*

TẠP GHI


1



"Đã từ lâu mảnh đất thân thương này gọi bảo tôi viết về nó."
Arioxt (Thơ trào phúng).

(Stanhđan trích dẫn; chương mở đầu cuốn "Tu viện thành Pácmơ", dịch giả Huỳnh Lý, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, năm2001).
"Trở lại nơi một thời vang bóng" là tên một bài viết đăng hai kỳ trên báo Hà Nội Mới, số đề ngày 2 và 9 tháng Bẩy, 1994, về chuyến đi thăm ba nước Cộng Hòa Ucraina, CH Cadaxtan và Liên Bang Nga của thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và phu nhân, một số vị bộ trưởng và 20 nhà doanh nghiệp, từ ngày 8 tới 17.6.1994.
Tác giả bài viết, Nguyễn Anh Trâm, khi đó là thư ký tòa soạn tờ báo trên.
Ông là em trai của mẹ tôi.
Rời Hà Nội năm 1954, lần "trở lại nơi một thời vang bóng" trong trí tưởng một thằng bé di cư ngày nào, tôi đã được ông cậu, nay đã già, ra tận sân bay Nội Bài, để "nhận mặt" thằng cháu. Bởi vì trong ba người – hai người kia là bà chị và đứa em trai của tôi, cách biệt nhau từ những năm 1945 – chỉ có ông "may ra" nhận ra tôi.

Số là, ngay sau ngày 30 tháng Tư 1975 được ít lâu, do yêu cầu công tác (chắc vậy), ông đã vào Sài Gòn, và nhân đó, đã "tranh thủ" thời gian, để gặp chị và cháu. Và ông đã đến cơ quan của tôi, Bưu Điện Sài Gòn, để xác nhận một điều: cha của "đồng chí này" bị đảng phái sát hại ngay những ngày đầu cách mạng.


* 

Chuyến "qui cố hương" (chữ của một nhà văn Việt Nam ở nước ngoài chúc mừng nhân chuyến đi), một phần là để tìm lại những kỷ niệm thời con nít, biết đâu còn sót lại ở nơi quê nhà, Sơn Tây, rồi những ngày chạy tản cư lên Phú Thọ khi giặc Pháp nhảy dù xuống cánh đồng làng (1949); những ngày học ở Hà Nội... và những "chi tiết lịch sử" liên quan tới cái chết của cha tôi. Trong những ngày ở miền Nam, và sau này, ở nước ngoài, "một nửa" gia đình tôi đã lấy ngày 30 Tết năm đó, là ngày người cha rời cái làng nhỏ bé ven đê sông Hồng, để rồi chẳng bao giờ trở về, làm ngày cúng giỗ ông.

Bây giờ, tôi đã biết rõ ngày ông mất. Cha tôi bị sát hại ngày mồng ba Tết (1946) tại Việt Trì, nơi ông làm hiệu trưởng một trường tiểu học. Tôi cũng đã đến nơi ông bị sát hại: bị bắn, sau đó xác bị cột đá, thẩy xuống sông, để cho đừng bao giờ nổi lên. Bà chị tôi nhắc lại một chi tiết đau lòng, theo đó, chính tôi đã từng nhìn thấy kẻ giết bố mình, nhờ cái quần kẻ đó mặc. Một cái quần dạ, bị chuột cắn, thủng một lỗ lớn, và mẹ tôi đã phải vá lại. Trong trí nhớ của tôi, chi tiết trên không hẳn như vậy. Tôi nhớ, có lần mẹ tôi nói, bà đã nhìn thấy kẻ mặc bộ đồ com lê của chồng, bữa ông ra đi. Tuy tin chắc chồng không còn, bà sau đó vẫn lặn lội nhiều nơi, vẫn giả đò hy vọng. Trong số những người bị bắt có một vài người cùng làng; trong có một ông chú của tôi, Nguyễn Trí Cầm, khi đó là Bí Thư Việt Minh, cơ sở Hạc Trì (Bạch Hạc và Việt Trì, thuộc tỉnh Vĩnh Yên). Vài ngày sau khi bố tôi bị sát hại, chú tôi và một vài người cùng bị bắt, dùng nước uống bọn cai tù chia cho hàng ngày, tích tụ lại, và nước tiểu, "tưới" lên một mảng tường đất, và trốn thoát, nhân một bữa đám cai tù mải ăn uống say sưa. Đám người nói trên sau bị Việt Minh truy đuổi phải chạy qua Trung Quốc.
Ông Nguyễn Trí Cầm sau cho đứa em trai út của tôi biết, cha tôi khi đó chỉ là cảm tình viên của Việt Minh. Lý do cái chết của cha tôi: Đảng phái nói trên đã mời cha tôi, một nhân sĩ tại địa phương, làm đại diện cho họ tại quốc hội, nhưng ông từ chối.
Trong bao năm trời, em tôi xin xác nhận là con liệt sĩ, nhưng không được. 

***

 "Trong bài viết này, tôi không nhắc lại những hoạt động cụ thể trong chương trình làm việc của Thủ tướng... Tôi muốn nói thêm về đất nước, con người và cuộc sống hôm nay ở các quốc gia đã một thời vang bóng... những kỷ niệm không thể xoá nhoà... chuyến đi thăm... lần này chưa đủ... phải trở lại, và trở lại nữa."
"Họ [những nhà báo trên chiếc xe Toyota 12 chỗ ngồi] quen nhiều cánh rừng, công viên, đường phố rợp bóng cây của Ki-ép. Vào mùa này, những cây Tô-pơn lại thả những chấm hoa vào không trung đầy nắng. Hoa gặp gió, được gió mang đi rắc bụi khắp kinh thành".
Nguyễn Anh Trâm chú thích: Cây Tô-pơn không cao lắm, có những quả nhỏ như hạt đậu xanh. Trước khi kết trái, Tô-pơn thả vào không gian những chùm hoa nhỏ li ti như những chấm hoa gạo. Vào tháng 5, tháng 6, hoa Tô-pơn bay khắp thành phố Matxcơva, và Ki-ép.
Ở một chỗ khác trong bài, ông viết: "Người ta bảo, ai đến thăm Xanh Pê téc-xbua vào đúng thời điểm của những đêm trắng xuất hiện thì đó là một diễm phúc để ghi nhớ suốt đời."

***

 Tôi trở lại đất Bắc cũng vào tháng Sáu. Không (diễm phúc) đêm trắng. Không (trang trọng) thảm đỏ. Quê hương đón tiếp tôi, trên chiếc xe 12 chỗ ngồi, bằng một thảm rơm rạ trải dài mãi ra, dọc con đê, trên con đường từ Hà Nội về một làng quê ven sông Hồng, thuộc tỉnh Sơn Tây.
Trên xe ngoài vợ chồng ông cậu, bà chị, đứa em trai, bà chị con người bác và đứa cháu nội của bà, còn hai bà cô bên ngoại, và một hai em học sinh người làng, ra Hà Nội học, nhân có xe, tiện thể quá giang.

