*
Notes


Dọn

1
2














Đọc Lưu Bình & Dương Lễ, nên đọc song song với chuyện đại gian hùng Tào Tháo nhốt Quan Công chung phòng với hai bà chị dâu, thì mới ra cái nghĩa của nó!
Quan Công, để tránh tiếng đời, và để tỏ tấm lòng của mình, cho đốt đuốt sáng đêm, và ông ngồi đọc sách dưới đuốc. Đại gian hùng đành chịu thua. Nhờ đốt đuốc đọc sách mà Quan Công còn thoát chết vì Tào Tháo nữa.

Trở lại chuyện Lưu Bình Dương Lễ, cái ơn nuôi nấng, còn cho đi học của anh bạn nhà giầu lớn lắm, nhất là trong xã hội trọng bằng cấp ngày xưa.
Nam
nữ thụ thụ bất thân, thì cũng ghê lắm.
Đại đăng khoa, tiểu đăng khoa lại là một giấc mơ đẹp lắm.
Để trả ơn bạn, phải nhử mồi. Mồi thứ nhất, là cái bằng. Mồi thứ nhì là cái bướm.
Anh chàng ham chơi, cộng thêm nỗi hận, nhờ vậy mà quyết chí tu tỉnh.
Stupid, là cách đọc của hậu hiện đại, chứ không phải cách đối xử của người xưa.

Châu Long chỉ mất mấy năm nhịn chồng. Đâu bằng mấy bà vợ sĩ quan cải tạo; có nhiều bà, trên chục năm.
Thử hỏi, chuyện nào không nên kể?

Hồi nhỏ, Gấu được ông ngoại của Gấu nuôi, cho ăn học, vì cần một thằng bồi phục vụ ba ông cậu, con bà vợ ba của ông, cùng đi học. Nhờ vậy mà Gấu lấy được cái bằng tiểu học, sau được ra Hà Nội học, rồi lại được bà cô nuôi ăn học.
Về già mới thấy biết ơn mấy ông cậu.
Không có mấy ông, là hết đi học.
Cái ơn của anh bạn nghèo đối với anh bạn giầu lớn lao lắm. Nó giầu mà nó chơi với thằng nghèo mới ghê!
Truyện đề cao cái học, cái tình bạn giầu nghèo vẫn chơi với nhau, cái tình vợ chồng tin tưởng ở nhau, đủ thứ tình cảm cao thượng như thế, mà không nên kể!
Đúng là stupid!
*
"Trong công cuộc tranh đấu này, ở Việt Nam, các nhà trí thức phản kháng đang đi tiên phong. Trước đây không ai ngờ học giả Nguyễn Huệ Chi và các bạn ông lại có khi liên hệ với các công ty McAfee và Google. Các công ty quốc tế lớn về truyền thông đang đứng về phía họ. Vì tất cả đều thuộc những lực lượng tiến bộ trong nhân loại.”
Nguồn

Câu Gấu gạch đít, trên, khó hiểu quá!

Ông số 2 muốn nói, trước đây có cái chuyện "học giả NHC và các bạn của ông" có quen biết mấy đại gia quốc tế?
"Lại có khi" là cái khỉ gì?
Viết một câu tiếng Việt không nên thân, hay là cố tình mù mờ, nhập nhằng, như lần trước?

“Các công ty quốc tế lớn về truyền thông đang đứng về phía họ. Vì tất cả đều thuộc những lực lượng tiến bộ trong nhân loại.”
Câu này cũng thật ẩu. Ông đâu phải phát ngôn viên của họ, và họ cũng đâu cần ông… thổi?
NQT

Cả hai đại gia này, họ khui cái vụ kẻ cắp vô nhà họ, vì tiếng tăm của họ nhiều hơn vì “đứng về phía nhân loại tiến bộ.”

Một chuyện không nên kể

thong thả sáng chủ nhật
Phạm Toàn

Thú thực, Gấu chưa từng đọc được bài nào cho ra hồn của tay này.
Tay này không bao giờ nhìn thấy cái tôi to tướng của ông ta, thành thử viết cái gì cũng lôi nó ra để khoe.
Sách dịch của ông, bị tay nào đó gạch [không cho tái bản nữa]. Chỉ cần viết thẳng vào vấn đề, tại sao mày gạch cuốn đó?
Nhưng ông ta rề rà nói về mình, tôi là thằng xì cút, tôi ra dậy học vào năm… cả đời tôi chưa gặp hiệu trưởng…
Chán mấy anh Bắc Kít này quá!
*

Một độc giả mail, kh
ều nhẹ Gấu, không làm sao liên hệ giữa ‘chuyện không nên kể’, với chuyện Quan Công bắt lính hầu đốt đuốc sáng đêm để cho Ngài đọc sách.
Trong ‘chuyện không nên kể’, ai là người cần cây đuốc?

Xin thưa, độc giả chúng ta, khi đọc, khi nghe kể 'chuyện không nên kể', cần có cây đuốc sáng chưng ở trong đầu, để đừng có nghĩ tầm bậy, tầm bạ!
Người xưa, mỗi lần đọc sách là phải dọn mình thật sạch, là vậy! 

Ui chao, lại nhớ Brodsky, và câu phán của ông,
“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín [aesthetic credo] mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. [Good art is thus on the side of the good]. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại,‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ” [Evil, on the other hand, ‘especillay political evil, is always a bad stylist”. On Grief… trang 49].”
*
Sự cố 'chuyện không nên kể' này, là do cái quái tính của nhà phê bình tiến sĩ, chỉ thích nói ngược thiên hạ. Thơ con cóc thì thơ hay, chuyện đạo đức thì ‘không nên kể’, vì nó stupid! Thời này, thấy gái là làm thịt, làm gì có chuyện mỡ treo miệng mèo! Cái cô gái được viện ra ở trong bài viết, hẳn là có, nhưng cô ta không đáng trách, là vì cô không thể tưởng tượng ra cái xã hội mà câu chuyện không được kể xẩy ra, lại càng không làm sao đủ tri thức, học vấn, để nhận ra những tầng văn hóa nằm chồng chất lên nhau, nào là nam nữ thụ thụ bất thân, tình bạn bè, tình vợ chồng trong một xã hội kẻ sĩ đứng đầu.  

Cách đọc ‘chuyện không nên kể’ của nhà phê bình cho thấy, ông ít đọc giả tưởng, chỉ đọc thứ sách phê bình, trường phái này nọ, thành thử không biết thưởng thức giả tưởng, và hơn nữa, một câu chuyện thần tiên!
Bởi vì Lưu Bình & Dương Lễ quả là một câu chuyện thần tiên so với cõi đời ‘stupid’ này!

