểu mẫu. Khi bộ ria của ông trở thành biểu tượng, khi ông
trở thành
thần tượng của hàng triệu con người, một ngôi sao lớn ở Hồ Ly Vọng gọi
ông là
"diễn viên vĩ đại nhất của tất cả chúng ta.". Tên ông ta là Adolf
Hitler, sinh ra cách đây đúng 100 năm, vào ngày 20 Tháng Tư, 1898.
Frederic
Morton: Chaplin,
Hitler: Những kẻ đứng bên lề như là những diễn viên. Nữu Ước
thời báo, ngày 24
Tháng Tư, 1989.
Hồ
Chí
Minh, khi đó mang tên
Nguyễn Ái Quốc, tại hội
nghị Tours,
Pháp, tháng Chạp 1920.
Một
người đương thời miêu tả
ông: "Trong con người này có chất [hề] Charlot - vừa tếu lại vừa
buồn".
Trích
tạp chí Lịch Sử,
L'Histoire, số tháng Tư & Năm 2004, đặc biệt về Việt Nam,
thuộc địa,
chiến tranh, và Cộng Sản
[Indochine Vietnam,
colonisation,
guerres et
communisme].
He was
incapable of forming
friendships, had difficulties communicating.
Không
có khả năng kết bạn, có
những khó khăn trao đổi, trò chuyện.
Chúng
ta tự hỏi, Ông Hồ từng
có bạn?
*
Charlie
đóng vai Nhà Độc Tài
trong phim cùng tên, trong có một xen thật nổi tiếng, nhân vật chính,
trong cơn
sảng khoái vì chiến thắng, tưng tưng trái banh tượng trưng cho quả địa
cầu.
Diễn viên nhấn mạnh những thành phần thô kệch, the grotesque elements,
của
chứng loạn thần kinh, cử chỉ hành động giống như một đứa con nít, của
nhà độc
tài. Trong khi đồng cảm với chứng khùng điên, hành động của diễn viên
ttrở
thành đồng lõa, một cách hàm hồ [his acting becomes ambiguously
complicitous].
Từ một nhân vật, lúc đầu được coi như là một kiểu mẫu ngây ngô, trẻ
con, và
mang tính nghệ sĩ như thế, bỗng bật ra nét nhăn nhó quằn quại, của sự
xấu xa
quỉ mị.
"Hitler
có thể là một
thiên tài sát nhân ghê tởm nhất của lịch sử, tuy nhiên, trong cái bí
quyết của
ông ta, có những thành phần mà ông ta chia sẻ với của Charlie. Cả hai
cùng khai
thác sự đòi hỏi của kẻ ở bên lề, hãy cho ta vô với! ["Hitler may have
been
history's most murderous genius, yet his formula shared elements with
Charlie's.
Both men tapped the need of the outsider to be let in". Frederic Morton.
Về những tên hề
*
Cái gì còn lại? Ngôn
ngữ còn
lại
“’What remains’? ‘The
Language Remains’”
Hannah Arendt
Trong bài giới thiệu
tập tiểu
luận Essays in Understanding 1930-1954,
của Arendt, Jerome Kohn nhắc tới câu châm
ngôn của Tầu, do chính Arendt đã từng trích dẫn, “Đó là một lời trù ẻo
được sống
vào những thời thú vị” [It is a curse to live in interesting times], và
theo người
viết, câu này thật tuyệt khi áp dụng vào đời và thời của Arendt, một
người luôn
tìm hiểu những biến động của ‘thế kỷ khủng khiếp’ với đam mê và trong
nhiều năm
đã tạo hứng khởi cho những bậc khoa bảng, những nghệ sĩ, nhà văn, nhà
trí thức,
những nhân vật của công chúng, và bao độc giả khác của tác phẩm của bà,
về những
khổ đau thế giới này, một thế giới “chưa từng bao giờ đẹp đến thế”, ở
ngay cả
những “thời kỳ đen tối nhất của nó”. Câu châm ngôn giống như một dấu ấn
thật ấn
tượng, lên cuộc đời riêng tư của bà.
|
|