*





















 
 

NHQ vs CS

Bài viết này, do sơ ý, làm mất 1 khúc, liên quan tới Hitler và... nước Mít, sau 1919.
Đã chỉnh lại, và nhân tiện đi thêm 1 đường về Hitler Đại Đế.

*

*

Cú này giống chiến dịch đánh “tư sản mại bản” của VC

*

Cú này, giống Bác H và cháu gái Miền Nam. Cô cháu này sau tự tử.


Truyện Hitler ở Việt Nam:

http://nhilinhblog.blogspot.com/2010/08/tri-thuc-viet-nam-va-hitler.html

* 

Chủ bút là Nguyễn Giang, con trai Nguyễn Văn Vĩnh


Cả 1 bài viết quan trọng, viết cho lũ ờ trong nước đọc, “Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa”, Thầy Kuốc không hề trích dẫn một câu làm thuốc, của bất cứ 1 tác giả, bất cứ 1 cuốn sách Thầy đã đọc, trong khi, với 1 tay ký giả như Hithchens, thí dụ, câu nào ông cảm thấy quan trọng, là bèn “bear quoting”. Với Thầy Kuốc, thì là:  (tr. 99-101), (Dẫn theo Vladimir Tismaneanu, tr. 2-3, 11 & 26), (Như trên, tr. 19)….

Gấu đã từng bị Thầy lừa kiểu này rồi, khi Thầy viết về Roland Barthes, và dịch 1 câu trong bài Cái Chết của Tác Giả, cũng trang mấy, dòng mấy, nhưng đọc câu tiếng Việt, thì thấy quái quá, vì với sự hiểu biết của Gấu về Barthes, ông không thể viết như thế.

Xin mở 1 cái ngoặc ở đây, Gấu không hành nghề cớm văn nghệ, chuyên cái nghề bới móc bài viết, để đếm lỗi dịch thuật. Những lỗi dịch thuật mà TV lôi ra, thường là do đọc câu tiếng Việt thấy chối tai quá, đành phải đi kiếm nguyên tác coi nó ra làm sao. Lần lôi câu dịch sai trong Trăm Năm Cô Đơn của 1 tay trong nước, đọc câu tiếng Việt là thấy cà chớn rồi - 1 người đàn bà, nghe tiếng đại bác của Tây bắn vô nước Nam Kỳ, mất hết hồn vì ngồi phịch xuống 1 cái chảo nóng bỏng, bèn bị 1 cú sẹo ngay ở bướm, thì còn làm ăn gì được nữa, trở nên “vô dụng”, vậy mà dịch giả dịch là, trở nên 1 kẻ ăn bám gia đình, con cái! Cũng thế là lần Ngài dịch giả, nhà thơ, bạn quí của Gấu, dịch Brodsky, biến nhà thơ thành 1 “giết người”, giết không biết là bao nhiêu Mỹ Ngụy, đành phải lôi ra, bạn quí cũng vờ, cứ thế để y nguyên!

Có dịch là có sai. Chính vì thế, nhờ kỹ thuật, nhờ máy scan, nhờ Google…. bài trên TV thường có kèm nguyên tác, vì chỉ có cách đó, thì mới mong có 1 bản dịch hoàn hảo. Cái kiểu viết của Thấy Kuốc, viết thì thật là phách lối, trong bài, chỉ có Thầy viết, Thầy nói, Thầy nhét vô miệng ông này bà nọ những lời này, lời kia, xưa rồi, và nó chứng tỏ, người viết tính bịp thiên hạ.

Gấu viết lần chót về Thầy, và kể từ nay, chấm dứt, để mấy người bạn không còn bực Gấu nữa!

"SERIOUSNESS is, for a certain kind of artist, an imperative uniting the aesthetic and the ethical," John Coetzee wrote in Giving Offense: Essays on Censorship.

