TẠP GHI
|
Trở lại nơi một thời vang bóng
Chuyện ở thủ
đô
CTU
Tôi đi Hà Nội
một tháng, gặp một số chuyện “độc” chỉ có ở thủ đô, mang về làm quà kể
cho bạn
nghe. Kể từng chuyện nhé.
Niềm tin &
quốc tịch
Chồng chị là đảng viên. Chị cũng đảng viên, cả hai đều là đảng viên
thứ gộc. Họ làm ăn rất tài và phất rất nhanh. Hết mua bán đất đến mua
bán nhà,
rồi mua bán chung cư, rồi đến chơi chứng khoán. Đầu tư quả nào trúng
ngay quả
đó. Một hôm, chị nói với tôi rằng, “Chị vừa mua thêm căn hộ ở
Singapore, em ạ.”
Tôi rất ngạc nhiên khi nghe chị nói như thế. Trước đây, tôi có nghe kể
rằng chị
đã mua một ngôi nhà ở Australia và một ngôi nhà nữa ở Mỹ, bang Cali hẳn
hoi.
Nghĩa là cho con đi du học ở xứ nào thì chị mua nhà cho chúng ở xứ đó.
Trước để
khỏi phải tốn tiền thuê nhà, khi học xong thì cũng vừa trả xong tiền
nợ, và giá
trị căn nhà cũng tăng đủ để sinh lời. Tuy vậy, tôi hỏi thêm cho rõ,
“Nhưng chị
đã có nhà ở Úc và ở Mỹ rồi thì mua thêm ở Sing làm gì?”Chị bình thản
chia sẻ thật
với tôi, “Chị đầu tư mà em. Vả lại vốn vay tại Singapore cực rẻ. Chị sẽ
chuyển
toàn bộ tài sản ra nước ngoài luôn. Cái quy chế có chừng nửa triệu đô
thì được
nhập tịch ở Canada rất thoáng, nhà chị đang lo. Như thế sẽ an toàn hơn.
Ở mình,
giờ nhìn đâu cũng thấy bóng dáng thần chết. Từ thực phẩm cho đến xe cộ,
sơ sảy
chút là không toàn mạng. Thậm chí, tháng nào bọn chị cũng bay qua
Singapore mua
thực phẩm rồi đem về Hà Nội sử dụng dần dần. Mấy cái siêu thị ở đây
cũng không
thể tin được. Làm sao mà biết chắc rằng chúng không bán hàng đểu cho
mình. Ăn bậy
vào nếu không ngộ độc thì cũng ung thư.”
Chị lại
khuyên, “Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa
thì hết
tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị
nạn giáo dục
nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều
phải tính
hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy. Em cố gắng mà chạy cho
được
thêm cái quốc tịch. Dù sao có hai cái quốc tịch vẫn hơn. Lỡ có chuyện
gì...
thì... bay hơn tiếng đã đến Singapore.”
Trời ơi, cỡ
làng nhàng dân ngu khu đen như tôi thì làm sao mà… chạy thêm cái quốc
tịch? Quốc
tịch chứ có phải là mớ rau ế mua ở chợ chiều đâu mà dễ chạy vậy ta? Làm
sao mà
sống tiếp đây? Chẳng lẽ, cái xứ này đến hồi vận mạt rồi sao?
Tôi tình thật
hỏi tiếp luôn, “Vậy anh chị nghĩ sao về cái vụ đảng viên của mình chứ?
Đảng
viên mà còn tính như thế thì dân đen như em phải làm sao? Niềm tin đặt
vào chỗ
nào đây?” Chị đáp, “Chị có còn sinh hoạt đảng gì nữa đâu, có cái thẻ
thì giữ
cho có để khỏi bị chúng hà hiếp. Ngó tới thêm nhục! Còn ông ấy thì phải
giữ vì
còn phải làm việc trong bộ. Rồi cũng tới lúc phải vất thôi. Chị còn
nghe thằng
bé nhà chị ở Mỹ nó nói là, ở nước ngoài các chính phủ họ căng với đảng
viên lắm.
Thậm chí khi thi quốc tịch ở Mỹ nó còn hỏi người ta khai ra có phải là
đảng
viên Phát-xít và Cộng sản hay không, nếu có là phăng-teo luôn.”
Tôi thầm
nghĩ, trời ơi, làm sao mà sống tiếp đây? Các đại gia, các nhà tư sản đỏ
mới có
điều kiện để trở thành người tiêu dùng thông thái, nhà đầu tư thông
minh như thế.
Ai ai cũng thủ thế và chuẩn bị bài chuồn để bảo toàn mạng sống và của
cải. Thường
thường bậc trung như mình, nghĩ thì cũng nghĩ tới đấy nhưng chẳng thể
làm được.
Thôi thì có chết thì chết chung với nhau, chết chùm cả nước, chứ có
riêng gì
mình. Lỡ có chuyện gì thì làm ơn… lỡ sớm sớm giùm một chút.
Cái gì cũng
“đéo”
Ngày nay hầu như ở Hà Nội người ta không còn, hay rất hiếm, nói từ
“không”, mà thay bằng từ “đéo”. Ra phố thì cái gì cũng “đéo”. Từ già
cho tới trẻ,
nam hay nữ gì cũng vậy, cũng nói “đéo” thay cho “không”. Thậm chí, có
khi bạn
còn nghe “đéo” trong các môi trường lẽ ra rất lành mạnh như nhà trường.
Cái gì
cũng “đéo”. Nghĩa là, “đéo có cái gì mà không đéo”. Giả dụ, ở sạp báo,
bạn hỏi,
“Ông ơi, có báo Nhân Dân không?” / “Đéo có Nhân Dân, chỉ có Hà Lội Mới
thôi!”.
Kinh!
Thịt heo tự
nuôi, cho nó lành!
Xem ti-vi, thấy một chị tre trẻ ở Hà Nội đặt họ hàng ở quê
nuôi heo để ăn dần cho nó an toàn, bảo đảm là heo nuôi với nguồn thực
phẩm tự
nhiên, không có chất “tạo nạc”. Ai muốn ăn thịt heo thì phải ghi tên
trước 8
tháng. Nhà đài VTV tường thuật như thể chị chàng kia thông minh lắm,
như muốn
khuyến khích mọi người theo cái gương đấy. Mình nghĩ, không chừng chắc
rồi cũng
tới cái lúc dân ta quay lại như thời bao cấp, cái thời nhà nhà nuôi
heo, tự
cung tự cấp, ủn ỉn ụt ịt trong mọi nhà, trên mọi hành lang chung cư,
cho nó
lành. “Sĩ” Ra đây một thời gian ngắn tôi nhận ra được cái tính “sĩ” của
dân thủ
đô. Tôi gặp một số người cho rằng mình là người Hà Nội chính gốc, có tổ
tiên hằng
bao nhiêu đời làm quan của triều nhà Hồ, nhà Lê. Những người này có
niềm kiêu
hãnh về dòng dõi của mình, và họ khinh đám dân nhập cư từ Nghệ An,
Thanh Hóa,
hay các xứ khác đến sống ở Hà Nội ra mặt. Nếu không khinh ra mặt được
thì họ
cũng ngấm ngầm tự hào về cái khả năng không nói ngọng nghịu, lẫn lộn
hai âm “nờ”
và “lờ”, và tự hào về cái giọng thanh tao (nhưng tôi nghe thì có khi
chua lét)
của họ, chứ không nặng chình chịch và quê mùa của người nhập cư. Họ cho
rằng
như thế mình mới là “sĩ”, là “kẻ sĩ”; nghĩa là, có thể nghèo, nhưng vẫn
sang trọng,
một cách nào đó, trong nhân cách thừa kế được từ dòng dõi nhiều đời
trước.-
Note: Độc
giả
thân hữu gửi.
Tks.
TV
Trở lại nơi một thời vang bóng
Volkov: Do you
mean the line, "Thank God I was left on this earth without a homeland?”
Those words proved prophetic. How did they pop out of you then, in 1962?
Brodsky.
Well, there was this idea of solitude ... of detachment. After all, in
that Leningrad
topography, there is really a very powerful split. There's a tremendous
difference between the center and the outskirts. And suddenly I
realized that
the outskirts were the beginning of the world, not the end. 'They were
the end
of the familiar world but the beginning of the unfamiliar world, which
is much
bigger, much vaster. In principle the idea was that, in leaving for the
outskirts, you're distancing yourself from everything you know and
setting out
for the real world.
Volkov: Bạn
tính nói cái dòng thơ “Cám ơn Trời tôi bị bỏ lại trên thế gian này đếch
có quê
hương?” Đúng là dòng thơ tiên tri. Quái làm sao, nó lại bật ra vào năm
1962?
Brodsky: Chắc
là do cô đơn, tách rời. Nói cho cùng, cái địa thế của Leningrad gây
chia lìa, (đi
hay ở là chọn lựa chết người. TTT). Có 1 sự khác biệt khủng giữa trung
tâm và
ngoại vi. Và bất thình lình tôi nhận ra, ngoại vi là khởi đầu của thế
giới, không
phải tận cùng. Chúng là tận cùng của thế giới quen thuộc, nhưng là bắt
đầu của
thế giới không quen thuộc, lớn hơn, rộng hơn. Khi rời bỏ trung tâm tới
ngoại
vi, là bạn tự tách mình ra khỏi mọi thứ bạn quen biết, và bước vào thế
giới thực.
Volkov: Chuyện
trò với Brodsky
Lẽ dĩ nhiên đường
từ St Petersburg
tới Stockhom đi qua địa ngục, cũng vẫn nhà thơ người Nga, trong bài
diễn văn nhận giải Nobel văn chương, đã tuyên bố như vậy.
Nobel
hay không Nobel, tôi cũng thử bắt chước ông và tuyên bố: Lẽ dĩ nhiên,
con đường trở về Hà Nội đi qua địa ngục.
Nguyễn
Quốc Trụ
Looking on a Russian Photograph, 1928/1995
It's the classic picture
of doom. Three great poets stand together in 1928, the Revolution just
a decade old, their hearts and brains soon to be dashed out on the
rocks of Russian fascism, the flower of their achievements destined to
be crushed by the new czar, Stalin.
Eisenstein, Mayakovski, Pasternak - each will die in his own tortured
way. Mayakovski, rebuffed in love, imprisoned in Moscow, will kill
himself in 1930, at the age of thirty-six. Eisenstein's broken heart
will give out in 1948, cherished projects betrayed, the fifty-year-old
filmmaker persecuted abroad and closely watched at home. Pasternak,
long denied by his government, will finally survive Stalin - yet, when
his magnum opus, Doctor Zhivago, earns him the Nobel Prize in 1958, he
will not be permitted to accept, his book burned, his name excoriated
in his homeland.
But there they stand in 1928, brave young hearts, frozen in triumph,
the last symbols of a civilization about to go mad. Yet I find. myself
thinking - how lucky they are, these three, able to experience lives of
great crisis and choice. Were they not gifted with an energy that
brought them each full-bore into what Justice Oliver Wendell Holmes
called the "passion and peril of their times"?
We shall all lose, it is inevitable. The issue is how we lose, on what
terms. These three men played out their lives across the dark landscape
of a cursed country, each sought as a solace from a mad czar, who with
quasi-Asiatic mind tortured them with the impossibility of reason.
I do not seek such death. I choose the milder climes of the USA circa
the late twentieth century - although these times, less sinister
certainly than Stalinist ones, may be equally dangerous-for what is in
danger, in the largest sense, is the soul. And the soul that dies in
its lifetime is the sterile, timid, cynical soul that is never tested
by its time. Though tests too can be boredom. Luxury, television and
the accelerating sameness of information can be far more ruthless than
war or disease.
So I say-in death, rest. There is much time later to sleep.
Until then party - party hard, suffer hard. Live lives suffused with
cycles of joy and sorrow. Participate above all in the travails of your
time, as artists your shoulders equal to all working and struggling
people, neither higher nor lower but equal to its spirit in its own
time.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - I salute you.
- Oliver Stone
The Paris Review Winter 1995: Russian
Portraits
Quái đản thật. Ở cái xứ VC
Niên Xô này, ngay cả những tay theo Đảng, phò Đảng thì cũng bảnh, cực
bảnh, như bộ ba trên đây.
Vladimir Mayakovski, Sergei Eisenstein, Boris Pasternak - Gấu Cà Chớn
chào các bạn.
Ở cái xứ Bắc Kít, toàn Kít!
Một bức hình
cổ điển về đọa đầy, trầm luân, bất hạnh…Ba nhà thơ lớn chụp chung với
nhau vào năm 1928, Cách Mạng thì mới được 10 tuổi, tim và óc của họ sẽ
nát bấy ra trên những hòn đá của phát xít Nga, bông hoa thành tựu sẽ bị
nghiền nát dưới gót giầy của sa hoàng mới của Nga – Stalin. Eisenstein, Mayakovski,
Pasternak - mỗi người một cái chết, mỗi
người một cuộc tra tấn riêng. Mayakovski, bị cự tuyệt trong tình yêu,
bị cầm tù tại Moscow, tự sát vào năm 1930, ở tuổi đời 36. Trái tim bể
của Eisenstein ngưng đập vào năm 1948, những đồ án nâng niu bị phản
bội, nhà làm phim 53 tuổi bị truy đuổi bách hại khi ở hải ngoại, bị
canh trừng chặt chẽ khi ở nhà.
Pasternak,
đã từ lâu bị nhà cầm quyền của ông chối từ, sau cùng sống sót chế độ
Stalin – tuy nhiên khi tuyệt tác của ông Bác Sĩ Zhivago được
trao Nobel, ông không được phép đi nhận giải, sách bị đốt, tên bị trà
đạp bôi nhọ ở quê nhà.
