Ai Tín
Tin
từ gia đình cho biết, nhà văn Thảo Trường vừa qua đời tại tư gia ở
Huntington
Beach vào lúc 3 giờ chiều ngày 26 tháng 8, 2010.
Người Việt online
Thảo Trường @ NDT's
"Từ lúc tôi bị té,
cái đầu lạ làm sao, lại như sáng hẳn ra, cứ đầy ắp những điều chỉ muốn
nhập vào
trang viết..."
*
Tin Văn & gia đình NQT
& Thảo Trần
xin được gửi lời chia buồn tới gia đình
Thảo Trường. Cầu chúc linh hồn bạn TT sớm siêu thoát.
*
Mấy
ngày trước, khi nhận bản dịch Istanbul,
gửi mail, không thấy trả lời, Gấu biết tình hình căng rồi.
Nhờ
một ông bạn ở Cali ghé nhà thăm giùm, nhưng ông ta than, bận quá, đành
chịu trận.
Ôi
giá mà được nghe vài lời cuối của bạn TT qua ông bạn…
Đành kể kỷ
niệm này, coi như kỷ niệm mới nhất, và, sau cùng, về bạn.
Đó là lần Gấu
viết về một ông sĩ quan VNCH, ‘cái tay sĩ quan VNCH đó’, TT mail, đề
nghị
[recommend], ông làm ơn delete giùm tôi cái cụm từ ‘cái tay’ đó đi.
Góc
Thảo Trường
"Mườ....i
bảy năm lính, mười bảy năm tù; thời
gian này như được an bài để xóa bỏ thời gian kia.”
*
Nhớ
Thảo Trường
Tối
nay, vào trang mạng của báo Người Việt, thấy báo
tin ông mất. Nghe ông ra đi, lòng tôi nhói lên một niềm đau, nhưng
không thực sự
ngỡ ngàng. Bởi, ở lớp tuổi của ông, ít nhiều những vì sao đã rơi rụng,
dù có một
cuộc sống hết sức an lành. Huống hồ gì
ông đã sống sót sau 17 năm tù đày.
Làm
người chiến bại quả nhọc nhằn. Là một người tù,
lại là người tù dưới chế độ cộng sản, hơn thế nữa, là người tù dưới
nhãn hiệu
"nguy hiểm" dưới chế độ tù của cộng sản Việt Nam, thì mười bảy năm tù
đày ở những nơi địa đầu của hình chữ S như: Yên Bái, Hoàng Liên Sơn
v.v., quả
là gần như chạm đáy địa ngục. Tôi có nhiều người thân quen. Kẻ năm năm,
người bảy
năm, mười năm, bầm dập trong những trại tù từ Nam ra Bắc. Gần họ, sau
khi ra
tù, tôi đã thấy ở họ, sức chịu đựng quả
phi thường. Còn ông, 17 năm ... cũng bình thường thôi, nên mới viết: “Mười bảy năm lính, mười bảy năm tù; thời
gian này như được an bài để xóa bỏ thời gian kia.”
Ông chấp nhận nó như một định mệnh, chẳng gồng
mình nhân danh những điều quá lớn, cũng chẳng bài bác, đổ thừa cho ai.
Một tấm
lòng như thế, bao nhiêu người có được?
Sau
khi đến Mỹ, ông đã viết lại. Lần đầu tôi đọc ông,
cũng từ những trang viết ấy, trong tôi dấy lên một niềm ngưỡng mộ:
ngưỡng mộ một
người tù, ngưỡng mộ một phong cách sống. Còn nhớ, tôi viết về ông,
trong bài nhận
định của mình, về những trang sáng tác của ông tại hải ngoại, vào năm
2001:
" Mười
bảy năm tù hẳn là một thời gian quá dài. Cứ
tưởng tượng, ta đang sống tại một quốc gia tiên
tiến. Cứ thử tự nhốt mình trong nhà với
điện, nước,
thức ăn đầy đủ nhưng không ti vi, không điện thoại.
Thử xem 1 tuần không ra khỏi nhà, ta bực bội
đến dường nào. Ở đây, không phải là 1 tuần hay 1 tháng, mà là hơn hai
trăm
(200) tháng tù, với bao hành hạ đớn đau, với bao thiếu thốn vật chất,
với bao
chèn ép tinh thần. Sống được sau mười bảy năm với một hoàn cảnh như vậy
là phép
lạ. Và viết lại được sau hai mươi năm ngưng viết, không phải là một
việc bình
thường.
Thảo
Trường đã sống qua những tháng ngày, như thế.
Thảo
Trường cũng đã viết lại như một phép nhiệm mầu, sau hai mươi năm ngưng
viết,
như thế...."
Quá
khứ nhọc nhằn và xót xa đè nặng trên vai, vậy
mà, trong những trang viết đầu tiên, và nhất là truyện vừa "Đá Mục"
ngay sau đó, tôi thấy ở ông lấp lánh một tấm lòng hướng đến tương lai. Tôi lại tự hỏi: Một tấm lòng như thế, bao
nhiêu người có được?