Nabokov đọc Mansfield Park [1814] của Jane Austen [1775-1817]:

Mansfield Park là một câu chuyện thần tiên, a fairy tale, nhưng tất cả những cuốn tiểu thuyết thì đều là những câu chuyện thần tiên, theo một nghĩa nào đó. Thoạt nhìn, cung cách của Jane Austen có vẻ lỗi thời, giả tạo, không thực. Nhưng đây là một ảo giác mà một độc giả tồi gục ngã trước nó. [But this is a delusion to which the bad reader succumbs]. Độc giả tốt, the good reader, ý thức tới điều, cuộc tìm kiếm đời thực, người thực, và thế thế, and so forth, thì sẽ là một tiến trình vô nghĩa, khi nói đến sách vở. Trong một cuốn sách, thực tại của một con người, một sự vật, hay một hoàn cảnh tùy thuộc hết mực tới thế giới của cuốn sách cá biệt đó. Một tác giả uyên nguyên luôn phịa ra một thế giới uyên nguyên [An original author always invents an original work], và nếu một nhân vật, hay một hành động ăn khớp vào cái mẫu mã dành cho nó ở trong cái thế giới đó, thế là chúng ta kinh nghiệm một cú sốc thần sầu về cái gọi là sự thực nghệ thuật, đếch cần biết đến mấy thằng phê bình ngu si dốt nát, thay vì đọc sách, thì lại lầm sách là “đời thực”!

Bởi vì, vẫn Nabokov phán, làm đếch gì có cái gọi là đời thực đối với một tác giả thiên tài, there is no such thing as real life for an author of genius. Anh ta phải sáng tạo ra nó cho anh ta, và sau đó, sáng tạo ra những hậu quả.

Câu chuyện Lưu Bình & Dương Lễ và người đẹp Châu Long, theo Gấu, cũng thế. Nó là một câu chuyện thần tiên, không có trong đời thực, vào thời điểm của nó, được một tác giả thiên tài vào cái thời xa xưa đó, sáng tạo ra, để ca ngợi học vấn, tình bạn, tình vợ chồng. Đọc nó, rồi đưa nó vào đời thực, cách xa nó không biết bao nhiên năm ánh sáng, đã nhảm rồi, lại còn hỏi một đứa con nít, thì làm sao mà nó không trả lời, stupid!
Tuy nhiên, Gấu lẩn thẩn tự hỏi, hay là cô bé không nói về ‘chuyện không nên kể’ mà nói về… chuyện khác?

*

Giết người nhiều hơn chủ yếu là vì thời gian cầm quyền lâu hơn, nhưng bản chất của chủ nghĩa cộng sản và Đức Quốc Xã, như Hannah Arendt phân tích trong cuốn “Origins of Totalitarianism” (1958): cả hai đều tàn sát thẳng tay nạn nhân không phải vì những gì họ LÀM mà là vì những gì họ LÀ.
NHQ: Blog VOA 

Đọc câu trích dẫn, thấy quen quen, thì ra nó ở đây, trên TV:

Half a century ago, Hannah Arendt wrote that both the Nazi and the Bolshevik regimes created "objective opponents" or "objective enemies," whose "identity changes according to the prevailing circumstances - so that, as soon as one category is liquidated, war may be declared on another." By the same token, she added, "the task of the totalitarian police is not to discover crimes, but to be on hand when the government decides to arrest a certain category of the population."
Again: people were arrested not for what they had done, but for who they were.
Cách đây nửa thế kỷ, Hannah Arendt viết, cả hai chế độ Nazi và Bolshevik tạo ra "địch thủ khách quan" và "kẻ thù khách quan", và, tùy theo hoàn cảnh, mà đội mũ nón cho chúng, sao cho thích hợp. Khi làm thịt xong địch thủ, thì tới kẻ thù, đại khái như thế. Và cũng đại khái như thế, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành của mấy ông công an chế độ ta, không phải, khám phá tội ác, nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng còng tay loại người nào vừa được nhà nước ban cho nón mũ mới.
Lại nữa: nhân dân bị bắt không phải vì đã làm gì, mà đã là thứ người gì, [who they were]?
[NHQ hiểu lầm câu này, thành "những gì (what) họ LÀ"]
Gulag, một lịch sử
Nguồn TV

Câu của Hannah Arendt, trên TV, "chắc là" từ Gulag một lịch sử của Anne Applebaum.
Đọc lâu quá, không nhớ rõ.
Không có nhấn mạnh hai từ LÀ, LÀM.
Chắc tình cờ, không phải đạo [trích] dẫn!
“Những gì họ là”, là cái quái gì?
Đúng, họ là những thứ người gì.
Note:
Gõ Google, câu trên, Applebaum trích dẫn, trong cuốn Gulag một lịch sử của bà.
Cái tít cuốn sách của Arendt là “The Origins of Totalitarianism”,  1951 ông NHQ ghi sai năm xb, thiến mất chữ “The”.
*
Đọc bài viết mới thấy ông NHQ này quá ngây thơ, khi viết về chủ nghĩa toàn trị. Cuốn sách đen mà ông trưng ra đó, thật sự, với dân “pro”, họ chẳng coi ra là cái gì, cũng một thứ “phản tuyên truyền, phản động, diễn tiến hòa bình” gì gì đó mà thôi! Và cái mà ông gọi là “lý trí công cụ”, thì có lẽ nên gọi là “sát nhân bàn giấy”, trên bảo sao, dưới làm vậy, hay “cái ác tầm phào”, như Arendt gọi nhưng cái đó chỉ giải thích được phần hạ tầng cơ sở, ở trên đỉnh, với những ông Trùm sát nhân, như Stalin, Hitler, Bác Mao… thì sao?
Không lẽ cũng là... công cụ?
Mà có thể thế thực!
Mailer chẳng đã viết cả một cuốn sách về tuổi thơ của Hitler, do ông ta phịa ra, và từ cái tuổi thơ phịa ra đó, ông tin rằng Hitler được Quỉ chọn!
Trên TV có quá nhiều bài viết về đề tài này rồi! Và cái câu hỏi, tại sao họ biến chất nhanh như vậy, ông không cho biết, nhanh là như thế nào, từ hồi nào, thì TV cũng đã mạo muội trả lời rồi, nhanh, là kể từ ngày 30 Tháng Tư trở đi mà thôi! Trước đó, VC là số 1, sau đó, là Quỉ!
Nước Nga cũng lâm vào đúng tình trạng như vậy. Trước Cách Mạng Tháng 10, là Thiên Sứ, sau, Quỉ Vương.

