Ghi
1 2 3 4 5 6
7 8
|
Đỉnh
cao chói lọi
Sinh
nhạt Bác
Viên gạch Bác
Lời Cuối Cho Nam
Sau 25 năm, tờ Điểm Sách New
York 25 May, 2000, qua bài Việt Nam: Lời Cuối, tác giả Jonathan Mirsky
đã điểm
một số sách mới ra lò viết về vết thương cũ như Argument without End,
Reporting
Vietnam, American Tragedy (Bi kịch Mẽo), Guerrilla Diplomacy (Ngoại
giao Du
Kích)…
Bởi là
vì bàn cho lắm, tắm
cởi truồng (argument without end) cho nên Jennifer tôi xin được bỏ qua
những
nhận định của tác giả bài viết về những tác phẩm trên, mà chỉ ghi lại
những gì
ông viết về Bảo Ninh, và Dương Thu Hương, hai nhà văn Miền Bắc trực
tiếp tham
dự cuộc chiến và sau cùng đã thất vọng.
Mirsky, tác giả bài viết đã
khuyên một trong những ông tác giả những cuốn sách "bàn cho lắm tắm cởi
truồng" kể trên, là nên đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, ‘một
cuốn
tiểu thuyết mãnh liệt, trong đó đưa ra đề nghị, chiến thắng sau cùng
của Việt
Nam không thể giải thích một cách giản dị bằng những yếu tố như là sự
yếu ớt
của người Mỹ, hay là hỗ trợ của thế giới dành cho miền bắc.’ ‘Chiến
thắng tiếp
theo chiến thắng, tháo chạy tiếp theo tháo chạy’, Bảo Ninh viết. "Đường
ra
trận như không tận cùng, não nề, và chẳng đưa tới đâu… binh sĩ đợi chờ
trong sợ
hãi, hy vọng họ lọt sổ, trong số những lực lượng tăng viện, lao mình
vào một
vùng mà chỉ thoát ra bằng cái chết". Sau chiến tranh, Bảo Ninh vẫn
viết,
rằng "bộ đội miền Bắc đã được lệnh phải cảnh tỉnh trước những ý nghĩ
như
là: Miền Nam
đã chiến đấu anh dũng, xứng đáng, dù thế nào đi chăng nữa."
Mirsky
viết về cuốn mới nhất
của Dương Thu Hương, Memories of a Pure Spring, do Nina McPherson và
Phan Huy
Đường dịch từ tiếng Việt. Không giống những cuốn trước, Memories… không
phải là
tiểu thuyết viết về chiến tranh, mặc dù bối cảnh là một nước Việt Nam
đang cố
hồi phục sau một cuộc chiến đã chấm dứt từ 25 năm về trước, và nhiều
nhân vật
trong cuốn sách đã chiến đấu trong đó. Cuộc chiến được tưởng nhớ như là
một
thời kỳ của chủ nghĩa anh hùng, quyết tâm, não nề, và có vẻ như là một
chiến
thắng hổng, rỗng (… and does not seem to have much of a victory). Ai
cũng đói
khổ, ngoại trừ đám viên chức ăn hối lộ ngập hầu ngập cổ. Sợ công an là
thường
trực, ở bất cứ mọi nơi. Những tù nhân chính trị bị đối xử một cách tàn
nhẫn.
Nhân vật chính, Hung, là giám đốc một đoàn hát, vợ là một nữ ca sĩ 16
tuổi xinh
đẹp có giọng ca vàng, tên Sương. Vợ trở thành ngôi sao. Đôi lứa được
ngưỡng mộ.