“Sự nghiêm trọng, với một thứ nghệ sĩ nào đó, thì là 1 thứ ‘tao phán như thế đó’, hợp nhất mỹ học và đạo hạnh".
John Coetzee viết, trong “Giving Offense: Essays on Censorship”.

Với Thầy Kuốc, mỗi lần Thầy nghiêm trọng, là 1 lần Thầy "bố chó xồm"!

Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa.

NHQ

Lạ, là Thầy cứ nhè trong nước để mà lên tiếng dạy dỗ!
Về những điều, những tác giả…  Thầy thực sự không rành!

Kể cả trong giới trí thức!
Căng, nhẩy!

Không chỉ trong nước, không chỉ đám trí thức, mà ngay cả Tây Phương, cũng đếch rành về chủ nghĩa CS. Nếu không có hai cuốn “tỉu thiết” 1984Đêm Giữa Ngọ, là mất mẹ Âu Châu về tay CS rồi.

Miền Nam mà chẳng lầm về…. CS Bắc Kít sao? 

Miền Nam mất vì chúng ta vưỡn nghĩ, VC Bắc Kít cũng 1 thứ Mít, như chúng ta. Chúng ta vẫn hy vọng, chiến tranh chấm dứt, và nước Mít độc lập thống nhất, không còn chiến tranh chắc chắn phải hơn hai nước Mít thù nghịch nhau. Làm sao Miền Nam "tiên đoán" ra được Lò Cải Tạo, khi chắc mẩm, 10 ngày cơm nắm mang theo, ăn hết thì lại về nhà hú hí với vợ con? Nếu không có vụ anh Tẫu đánh Miền Bắc Bắc Việt, và Bắc Bộ Phủ tống hết cả Miền Nam lên đó, làm thịt sạch, thì hoặc để họ tự tiêu diệt lẫn nhau... Bạn có thể tưởng tượng ra một... “sự thực” như thế? Miền Nam mất vì chúng ta thiếu sự tưởng tượng, hoặc không thể nào tưởng tượng ra được những “chân lý” như trên.

Czeslaw Milosz cũng đã từng phán như vậy về Tây Phương, khi họ nghĩ rằng, ông phịa ra những tội ác của CS.

Brodsky đã từng sửa lưng em Susan Sontag, khi em chê Solz chẳng biết 1 tí chó gì về Tây Phương. Ông biểu em, đúng như thế, nhưng những gì Solz phán về Liên Xô, thì đều đúng, và không có gì ngây thơ cả, thí dụ, con số người bị Stalin giết.

Cái sự hiểu biết của Thầy Kuốc về cả CS lẫn Phát Xít, xem ra cũng “dưới mức trung bình”, đó là sự thực.

Và chăng, giả như đúng, đám trí thức trong nước mù tịt về CS lẫn về Phát Xít, thì cũng đừng lên giọng sửa lưng, và nhất là đừng có bịp thiên hạ, về những gì Thầy thực sự không rành.



NHQ vs CS

Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa.

NHQ

…. quan trọng nhất, trong cuốn The Origins of Totalitarianism của Hannah Arendt (được xuất bản lần đầu từ năm 1951), trong đó, ở phần ba, bà tập trung chủ yếu vào hai hiện tượng: chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít.
NHQ

Đó là tất cả những gì Thầy Kuốc viết về Hannah Arendt!

Trong câu phán, đầy tính dạy bảo cho lũ Mít VC ở trong nước, trên, có 1 cụm từ “thừa”, “tự bản chất”.

Có thể nói, CS và Phát Xít y hệt nhau, như Thầy Kuốc dạy, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau, về cái gọi là “tự bản chất”, như Arendt chỉ ra, trong "Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị", “On the nature of the totalitarianism”:

The claim to global conquest inherent in the Communist concept of World Revolution, as it was in the Nazi concept of a master race, is no mere threat born of lust for power or mad overestimation of one's own forces. Cả hai đều muốn thống trị thế giới, một bên là bằng ý niệm CS về Cách Mạng Thế Giới, còn một bên bằng ý niệm Nazi, về 1 giống dân thượng đẳng.

