Cái khổ
của nhà phê bình
không đến từ các nhà văn, nhà thơ hay độc giả mà chủ yếu đến từ những
kẻ tưởng
mình đã là nhà văn, đã là nhà thơ và, do đó, tự cho mình cái quyền được
hưởng…sự trầm trồ khen ngợi.
Trước cái quyền ấy, ai không
khen thì đều có tội.
NHQ. Blog VOA
Đọc
bài
mới viết này, thấy giọng
rất cay cú, hình như Người đang bực bội một tay nhà văn nào đó!
Tuy nhiên, cái nhìn nhà phê bình,
như một kẻ khen chê tác phẩm, một ngự sử văn đàn, đại khái như vậy, xưa
quá rồi.
Nhà phê bình, đúng ra, là nhà
văn, và phải là nhà văn.
Bắt buộc như vậy.
Có điều, ông ta là nhà văn ‘khác’
với nhà văn bình thường khác!
Đây là phát hiện của Roland
Barthes. Hay là nhà phê bình chưa từng đọc Roland Barthes nên không
biết điều đó?
Hình
như trong quá khứ Người
cũng ít ‘xoa đầu’ cái đám nhà văn tự cho
mình cái
quyền được hưởng…sự trầm trồ khen ngợi.
Ngoài
mấy tay này
ra:
Ông tiên chỉ VP
Ông Trùm ST
Mới đây nhất, bạn
ông, nhà biên khảo HNT với truyện ngắn thần sầu đăng trên Blog của
chính Người!
Ngoài ra, là chấm
hết!
Không hiểu nhà văn
nào đang làm Người bực mình như thế?
Chắc chắn không
phải GNV!
Này, đừng bắt Gấu
hưởng cái quyền ‘được trầm trồ' đấy nhé’!
Dặn vậy, cho chắc ăn!
*
Một trong những điều kiện
'cần
và đủ', để vỗ ngực xưng tên, tớ là nhà phê bình, bi giờ về già, sắp đi,
Gấu ngộ ra, là, bắt
buộc phải
mê đọc giả tưởng, tức truyện ngắn, tiểu thuyết.
Bởi vì chỉ khi đọc những thứ đó,
thì mới viết phê bình được. Quái thế!
Nhà phê bình lớn của chúng ta
có vẻ thiếu cái sự đọc giả tưởng, Gấu đoán thế!
Gấu có
một tay quen thân, thuộc
loại cái gì cũng biết, nhưng rất ghét đọc giả tưởng, thành ra suốt đời
chẳng viết
được cái chó gì cả.
Để chữa thẹn, đỡ tiếc cho cái
đời vô dụng của mình, anh phán, tao không dám viết, vì chỉ sợ, viết
không sai thì
không sao. Nếu sai thì bỏ mẹ thiên hạ!
Đừng nghĩ Gấu phịa. Ông này
chính là NTV.
Trên đời, có một tay nói y
chang NTV, đó là Heidegger.
Đây là thơ của Ngài:
He
who thinks
greatly must
err greatly.
[Suy tư lớn, lầm lạc lớn]
Nguồn
*
Bây giờ trở lại với câu của
Brodsky, “lưu vong dậy được điều ‘đường được’: sự khiêm nhuờng”
So sánh hai bản văn sau đây,
thì quả là GNV đã học được bài học khiêm nhường, những ngày đầu lưu
vong,
Nguyễn
Hưng Quốc
Có mấy Nguyễn Quốc Trụ?
Trong bài "Bông hồng là
bông hồng là bông hồng" của Nguyễn Quốc Trụ mới được đưa lên Talawas có
một chi tiết liên quan đến tôi. Chi tiết ấy khá nhỏ. Tuy nhiên, để
tránh bị
hiểu lầm là mình bất cẩn; lại là một bất cẩn có thể làm xúc phạm đến
hai người,
Nguyễn Quốc Trụ và Võ Phiến, nên tôi xin có đôi lời minh giải.
Nguyễn Quốc Trụ viết:
"Nhân tiện ở đây, tôi
cũng xin "thanh minh", là chưa từng viết về Võ Phiến trước 1975, như
trong tiểu chú ở cuối cuốn viết về Võ Phiến, của Nguyễn Hưng Quốc."
Cái "tiểu chú" mà Nguyễn Quốc Trụ
nhắc nằm trong phần "Tài liệu tham khảo về Võ Phiến" trong cuốn Võ
Phiến được Văn Nghệ xuất bản vào năm 1996 của tôi. Trong phần đó, có
đoạn tôi
điểm qua tạp chí Văn số đặc biệt về Võ Phiến phát hành tại Sài Gòn vào
tháng 8
năm 1974. Sau khi liệt kê các bài viết chính trong số Văn ấy, tôi viết
thêm:
"Ngoài ra, còn mục 'Ðọc Võ Phiến', gồm những trích đoạn từ bài viết của
các nhà văn: Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh
Phan Anh,
Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn về một tác phẩm nào đó
của Võ
Phiến. Tất cả các bài viết này đều đã được đăng báo, đâu đó." (tr. 205)
Ðã đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi
không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay
sử liệu
gì quan trọng, tuy nhiên, đọc lời "thanh minh" của Nguyễn Quốc Trụ,
tôi vẫn thấy lạnh cả người: chẳng lẽ mình lại bất cẩn đến độ gán ghép
cho
Nguyễn Quốc Trụ tác phẩm mà anh không từng viết bao giờ? Tôi vội lục
lại tạp
chí Văn số đặc biệt về Võ Phiến. May, tôi còn giữ. Vẫn thấy, ở số báo
ấy, bài
viết của Nguyễn Quốc Trụ dưới nhan đề "Thế giới truyện ngắn Võ
Phiến", nằm từ giữa trang 38 đến đầu trang 40, đứng ở vị trí số bảy
trong
tám tác giả được trích. Cuối bài viết ấy, có một lời chú cho biết thêm:
bài
viết đã được đăng trên báo Tiền Tuyến số tháng 12. 1969. Tôi còn ngờ,
cố banh
mắt đánh vần từng chữ trong cái tên của tác giả. Thì cũng vẫn là Nguyễn
Quốc
Trụ. Ðọc ngược lên lời giới thiệu của toà soạn Văn ở trang 28. Vẫn thấy
ghi là
Nguyễn Quốc Trụ
Lạ. Chẳng lẽ "hoa hồng là hoa hồng"
mà Nguyễn Quốc Trụ lại không phải là Nguyễn Quốc Trụ ư?
© Talawas 2002
Dưới
đây là email trả lời qua Talawas:
Nguyễn Quốc Trụ
Cáo lỗi
Xin lỗi anh Nguyễn Hưng Quốc, tôi không nhớ đã
từng viết về Võ Phiến trên Tiền Tuyến, và chỉ nhớ đã đọc Võ Phiến khi
còn đi
học
Kính
NQT
Bây
giờ là … thai đố:
Tại làm sao, chuyện này đã xẩy
ra từ 2002, khi đó, GNV đã ‘khiêm nhường’ như thế, thế rồi, sau đó bao
nhiêu năm
trời, bây giờ lôi ra, và lần này, quên mẹ nó mất bài học “khiêm nhường”?
*
V/v Nhà phê bình xoa đầu, chỉ
có ba mống là VP, Trùm ST, và bạn quí, nhà biên khảo.
Có, xoa đầu, nhưng cũng chơi mấy cú đá giò lái:
Về VP, Người phán, người ta nói VP chẻ sợi tóc làm tư, nhưng lâu lâu VP
cũng
quên không chẻ!
Về MT,
Người viết, thoạt đầu tôi hãi quá, có vẻ như ông quá rành về thơ, nhưng
sau vỡ
ra, ông chỉ rành thơ tiền chiến!
Mấy chi tiết trên, Gấu không
nhớ nguyên văn, nhưng đúng là ý của Người.
*
Fri, May 14, 2010 6:22:23 PM
Chao
bac Tru
From:
To:
Kinh
chao Bac Tru,
Doc blog bac viet ve Nguyen
Hung Quoc, du khong dong y, cung phai cuoi. Tuy
nhien co mot chi tiet nho can thua lai voi bac. Ngoai
VP, MT, va HNT, Nguyen Hung Quoc danh
gia cao Tran Vu, Pham Thi Hoai, Nguyen Huy Thiep (dac biet la PTH).
Kinh,
Hình
như trong quá khứ Người
cũng ít ‘xoa đầu’ cái đám nhà văn tự cho mình cái quyền được hưởng…sự
trầm trồ
khen ngợi.
Ngoài mấy tay này ra:
Ông tiên chỉ VP
Ông Trùm ST
Mới đây nhất, bạn ông, nhà
biên khảo HNT với truyện ngắn thần sầu đăng trên Blog của chính Người!
Ngoài ra, là chấm hết!
Không hiểu nhà văn nào đang
làm Người bực mình như thế?
Chắc chắn không phải GNV!
Này, đừng bắt Gấu hưởng cái
quyền ‘được trầm trồ' đấy nhé’!
Dặn vậy, cho chắc ăn!
*
Đúng là già rồi, lẫn.
Đa tạ.
NQT
(dac
biet la PTH)
Tuyệt!
Cái
khổ
của nhà phê bình
không đến từ các nhà văn, nhà thơ hay độc giả mà chủ yếu đến từ những
kẻ tưởng
mình đã là nhà văn, đã là nhà thơ và, do đó, tự cho mình cái quyền được
hưởng…sự trầm trồ khen ngợi.
Trước cái quyền ấy, ai không
khen thì đều có tội.
NHQ. Blog VOA
In the twentieth century it
is not easy for an honest man to be a literary critic. There are so
many more
urgent things to be done. Criticism is an adjunct....
.... Lukacs has always held himself responsible to history. This has
enabled
him to produce a body of critical and philosophic work intensely
expressive of
the cruel and serious spirit of the age. Whether or not we share
his
beliefs, there can be no doubt that he has given to the minor Muse of
criticism
a notable dignity. His late years of solitude and recurrent danger only
emphasize what I observed the outset: in the twentieth century it is
not easy
for an honest man be a literary critic.