Nhưng anh chồng mắc vào một vụ chính trị và mất việc, trong lúc ngôi
sao Sương
ngày một sáng chói. Anh chồng đâm say sưa, nghiện ngập, và vào tù vì
toan tính
vượt biển. Cuốn tiểu thuyết đưa ra một cái nhìn mới đây (a recent view)
về cuộc
sống Việt – hoặc là trong những quán cá phê, những ba, nhà hát, hay
trong những
căn nhà của người dân – khách du lịch, hay những thương gia Tây phương
không
nhìn thấy nó (invisible to tourists and Western businessmen.) Hầu như
chẳng có
ai hạnh phúc. Hung nhớ lại, trong chiến tranh đoàn hát được lệnh phục
vụ một
đơn vị tình nguyện, gần 300 phụ nữ sống ở bên kia rặng núi. Họ sống ở
trong
rừng, xa gia đình, làng mạc, không một bóng đàn ông… Họ gần như phát
khùng, một
cơn khùng điên tập thể (mass hysteria). Đoàn của anh đã tới đây hai
lần, và lần
nào cũng vậy: những cô gái - như một đàn ong – vây lấy anh. Một lần
chạy trối
chết, anh núp vào một bụi rậm, và nhìn lại, anh thấy những cô gái ngồi,
ôm gối,
khóc nức nở; cả bọn cứ thế khóc trên vai nhau, chụm thành một đống. Đây
là một
cảnh tượng làm bạn nổi da gà…
Jennifer Tran
V/v Lời dối trá đỉnh
cao thời
đại
Phim The Holcroft
Covenant,
phỏng theo tiểu thuyết của Robert Ludium, cha đẻ điệp viên Bourne, là
cũng về một
lời dối trá tàn khốc. Phim bắt đầu bằng cảnh Bá Linh sắp
sửa lọt vào
tay Đồng Minh, và đám sĩ quan Nazi đánh canh bạc chót, nhắm vào đám con
nít đã được tung đi khắp thế giới, nằm vùng, chờ khi lớn lên, sẽ tụ
tập lại, dưới
cờ Nazi, dưới sự lãnh đạo của một Tân Hitler, có trong tay một số tiền
bạc khổng
lồ, từ một account chờ sẵn ở Thụy Sĩ.
Đâu có khác gì đám con nít Miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc, chờ lớn lên
trở về chiến đấu tiếp, đời này qua đời khác, 20 năm, 100 năm cũng đánh,
bất kể tổn thất [lời Võ tướng quân].
Tay Trùm Nazi
mastermind của
chiến dịch này, có bà vợ do không chịu nổi anh chồng Nazi khùng, đã bỏ
đi Mẽo
cùng đứa con trai, và lấy một anh chồng Mẽo. Đứa con trai trở thành Mẽo
chính cống,
không hề biết bố ruột, cho tới khi được tay chủ ngân hàng
Thụy Sĩ
cho biết, về số tiền khổng lồ, và cái thư tuyệt mệnh của ông bố Nazi.
Ông bố viết thư cho
con trai, trước khi bắn hai bộ hạ thân tín, và bắn vô đầu mình, tỏ ra
rất đau lòng, vì đã lầm đường lạc lối, và hy vọng ông con trai sẽ
thay bố
tạ tội với nhân loại, dùng số tiền khổng lồ giúp đỡ những nạn nhân Do
Thái,
vv và
vv. Ông con nói với mẹ. Bà mẹ ngạc nhiên quá, thằng
bố mày khùng điên, cứt Nazi lên tới tận óc, sao lại
có chuyện
quái đản này. Ông con nói, tỉ tỉ bạc đâu phải chuyện đùa. Chỉ cần con
đi Thụy Sĩ, ký tên cái rẹt, là xong.
Ui chao, quả lừa này,
chẳng
khác gì lời
dối trá vĩ đại của Bác, thắng trận này, ta sẽ đưa đám Ngụy đi cải
tạo mút mùa
lệ thuỷ, ấy chết xin lỗi, Bác nói, sẽ xây cái nhà Mít to lớn đàng hoàng
hơn
trước!
Hình ảnh chiến tranh Việt Nam của tờ Life
Note:
Cái máy đeo sau lưng
tay cố vấn Mẽo, là máy truyền tin MK2 hay MK3, do Tây
để lại. Sau phế thải, được Bưu Điện sử dụng. Gấu đã từng sửa những cái
máy như
thế, hồi mới ra trường Bưu Điện, đi công tác mấy đài VTD địa phương.
Bây giờ,
nó là cái Cell phone.