Nhưng, như
bức hình cho thấy, ba nhà thơ đứng hiên ngang, vào năm 1928, ba trái
tim trẻ, can đảm, đông lạnh trong chiến thắng, những biểu tượng sau
cùng của 1 nền văn minh trước khi khùng điên, ba trợn. Tuy nhiên, riêng
tôi, thì lại nhận ra 1 điều, họ mới hạnh phúc, may mắn biết bao, khi cả
ba có thể kinh nghiệm những cuộc khủng hoảng lớn, và chọn lựa lớn.
RUINED CHOIRS
How did Shostakovich's music survive Stalin's Russia?
For genuine
dissidents, such as Solzhenitsyn and Brodsky, Shostakovich was part of
the problem. In an interview, ironically, with Solomon Volkov, Brodsky
attacked the effort to locate "nuances of virtue" in the gray expanses
of Shostakovich's later life. Such
a career of compromise, Brodsky said, destroys a man instead of
preserving him. "It transforms the individual into ruins," he said.
"The roof is gone, but the chimney, for example, might still be
standing."
Cái trò ‘dạng háng’, ‘biển
một bên, tớ một bên’… huỷ diệt một con người thay vì giữ được nó… Nó
biến con người thành tro than, điêu tàn… Mái nhà thì mất mẹ nó rồi,
nhưng cái ống khói, có thể vưỡn còn!
Note: Cái đoạn gạch đít ở trên, áp dụng vào
đám tinh anh Bắc Hà [HC, LD... trừ Hữu Loan], thật hợp!
Thư Nhà
Note: Trên
TV còn 1 bài của Brodsky, cũng thật “tuyệt cú mèo”, vinh danh bà vợ góa
của nhà
thơ Mandelstam, tác giả “Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng”, Hope Against Hope. Đọc bài
này, độc giả TV muờng tượng, hoặc liên tưởng tới Dương Thu Hương, qua
câu phán
hiển hách của bà, tao ỉa vào mặt lũ VC.
Bà vợ góa của
nhà thơ Nga, cũng phán tương tự, tao ỉa vào mặt cả 1 lớp sĩ phu Bắc Kít!
Tưởng
Niệm Nadezhda
Mandelstam
Liệu Nadezhda Mandelstam trở
thành như là
bà bây giờ, là do Cách Mạng, và tất cả những gì tiếp theo sau nó? Có lẽ
không
phải như vậy, bởi vì bà gặp người chồng của mình vào năm 1910. Nhưng
một câu
hỏi như thế, tự thân nó, là không thích hợp; nó dẫn chúng ta tới những
vùng đất
mờ ảo, của trò xác xuất - rằng chuyện như thế có thể xẩy ra - và tới
thuyết tất
định về lịch sử. Nói cho cùng, bà trở thành như bà ngày nay, không phải
bởi vì
những gì đã xẩy ra ở Nga, trong thế kỷ này, mà đúng ra là, bất chấp
những
chuyện đó. Ngón tay trỏ của một tên ngụy biện chắc hẳn sẽ vạch ra rằng,
theo
quan điểm của thuyết tất định lịch sử, thì "bất chấp" đồng nghĩa với
"bởi vì". Rút cục ra, tất định thuyết về lịch sử thì cũng chỉ có vậy,
nhưng ví bằng, nó quan tâm một tí, tới “cái gọi là con người”, nằm ở
trong ngữ
nghĩa của từ 'bất chấp'... ".
Gì thì gì, thì đây cũng là một điều tốt lành. Bởi vì, một người đàn bà
mảnh
mai, yếu đuối đã làm chậm - nếu không muốn nói, về mặt đường dài - đã
ngăn
chặn, cơn băng hoại văn hóa của cả một dân tộc. Những hồi ức của bà là
một cái
gì còn hơn cả một chứng tích, về thời của bà.
Chúng là một cái nhìn
lịch sử
dưới ánh sáng của lương tâm và văn hoá. Dưới ánh sáng đó, lịch sử nhăn
nhó, và
cá nhân thực hiện sự chọn lựa của mình: Hoặc là, bỏ công tìm kiếm coi
ánh sáng
tới từ đâu, hoặc là, phạm một tội liên quan tới gốc rễ con người, đối
với chính
anh ta/chị ta.
Bà đâu có muốn lớn lao, cao cả như vậy, ngay cả chuyện giản dị, là muốn
ngang
hàng với chế độ, cũng không. Với bà, đây là một chuyện riêng, nó liên
quan tới
tính tình, phong cách rất đỗi tư riêng của bà, và điều tạo nên phong
cách đó.
Và như chúng ta đã biết đấy, một vóc dáng cá nhân như thế, là đã được
văn hóa
và những sản phẩm tối hảo của nó, tạo nên: những bài thơ của chồng bà.
Chính
chúng, chứ không phải hồi ức về chồng, là điều mà bà cố gắng giữ
sao cho
sống hoài, không thể bị mai một. Chính là vì những bài thơ, chứ không
vì ông
chồng, mà trong vòng 42 năm trời đằng đẵng, bà trở thành một góa phụ.
Lẽ dĩ
nhiên, bà yêu chồng, nhưng tình yêu, tự thân nó, là một trong những
tinh hoa,
tài tình, "phong hoa nhất mực", của những đam mê trọn kiếp. Và tình
yêu, nó chỉ có thể có được bản chất phong hoa nhất mực, có được những
giấc mơ
bay bổng, những viễn ảnh tuyệt vời, là từ nội dung văn hoá, bởi vì nó
cần nhiều
không gian ở trong đầu, trong tâm hồn, chứ không phải thứ không gian ở
trên, và
ở xung quanh một cái giường. Ra ngoài không gian đó, nó rớt liền vào
không gian
giả tưởng một chiều. Bà là goá phụ, đối với văn hóa, và tôi nghĩ, bà
yêu chồng
nhiều ở những ngày hôm sau, hơn ngày đầu họ lấy nhau. Có lẽ chính vì
vậy mà độc
giả nhận thấy những cuốn sách của bà thật gây ám ảnh. Bởi vì điều
trên
đây, và còn bởi, cái gọi là thân phận của thế giới hiện đại trực diện
với văn
minh cũng được coi như là một thân phận ở góa [widowhood].
Nếu bà thiếu điều chi, thì đó
là sự khiêm nhường. Về điều này, bà không
như hai
nhà thơ lớn của bà. Nhưng, họ có nghệ thuật của họ. Và thành tựu thơ
ca, thứ
thượng hảo, khiến họ khiêm tốn, hoặc làm ra vẻ như vậy. Bà thì rất ư là
cổ hủ,
cố chấp, câu nệ, khó chịu, thích làm theo ý mình; tư tưởng hoặc chưa
chín chắn,
hoặc phát triển theo kiểu "nghe người ta nói như vậy". Nói ngắn gọn,
có rất nhiều cái gọi là sự thủ đắc ở nơi bà, thành thử người ta không
ngạc
nhiên, về chuyện bà ứng phó với những gì xẩy ra trong thực tế cũng như
trong
tưởng tượng. Sau cùng sự khó chịu của bà khiến nhiều người phải tránh
né, nhưng
phải như vậy thôi, bởi vì bà quá chán sự tâng bốc, quá chán được yêu
mến bởi
Robert McNamara, hay Willy Fisher [tên thực của Đại tá Rudolf Abel].
Tất cả
những gì bà muốn, là được chết ở trên chiếc giưòng của bà, và một cách
nào đó,
bà trông chờ điều này, bởi vì, "ở trên ấy, tôi lại gặp Osip của tôi".
"Không đâu, tôi đi trước bạn, lên trên ấy, và sẽ gặp Osip trước bạn",
Akhmatova trả lời.
Ước muốn của bà sau đã trở
thành hiện thực, và bà chết ở trên chiếc
giường của
bà. Với một người Nga thuộc thế hệ của bà, đây không phải là chuyện nhỏ
nhặt:
được chết ở trên chiếc giường của mình. Sẽ có những người than thở,
rằng bà
hiểu lầm thời của bà, rằng bà tụt hậu, không bắt kịp con tầu lịch
sử chạy
về tương lai. Ôi chao, có thể nói, như mọi người đàn bà Nga khác thuộc
thế hệ
của bà, bà biết quá rõ một điều là, con tầu chạy về tương lai đó ngưng
ở trại
tập trung hay tại phòng hơi ngạt. Bà may mắn đã hụt chuyến tầu, và
chúng ta may
mắn, vì bà bảo chúng ta biết lộ trình của nó. Tôi [Brodsky] gặp bà lần
chót vào
bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp của bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế
chiều,
và bà ngồi, hút thuốc, tại một góc bếp, trong bóng tối của cái tủ đựng
chén dĩa
in đậm lên tường. Đậm đến nỗi, người ta chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu
thuốc, và
hai con mắt sáng rực của bà. Cái còn lại - một thân hình mỏng manh, run
rẩy
dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay, khuôn mặt bầu dục nhợt nhạt, mái
tóc xám
mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt sạch. Bà giống như chút còn lại
của một
đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay, nếu đụng vô.
1981
Brodsky
Note:
Khi dịch bài viết này, GCC nhớ là, quả là có nghĩ tới DTH, khi nhận ra
1 điều,
mà sau này, GCC lèm bèm hoài, Mít, và nhất là xứ Bắc Kít, không làm sao
có được
sự nhân hậu ở trong văn chương, ngay cả ở DTH.
Thiếu
nó, là thiếu cái gọi là văn hóa, như Brodsky viết:
Tôi muốn tản
mạn thêm một chút, ở đây. Thực tại, chính nó, chẳng đáng một đồng xu
teng.
Chính cảm nhận của chúng ta đem ý nghĩa đến cho nó. Và, có đẳng cấp
trong cảm
nhận; cũng thế, có đẳng cấp trong ý nghĩa. Những cảm nhận được chiết
qua những
lăng kính tinh vi nhất, lọc lõi nhất, mẫn cảm nhất, chúng sẽ chót vót ở
trên đỉnh.
Lọc lõi, và cảm tính, ở đâu mà ra, nếu không là từ văn hoá, văn minh,
vốn là
nguồn cung cấp độc nhất cho một lăng kính như thế? Và dụng cụ chính của
văn
hoá, văn minh là ngôn ngữ. Đánh giá, thẩm định thực tại qua một lăng
kính như
thế - có được lăng kính này, là một mục
tiêu của sinh vật – nhờ vậy mà trở nên chân xác nhất, và có lẽ, chính
đáng nhất
[“Không công bằng!”, và Trọng tinh hoa”, sẽ có những tiếng la thét từ
mọi nơi,
sau một khẳng định như vậy, nhưng đâu cần, bởi vì, do định nghĩa,
“trọng tinh
hoa” là tính chất của văn hóa, và việc áp dụng những nguyên lý dân chủ
vào môi
trường tri thức sẽ dẫn tới sự kiện cào bằng, coi cá mè một lứa, giữa
khôn ngoan
và dốt nát, giữa minh triết và đần độn].
Chính vì sở
hữu một lăng kính như thế – nó đã được trao cho bà, bởi nền thi ca số
một của
thế kỷ 20 của Nga, chứ không phải do tầm vóc nỗi đau duy nhất mà bà đã
chịu đựng
- khiến cho khẳng định của bà về thực tại,
là không thể nói ngược lại được.
Thật là một giả tưởng quái
đản, khi cho rằng có
đau khổ mới có nghệ thuật lớn. Đau khổ làm cho người ta mù lòa, điếc
lác, tàn hại,
và thường khi, sát nhân. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách
mạng.
Cũng vậy, là Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ,
đếch cần
đến cái cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng
lên đầu
dân Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm. Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch
sử.
Sĩ
phu Bắc Kít vs Dalai Lama
Gấu nhiều lần lèm bèm, sĩ
phu Bắc Kít bị liệt một nửa bộ não, ngay cả ["nhất là", mới đúng] đấng
Nobel Toán!
Thú vị quá, với riêng Gấu,
Đức Phật Sống cũng phán như thế, về Tẫu VC!
“Tôi nói
với
Tông Tông Mẽo, Obama, đám Bắc Bộ Phủ Bắc Kinh, bộ não của họ bị thiến
mất 1 mẩu,
đúng mẩu có cái gọi là lương tri của con người”. Đức Dalai
Lama nói với tôi, [ký giả Jonathan Mirsky của tờ NYRB] trong lần lèm
bèm
giữa
chúng tôi tại London vào giữa Tháng Sáu, 2012
"Nhưng nói đi
thì cũng phải nói lại. Tôi hy vọng ở đám lãnh đạo mới, bắt đầu cuối năm
này. Những
nhà lãnh đạo Đảng CS/TQ bây giờ thiếu tự tin, nhưng tôi nghe từ những
người bạn
TQ thì sau 1, hoặc 2 năm, đám mới này sẽ đi vài đường khai mở, và
sẽ tự do,
dân chủ
hơn 1 tị."
Đức Dalai
Lama mà tôi thường được yết kiến kể từ 1981, bữa nay cực kỳ sôi nổi.
Ngài nhắc
tới cuộc gặp Tông Tông Mẽo Obama vào năm 2011. Tôi hỏi Ngài về những
cuộc gặp gỡ
với những đầu sỏ trên thế giới,, từ Nam Phi tới Anh Quốc, những đấng từ
chối gặp
Ngài theo đúng nghi lễ, vì sợ Tẫu. Tông Tông Mẽo Obama đếch dám gặp
Ngài vào năm
2009, cú “em chả, em chả” đầu tiên, từ một vị Tông Tông Mẽo, kể từ khi
vị lãnh
đạo Tây Tạng bắt đầu thăm Washington vào năm 1991. Hai cuộc gặp sau
cùng đã được
thực hiện vào năm 2010 và 2011. Và đều xẩy ra tại Phòng Bản Đồ Bạch
Cung thay vì
Phòng Bầu Dục, sau khi Bắc Kinh cảnh cáo: “Chúng tớ” kiên quyết phản
kháng bất
cứ 1 cuộc gặp gỡ chính thức với Dalai Lama, dưới bất cứ hình thức nào.