V/v Nước Đức sau Lò Thiêu, lại phục hồi trở lại được, liệu Mít sau Lò Cải Tạo, có cơ may nào không?
Amis cho rằng, vô phương, y chang Liên Xô!
Lý do là, theo Amis, Lenin phá huỷ xã hội dân sự của nước Nga truyền thống, trong khi Hitler, không.
Cái Ác Bắt Kít, khi gặp chiến lợi phẩn Miền Nam, xổ lồng, biến thành Hạm Đỏ, Ruồi Đỏ, gây đại họa cho toàn thế giới, vô phương cứu chữa!
Bởi thế, 30 Tháng Tư còn có tên là Anus Mundi! (1)

(1)
Từ VC này, trước đây, được Mẽo sử dụng, chỉ để gọi đám MTGP, khác Miền Bắc CS, hay cán binh CS... để chỉ ông anh Bắc Kít. Bữa trước Gấu có đọc ở đâu đó trên net, có một đấng, có vẻ bực, vì [TV] dùng tưới hột sen, VC, để chỉ tất cả mấy thứ đó.
Đúng thế. VC bây giờ được [riêng Gấu] sử dụng, theo nghĩa "quốc tế", sau cái cú 30 Tháng Tư 1975, [Milosz gọi là Năm Thế Giới, Hậu Môn Của Thế Giới]: Cả thế giới bây giờ đều biết tới mùi VC rồi!
Ý nghĩa của chữ cũng thay đổi theo mùa, theo thời. Có những chữ già đi rồi chết, có những chữ càng sống càng mạnh lên thêm!
Cái từ VC bi giờ chẳng thua gì cái từ HIV!
*
Cái chết của Milosz làm Gấu nhớ tới từ Anus Mundi của ông.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nếu đi hết biển
1975: Năm Cái Ác Bắc Kít biến thế giới thành Bãi Đánh Hàng!
Thời của thánh thần
Nhật Ký TV

"La catastrophe nazie est désormais la référence absolue et radicale de toute existence juive."
Tai ương Nazi từ nay là điểm qui chiếu tuyệt đối, triệt để, tất cả hiện hữu Do Thái.
Tai ương 30 Tháng Tư 1975, và cùng với nó, Lò Cải Tạo...  từ nay là điểm qui chiếu, tuyệt đối, triệt để, mọi hiện hữu Mít.
Nhật Ký TV

Cái kiểu viết, tôi rất mê mấy ông VC thời ‘tiền sử’, “thành thực mà nói”, VC đã có công đánh thắng hai thằng đại ma đầu thực dân cũ thực dân mới, của Ngài NHQ, có thể là do lòng hồi tâm muốn quay về với dân tộc của Người, cũng nên!
Đừng có nghĩ là Gấu này chụp mũ!
Sợ rằng ông ta đang hoay hoay kiếm cái mũ nào hợp với ông, cho nó đừng có quá chuế, hoặc là đang trong thời kỳ đánh tiếng, này, cho tớ về nhé, đừng đuổi tớ nữa nhé!


Nhờ Milosz mà tôi hiểu ra được rằng, để cho lời dối trá trở thành sự thực, thì cứ phải để chính nạn nhân nói ra 'sự thực' đó!
C’est Milosz qui le premier montre que, pour que ce mensonge devienne vérité, il était indispensable qu’il fût confirmé avec éclat par les victimes elles-mêmes.
Câu trên, là để dành cho phê bình gia bỏ chạy VC, rồi lại "nhất ông VC"!

Tưởng niệm Simone Weil

*

No English word exactly conveys the meaning of the French malheur. Our word unhappiness is a negative term and far too weak. Affliction is the nearest equivalent but not quite satisfactory. Malheur has in it a sense of inevitability and doom.
Emma Craufurd [dịch Weil qua tiếng Anh]: Waiting for God
Không có từ tiếng Anh nào tương đương với từ tiếng Tây, malheur, bất hạnh. Cái từ unhappy, không được vui, thì đúng là một từ tiêu cực, và yếu xìu. Trong từ bất hạnh, nó có cái nghĩa [điều] "không thể nào tránh được", và, "trầm luân", bị trời đầy, số kiếp là như vậy.
*
Thế kỷ 20 có ba vị “nữ thần” của nó, đó là Simone de Beauvoir, Hannah Arendt và Simone Weil. George Steiner tự hỏi, cho tới nay, liệu có một triết tưởng nào (a philosophic imagination), ở trong số những bậc nữ lưu, xứng đáng để kế bên của Simone Weil? Ông tin rằng, người ta phải có một chiều sâu tâm lý của Dostoevsky, và lòng từ bi bác ái của một vị thánh, mới hiểu nổi Weil. Hai nỗi đau lớn của bà: thân phận con người, tên nô lệ của con quái vật nhà máy, và thân phận người dân xứ thuộc địa, đặc biệt là xứ Đông Dương.
Hannah Arendt thì cố gắng tìm cho ra duyên do cái ác, của thế kỷ hung bạo, trong khi dò tìm những cội nguồn của chủ nghĩa toàn trị.
Còn Simone de Beauvoir?
Những năm tháng của S. de Beauvoir thực sự bắt đầu cùng với sự xuất hiện tác phẩm Giới Tính Thứ Nhì (Le Deuxième Sexe), vào năm 1949. Và nó bắt đầu một cách thật là thê thảm!
Tinh thần không có giới tính

Cái sức mạnh Bắc Kít, lạ lùng thay, như Simone Weil chỉ ra, cũng y chang, của người Hy lạp, là từ đất mà ra: Chúng ta chỉ là những nhà đo đất, chia ruộng, tạo bờ. Người Hy lạp đã học đức hạnh nhờ đo đất. [Les Grecs furent d'abord géomètres dans l'apprentissage de la vertu].
Cái giây phút mà sức mạnh biến con người thành một vật, đúng là lúc ở ngưỡng cửa thành Troie, y chang Sài Gòn trước biển máu. Trong Troie, không có người đẹp Hélène, như những vị thầy tu sau đó cho biết. Hélène khi đó ở Ai Cập.
Nhưng cần gì chuyện đó. Vào lúc đó, đoàn quân Hy Lạp biết rất rõ một điều, Sài Gòn - Troie đang quì trước họ:

De toutes manières, ce coir-là, les Grecs n'en veulent plus:
"Qu'on n'accepte à présent ni les biens de Pâris,
Ni Hèlène; chacun voit, même le plus ignorant,
Que Troie est à présent sur le bord de la perte."
Il dit; tous acclamèrent parmis les Achéens.