But then, it never was.
Vào thế kỷ 20 thật khó mà là một phê bình gia nếu là một người lương
thiện.
NKTV
Cái khổ của nhà phê bình NHQ,
mà chỉ có
như thế, thì cũng hơi bị nhẹ, so với cái khổ của Lukacs, một người
“luơng
thiện”, chữ của Steiner, không dám làm nhà phê bình!
Ngoài ra, câu của NHQ có tí hơi bị căng, là khoảng cách giữa nhà văn
nhà thơ,
và một tay tưởng mình đã là nhà văn nhà thơ, nó được đo đạc ra làm sao,
bằng cái thưóc đo nào?
Cái khoảng cách này, theo GNV, bằng, hoặc xém bằng, khoảng cách giữa
nhà phê
bình thứ thiệt là NHQ, và thứ tưởng mình "đã là một NHQ"!
Bởi vì đến như ông Trùm phê bình Mác xít mà còn chưa dám nhận mình là
phê bình
gia, thì bố thằng nào dám!
Cũng thế, một nhà văn nhà thơ thứ thiệt, thì cần thằng phê bình chó nào
xoa
đầu, trầm trồ khen ngợi?
Mi khen nó, có khi nó còn đá cho
mi một
cái, đi chỗ khác chơi, cho tiện việc nhà nước ta!
*
Ở thế kỷ 20,
một
kẻ chân thật, thật khó mà là một nhà phê bình văn học. Có quá nhiều
điều khẩn
cấp hơn phải làm. Phê bình chỉ là phụ thuộc. Bởi vì nghệ thuật phê bình
là làm
độc giả quan tâm tới tác phẩm văn học; khổ một nỗi, "quí độc giả" có
khi không cần lắm, tới sự giúp đỡ này. Liệu ai đó đọc phê bình thơ ca,
văn
chương, kịch nghệ, một khi quá rành về nó? Hơn thế, "hai tay"
còn khổ, vì hai cám dỗ. Về phía tay phải, là Lịch sử Văn học, với cái
vẻ chắc
nịch, và những uy thế hàn lâm. Tay trái, trò Điểm Sách - không thực sự
một nghệ
thuật, chỉ là kỹ thuật dựa vào một lý thuyết thật chẳng đáng tin cậy,
rằng phải
có cái gì đáng đọc được in ra hàng năm. Ngay cả một tay phê bình tốt
nhất cũng
có thể bị nó cám dỗ, thôi thì cứ xiêu phải, hoặc quẹo trái. Như
Sainte-Beuve
chẳng hạn; hỡi ơi, làm thế nào tạo được sự vị nể trí thức, một thế đứng
khoa
bảng, nhà phê bình bèn trở thành nhà sử văn (literary historian). Thế
là cứ hùa
theo những đòi hỏi của một cuốn tiểu thuyết, và của tính tức thời; cái
phần có
ý nghĩa trong những phát giác mang tính phê bình tác phẩm của Henry
James, đã
không sống lâu hơn những điều tầm phào được gạt bỏ. Những bài điểm sách
tốt
cũng làm xàm như những cuốn sách tồi.
Steiner
V/v Mi
khen nó, có còn đá cho
mi một phát…
Murakami
cũng phán như GNV,
nhưng lịch sự hơn, khi trả lời tờ The Paris Review:
.. Tôi chẳng lèm bèm về cái
chuyện điểm sách hay phê bình. Tôi không dính vào chuyện đó [I don’t
want to be
involved in that].
-Tại sao không?
Tôi nghĩ, việc của tôi, my
job, là quan sát những con người, people, chứ không phải phán đoán họ.
Tôi luôn
luôn hy vọng tự kiếm cách làm sao cho xa ra khỏi điều gọi là những kết
luận [I
always hope to position myself away from so-called conclusions]. Tôi
muốn để mọi
chuyện mở toang ra cho mọi khả thể trong thế giới.
Tôi thích dịch thuật thay cho
phê bình, bởi vì bạn gần như không bị đòi hỏi phải phán đoán bất cứ cái
gì mà bạn
dịch thuật. Tôi để cho công việc mình thích thú đó chạy qua thân thể
tôi, tâm hồn
tôi. Chúng ta cần phê bình, tất nhiên, ở trong thế giới này, nhưng đó
không phải
việc của tôi
*
Garcia Marquez, trong một bài
trên The New Yorker, kể kỷ
niệm truyện ngắn đầu tay của ông vừa xuất hiện, lập
tức được tay phê bình gia số 1 lúc đó, trên tờ báo văn học số 1 lúc đó,
khen nức
nở.
Truyện ngắn Trăng Huyết của
Minh Ngọc vừa xuất hiện, là cả thành phố Sài Gòn biết đến, và giới viết
lách vô
tư coi bà một người trong họ.
Cũng vậy, là Trần thị Ngh. với
Nhà có cửa khóa trái....
Nhà phê bình NHQ, trong đời xoa đầu người viết, chưa hề đưa ra được nhà
văn nào cả.
Cái web của băng nhóm của ông, thì cũng thế.
Mười năm rồi lại mười
năm nữa thì nó cũng thế.
Thua xa trang VHNT của PCL: Hầu như hầu hết những nhà
văn nhà thơ trẻ, đang nổi đình nổi đám, cả ở trong lẫn ngoài nước, xuất
thân từ
đó.
Thử hỏi có ai là người được
NHQ lọc ra chưa?
Có ai nhờ NHQ mà thành danh chưa?
Thưa, chưa!
Sở dĩ GNV không đưa tên mấy ông
bà được NHQ khâm phục, trầm trồ, như vị độc giả TV nhắc nhở, ấy là vì
tất cả mấy
người đó đều không cần đến sự trầm trồ của NHQ.
Sở dĩ GNV đưa ra chỉ có ba nhân
vật, ấy là vì cả ba đều có vấn đề:
Gấu thực sự không tin NHQ đọc
được VP, đọc được MT [Sẽ chứng minh sau].
Còn ông kia thì tha cho Gấu: Ông ta có gì đâu mà đọc!
Vụ Án
V/v
trầm trồ khen ngợi.
GNV này cũng đã từng được nhà
phê bình xoa đầu, thời gian Gấu vừa nghỉ viết cho tờ Văn Học của NMG,
có mail
cho Người biết, và Người reply, rất lịch sự, cho biết Gấu có tới 10
thành công
lực, viết Tạp Ghi chỉ mới sử dụng có 4! (1)
(1) Thí dụ cái mail này, khi
GNV mặt dầy năn nỉ xin viết cho tờ Việt:
Anh NQT kinh,
Toi da doc lai, ky hon, ban dich anh gui. Rat thich. Thich noi dung bai
viet va
cung thich cach dich rat bay buom cua anh. Doc ban dich, co cam tuong
nhu doc
van sang tac.
Ban dich ay chac chan se gop phan lam cho Viet so 3, ve Cai Moi trong
Van
Chuong, phong phu hon. Va cung sau sac hon.
Khi nao dich xong cac title sach tu tieng Tay Ban Nha xong, xin anh gui
cho som
de toi bat dau lay-out.
Xin cam on anh va kinh chuc anh va gia dinh an manh.
Quái đản nhất, cực
kỳ khó hiểu, là, sau những cái mail như thế, mà lại xẩy ra cái vụ Hoặc
Ngữ, và
cái mail “Có mấy NQT?”
Bây giờ thì Gấu
hiểu! Nó là do đố kỵ mà ra. Chu Du chẳng thổ huyết mà chết, sao? Ông
này nghĩ ông
ta là Chu Du, mà sao lại nẩy ra thằng khốn GNV! Y chang đám bạn quí của
Gấu ngày
nào, và sau này, thất vọng vì Gấu chưa chịu chết!
Cái bà nữ văn sĩ
nổi tiếng trước 1975 mà chẳng than giùm cho Gấu, ư: Đi chậm quá, hết
mùa biển động
rồi, sao không ở luôn với VC?
V/v
Tiểu chú về VP.
Thú thực, khi đọc cái thư, "Có mấy NQT?", với
cái tít thật khốn nạn như thế, Gấu hết sức ngạc nhiên, không hề tức
giận, bởi vì
nếu tức giận, là thể nào cũng sủa bậy, ngược lại, y chang ông ta rồi!
GNV thực sự tin rằng mình
chưa từng viết về VP. Vấn đề này khá quan trọng, nó liên quan tới một
số vấn đề,
một số nhà văn, Mít cũng như mũi lõ [Steiner viết bài Nhà văn
và chủ
nghĩa CS là
trong dòng suy nghĩ này]
Ngay
khi đọc bài viết của
NHQ, sau khi trả lời hết sức khiêm nhường, Gấu còn “mail” cho NHQ,
‘xin’ ông
ta, nếu rảnh, scan bài viết của Gấu trên tờ Văn, bởi vì Gấu cũng rất
muốn biết, mi đã viết gì về VP, và viết dở đến mức nào, mà NHQ phải hạ
những dòng
thật là khốn nạn, kẻ cả, về
Gấu, và về hầu hết giới văn học Miền Nam, trừ VP:
Ðã đành, với
cách
viết hờ hững như thế, tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy
có giá
trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng...
*
The Reader [lần đầu Gấu đọc qua bản tiếng
Tây, cũng
“tình cờ”, vì thường đọc tiểu thuyết trinh thám của tay Bernhard
Schlink này
(1)], đã được giới thiệu trên Tin Văn, câu chuyện một anh chàng học
sinh, một
bữa đi xe buýt, bị trúng gió độc, và được cô gái già tài xế đưa về nhà
săn sóc.
Sau đó, cậu học sinh này mang một bó hoa tới nhà cô gái già để tạ ơn.
Thế rồi
chàng và nàng yêu nhau, và chàng vừa làm tình vừa đọc truyện cho nàng
nghe, vì
nàng mù chữ. Sau này, chàng thành luật sư, và gặp lại nàng, tại tòa án.