Ở Anh Quốc,
thì mấy tay chóp bu như Thủ tướng Gordon Brown và David Cameron cũng
kiếm 1 chỗ
khác, thay vì số 10 Downing Street. Tháng Sáu này, Phó Thủ Tướng Anh
cũng đi 1
đường gặp gỡ nhanh, gọn, đếch có quảng cáo, với Dalai Lama, Ngài gặp gỡ
vài ngàn
người ái mộ tại St. Paul's Cathedral. Tất cả những cuộc gặp gỡ
đó, kể cả cú tại nhà thờ, thì theo lệ
thường, đều đuợc anh Tẫu càu nhàu, “làm đau đớn tình cảm của dân Tẫu”.
“Nếu cái đám
đầu sỏ đếch muốn gặp tớ, thì kệ cha họ, đúng không?” Ngài sử dụng ngôn
từ cà chớn
của thằng cha Gấu. Nhưng dần dần, dân Tẫu nhận ra họ bị bóc lột, khai
thác, bị
kiểm duyệt. CS/VC Tẫu nói với dân Tẫu, "nhân dân ta" đâu cần thứ dân
chủ, nhân
quyền kiểu Tây Phương.
Evil Axis
Note: Đọc bài
viết của Sến thì nhìn ra truyền
thống muôn đời của… bướm.
Đọc bài viết của David Remnick thì lại nhìn ra, truyền thống của…
Brodsky!
August
11,
2012
The
Pussy
Riot Scandal
Posted
by
David Remnick
Note: Trên
TV còn 1 bài của Brodsky, cũng thật “tuyệt cú mèo”, vinh danh bà vợ góa
của nhà
thơ Mandelstam, tác giả “Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng”, Hope Against Hope. Đọc bài
này, độc giả TV muờng tượng, hoặc liên tưởng tới Dương Thu Hương, qua
câu phán
hiển hách của bà, tao ỉa vào mặt lũ VC.
Bà vợ góa của
nhà thơ Nga, cũng phán tương tự, tao ỉa vào mặt cả 1 lớp sĩ phu Bắc Kít!
Tưởng
Niệm Nadezhda
Mandelstam
Gửi DTH.
Jennifer Tran
Trong 81 năm của cuộc đời của
bà, Nadezhda
Mandelstam trải qua 15 năm là vợ nhà thơ vĩ đại nhất của Nga, và của
thế kỷ
này. Và 42 năm là bà vợ goá của ông. Còn lại là tuổi thơ và những năm
vừa mới
lớn. Trong giới văn, là vợ góa của một nhà thơ lớn là lời giới thiệu
bảnh nhất
về mình. Điều này lại càng đúng, vào những năm 1930 và 1940, chế độ sản
xuất ra
quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ, đến nỗi vào giữa thập niên
1960, mấy
bà đủ túc số để tổ chức một công đoàn.
"Nadya là một bà goá phụ may
mắn
nhất", Akhmatova vẫn thường nói. Khi nói như vậy, là bà muốn nhắc
tới sự công nhận rộng rãi, the universal recognition, đối với nhà thơ
Osip
Mandelstam. Và, mặc dù Akhmatova rất có lý khi nói như vậy, thì đây
cũng chỉ là
một cái nhìn từ phía bên ngoài, không tính tới đất nước thần thoại
chiếm tới
1/6 diện tích quả địa cầu, tức Nga xô, chính nó. Vào lúc mà ông chồng
có được
danh tiếng như vậy, Nadezhda đã ở vào tuổi sáu mươi, sức khỏe thật là
mỏng
manh, phía sau bà, là hai thập niên góa bụa, đói khát, thiếu thốn đủ
thứ, Cuộc
Chiến Lớn, và nỗi sợ triền miên, có thể bị Mật Vụ tóm bắt bất cứ lúc
nào, vì là
vợ một kẻ thù của nhân dân.
Chết là cùng chứ gì! Thành thử
tất cả
quãng đời còn lại, chỉ là giải lao, chỉ là hưu nhàn.
V/v Sĩ phu Bắc
Kít
Gấu nhiều lần
lèm bèm, sĩ phu Bắc Kít bị liệt một nửa bộ não, ngay cả ["nhất là", mới
đúng] đấng
Nobel Toán!
Thú vị quá, với riêng Gấu,
Đức Phật Sống
cũng phán như thế, về Tẫu VC!
"Tôi nói với tổng thống
Obama là những nhà cầm đầu xứ Tẫu mất 1 phần não,
đúng cái phần có cái gọi là lương tri”.
"I told
President Obama the leaders of the Chinese Communist Party are missing
a part
of the brain, the part that contains common sense," the Dalai Lama said
to
me (1) during our conversation in London in mid-June.
(1)
News from
the Dalai Lama
Jonathan
Mirsky
"I told
President Obama the leaders of the Chinese Communist Party are missing
a part
of the brain, the part that contains common sense," the Dalai Lama said
to
me during our conversation in London in mid-June.
But it can
be put back in. I am hopeful about the new Chinese leadership beginning
late
this year. The Communist leaders now lack self-confidence, but I have
heard from
my Chinese friends that after a year or two the new ones will take some
initiatives, so more freedom, more democracy.
The Dalai
Lama, with whom I have been talking periodically since 1981, was in an
ebullient mood even for him. He was referring to a meeting with Obama
in 2011.
I had asked the Dalai Lama about those national leaders throughout the
world,
from South Africa to Britain, who refuse to hold formal meetings with
him
because they fear Beijing's anger. President Obama declined to meet him
in
2009, the first rebuff from an American president since the Tibetan
leader
began visiting Washington in 1991.
Two meetings
finally took place, in 2010 and 2011. Both were held in the White House
Map
Room rather than the Oval Office, after Beijing had warned against such
an
encounter: "We 'firmly oppose any foreign official to meet with the
Dalai
Lama in any form." In Britain, Prime Ministers Gordon Brown and David
Cameron found other venues for their meetings, far from 10 Downing
Street. This
June Cameron and Deputy Prime Minister Nick Clegg held a brief,
unpublicized
meeting with the Dalai Lama, who
was about to address several thousand admirers in St. Paul's Cathedral.
All
such meetings, including the one at the cathedral, are routinely
condemned by
Beijing as “hurting the feelings of the Chinese people”.
"If
these national leaders don't see me that's up to them," the Dalai Lama
said.
"But slowly Chinese people realize they have been exploited, censored.
The
Communists tell them they don't need Western-style democracy and human
rights." In recent months, there have been reports of self-immolations
by
Tibetans in China and Tibet, and there are concerns that the human
rights
situation is worsening. Yet as in previous meetings, the Dalai Lama
reflected
without rancor on Chinese Communist rule over Tibet. "What has kept
Tibetans going for 2,500 years? The Dharma." This is the traditional
Buddhist view of the universe and its principles of human behavior and
wisdom.
"How old is the Communist Party? Less than two hundred years [it was
founded in 1921]. Admiration for Tibetans throughout the world is
always
rising. Attitudes toward the Chinese Communist Party, inside and
outside China,
couldn't be worse."
He noted
that the Party sees how Aung San Suu Kyi, the Burmese opposition leader
and a
fellow Nobel Peace Prize laureate, was admired throughout the world for
more
than twenty years when she was a captive in Rangoon and now, free at
last, is welcome
everywhere. She was in London in June, and Beijing cannot have been
happy to
see her meeting with the Dalai Lama. The Dalai Lama told Suu Kyi that
he
admired her courage. The Dalai Lama said that the reason Chinese Nobel
Peace
Prize winner Liu Xiaobo is serving an eleven-year prison sentence for
“subversion
is "because he is not just one individual. There are thousands of
intelligent, thinking people in China who agree with him that change is
necessary." This means more transparency, he insisted, an end to
violence,
and a real legal system. "And there are also 1.3 billion other Chinese
who
because of their great culture have the brains to distinguish right
from wrong.
More and more they are aware of their rights." The Party fears them, he
added, and Liu is supposed to be a warning-an example, he agreed, of
the
Chinese saying "Strike the rooster to frighten the monkey."
Particularly
interesting was what the Dalai Lama had to say about the eleventh
Panchen Lama,
the second-most- eminent religious figure in Tibetan Buddhism, who has
been
chosen by the Chinese leadership in Beijing, in an apparent effort to
impose
further control on Tibet. The authentic eleventh Panchen, Gedhun
Choekyi Nyima,
was chosen by the Dalai Lama in 1995 while the Tibetan leader was in
exile in
India. In accordance with tradition, he made the choice five years
after the tenth
incarnation died. Beijing immediately denounced the choice as
illegitimate,
kidnapped the child and his family-who have never been seen again-and
imprisoned for subversion the abbot of the Tashilhunpo monastery, the
Panchen's
traditional seat, who had first identified little Choekyi Nyima as a
possible eleventh
Panchen. Employing "authentic" rituals, the Communist Party then chose
its own boy, Gyaincain Norbu. It was only too plain that this
rigamarole, as
the Dalai Lama has remarked to me over the years, was a dress rehearsal
for
Beijing to select his own successor, the fifteenth Dalai Lama, who it
hopes will
be accepted by Tibetans, as their choice of Panchen has failed to be.
I was
surprised, therefore, by the Dalai Lama's comments about the spurious
Panchen.
He mentioned 2008, when an uprising swept throughout Tibet proper and
regions
of China at populated
by many
Tibetans. Chinese properties
were destroyed, some Han were killed, and a number of Tibetans are
estimated to
have been killed at the hands of the Chinese police and army.
"Of
course Beijing wanted the boy to denounce the uprising," the Dalai Lama
observed. "But some of his friends
have told me that he remains a Tibetan deep inside and preferred of to
remain
silent. Beijing couldn't use him." +
-July 13,
2012
NYRB August
2012
Nguyễn
Quang
Thiều: Trở về mái nhà xưa
Cái tít của
nhà thơ dởm, chắc là được “gợi ý” từ của Gấu, và Gấu, từ ông cậu của
Gấu, và ông
cậu của Gấu, từ Nguyễn Tuân
Trở lại nơi một thời vang bóng
Hai vị tác
giả liên quan mật thiết đến Hà Nội của Gấu là Phạm Cao Củng và Lê Văn
Trương.
Nếu sau này
vô Nam, Gấu mê đọc Kim Dung, khi đó ăn khách, đăng fơi ơ tông hàng ngày
trên nhật
báo, và dân Sài Gòn phải xếp hàng chờ tờ báo ra lò, xuất xưởng, thì với
Gấu, những
ngày ở Hà Nội cũng thế, cũng chờ những tập kiếm hiệp của PCC vừa ra là
vồ
liền, và cứ thế vừa đi vừa đọc, [nhưng nhớ là chưa bao giờ đụng cột
đèn], chưa
về đến nhà thì đã ngốn xong, những Long Hình Quái Khách, Giao Trì Ngọc
Nữ, Bồng
Lai Hiệp Khách, Ngọc Kỳ Lân…
Mãi sau này thì Gấu mới biết toàn là chưởng lô can, tác giả là Phạm Cao
Củng.
Phạm Cao Củng còn viết 1 bộ
chưởng có tên là Nhỡn Kiếm Đạo,
tia mắt phóng ra tới đâu là giết người tới đó, phịa hết cỡ nói như thế,
đâu ngờ
có cuốn phim kiếm hiệp Nhật Bản, trong có nhân vật y chang. Phim tuyệt
cú mèo: Shinobi: Heart Under Blade
(2005).
GCC không dám lèm bèm về phim, sợ bị chửi, mi coi rồi, thì để người
chưa coi,
coi.
Ở Hà Nội, thằng bé nhà quê là Gấu đã có lần bị 1 đấng người lớn ngồi
phía sau
xách tai kéo bổng lên khỏi ghế ngồi, vì cái tội nói trước nội dung
phim!
Kỷ niệm đó cũng “nhớ đời”, chẳng thua lần nằm trong phòng, phía bên này
bức
tường, trố mắt nhìn ra bên ngoài hành lang, tối thui, chẳng thấy gì,
chỉ nghe
tiếng xột xoạt quần áo, tiếng thở hổn hển của ông bếp già làm cho ông
Tây Trẻ,
và 1 bướm Hà Nội… bà cô của Gấu tới ngay bên, kéo lỗ tai xách
dậy, tát
cho vài cái, kỷ niệm đó mà chẳng tuyệt sao!
Truyện trinh thám của PCC
mới đúng là thần sầu, gãi thật đã ngứa quãng đời mới
lớn ở Hà Nội của Gấu. Rất ly lỳ, rất hợp lý, rất tam đoạn luận, rất
toán học…
Truyện dài Kho Vàng Ba Bể của ông, liên quan
đến kho tàng nhà Mạc, hóa ra lại mắc
mớ đến người cháu gái của ông, Phạm Tú Châu, như trong bài viết trên
Blog NL
cho biết, người cháu gái này dịch Tuyết
Sơn Phi Hồ, mà TSPH thì lại liên quan đến
kho tàng ở núi Tuyết Sơn, liên quan tới cuộc tình của ông già/bà già
của cậu bé
Hồ Phi, liên quan tới mối thù giữa mấy họ Hồ, Miêu, Phạm,
Điền, anh em
kết nghĩa
cùng phò Sấm Vương Lý Tự Thành …
(1)
Trong những tác phẩm của KD, Gấu mê nhất Tuyết Sơn Phi Hồ.