Thế là chúng muốn tất cả. Tất cả sự giầu có của Sài Gòn, [Miền Bắc nhận hàng, như là chiến lợi phẩm, comme un butin], tất cả những tòa lâu đài, tất cả những đền đài, tất cả những căn nhà, như là tro bụi, tất cả những phụ nữ trẻ con như là nô lệ, tất cả những người đàn ông như là những xác chết...
Mô phỏng Simone Weil


Martin Amis, trong Koba, the Dread, trích dẫn một triết gia Nga, hai 'thuốc lắc' làm bệ phóng ác mộng Bolshevik, two ingredients of Bolshevik elan: chê cái tầm thường, muốn cái khác thường, muốn làm kinh ngạc toàn thế giới, [disdain for the trivial and the desire to astonish the world].
Theo nghĩa đó, ác mộng lắc, và "giấc mộng lành, hiền", giải phóng Miền Nam, là cùng nguồn hứng khởi.
Giấc mộng lành hiền biến thành ác mộng, từ đó đẻ ra mọi ác mộng, mọi sa đọa ở trong nước.
Đây vẫn là hiện tượng Chúa Sẩy Thai.
*
Oz viết về phim Shoah của Lanzmann.
Lanzmann phỏng vấn Abraham Bomba, thợ cắt tóc, chứng nhân Lò Thiêu. Ông này nói:
"Người Do Thái luôn luôn mơ [rêver]. Họ luôn luôn mơ một ngày nào, Thiên sứ sẽ tới dẫn dắt họ tới tự do. Ngay cả ở nơi đó, ở ghetto, họ cũng mơ chuyện đó.
Tôi ở trong chuyến di chuyển thứ nhì tới Czestochova. Tôi hiểu liền, có gì không ổn [mauvais signe]. Họ nói, tới để làm việc, nhưng việc gì cơ chứ, việc gì mà mang theo cả đàn bà, trẻ con với chúng tôi?
Chúng tôi đâu có chọn lựa nào khác?
Con người cần mơ mộng, hay hy vọng, rêver, espérer. Không có nó, làm sao sống? Và thế là chúng tôi cứ tin họ, dù thế nào đi chăng nữa."
*
Giấc mơ giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt vời nhất, lành nhất, hiền nhất, của Miền Bắc. Nó biến thành ác mộng, là do cái ác Bắc Kỳ tẩm ở trong đó.
Ôi chao, thay vì thiên sứ, chúng ta có, một con bọ.


13 Janvier 2010 22H03 - Flash Match
Ukraine: Staline, coupable de génocide
Joseph Staline, ainsi que d'autres dirigeants soviétiques, ont été reconnus coupables de génocide par la cour d'appel de Kiev, indiquait mercredi un communiqué de cette juridiction. près de 3, 941 millions d'Ukrainiens seraient morts lors de la grande famine qui a frappé le pays de 1932 à 1933
Tòa án Ukraine kết tội Staline: Diệt chủng
*

*

Gorky và Trùm Mật Vụ Nga


Trận đói của Lenin, 1933: The Terror-Famine, cướp đi, theo Amis [trích dẫn Grossman], chừng 5 triệu người ở Ukraine, 2 triệu ở Kuban, Don, Volga, và Kazakhstan, và đây có lẽ là mùa gặt được mùa nhất tại Liên Xô.

Con số người chết do trận đói năm Ất Dậu, do Nhật gây nên, và do nhử Mẽo vô Việt Nam, cũng đâu có nhằm nhò gì, theo cái kiểu tính toán của Stalin:
Cái chết của một người thì bi thương, cái chết của một triệu người chỉ là thống kê.
[The death of one person is tragic, the death of a million is a mere 'statistic']
*
Sở dĩ hai ông bạn vàng Edmund Wilson và Nabokov cắt bào đoạn nghĩa, là do Lenin gây nên. Để đáp lễ Wilson phạng mình, Nabokov đã lịch sự nghĩ rằng, bạn hiền của ta, do không hiểu thực tại Bolshevik, nên cũng không thể nào hiểu được lời sỉ nhục.
[Nabokov is bearing in mind that Wilson, not understanding the Bolshevik reality, does not understand the insult].
Thật đúng là hòn đất ném đi, cục vàng ném lại!
[Gấu nhớ nằm lòng câu trên, mỗi khi mài dao kéo, sửa soạn đưa lên bàn mổ, những bạn hiền văn chương của mình!]
*
Thê thảm nhất, là, cuộc chiến Việt Nam không thể nào tránh được. Như Cách Mạng Nga, cũng không thể nào tránh được!
Pushkin chẳng đã từng van vái, Lạy Trời đừng bao giờ bắt con phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Dọn

Bức hình trên, từ cuốn Koba The Dread, của Martin Amis, nhà văn Tây phương đầu tiên viết về Gulag, theo Anne Applebaum. Đọc Solz, thì cũng nên đọc thêm Amis, nhất là cuốn Nhà Hội.
Một tuyệt tác viết về Gulag.Tay điểm sách trên tờ TLS, đọc Nhà Hội, mà ngửi ra được cái mùi của Gulag, thế mới thần sầu.

Amis nhận xét về sự khác biệt giữa Cái Ác Nazi với Cái Ác Đỏ:
Chủ nghĩa Nazi không huỷ diệt xã hội dân sự. Chủ nghĩa Bolshevism hủy diệt xã hội dân sự. Đó là một trong những lý do cho thấy "phép lạ" của sự hồi phục của nước Đức. Stalin không huỷ diệt xã hội dân sự. Lenin huỷ diệt xã hội dân sự.
*
Đọc, Gấu nhận ra, điều này quá đúng với Việt Nam sau 1975. Sự huỷ diệt xã hội dân sự bắt đầu cùng với chiến thắng của VC.
Chính vì lý do này, sẽ chẳng thể nào có sự hồi phục.
*
Chủ nghĩa Bolshevism có thể xuất cảng được, và sản xuất ra những hiệu quả gần như là đồng nhất với nguyên bản, ở khắp nơi. Chủ nghĩa Nazi không thể sao chép. So sánh với nó, những nhà nước phát xít khác chỉ là trò tài tử.
Amis: Koba The Dread

Nhật Ký TV

Một chuyện không nên kể

“Đọc Tim O’Brien ở Hà Nội”

Gấu đọc bài này, trên Da Mầu, qua talawas, thế mới tếu.

Người dịch giỏi tiếng Anh, chắc hẳn, nhưng không phải dân trong nghề văn, không rành một số tác phẩm liên quan tới chỉ một bài báo, của  Matt Steinglass

Chứng cớ:
1. Phương, trong bản dịch, đúng ra là Phượng, ở đây có nghĩa là phượng hoàng, như Greene giải thích:
"Phuong," I said – which means Phoenix, but nothing nowadays is fabulous and nothing rises from its ashes. "Phượng", tôi nói, "Phượng có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó": Câu văn như một "lời nguyền" cho một cuộc chiến sắp sửa tái diễn?
2. Cái tít Đọc O Brien ở Hà Nội, là chôm từ Đọc Lolita ở Teheran. (1)

Còn vài ‘vấn nạn’ nữa, liên quan tới bài dịch, tới Trái Tim của Bóng Đen, Khải Huyền Bây Giờ, Nỗi Buồn Chiến Tranh, nhưng để kỳ tới!