Lộ trình chuyến đi: Ngày đầu ghé Thanh Trì, nơi quê cha đất tổ dòng họ Nguyễn. Ngủ tại đây, sáng hôm sau qua phà Trung Hà, tới Thanh Sơn quê hương nhà chồng của bà chị.
Hai vợ chồng có được một đứa con gái. Chồng vào Nam chiến đấu, mất tích. Bà chị ở goá từ năm 25 tuổi. Mới gần đây thôi, bà mới được công nhận là vợ liệt sĩ. Cô con gái đã có gia đình, được hai cháu, một trai, một gái. Ngày thứ ba, lên Tu Vũ, quê hương nhà chồng của bá Sửu, bà chị ruột của mẹ tôi. Trên đường về cùng ngày ghé Việt Trì, nơi cha tôi bị sát hại.

Sông Hồng đang mùa nước lớn, có những khúc đê, xe mon men bên cạnh biển. Cô Nguyên, một trong hai bà cô của tôi cho biết, có những năm nước lớn, có thể ngồi trên mặt đê, để rửa ráy chân tay. Cô như muốn nhắc nhở tôi một điều, cơn đe dọa muôn đời của thiên nhiên đối với mảnh đất này, vẫn còn nguyên đó. Cái công trình vĩ đại nhất của nhân loại mà một nhà phi hành gia có thể nhìn thấy, từ phi thuyền, là Vạn Lý Trường Thành, nhưng theo một nhà sinh thái học, nó chẳng là gì nếu so với con đê ở miền bắc Việt Nam, đắp rồi lại xóa, đời này sang đời khác, cho đến nay, vẫn còn nguyên hiểm họa.
Cũng theo nghĩa đó, một nhà sử học cho rằng, nhà Nguyễn chấm dứt với Tự Đức: trong đời ông vua này trị vì, 18 lần vỡ đê. Còn với người Pháp, công cuộc "khai hóa" của họ chấm dứt ngay từ khi vừa tới Việt Nam, cho dù kéo dài 100 năm: không lo đê điều, mà lại lo xây dựng đường hỏa xa Đông Dương. Nên nhớ Đồ Phổ Nghĩa đã nhìn Sông Hồng như là một tương lai chở của về Tây, sau khi đã thất bại với sông Mekong.
[Không hiểu Jean Dupuis có một cái tên Việt như trên, chỉ vì đọc lên, nghe như "đồ phi nghĩa"?]
Khi tôi rời đất Bắc, cô Nguyên còn nhỏ xíu. Ông ngoại tôi mấy đời vợ. Cô Nguyên là con bà ba. Thời kỳ cải cách ruộng đất, bà ba may mắn đem ba người con trai (ba ông cậu cùng học một lớp với tôi) xuống Hà Nội.

Trong một truyện ngắn viết ở hải ngoại, do thông tin sai lạc, tôi viết, ông ngoại tôi, nhân đội cải cách sơ ý, đã nhẩy xuống sông tự tử. Thực sự, ông bị bắt cùng hai cô gái út. Bị đánh đập, tất nhiên, để khảo của. Cô Nguyên kể, đã từng bảo bố, thôi cứ nộp vàng cho đỡ đau. Bị giam cầm, ngay tại Phú Cuờng, tức làng tôi, Thanh Trì, "cái nôi" của cách mạng trong vùng. Sau bà ba cho người mang vàng về nộp đội cải cách để chuộc chồng và con. Ông ngoại tôi chết vì già yếu tại Hà Nội.
Nay xin đính chính ở đây.

Người đầu tiên, ngoài ba người thân đã viết ở trên, "đại diện" Hà Nội tiếp đón tôi, là một "người ở Thanh Xuân", (Thanh Xuân, Hà Đông, nay thuộc Hà Nội)

Tôi có số diện thoại và địa chỉ của anh, qua một bạn văn, hiện ở Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Ngay khi còn nhấp nha nhấp nhổm trên chiếc ghế, tại căn nhà của ông cậu, tôi đã điện thoại cho anh…. "Như vậy là chiều nay tụi mình sẽ gặp nhau", anh trả lời. Hà Nội đang nóng như thế, chợt đổ mưa. Và tôi đã phải "trả giá" cho sự mát mẻ bằng một cú điện thoại của người bạn chưa từng gặp. Anh cho biết, khu vực nhà anh ngập nước, và hẹn bữa khác.

Bữa khác, là ngay ngày hôm sau.

Hai đứa chúng tôi, lần đầu gặp nhau, dưới cơn mưa Hà Nội.

 ***

 Đêm giã từ Hà Nội (chữ của Mai Thảo), của tôi, tại một quán cà phê ngay bên bờ Hồ, có "người ở Thanh Xuân", cùng một số bạn bè mới quen khác, trong có Nguyễn Việt Hà, tác giả "Cơ hội của Chúa", một cuốn tiểu thuyết gây chấn động cả ở trong nước lẫn hải ngoại. Tôi hỏi đùa anh: "Bao giờ thì anh viết tiếp, cơ hội của chúng ta?"

Của Hà Nội? 

***
 
Quán có tên Rendez-vous (Điểm Hẹn), gần ngay bên hồ, kế bên khách sạn Phú Gia, nơi ngày xưa nổi tiếng với món vịt quay, như lời chỉ dẫn của Sơn, người bạn mới quen. "Anh cứ nói cho tới Phú Gia cũ là taxi hay xe ôm biết liền". 

"Cho tôi một đời khác và tôi sẽ hát ở Café Rafaella. Hay giản dị chỉ ngồi ở đó." (Joseph Brodsky). Ngồi đây, tôi chỉ nhớ, nó rất gần rạp Lửa Hồng ngày xưa, một rạp ciné của hướng đạo, chuyên chiếu những phim như Tarzan, Zorro, cho đám con nít nhà nghèo thành phố. Một trong những thiên đường tuổi thơ của tôi. 

Nhà thơ người Nga Joseph Brodsky, trong bài Chiến Lợi Phẩm, viết về những kỷ niệm ấu thời của ông trong thành phố St. Petersburg, đã nhắc đến tiếng hú của người rừng Tarzan, và khẳng định một điều, vào những năm đầu thập niên 1950, loạt phim Tarzan đã "đọc bài ai điếu cho chủ nghĩa Stalin" (de-Stalinization), còn hơn tất cả những bài diễn văn của Khrushchev ở Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên xô, và sau đó. 