Quán có
tên Rendez-vous (Điểm Hẹn), gần ngay bên hồ, kế bên khách sạn Phú Gia,
nơi ngày xưa nổi tiếng với món vịt quay, như lời chỉ dẫn của Sơn, người
bạn mới quen. "Anh cứ nói cho tới Phú Gia cũ là taxi hay xe ôm biết
liền".
"Cho
tôi một đời khác và tôi sẽ hát ở Café Rafaella. Hay giản dị chỉ ngồi ở
đó." (Joseph Brodsky). Ngồi đây, tôi chỉ nhớ, nó rất gần rạp Lửa Hồng
ngày xưa, một rạp ciné của hướng đạo, chuyên chiếu những phim như
Tarzan, Zorro, cho đám con nít nhà nghèo thành phố. Một trong những
thiên đường tuổi thơ của tôi.
Note: V/v
Nguyễn Trí Cầm.
Trong gia phả
ghi là:
Nguyễn Chí Cầm,
sinh tháng 1 1915, tức tháng 12 năm Giáp Dần
Vụ Trưởng,
Chánh Văn Phòng Uỷ Ban Dân Tộc, Đảng viên DCSVN
Tham gia cướp
chính quyền ở huyện Hạc Trì Phú Thọ
Ông cụ Gấu:
Nguyễn Tái
Dương
Giáo viên, tốt
nghiệp trường Sư Phạm, trường Thể Thao Phan Thiết
Sinh 1911, bị
VN QDD sát hại năm 1946 [4-2] ở Việt Trì [3-1 Bính Tuất]
Chú Cầm như
thế, chưa bảnh bằng Chú Tam:
Nguyễn Chí Tam
Sinh 1924
Tham gia cướp
chính quyền ở huyện Quảng Oai, năm 1945, và là Phó chủ tịch đầu tiên
của huyện.
Cũng là người lập chính quyền đầu tiên ở làng. Tốt nghiệp trường sư
phạm, trường
võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 3, truờng Trung lao (?), trường Thể Thao Phan
Thiết,
Học Viện Cao Cấp Mali Nốp Ky (?)
Đảng Viên, Đại Tá phó tư
lệnh Quân Đoàn
Dự chiến dịch Hồ Chí
Minh, tham gia giải phóng Miền Nam, tiếp quản Dinh
Tổng Thống.
Chú Tam, những ngày sau 30 Tháng Tư, có đến thăm bà chị của Gấu, vợ
Nguyễn Hoạt,
Hiếu Chân. Ông là Tướng Xe Tăng, ủi sập Dinh Độc Lập của Ngụy.
Sau nghe
nói, ông bị VC làm thịt!
Đúng là cả
lò nhà mày là CS, chỉ có mi là Ngụy!
Gấu @ Đền
Hùng
Đằng
sau Gấu là danh ngôn của Bác: Vua Hùng lo dựng nước, Bác Cháu VC ta lo
bán nước!
Gấu @ Nhà
Cũ.
Căn nhà này, thằng em trai xây
cất lại, nền lấn ra phiá trước, so
với căn nhà cũ, nay biến thành vườn. Nhà cũ, có cây táo, có cái sân
gạch, để
phơi lúa, và nền đất. Gấu đã từng xém chết khi chui vô cái hòm đựng
thóc, dùng
làm bàn thờ, và do hai cái mễ mục, Gấu bò sao đạp trúng 1 cái, thế là
nó sập
xuống, và như Gấu đã từng kể ra 1 lần rồi, đúng lúc đó, Gấu như sống
lại 1 kinh
nghiệm cũ, và bèn xoài người ra, nhờ vậy thoát chết, thoát gẫy cẳng,
chỉ bị 1
cú kinh hồn bạt viá (1)
Tay thợ chụp hình, là con ông chú của Gấu. Chú Thanh, con bà vợ lớn, vợ
cả. Bà
này, sau tố mẹ chồng, cho mẹ chồng đi tù. Mẹ chồng là Bà Tư, em của ông
nội của
Gấu, là Ông Ba. Cô Dung, bà cô me tây của Gấu, là con Bà Tư. Ông Thanh
là em
trai của Cô Dung. Lần Gấu về Việt Nam, đúng vào lúc ông chú Thanh mất,
và Cô
Dung của Gấu, ở Pháp, cũng về. Bà bị lên máu, phải đưa vô bịnh
viện Chợ Rẫy. Gấu
vô thăm, bà nói, tụi nó nói mày chết rồi mà!
Do Gấu ghiền, Cô Hoàn, em Cô Dung, sợ Gấu viết thư xin
tiền
Cô Dung, bèn giấu biệt địa chỉ, và nói với Cô Dung, nó chết rồi.
Bà Dung cũng giận thằng cháu, vì muốn Gấu lấy cô con gái, cái gia đình
tháng
tháng Gấu đến lấy tiền đóng tiền học. Mày lấy nó, là mày có đủ thứ hết.
Bà đâu biết, chính gia đình cô con gái cũng không chịu. Một phần, họ
ghét me
Tây, như bà cô của Gấu, cũng như bạn của bà cô của Gấu, tức bà con
ruột
thịt của họ, cũng me Tây. Họ sống nhờ me Tây nhưng rất ghét me Tây.
Một phần, Gấu, vừa lùn, vừa lé, cô gái chê!
(1)
"Tôi trở nên
khiếp đảm bởi nghệ thuật"
Đêm 23 tháng
Chạp, năm 1985, cùng lúc với ông Táo chầu trời, trên một chiếc tầu vượt
biển sắp
sửa chìm gần ngọn hải đăng ở cửa biển Vũng Tầu, có một ông già bị cậu
thanh
niên đứng kế bên lầm là người yêu của anh. Quá khiếp đảm trước cái chết
có thể
xẩy tới bất cứ lúc nào, cậu thanh niên điên cuồng vò đầu, vò tai người
yêu, tức
ông già, lảm nhảm những lời hoảng loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện
khác,
ông già vẫn nhận ra, nước biển mặn, lạnh buốt, còn nước mắt của cậu
thanh niên,
mặn, nóng hổi, rát hằn một bên má. Những cột nước như từ trên trời đổ
mãi. Con
thuyền chúi sâu xuống khoảng không đen, sâu thẳm, rồi bị đẩy bắn lên
cao, chót
ngọn sóng. Ông già đang nhớ lại những lần chết trước đó.
Bẩy, tám tuổi,
thấy bạn cùng lớp nhào xuống ao, bơi lội ào ào, ông nghĩ, ai cũng làm
được. Và
cứ thế lao xuống. May có người đứng ngay kế bên, nhìn thấy thằng bé sắp
sửa
chìm nghỉm, bèn nhảy vội xuống, kéo lên.
Khi đã hoàn
hồn, đứng ngơ ngác trên bờ, cậu bé như cảm thấy, cậu biết trước tai
nạn. Như thể,
cậu đã trải qua một lần rồi, và lần này, chỉ là lập lại lần trước. Nó
đã từng xẩy
ra, trong một giấc mơ, có thể.
Cậu có cảm
tưởng, anh bạn lớn tuổi đã "chờ", một sự kiện như vậy, sẽ xẩy ra, và
anh ta sẽ can thiệp, đúng lúc.
Rõ rệt nhất
là lần chơi bắn bi một mình. Nhà có một chiếc hòm [cái rương] lớn,
chiếm cả một
góc gian nhà chính, trên là bàn thờ ông bà, trong đựng lúa, đặt trên
hai tấm mễ
gỗ, hay ngựa gỗ, thấp. Người dân miền Bắc, từ xa xưa vẫn bị ám ảnh bởi
những
cơn lũ lụt, và những năm hạn hán, lúc nào cũng lo mất mùa, nên nhà nào
cũng lo
trữ lúa.
Hòn bi lăn
tít vào gầm hòm. Cậu bò vào. Loay hoay cọ quậy, cả hai tấm ngựa gỗ, quá
mục,
cùng sập xuống.
Như sống lại
giấc mơ, cậu xoài người ra. Chiếc hòm đè cậu bẹp dí, may nhờ hai chiếc
mễ chia
giùm sức nặng. Lần đó, ba hồn bẩy vía đi luôn, mấy người lớn bắt ăn mấy
vắt cơm
để thu hồi lại.
Lớn lên, cậu
mất dần khả năng kỳ cục, và mơ hồ cảm nhận - không tính lần suýt bị bẹp
dí - có
một điều gì liên can đến "nước", trong những lần như vậy.
Như thể gia
đình ông bị trù yểm, bởi nước.
*
Ông già của
ông già bị đảng phái thủ tiêu, bằng cách cột đá vào người bỏ xuống sông.
Đứa em trai,
tử trận tại một khúc sông, do một viên đạn từ bên kia bờ bắn xuống nước
dội
lên.
Bản thân ông
đã từng bị thương nặng tại bờ sông Sài-gòn.
Lần đó, đúng
ra là đi luôn, nếu không có kẻ thế mạng: một chuyên viên Phi Luật Tân
mới chân
ướt chân ráo tới Sài-gòn.
*
Nhưng được bỏ
qua, không có nghĩa là được tha thứ. Ông già thấy nhẫn nhục, cam chịu.
Đó là một
chuyến đi được tổ chức rất chu đáo. Và có lúc ông già nghĩ rằng sẽ
thành
công...
*
"Tôi trở nên
khiếp đảm bởi nghệ thuật".
D. M. Dylan
Thomas mở đầu “Hồi tưởng & Hoang tưởng”.
Với ông, khả
năng thấu thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra, ở một cậu bé,
chính là
"phép lạ" của nghệ thuật, (ở chúng ta). Và ông trở nên khiếp đảm, bởi
nó. "Nghệ thuật là những ngã ba ngã tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi
mộng
mị, tình yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm nghiệm
một điều,
rằng nghệ thuật luôn luôn là suy tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự
sống.
Điều ngược lại
cũng hoàn toàn đúng. Cách đây vài năm, tôi [D.M. THomas] đi thăm Lydia,
người
chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà từ hồi Victoria, ọp ẹp, tối
thui. Chủ
nhà, một người bà già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt
lủn, lủng
lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà bếp, mời dùng cà phê. Một cái hũ cà
phê, loại
uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu chuyện nhạt thếch. Tôi không làm
sao liên
hệ bà với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara. Sau cùng, bà hỏi
tôi có muốn
đi xem mấy bức họa của ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng.
Tôi đi
theo đôi giầy cụt ngủn, bị chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng.
Một luồng mầu
sắc và ánh sáng làm tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng tranh
tuyệt vời.
Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ. Sàn ngổn ngang những khung,
giá vẽ.
"Tôi
đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà giải thích.
Như một bóng
ma, tôi đi theo, suốt căn phòng rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid
Pasternak.
Có đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức họa. Chân dung một
người
đàn bà đẹp, dáng mơ mộng, đang chải tóc.
Tôi yêu liền
ngay nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi
đó mà".
Chẳng thèm để
ý đến nỗi mất mát lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay đi.
Chẳng có gì
đáng kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha. Tôi có cảm giác
những bức họa
đã hút sạch bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ căn nhà của cô
con gái.
"Tôi
nghĩ chắc là bà đã có bảo hiểm những bức họa?"
"Không, nếu bị đánh cắp,
cái gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp,
bà cho tôi coi những bức hình gia đình, hầu hết là của Boris và con
cháu của
ông.
Một trong những
đứa cháu trai, Lyovya, đã chết trong những tình huống thật là kỳ bí,
đáng sợ;
bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn quay ra chết, vì đứng
tim, ngay
trên đường phố Moscow, đúng chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã..."
Thomas không
thể không nghĩ đến một điều, cái chết của nhân vật giả tưởng, Zhivago,
đã
"ứng" vào người cháu trai.
Thiên tài
Pasternak đã biến đứa cháu thành một cái bóng, y hệt như cô con gái
Lydia đã trở
thành cái bóng của nghệ thuật, của ông thân sinh.
Liền đó, ông
kể lại một kinh nghiệm của riêng ông, trong một lần đi trị bịnh. Bà bác
sĩ tâm
thần làm ông nhớ đến mẹ, và một lần không vâng lời bà.
(Ở đây có một
cái gì liên can đến mặc cảm Oedipe).
"Thay
vì đi nhà thờ, cậu đã tới một sex shop".
"Đúng
như vậy". "
Rồi trí tưởng
của tôi đầy rẫy những hình ảnh chết chóc, của mẹ tôi, của bạn bè...
Bữa sau, bà
bác sĩ gọi điện thoại:
"Tôi
không thể gặp anh bữa nay. Tôi phải đi đám ma.
"Oh, I am
sorry, tôi mong không phải là một người thân của bà.
"Thảm
thay, đúng như vậy, ông già của tôi."
Và Thomas kết
luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ
thuật ?
"Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ
những
trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...".
Chỉ là lộng
giả thành chân.
Bóng ma giả tưởng Zhivago kiếm người thế mạng để đi đầu thai.
Đó cũng là cảm
giác ghê rợn, khủng khiếp, khi ông già gặp lại cô bạn ở xứ lạnh.
Như thể cuộc chiến
lập lại, khi giả tưởng "xuất hiện".
Chuyến đi
"liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những người
CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những bản tin,
những
tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi học
tập, tình cảnh
vợ con ở nhà, và ... MIA.
Ông già quen
anh bạn, những ngày cả hai cùng làm việc cho một hãng tin nước ngoài.
Anh là
nhiếp ảnh viên. Gốc "chệt", người nhỏ thó, tóc xoắn tít, có lần,
trong lúc hơi ngà ngà, anh tỏ ra tự hào về mấy quí tướng của mình.