Tự bản chất, chúng khác biệt nhau, là thế.

Những gì mà Thầy Kuốc bày hàng, étalage, thì cũng nhiều người biết rồi, chẳng có gì mới mẻ, theo Gấu Cà Chớn. Trong tất cả những tác giả được Thầy viện dẫn, cần đọc nhất, cần hiểu nhất, Arendt, quả là Thầy không đọc được thật!

Hà, hà!

"J'ai perdu mes certitudes, j'ai gardé mes illusions." (1)
Entretien avec Jorge Semprun
Tôi mất những xác tín, tôi giữ lại những ảo tưởng.
Ông cựu CS, cựu tù Nazi phán.
Quá tuyệt!

Hannah Arendt, trong cuốn Từ Dối Trá đến Bạo Lực, chương Về Bạo Lực, Sur la Violence, có đưa ra 1 nhận xét, thật tuyệt, nếu áp dụng vào cái cảnh VC đánh chủ của VC, là nhân dân, như đang xẩy ra.
Bà viết:

Bạo lực càng trở nên một khí cụ đáng ngờ và không đi đến đâu trong những liên hệ quốc tế, thì nó lại càng trở nên thật quyến rũ, và thật hữu hiệu ở bên trong cái gọi là cách mạng…

Marx không phải không ý thức đến bạo lực trong lịch sử, nhưng ông chỉ ban cho nó 1 vai trò thứ yếu, cái xã hội cũ đi đến mất tiêu thì không phải do bạo lực mà là do những mâu thuẫn nội tại… cái gọi là “chuyên chính vô sản” chỉ có thể được dựng lên sau Cách Mạng và chỉ trong 1 thời kỳ ngắn…

Sự tầm phào của cái ác
Portrait

Trong bài viết nhà văn và chủ nghĩa CS, Steiner đã nói lên cái giấc mơ lớn lao của con người, dù chỉ là không tưởng, qua chủ nghĩa CS.
Phát xít làm sao có giấc mơ đó.
Đó cũng là sự khác biệt, tự bản chất.

 *

Coetzee qua nhân vật giả tưởng thế thân của mình, là nữ văn sĩ Costello, trong “Những cuộc sống của loài vật", đã so sánh sự giết hại thú vật chẳng khác gì sự giết hại Do Thái.
Và 1 sự so sánh như thế, đã khiến một vị thi sĩ già, cũng dân khoa bảng như Costello - nhưng không phải triết gia - từ chối không chịu ngồi cùng bàn ăn với Costello, và sau bài diễn thuyết đầu tiên của Costello, ông đã gửi 1 lá thư cho bà:

Bà nói, Do Thái chết như thú vật, và như thế thú vật chết như Do Thái. Đây chỉ là 1 trò chơi chữ. Và tôi không chấp nhận. Bà hiểu lầm, bản chất của giống nhau. Tôi còn có thể nói, bà lầm đến trở thành báng bổ. Con người được làm nên từ hình ảnh của Chúa, nhưng ngược lại, không đúng. Nếu Do Thái bị đối xử như thú vật, thì không có nghĩa là thú vật bị đối xử như Do Thái. Cái sự đảo ngược đó sỉ nhục hồi ức của những người chết. Và nó còn làm cho những điều ghê rợn ở Lò Thiêu trở thành 1 món hàng rẻ tiền.

You took over for your own purposes the familiar comparison between the murdered Jews of Europe and slaughtered cattle. The Jews died like cattle, therefore cattle die like Jews, you say. That is a trick with words which I will not accept. You misunderstand the nature of likenesses; I would even say you misunderstand willfully, to the point of blasphemy. Man is made in the likeness of God but God does not have the likeness of man. If Jews were treated like cattle, it does not follow that cattle are treated like Jews. The inversion insults the memory of the dead. It also trades on the horrors of the camps in a cheap way.