1963. Chỉ có mấy anh
Mẽo Cố
Vấn quèn. Vào năm 1967, khi thằng em Gấu tử trận, nhờ một tay cố vấn
như vậy giúp đỡ, mà Gấu đưa được xác thằng em
lên chiếc
C.130, tại phi trường Sóc Trăng, mang về nghĩa trang Gò Vấp mai táng.
Vào lúc đó,
xác thằng em, dù được bọc quan tài kép [trong kẽm, ngoài gỗ],
nhưng khi Gấu
xuống tới Sóc Trang thì đã cả tuần lễ, xác bắt đầu bốc mùi, nếu không
có tay cố
vấn, có khi phải chôn tại Sóc Trăng cũng nên.
Thằng em chết, khi
chưa kịp
thông báo địa chỉ cấp báo thân nhân!
Sau cú ngụy tạo, Diệm
đầu độc
tù VC ở trại tù Phú Lợi, đám VC miệt vườn nằm vùng, theo lệnh Bắc Bộ
Phủ, phịa ra MTGPMN, làm mồi
nhử Mẽo nhẩy vô Miền Nam, phát động cuộc chiến ăn cướp.
Đây là một quả lừa vĩ đại. Một "đại gia Quả Lừa", thuổng chữ của đại
gia Trịnh Lữ.
Đúng ra, từ "đại gia" là của Gấu. Gấu là người đầu tiên sử dụng nó,
trong bài viết về tiểu thuyết lịch sử. Tuy nhiên, khi Gấu dùng, là để
chỉ những trưởng môn nhân của một trường phái văn học. Sau này, trong
nước chôm của Gấu, và dùng để chỉ mấy đấng có tiền, ăn chơi phè phỡn,
làm băng hoại, tha hóa [chữ của Vương viên ngoại, VTN] từ 'đại gia'
này. Chán thế đấy.
Giả như Mẽo không đem quân vô Miền Nam, và
có trưng cầu dân ý hai miền thống nhất đất nước, theo hiệp định Genève,
thì Miền Nam vẫn là Miền Nam, không lâm cảnh đầu hàng. Chính vì thế mà
khi DVM đuổi Mẽo, ra lệnh VNCH hạ khí giới, ông ta mới nói, chờ bàn
giao, xong là ông về vườn đuổi gà cho vợ, còn anh VC Miền Bắc thì nói,
mày còn cái gì nữa mà bàn giao?
*
Đại úy [VC] Phạm
Xuân Thệ tay vẫn lăm lăm súng ngắn, áp giải Dương Văn Minh, Vũ
Văn Mẫu ra xe đi
đến đài phát thanh.
[Hình trên net, diễn đàn X-Cafe]
DVM chắc không bao giờ nghĩ VC đối xử với ông như thế này?
*
Lịch sử càng ngày càng rõ,
nhưng mấy anh VC nằm vùng đâu có chịu như
vậy? VC Miền Bắc khỏi nói, vì họ quá rành cái dã tâm của họ, không lẽ
đám
Miền Nam không bao giờ dám nhìn thẳng vào sự thực?
Không có MTGP Mẽo chẳng có cớ gì để nhẩy vô Miền Nam.
Trong chiến tranh VN có mấy quả lừa. Cú Phú Lợi, cú Maddox. Cú Phú Lợi,
là để nhử Mẽo vô. Cú Maddox, do Mẽo ngụy tạo, lấy cớ ném bom Miền Bắc,
không phải để leo thang chiến tranh, mà là để chuồn.
Không hiểu có giống
bức hình của nhà nước ta hay không?
Chiếc tăng này mang
số 843? (1)
(1)
Nayan
Chanda, làm cho Reuters
và Far Eastern Economic Review, nhớ lại cảnh, nhìn Ẩn đứng ngay trước
Dinh Độc
Lập vào ngày cuối của cuộc chiến, khi chiếc xe tăng Cộng Sản số 843 xô
tung
cổng sắt tiến vô.
"Có
một nụ cười là lạ,
diêu diễu nở ra trên khuôn mặt anh ta. Có vẻ như anh ta hài lòng và cảm
thấy
hòa bường với chính anh ta. Tôi thấy kỳ kỳ," Chan nói.