Ng. quả thực
rất khôn ngoan. Nếu có gì đó, làm anh thất vọng về chính mình, có lẽ
là, anh đã
không theo đuổi nghề "phóng viên chiến tranh" cho tới cùng. Anh giải
thích, làm cho hãng tin Mỹ một thời gian, anh chuyển qua một hãng tin
Nhật. Ông
già không gặp anh từ dạo đó. Rồi bỏ nghề, về nhà đuổi gà cho vợ.
"Mày có
nhớ được bao nhiêu thằng tụi mình quen, đã tử mạng ? Ở chiến trường,
cái máy chụp
hình trông xa giống như khẩu súng. Còn chữ Press ở trên ngực, gặp VC
tụi nó
cũng chẳng tha. Sau Mậu Thân, bà vợ tao hoảng quá, không cho tao làm
phó nháy nữa".
Cũng có thể
còn một lý do. Tuy nhỏ con, nhưng anh có một sức hấp dẫn đặc biệt, với
phụ nữ.
Anh vẫn mơ
tưởng, ngoài người vợ anh đã ly dị, có với nhau một đứa con trai; ngoài
bà vợ
sau anh đang chung sống, có được một đứa bé gái - vì mê bả, anh giải
thích, anh
đã không bỏ đi, những ngày tháng Tư năm đó - còn một việc gì, chiến
cuộc dành
riêng cho anh, những kẻ bỏ cuộc hơi sớm. Như thể nó cho anh "hoãn
dịch",
để thực hiện sứ mạng này.
"Tôi để
dành tôi cho tương lai", Phan Văn Hùm, (hay Tạ Thu Thâu ?), đã nói vậy,
khi từ chối làm việc với những người CS. Một người quen của ông già
cũng đã nói
một câu tương tự, khi từ chối lệnh nhập ngũ.
Anh bạn
phóng viên mơ tưởng "làm một việc, để trả ơn nhân dân Mỹ," khi đem đến
cho họ tin tức, về những "con mực", mật ngữ của anh. Anh giấu kín những
"tài liệu vô giá" đó, chỉ thêm vào, một bức thư, bằng tiếng Anh, do
ông già viết. Một thứ "bạch thư", đại khái vậy. Thì cũng nhờ mớ tiếng
Anh còn sót lại, ông già đã được "tổ chức", qua anh bạn phóng viên,
chấp nhận.
Sau này, bữa
theo vị linh mục người Pháp, tới văn phòng ODP, tại Bangkok, nằm trong
building
khổng lồ City Bank, ông thấy lại tất cả những đơn từ, thư viết tay,
hình ảnh,
hôn thú, giấy khai sinh..., tất cả những gì ông gửi từ Việt Nam, những
ngày cực
khổ, việc gửi thư là một xa xỉ... Không thấy bức "bạch thư". Như vậy,
ông già nghĩ thầm, nó thuộc về một hồ sơ khác, nằm ở Bộ Quốc Phòng, như
Steel,
nhân viên tại Toà Lãnh Sự Mỹ, tại Vientiane, nói. "Steel, như cái này
này," anh giơ chân đập vào tủ sắt kế bên. Trong bữa gặp gỡ, anh có nhắc
tới
Alan Dawson, một ký giả Mỹ làm cho UPI. "Ông ta là bạn tôi, hiện đang
làm
việc tại Bangkok. Các anh có thể tới đó gặp ông ta. Nhưng tôi không thể
giúp đỡ
gì, trong việc này. Tôi sẽ chuyển bức thư đi, vậy thôi." Trước khi nói
chuyện anh đã cẩn thận đóng cửa văn phòng, không cho nhân viên người
Lào tại sứ
quán biết, về cuộc gặp mặt giữa những điệp viên CIA, hoặc MIA, "dởm".
Sau khi đọc qua hồ sơ ODP, nhìn hình hai người lớn, và mấy đứa nhỏ, vị
linh mục
người Pháp nói, "Bây giờ ta có thể giúp con được rồi. Ta sẽ đưa con tới
sở
cảnh sát Bangkok. Họ sẽ bỏ tù vợ chồng con mấy tháng. Sau đó, Cao Uỷ sẽ
đưa các
con tới trại tị nạn."
Cũng lại một
chuyến vượt biên, nhưng bằng đường bộ. Ông già vốn không tin con đường
Đức
Thánh Trần chỉ bảo. Gia đình ông, bị thần nước trù yểm, kể từ thời Sơn
Tinh,
Thuỷ Tinh, cũng nên. Quê ông vốn vùng núi Tản, sông Hồng.
Trên ghe, đa
số là người theo đạo. Khi đã tuyệt vọng, họ hy vọng vào Chúa. Tiếng cầu
kinh nổi
lên, lúc đầu còn rời rạc, nhưng dần dần át tiếng mưa bão. Phép lạ, phép
lạ, ông
già loáng thoáng nghe có người suýt soa. Vài phút trước đó, ông đã được
anh thợ
máy, sau khi thất bại không thể làm cho máy chạy, từ dưới hầm tầu bò
lên, nhìn
trời, ngó đồng hồ... Sau đó, anh giải thích, bão ven biển vốn vậy. Tới
gần sáng
là ngưng. Vả lại ghe chưa ra xa bờ. Nếu sửa cho máy nổ, chắc là tiêu
rồi, anh vừa
nhìn vào bờ vừa thẫn thờ nói. Trên bờ loáng thoáng những ruộng muối...
Anh bạn đi
cùng đã thả xuống biển những chứng tích cuối cùng, của chuyến đi...
NQT
Ông chú
Thanh, em trai Cô Dung, bỏ bà vợ lớn ở
quê, ra Hà Nội, chạy xe đường Hà Nội - Hải Phòng, nhà ở phố Lò Sũ, gần
Bờ Hồ. 1954, ông vô Nam cùng bà vợ bé. Bà
Thanh,
bà vợ bé này, rất thương Gấu. Khi thằng
em trai Gấu tử trận, bà cho tiền làm mả, làm bia, rất kiên cố, còn hoài
với
trời đất,
nhưng trước khi chuồn, vợ chồng Gấu quá rành VC, bèn bốc mộ cả mẹ và
em, hoả
thiêu, đem tro vô chùa, nhờ cúng bái giùm, tháng tháng gửi tiền.
Vợ chồng ông
Thanh, là chủ rạp xi nê ở Chợ Tân Định. Bà Thanh do làm ăn lớn quá, bị
sập tiệm, bị đám bạn cũ, cũng là chủ nợ, tố luờng gạt. Ông Thanh cũng
bị chúng
tố, bèn ra thông báo, ai làm người đó chịu, và bỏ Bà Thanh.
Bà Thanh
đi tù, đến
30 Tháng Tư, nhà tù Ngụy tiêu theo Nguỵ, bà về nhà, ra đường bán quần
áo.
May làm sao,
lúc lên voi, do không có con cái, bà nuôi 1 đứa con gái, con lai. Cô
này sau đi
Mẽo, theo diện con lai, thế là bà cũng đi theo. Gấu sau đó, không còn
gặp.
Thú vị nhất,
là, khi nghe tin Bà Thanh đi Mẽo, Ông Thanh tới gặp, đề nghị cho ông đi
theo.
Bà lắc đầu.
Khi đó, ông sống với 1 bà, chủ 1 rạp chiếu bóng, cũng có đâu mấy người
con. Ông
Thanh, chú Gấu, cao, lớn, rất đẹp trai, nhìn tướng ông con trai là
biết. Bà cô,
Cô Dung của Gấu, dáng người cao, sang, không có vẻ chi là Mít hết!
Gấu có 1 kỷ
niệm khủng, về Ông Chú Thanh của Gấu, những ngày đầu vô Sài Gòn.
Ông vô trước,
vô sớm lắm. Chạy taxi. Bữa Gấu theo bà cụ tới trình diện, ông chạy xe
chưa về.
Khi ông về, ông kể chuyện, bữa nay gặp khách hẩu. Một gia đình Bắc di
cư, mới
vô, không biết đường xá chi hết, gọi xe của ông, và đưa cái địa chỉ, kế
ngay
đó, nhưng họ đâu biết. Ông chú của Gấu bèn cho gia đình di cư đi tham
quan thành phố, thăm Sài Gòn, và
luôn cả
Chợ Lớn, rồi trở về, cũng chỗ cũ, kế đó, đúng hơn, và tính tiền.
Tất nhiên,
làm sao không?
Về đất Bắc,
Gấu gặp lại bà chị, và ông em, gặp thằng cháu, con ông Thanh, và nhớ
lại toàn
những kỷ niệm thật là thê lương.
Anh cháu
này, ngay sau giải phóng, là bèn vô Nam, gặp lại Bố. Có ghé nhà Gấu. Về
gặp lại,
anh kể, nhà toàn sách, ngoài ra chẳng có gì hết.
Khi đó, chưa
phần thư.
Bà bạn của
Cô Dung của Gấu, me Tây, có hai chồng. Mỗi tháng bà ở với mỗi ông nửa
tháng. Gấu
nhớ là, lần đầu tiên nghe bà cô kể về bạn của bà, Gấu sững sờ vì lạ. Và
suốt đời
tự hỏi, liệu, về mặt tình cảm, bà có chia đôi, y chang như vậy không?
Hà, hà!
Sau Gấu đọc
trong "Ngàn Lẻ Một Đêm", có 1 chuyện y chang. Có hai ông ăn trộm, một
ông ban ngày,
một ông ban đêm, một bữa lạ sao, cùng trọ chung 1 khách điếm, và, "lạ
sao", rất hợp
nhau, và bèn cùng ngồi ăn, và cùng lôi, mỗi ông, 1 nửa con gà ra, để
cùng ăn.
Và
ngã ngửa ra, là hai nửa con gà, ráp lại thì thành 1 con gà!
Đến lúc đó, thì hiểu, họ cùng [dùng, cũng được] chung 1 cô vợ.
Bạn nào đã đọc
"Ngàn Lẻ Một Đêm", thì biết câu chuyện kết thúc ra sao.
Tuyệt lắm.
Gấu nhớ là, đây
là chuyện Gấu mê nhất trong "Ngàn Lẻ Một Đêm"!
Lý do, bật
mí sau!
Hà, hà!
Bạn có
thể
mường tượng ra là, những người thân thương ruột thịt của Gấu còn ở
lại Đất
Bắc, có 1 nửa con gà, và Gấu cũng có 1 nửa con gà.
Khi Gấu về,
là để ráp hai nửa lại.
Trở lại nơi một thời vang bóng
Cái tít của
nhà thơ dởm, chắc là được “gợi ý” từ của Gấu, và Gấu, từ ông cậu của
Gấu, và ông
cậu của Gấu, từ Nguyễn Tuân
Bài viết của
Gấu về chuyến về Hà Nội lần đầu, năm 2001, đăng trên báo Viet Mercury
Gấu, trước
khi về xứ Bắc Kít sau cả nửa thế kỷ xa cách, trong túi thủ địa chỉ của
ông cậu,
số phôn của NHT, thấy... nhẹ quá, bèn phôn HPA, khi đó còn ở Sài
Gòn, mày giới thiệu
tay nào ở Hà Nội. Anh giới thiệu NQT. Trên đường về, Gấu liên lạc với
NQT liền,
anh lúc đó đang ở cách xa Hà Nội vài chục cây số, 1 trại phục hồi nhân
phẩm thì
phải. Mừng lắm. Và cho biết HPA quí anh lắm, có lần phán, thơ bây giờ
tụ lại ở
xứ Bắc Kít, và ở xứ Bắc Kít, tụ lại ở NQT.
Đại khái thế.
Đỗ Minh Tuấn:
Tay này rất
quí Gấu, và tình nguyện chở đi yết kiến mấy vị chức sắc, như Hoàng Ngọc
Hiến,
Dương Tường…
Gấu trước
đó, đã đọc 1 bài viết của anh về hoa, về Nguyễn Du, nhớ đại khái, trên
tờ Văn Học của NMG, và còn nhớ bài gây ấn
tượng. Bữa đó, Gấu cũng nói ra ý kiến của Gấu về bài viết trên. Anh thú
lắm, vì,
hình như cũng có nghe giang hồ truyền tụng, Gấu chưa từng khen giả đò
ai cả!
Làm gì có chuyện trước
1975 Gấu nhắc tới những đại gia như Mai Thảo, Võ
Phiến!
Bởi thế mới
quên bài viết về VP nhằm trám lỗ hổng trên trang VHNT, tờ Tiền
Tuyến, do Gấu
phụ trách!
Bị ám ảnh bởi
câu nói của HPA, khi đám bạn văn VC chưa từng gặp, lũ lượr kéo nhau tới
nhà ông
cậu - ông tỏ vẻ ngạc nhiên, cả 1 nửa thế kỷ mới về mà sao nhiều bạn kéo
tới thế
- và khi 1 trong họ đề nghị ngày mai đi ăn, Gấu bèn gật dầu, và sau đó
bèn lắc
đầu, mời các bạn ghé nhà ông cậu làm bữa hàn huyên của đứa con hoang
đàng, còn
bữa tiệc kia tính sau, và bà chị ruột, cứ nghĩ thằng em được bữa ăn
free, bạn
VC mời, bèn ngã ngửa ra, mặt một đống, bảo thằng em, tao đã bảo mà,
chẳng đứa
nào dám bỏ tiền ra mời mày đâu!
Đúng lúc đó, bạn NQT từ dưới cầu thang đi lên, và có thể, có nghe loáng
thoáng.
Gấu ngượng chín người, khi khách về, kêu bà chị sạc 1 trận, bà giận
bỏ về quê luôn, mấy ngày sau mới lại xuống, vì chuyến đi trở về làng
cũ, tiện
thể ghé quê hương nhà chồng của bà.