Những phim Tarzan, Zorro, và những phim sau đó, khi thằng bé lớn hơn một chút, thì cũng vẫn những phim mà Joseph Brodsky đã từng mê mẩn, như Đại uý Blood, Tướng Cướp Rừng Xanh (Robin Hood)… là những món quà Hà Nội dành cho tôi, một thằng bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội để học. Ôi chao, tôi vẫn còn nhớ một trong những niềm vui lớn lao của lũ học trò chúng tôi hồi đó, là sưu tầm những tờ chương trình, đúng ra là những tờ tóm lược một cuốn phim đang được trình chiếu. Một tờ chương trình, cũng một phim đó, ở rạp Majestic lẽ dĩ nhiên bảnh hơn của một rạp khác, thí dụ vậy. Tuy lớn hơn nhà thơ Nobel ba tuổi, nhưng tôi chẳng thể nào có được một "sở hữu thiêng liêng" như ông: hình tài tài tử Errol Flynn trong phim Sea Hawk: "Trong nhiều năm tôi [Brodsky] đã cố gắng bắt chước hứ hứ cái cằm, và nhúc nhích lông mày bên trái. Cái sau thì tôi thua." Và tôi [đứa con của Hà Nội] cũng không làm sao có tình yêu, mà nhà thơ nói là ông cùng chia sẻ nó với… Hitler: mối tình lớn, của thời niên thiếu, với cô đào [người Đức] Zarah Leander. Nhà thơ chỉ được coi mỗi một lần, mỗi một phim, của cô đào này, "Road to the Scaffold" (Đường tới Đoạn Đầu Đài, tên tiếng Đức: Das Herz einer Konigin), về cuộc đời hoàng hậu Scotland, Mary, Queen of Scots. [Chắc là nhà thơ không được biết, con trai tài tử Errol Flynn đã tham dự cuộc chiến Việt Nam như là một nhiếp ảnh viên của hãng UPI, và tử trận – như một nhiếp ảnh viên - tại đây].

  Tôi nhắc tới rạp Majestic ở phố Huế, bởi vì chỉ còn nó là sống sót, sau Hà Nội tiếp quản, sau Hà Nội cải cách ruộng đất – đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu địa chủ quét đường, dừng chổi lắng nghe! – sau Hà Nội Nhân Văn Giai Phẩm, sau Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi - và để đánh đổi sự sống sót, nó đành mất tên, trở thành Rạp Tháng Tám.

Ông cậu cho tôi biết, tiền thân của nó là Majestic.

Anh chàng xe ôm bảo tôi: đây là rạp xi nê độc nhất của Hà Nội bây giờ.

Lẽ dĩ nhiên đường từ St Petersburg tới Stockhom đi qua địa ngục, cũng vẫn nhà thơ người Nga, trong bài diễn văn nhận giải Nobel văn chương, đã tuyên bố như vậy. Nobel hay không Nobel, tôi cũng thử bắt chước ông và tuyên bố: Lẽ dĩ nhiên, con đường trở về Hà Nội đi qua địa ngục. 

 Nguyễn Quốc Trụ 

Chú thích hình: Từ trái qua phải: Nguyễn Thanh Sơn, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, buổi tối tại quán cà phê Rendez-vous (Điểm Hẹn) bên Bờ Hồ Hà Nội (tháng Sáu 2001).

Note: Bản gốc, lần đầu tiên đăng trên Việt Mercury


1 YEAR AGO TODAY

Wed, May 7, 2014

https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xfa1/v/t1.0-1/c0.0.50.50/p50x50/1380274_3646597140004_1844869334_n.jpg?oh=02bdab0dc91001e782f5d0edab6917a1&oe=55D01E3E&__gda__=1438983532_8f2d9ca5ec1d66884471e4fa567c7b8b

Quoc Tru Nguyen

May 7, 2014 at 9:43pm ·

Về hai mùa xuân lớn và về anh/chị em nhà Skvorecky

1

Khi, vào tháng Chín 1968, bị chấn thương nặng nề do cú Liên Xô xâm lăng Tchécoslovaquie, tôi tới Paris dưỡng thương vài ngày. Josef và Zdena Skvorecky cũng có ở đó. Hình ảnh 1 chàng thanh niên trở lại với tôi, và 1 giọng điệu thật hung hăng: “Đám Tchèques như các người, thực sự muốn gì? Bộ tụi mi quá chán chủ nghĩa xã hội rồi ư?”...

Continue Reading

&

     The Fashionable Life

Thăm chốn nghỉ dưỡng nằm giữa mây trời của nhà văn Nguyễn Quí Đức

Nhà văn Nguyễn Quí Đức đã chia sẻ với Harper’s Bazaar Việt Nam về không gian sáng tạo, nơi nghỉ dưỡng độc đáo của mình tại Tam Đảo

 *

The Scene of the Crime
Chuyến đi Mỹ Lai của 1 phóng viên và những bí mật của quá khứ

Seymour M. Hersh

Nguyen Qui Duc, a fifty-seven-year-old writer and journalist who runs a popular bar and restaurant in Hanoi, fled to America in 1975 when he was seventeen. Thirty-one years later, he returned. In San Francisco, he was a prize-winning journalist and documentary filmmaker, but, as he told me, ''I'd always wanted to come back and live in Vietnam. I felt unfinished leaving home at seventeen and living as someone else in the United States. I was grateful for the opportunities in America, but I needed a sense of community. I came to Hanoi for the first time as a reporter for National Public Radio, and fell in love with it."

The New Yorker, My Lai Revisited, Mar 30 2015

NQD nhà văn Mít 57 tuổi, chủ nhân 1 nhà hàng tại Hà Nội, chạy qua Mẽo năm 1975 khi 17 tuổi. Tớ luôn muốn về sống ở xứ Mít. Tớ thấy tớ chưa xong, không đầy đủ, bỏ nhà ra đi khi 17 tuổi, và sống như 1 ai đó ở Mẽo. Tớ biết ơn Mẽo với những cơ may mà nó ban cho tớ. Nhưng cái tớ cần là 1 cảm quan, ý nghĩa cộng đồng. Gặp Hà Nội, là tớ mê liền.

Note:  Nhà văn NQD trả lời ký giả The New Yorker, về cái vụ ông không làm sao lưu vong được
Như vậy, cái phần chưa xong, chưa đầy đủ đó, bây giờ chắc đầy đủ rồi?

Nhân "Meursault, Phản Điều Tra" đợp Goncourt (1)
Hai cuộc chiến, với Pháp, và với Mẽo, cuộc chiến đầu thì còn có thể đổ cho dã tâm của anh Tây muốn trở lại Việt Nam. Và câu của Gordimer vinh danh Camus là lời phê bình đích đáng nhất đối với mẫu quốc ngày nào của dân Mít:

*

FOREWORD

Albert Camus-Political Journalist: Democracy in an Age of Terror

Our twentieth century is the century of fear.... We live in terror.

-ALBERT CAMUS,

"The Century of Fear" (Combat, November 19, 1946)

I have always believed that if people who placed their hopes in the human condition were mad, those who despaired of events were cowards. Henceforth there will be only one honorable choice: to wager everything on the belief that in the end words will prove stronger than bullets.

Tôi luôn luôn tin rằng, nếu những kẻ đặt hy vọng vào phận người -  khùng, thì những kẻ quá chán sự kiện, hèn.
Từ đó, chỉ có 1 chọn lựa cực bảnh: Húc đầu vô mọi chuyện, với niềm tin, sau cùng chữ mạnh hơn đạn.