Nàng từ
chối không chịu biện hộ cho chính mình, về tội ác đã phạm, và trong khi
nhìn
nàng, chàng bắt đầu nhận ra: có thể nàng giấu diếm một bí
ẩn, còn tủi hổ hơn
cả tội sát nhân, that Hanna may be guarding a secret she considers more
shameful than murder. (2)
NKTV
(2) Có thể nói, tất cả
những tác
phẩm thuộc dòng ‘sám hối, xét lại, nhìn lại, đi tìm…” của trong nước,
sau này,
là để trả lời câu hỏi trên:
That
Hanna may be
guarding a secret she considers more shameful than murder.
Bạn chỉ việc thay
Hanna, bằng bất cứ một cái tên Mít nào, thí dụ Nguyễn Khải, Tô Hoài, Tô
Hải.. đều
được hết!
Đó cũng là cái ý
mà Gấu tính "mặc khải " từ đó, để viết về Nhân Văn Giai Phẩm, và thái độ quỳ
phục của cả
nhóm trước chỉ một Tố Hữu, nhưng bạn V. ra lệnh ngưng, postpone, later,
please.
Một độc giả TV, có
vẻ như cũng nhận ra, sau bao lần chửi Gấu, là quá sân si, ham chửi bới,
chẳng
thua gì Chợ Đồng Xuân:
Bây giờ tạm hiểu
vì sao Tin Văn ưa chửi, nếu không thì làm sao sống với những «Nhân Văn
Giai
Phẩm» trong đầu!
(1) Gấu nhầm hai
tác giả, cùng Đức, hình như vậy. Một tay chuyên viết thriller, và tác
giả The
Reader.
Nên
lưu ý điều này, hết sức
quan trọng:
Có một khoảng cách rất xa, không
thể nào lấp đầy, giữa những ông như NHQ, Hoặc Ngữ, và Gấu, hay
Bảo
Ninh, thí dụ, đó là cuộc chiến, và kinh nghiệm và nỗi đau, của Gấu
cũng như của
Bảo Ninh, về nó.
Thành thử chớ có nghĩ, Gấu này
sân si với họ.
GNV đã tính bỏ qua tất cả, vì
xẩy ra từ 2002, nhưng sau, bắt buộc phải lôi ra, vì, những dòng sau đây:
Đám cà chớn
này muốn sinh sự
thì đành phải
hầu tiếp thôi.
GNV bây giờ rảnh rồi, sẽ đáp lễ, luôn cả tới những đại sư phụ của chúng.
Cũng là một cách nhìn lại cái xấu, cái ác, không phải Cái Ác Bắc Kít.
Cũng một cách tưởng niệm 50 năm Camus đi xa, qua câu viết vinh danh
ông, và
Hannah Arendt, trên:
“Vấn đề cái ác sẽ là câu hỏi cơ bản của cuộc sống trí thức thời hậu
chiến tại
Âu Châu – như cái chết là vấn đề cơ bản của cuộc chiến vừa qua”.
NQT
Gấu đinh ninh chưa hề viết
về
Võ Phiến, và cũng đinh ninh, chưa hề viết về Mai Thảo, trước 1975.
MT đúng, cho nên trước khi ông
đi, phải vội đi một đường chiêu niệm sống, là vậy.
VP, sai, vì viết bài để trám
một chỗ trống trên trang báo do chính Gấu phụ trách, nhưng khi đọc cái
tên bài
viết, thế giới truyện ngắn VP, thì lại nhận ra, có thể, bởi vì Gấu vẫn
tính viết
về truyện ngắn VP, nay cả từ trước 1975, nhưng chưa rảnh!
Chính vì thế mới tò mò muốn đọc
lại, coi ngày đó Gấu nhận định như thế nào về truyện ngắn VP, so với
những gì đã
viết sau này, trên tờ Văn Học của NMG.
Cái sự không viết, hoàn toàn
là do mấy ông ở ngoài cuộc chiến đó, chứ không phải “hay, dở”. Đám viết
sau Sáng
Tạo thường hay nhắc tới TTT, một phần vì ông cùng nhóm với họ, theo
nghĩa, cùng
bị cuộc chiến hành.
Có hai
ông nhà văn, nổi đình
nổi đám số 1 trước 1975, sau đều thoát ra hải ngoại khá sớm, và đều
được coi những
là những bậc xứng đáng đại diện cho cái nền văn học Ngụy đã mất, là Võ
Phiến và
Mai Thảo.
Nhưng, nếu có ai làm một cuộc
truy lục trở ngược lại, thì sẽ thấy ra là, chưa có ai viết về hai ông
này, một
bài nâng bi, hay nghiên cứu, hay bất cứ gì gì đó, trước 1975!
TTT, OK. Bùi Giáng OK. Bình Nguyên Lộc OK.
Mai Thảo, không OK. VP, không OK!
Thành
ra, trong câu viết của
nhà phê bình, có tí ti chân lý ở trong:
Cái "tiểu
chú" mà Nguyễn Quốc Trụ nhắc nằm trong phần "Tài liệu tham khảo về Võ
Phiến" trong cuốn Võ Phiến được Văn Nghệ xuất bản vào năm 1996 của tôi.
Trong phần đó, có đoạn tôi điểm qua tạp chí Văn số đặc biệt về Võ Phiến
phát
hành tại Sài Gòn vào tháng 8 năm 1974. Sau khi liệt kê các bài viết
chính trong
số Văn ấy, tôi viết thêm: "Ngoài ra, còn mục 'Ðọc Võ Phiến', gồm những
trích đoạn từ bài viết của các nhà văn: Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ
Tấn, cô
Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình
Toàn về
một tác phẩm nào đó của Võ Phiến. Tất cả các bài viết này đều đã được
đăng báo,
đâu đó." (tr. 205)
Ðã đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi không xem các bài viết hay
các
trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng, tuy
nhiên, đọc
lời "thanh minh" của Nguyễn Quốc Trụ, tôi vẫn thấy lạnh cả người:
chẳng lẽ mình lại bất cẩn đến độ gán ghép cho Nguyễn Quốc Trụ tác phẩm
mà anh
không từng viết bao giờ? Tôi vội lục lại tạp chí Văn số đặc biệt về Võ
Phiến.
May, tôi còn giữ. Vẫn thấy, ở số báo ấy, bài viết của Nguyễn Quốc Trụ
dưới nhan
đề "Thế giới truyện ngắn Võ Phiến", nằm từ giữa trang 38 đến đầu
trang 40, đứng ở vị trí số bảy trong tám tác giả được trích. Cuối bài
viết ấy,
có một lời chú cho biết thêm: bài viết đã được đăng trên báo Tiền Tuyến
số
tháng 12. 1969. Tôi còn ngờ, cố banh mắt đánh vần từng chữ trong cái
tên của
tác giả. Thì cũng vẫn là Nguyễn Quốc Trụ. Ðọc ngược lên lời giới thiệu
của toà
soạn Văn ở trang 28. Vẫn thấy ghi là Nguyễn Quốc Trụ..
Liệu, do VP “chẳng
là cái đinh
gì”, cho nên… “các bài viết hay các
trích đoạn ấy [chẳng] có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng”?
Đây là đòn đậy
ông đập lưng ông của “tân” Mộ Dung Phục!
*
Sự thực, ngay trước 1975, Gấu
vẫn manh nha một bài viết, chỉ về truyện ngắn VP. Sau này, khi ra hải
ngoại,
trong số báo Văn Học của NMG, đặc biệt về VP, Gấu cũng đã xì ra một số
sự kiện đặc VP, và qua ông, đặc Trung Kít.
Trong một lần nói chuyện với ông chủ
chi địa,
Gấu có đưa ra nhận xét, truyện ngắn của VP có cái chất cùng hung cực
ác, rất độc,
tối độc, không ở đâu có hết, ông chủ gật gù đồng ý, và cho biết thêm VP
rất nể
Nguyễn Khải, và ngược lại NK rất nể VP, vì trong cả hai ông đều có cái
chất khác
thường đó!
Bởi vậy, khi đọc bài của NHQ,
thấy cái tít bài viết của Gấu, Thế
giới truyện ngắn VP, là Gấu bèn gật
gù, đúng
rồi, nhưng giá mà được đọc lại bài viết, thì cũng thú lắm đấy.
Bèn mail, bèn nhận được
reply, nhưng sau đó, là tuyệt tăm hơi.
Vụ Án
Kể Huệ
nghe, trường hợp chưa
biết, việc liên quan tới bài thơ và người làm thơ nói trên : Thời Phạm
Duy đi
theo gánh hát cải lương giữa thập niên 40, đến Phan Thiết gặp một
người đàn
bà đẹp, hai người ân ái mặn nồng rồi chia tay khi gánh hát rong ra đi.
Thế
rồi giữa thập niên 50, Phạm Duy tình cờ gặp lại ở Saigon
người con gái của
người tình cũ Phan Thiết. Giống mẹ như hai giọt nước mà
lại đẹp rực rỡ. Phạm Duy cũng lại ân ái mặn nồng, mối tình kín đáo
kéo dài
mười năm trời cho đến khi người đẹp lên xe hoa vì chàng nhạc sĩ không
dấn thêm
bước nữa trong cuộc tình nồng cháy. Lòng Phạm Duy tan nát trong bài ai
ca
“Nghìn trùng xa cách”.
Nguồn: Gió-O (1)
Nếu
đúng như trên, thì nhạc sĩ
PD ngủ với cả con gái ư?
Khó hiểu quá!
Chỉ có thể cắt nghĩa tạm, cô gái này là con riêng của người đàn bà đẹp
kia?
Như thế, thì cũng đã khủng lắm
rồi!
Hay là hai người không hề biết?
Cầu mong là GNV hiểu sai, hoặc câu văn thiếu sót gì đó?
