*

TƯỞNG NIỆM




Thanh Tâm Tuyền
1936-2006

Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng


Những gì còn lại của một người dồn
một mảnh. Mảnh ngôn. Mảnh lời.
Joseph Brodsky (A Part of Speech).

Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí “di cư” và “chiến tranh” của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.
Quỳnh Giao

Đọc, là thấy ngay câu thơ thần sầu của "ông thầy TTT", và bến tầu Sài Gòn, hiển hiện ra trước mắt:
Ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông,
Mà lòng mình phơi trên kè đá.
NQT
Nếu có những sinh hoạt tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền, người ta nên cố gắng giới thiệu cả các ca khúc phổ thơ ông viết trong cảnh tù đày ở miền Bắc dưới bút hiệu Trần Kha...
QG
Những bài ký Trần Kha, sau được in trong Thơ Ở Đâu Xa. NQT

“We come to terms with and reconcile ourselves to reality, that is, try to be at home in the world.”
(Qua sông lụy đò,
Hãy cố coi đây là nhà).
Hannah Arendt

... and when “the future” is uttered, swarms of mice
 rush out of the Russian language and gnaw a piece
of ripened memory which is twice
as hole-ridden as real cheese.
After all these years it hardly matters who
and what stands in the corner, hidden by heavy drapes,
and your mind resounds not with a sepharic “doh”,
only their rustle.
Life, that no one dares
to appraise,
like that gift horse’s mouth,
bares its teeth in a grin at each
encounter.
What gets left of a man amounts
to a part. To a spoken part. To a part of speech.
(... Và khi “tương lai” được thốt ra, những đàn chuột nhắt
ùa khỏi tiếng Nga, gậm mẩu
ký ức chín ruỗng, lỗ chỗ gấp hai lần miếng phó mát thực.
Sau tất cả những năm tháng đó, đâu hề chi, là ai
hay là cái gì, còn đứng trong xó, che bởi những tấm màn nặng nề,
và trong đầu bạn bạn vang lên, không phải một âm “đô” thần tiên, mà chỉ là những tiếng gậm nhấm.
Cuộc đời mà không ai dám lượng định,
giống như miệng của chú ngựa tặng kia
nhe răng cười mỗi lần
gặp gỡ.
Những gì còn lại của một người dồn
một mảnh. Mảnh ngôn. Mảnh lời.
Joseph Brodsky (A Part of Speech). 
*
Ta còn để lại gì không,
Kìa non đá lở, nọ sông cát bồi.
....

Ta van cát bụi bên đường,
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.
Để ta trọn một kiếp say,
Cao xanh liều một cánh tay với trời.
Nói chi thua được với đời,
Quản chi những tiếng ma cười đêm thâu.
Tâm linh đốt nén hương cầu,
Nhớ quê rằng rặc ta sầu đó thôi
Bao giờ ta trở về ngôi,
Hồn thơ còn lại luân hồi thế gian.
Một phen đã nín cung đàn,
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm.
Vũ Hoàng Chương (Nguyện cầu).

Nỗi đau của dân Nga khi nhà thơ Pasternak qua đời vào năm 1960
đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Xô Viết.
The explosion of grief and celebration at Pasternak's funeral in 1960
marked a turning point in Soviet history