Có thể, chúng ta cũng gặp phải 1 sự báng bổ như thế ở đây, chăng?



Thầy Kuốc vs CS

Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa.

NHQ


Cái bài viết của Thầy Kuốc thì toàn là “étalage”, chạy qua ông này bà kia 1 tí, và, trong số đó, có vị, Gấu Cà Chớn thực sự không tin Thầy đọc được, thí dụ Hannah Arendt.
Vả chăng, Phát xít với CS có rất nhiều khác biệt.
Thứ nữa, cái chủ nghĩa CS ở Việt Nam cũng khác với ở thế giới.
Thứ nữa, cái giấc mơ của người Mít sợ còn hoành tráng hơn nhiều, lâu đời hơn nhiều so với chủ nghĩa CS - mới có đây - và so với cái - giả như có - mà chủ nghĩa CS mang lại.

Thú thực, Gấu bây giờ rất ớn đụng vô Thầy Cuốc, ấy là vì mấy vị độc giả thân quí của TV, tưởng lầm, Gấu có tư thù với Thầy, nên cứ chăm chăm chờ Thầy viết ra cái gì là đả cái có.

Khổ thế!

Tuy nhiên, lần này là “vấn đề” lớn, lại liên can đến ngày 30 Tháng Tư sắp tới, đành xếp “thù riêng” [nếu có, hà hà!], vì sự nghiệp chung của dân Mít!

Có hai người phân biệt rạch ròi giữa Phát xít và Cộng sản, là Steiner và Amis. Trên Tin Văn đã từng nhắc tới.

Trong bài viết, Nhà văn và chủ nghĩa Cộng sản, Steiner phán:

Một trong những khác biệt rõ rệt giữa chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa Cộng sản: Phát Xít không gợi hứng cho một nghệ phẩm vĩ đại nào. Nó chẳng lôi kéo được một nhà văn hạng nhất vào quĩ đạo của nó, ngoại lệ may ra có trường hợp Montherlant. (Erza Pound không phải là Phát Xít; ông sử dụng những cơ hội và cờ biển của nó cho chủ thuyết kinh tế kỳ quặc của mình.) Ngược lại, chủ nghĩa Cộng sản đã là một sức mạnh trung tâm trong rất nhiều tuyệt phẩm của văn học hiện đại; và kinh nghiệm riêng của từng người, khi tiếp cận chủ nghĩa Cộng sản, đã ảnh hưởng, về ý thức, cũng như là về nghiệp văn, ở nhiều nhà văn lớn của thời đại chúng ta.

Tại sao có sự khác biệt này? Chẳng nghi ngờ chi, chủ nghĩa Phát-xít quá đê hèn, chẳng thể tác động tới lòng nhân hậu, vị tha, của trí tưởng tượng, vốn rất cần cho nghệ thuật văn chương. Cộng sản ngay cả khi đã trở thành nọc độc, nó vẫn là một huyền thoại về tương lai, một viễn ảnh giầu có về nhân cách, đạo đức. Phát Xít là luật tối hậu của đám côn đồ; chủ nghĩa Cộng sản thất bại bởi vì nó muốn áp đặt lên cái đa dạng mong manh của nhân tính, và đưa ra một lý tưởng nhân tạo [đó là] từ chối cái con người, là mình, vì mục đích lịch sử. Phát xít khủng bố thông qua sự khinh miệt con người; Cộng sản khủng bố bằng cách đưa bổng tít con người khỏi cõi sai lầm riêng tư, tham vọng riêng tư, tình yêu riêng tư, mà chúng ta gọi là tự do.