-ALBERT CAMUS,

"Toward Dialogue" (Combat, November 30, 1946)

Nadine Gordimer chọn Sách Trong Năm 2007: Camus @ Combat:

Non-fiction - Camus at "Combat": Writing  1944-1947 by Albert Camus, edited by Jacqueline Levi-Valensi (Princeton): editorials and other texts, letters, published at high personal risk by Camus in what began as an underground newspaper during the German of Occupation of France. Every line totally charged with extraordinary synthesis of passionate conviction and objectivity in intellectual force that distinguishes Camus's creative talent in his novels, The Plague and The Outtsider. As editor and journalist, he writes on the premiss, good for during the Occupation and prescient for our present he did not live to see: " ... the end of ideologies is upon us, that is, the end of absolute utopias that destroy themselves owing to the heavy price they eventually exact when they seek to become part of historical reality". After the war, he wrote on Algeria what held good for other colonial empires as well: "The failure to peacefully put an end to colonialism in the aftermath of World War II ... a serious, if not the most serious, failure of French democracy itself'.
… Loại không giả tưởng, tôi chọn cuốn “Camus tại báo Combat", gồm những bài bình luận, và những bài viết khác, xuất hiện vào lúc thật nguy hiểm cho người viết, trên tờ nhật báo chui tại một nước Pháp bị Nazi chiếm đóng. Mỗi dòng viết, chứa trong nó, sự tổng hợp kỳ tuyệt, của niềm tin say mê và của tính khách quan, trong một sức mạnh trí tuệ, chính nó làm rạch ròi ra cái tài năng sáng tạo của Camus, ở trong những cuốn tiểu thuyết, Dịch Hạch Kẻ Xa Lạ.  Vừa là chủ bút vừa là ký giả, ông viết, về tiền đề, tốt cho thời kỳ [nước Pháp bị] Chiếm Đóng, và còn là một dự báo cho thời hiện tại của chúng ta mà ông chẳng còn sống để chứng nghiệm: “… sự cáo chung của những ý thức hệ đè lên chúng ta, nói rõ hơn, sự cáo chung của những không tưởng tuyệt đối, chúng tự huỷ chúng, và trong khi tự huỷ, chúng còn đòi cái giá nặng nề khi muốn có phần trong thực tại lịch sử”. Sau chiến tranh, ông viết về Algeria, điều được coi là tốt, không chỉ cho cựu xứ sở thực dân thuộc địa này mà còn cho những đế quốc thực dân thuộc địa khác: “Sự thất bại không kết thúc một cách hoà bình chủ nghĩa thực dân thuộc địa, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt… là một thất bại nghiêm trọng, nếu không muốn nói, tối nghiêm trọng, cho chính nền dân chủ của nước Pháp”.
*
Cuộc chiến chống Mẽo, có rất nhiều “uẩn khúc”, và sau đây là những gợi ý của "Gấu nhà văn", liên quan tới cuộc thánh chiến thứ nhì này.
Thứ nhất, tụi mũi lõ không rành lịch sử dân Mít.
Cuộc chiến thứ nhì liên quan tới gốc gác của giống dân Mít, và, có thể nói, dân Mít không làm sao tránh khỏi cuộc chiến này. Có dân Mít, là để thực hiện cuộc chiến đó!
Về cái vụ liên can đến gốc gác, thì em Rose, Bông Hồng, trong Y Sĩ đồng quê của Kafka, có đưa ra một lời giải thích. Em người làm nói với ông chủ của em, khi ông chủ cần cặp ngựa để thắng cái xe, để đi một lèo vượt Trường Sơn, cứu con bịnh thập tử nhất sinh Miền Nam, và trong cơn mệt mỏi giận dữ tìm hoài không ra cặp ngựa, lối xóm cũng chẳng ai cho mượn, bèn đạp cái cánh cửa chuồng lợn đánh rầm một cái, cửa mở tung, và con quỉ chuồng lợn xuất hiện, cùng cặp ngựa:
-Ông chủ mà cũng không biết trong nhà của mình có gì!
Dân Miền Bắc không hề nghĩ đến, chẳng bao giờ thắc mắc về một con quỉ nằm ở trong đáy sâu, trong xương, trong hồn, trong tủy họ, cho đến khi đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, thì nó mới nhe nanh múa vuốt xuất hiện, hà, hà, ăn cướp mà dám nói giải phóng hử, hử!
*
Viên y sĩ đá cánh cửa bật tung, và "giải thoát" (deliver: sinh nở, giải thoát) - trước sự sững sờ của ông - người chăn và hai con ngựa, từ nơi chuồng heo. Như sự xuất hiện của cái mũi, từ ổ bánh mì, trong chuyện của Gogol, sự xuất hiện của người chăn và hai con ngựa trong "Y sĩ Đồng quê" đã được miêu tả hầu như là một cơn đẻ (as a birth): người chăn ngựa bò ra "bằng bốn chân", hai con ngựa, "con nọ tiếp con kia, bốn chân lẳn vào mình..." Cắn vào má Rose là hành động đầu tiên của người chăn ngựa, vì vậy mà viên y sĩ gọi anh là "đồ súc vật". Tính dâm tà của anh, và vụ xâm phạm cô gái thực sự mang tính thú vật. Viên y sĩ có thể nghe "cánh cửa nhà tôi long ra từng mảnh dưới những cú đập của tên chăn ngựa". Cùng lúc, tên chăn ngựa đóng vai quen thuộc của quỉ dữ, trong chuyện dân gian, đề nghị một chuyện trao đổi ma quái. Tên giữ ngựa/con quỉ như từ dưng không trồi lên, dụ khị (offering) thân chủ của nó: mày muốn được cái đó hả, thì đây này; nhưng, cái mà con quỉ lấy đi còn quí giá, còn ý nghĩa hơn nhiều. Viên y sĩ nói: ta sẽ không đổi chuyến đi với cái giá cô gái. Nhưng một khi ông chấp nhận đôi ngựa, "định mệnh đã an bài"!
Tchekhov và Kafka

Bạn cũng có thể hình dung ra con quỉ, là anh láng giềng độc địa, mày cần cặp ngựa ư, OK, và cung cấp cho anh bộ đội Cụ Hồ đủ thứ trên đời, luôn cả mấy sợi lông chim mà cũng ‘made in China’, và đến khi làm thịt được thằng em Nam Bộ, mới hà, hà, nào đảo đâu, núi đâu, gái đâu, Bô Xịt đâu…. ?