NQT
(1)
Phải bệ về đây, cho chắc ăn:
Thư Tín
tháng 5.2010
From: Thi Vu
To: le thi hue
Date: Fri, May 7, 2010 at
1:05 AM
subject: Nan
Ni
Huệ thân mến,
Bài thơ tình của L.L.Lan đăng
trong mục Thơ Tình Nam 1975 đã hay, mà bài viết của Nguyễn Đức Sơn cũng
vô cùng
lý thú và giá trị về Thơ Người Nữ.
Nguyễn Đức Sơn tức nhà thơ
Sao Trên Rừng một thời chiếm lĩnh trên báo Bách Khoa cuối thập niên 50.
Kể Huệ nghe, trường hợp chưa
biết, việc liên quan tới bài thơ và người làm thơ nói trên : Thời Phạm
Duy đi
theo gánh hát cải lương giữa thập niên 40, đến Phan Thiết gặp một người
đàn bà
đẹp, hai người ân ái mặn nồng rồi chia tay khi gánh hát rong ra đi. Thế
rồi
giữa thập niên 50, Phạm Duy tình cờ gặp lại ở Saigon
người con gái của người tình cũ Phan Thiết. Giống mẹ như hai giọt nước
mà lại
đẹp rực rỡ. Phạm Duy cũng lại ân ái mặn nồng, mối tình kín đáo kéo dài
mười năm
trời cho đến khi người đẹp lên xe hoa vì chàng nhạc sĩ không dấn thêm
bước nữa
trong cuộc tình nồng cháy. Lòng Phạm Duy tan nát trong bài ai ca “Nghìn
trùng
xa cách”.
Thời gian mười năm ấy đẻ ra
300 bức thư tình hay 300 bài thơ, theo lời Phạm Duy, mà bài Năn Nỉ là
một, và
trở thành Tôi Đang Mơ Giấc Mộng Dài khi vào nhạc Phạm Duy.
Anh có ngỏ ý với Phạm Duy cho
Quê Mẹ xuất bản 300 bài này. Nhưng Phạm Duy nói đã giao tất cả những
bức thư
tình cho anh Lê Ngộ Châu/Bách Khoa cất giữ. Vì thời ấy sóng gió dữ dội
trong
gia đình khi chị Thái Hằng biết chuyện. Nay anh Lê Ngộ Châu đã qua đời.
Thơ lưu
lạc về đâu ? Người làm thơ lưu lạc về đâu trong cùng tâm sự của TTKH ?
Năm 1983, cơ sở Quê Mẹ tổ
chức chuyến đi 8 nước Tây Âu và Bắc Âu cho Julie Quang và Phạm Duy Hát
Ngục Ca
và các ca khúc miền Nam.
Một hôm khi phái đoàn đến phi trường thành phố Christiansand, Nam Na
Uy, thì
hết hồn khi ra cửa không thấy Phạm Duy. Thường khi Phạm Duy rất năng
nổ, hăng
hái, đi nhanh hơn mọi người. Thế mà hôm ấy chẳng thấy bóng ông già, anh
hốt
hoảng quay vào phi đạo tìm Phạm Duy. Vừa lúc thấy cô tiếp viên xuống
thang gác
máy bay. Cô thấy anh hớt hơ hớt hải nên hỏi ông mất gì chăng (something
) ? Anh
đáp : Không tôi mất một người (someone) ! Trở lên máy bay vắng người
thấy Phạm
Duy nằm ngủ trên ghế.
Lay thức anh dậy rồi cùng
xuống phi đạo, mặt Phạm Duy ngái ngủ và buồn hiu, chưa từng thấy trong
chuyến
đi. Phạm Duy tâm sự, hôm qua
phái đoàn ngủ nhờ trong nhà một người tị
nạn. Phu
nhân chủ nhà xinh đẹp hệt như người của
“Nghìn trùng xa cách” kia. Phạm Duy ngơ ngẩn đến 2 ngày trời.
Thi Vũ
Thật tội nghiệp cái bà chủ nhà
tốt bụng!
Tưởng mình làm phúc, hóa ra hành
tội PD, khiến ông mất ngủ mấy ngày trời!
Chi tiết ‘giao hết cho Lê Ngộ
Châu’, cũng thú vị. Nghe nói, VP cũng giao hết cho LNC giữ giùm những
ghi chú,
tạp ghi, ký, tản mạn về những lần đi ăn phở của ông.
Ui chao, giá mà hồi đó, GNV cũng
lân la làm quen LNC thì thật đỡ khổ. Khi lấy vợ, nghĩ mình phải thanh
toán quá
khứ, thế là đem những bức hình chụp những lần du dương với BHD ở thiên
đường Đà Lạt, đốt bỏ.
Giá mà còn, thì bi giờ độc giả
TV tha hồ mà trầm trồ khen ngợi, ngắm nghía cái răng khểnh của thánh nữ
của
GNV!
Mũi lõ
có câu, cái độc, cái ác
là thức ăn của thiên tài. Áp dụng vô trường hợp PD, y chang: cứ mỗi lần
ông làm
thịt một em, là nhân loại Mít có được một tuyệt tác âm nhạc!
*
Nhân đọc cái mail của nhà thơ
Thi Vũ, Gấu bèn rị mọ đọc bài viết của Nguyễn Đức Sơn, về nữ thi sĩ
L.L. Lan,
rồi đọc những lời phán của ông về người nữ, và về nữ thi sĩ, thì mới
ngộ ra một
chân lý thật lớn: Đàn ông Mít ngoài cái chuyện coi thường đàn bà, thì
bèn thừa
thắng xông lên, coi thường nữ thi sĩ.
NDS phán:
Tôi vốn yêu vô cùng cái nữ
tính tự nhiên và nồng đậm trong thơ đàn
bà (dù tôi cũng yêu vô cùng những đứa con gái có đàn ông tính trong
người chút
đỉnh). Tôi nghĩ đó là yếu tố quyết định
sinh mệnh của thơ họ. Nghĩa là dù họ có đả động đến cái gì, thơ đàn bà
là phải
làm toát ra cái hơi thở đàn bà từ ngôn ngữ, hình ảnh và âm điệu. Huống hồ là từ bản chất trời sinh, làm sao họ
có thể làm cái gì lớn hơn ngoài cái việc bồng đứa con trong lòng. Tôi không thiển cận và lạc hậu đâu. Bởi làm sao đào đâu ra một nữ
thi hào đúng nghĩa trong văn học sử cổ kim
trên mặt địa cầu này (có thể có biệt lệ biết đâu đối với những hành
tinh có
người khác). Đàn bà sinh ra là vậy. Họ có thể trở thành một nhà đại bác
học
nhưng không thể trở thành một thi sỹ lớn đúng nghĩa một cách tuyệt đối.
Đây là
do vốn liếng quá nghèo
nàn, chưa từng nhìn ra cõi thơ thế giới, chưa từng đọc thơ của những nữ
thi sĩ,
thí dụ, Marina Tsvetaeva, hay Anna Akhmatova của Gấu Mẹ Vĩ Đại [Nga la
tư].
Tsvetaeva là nữ sư phụ của Brodsky, Nobel văn chương còn Akhmatova, nữ
thần thi
ca Nga.
Nhân
tiện đang lèm bèm về vụ
Hoàng Cầm, TV sẽ giới thiệu một số bài viết về hai bà này, cùng một số
thơ của
họ. Trước hết, là sẽ giới thiệu bài của Brodsky giới thiệu tập thơ của
Akhmatova, trong có nhiều điều chiếu sáng cõi thơ của những đấng trong
Nhân Văn
Giai Phẩm, đồng thời giải ra sự kiện, tại sao họ chịu cúi đầu trước anh
chàng
thi sĩ nhà quê, thi sĩ của quần chúng Tố Hữu. Và đặt ra vấn nạn ‘nếu’:
Nếu những
tinh anh của sĩ phu Bắc Hà không gục ngã trước nhà thơ đất Thần Kinh,
liệu cuộc
chiến Mít có thể khác đi chăng?
Bài giới thiệu tập thơ
Akhmatova của Brodsky khó đọc, và tất nhiên, khó dịch, Gấu cứ nấn ná,
không dám
đụng vô, nhưng đúng là một bài viết thật tuyệt. Không phải chỉ về
Akhmatova, mà
còn từ cõi thơ của bà, nhìn ra một điều vô cùng quan trọng: nhiều khi,
cả một
thời đại, được nén lại, chỉ trong vài câu thơ.
Nữa!
Điều ghê gớm trên, nhạc vàng,
nhạc sến, nhạc lính Miền Nam
làm được!
Vụ Án
CHA
ĐẺ
CỦA VĂN HỌC VIỄN TƯỞNG VIỆT NAM
Ngô Tự Lập
Khoa Quốc tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội
Ông Hồ,
như ở đây được NTL
thổi là cha đẻ của văn học viễn tưởng Mít, thực sự chỉ là một ‘phóng
tác gia’.
Và những truyện mà Cụ Hồ chôm của người rồi viết lại theo ý của ông, là
đều
nhằm mục đích chính trị cả.
Miền Nam có HHT được gọi là
ông vua thể loại này, chỉ khác, ông cho biết, ông chôm của ai, còn Bác,
thì để
lại một nghi vấn, hy vọng đời sau có kẻ cố tình lầm, thổi Bác thành cha
đẻ của
văn học viễn tưởng Mít!
Gấu này, hồi nhỏ đọc Ngọn Cỏ
Gió Đùa, của Hồ Biểu Chánh, mê quá, đến khi đọc Những Kẻ Khốn Cùng của
Victor
Hugo, cứ lầm bầm chửi anh Tây Mũi Lõ thuổng anh Mít Nam Bộ, ấy là vì
truyện của
HBC tuy phóng tác, mà đặc chất Miền Nam.
Borges cũng đã gặp tình trạng
này, khi đọc một bản dịch - dịch chứ không phải phóng tác – và khi đọc
nguyên
tác, lắc đầu, không hay bằng bản dịch, là vậy. Đây là những phép lạ của
ngôn
ngữ, và tài năng của người phóng tác.