Sau
đó, Chan hiểu ra rằng,
anh ta đang ăn mừng chiến thắng của Cộng Sản, mà trong chiến thắng đó,
có công
lao nằm gai nếm mật ròng rã ba mươi năm của chàng.
Bass: Ẩn hả,
nhớ chứ? The Spy who loves US
Người
viết nghe nói bức hình
lịch sử chụp cảnh xe tăng CS san bằng cổng dinh Độc Lập cũng đã phải
chụp tới
hai lần. Ủi sập rồi, lại phải ra lệnh dựng lên, chụp lại. Nguồn tin rất
đáng
tin, nhưng vì không tận mắt chứng kiến (lịch sử), cho nên đành ngưng
tại đây (1)
(1) Người viết
sau đó được biết, Bùi Tín đã xác nhận chuyện này. Ông cho biết thêm, cả
tấm
hình lịch sử cờ CS phấp phới trên đỉnh Điện Biên Phủ, cũng được "làm
lại".
*
Không
có sự hỗ
trợ của dân Đức,
không thể xẩy ra vụ Lò Thiêu
Cũng
thế, nếu không có sự hỗ
trợ của dân Miền Bắc, không thể nào có chiến thắng Miền Nam,
và sau đó
xẩy ra Lò Cải Tạo.
Không
lẽ, dân Bắc thù dân Nam,
như dân Đức
thù Do Thái?
Đây
là một thai đố thật là
thú vị. Từ từ Gấu sẽ giải ra sự bí mật!
*
Đọc
"văn hóa
Gulag", Gấu có một thắc mắc, nhân một ý tưởng của Solz mà ra: Tại sao
tù cải tạo Miền Nam
được đưa lên mạn Cực Bắc, và chỉ sau khi xẩy ra cuộc chiến biên giới
với TQ, mới được sơ tán xuống miền dưới?
Ý
tưởng, sự
hiện hũu của Gulag thực ra là có từ hồi còn Nga Hoàng, như Anne
Applebaum cho thấy. Liệu cái vụ đưa tù cải tạo lên mạn cực bắc, cũng có
từ thời tiền CS Mít, và cũng đã ăn sâu vào tận xương tận tuỷ Yankee mũi
tẹt?
Solz
nhìn ra,
có một sự triển khai nhịp nhàng giữa Khủng Bố và bùng nổ Trại Tù: những
vụ bắt bớ tập thể là cách nhanh chóng nhất để cung cấp nguồn nhân lực
vô hạn và rẻ như bèo cho nền kỹ nghệ hóa khổng-khổng-khổng lồ của
Stalin [super-super-super-industrialization]
Nói
một cách
khác, thật giản dị, đã có nghị quyết từ trước, càng nhiều trại được sửa
soạn theo cùng một nhịp với những vụ bắt bớ tập thể vô tư được lên kế
hoạch [In other words, putting it simply, it was proposed that more
camps be prepared in anticipation of the abundant arrests planned].
Như
vậy, cái
vụ đưa tù cải tạo ra Bắc, là cũng đã được lên kế hoạch, từ trước khi
cướp được Miền Nam, và những 10 ngày cải tạo là cũng đã được proposed
từ khuya?
Hell
*
Validimir
Fédorovski là nhà
văn, cựu nhân viên ngoại giao, tác giả cuốn Bóng Ma Staline, nhà xb du
Rocher.
Ông đưa ra một cái nhìn mới về nhà độc tài. Và những người kế thừa.
-Tại sao Staline
trong cuốn
mới nhất này?
Staline là nhân vật
chính của
chính trị Nga, một trong những tên sát nhân lớn lao nhất của thế kỷ 20,
những
cũng còn là một nhà chính trị lớn lao nhất. Ngay cả Lénine cũng không
để dấu ấn
đậm như ông ta trong cái gọi là tâm tính của Nga, la mentalité russe,
cũng như
trong hồi ức của thế giới. Nhưng đã có một trò ma nớp lịch sử lớn lao,
nhằm
chống lại ông ta, phần lớn là do Trotski. Ông này đã định nghĩa
Staline, như
một sự tầm thường lớn lao của Đảng [la plus grande médiocrité du Party].