Nam Le, bestseller

Anh cũng nhớ ông bố đã từng quất cho anh hai chục lần rồi xát dầu cù là con hổ lên vết thương. Và anh biết được một điều là bố anh đã từng chứng kiến vụ tàn sát Mỹ Lai, khi ông mới 14 tuổi, và may mắn sống sót, nhờ nằm bên dưới một cái hố, trên là những xác dân làng, trong có mẹ ruột của ông, tức bà nội của anh, trên một chục mạng bị lính Mỹ xả súng máy, sát hại.
Sau vụ Mỹ Lai, cha của nhân vật kể chuyện đã gia nhập quân đội VNCH và chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ; khi được hỏi tại sao ông có thể chiến đấu cùng với họ sau khi chứng kiến vụ tàn sát đó, ông trả lời: “Ta chẳng còn gì ngoài hận thù. Nhưng ta có đủ hận thù cho tất cả mọi người.” Sau khi Sài Gòn thất thủ, ông bị đầy đi trại cải tạo, bị tra tấn, và bị bỏ đói. Vào năm 1979, ông tổ chức cuộc vượt trốn của gia đình, qua Úc.

*
Cái tít truyện “Love and Honor”, là từ Diễn văn Nobel của Faulkner:

THE BOAT is an engaging and free-wheeling collection of seven short stories by first-timer Nam Le, organized in a cleverly self-referential package. In the pivotal first story, "Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice" (a title drawn from William Faulkner's Nobel Prize acceptance speech in 1950), a young Vietnamese American lawyer-turned-aspiring author named Nam is visited by his father, just arrived from Australia. Nam has settled in Iowa to attend the renowned Iowa Writer's Workshop.
As he struggles to meet its creative demands and beat his own writer's block, a friend encourages Nam simply to write about Vietnam, since "ethnic literature's hot." Another friend differs: "It's a license to bore. The characters are always flat, generic." It's that last friend who tosses out as an aside, "You could totally exploit the Vietnamese thing. But instead, you choose to write about lesbian vampires and Colombian assassins, and Hiroshima orphans - and New York painters with hemorrhoids." And thus is THE BOAT.
The second story follows the perilous life of Juan Pablo Merendez, an adolescent assassin in Medillin, Colombia as he is called to task by his boss for failing to carry out an execution. Next comes "Meeting Elise," the story of an aging, hemorrhoid-afflicted painter seeking desperately to make amends with his estranged (and engaged) daughter as she makes her Carnegie Hall debut as a concert cellist. Another story, titled simpy "Hiroshima," traces the life of a young Japanese girl moved to the safety of the nearby countryside in the days immediately preceding the dropping of the atomic bomb. "Hiroshima" is sandwiched between two other stories, one a "coming of age" story in a coastal Australian town, the other a "coming to life's purpose" story in Tehran, Iran. After this whirlwind tour, Nam Le returns for the finale to Vietnam for his title story, "The Boat." Not surprisingly, this one is a flight and survival story, focusing on Mai, a young girl cast adrift for days in the Pacific with two hundred other refugees on a smugglers' trawler that has lost its engines.
So what to make of the metastructure? In Nam Le's opening story, the writer Nam succumbs to the pressure of his writing assignment and opts to "exploit the Vietnamese thing." He interviews his father, a survivor of the My Lai massacre, and converts this horrific story relatively quickly and easily into typewritten copy. He awakens the next morning to discover that his father has read and then destroyed the one and only copy. Has Nam Le the author discarded ethnic literature of his own (the figurative tearing up of the My Lai story by his fictional father in the first story) for that of Colombians, Japanese, Iranians, and Australians? And has he, upon attempting to step outside his own ethnicity and into the skins of others, returned unsatisfied to his own Vietnamese experience for his closing story? Is the reader intended to compare the relative merits of Nam's own ethnic (Vietnam-based) stories with those drawn from the world at large? Or are we to see the opening and closing stories as literary "brackets" of the immigrant/ethnic literature genre, one a tale of departure or escape, the other of adaptation and assimilation?
There seems little doubt that the opening and closing stories are Nam Le's most affecting. The opener is touching in its treatment of intergenerational relationships and differences in perception, while the closer is a harrowing tale of sun, salt, thirst, and death for the sake of freedom. In between, the other stories show notable flashes of literary command, but only the "Cartegena" story in Colombia engages the reader with anything approaching the story-telling power of the opening and closing Vietnamese stories.
Perhaps Nam's fictional friend in his opening story is correct, that one writes best about what one knows best, that it really is best to "totally exploit" ethnic literature. In Nam Le's case, THE BOAT shows an emerging authorial talent that promises the possibility of compelling ethnic literature as well as a future range well beyond "the Vietnamese thing." It is quite easy to recommend this book on its merits and also advise readers to keep a watchful eye out for Nam Le's next effort.
Steve Koss (New York, NY United States)
*

The poet's, the writer's, duty is to write about these things. It is his privilege to help man endure by lifting his heart, by reminding him of the courage and honor and hope and pride and compassion and pity and sacrifice which have been the glory of his past. The poet's voice need not merely be the record of man, it can be one of the props, the pillars to help him endure and prevail.
William Faulkner: Nobel Prize Speech
Stockholm, Sweden
December 10, 1950
Như vậy Nam Le này, cũng một thứ cứ "lải nhải" Faulkner, chăng?

Gặp Hà Nội 1 phát là mê liền.
Chưa ghê bằng 1 ông nhà văn Mít hải ngoại, Bắc Kít 1954, bị bố mẹ bắt di cư, rồi bắt qua Mẽo, mất mẹ căn cước Mít, về Hà Nội, nhìn hai vết đạn Tẩy để lại trên thân thể Hà Nội mà đau như cắt, và khi hỏi, về không, làm sao không, về đâu, Hà Nội chứ đâu nữa!

Ở hay Về

Với Hà Nội, tôi là kẻ lạ. Tôi sinh ra ở đấy nhưng tôi chẳng biết gì về nó. Chưa kịp có chút ý thức nào thì tôi đã bị bứng gốc ném giạt về những miền đất xa lạ. Kẻ lạ cũng là kẻ bạc tình. Kẻ bạc tình vồn vã khi đến nhưng lạnh lùng lúc ra đi. Tôi chẳng bao giờ khóc vì nhớ thương Hà Nội như Vũ Bằng, nhưng một hôm có người bạn hỏi đùa, “Nếu có ngày về lại Việt Nam sinh sống thì cậu sẽ chọn ở nơi đâu.” Không kịp suy nghĩ, bất giác tôi buột miệng trả lời anh, “Hà Nội chứ còn đâu nữa.”
Nguồn

Trở lại nơi một thời vang bóng

Lẽ dĩ nhiên đường từ St Petersburg tới Stockhom đi qua địa ngục, cũng vẫn nhà thơ người Nga, trong bài diễn văn nhận giải Nobel văn chương, đã tuyên bố như vậy.
Nobel hay không Nobel, tôi cũng thử bắt chước ông và tuyên bố:
Lẽ dĩ nhiên, con đường trở về Hà Nội đi qua địa ngục. 