Trường hợp Bác Hồ, Bác nhắm
một ý đồ ở bên ngoài văn chương.
Vào thời đó, Bác cũng không
nghĩ đến chuyện thuổng hay không thuổng. Giống trường hợp Khái Hưng,
cũng đã
từng phóng tác một truyện ngoại, của Langelaan, thành Bóng người trong
sương
mù, (1) câu chuyện anh lái tầu hoả, được hồn vợ nhập vào một con bướm
cứu mạng,
khi cố ngăn xe lửa vì cây cầu phía trước đã bị bão đánh sập.
NTL còn thổi Bác thành nhà
tiên tri. Không hiểu Bác có tiên tri ra một đất nước băng hoại như hiện
nay?
(1)
Lần đó, đi cùng với ông bạn
thân. Ông này sau đi với Gấu, xuống Ba Xuyên đưa xác thằng em Gấu về
Sài Gòn.
Lượt về Gấu đi máy bay C.130 cùng cái xác thằng em, trong chiếc quan
tài, ngoài
gỗ, trong kẽm. Cũng nhờ tài xoay sở của một ông cố vấn Mẽo tại phi
trường Sóc
Trăng. Thằng em, sĩ quan Thủ Đức, ra trường biệt phái đơn vị địa phương
quân lo
an ninh phi trường. Ông bạn, nhà giáo bị động viên, đi xe đò trở về Cần
Thơ,
nhiệm sở của ông lúc đó. Xe của ông thứ nhì. Xe thứ nhất xơi nguyên một
trái
mìn VC.
Gấu có kể qua truyện này một hai lần rồi. Nó làm Gấu nhớ tới câu chuyện
Bóng Người Trong Sương Mù
(2) của Khái Hưng. Hồi nhỏ, đọc truyện này, Gấu hơi
bị ấn tượng [thuổng cách nói của VC], nhưng hóa ra rằng thì là, ông
thuổng
truyện ngoại quốc. Của tay Langelaan, tác giả một truyện ngắn
được coi
là kinh
dị số một của thế kỷ, Con
Ruồi , đã từng được
dịch đăng trên tờ Bách Khoa, Sài
Gòn, trước 1975.
Gấu tin rằng thì là, thằng em
trai của Gấu, đã xúi ông bạn đừng đi chuyến xe đầu.
Cũng như Gấu đã từng mường
tượng ra cái chết của thằng em, ngay từ khi nó bị gọi đi Thủ Đức.
Đúng ra, ngay từ khi Gấu chết
hụt ở nhà hàng Mỹ Cảnh.
Như thể, Thần Chết, bắt hụt
thằng này, thì tóm thằng kia.
Chính vì vậy mà ông bạn HPA
không làm sao đọc ra "tầng hầm", của đoạn văn sau đây, bởi thế,
ông mới chửi, sao lại có một thằng mê gái thê thảm đến trở thành lố
bịch, như
mày, hử Gấu?
(2) Truyện này, được dịch qua
tiếng Anh, trên art2all.net. Langelaan có truyện Phép Lạ, dân Ky Tô mê
lắm, câu
chuyện một anh chàng mua bảo hiểm nhân mạng, đi xe lửa, xe lửa bị lật,
anh ta
giả đò què để hưởng bảo hiểm, sau đó cực ngoan đạo, chờ đến ngày hành
hương Lộ
Đức, nhận phép lạ. Đến ngày đó, chẳng có phép lạ, mà trở thành liệt
luôn, và
cũng trong bữa đó, một bé gái bị liệt, lại được hưởng phép lạ, ‘Ta cho
con đôi
chân của một kẻ không cần đến nó nữa”.
Hồi nhỏ Gấu mê đọc tay này
lắm, còn mấy truyện nữa, cũng rất ư ly kỳ, chất nhân bản cao lắm, như
truyện
Rip, thí dụ, vậy mà bị hậu thế thuổng, sử dụng vào ba cái trò tuyên
truyền nhảm
nhí, vậy mà còn có tên vẫn thổi lấy thổi để. Chán quá!
Còn một truyện của tay
Langelaan ly kỳ lắm, câu chuyện một ông con trai bán linh hồn cho Quỉ,
để được
hưởng đủ thứ trên đời, rồi sau đó đi tù, rồi đến lúc ra tù [xử tử], Quỉ
chờ sẵn
ở bên
ngoài, thì cũng là lúc ông anh tới chứng kiến ông em đền tội đời, hai
bên đấu trí, ông anh cứu
thoát
linh hồn thằng em, Quỉ thua trí bỏ đi.
Liệu đây cũng là câu chuyện của…
NTL?
Làm sao ra ông anh bi giờ đây?
Gấu
cũng đã từng bị lừa, như NTL.
Với NTL, thì ông giả đò bị lừa, còn Gấu, bị lừa thực tình, khi đinh
ninh Sến cô
nương là tác giả Thiên Sứ.
Hoá ra truyện phóng tác.
Phóng tác, nhìn một cách nào đó, thì cũng là một hình thức đạo văn, nếu
cố tình
không cho biết nguyên tác.
Giấc ngủ mười năm có thể khiến ta liên tưởng đến chuyện Từ
Thức, nhưng tôi muốn so sánh
nó với Rip Van Winkle của văn hào Mỹ Washington Irving.
NTL
Chắc
chắn là Bác thuổng Irving,
vì Bác mê Mẽo lắm, như PXA.
Bác đã từng thuổng Mẽo, để viết bản tuyên ngôn độc lập, không nhớ sao?
Trong
số những người làm sống lại nhân vật Rip Van Winkle này, có
Koestler.
Trong Bóng đêm giữa ban ngày, có anh tù tên là Rip Van Winkle,
suốt ngày
lảm nhảm câu “Vùng lên, hỡi những nô lệ ở trên thế gian này”, nhưng do
bị công
an nện nặng quá, bị mát cái đầu, thay vì “Vùng lên…”, thì là, “Tùng
lên…” (1)
Gấu nghi, tay NTL này cũng đang ‘giả đò’ là một Rip!
Hay "thực sự"... là?
(1)
Lãng tìm cách tự cứu, tập Yoga, ăn cơm gạo lức muối mè, xa lánh bạn bè,
những
bức thư của anh thường tận cùng bằng câu, "Bao giờ thì hoà bường?"
Không
bao giờ anh dùng từ "hoà bình", như sợ hãi, ghê tởm… hoà bường, hoà
bường, trong trí tưởng tượng của tôi, người bạn những năm trung học trở
thành
Rip Van Winkle, nhân vật của Koestler, gã tù nhân khốn khổ suốt ngày
lảm nhảm
khẩu hiệu ghê gớm nhất thời đại, "Bebout les Damnés de la terre!";
"bebout" thay vì "debout", "Vùng lên hỡi những kẻ trầm
luân…" biến thành "Tùng lên, tùng lên…".
Những
ngày ở Sài Gòn (1965)
Tưởng
niệm Nguyễn
Nhật
Duật
Người
viết có một anh bạn, mê văn chương. Mê lắm,
nhưng cứ nay lần, mai lữa, vì còn nhiều việc phải làm. Nào lo cho xong
cái nhà,
kiếm mấy chân hụi cho bà xã để dành tiền lo cho xấp nhỏ… tới lúc rảnh
rang,
tính viết văn, thì phát giác ung thư đã ăn tới tận cổ họng. Văn chương,
ở ngay
“làng kế bên” (The next village, Kafka) vậy mà cả một cuộc đời dài như
thế,
hạnh phúc như thế, “vưỡn” chẳng nhín ra được một tí thời giờ cần thiết
cho nó!
Đoản
văn trên, là do xúc động trước giấc mộng mỹ học của bạn ta, mà bật ra.
Lại có
ông, cứ mong được người
đời phỏng vấn, để giơ hai tay lên trời, ngửa cổ than: đây là nghiệp của
tôi.
Ông khác thì nói: tôi mà không viết thì ngứa không chịu được. Ôi ngứa
thì gãi,
nghiệp thì đi cúng giải oan, đi chùa bố thí cho hết nghiệp. Đừng để ba
trăm năm
sau, thiên hạ khóc cho cả… đất nước mình!
Có thể,
nhà phê bình thù GNV, là từ những dòng ‘tôi mà không viết thì ngứa
không chịu được', trên.
*
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu,
cánh buồm..
Nguyễn Bính
NHQ, Blog VOA
Câu thơ
này, Gấu đọc được một
lời giải thích thật tuyệt trên tờ Văn Nghệ, khi còn làm anh bán báo tại
cái sạp
của nhà, trước cổng chung cư Nguyễn Bỉnh Khiêm, thời gian sau 1975.
Nó tả cảnh con thuyền lùi dần mãi ra xa, và bởi vì mặt nước cong, do
trái đất
tròn, cho nên cánh buồm cứ bị thiến dần…
Hình ảnh tuyệt vời này, theo Gấu, còn nói lên nỗi lo sợ của người ở
lại bến, ‘xa
mặt cách lòng, loin des yeux loin du coeur’.
Ngay cái "tít không tít, titre sans titre", của bài thơ, có thể cũng
nói cùng ý đó: cắt cụt đến chẳng còn tít!
Cũng
theo hư không mà đi.
Hai câu
sau đây của Tản Đà, cũng
diễn ý đó, năm hết dần theo lá rụng, tình theo hư không mà đi đến thành
hờ hững, phản bội
Hà, hà!
Vàng
bay mấy lá năm hồ hết
Hờ hững ai xui thiếp phụ
chàng.
*
Người
con gái vẫn còn đứng
đó, bên thành cửa sổ, vời vợi nhìn theo. Câu thơ ngắt thành ba nhịp
(Cánh buồm
nâu / cánh buồm nâu / cánh buồm...), tưởng như mỗi nhịp ngắt là một làn
sóng
đột nhiên trào lên, che khuất cánh buồm. Bao nhiêu lần khuất rồi hiện.