-Ông phục hồi danh dự
cho ông
ta? [Vous le réhabilitez?].
Không, làm gì có
chuyện đó.
Tôi nói, những sự kiện thật là phức tạp, không như bề ngoài chúng có
vẻ, chỉ có
vậy. Khi viếng thăm căn nhà của Staline, tôi thực sự kinh ngạc, về cái
sự đọc
của ông ta. Và nếu như thế, trình bầy ông ta như là một "inculte",
một tên vô văn hóa, vô học, thì đúng là làm sai lạc thông tin,
désinformation.
Staline ít dành thì giờ cho những tác phẩm Mác xít, nhưng ông ta rành
rẽ
Platon, huyền học, l'ésotérisme, thần học, và nhất là, Lịch Sử.
-Để đem ra ứng dụng
vào chính
trị?
Ông ta chú ý đến cái
gọi là
"mã tâm tư" của xứ sở, le code mental du pays. Tới một nước Nga muôn
đời, vĩnh
hằng, điều Poutine đang toan tính. Fernand Braudel đã nói tới "một lịch
sử
dài" của một xứ sở. Chính trong cung cách đó, trong niên biểu lịch sử
dài
đó, mà Staline được đưa vô đăng ký, qua hai danh hiệu: như là một kẻ kế
thừa
của Lénine, và như là một kế thừa của những Nga Hoàng. Nhưng chính trong cái
dòng đăng ký thứ nhì đó, mới thật là thiết yếu, đối với ông ta: Như một
trong
những vì vua của nước Nga ngàn đời, cách ông ta ứng xử, hành động,
những sự can
thiệp của ông ta, ngay từ năm 1924, và sau đó, trong thời kỳ chiến
tranh, khi
ông ta nói với dân Nga, khi gọi họ là những anh em, những chị em
[frères et
soeurs], khi nhắc tới những vị thánh, và Chúa Ky Tô. Chính là bằng cách
đó, mà
ông ta đã đã xây dựng một sự tiếp nối, liên tục mang tính lịch sử.
Không nhận
ra điều này, là không thể hiểu tại sao ông ta được lòng nhân dân đến
như vậy,
và sống dai đến như thế. Và cũng chính vì thế mà ông ta còn là một
trong những
tên giật dây, dàn dựng, lớn lao nhất, un très grand manipulateur, và
điều này
là được gợi hứng từ mật vụ Nga Hoàng.
Đọc, mới ngộ ra, tại
nàm sao
Bác Hồ vỗ vai Lịch Sử, bác bác tôi tôi với Đức Thánh Trần... Các Vua
Hùng dựng
nước, Bác Cháu ta giữ nước. Lịch sử VC kéo dài tới bốn ngàn năm văn
hiến, tới
thời Hùng Vương, Âu Lạc. Và nếu như thế dân Mít còn khốn khổ dài dài!
*
Nhưng, những điều
trên, về
"lịch sử dài", Tolstaya đã từng phán y chang: Tội nghiệp cái giống
dân Á Châu, chúng sống bằng Lịch Sử, trong khi dân Âu Châu, sống bằng
Văn Minh.
Thành thử, trong mỗi
một anh
Yankee mũi tẹt, đều còn nguyên những nỗi kinh hoàng, của trận đói năm
Ất Dậu,
thí dụ vậy, và khi chiếm được Miền Nam, chúng ních cho thật chặt, thật
đầy, túi
tham, hy vọng triệt tiêu nỗi sợ đói, sợ khổ, chẳng bao giờ giống Yankee
mũi tẹt
còn phải lo đói nữa.
Đây là một kinh nghiệm có
tính cá nhân. Suy bụng một thằng Yankee mũi tẹt, ra mọi thằng Yankee
mũi tẹt
khác. Bà
chị
họ Gấu, vợ ông Hiếu
Chân, kể, mỗi lần bà đi buôn bán xa nhà chừng năm bữa, nửa tháng, khi
nói với
đứa con gái lớn, [thực ra là con ông anh ruột của Hiêu Chân, cả hai vợ
chồng
ông anh này đều chết trẻ], chừng năm hoặc sáu tuổi [thời gian 1950], cô
bé bèn
chạy ngay tới cái lu đựng gạo, thấy còn đầy, là yên chí bé, quay ra
chơi nhẩy
dây tiếp.