(1) Còn một vấn đề mà bạn quên không nhắc tới, đó là, đọc ở đâu?

Chính vì bạn quên, cho nên tôi suy ra, bạn đang ở một nơi muốn đọc gì thì đọc, không ai cấm đoán, hoặc bắt phải đọc cuốn này thay vì cuốn nọ.
Và đây là một đề tài lý thú của cuốn "Đọc Lolita ở Teheran" [Reading Lolita in Teheran], một hồi ức về sách, a Memoir in Books, của Azar Nafisi.

Ở chương mở đầu, tác giả, một cô giáo, viết: Tôi tưởng tượng ra mình giữa những cô gái của mình, đọc Lolita  trong một căn phòng nắng quái ở Teheran. Nhưng, hãy cho phép tôi chôm một từ của Humbert, tay thi sĩ/tội phạm trong Lolita, tôi cần bạn, độc giả của tôi ơi, để tưởng tượng ra chúng tôi, bởi vì chúng tôi sẽ không hiện hữu, nếu bạn không. Chống lại sự tàn bạo, độc tài, bạo chúa của  thời gian và của những chế độ chính trị, hãy tưởng tượng ra chúng tôi, theo kiểu mà chính chúng tôi đôi khi cũng chẳng dám tưởng tượng về mình: trong những giây phút riêng tư và bí ẩn nhất, trong những thoáng chốc bình thường lạ thường nhất của cuộc đời, nghe nhạc, tương tư, vấn vương, vương vấn, bước chầm chậm dưới bóng những tàng cây, hay là đọc Lolita ở Teheran.
Và rồi, hãy tưởng tượng tất cả những gì vừa kể ra đó bị tịch thu, bị phần thư, hoặc đem cất giữ ở một xó xỉnh nào đó.
Bạn hỏi, đọc để làm gì. Có khi, đọc là đọc cho người chưa được đọc, hoặc bị cấm không được đọc.
Nhật ký Tin Văn

Một số bài viết liên quan:
Đọc, Thế Nào, Tại Sao:
1 2 3

Mấy bài viết trên, là để trả lời một độc giả TV:
Site của anh là một trong những site mà người viết thư này hay vào. Tuy không quen, không biết anh, người viết cũng đánh bạo mà xin anh cho vài câu trả lời dùm : Làm cách nào mà anh đọc nhiều, viết thật nhiều, maintain cái site của anh, giữ mối liên lạc bằng hữu và người thân, mà không thức trắng đêm, ngày này sang ngày khác vậy???
Nguồn
*

Người đàn ông lầm lũi phía sau Hồng Ánh (I)

Độc hơn thịt vịt! NQT

John Maxwell Coetzee: nỗi đau là chân lý
THT
  • Nguyễn Đức Tùng viết:

Bài viết hay, công phu . Đúng như tôi biết về Coetzee, nhưng giúp tôi hiểu sâu hơn. Ông cũng có một cuốn nhật ký rất đáng đọc. Cám ơn anh Trần Hữu Thục. 
NĐT.

- 14.04.2010 vào lúc 10:15 pm

Thực sự mà nói, những bài viết như vầy chẳng giúp ích gì cho độc giả, khi muốn tìm hiểu một tác giả, thí dụ như Coetzee hay Orwell. Nó có tính chất gom nhặt những sự kiện, từ nhiều bài báo, và cho thấy người viết chưa thực sự đọc thẳng vô, chỉ một tác phẩm của tác giả được đề cập.
Nhà thơ NDT phán, như bố người ta, “Đúng như tôi biết về Coetzee”!
 Ông biết về Coetzee như thế nào?
“Ông cũng có cuốn nhật ký rất đáng đọc”, là cuốn nào? Tôi đoán là NDT muốn nhắc tới Diary of a Bad Year?
Nhưng cuốn này đâu phải thực sự là nhật ký của Coetzee? Nó được xếp vào loại giả tưởng của ông.
Tôi đoán NDT chỉ đọc cái tít!
Đừng có xoa đầu bạn văn! Chỉ có những phê bình, nhận xét thực tình thì mới giúp cho nhau được thôi!
Coetzee sau cuốn Stranger Shores, còn cuốn Inner Workings, tại sao không giới thiệu? Điều này chứng tỏ, THT chưa được đọc nó? Hay chưa được đọc những bài viết về nó?
Nguyễn Quốc Trụ

Trên TV đã giới thiệu nhiều về Coetzee. Nhưng để đọc "một" tác phẩm của ông, thì cũng đành phải nhờ cậy tới Rushdie, thí dụ.
Đâu có dễ!
Bạn viết về ai, phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian.
Đâu cứ thu luợm tứ lung tung trên mạng?
Viết như thế, chẳng béo bổ gì, cho độc giả.
Và càng chẳng béo bổ gì, cho người viết!
NQT

Salman Rushdie đọc Ô Nhục, Disgrace.
Tháng Năm, 2000: J.M. Coetzee
[Nhân trong nước dịch Disgrace]

Only the Big Questions
A South African writer reflects on his country's new Nobel laureate.
Chỉ những câu hỏi lớn
Rian Malan
[Một nhà văn Nam Phi viết về người đồng hương mới được Nobel năm nay.]

Ôi chao, sao cái sự dịch tiếng Tây ra tiếng Ta, nó lại gian nan đến như thế này, hả ông... Gấu? (1)
PTH

(1) Đây là nội dung [có sửa đi một tị, về cái tên Gấu], một cái mail của 'bà chủ quán cá', thời gian Gấu còn cắp rổ theo hầu, nhân một bài dịch liên quan tới Coetzee. NQT

Gấu biết tới Coetzee là qua tờ Điểm Sách Nữu Ước, NYRB, ngay khi vừa đậu cái bằng bán bảo hiểm nhân thọ, 1994, có tí tiền, là tậu liền nó [mua dài hạn, từ đó đến mãi năm ngoái, 2009, cùng tờ TLS, phụ trang văn học của tờ Thời Báo Luân Đôn].

Gấu mê đọc tiểu luận, điểm sách của ông, hơn là giả tưởng, tuy gần như có đủ mấy cuốn tiểu thuyết của ông.
Nhờ ông, biết tới Brodsky, Benjamin....

Những nhận xét của ông, về những tác giả mà ông điểm sách, hoặc viết về, mới thú làm sao.
Thí dụ, về Benjamin:
Từ một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc" ("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng nên từ những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học hiện đại bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và đều nằm dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên là Gesell và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào trong những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của chúng đối với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và cả hai, sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít.
Với Benjamin, là một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.