Lần cuối
cùng, đã xa lơ xa lắc, người con gái chỉ còn nhìn thấy, mờ thật mờ,
hình ảnh
cánh buồm thấp thoáng, nhoà đi trong khói sóng bập bềnh. Không còn thấy
màu sắc
nữa: chữ “nâu” ở nhịp cuối biến mất.
Cái hay nhất của bài thơ
không chừng nằm ở dấu ba chấm thay thế cho chữ “nâu” vắng mặt ấy.
Sự vắng mặt ấy nói được nhiều
điều hơn hẳn các sự có mặt khác.
NHQ
Có vẻ
nhà phê bình ít đọc
thơ, thiếu sức tưởng tượng, toàn phán nhảm, theo kiểu tán phó mát.
Không hiểu
làm sao mà có người lại coi Người là chuyên gia về thơ?
Hình như Người chưa từng giới thiệu một nhà thơ mũi lõ nào?
Chán
quá!
*
Không đề
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò
nhìn nhau.
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm
nâu,
cánh buồm...
NHQ
trích
Câu
thứ ba, như Gấu vẫn nhớ,
là:
Anh đi đâu, anh về đâu?
Như vầy
đúng hơn, "Anh
đi đấy" vô nghĩa.
"Đấy"
là
"đâu"?
*
From:
To:
Sent: Fri, May 28, 2010
3:03:09 AM
Subject: tho Nguyen Binh
Ông Gấu
Ông đã nhiều lần "giận mất khôn". Nhưng không có gì giận thì ông vẫn
nói xàm. Hay bởi vì cái lòng đố kị nó cứ bắt ông phải lảm nhảm. Ông nhớ
sai thơ
Nguyễn Bính, mà ông còn đem ra để gây gổ với người khác là vì sao vậy?
Trước mặt tôi đang có cuốn "Tuyển tập Nguyễn Bính", nxb Văn Học, Hà
Nội, 1986. Nguyên văn bài thơ "Không đề" là:
Không đề
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau.
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
*
Tks
Đây đâu
phải chuyện giận mất
khôn?
Bài viết của tôi, có tí giận nào đâu?
Đâu liên quan gì tới đố kỵ?
Một bài viết về thơ.
Những đoạn NHQ tán nhảm về bài thơ thì sao?
Không lẽ những đoạn Gấu này viết về hình ảnh 'cánh mầu nâu, cánh buồm
nâu cánh
buồm', là tính ‘gây gổ’ với NHQ ư?
Trân trọng
NQT
Tuy
nhiên, Gấu nghĩ "anh di
đâu", hay hơn nhiều!
Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là vấn
đề thưởng ngoạn.
Giống trường hợp một bài thơ Nguyên Sa, phổ nhạc.
Về Nguyên Sa, còn
một câu thơ nữa, mà tôi vẫn rì rầm hát theo, cùng với nó, và mỗi lần
như vậy,
lại tự nhủ, nếu có dịp gặp ông, tôi sẽ hỏi, đâu là nguyên bản của nó.
Câu thơ
được phổ nhạc:
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu.
Câu thơ nguyên bản, như sau này tôi được biết:
Trời chợt mưa, chợt nắng, bởi vì đâu.
Nhưng tôi cứ rì rầm như vầy:
Trời chợt mưa, chợt nắng, chợt vì
đâu.
Và tôi cứ cố tình thích chữ “chợt” sau cùng.
Bởi vì, cứ khơi khơi, trời chợt mưa, chợt nắng, cô bạn chợt phóng solex
vào đời
mình….
Source
Ông Gấu
cứ nói nhảm, gây sự
nhảm mãi. Người đọc lâu lâu ghé qua trang của ông thấy toàn là hỉ nộ ái
ố vớ
vẩn. Chán lắm.
Nên viết lách làm sao cho ra ngô ra khoai một tí, ông à.
Câu
trên nặng quá.
Và sai!
Nếu thật sự bạn nghĩ như thế,
tốt nhất, ‘lâu lâu’ cũng đừng nên ghé TV, cho nó thêm bực mình.
Thành thật khuyên bạn như vậy.
Nguyễn Quốc Trụ
Nhân
đây, lầu bầu về lòng đố
kỵ.
Không lẽ Gấu, viết văn gần như
cả một đời người, vào lúc này, sắp sửa đi xa, bất cứ lúc nào, lại đố kỵ
với ông
con nít, là nhà phê bình ư?
Đố kỵ về cái gì mới được chứ?
Ông ta đâu có viết văn, làm
thơ, chỉ vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, thứ “nhà” Gấu rất tởm, trong
đời viết
lách, lỡ bắt buộc phải viết một bài điểm sách, một bài phê bình nào,
xong, báo
in ra, là vứt vào thùng rác, không hề lưu giữ một bài nào.
Vậy mà đố kỵ với nhà phê bình ư?
Vô lý quá!
V/v
‘giận mất khôn’.
Trong gần một con giáp làm
trang TV, nếu tính cả thời gian tá túc nơi VHNT của PCL, Gấu này chưa
một lần ‘giận
mất khôn’, trừ lần độc nhất, mới đây, khi cả hai băng đảng cấu kết với
nhau, cố tình chơi Gấu, và trong khi hăm hở như vậy, chúng đụng chạm
tới gần như
cả một tập thể những người đàn bà, khi xưa là những “ladies”, nhưng vì
Miền Nam
thất trận, mà biến thành những “hồn ma”, phải ra đường sống nhờ mặt
đường, bằng
những cái nghề bán thuốc lá lẻ, cà phê, sách cũ…
Chính vì Gấu này ‘giận mất khôn’
mà một vì nữ bác sĩ mới lên tiếng cảnh cáo, mi gọi đám chúng là cái gì
cũng được,
nhưng đừng gọi là ‘đám hủi’, vì những bệnh nhân hủi, tâm hồn, lương
tâm, đạo đức
của họ trong sạch, không thể ví với đám khốn kiếp đó được.
Ông ta đâu có viết văn, làm
thơ, chỉ vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, thứ “nhà” Gấu rất tởm, trong
đời viết lách, lỡ bắt buộc phải viết một bài điểm sách, một bài phê
bình nào, xong, báo in ra, là vứt vào thùng rác, không hề lưu giữ một
bài nào. (1)
Đó là
sự thực!
Ít ra về phiá GNV.
Độc giả có ai nực vì cái giọng phách lối thì Gấu đành chịu, và cúi đầu
tạ tội.
Chỉ xin lưu ý một điều là, từ khi mở ra trang TV, 12 năm trời đã có,
vậy mà "nhà văn Sơ Dạ Hương" không có nổi một truyện ngắn, một bài thơ.
Truyện
dài?
Nghèo mà ham!
Điều đó
đưa đến một kết luận, là, GNV không hề dựng lên trang nhà Tản Viên, để
viết văn, làm thơ.
(1) Mới đây, một bạn văn ở trong nước, thương tình, gửi cho mấy bài
viết cũ.
Đọc bồi hồi, cảm động, và thật nhớ Sài Gòn, những ngày đó.
*
Ông
viết, "Một cuốn sách phải quậy nát bấy, những vết thương... Một cuốn
sách phải là một hiểm nguy. Những cuốn sách của ông, chúng nguy hiểm
theo nghĩa nào?"
Cioran:
"Thì đúng như vậy. Hãy nghe này:... khi cuốn "Précis...." của tôi ra
lò, một tay phê bình của tờ Thế Giới (Le Monde) gởi cho tôi một lá thư,
với lời trách móc: 'Ông không nghĩ đến hậu quả, nếu cuốn sách lọt vào
tay mấy người trẻ tuổi?'. Thật là phi lý! Sách phục vụ lớp trẻ? Phục vụ
như thế nào? Dạy dỗ chúng? Giúp chúng học? Nếu như vậy, chúng chỉ cần
tới trường, tới lớp."
"Không, tôi cho rằng cuốn sách đúng là một vết thương. Nó phải thay đổi
cuộc đời của người đọc, cách này hoặc cách khác.... Một bà viết về tôi,
mới đây, trên tờ Le Quotidien de Paris: 'Cioran viết điều mà người ta
phải nói thầm, khi nhắc lại'. Tôi không viết, theo nghĩa 'làm ra một
cuốn sách', để cho người ta đọc. Không, tôi viết để hất đi một gánh
nặng cho tôi. Nhưng rồi sau đó, khi nghĩ về 'nhiệm vụ của những cuốn
sách của tôi' (la fonction de mes livres), tôi nói với mình, chúng phải
như một vết thương. Một cuốn sách, mà người đọc 'vũ như cẩn' sau khi
đọc nó, là một cuốn sách vứt đi."
Cioran
Kafka
cũng từng nói như vậy: Ông viết cho bạn là Oskar Pollak, vào năm 1904:
"Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng
ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn
người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc
nó? Sách làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc
biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc,
chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta
giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một
người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng
ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con
người, giống như tự tử. Cuốn
sách phải giống như cái rìu phá cái biển
đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb
Alfred A. Knopf Canada, 1996)
NKTV
Có thể nói, trang TV được dựng lên, từ những ý nghĩ, trên. Từ cái cú
ngoạm, đâm… là cái cú cầm lên cuốn Ngôn
ngữ và Câm lặng của Steiner, Gấu này đã lèm bèm rất nhiều lần.
Mãi sau
này, Gấu tự hỏi, liệu có đúng như thế, và tìm ra một giải thích dễ hiểu
hơn: Đây là hiện tượng cộng hưởng, mà cú đọc Steiner chỉ là cú thứ nhất.
Bạn đọc TV chắc nhiều người biết hiện tượng cộng hưởng, resonance. Chính vì
hiện tượng này mà mỗi khi một đoàn quân đi qua một cây cầu không được
đi theo nhịp một, hai, mà phải loạn cào cào, nếu không, sẽ sập cầu!
Trang TV chính là một hiện tượng cộng hưởng, khởi đi từ cú đánh của
Steiner, của Cioran, của Kafka!