Còn một khác biệt đặc thù hơn nữa. Hitler và Goebbels là những đại gia về ngôn từ, nhưng họ đều coi thường đời sống tinh thần. Những người Cộng sản, trái lại, ngay từ phút đầu tiên, đã có một ý thức về những giá trị của trí thức, nghệ thuật. Trong Marx và Engels, điều này thật hiển nhiên. Họ là những nhà trí thức đến tận xương tận tuỷ. Lênin coi nghệ thuật là món quà vô giá để chống lại nỗi sợ hãi. Ông run sợ, lẩn tránh nó, thừa nhận những quyền năng u tối, mê hoặc của những gì dễ nhào nặn, và hình thức âm nhạc, thay vì trí thức thuần lý. Trotsky là một tay văn nghệ (littérateur), theo một nghĩa rạng rỡ nhất của từ này. Ngay dưới thời Stalin, nhà văn và những tác phẩm văn học giữ một vai trò sinh động trong chiến lược Cộng sản. Nhà văn bị bách hại, bị hành quyết chính bởi vì văn chương được coi là sức mạnh quan trọng, đầy tiềm năng nguy hiểm. Đây là điểm quyết định. Văn chương được đề cao, coi trọng, tuy theo một đường hướng độc ác, ghê rợn, hiển nhiên là do sự bất tín nhiệm vào nó, của Stalin. Tới thời kỳ băng tan, vai trò nhà văn trong xã hội Xô-viết lại một lần nữa trở nên khúc mắc, và mang tính vấn nạn. Khó mà có thể tin được một điều, một nhà nước Phát-xít bị chao đảo, vì một cuốn sách nhỏ nhoi; nhưng Bác sĩ Zhivago đã là một trong những cơn khủng hoảng lớn lao trong cuộc sống gần đây của giới trí thức tại nước Nga Cộng sản.

Do trực giác, hoặc do suy nghiệm, nhà văn luôn nhận ra vai trò đặc biệt của họ trong ý thức hệ Cộng sản. Họ nghiêm trọng với chủ nghĩa Cộng sản, bởi vì nó nghiêm trọng với họ. Từ đó, một lịch sử những liên hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và văn chương hiện đại, là lịch sử của cả hai, với những sự vị nể bắt buộc phải có.

V/v Amis, xin post lại cái mail, của 1 bạn đọc TV ở trong nước, gửi GCC.

Kính chào anh NQT,

Xin phép anh cho em hỏi “VC Tẫu” đọc là gì?
Nếu đọc là Việt cộng Tẫu chắc không ổn.
Em thường trích bài của anh gửi qua email cho các bạn không thoát được tường lửa, vẫn thấy ngài ngại, thỉnh thoảng vẫn đổi liều VC (TÊN NƯỚC KHÔNG PHẢI VN) thành CS. Mong anh giải thích. (1)
Kính,

Phúc đáp:

“Cái này” là Gấu đùa, như Yankee mũi tẹt, thí dụ. Nhưng truy nguyên, thì nó từ Martin Amis, trong Koba, The Dread. Theo ông chủ nghĩa Nazi không có hậu duệ, nhưng CS thì đủ thứ cóc nhái.

Trong những thứ cóc nhái này, thì VC bảnh nhất, vượt cả Thầy. Những CS Nga, Tầu… thì đều là… “con cháu” của VC!
Cả thế giới trở thành “bãi đánh hàng” của VC, xá gì ba cái lẻ tẻ!

Trân trọng. NQT

Chủ nghĩa Bolshevism có thể xuất cảng được, và sản xuất ra những hiệu quả gần như là đồng nhất với nguyên bản, ở khắp nơi. Chủ nghĩa Nazi không thể sao chép. So sánh với nó, những nhà nước phát xít khác chỉ là trò tài tử.
Amis: Koba The Dread

Chẳng dám giấu, Gấu Cà Chớn cũng lầm về vụ này, khi nghĩ tới cái sự tàn ác nhẫn tâm của Võ Tướng Quân, trong lần Người tuyên bố với cái tay ký giả Mẽo, Stanley Karnow, đánh hoài, một trăm năm, một ngàn năm, cho đến khi nào lấy được Miền Nam [giải phóng, chữ của Người], chết bao nhiêu cũng bỏ!