J.M. Coetzee


Thời Tập
5.5.1974
Gấu Nhà Văn đọc Tắt Lửa Lòng

Tks
NQT
*
Một bạn văn ở trong nước gửi cho Tin Văn.

Đọc bài viết của Gấu Nhà Văn, về Tắt Lửa Lòng, mà sững sờ!
Hồi đó, quả là Gấu có đọc sách, thật.
Bây giờ, đọc toàn ba cái làm xàm trên net!
Văn hoá đại chúng, cuộc khởi nghĩa của đám đông: Kít!

Thiêng thật. Vừa nhắc tới TT, là xuất hiện liền!

*

Ui chao, sếp, ông chủ chi địa của Gấu, nhà văn NMG, lúc đó còn là nhà văn trẻ!
HNT ở đây, là tác giả Thư Từ Đường Sơn Cúc, Hình như là tình yêu, mới mất. Không phải nhà biên khảo lừng danh, tức HN, tức NTH, tức, tức... ở hải ngoại!
Đám hủi này, cần chửi ai, là chúng phịa ra một cái tên lạ hoắc, cần thổi lẫn nhau, lại phịa tên.
Gấu này “ngây thơ”, mắc hỡm hoài, chán thật!
*
Ui chao, sắp đi rồi, được đọc bài viết từ hồi nảo hồi nào, mới ngộ ra là, BHD bỏ anh cu Gấu, thì cũng giống như Lan bỏ Điệp:
Mi đầy sân si, mê ba cái danh hão, nhà văn nhớn, nhà phê bình nhớn, chẳng xứng với ta! (1)

(1) Bây giờ đọc TV chán rồi, N. không thích style chửi nhau, hạ nhục nhau, mắc gì phải phanh phui… cứ thấy ai viết “hớ” là chửi liền, làm dơ trang viết nhiều lắm. Mình nói người ta chợ cá Đồng Xuân mà mình thì chợ Đông Ba. Bỏ mục Dọn đi. Đúng là style thích gây chiến của đàn ông.
Chán khi đọc xong một bài về abc thì bị đọc thêm một câu: Ấy, cái bọn abc ngày xưa không hiểu gì về cái này hết…
Văn là người, một người thích chửi, thích vạch lá thì ai dám đến gần, Bông hồng đen hồng đỏ có sống lại cũng không dám đến gần
Đã qua cái thời ngây thơ hàng me, bây giờ chỉ còn cái tâm mà tâm chửi dù cho chửi người đáng chửi thì ai dám đến gần.
Độc giả TV
*
Đa tạ. NQT

Như chuyện thần tiên

Hoàng Xuân Sơn

HNT còn một cuốn cũng bảnh lắm, mà không thấy ai nhắc tới: Cô bé treo mùng [?]
Người rành rẽ về HNT là NM, tức MN.
Thời gian HNT quá khổ, MN bàn với HNT làm đám cưới giả, lấy tiền mừng của bạn bè, nhưng HNT không chịu.
Thư về Đường Sơn Cúc có lẽ là cuốn hay nhất của HNT, theo tôi. VP có viết về cuốn này.
NQT

  • Đặng Trần Minh viết:

Thật là shocked khi đọc lời comment này của NQT: “Người rành rẽ về HNT là NM, tức MN. Thời gian HNT quá khổ, MN bàn với HNT làm đám cưới giả, lấy tiền mừng của bạn bè, nhưng HNT không chịu.”

NQT viết thế này thì người rành rẽ về cả HNT và MN chính là NQT!!!
Không hiểu NQT lượm ở đâu ra cái chuyện tồi tệ “MN bàn với HNT làm đám cưới giả, lấy tiền mừng của bạn bè”.
Có phải MN bàn với HNT ở chỗ đông người, có NQT chứng kiến?
Hay MN bàn với HNT ở nơi riêng tư nào đó, có NQT đặt máy thu âm lén hay núp dưới gậm giường để nghe?

Tôi thật sự shocked về chuyện này. Nếu NQT không chứng minh được chuyện này là có thật, xảy ra ở đâu, vào lúc nào, thì NQT chính là kẻ bịa đặt tin đồn nhảm để hạ nhục MN vô cớ ngay dưới một bài viết tưởng niệm HNT.

HNT đã qua đời thì NQT mặc tình mà bịa. Nhưng MN đang sống sờ sờ ở Mỹ thì NQT phải ăn nói cho đàng hoàng. Trang Tin Văn của NQT chuyên bịa chuyện để nói xấu người này kẻ nọ, chắc là chưa thỏa mãn, bây giờ NQT còn nhảy sang damau.org để chơi trò này thì hết chỗ nói.

Tôi cũng không hiểu vì sao trang damau.org có thể đăng cái ý kiến xúc phạm danh dự của MN như vậy!
*

Đây:

Trở lại với vụ Thư về Đường Sơn Cúc, MN nói, anh viết vậy, có thể làm người ta hiểu lầm, em bây giờ khá giả, quên bạn nghèo ngày xưa. Anh T. bi giờ khổ lắm, có lần em đề nghị với anh, tụi mình làm đám cưới giả, bạn bè xúm lại mừng, được bao nhiêu, em đưa anh hết… vậy mà anh ấy cũng không chịu…
 Gấu tui hình dung ra cái buổi lần đầu gặp gỡ Ngọc Minh, ấy là mãi sau ngày 30, tại một quán cà phê vỉa hè, trên đường gần đại học Luật thì phải. Bữa đó có nhà thơ Ngày Xưa Hoàng Thị, Phạm Thiên Thư. Bèn hỏi thăm, MN cho biết, anh ấy vẫn làm nghề “nhân điện”…
http://www.tanvien.net/tg4/tha_huong_ngo_co_tri_1.html

Như vậy là tôi, NQT đã viết về chuyện đám cưới giả này từ lâu rồi!

Note: Thú thực, cái chuyện đám cưới giả, thì bố ai có thể phịa ra được!
Vậy mà tay DTM này dám nghĩ là Gấu phịa!