Chả là, Gấu
có tật, rượu vào lời ra, sợ ra quán, thất thố.
Sau bữa hàn huyên, le retour de l’enfant prodigue, thấy
mọi người thật tình, thật tâm, Gấu bèn
nhận lời ra quán.
Gấu đãi!
Nhưng cái cú ăn quán tiếp theo, do NBD đãi, mới hoành tráng, sang
trọng, và mới
đáng nhớ, vì Gấu được gặp nữ sĩ, và mết liền.
Thì cũng dân Sơn Tây nhà mình!
Khi Thảo Trường
chưa đi xa, một lần gặp anh ở Cali, khi đó anh chưa biết gì về trang
Tin
Văn, Gấu khoe được nhiều người đọc, nhất là ở trong nước, và đề
nghị, chỉ có
cách đó để ra mắt độc giả trong nuớc, khỏi bực mình vì kiểm duyệt.
Anh gật gù
hài lòng, và cho đăng gần như toàn bộ tác phẩm của anh trên TV, chỉ có
tí bực
mình nhỏ, khi Gấu chọn cái tên, "Quán Thảo Trường", và bèn chỉnh, tôi
có
bán cái
chó gì đâu mà... Quán?
Cái vụ Tràng Thiên ra sách
ở trong nước thật quá sức tưởng tượng của
Gấu.
Một anh bạn
giải thích, có thể người nhà, bà con ở trong nước, chứ không phải VP.
Đếch được.
Thứ nhất,
cái tên Tràng Thiên, vốn VP chỉ sử dụng để dịch, chưa hề dùng cho sáng
tác. (1)
Khi trong nước dùng cái tên đó, là phải
có ý kiến của VP.
Làm sao mà phải đổi tên của
chính mình?
Võ Phiến là
từ Viễn Phố thân thương mà ra mà!
Y chang cái vụ dịch cái tên Mẽo ra cái tên Việt, khi ký tên lãnh tiền
Mẽo viết
VHTQ!
Note: Cái vụ
này phải viết ra liền, ông VP mà đi xa là đếch viết được nữa!
Bức hình
Gấu mang về Bắc,
cho thằng em trai, để lên bàn thờ, hy vọng nó nhớ đến Mẹ một
chút.
Khi Gấu về, canh cánh trong lòng, sẽ nói thằng em, khi nào rảnh vô Nam,
mang tro than của Mẹ và của Chú về Bắc, nhưng ngó cung cách bà chị
ruột, ông em ruột, Gấu bỏ ngay ý định.
Chán thế!
Những ngày
30 Tháng Tư 1975, cả gia đình kéo nhau ra Tòa Đại Sứ Mẽo, giúi cái xe
Honda vào
tay anh lính Ngụy, xin cho vô bên trong, bà cụ không đi, nói thôi tao
về Bắc,
giữ con cho thằng Bảo [đứa em trai út của Gấu]. Một lát sau, thấy cụ
tất tưởi
chạy ra, nhớ mấy đứa nhỏ quá, thôi đi hết, chết ở nơi quê người cũng
được!
Sau đó, quá
nửa đêm, cả nhà lại kéo về nhà!
Công trường
cầu Việt Trì, nơi ông cụ Gấu bị một đấng học trò làm thịt.
Nghe kể lại,
ông bị bắn, và bị buộc 1 khối đá, rồi thẩy xuống sông, cho xác không
nổi lên. Hình
bên dưới, là bà chị con ông Bác [tóc bạc], và cô con gái ông chú của
Gấu, Chú Cầm, huyện uỷ VC tại Việt Trì, thời kỳ đó. Cô con gái ông chú
cho biết, ông cụ Gấu bị bắt hai lần
cả thảy. Lần đầu trước Tết, khi nhà trường cho học sinh nghỉ học ăn
Tết, và phát phần
thưởng, trong phần thưởng có truyền đơn của VC. Ông cụ bị tay Trùm toán
võ
trang, 1 lực luợng QDD, bắt vì những tờ truyền đơn, nhưng tha liền sau
đó. Ông
về làng Thanh Lạng, quê của Gấu, ăn Tết, ở bên kia sông. Bà cụ tham mấy
phiên
chợ Tết ở lại tới chiều 30, về làng,
mang bức thư mời dự tiệc tất niên của nhóm võ trang.
Và không về nhà nữa.
Theo cô con
gái của ông chú Gấu, thì ông cụ bị bắt vì chúng đề nghị ông đại diện
cho QDD, ra
tranh cử Quốc Hội VC. Ông từ chối, và nghe nói, còn chửi anh học trò,
vì cái tội,
để cho đệ tử dưới quyền thu thuế mãi lộ, những ngày chợ. Lúc đó, Việt
Minh đã có
kế hoạch tấn công Việt Trì, và trước khi bỏ chạy, anh học trò làm thịt
Thầy.
Vẫn theo cô
con gái ông chú, ông cụ Gấu chỉ là cảm tình viên của VC. Bởi thế, mấy
anh chị
em của Gấu còn ở lại Đất Bắc không được VC công nhận là con liệt sĩ.
Cũng được.
NBD & NQT, 2001, Hà
Nội. [Hình
mới kiếm
thấy]
"Đã từ
lâu mảnh đất thân thương này gọi bảo tôi viết về nó."
Arioxt (Thơ trào phúng).
(Stanhđan trích dẫn; chương mở
đầu cuốn
"Tu viện thành Pácmơ", dịch giả Huỳnh Lý, Nhà xuất bản Văn Học, Hà
Nội, năm2001).
"Trở lại nơi một thời vang bóng" là tên một bài viết đăng hai kỳ trên
báo Hà Nội Mới, số đề ngày 2 và 9 tháng Bẩy, 1994, về chuyến đi thăm ba
nước
Cộng Hòa Ucraina, CH Cadaxtan và Liên Bang Nga của thủ tướng Việt Nam
Võ Văn
Kiệt và phu nhân, một số vị bộ trưởng và 20 nhà doanh nghiệp, từ ngày 8
tới
17.6.1994.
Tác giả bài viết, Nguyễn Anh Trâm, khi đó là thư ký tòa soạn tờ báo
trên.
Ông là em trai của mẹ tôi.
Rời Hà Nội năm 1954, lần "trở lại nơi một thời vang bóng" trong trí
tưởng một thằng bé di cư ngày nào, tôi đã được ông cậu, nay đã già, ra
tận sân
bay Nội Bài, để "nhận mặt" thằng cháu. Bởi vì trong ba người – hai
người kia là bà chị và đứa em trai của tôi, cách biệt nhau từ những năm
1945 –
chỉ có ông "may ra" nhận ra tôi.
Số là, ngay sau ngày 30 tháng
Tư 1975 được
ít lâu, do yêu cầu công tác (chắc vậy), ông đã vào Sài Gòn, và nhân đó,
đã
"tranh thủ" thời gian, để gặp chị và cháu. Và ông đã đến cơ quan của
tôi, Bưu Điện Sài Gòn, để xác nhận một điều: cha của "đồng chí này"
bị đảng phái sát hại ngay những ngày đầu cách mạng.
Chuyến
"qui cố hương" (chữ của một nhà văn
Việt Nam ở nước ngoài chúc mừng nhân chuyến đi), một phần là để tìm lại
những
kỷ niệm thời con nít, biết đâu còn sót lại ở nơi quê nhà, Sơn Tây, rồi
những
ngày chạy tản cư lên Phú Thọ khi giặc Pháp nhảy dù xuống cánh đồng làng
(1949);
những ngày học ở Hà Nội... và những "chi tiết lịch sử" liên quan tới
cái
chết của cha tôi. Trong những ngày ở miền Nam, và sau này, ở nước
ngoài,
"một nửa" gia đình tôi đã lấy ngày 30 Tết năm đó, là ngày người cha
rời cái làng nhỏ bé ven đê sông Hồng, để rồi chẳng bao giờ trở về, làm
ngày
cúng giỗ ông.
Bây
giờ, tôi đã biết rõ ngày ông mất. Cha tôi bị sát
hại ngày mồng ba Tết (1946) tại Việt Trì, nơi ông làm hiệu trưởng một
trường
tiểu học. Tôi cũng đã đến nơi ông bị sát hại: bị bắn, sau đó xác bị cột
đá, thẩy
xuống sông, để cho đừng bao giờ nổi lên. Bà chị tôi nhắc lại một chi
tiết đau lòng,
theo đó, chính tôi đã từng nhìn thấy kẻ giết bố mình, nhờ cái quần kẻ
đó mặc.
Một cái quần dạ, bị chuột cắn, thủng một lỗ lớn, và mẹ tôi đã phải vá
lại. Trong
trí nhớ của tôi, chi tiết trên không hẳn như vậy. Tôi nhớ, có lần mẹ
tôi nói,
bà đã nhìn thấy kẻ mặc bộ đồ com lê của chồng, bữa ông ra đi. Tuy tin
chắc chồng
không còn, bà sau đó vẫn lặn lội nhiều nơi, vẫn giả đò hy vọng. Trong
số những
người bị bắt có một vài người cùng làng; trong có một ông chú của tôi,
Nguyễn
Trí Cầm, khi đó là Bí Thư Việt Minh, cơ sở Hạc Trì (Bạch Hạc và Việt
Trì, thuộc
tỉnh Vĩnh Yên). Vài ngày sau khi bố tôi bị sát hại, chú tôi và một vài
người
cùng bị bắt, dùng nước uống bọn cai tù chia cho hàng ngày, tích tụ lại,
và nước
tiểu, "tưới" lên một mảng tường đất, và trốn thoát, nhân một bữa đám
cai tù mải ăn uống say sưa. Đám người nói trên sau bị Việt Minh truy
đuổi phải
chạy qua Trung Quốc.
Ông Nguyễn Trí Cầm sau cho đứa em trai út của tôi biết, cha tôi khi đó
chỉ là
cảm tình viên của Việt Minh. Lý do cái chết của cha tôi: Đảng phái nói
trên đã
mời cha tôi, một nhân sĩ tại địa phương, làm đại diện cho họ tại quốc
hội,
nhưng ông từ chối.
Trong bao năm trời, em tôi xin xác nhận là con liệt sĩ, nhưng không
được.
***
"Trong
bài viết này, tôi không nhắc lại những
hoạt động cụ thể trong chương trình làm việc của Thủ tướng... Tôi muốn
nói thêm
về đất nước, con người và cuộc sống hôm nay ở các quốc gia đã một thời
vang
bóng... những kỷ niệm không thể xoá nhoà... chuyến đi thăm... lần này
chưa đủ...
phải trở lại, và trở lại nữa."
"Họ [những nhà báo trên chiếc xe Toyota
12 chỗ ngồi] quen nhiều cánh rừng, công viên, đường phố rợp bóng cây
của Ki-ép.
Vào mùa này, những cây Tô-pơn lại thả những chấm hoa vào không trung
đầy nắng. Hoa
gặp gió, được gió mang đi rắc bụi khắp kinh thành".
Nguyễn Anh Trâm chú thích: Cây Tô-pơn không cao lắm, có những quả nhỏ
như hạt
đậu xanh. Trước khi kết trái, Tô-pơn thả vào không gian những chùm hoa
nhỏ li
ti như những chấm hoa gạo. Vào tháng 5, tháng 6, hoa Tô-pơn bay khắp
thành phố
Matxcơva, và Ki-ép.
Ở một chỗ khác trong bài, ông viết: "Người ta bảo, ai đến thăm Xanh Pê
téc-xbua vào đúng thời điểm của những đêm trắng xuất hiện thì đó là một
diễm
phúc để ghi nhớ suốt đời."
***
Tôi
trở lại đất Bắc cũng vào tháng Sáu. Không
(diễm phúc) đêm trắng. Không (trang trọng) thảm đỏ. Quê hương đón tiếp
tôi,
trên chiếc xe 12 chỗ ngồi, bằng một thảm rơm rạ trải dài mãi ra, dọc
con đê,
trên con đường từ Hà Nội về một làng quê ven sông Hồng, thuộc tỉnh Sơn
Tây.
Trên xe ngoài vợ chồng ông cậu, bà chị, đứa em trai, bà chị con người
bác và
đứa cháu nội của bà, còn hai bà cô bên ngoại, và một hai em học sinh
người
làng, ra Hà Nội học, nhân có xe, tiện thể quá giang.
Lộ
trình chuyến đi: Ngày đầu ghé Thanh Trì, nơi quê
cha đất tổ dòng họ Nguyễn. Ngủ tại đây, sáng hôm sau qua phà Trung Hà,
tới
Thanh Sơn quê hương nhà chồng của bà chị.
Hai vợ chồng có được một đứa con gái. Chồng vào Nam
chiến đấu, mất tích. Bà chị ở
goá từ năm 25 tuổi. Mới gần đây thôi, bà mới được công nhận là vợ liệt
sĩ. Cô
con gái đã có gia đình, được hai cháu, một trai, một gái. Ngày thứ ba,
lên Tu
Vũ, quê hương nhà chồng của bá Sửu, bà chị ruột của mẹ tôi. Trên đường
về cùng
ngày ghé Việt Trì, nơi cha tôi bị sát hại.
Sông
Hồng đang mùa nước lớn, có những khúc đê, xe mon men bên cạnh
biển. Cô
Nguyên, một trong hai bà cô của tôi cho biết, có những năm nước lớn, có
thể
ngồi trên mặt đê, để rửa ráy chân tay. Cô như muốn nhắc nhở tôi một
điều, cơn
đe dọa muôn đời của thiên nhiên đối với mảnh đất này, vẫn còn nguyên
đó. Cái
công trình vĩ đại nhất của nhân loại mà một nhà phi hành gia có thể
nhìn thấy,
từ phi thuyền, là Vạn Lý Trường Thành, nhưng theo một nhà sinh thái
học, nó
chẳng là gì nếu so với con đê ở miền bắc Việt Nam, đắp rồi lại xóa, đời
này
sang đời khác, cho đến nay, vẫn còn nguyên hiểm họa.