*
Còn một cách giải thích nữa, là mô phỏng... Newton! (1)
(1) Nếu có chăng, thì là như
thế này, ở dưới một mớ hổ lốn đó, là một câu hỏi, giả như dân Mít được
thông báo về vụ Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo.
Viện hình ảnh mà Koestler ban cho Newton, một vì nhạc trưởng một dàn
đại hoà tấu, trước khi ông xuất hiện, những hiện tượng thí dụ như thuỷ
triều, mặt trăng, trái táo rớt xuống đất… thì cũng hổ lốn, chẳng làm
sao móc nối với nhau, như những bài viết trên trang Tin Văn, và khi ông
xuất hiện, giơ cao cây đũa thần, thế là dàn nhạc lập tức chơi bản đại
hoà tấu “Vạn Vật Hấp Dẫn”.
Cái bản nhạc Vạn Vật Hấp Dẫn của trang Tin Văn, đó là lòng dân Mít lại
qui về một mối, theo kiểu Nối Vòng Tay Lớn, mỗi bàn tay hút nhau, đẩy
nhau, như vạn vật hấp dẫn vậy!
Để có được bản đại hoà tấu đó, là phải ôm riết lấy Lò Cải Tạo, truy đến
tận cùng Cái Ác Bắc Kít, và khu trục nó.
Bản nhạc trên, đã từng được tấu lên một lần rồi, nhưng là đồ dởm, thành
thử gây đại họa!
NKTV
Chính
là do bị cái tìu phá
băng của Kafka đánh cho một cú bể cái đầu ngu của
thằng cu Gấu ngày nào, mà cái đòn khốn nạn nằm gầm giuờng để tìm hiểu
coi có mấy tên NQT đến nay Gấu mới có dịp trả lời.
Như vậy, sao dám nói GNV là người sân si, ưa chửi lộn, hỉ nộ vặt vãnh,
khoe chữ, gây sự vặt...?
Giả như ngay sau khi sự kiện xẩy ra, Gấu hùng hổ đáp lời, nói như vậy,
thì còn có lý.
Ngay khi đó, ‘thương hại’ GNV bị đánh tơi bời, chính Sến cô nương còn
ân cần thăm hỏi, này, có đau lắm không, sao không trả lời, mà để cho
mấy độc giả Chợ Cá phải lên tiếng thay?
Những điều trên, GNV đâu có phịa ra, vô blog NL, là có thể kiểm chứng,
qua một số còm của độc giả.
Hay vô chính những diễn đàn
Hậu Vệ, Chợ Cá, thời gian đầu GNV còn mặt dầy tự nguyện xin cộng tác,
hy vọng một sự thay đổi ở hải ngoại.
Bạn
cũng có thể coi, cách xử sự của GNV, là do ‘thuổng’ Milosz:
Đặc biệt hơn, Milosz nhắm tới chuyện, không loại bỏ đối nghịch, xung
đột. Những tài năng kém cỏi hơn thường chọn và phát triển khuynh hướng
trùm chăn, hay mũ ni che tai, hay sên chui vào vỏ, để trốn tránh những
luồng gió trái nghịch, những tư tưởng đối đầu, và ở trong túp lều,
trong vỏ sò, họ sáng tạo những bài thơ nho nhỏ, những tiểu phẩm. Vừa
như là một nhà thơ, vừa như là một nhà tư tưởng, Milosz can đảm ôm
trọn cả một cánh đồng, một môi trường để thử nghiệm chính mình, chống
lại những kẻ thù, như thể ông tự nói với chính ông, ta sẽ sống sót thời
của ta, bằng cách nuốt trọn lấy nó, tiêu huỷ nó ở trong ta, thẩm thấu
nó, coi nó như là một món ăn mầu mỡ, [để nuôi mình và nuôi thơ]. Tuy
nhiên, những kẻ thù đó, thường xuyên tấn công ông, vào những lúc không
chờ nhất, chẳng đợi nhất. Và chàng sinh viên ở Đại học Wilno chẳng thể
nào tưởng tượng ra được, biết bao trở ngại mà anh ta phải hiểu ra, chấp
nhận, và vượt qua, biết bao lần thấy mình kề cận bên cái chết, sự câm
lặng, và tuyệt vọng, chán chường…
Trí tuệ và
những bông hồng
Ngay
cái sự trả lời này, cũng là vạn bất đắc dĩ, bắt buộc phải trả lời, và
đây là một sự thực, GNV sẽ hầu chuyện tiếp vào kỳ tới.
Vụ Án
Thế nào là yêu nước?
Xin nói ngay: cái nhan đề trên được
mượn lại từ một bài viết của Joyce Anne
Nguyễn (Nguyễn Đắc Hải Di), một
blogger 16 tuổi, mới rời Việt Nam sang định cư tại Na Uy được hơn một
năm. Bài
viết, vốn, thoạt đầu, được đăng trên blog cá nhân của Joyce, sau đó,
được phổ
biến rộng rãi trên nhiều trang mạng khác nhau và gây nên khá nhiều
tranh cãi,
là những cảm nhận riêng tư về ý niệm yêu nước trước tình hình chính trị
tại
Việt Nam hiện nay.
Blog VOA NHQ
Một
cái tít như thế, thật là bình thường, theo cái kiểu ‘how to’, thí
dụ, thế nào là tình quê hương, thế nào là nhớ nhà… đâu có chi mà phải….
xin nói ngay?
Nếu muốn nhắc tới bài viết nổi cộm
của một em nhóc, khi có dịp may ra khỏi đất nước, tha hồ mở miệng, thì
có thể
viết đại khái, “Nhân bài viết của em Joye Anne [mới ra khỏi nước là đã
tậu được
một cái tên đầm rồi, lẹ thật!]… tôi bèn đi một đường vuốt đuôi…'
Viết một bài cỏn con như thế, mà cũng không nên thân, ấy là vì cái tâm
địa, cứ muốn nổi cộm, muốn xoa đầu người này, người nọ.
Trong
bài viết này, tôi thử nhìn vấn
đề từ góc độ lý thuyết và lịch sử….
NHQ
Từ
"lý thuyết", dùng ở đây, quá nhảm. Lý thuyết, bao gồm
trong nó những ý tưởng, tư tưởng, khái niệm… thí dụ, nói đến lý thuyết
Mác xít,
là người ta nghĩ đến, nào là cần lao, vong thân, đạt thân, duy vật có
trước, hiện
hữu có trước rồi mới có yếu tính…
Từ "lịch sử" cũng không dùng được. Tình cảm yêu nước có trước… lịch sử, có từ khi có bộ lạc, từ hồi hồng
hoang, mông muội!
Nói rõ hơn, chưa có ‘nước’,
là
đã có tình cảm yêu nước rồi! (1)
(1)
Koestler, trong The Heel of
Achilles, [Gót chân Achilles], ngay chương đầu, The Urge to
Self-destruction,
Đòi hỏi tự làm thịt mình, cho rằng, con số những trường hợp làm thịt
đồng loại,
vì lý do cá nhân, không nhiều, so với tự làm thịt mình, tức hy sinh, vì
nghĩa
cả, ngay từ khi có cái gọi là giống người [homo sapiens]. Ông viết:
Giống người, khốn khổ, không
phải bởi một sự quá liều luợng, của sự hung hăng đòi hỏi, mày có biết
tao là ai
không, mà là sự thái quá, của lòng ham muốn, dâng hiến thân mình cho
nghĩa cả.
Đường ra trận mùa lào cũng
đẹp nắm!
[that the trouble with our
species is not an over-dose of self-asserting aggression, but an excess
of
self-transcending devotion].
Nói rõ hơn, bất cứ một ông
Yankee mũi tẹt nào cũng đều muốn trích máu tay, viết huyết thư, dâng
Đảng, tình
nguyện vào chiến trường Miền Nam,
để hy sinh thân mình cho nghĩa cả.
Chỉ tới khi, họ thấy, họ bị
phản bội, nghĩa cả kia chỉ là một khải huyền dối trá, thì lập tức, cái
lòng ham
muốn hy sinh bản thân mất theo luôn, và lúc đó, họ nhận ra, không có gì
quí
hơn, là chính họ, chính cuộc sống của họ.
*
Hội chứng hậu chiến tranh
Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng khiếp vô cùng, đối với
Việt Nam,
chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân
Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận
giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm
đô la Mẽo?
NKTV
Phải
nhìn từ góc độ ‘lý thuyết, lịch sử’
như thế,
rồi mới lèm bèm về "lý thuyết yêu nước Mác Xít Mít", “yêu nước là yêu
chủ nghĩa
xã hội được”!
Những
dẫn chứng về những tác giả, bài viết thì cũng chỉ là những suy
tưởng
về lòng yêu nước của từng cá nhân con người, làm gì có lý thuyết ở đây?
Viết nhảm quá, lại ngứa miệng sủa tiếp.
Thảo nào, bài viết của GNV, đám này
đọc không được.
Thầy như thế, làm sao trò, khá?
Để có một ý niệm
về “cái gọi là” lý thuyết, Gấu mượn ngay bài của chính Người, “Lý thuyết văn học: Chủ
nghĩa Mác” (1) Trong một bài viết ngắn,
Người nhét đủ thứ tên tuổi
vô trong đó, trong khi, chỉ một ông thôi, với độc giả, hay người viết,
cũng đủ
mệt cả đời rồi, thí dụ Lukacs, Adorno, Benjamin.
Sự thực Gấu không tin, Người đã từng đọc tác phẩm, của chỉ một, trong
ba ông
này!
Ngay cái chuyện, nhét ba ông này vô cái nhà tù Mác Xít, cũng nhảm.
Lukacs, Mác Xít đấy, nhưng không phải thứ chính thống, mà là 'bàng
thống',
thuổng chữ của Người.
Khủng thật!
Đọc bài của Người, thà gõ Google.
Chính xác hơn nhiều!
(1)
Cái tít "Lý thuyết văn học: chủ
nghĩa Mác", theo Gấu, cũng mơ hồ. Chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác, còn
lý thuyết
văn học nằm trong chủ nghĩa Mác, là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa.