@ Da Màu:
Tôi cũng không hiểu vì sao trang damau.org có thể đăng cái ý kiến xúc phạm danh dự của MN như vậy!
 ...
Hay MN bàn với HNT ở nơi riêng tư nào đó, có NQT đặt máy thu âm lén hay núp dưới gậm giường để nghe?
DTM

…. Trở lại với vụ Thư về Đường Sơn Cúc, MN nói, anh viết vậy, có thể làm người ta hiểu lầm, em bây giờ khá giả, quên bạn nghèo ngày xưa. Anh T. bi giờ khổ lắm, có lần em đề nghị với anh, tụi mình làm đám cưới giả, bạn bè xúm lại mừng, được bao nhiêu, em đưa anh hết… vậy mà anh ấy cũng không chịu…
MN
*

How about that? (1)
NQT

(1) Câu này, Gấu biết trước, DM sẽ vờ nên post trên TV.
Đúng y chang!
Chán mớ đời!
NQT
*
Trang Tin Văn của NQT chuyên bịa chuyện để nói xấu người này kẻ nọ, chắc là chưa thỏa mãn, bây giờ NQT còn nhảy sang damau.org để chơi trò này thì hết chỗ nói.
DTM

Mấy cái còm của NQT trên Da Màu, hoặc liên quan tới một số bạn văn, thí dụ HXS, THT, hoặc để cổ võ một cây viết lạ có vẻ có triển vọng.
THT viết ba thứ tản mạn đó lâu quá rồi, từ hồi giữ mục Tạp Ghi thay Gấu, khi Gấu bye bye tờ Văn Học của NMG.
Lại thêm cái cú xoa đầu của ông nhà thơ dởm.
Một công hai việc. Một phát tên bắn hai con chim! Biết đâu nhờ cú này mà bạn mình chuyên tâm viết, chỉ về một, hai tác giả mà bạn thực tình yêu thích, như vậy có lợi cho bạn hơn.

V/v nói xấu người này kẻ nọ trên TV:
Đúng, nhưng chỉ vài người thôi, và đây cũng là chuyện chẳng đặng đừng!
Hồi mới viết, NQT hiền quá, thành thử bị chúng ăn hiếp. Đành phải trả đòn.
Nhờ vậy mà yên thân!
Vậy thôi!
NQT

*

Nhà văn - nhà báo Hoàng Ngọc Tuấn từ trần

10/07/2005 21:28 GMT +7
Ông sinh năm 1947, tại Thừa Thiên - Huế. Trước 1975, ông nổi danh ở miền Nam với các tập truyện: Hình như là tình yêu, Cô bé treo mùng, Ở một nơi ai cũng quen nhau, Thư về Đường Sơn Cúc, Hôn lễ...

Sau 1975, ông là hội viên Hội Nhà văn TPHCM, viết báo với các bút danh: Huấn Toàn, Nhị Ngọc, Mây Biếc... gần đây là Ngọc Nhị. Ông là cộng tác viên nhiều năm của Báo Người Lao Động.
Sau một thời gian bị bạo bệnh, nhà văn - nhà báo Hoàng Ngọc Tuấn đã từ trần lúc 14 giờ 50 phút ngày 9-7-2005, hưởng dương 59 tuổi. Linh cữu quàn tại chùa Long Vân (44 Trần Minh Quyền, P.11, Q.10 - TPHCM). Lễ di quan lúc 7 giờ ngày 12-7-2005, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. P.V [Trích Người Lao Động online].
Xin thành thật phân ưu cùng gia đình, và cầu chúc bạn ta sớm siêu thoát. NQT
Nhật Ký TV

TV là nơi loan tin HNT lâm bịnh, vô bệnh viện...  hình như là do NTK mail, cho biết tin

V/v nói xấu người này kẻ nọ trên TV:
Đúng, nhưng chỉ vài người thôi, và đây cũng là chuyện chẳng đặng đừng!
Hồi mới viết, NQT hiền quá, thành thử bị chúng ăn hiếp. Đành phải trả đòn.
Nhờ vậy mà yên thân!
Vậy thôi!
NQT

GNV đọc lại câu trên, thấy tức cười quá: nói xấu người này kẻ nọ trên TV!
Làm gì có chuyện đó!
Nói đúng về một vài kẻ xấu trên TV.
Có!
Đám hủi!
NQT

Như chuyện thần tiên
Hoàng Xuân Sơn

Tuy nhiên, trường hợp cuốn "Thư Về Đưòng Sơn Cúc" không phải như vậy. Tác phẩm này hoàn toàn là của Hoàng Ngọc Tuấn, nhưng được viết ánh sáng mặc khải của một nàng tiên có thực, ở trong thi ca, là Nữ Thần Thi Ca, và ở ngoài đời, là... Ngọc Minh.
Khi ánh sáng mặc khải đó đã qua đi, những tác phẩm khác của Hoàng Ngọc Tuấn không còn phát hào quang nữa.
Đây là hiện tượng hào quang mà Walter Benjamin đã từng nói tới, trong nghệ thuật chụp ảnh, nhưng có thể suy rộng ra, trong tất cả nghệ thuật. Và trong cuộc đời.
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã từng nhận xét về những nhà văn miền nam như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo: Họ đã có một lần được gặp Nguyễn Tuân.
Tha hương ngộ cố tri

Diễn đàn Da Màu này, ngay từ khi mới xuất hiện, là Gấu đã thấy kỳ cục rồi, chính vì cái tên Da Màu.
Làn da của con người, là cái gì thật thiêng liêng, không phải để đem ra so đo, với bất cứ một màu da người nào khác. Da vàng là nhất, da trắng cũng là nhất, như nhau.
Rồi đến cái thương hiệu “văn chương không biên giới”, lại càng nhảm nữa. Có thứ văn chương nào không biên giới đâu! Nếu có thì bỏ mẹ hết! Bởi thế mà Steiner mới mừng, vì chuyện có nhiều ngôn ngữ, và cái huyền thoại tháp Babel là để chúc phúc loài người, chứ không phải là lời trù ẻo.

V/v HNT và câu chuyện đám cưới giả.
Chuyện này là MN nói, trong lần gặp lại ở hải ngoại. Gấu viết ra liền khi đó, trong bài viết
Tha hương ngộ cố tri đăng trên TV cũng ngay từ hồi đó.
Nếu MN nghĩ là vu khống, là làm nhục… thì đã lên tiếng rồi.

Khi kể lại trên Da Màu, trong một cái còm về bài viết của HXS, Gấu nghĩ, đó là một giai thoại thật tuyệt vời về tấm lòng của MN đối với người bạn thuở nào, đâu có phải để làm nhục MN!
Vậy mà cả lũ xúm lại chửi, lại còn đòi hỏi phải có băng ghi âm, băng video, phải nằm dưới gậm giuờng… !
Thô bỉ đến như thế, mà BBT DM cũng cứ “vô tư” post lên!