 Nguyễn Quốc Trụ

Cứ theo lịch sử mà nói, thì luôn luôn, cá nhân bị buộc tội phản bội xứ sở của nó.
Tại sao chúng ta không nói ngược lại, theo kiểu đổi bên, nghĩa là, bây giờ đến lượt Gấu buộc tội xứ sở Mít phản bội Gấu!
Hà, hà!
Ý trên, là của Ha Jin, trong bài Ngôn ngữ Phản bội, The Language of Betrayal, trong Nhà văn như là Di dân, The writer as Migrant.
Ông giải thích thêm:
Rất nhiều xứ sở là những tên phản bội đối với những công dân của chúng.
Cái tội ác tệ hại nhất, khốn kiếp nhất mà xứ sở phạm, đối với một nhà văn, là, khiến nhà văn đếch làm sao viết với sự chân thật, và với sự toàn vẹn của người nghệ sĩ.
The worst crime the country commits against the writer is to make him unable to write with honesty and artistic integrity. (1)


  Ghi chú trong ngày

**

Trong Khi Chờ Tầu!
[Tầu, means Tẫu]

Nhân đọc mẩu viết về “tầu hoả”, tức “xe lửa”, trên Blog NL, bèn nhớ tới số báo này.
Bài "édito" thật tuyệt.
Cái tít làm nhớ đến Beckett, Trong Khi Chờ Godot, và đây là dụng ý của tay viết.

Và của Gấu!

EN ATTENDANT LE TRAIN

MÉDITANT SUR TOLSTOI ET DOSTOIEVSKI au fil d'un magistral essai (1), George Steiner ouvre une brève parenthèse pour souligner le role stratégique des quais de gare chez ces deux auteurs. Leurs trajectoires, si souvent opposées et dont Steiner s'applique à minorer les divergences, se trouvent ainsi réunies, en attendant le train, II ne faudrait pas toutefois en conclure que le roman russe s'apparente à l'indicateur Chaix et encore moins à une littérature de gare, encore que lire Guerre et Paix dans le Transsibérien demeure un projet séduisant. Et cohérent. Les héros de Tolstoi comme ceux de Dostoievski aiment voyager par le train, Que l'on songe à l'ouverture de L'ldiot, quand le prince Muichkine et Rogojine approchent de Saint-Pétersbourg par le train de Varsovie. Ou encore à la tragédie d'Anna Karénine qui commence, comme elle finira, sur un quai de gare.
    Vronsky, on le sait, part pour la guerre. II existe d'autres destinations plus enviables. D'autant que le roman russe profite de l'immensité de l'espace pour pousser ses héros vers de lointaines et mythiques frontières, là où campent les Cosaques, les tribus du Caucase, les vieux-croyants du Don et de la Volga. Le héros tolstoien s'évade volontiers à la campagne, et ce retour à la terre s'accompagne d'une résurrection de l'âme. Le héros dostoievskien, pour sa part, cherche son salut dans le royaume de Dieu, improbable destination que l'auteur des Possédés conseillait ironiquement de choisir plutôt en juin.
    Quand, rompus de fatigue, les héros restent à quai, c'est l'auteur qui part. Ainsi Tolstoi, abandonnant au soir de sa vie de domicile conjugal pour retrouver les lieux de sa jeunesse, fuyant vers le Caucase comme s'il voulait semer la mort qui est à ses trousses. « Je m'en vais dans la solitude», écrit-il dans ses Carnets. Pour terminus, une petite gare, à Astapovo, où il mourra en laissant sur sa table de chevet deux livres, ultimes compagnons de voyage: Les Frères Karamazov et les Essais de Montaigne.
    La Russie et l'Europe sont les deux patries des auteurs russes. Tolstoi admirait Stendhal. De son coté, Dostoievski avait lu avec passion Sand, Dickens, Balzac, Sue, Restif... Reconnaissant sa dette envers la culture européenne, il faisait dire à Ivan Karamazov: « Je veux voyager en Europe, Aliocha; je veux sortir d'ici. Et pourtant, je sais que je ne trouverai qu'un cimetière un très précieux cimetière, voilà ce que c'est! » Quant à Gogol, il trouva sa Russie alors qu'il pérégrinait à Paris, Rome ou Vevey.
    Indifférente à tant de transports, l'Europe à longtemps consideré avec froideur et réticence les auteurs russes, On leur reprocha une débauche de pathos, l'absence de contraintes esthétiques, trop de vie, trop de pages. Comment faire face aces « grands monstres informes », selon la redoutable expression d'Henry James? Tolstoi a écrit pas moins de quatre-vingt-dix volumes et, jamais en mal d'inspiration, il se risqua à bâtir une pièce de théatre en six actes. Voulant rivaliser avec l'infinité, il faisait en sorte que le dernier chapitre de chaque roman ménage un prélude à l'oeuvre prochaine. II refusait de mettre un point final, et en mit même trois pour éviter de tout à faire conclure

Guerre et Paix. Voilà l'un des miracles de la littérature russe : les trains qui la traversent ne s'arrêtent jamais.+

(1) George Steiner, Tolstoi ou Dostoievski, traduit de l'anglais par Rose Celli, réed, 10/18, 2004.


hồng vệ binh 30/4 (1)

Note: Được, được!
V/v Nhà thơ Đại Hàn này, TV cũng đã đi 1 đường bình loạn, khi anh “thú tội trước bàn thờ” [thuổng Kiệt Tấn: anh viết, thú hơn, nhưng Gấu không tiện lập lại ở đây!], 1 dòng thơ trong bài thơ thần sầu "quê hương", không phải của ảnh!

Phúc phương phì
Câu cuối không hề có!

Ui chao, trễ quá rùi

Một độc giả Tin Văn, chắc là nữ độc giả, sau khi đọc bài viết về nỗi thiếu quê hương, không thể lớn thành người, đã viết mail, trách nhẹ Gấu, không thể so sánh Đỗ thi sĩ với Kim Phúc được, vì một lý do rất giản dị, không một người phụ nữ nào muốn cái chuyện, thân thể của mình bị mang ra làm trò, bất cứ trò gì, đừng nói trò tuyên truyền khốn nạn. For Your Eyes Only, không nhớ sao, Chú/Bác Gấu?

Bà/Cô nhắc tuồng Gấu: Phải so sánh với trường hợp Grass, và cái chân lý về thế kỷ bửn, thế kỷ Lò Thiêu, Lò Cải Tạo: Không ai muốn từ giã nó mà trên người không có tí… cứt!

Quả có thế: Đỗ Thi Sĩ chẳng có tí gì dơ dáy, sau một cuộc chiến nhơ bẩn như vậy!
PXA than địa ngục hết chỗ, ông không biết đi đâu, không phải vì ông nghĩ ông sạch, mà là vì cỡ như ông, phải có một nơi nào khác, thí dụ, Lò Luyện Ngục. Nhưng nếu nói huỵch tẹt ra thì cao ngạo quá. Nên nhớ, chỉ những thứ long trời lở đất, khi còn sống, thì chết, mới được đưa xuống Lò Luyện Ngục, Purgatoire, thí dụ Sartre, Aragon, chẳng hạn.