Chúng
ta có lý thuyết phê bình Mác xít, lý thuyết văn học Mác xít, nó đẻ ra
thứ văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhưng không có lý
thuyết văn học: chủ nghĩa Mác.
*
Có những đấng, vừa ra đời, là
đã chọn cho mình, một vai, để giả đò sống qua vai đó!
Khủng nhất là Romain Gary,
qua vai Chúa Nhập Thế Lần Thứ Nhì.
Cái tay
phê bình này, [tay nào?],
theo Gấu là cũng giả đò đóng vai phê bình gia. Bởi vì,
Gấu đọc
những gì ông viết, thì rõ ra là ông đọc theo cái kiểu giả đò ‘biết hết’
[‘biết
hết’ # ‘hết biết’, nhe!], biết thật rành, vai trò phê bình của ông,
trong khi, một độc giả, khi đọc một tác giả, thường là do
nhu cầu đọc,
nhu cầu nội tại, [đọc để sống quá, sống thêm, sống nữa, đời mình, lire:
vivre
plus, như Tây mũi lõ phán].
Ông
này
đọc, để đóng vai phê
bình gia!
Maugham
chẳng đã có một nhân
vật giả đò đóng vai nhà quí tộc, sau đành chịu chết, để cứu một đấng
chó, ư?
Gấu có
một ông bạn từ thời còn
đi học. Tay này chọn cho mình vai nhà
văn dấn
thân, khủng lắm, để từ từ, Gấu xì ra thêm về đấng này, cũng một thời
thuộc thứ
bạn quí!
*
Tại sao NHQ?
Khi mới
ra hải ngoại, ông sử dụng cái nick NHQ, là chủ ý kiếm phiếu.
Nhưng sau
đó, nổi đình nổi đám quá, ông muốn xài tên khai sinh, để đỡ mất công
dài dòng,
mỗi khi vỗ ngực xưng tên, tôi là NNT, tức nhà đại phê bình NHQ đây!
Đại khái thế!
Thế là bèn viết dưới tên thực, trên HL, nhưng coi bộ không khá, đành
trở lại
với cái tên dởm. (1)
[Gấu nghe từ NTV. NTV nghe từ KT].
(1) Độc giả Tin Văn lại mail, nhắc tuồng: Không phải. Người muốn về!
Sau hai lần, chắc còn có lần thứ ba!
*
V/v “bịp thiên hạ”.
Có những con người, vừa sinh ra là đã tính bịp thiên hạ rồi, thế mới
ghê!
Gấu quen một ông, không hẳn là đẻ ra đã tính bịp thiên hạ, nhưng ngay
từ khi
học trung học, đã rắp tâm làm điều này rồi, bịp thiên hạ, và nếu cần,
thí mạng
cùi, nghĩa là, hy sinh luôn cái thân mình, cha mẹ ban cho mình để…
bịp.
Trường hợp Romain Gary, mà chẳng vậy sao, theo một nhà phê bình:
Và
điều mà tôi
toan tính làm, là, sẽ thuyết phục bạn, về một sự kiện, bề ngoài xem ra
có vẻ quái
dị khó tin [incredible], ông Romain Gary này cứ nhẩn nha nghĩ về mình,
và tạo
vóc dáng cho mình, y như là đây là Lần Tới Thứ Nhì [as if it were the
Second Coming]:
Romain Gary là một "self-anointed, self-appointed, self-resurrected"
[tự xức dầu thánh, tự phong chức, tự tái sinh], và, sau hết, một Chúa
Cứu Thế
Tự Đóng Đinh Chính Mình, a self-crucified Messiah.
Note: Lần Tới Thứ Nhất, là vào ngày 25 Tháng Chạp.
*
Cynthia Ozick, trả lời phỏng vấn, "Cuốn sách thay đổi đời tôi", cho
biết, đó là cuốn Washington Square,
của Henry James. Bà viết:
Một bữa, khi tôi 17 tuổi, ông anh mang về nhà một tuyển tập những câu
chuyện bí
mật, mystery stories, trong, lạ lùng sao, có truyện The Beast in the Jungle của
Henry James. Đọc nó, tôi có cảm tưởng đây là câu chuyện của chính đời
tôi. Một
người đàn ông lớn tuổi, đột nhiên khám phá ra, ông bỏ phí đời mình hàng
bao năm
trời.
Đó là lần đầu tiên Henry James làm quen với tôi. Washington Square
tới với tôi muộn hơn.
Câu chuyện của cô Catherine được kể một cách trực tiếp, cảm động, và
gây sốc.
Đề tài xuyên suốt tác phẩm này là: Sự giả đò. Giả đò làm một người nào
đó, mà
sự thực mình không phải như vậy. Ở trong đó có một ông bố tàn nhẫn, ích
kỷ, giả
đò làm một người cha thương yêu, lo lắng cho con hết mực. Có, một anh
chàng đào
mỏ giả đò làm người yêu chân thành sống chết với tình, một bà cô vô
trách
nhiệm, ngu xuẩn, ba hoa, nông nổi giả đò làm một kẻ tâm sự ruột, đáng
tin cậy
của cô cháu. Và sau cùng, cô Catherine, nạn nhân của tất cả, nhập vai
mình:
thảm kịch bị bỏ rơi, biến cô trở thành một người đàn bà khác hẳn.
Ozik cho rằng, ý tưởng giả đò đóng vai của mình, là trung tâm của cả
hai vấn
đề, làm sao những nhà văn suy nghĩ và tưởng tượng, và họ viết về cái
gì. Không
phải tất cả những nhà văn đều bị vấn đề giả đò này quyến rũ, nhưng, tất
cả
những nhà văn, khi tưởng tượng, phịa ra những nhân vật của mình, là
khởi từ vấn
đề giả đò, nhập vai.
Tuy nhiên, nguy hiểm khủng khiếp của vấn đề giả đò này là:
Những nhà văn giả đò ở trong đời thực, sẽ không thể nào là những nhà
văn thành
thực của giả tưởng. Cái giả sẽ bò vô tác phẩm.
[Writers who are impersonators in life cannot be honest writers in
fiction. The
falsehood will leach into the work].
Đây là đòn Kim Dung gọi là Gậy ông làm lưng ông!
Nhà văn giả đò, nhà văn dởm, nhà văn đóng vai nhà văn, nhà phê bình
dởm, đọc
sách chỉ để loè thiên hạ.
Hình như có lần, trong phút nói thực, nhà phê bình đại than thở, ui
chao, giá
mà mình ngày xưa chọn làm thi sĩ, thì có lẽ danh giá hơn làm nhà phê
bình!
*
Gấu đọc Washington Square khi
còn Sài Gòn, và bị nó đánh cho một cú khủng
khiếp, ấy là vì cứ tưởng tượng, sẽ có một ngày, bắt cóc em BHD ra khỏi
cái gia
đình có một ông bố tàn nhẫn, ích kỷ, đảo ngược cái cảnh tượng thê lương
ở trong
cuốn tiểu thuyết:
Khi ông bố không bằng lòng cho cô con gái kết hôn cùng anh chàng đào
mỏ, cô gái
quyết định bỏ nhà ra đi, và đêm hôm đó, đợi người yêu đến đón, đợi
hoài, đợi
hoài, tới tận sáng bạch...
Và Gấu nhớ tới lời ông anh nhà thơ phán, mi yêu thương nó thì xách cổ
nó ra
khỏi cái gia đình đó, như vậy là may mắn cho cả nó và cho cả mi!
Ôi chao giá mà Gấu làm được chuyện tuyệt vời đó nhỉ.
Thì đâu thèm làm Gấu nhà văn làm gì!
NKTV
Ngược
lại, là trường hợp của
Brodsky, của Akhmatova.., bị số phận lọc ra bắt phải đóng vai của mình!
Với
Mít, theo Gấu, là trường
hợp nhà thơ TTT. Ông cũng bị lọc ra đóng vai nhà văn ‘tiết tháo’, đại
diện cho
lũ nhà văn Miền Nam
sau 1975.
Lạ, là ông nhận ra điều này, có vẻ như vậy, khi để cho nhân vật của ông
thực hiện ước mơ của ông, sống cuộc đời bình thường, và nếu cần, 'chẳng
ra cái chó gì', của mình:
Ôi ta
còn gì đâu. Những chút
hạnh phúc rất độc và rất đẹp. Những chút hạnh phúc dấm dúi trong hàng
ngày.
Những chút hạnh phúc buồn bã và khủng khiếp…
Độc
và Đẹp
*
-Anh coi thường em quá. Oanh ngăn xúc động dịu dàng nói.
-Rồi em sẽ hiểu, nên để người ta coi thường mình. Kiệt trở giọng giận
dữ – Mình
là cái quái gì. Anh chỉ mong được mọi người coi thuờng anh…
(Thanh Tâm Tuyền, Một Chủ Nhật Khác)
Lạ, là
Gấu không hề đụng chạm
tới đám đệ tử của Người, tại sao chúng phải nhẩy vô bênh Thầy, làm như
Thầy của
chúng hiền lắm?
Đọc Blog của Thầy mới thảm, mỗi lần Thầy có bài viết mới, là cả đám
xúm lại thổi, trơ trẽn ‘cực’, vậy mà chúng chịu được, quái đản quá!
Gấu bỗng nhớ
lần đụng độ với nhà thơ Nguyên Sa, ông lúc đó là thi sĩ thần tượng của
đám trẻ,
là ông thầy dậy triết với hàng ngàn học trò, vậy mà không một ai hùa
với Thầy đánh
Gấu, tất cả coi như chuyện tranh luận riêng tư giữa hai người viết.
Sự kiện Duyên
Anh chửi Gấu ròng rã mấy tháng trời chắc là do ông ta nực Gấu, chưa
từng khen ông
ta, rồi nhân cơ hội đánh Gấu, chắc là ngoài ý muốn của Nguyên Sa.