Bóng Ma Stalin
Đại úy [VC] Phạm
Xuân Thệ tay vẫn lăm lăm súng ngắn, áp giải Dương Văn Minh, Vũ
Văn Mẫu ra xe đi
đến đài phát thanh.
DVM
chắc không bao giờ nghĩ VC
đối xử với ông như thế này?
Ảnh
chụp trong phòng thu âm,
đài phát thanh Sài Gòn 30-4-1975, chuẩn bị phát băng tuyên bố đầu hàng
của
Dương Văn Minh. Tác giả bức ảnh này là nhà báo Kỳ Nhân - một nhà báo
đối lập
trước năm 1975, lúc đó đang cộng tác cho Hãng tin AP (Mỹ). Người đứng
ngoài
cùng bên phải là Đại úy [VC] Phạm Xuân Thệ. Nguồn: Tuổi trẻ
Ngay câu nói nổi
tiếng:
"Các anh không còn gì để bàn giao, phải đầu hàng" là chủ trương chung
trong chiến dịch Hồ Chí Minh, không phải câu nói của riêng ai.
…Giây phút mà Dương
Văn Minh
sau đó còn phải nói với Chính ủy Bùi Văn Tùng là Minh sợ bị bắn khi ra
đài phát
thanh.
*
V/v Câu nói nổi tiếng của BT.
Coi là chủ trương chung của chiến dịch
HCM chưa chính xác bằng coi đây là dã tâm ăn cướp của Miền Bắc.
DVM khi
nói bàn giao, "có thể" ông nghĩ, Mẽo cút rồi, tao đại diện Mìền Nam,
bàn
giao Miền
Nam cho nước Việt Nam, đếch còn Miền Bắc VC, Miền Nam VNCH nữa. Cái
chính thể sau đó, là do cả nước quyết định. Cuộc chiến Quốc Cộng đã
chấm dứt cùng với tao rồi.
"Từ khi" có Đàng Trong, là "từ khi" có dã tâm ăn cướp Đàng Trong của
Đàng
Ngoài.
Đỉnh cao của nó là cuộc chiến Trịnh Nguyễn. Và sau đó, cuộc chiến Bắc
VC và Nam VNCH, mà đỉnh cao của nó là chiến dịch HCM.
V/v DVM sợ bị bắn.
DVM có thể nghĩ tới vụ ông đã từng sai đệ tử làm thịt Diệm, trong xe
tăng, trên đường từ nhà thờ Cha Tâm Chợ Lớn ra Sài Gòn ?
Nhưng đây chỉ là nghi án lịch
sử, cũng như DVM đã từng bị nghi là sai
người bắn sau lưng TMT trong chiến dịch Rừng Sát.
*
Cái
sự bành trướng về
phía Nam
là số phần
của giống dân quần tụ tại đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng nơm nớp hai
hiểm
họa, giặc Bắc và lũ lụt. An Nam nhất thốn thổ, mảnh đất sông
Hồng nhỏ
quá, người cứ đẻ mãi ra, đất thì chỉ có thế, ruộng thì càng ngày càng
co lại vì
bờ nhiều hơn ruộng, ruộng thì ngày càng cằn cỗi vì con đê Sông Hồng
chặn hết
mọi phù sa mầu mỡ, ngày càng đục ngầu, kể từ khi có Đàng
Trong, là
toàn thể cộng đồng Bắc Hà nhìn về nó, như là Miền Đất Hứa. Thành ra
giải phóng
Miền Nam
thống nhất đất nước, hai miền chan hòa, là giấc mơ đẹp nhất của xứ Bắc
Kít.
Nhưng không ai có thể
ngờ
được, nằm bên dưới giấc mơ đẹp nhất, là Cái Độc, Cái Ác của một miền
đất.
Chỉ đến khi lấy được
Miền Nam
thì Cái Ác
mới lộ diện.
Phải đầu hàng, không
có bàn
giao bàn giếc mẹ cái gì hết! Bố khỉ!
Thảm thế!
|
|