[Vào năm 1990. Khi được hỏi, bao lâu, ông Giáp trả lời: hai chục năm, có thể một trăm năm, khi nào thắng thì thôi, bất kể tổn thất. Con số tổn thất, như người ta được biết, là 3 triệu người Nam và Bắc, binh sĩ và thường dân]

Hay như Ngài Bùi Tín, khi phán, tụi mi còn gì nữa, mà bàn giao?

Tàn ác, bất nhân, coi thường mạng sống con người, dã tâm ăn cướp.... Có tất cả, nhưng trên tất cả, còn có 1 cái gì khác nữa, phải mãi sau này, Gấu mới hiểu ra được.


**

Tin Văn sẽ post và dịch bài viết này.

Mạc Xịt vưỡn… OK ư?
Thầy Kuốc, nhướng mày, hỏi.

Tư tưởng gia của tân thế kỷ: Karl Marx

Một BVVC ở Hà Nội, đọc bài này, khi đăng trên Việt Báo online, thú quá, bèn download, và đưa cho 1 tạp chí văn học ở Hà Nội, đề nghị đăng, tờ báo sợ quá, lắc đầu.
Anh bạn này là 1 “đại ân nhân” của GCC.
Tks again, and Best Wishes to All There. NQT

John le Carré

Đây là lời Bạt, của le Carré, tờ Harpers’s số mới nhất, April 2013, đăng tải, cùng chương I của cuốn tiểu thuyết mới ra lò của ông, A Delicate Truth, Một Sự Thực Thanh Nhã.
Tin Văn post bản tiếng Anh, và sẽ lèm bèm thêm, cũng là 1 cách nhìn lại...  GCC, ấy là vì, le Carré là 1 tác giả Gấu thiệt mê, và nhân vật, khí hậu truyện, và tình tiết trong có cái gì thật thân quen với 1 tên Gấu Bắc Kít!
GCC chẳng đã kể cái lần vô nhà sách Xuân Thu ở kế bên Quán Chùa, vô tình cầm lên "Gián Điệp Bò Ra Từ Miền Đất Lạnh", và run lên cầm cập, vì lạnh, và nhớ … Hà Nội!

Hà, hà!

Một Sự Thực Thanh Nhã
Bạt 

Dành cho cuốn The Spy Who Came in from the Cold, được tái bản 50 năm sau, vào tháng này, Tháng Tư, 2013, nhà xb Penguin:

The merit of The Spy Who Came in from the Cold, then-or its offense, depending where you stood-was not that it was authentic but that it was credible. The bad dream turned out to be one that a lot of people in the world were sharing, since it asked the same old question that we are asking ourselves fifty years later: How far can we go in the rightful defense of our Western values without abandoning them along the way? My fictional chief of the British service-I called him Control-had no doubt of the answer:

I mean, you can't be less ruthless than the opposition simply because your government's policy is benevolent, can you now?

*

Call For The Dead

**

*

Granta số 24, Summer 1988,  bị cấm bán ở trong nước Anh, là vì nó đề cập đến chuyện bếp núc bên trong cơ quan phản gián Anh, MI6, với bài viết “Inside Intelligence”, tự thuật, autobiography, của Anthony Cavendish, một người thấy mình trở thành chứng nhân của một số sự kiện cực kỳ quan trọng của Âu Châu, sau cuộc chiến.
Số báo lỗ chỗ những "lỗ đen", kể cả ở trang bìa. Có hình Phu Nhân Sắt, cùng với tác giả bài viết, vốn là nhân viên phản gián Anh.

Đúng là 1 số báo cực quí! Gấu mua "xon" ["sale", ra từ đồ lạc xon]

&

Một trang "tự thuật" của điệp viên Anh. Từ "Bức màn sắt" lần đầu tiên xuất hiện.