Cũng theo nghĩa đó, một nhà sử học cho rằng, nhà Nguyễn chấm dứt với Tự
Đức:
trong đời ông vua này trị vì, 18 lần vỡ đê. Còn với người Pháp, công
cuộc
"khai hóa" của họ chấm dứt ngay từ khi vừa tới Việt Nam, cho dù kéo
dài 100 năm: không lo đê điều, mà lại lo xây dựng đường hỏa xa Đông
Dương. Nên
nhớ Đồ Phổ Nghĩa đã nhìn Sông Hồng như là một tương lai chở của về Tây,
sau khi
đã thất bại với sông Mekong.
[Không hiểu Jean Dupuis có một cái tên Việt như trên, chỉ vì đọc lên,
nghe như
"đồ phi nghĩa"?]
Khi tôi rời đất Bắc, cô Nguyên còn nhỏ xíu. Ông ngoại tôi mấy đời vợ.
Cô Nguyên
là con bà ba. Thời kỳ cải cách ruộng đất, bà ba may mắn đem ba người
con trai
(ba ông cậu cùng học một lớp với tôi) xuống Hà Nội.
Trong
một truyện ngắn viết ở hải ngoại, do thông tin
sai lạc, tôi viết, ông ngoại tôi, nhân đội cải cách sơ ý, đã nhẩy xuống
sông tự
tử. Thực sự, ông bị bắt cùng hai cô gái út. Bị đánh đập, tất nhiên, để
khảo của.
Cô Nguyên kể, đã từng bảo bố, thôi cứ nộp vàng cho đỡ đau. Bị giam cầm,
ngay
tại Phú Cuờng, tức làng tôi, Thanh Trì, "cái nôi" của cách mạng trong
vùng. Sau bà ba cho người mang vàng về nộp đội cải cách để chuộc chồng
và con. Ông
ngoại tôi chết vì già yếu tại Hà Nội.
Nay xin đính chính ở đây.
Người
đầu tiên, ngoài ba người thân đã viết ở trên, "đại
diện" Hà Nội tiếp đón tôi, là một "người ở Thanh Xuân", (Thanh
Xuân, Hà Đông, nay thuộc Hà Nội)
Tôi
có số diện thoại và địa chỉ của anh, qua một bạn
văn, hiện ở Đức sau khi bức tường Berlin
sụp đổ. Ngay khi còn nhấp nha nhấp nhổm trên chiếc ghế, tại căn nhà của
ông cậu,
tôi đã điện thoại cho anh…. "Như vậy là chiều nay tụi mình sẽ gặp
nhau",
anh trả lời. Hà Nội đang nóng như thế, chợt đổ mưa. Và tôi đã phải "trả
giá" cho sự mát mẻ bằng một cú điện thoại của người bạn chưa từng gặp.
Anh
cho biết, khu vực nhà anh ngập nước, và hẹn bữa khác.
Bữa
khác, là ngay ngày hôm sau.
Hai
đứa chúng tôi, lần đầu gặp nhau, dưới cơn mưa Hà
Nội.
***
Đêm
giã từ Hà Nội (chữ của Mai Thảo), của tôi,
tại một quán cà phê ngay bên bờ Hồ, có "người ở Thanh Xuân", cùng một
số bạn bè mới quen khác, trong có Nguyễn Việt Hà, tác giả "Cơ hội của
Chúa", một cuốn tiểu thuyết gây chấn động cả ở trong nước lẫn hải
ngoại.
Tôi hỏi đùa anh: "Bao giờ thì anh viết tiếp, cơ hội của chúng ta?"
Của
Hà Nội?
***
Quán có tên Rendez-vous (Điểm Hẹn), gần ngay bên hồ, kế bên khách sạn
Phú Gia,
nơi ngày xưa nổi tiếng với món vịt quay, như lời chỉ dẫn của Sơn, người
bạn mới
quen. "Anh cứ nói cho tới Phú Gia cũ là taxi hay xe ôm biết liền".
"Cho
tôi một đời khác và tôi sẽ hát ở Café
Rafaella. Hay giản dị chỉ ngồi ở đó." (Joseph Brodsky). Ngồi đây, tôi
chỉ
nhớ, nó rất gần rạp Lửa Hồng ngày xưa, một rạp ciné của hướng đạo,
chuyên chiếu
những phim như Tarzan, Zorro, cho đám con nít nhà nghèo thành phố. Một
trong những
thiên đường tuổi thơ của tôi.
Nhà
thơ người Nga Joseph Brodsky, trong bài Chiến Lợi
Phẩm, viết về những kỷ niệm ấu thời của ông trong thành phố St.
Petersburg, đã
nhắc đến tiếng hú của người rừng Tarzan, và khẳng định một điều, vào
những năm
đầu thập niên 1950, loạt phim Tarzan đã "đọc bài ai điếu cho chủ nghĩa
Stalin"
(de-Stalinization), còn hơn tất cả những bài diễn văn của Khrushchev ở
Đại hội
lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên xô, và sau đó.
Những
phim Tarzan, Zorro, và những phim sau đó, khi
thằng bé lớn hơn một chút, thì cũng vẫn những phim mà Joseph Brodsky đã
từng mê
mẩn, như Đại uý Blood, Tướng Cướp Rừng Xanh (Robin Hood)… là những món
quà Hà Nội
dành cho tôi, một thằng bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội để học. Ôi
chao, tôi
vẫn còn nhớ một trong những niềm vui lớn lao của lũ học trò chúng tôi
hồi đó,
là sưu tầm những tờ chương trình, đúng ra là những tờ tóm lược một cuốn
phim
đang được trình chiếu. Một tờ chương trình, cũng một phim đó, ở rạp
Majestic lẽ
dĩ nhiên bảnh hơn của một rạp khác, thí dụ vậy. Tuy lớn hơn nhà thơ
Nobel ba
tuổi, nhưng tôi chẳng thể nào có được một "sở hữu thiêng liêng" như
ông: hình tài tài tử Errol Flynn trong phim Sea
Hawk: "Trong nhiều năm tôi [Brodsky] đã cố gắng bắt chước hứ hứ cái
cằm,
và nhúc nhích lông mày bên trái. Cái sau thì tôi thua." Và tôi [đứa con
của Hà Nội] cũng không làm sao có tình yêu, mà nhà thơ nói là ông cùng
chia sẻ
nó với… Hitler: mối tình lớn, của thời niên thiếu, với cô đào [người
Đức] Zarah
Leander. Nhà thơ chỉ được coi mỗi một lần, mỗi một phim, của cô đào
này,
"Road to the Scaffold" (Đường tới Đoạn Đầu Đài, tên tiếng Đức: Das
Herz einer Konigin), về cuộc đời hoàng hậu Scotland,
Mary, Queen of Scots.
[Chắc là nhà thơ không được biết, con trai tài tử Errol Flynn đã tham
dự cuộc
chiến Việt Nam
như là một nhiếp ảnh viên của hãng UPI, và tử trận – như một nhiếp ảnh
viên - tại
đây].
Tôi nhắc tới rạp Majestic ở phố Huế, bởi vì chỉ
còn nó là sống sót, sau Hà Nội tiếp quản, sau Hà Nội cải cách ruộng đất
– đại
bác đêm đêm dội về thành phố, người phu địa chủ quét đường, dừng chổi
lắng
nghe! – sau Hà Nội Nhân Văn Giai Phẩm, sau Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi - và
để đánh
đổi sự sống sót, nó đành mất tên, trở thành Rạp Tháng Tám.
Ông
cậu cho tôi biết, tiền thân của nó là Majestic.
Anh
chàng xe ôm bảo tôi: đây là rạp xi nê độc nhất của
Hà Nội bây giờ.
Lẽ
dĩ nhiên đường từ St
Petersburg tới Stockhom đi qua địa ngục,
cũng vẫn nhà thơ người Nga, trong bài diễn văn nhận giải Nobel văn
chương, đã
tuyên bố như vậy. Nobel hay không Nobel, tôi cũng thử bắt chước ông và
tuyên
bố: Lẽ dĩ nhiên, con đường trở về Hà Nội đi qua địa ngục.
Nguyễn
Quốc Trụ
Chú
thích hình: Từ trái qua phải: Nguyễn Thanh Sơn, Đỗ
Minh Tuấn, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, buổi tối
tại quán
cà phê Rendez-vous (Điểm Hẹn) bên Bờ Hồ Hà Nội (tháng Sáu 2001).
Trở lại nơi một thời vang bóng
Tôi
nhắc tới rạp Majestic ở phố Huế, bởi vì chỉ còn nó là sống sót, sau Hà
Nội tiếp
quản, sau Hà Nội cải cách ruộng đất – đại bác đêm đêm dội về thành phố,
người
phu địa chủ quét đường, dừng chổi lắng nghe! – sau Hà Nội Nhân Văn Giai
Phẩm,
sau Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi - và để đánh đổi sự sống sót, nó đành mất
tên, trở
thành Rạp Tháng Tám.
Ông
cậu cho tôi biết, tiền thân của nó là Majestic.
Anh
chàng xe ôm bảo tôi: đây là rạp xi nê độc nhất của Hà Nội bây giờ.
Lẽ
dĩ nhiên đường từ St
Petersburg
tới Stockhom đi qua địa ngục, cũng vẫn nhà thơ người Nga, trong bài
diễn văn nhận
giải Nobel văn chương, đã tuyên bố như vậy.
Nobel
hay không Nobel, tôi cũng thử bắt chước ông và tuyên bố: Lẽ dĩ nhiên,
con đường
trở về Hà Nội đi qua địa ngục.
Bà
chị Phúc của Gấu, con duy nhất của Bác Giáo Thái, ông anh ruột của ông
cụ Gấu.
Bà đã từng cảnh cáo Gấu, lần
Gấu trở lại đất Bắc, khi chỉ hình ông bố, và huân
chương Đảng của ông:
-Cả lò nhà mày là Cộng Sản.
Ra ngoài ấy liệu liệu mà viết!
Chưa
hết đâu, Hà Nội càng
khuya càng nhìn rõ cái nhọc nhằn của phụ nữ. Phần đông phu quét đường,
phu hốt
rác ban đêm là phụ nữ. Họ làm việc trong thầm lặng. Khẩu trang che
ngang miệng,
chổi cầm tay, vừa đi vừa đẩy cái xe cút-kít, họ cúi xuống lề đường nhặt
từng
gói rác trong những căn nhà hai bên phố vứt ra, họ đi vòng những gốc
cây quét
đống rác ai đó vừa đổ vội cuối ngày. Đôi khi họ nhặt lên một bó hoa
tàn, đứng
tiếc rẻ, ngắm nghía một chút, lưỡng lự một chút, rồi mới bỏ vào thùng
xe. Có
bao giờ họ nhận được một bó hoa tươi không nhỉ?
Tôi
nhắc tới rạp Majestic ở phố Huế, bởi vì chỉ còn nó
là sống sót, sau Hà Nội tiếp quản, sau Hà Nội cải cách ruộng đất – đại
bác đêm
đêm dội về thành phố, người phu địa chủ quét đường, dừng chổi lắng
nghe! (1) – sau
Hà Nội Nhân Văn Giai Phẩm, sau Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi - và để đánh đổi
sự sống
sót, nó đành mất tên, trở thành Rạp Tháng Tám.
Ông cậu cho tôi biết, tiền thân của nó là Majestic.
Anh chàng xe ôm bảo tôi: đây là rạp xi nê độc nhất của
Hà Nội bây giờ.
Lẽ dĩ
nhiên đường từ St Petersburg
tới Stockhom đi qua địa ngục, cũng
vẫn nhà thơ người Nga, trong bài diễn văn nhận giải Nobel văn chương,
đã tuyên
bố như vậy.
Nobel hay không Nobel, tôi cũng thử bắt chước ông và
tuyên bố: Lẽ dĩ nhiên, con đường trở về Hà Nội đi qua địa ngục.
(1)
Cái câu mô phỏng lời nhạc TCS
này, chắc cũng phải đi một lời bàn Mao Tôn Cương, cho nó sáng ra:
Gia đình ông ngoại của Gấu,
trong thời gian xẩy ra cải cách ruộng đất, sau khi ông chồng bị bắt, bà
vợ thứ
ba bèn đem đám con chuồn về Hà Nội, nhờ vậy mà thoát. VC không dám làm
mạnh, tại
Hà Nội, nơi có những cơ quan nước ngoài, sợ bứt dây động rừng.
Tô
Hoài, trong Cát Bụi Chân
Ai, có mô tả cuộc bỏ chạy vĩ đại này:
"Ở cái ngã sáu đường đời
ấy vẫn leo lắt ngọn đèn con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa
thùng
cháo bác Chữ. Mấy bác xích lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông
mặt
người đạp xe cũng đoán được tung tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt
thời gian
và tờ lịch hàng ngày của thành phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu
húp cháo
rồi nằm vắt người trên đệm xe, sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông
chánh,
ông lý tề vừa chạy tây càn, vừa sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng
trắng ven
nội vào đây. Đám cơ sở hốt (10) chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ,
có thể
lại công tác bí mật, không ác ôn như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá
này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ
dấm dớ thế
nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Một chuyến đi
Trở lại nơi một thời vang bóng
THE
BACK STREETS OF MOSCOW
Ui
chao, hồi này già quá, cơ thể rệu rạo,
hệ thống miễn nhiễm hết còn
OK,
thành thử con vai rớt Bắc Kít
hoành hành, đáng sợ thực! (1)
NQT
(1) Xạo!