*

Văn Hóa vs Cái Ác Bắc Kít

“Je suis une sorte de survivant, tôi chỉ tạm coi mình cũng 1 thứ sống sót.
Steiner viết như vậy về ông, là cũng từ cái ý thế kỷ bửn mà không có tí cứt trên người, là đếch có được!
Nhờ ông già khôn như…  Bắc Kít, gia đình ông chạy kịp trên chuyến tầu chót rời cựu lục địa qua Mẽo. Ông già của ông sau đó, chắc cũng đau vì sống sót nhờ khôn quá, khi ông con tính định cư luôn ở Mẽo, bèn chửi, mi mà ở Mẽo thì thằng Hít Le quá đúng rồi, quá có lý, còn cái mẹ gì để mà nói nữa, và ông con bèn ngộ ra liền, bèn về lại Âu Châu, quanh quẩn bên mớ tro than Lò Thiêu.
Cái cú gia đình Steiner thoát Lò Thiêu vào phút chót, gần như 1 phép lạ, như ông kể với tờ The Paris Review, (1) làm Gấu nhớ đến “phép lạ Mỹ Cảnh”: Giả như Gấu, vào phút chót không bật ra cái ý nghĩ, nhường cho hai ông bạn người Phi hai ghế trong, quay lưng vào bờ, nhìn ra sông Sài Gòn về đêm với ánh đèn chói lòa tung tăng trên sóng nước, thì đâu còn anh cu Gấu ở trên đời nữa?
Và nếu không được VC thưởng cho hai trái mìn, thì Gấu dính cú Tổng Động Viên, và có thể cũng mất xác rồi cũng nên, hà hà!
Y chang chuyện tái ông thất mã!
Ly kỳ nhất, là cái lần đầu đi trình diện, gặp tay y bác sĩ quân y, ông ta coi cái hình cánh tay bị thương của Gấu, phán, đi.
Gấu cũng nghĩ thế, đi thì đi, sợ gì, nhưng Tết đến đít rồi, thế là Gấu bèn trả lời, OK, đi, nhưng ông cho tôi ăn Tết với gia đình 1 phát, rồi ra Giêng ngày rộng tháng dài, tha hồ mà đi.
Ông ta bật cười, gật đầu, và cho Gấu hoãn dịch 3 tháng.
Thế là những lần sau, mấy ông y sĩ khác bắt chước ông thứ nhất, cho mày 3 tháng!





The Keening Muse
Trở lại nơi một thời vang bóng


Cứ theo lịch sử mà nói, thì luôn luôn, cá nhân bị buộc tội phản bội xứ sở của nó.
Tại sao chúng ta không nói ngược lại, theo kiểu đổi bên, nghĩa là, bây giờ đến lượt Gấu buộc tội xứ sở Mít phản bội Gấu!
Hà, hà!
Ý trên, là của Ha Jin, trong bài Ngôn ngữ Phản bội, The Language of Betrayal, trong Nhà văn như là Di dân, The writer as Migrant.
Ông giải thích thêm:
Rất nhiều xứ sở là những tên phản bội đối với những công dân của chúng.
Cái tội ác tệ hại nhất, khốn kiếp nhất mà xứ sở phạm, đối với một nhà văn, là, khiến nhà văn đếch làm sao viết với sự chân thật, và với sự toàn vẹn của người nghệ sĩ.
The worst crime the country commits against the writer is to make him unable to write with honesty and artistic integrity. (1)


*

Barthes là Thầy của GCC, thời mới lớn, khi tiếng Tây của Gấu ăn đong, nhưng không hiểu sao, Gấu cực kỳ bướng bỉnh, tự hứa với chính Gấu, mi phải đọc Barthes, cũng như phải đọc Lukacs, thí dụ.
Khác hẳn Camus, Gấu đọc Camus là để tìm… Gấu, còn đọc Barthes là để tìm văn chương, đọc Lukacs, Henri Lefebvre… là để hiểu Mạc Xịt, và liệu có phải nó là nguyên nhân của cuộc chiến Mít.
Ba cái chuyện lẩm cẩm này, bây giờ nhìn lại, thì viết như vậy, chứ hồi đó chưa nhận ra.
Mua lại như 1 kỷ niệm thời mới lớn, nhưng còn là do, khi đứng ở tiệm sách, tình cờ đọc 1 bài trong đó, Barthes phân biệt sự khác biệt giữa 1 tên nghèo, và 1 tên sô sản, khi viết về những phim của vua hề Charlot.

The Poor and the Proletariat

Charlie Chaplin's latest gag has been to transfer half of his Soviet prize into the funds of the Abbé Pierre. At bottom, this amounts to establishing an identity between the nature of the poor man and that of the proletarian. Chaplin has always seen the proletarian under the guise of the poor man: hence the broadly human force of his representations but also their political ambiguity. This is quite evident in this admirable film, Modern Times, in which he repeatedly approaches the proletarian theme, but never endorses it politically. What he presents us with is the proletarian still blind and mystified, defined by the immediate character of his needs, and his total alienation at the hands of his masters (the employers and the police).
For Chaplin, the proletarian is still the man who is hungry; the representations of hunger are always epic with him: excessive size of the sandwiches, rivers of milk, fruit which one tosses aside hardly touched. Ironically, the food-dispensing machine (which is part of the employers' world) delivers only fragmented and obviously flavorless nutriment. Ensnared in his starvation, Chaplin-Man is always just below political awareness. A strike is a catastrophe for him because it threatens a man truly blinded by his hunger; this man achieves an awareness of the working-class condition only when the poor man and the proletarian coincide under the gaze (and the blows) of the police. Historically, Man according to Chaplin roughly corresponds to the worker of the French Restoration, rebelling against the machines, at a loss before strikes, fascinated by the problem of bread-winning (in the literal sense of the word), but as yet unable to reach a knowledge of political causes and an insistence on a collective strategy.
But it is precisely because Chaplin portrays a kind of primitive proletarian, still outside Revolution, that the representative force of the latter is immense. No socialist work has yet succeeded in expressing the humiliated condition of the worker with so much violence and generosity. Brecht alone, perhaps, has glimpsed the necessity, for socialist art, of always taking Man on the eve of Revolution, that is to say, alone, still blind, on the point of having his eyes opened to the revolutionary light by the 'natural' excess of his wretchedness. Other works, in showing the worker already engaged in a conscious fight, subsumed under the Cause and the Party, give an account of a political reality which is necessary, but lacks aesthetic force.
Now Chaplin, in conformity with Brecht's idea, shows the public its blindness by presenting at the same time a man who is blind and what is in front of him. To see someone who does not see is the best way to be intensely aware of what he does not see: thus, at a Punch and Judy show, it is the children who announce to Punch what he pretends not to see. For instance, Charlie Chaplin is in a cell, pampered by the warders, and lives there according to the ideal of the American petit-bourgeois: with legs crossed, he reads the paper under a portrait of Lincoln; but his delightfully self-satisfied posture discredits this ideal completely, so that it is no longer possible for anyone to take refuge in it without noticing the new alienation which it contains. The slightest ensnarements are thus made harmless, and the man who is poor is repeatedly cut off from temptation. All told, it is perhaps because of this that Chaplin-Man triumphs over everything: because he escapes from everything, eschews any kind of sleeping partner, and never invests in man anything but man himself. His anarchy, politically open to discussion, perhaps represents the most efficient form of revolution in the realm of art.