Gấu này đã lỡ hứa với một vài độc giả thân hữu, già rồi, đâu còn bao thì giờ, lo chuyện gì xứng đáng hơn, đừng dính vô chốn giang hồ gió tanh mưa máu nữa.
Nhưng, lỡ đã có chút "danh tiếng, tăm tiếng, tai tiếng" rồi, chúng không chịu để yên!
Đành hăm hở nhẩy vô, võ trang bằng cái nick "tên sa đích văn nghệ", được nhà thơ NS ngày nào ban cho, trong khi tà tà viết về Cái Ác Bắc Kít vậy!
Amen!
NQT
*
Thư tín
Date:   Sat, 10 Mar 2007 07:35:17 -0800 (PST)
            From:
            Subject:  Ve cai ten "Da Mau"
            To: 
      
     Chào bác,
"Mầu da của con người, cũng như tiếng nói của nó, là một cái chi thiêng liêng, đâu có phải chuyện so bì hơn thiệt, đứng núi này trông núi nọ, phải chi mình da trắng, phải chi mình đừng da mầu. Ngay cả chuyện đem nó ra để chứng tỏ, tao da mầu bảnh hơn da trắng, cũng là một chuyện tởm lợm."
Đọc bài của bác thấy đúng quá, nên viết ít giòng chia sẻ ý kiến của tôi. Tôi thấy mấy người lấy cái tên "da mầu" mà xấu hổ dùm cho họ. Tại sao họ lại tự động nhét mình vào một cái identity của ai đấy đặt cho mình ?
Thật là một sự ngu ngốc thiếu suy nghĩ của người trí thức.
Đâu phải ai đặt cho mình cái tên nào là mình phải chịu. Bây giờ bọn trắng đang mạnh thì bọn nó gộp mọi dân khác vào chữ "da mầu", thế nhỡ mai mốt, dân da đen mạnh lên bá chủ thế giới rồi lúc đấy, liệt bọn trắng và bọn vàng vào tên gì?
Tên Da Màu không có một ý nghĩa hay ho nào, thế quàng nó vào "thân phận Việt Nam" làm gì. Tôi thấy mấy người này nên đóng cửa trang web, đổi tên khác cho rồi, nhờ bác nói lại với họ như thế.
NTC
Note: Đã tính không post, nhưng mấy dòng chót của mail khiến không dám phụ lòng độc giả NTC.
NQT
NK TV

damau.org chủ trương một diễn đàn văn chương không biên giới, một diễn đàn mở rộng cho mọi khuynh hướng sáng tác, mọi tác giả, mọi khai phá đúng nghĩa.
Những biên giới trong văn chương là gì?
Màu da, ngôn ngữ, văn hóa, giới tính, tín ngưỡng là những biên giới trong văn chương. Lịch sử cá nhân, ý thức hệ và chính kiến là biên giới. Trong nước, ngoài nước cũng là biên giới. Những quan niệm thẩm mỹ khác biệt cũng là biên giới. damau.org không chấp nhận bất cứ biên giới nào, trừ biên giới cuối cùng giữa văn chương và phi văn chương.
*
Có một biên giới trong văn chương, thật khó vượt, Brodsky gọi bằng cái tên đẳng cấp, thang bậc. Nó chửi bố cái gọi là cá mè một lứa, cả trong văn chương lẫn ngoài cuộc đời.
Một người 'tự trọng'  theo nghĩa, có 'đẳng cấp', sẽ chẳng bao giờ viết ra những câu văn hề tuồng. Lỡ viết ra rồi, chẳng dám dịch nó ra tiếng Anh tiếng U, để bắt nhà hàng xóm hửi.         
Nhật ký TV

damau.org không chấp nhận bất cứ biên giới nào, trừ biên giới cuối cùng giữa văn chương và phi văn chương.
Úi dà dà!
Làm sao phân biệt cái biên giới giữa văn chương và phi văn chương?
Khó lắm!

Bởi vì rõ ràng là, khi không post cái còm của GNV, [văn chương], và vô tư post ba thứ ‘phải có băng video, băng ghi âm... " [phi văn chương] là đám này đã chửi bố vào chính cái thương hiệu của chúng rồi!

V/v Hòa Bình
Bà này, qua những gì bà viết ra, thì mới đọc, và biết tới HNT, trong khi đám Gấu, MN, HXS… biết từ khi anh chưa nổi tiếng, còn làm đệ tử dưới trướng Thương Sinh tức Duyên Anh.
Vậy mà cũng bầy đặt “tin hay không tin” những gì Gấu viết ra.
Bà đâu biết gì về mối liên hệ và sự quí mến mà MN dành cho HNT?
Bà đâu đọc nổi, và phân biệt ra được khoảng cách giữa Thư về Đường Sơn Cúc và những tác phẩm còn lại của HNT?
Không lẽ bà mới biết HNT đây, rồi nghĩ bà là người độc nhất có bổn phận phải “bảo vệ” HNT?

Ai cho phép bà làm việc đó?
Có...  băng ghi âm, có video, có giấy tờ chứng minh không, hay là chỉ có tí tình cảm vớ vẩn của bà?
NQT 

Trong đám Da Màu này, có một tay Gấu quen khi còn viết cho báo Văn Học của NMG. Ngoài đời, thấy cũng được lắm, qua những lần gặp gỡ.
Nhưng chính anh ta là người đã từng gửi tác phẩm của Gấu [gửi cho Văn Học] cho diễn đàn VHNT, mà đếch thèm xin phép gì Gấu, cũng chẳng thèm cho biết sự kiện trên.
Chỉ đến khi Gấu biết đến net là gì, và viết cho VHNT của PCL, tình cờ vô archives, mới biết chuyện này.
Ai cho phép anh làm chuyện đó?
Chuyện đó là phi văn chương, hay văn chương?
NQT

Tình yêu như trái phá con tim mù lòa

Nghe lời nhạc, ‘con tim mù lòa’, là ai ai cũng biết TCS nhắc tới chân lý con tim có lý lẽ của riêng nó.
Tức là nó mù.

Nhưng để nói được cái sự mù lòa của con tim, thì nhạc sĩ lại mượn toàn những hình ảnh của cuộc chiến khốn kiếp da vàng giết da vàng, Mít giết Mít.
Mỗi thời có ngôn ngữ riêng của nó là vậy.
“Trái phá’, ‘mù lòa’, một phần là do âm điệu đòi hỏi, một phần còn là do ông nhạc sĩ này hơi bị nghiêng về phía VC, có thể như thế, bởi vì ‘trái phá’ là của Ngụy!

Trái lựu là trái gì ở đây? Vậy mà cũng có thằng ngu đề nghị thay shell bằng grenade!
Một lời nhạc dễ hiểu như thế mà cũng không đọc ra, vậy mà còn màu mè, cả lũ xúm lại vái nhau, chán quá!
*
Note: To HXS
Đoạn bạn trích dẫn, trong ‘còm’ mới trên Da Màu, thuộc phần I, mâu thuẫn với đoạn sau, phần II, mà tôi trích dẫn trên đây, trong cùng trong bài viết, từ July, 2004.
Khi viết xong phần hai, tôi không đọc lại phần đầu.
Tôi đã sửa lại cho phù hợp

Tks
NQT