Một độc giả TV
Những con phố
sau của Hà Nội
Nhà trại thui thủi, chẳng cần
Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.
Gấu thì yêu đến khốn khổ khốn
nạn cái
thành phố quá chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.
Quá nửa đêm, Gấu đi ra ngoài
kiếm một cái
gì đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.
Ồn, dơ, say, và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe đọc thơ của Gấu
Tim Gấu đập, mỗi lúc một nhanh
thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”
Nhà trại thui
thủi, chẳng cần
Gấu, cũng
thui thủi
Và con chó già
của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu,
thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu không
có thể về nhà được nữa.
*
Nhà văn
Nam Phi J. M.
Coetzee, trong bài điểm cuốn tiểu sử nhà văn Ba Lan, Bruno Schulz
(Regions of
Great Heresy: Bruno Schulz, A Biographical Portrait, nguyên tác tiếng
Balan của
Jerzy Ficowski; Theodosia Robertson dịch qua tiếng Anh, nhà xb Norton,
255
trang, $25.95), đã kể ra, một trong những đam mê từ những ngày còn con
nít của
Bruno Schulz, là ngồi lê la trên sàn nhà, mải mê vẽ, hết bức họa này
tới bức
họa khác, trên những tờ báo cũ. Sau này, trong những chuyến di chuyển
vào thế
giới sáng tạo, chỉ là một đứa trẻ vẫn sống cái "tuổi thiên tài" (the
age of genius), vẫn cố – một cách vô thức - tìm cách tiếp cận cõi huyền
đó (the
realm of myth). Và hình như, đây là người đàn ông mà đứa trẻ ngày xưa
đã trở
thành. Và tất cả những gì mà người đàn ông này hăm hở đòi cho được, chỉ
là tái
sở hữu những quyền năng đầu đời của mình, hay nói một cách khác, là để
"trưởng thành ở trong tuổi thơ" ("mature into childhood").
Lần trở về Hà Nội, thằng bé
ngày xưa và là tui ngày nay, một ông già, cũng cố đòi cho được, không
phải tuổi
thiên tài như me-xừ Schulz, nhưng mà là... tuổi thiên đường, sau bao
phen dọ dẫm
về nó.
Trong một lần dọ dẫm, tôi đã
kể qua, về lòng biết ơn của một đứa bé nhà quê may mắn được ra Hà Nội
học, nhờ
có một bà cô làm me Tây, ông Tây này là kỹ sư sở hoả xa Đông Dương.
Tôi viết, làm me Tây, vì thực
sự như vậy. Hai người sống với nhau đã lâu. Khi Nhật chiếm Đông Dương,
họ phải
chạy qua bên Trung Quốc. Tôi nhớ có lần nghe bà cô tôi nói, cái ông Tây
trẻ ở
cùng chung villa ngay bên hồ Hallais rất thương bà, nhưng tình nghĩa
những ngày
hoạn nạn khiến bà không thể bỏ ông Tây già, lớn hơn bà tệ lắm cũng hơn
chục
tuổi. Chỉ tới khi hiệp định Genève ký kết, họ mới làm giá thú, để hoàn
tất thủ
tục nhập nước Pháp.
Cái villa mà hai ông Tây ở
đó, nằm trên đường Nguyễn Du, Hà Nội. Ông cậu tôi lắc đầu khi nghe tôi
hỏi thăm
về con phố ngày xưa, nói, bây giờ nó có một cái tên khác, và rồi ông
ghé sát
tận tai tôi nói nhỏ, đường Hàng Lờ.
Ngày xưa, đứng trên đường
Hàng Lờ nhìn vào, bên cạnh villa về phía bên phải, là một viện bảo
sanh, bên
trái, một tòa nhà chỉ có bốn bức tường cao, nghe nói bị ma ám, cứ ngày
xây, đêm
đổ, và là nơi cư ngụ của một hai gia đình nghèo. Cả hai bên, tôi đều
gây
chuyện, và đều làm cho bà cô của tôi bực mình. Với những gia đình
nghèo, là một
chuyện giữa tôi và đám con nít nhỏ tuổi hơn. Chúng gây sự trước, và khi
xẩy
chuyện, tôi bị buộc tội bắt nạt con nít.
Còn bên trái, là vào những
ngày Hà Nội nhốn nháo, kẻ ở, người đi vào nam, cả một khu phố quanh hồ
Hallais,
ban ngày biến thành Chợ Trời, và ban đêm, Chợ Trộm. Đêm nào cũng nghe
tiếng
người la, Cướp, Cướp. Đêm, thay vì ngủ trong nhà, tôi kiếm một góc
khuất khuất
ở sân trước, để săn trộm. Luôn thủ sẵn một cây gậy.
Đi đêm mãi có ngày gặp ma.
Một bữa trộm vào nhà thiệt. Chúng lựa đúng chỗ tường thấp, nơi tôi
thường leo
vô, mỗi lần trốn nhà đi xem xi nê về muộn. Nhưng hóa ra là chúng chỉ
mượn
đường, để viếng nhà bảo sanh kế bên. Nửa đêm, nghe tiếng mấy bà đẻ la,
tôi giật
mình chồm dậy, thấy mấy tên trộm đang leo tường ra ngoài đường. Đuổi
theo,
chúng làm rớt một chiếc bàn ủi, như để chia phần cho tôi.
Đúng là để gieo họa, bởi vì
sáng hôm sau, mấy bà đẻ xúm nhau đứng trên ban công nhìn sang thằng bé
bằng
những cặp mắt nghi kỵ. Thế là bà cô tôi tế cho một trận. Bà chửi cháu
thì ít,
nhưng hàng xóm thì nhiều. Sau thằng con ông chủ viện bảo sanh, hình như
cũng
học trường Nguyễn Trãi với tôi, nói cho ông bố biết, và ông sang tận
nhà xin
lỗi.
Bài học đầu tiên trong đời,
do bà cô dậy, chớ ôm lấy chuyện thiên hạ mà có khi mang họa, tôi đã
không học
được, bởi vì, mãi sau này, khi vào Sài Gòn, tôi lập lại y chang sự ngu
ngốc kể
trên. Chuyện này, tôi đã kể trong truyện ngắn Lần Cuối, Sài Gòn. Nay
xin trích
đăng ở đây, để độc giả cười thêm một trận.
*
"Ôi, ôm Em trong tay mà
đã nhớ Em ngày sắp tới" (Thơ Thanh Tâm Tuyền).
Hãy cho tôi thăm lại con
phố Bonnard, nơi có bót Hàng Ken (1), chú bé di cư ngày nào ngơ
ngác rụt rè
làm quen, tự mình khám phá Sài Gòn. Gần gốc cây kia, chỉ còn trong cậu
bé ngày
xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài
học
Công Dân, chú bé chạy vào bót Hàng Ken, méc mấy ông cảnh sát. Chú bị ăn
bạt
tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh "dzợ" người ta, mắc mớ gì
tới mày, hả thằng con nít? Đồ Bắc Kỳ di cư vô đây làm tàng! Ôi bài học
đầu tiên
khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt rũa trở thành một
nốt ruồi
son đáng yêu biết là chừng nào, trên khuôn mặt "cô bé". (2)
Trên khuôn
mặt Sài Gòn.
NQT
Chú
thích:
(1) Bót Lê Văn Ken, như bạn
Thảo Trường còn nhớ, và cho biết. Tks. NQT
(2) BHD. Em không có nốt
ruồi
son mà là cái răng khểnh!
*
TV post lại ở đây, bài viết
đăng trên The New Yorker, June, 8 &15, 2009, Tuổi
Thiên Tài, The
Age Of Genius, của DAVID
GROSSMAN
Đọc đoạn mở đầu bài viết, Gấu bồi hồi nhớ
lại cái truyện ngắn đầu tay của mình.
THE AGE OF GENIUS
Tuổi Thiên Tài
The legend of Bruno Schulz.
Giai thoại về Bruno Schulz
BY DAVID GROSSMAN
Vào một buổi chiều Mùa Xuân,
Easter Sunday, 1933. Đằng sau quầy tiếp khách một khách sạn nhỏ ở Warsaw là
Magdalena
Gross, một điêu khắc gia, và cái khách sạn
khiêm tốn của bà là nơi đám văn nghệ sĩ và trí thức thường tụ tập. Ở
hành lang
lúc đó có một bé gái người Do Thái, chừng 12 tuổi, quê ở Lodz, cha mẹ
gửi học.
Một người đàn ông nhỏ, ốm, xanh xao, bước vô khách sạn. Anh ta có vẻ sợ
hãi,
theo cô bé Do Thái.
Gross hỏi, anh là ai.
-Schulz, anh ta trả lời, và nói
tiếp:
-Tôi là một thầy giáo, tôi viết
một cuốn sách, tôi…
Bà ngắt lời:
-Anh từ đâu tới?
-Từ Drohobycz
-Anh là một thợ múa ư?
-Cái gì? Ô, không phải.
-Nhưng mà anh tính làm gì ở đây?
Và người đàn ông nói, giọng
thầm thì:
-Tôi là một giáo sư trung học.
Tôi có viết một cuốn sách. Vài truyện ngắn. Tôi phải đi Warsaw nội trong
đêm và trao nó cho Madame
Nalkowska.
Gross nhìn xuống, ngắm nghía
anh chàng đàn ông. Zofia Nalkowska là một
tác giả Ba Lan nổi tiếng , và là một nhà viết kịch. Bà còn rất quen
thân với nhà
xb nổi tiếng Roj.
Bà mỉm cười hỏi:
-Nhưng mà làm thế nào mà anh gặp
được, và trao cuốn sách cho bà đó?
Người đàn ông lắp bắp, mắt
quay đi, giọng nài nỉ:
-Người ta nói với tôi là
Madame Gross quen biết Madame Nalkowska… Nếu bà ấy tỏ ra rộng rãi, tốt
bụng…
Theo cô bé Do Thái, có thể vì
người đàn ông có vẻ quá sợ hãi, và có thể, vì cái vẻ cứng đầu, bướng
bỉnh thật
là ảo não, tuyệt vọng của anh ta khiến bà Gross bỏ giọng trêu chọc và
đi đến chỗ để điện thoại.
Bà nói chuyện với Zofia
Nalkowska về người đàn ông.
-Nếu tôi phải đọc bản thảo của
bất cứ thằng cha căng chú kiết nào thì làm sao tôi có thì giờ viết
cái của tôi?
Bà Gross thầm thì, năn nỉ:
-Hãy làm ơn một lần mà. Bà chỉ
cần nhìn vài hàng trang đầu tiên, nếu thấy không được thì nói thẳng cho
anh ta
biết, để anh ta hết còn nghi ngờ về tài năng của mình, và đi làm nghề
buôn,
thay vì làm nhà văn! (1)
Bà Zofia Nalkowska miễn cưỡng
nhận lời
Bà Gross quay lại nói với anh
chàng đàn ông:
-Lấy một cái tắc xi. Nửa giờ nữa, bà ta sẽ tiếp anh, trong 10 phút.
Schulz chạy ào ra ngoài. Một
giờ sau, anh quay lại. Không còn tập bản thảo.
Bà ta nói sao? Bà Gross cũng
nóng ruột.
-Bà ấy ra lệnh tôi đọc mấy dòng
đầu bản thảo. Đọc thật lớn. Bà lắng nghe. Bất thình lình, bà ra
lệnh ngưng.
Rồi bà biểu tôi, hãy để lại bản thảo, trở lại khách sạn, bà sẽ liên lạc
liền…
(1) Ui chao
bạn có nhớ cái đoạn TTT kể chuyện
lần đầu tiên đọc MT, và sau đó, mời MT tới tòa soạn chơi, và MT tâm sự,
anh mà
chê nó, là tôi bỏ cái mộng “đành làm” nhà văn, “đành” đi buôn!
Ui chao, đọc một cái là Gấu nhớ đến cái lần gửi bản thảo truyện
ngắn đầu tay xuống
tòa soạn Sáng Tạo, và một buổi tối, tới nhà, nghe Cụ C. nói, mày viết
truyện
ngắn hả, tao nghe thằng T nói, mà nó còn nói, mày viết được lắm....
*
Gấu có tới ba cái truyện
ngắn
đầu tay. Tếu thế. Mỗi truyện là một thời kỳ, thời đại, theo kiểu của
Picasso,
thời xanh, thời hồng, thời lập thể… Thế mới ghê!
Truyện ngắn thực sự đầu tay,
tính theo dòng thời gian, Gấu bây giờ cũng chẳng thể nhớ tên, đăng trên
tuần báo
Mã Thượng, của tay Trịnh Vân Thanh, trang
VHNT do Huỳnh Phan Anh đứng đầu tầu, khoảng
1961. HPA khoái truyện này lắm. Đúng giọng tiểu thuyết mới, đúng giọng
Tel
Quel, theo nghĩa, chẳng có cái chó gì hết ở trong đó.
Quả thế thật. Đây là câu chuyện
mà Gấu còn nhớ đại khái, một bữa chủ nhật, Gấu mò đến nhà em chơi, em
mời ngồi
bàn, ở hành lang căn nhà, một tòa biệt thự nơi đường Trần Quang Khải.
Thế rồi
em ngồi cũng gần đó, nhặt rau, Gấu ngồi nhìn em nhặt rau mà cứ nghĩ
mình là những
cọng rau. Rồi ngồi lâu quá, em cũng nhặt rau xong, thế là về. Bữa đó
trời mưa.
Ra đường, đứng ngay cổng nhà, nhìn mưa, nhìn phố xá, nhìn người qua
lại, Gấu lẩn
thẩn tự hỏi:
Tại sao trời mưa?
|
|