Roland Barthes 

*

Khách sạn Hilton, Hà Nội

Chẳng có ai người cười nổi, những ngày đó
Ngoại trừ những người chết, sau cùng tìm thấy sự bình an
Như 1 cánh tay thừa thãi, 1 sức nặng vô dụng
Hà Nội đong đưa quanh Hỏa Lò
Hàng theo hàng, đám Ngụy diễu [không phải diễn] hành,
Khùng vì đau, nhắm nỗi bất hạnh của họ
Bài ca vĩnh biệt, sắc, gọn
Tiếng còi tầu chở súc vật rú lên
Ngôi sao thần chết đứng sững trên nền trời Hà Nội
Và xứ Bắc Kít, ngây thơ vô tội,
Quằn quại dưới gót giầy máu
Dưới bánh xe chở tù.

Không phải tôi. Ai đó đau khổ
Tôi làm sao chịu nổi nỗi đau đó
Hãy choàng nó bằng vải liệm đen
Và mang đèn đi chỗ khác
Đêm rồi!

Akhmatova: Kinh Cầu

Note: Bài giới thiệu tập thơ Akhmatova, của Brodsky, được in trong Less Than One, với cái tên: The Keening Muse. Nữ thần thơ ca ai oán
TV sẽ dịch bài này, làm thành“bộ ba”, “trilogy”, hai bài còn lại là Trong Căn Phòng Rưỡi, Tưởng Niệm Nadezhda Mandelstam [1899-1980].

Akhamatova, có vẻ như được sửa soạn để đóng cái vai của bà, hơn hầu hết những nhà thơ cùng thời. Ngoài ra, vào lúc xẩy ra Cách Mạng, bà 28 tuổi , không quá trẻ để tin hay không tin, và cũng không quá già để biện minh cho nó. Sau đó, là 1 người đàn bà, trong vai “gái” [“cái” cũng được] thì cũng khó mà thổi Cách Mạng, hay kết án nó. Bà cũng không quyết định thay đổi trật tự xã hội….

Đọc bài viết của Brodsky về Akhmatova, nữ thần thơ bi ai Nga, thì Gấu ngộ ra điều, tại sao mà GCC này chịu không nổi, phải nói, tởm, cái giọng của đám VC ly khai, thứ ngôn ngữ nhơ bẩn, “máu què”, thí dụ, cũng như cái giọng gà mái gáy của Sến, vẫn thí dụ.

Nhà thơ chỉ phán một câu thôi: Bà nhận ra nỗi đau, she recognized grief.
Và trước đó, Brodsky giải thích:
Bà không vứt Cách Mạng vào thùng rác. Một dáng đứng thách đố cũng đếch hợp với bà. Bà giản dị coi nó như là nó có, và chấp nhận nó, như là nó xẩy ra: cơn đau của cả nước, đau chừng nào, nỗi đau của mỗi cá nhân, đau theo chừng đó.

The poet is a born democrat not thanks to the precariousness of his position only but because he caters to the entire nation and employs its language: Nhà thơ sinh ra, và bèn dân chủ, không phải chỉ vì cái bấp bênh của dáng đứng, vị trí của mình, mà còn bởi cái sự mua vui cho đời, cho cả nước, và sử dụng cái ngôn ngữ của nó.
Cũng thế, là bi kịch.

Đâu có phải cứ đụng tới chữ nghĩa, tới văn chương, tới thơ ca, là vãi nước đái ra, hoặc văng tục, hoặc gáy?

Bearing the Burden of Witness:
Requiem 

Requiem was born of an event that was personally shattering and at the same time horrifically common: the unjust arrest and threatened death of a loved one. It is thus a work with both a private and a public dimension, a lyric and an epic poem. As befits a lyric poem, it is a first-person work arising from an individual's experiences and perceptions. Yet there is always a recognition, stated or unstated, that while the narrator's sufferings are individual they are anything but unique: as befits an epic poet, she speaks of the experience of a nation.

The Word That Causes Death’s Defeat
Cái từ đuổi Thần Chết chạy có cờ

Kinh Cầu đẻ ra từ một sự kiện, nỗi đau cá nhân xé ruột xé gan, và cùng lúc, nó lại rất là của chung của cả nước, một cách cực kỳ ghê rợn: cái sự bắt bớ khốn kiếp của nhà nước và cái chết đe dọa người thân thương ruột thịt. Bởi thế mà nó có 1 kích thước vừa rất đỗi riêng tư vừa rất ư mọi người, rất ư công chúng, một bài thơ trữ tình và cùng lúc, sử thi. Nó là tác phẩm của ngôi thứ nhất, thoát ra từ kinh nghiệm, cảm nhận cá nhân. Tuy nhiên, trong lúc chỉ là 1 cá nhân đau đớn rên rỉ như thế, thì nó lại là độc nhất: như sử thi, bài thơ nói lên kinh nghiệm toàn quốc gia….

Đáp ứng, của Akhmatova, khi Nikolai Gumuilyov, chồng bà, 35 tuổi, thi sĩ, nhà ngữ văn, trong danh sách 61 người, bị xử bắn không cần bản án, vì tội âm mưu, phản cách mạng, cho thấy quyết tâm của bà, vinh danh người chết và gìn giữ hồi ức của họ giữa người sống, the determination to honor the dead, and to preserve their memory among the living….

Solzhenitsyn đã không nhận ra điều này, như trong cuốn sách kể ra, về lần gặp gỡ giữa ông và Akhmatova...


Sĩ phu Bắc Kít vs Dalai Lama

Gấu nhiều lần lèm bèm, sĩ phu Bắc Kít bị liệt một nửa bộ não, ngay cả ["nhất là", mới đúng] đấng Nobel Toán!
Thú vị quá, với riêng Gấu, Đức Phật Sống cũng phán như thế, về Tẫu VC!

“Tôi nói với Tông Tông Mẽo, Obama, đám Bắc Bộ Phủ Bắc Kinh, bộ não của họ bị thiến mất 1 mẩu, đúng mẩu có cái gọi là lương tri của con người”. Đức Dalai Lama nói với tôi, [ký giả Jonathan Mirsky của tờ NYRB] trong lần lèm bèm giữa chúng tôi tại London vào giữa Tháng Sáu, 2012

Evil Axis

Nhân đây tôi cũng hi vọng bài viết này không bị tất cả các trang của chính quyền ma này đồng loạt đăng lại, như trường hợp bài “Báo quan” mới đây. Không thể tránh, nhưng tôi không mong có những đồng minh bất ngờ như thế. (1)

Đám mê đội dĩa Sến [như DDTK, NV của băng Cờ Lăng, Diễn Đàn HV…  thí dụ], có thấy nhục & nhột...  không?
NQT