Cũng
vì lẽ đó, tôi đã viết về "Đá Mục":
"
Theo tôi, không phải ngẫu nhiên mà Thảo Trường mở đầu truyện vừa Ðá Mục
với
hình ảnh hai bà cháu đi jetski trên sông rộng. Thả
lòng mình hòa với sóng nước, với thiên nhiên,
trong khi ông lão,
nhân vật chính, lại đứng bên ngoài. Chọn
hình ảnh này là ông dựng một sợi dây nối kết giữa quá khứ và tương lai. Bà, thế hệ thứ nhất, quá khứ.
Cháu, thế hệ thứ ba, tương lai.
Ðường mở về tương lai là con sông rộng ngút
ngàn nằm giữa ba tiểu bang. Vận tốc đi về
tương lai là vận tốc của jetski. Sự
khắn
khít của quá khứ và tương lai qua hình ảnh một bà, một cháu. Còn hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh này sau
những
lớp sóng phế hưng của thời thế? Ông
lão, nhân vật chính, người mang những vết hằn của một thời biến động,
đứng bên
lề nhìn về phía trước. Với hình ảnh này, Thảo Trường đã tự gạt những
hổn mang của
một giai đoạn, những vết tích đau buồn, ít nhất là của riêng mình, sau
cuộc bể
dâu sang một bên. Và đây là trái tim của người dựng truyện.
Có
thể nói rằng: Ðá Mục là một tổng thể hòa hợp giữa quá khứ và tương lai. Giữa cũ và mới, giữa đã qua và bắt đầu. Ðóng tập sách lại, những hình ảnh sắc sảo còn
gần gũi bên cạnh, và nhất là những ước vọng đẹp của một nhân chứng
sống, trong
một giai đoạn khắc nghiệt của lịch sử, còn in đậm những đường nét rõ
ràng."
Bài
viết của tôi, viết về vùng chữ nghĩa của ông
trong những năm tháng đầu trên đất Mỹ, được "đi" trên tạp chí Văn Học,
do nhà văn Nguyễn Mộng Giác làm Chủ Biên. Nhà văn NMG có kể qua email,
đại ý
nói nói rằng: ông ấy (Thảo Trường) có gọi
cho tôi (NMG), và nói lời cám ơn tác giả và tòa soạn. Lúc đầu, ông
tưởng tôi viết,
nhưng tôi nói không, không phải tôi. Và
tôi cho ông biết là ĐNV đã viết. Tôi còn cho ông ấy email nữa...
Quả
nhiên, sau đó, ông có liên lạc với tôi, gởi lời
cám ơn. Và sau đó nữa, mỗi lần ông in
sách mới, có gởi tặng. Mỗi lần như thế, tôi có email và cám ơn ông. Đến khi công ty Người Việt in và phát hành
"Những miểng vụn của tiểu thuyết" thì ông cũng gởi sách, và nói: nếu
được, thì khi Người Việt tổ chức ra mắt sách, ông muốn mời tôi tham dự. Rồi sau đó, trong email kế tiếp, ông cho biết
ngày giờ. Tôi đã không đi dự được buổi
ra mắt sách đó. Tôi không đi, không phải vì ở quá xa, cũng không phải
vì lúc đó
đang có nhiều người biểu tình chống tờ báo Người Việt, nhưng vì, một
phần, công
việc trong hãng bề bộn quá, phần khác, tôi rất ngại đi tham dự những
buổi ra mắt
sách. Tôi yêu các nhà văn; tôi quý trọng sự hy sinh rất nhiều trong đời
sống
thường ngày của họ để từng con chữ lên những trang giấy trắng để gởi
đến bạn đọc;
nhưng tôi rất ngại nghe những diễn giả thao thao bất tuyệt về một nhà
văn nào
đó, trong 1 buổi ra mắt sách, mà tôi biết rằng phần lớn những diễn giả
đó dường
như không đọc tác phẩm của nhà văn mà họ đang giới thiệu. Tuy nhiên,
sau đó,
tôi biết mình lầm. Theo những gì ghi nhận được từ buổi ra mắt sách ấy,
thì những
người nói về cuộc đời ông, họ đã từng chung những tháng tù với ông,
nghĩa là họ
rất hiểu biết về Thảo Trường trong cuộc đời, sau tháng Tư đen. Còn những người nói về văn chương ông là những
cây viết gạo cội trong làng văn nghệ. Không
tham dự buổi ra mắt sách của ông, tôi tiếc. Và
cũng tự mình thầm
trách mình. Rồi tự hứa, lần ra mắt sách tới của ông, thì không còn lý
do gì mà
không tham dự.
Và
lần đó, không bao giờ đến nữa.
Hôm
nay, nghe tin ông mất, tôi nhẩm tính: vậy là ông
ở Mỹ cũng gần 17 năm. Mười bảy năm lính, mười bảy năm tù, rồi mười bảy
năm làm
một lưu dân nơi xứ người.
Có
lạ không? Ba giai đoạn, một cuộc đời, gắn liền với
số 17, một số nguyên tố trong toán học. Một
con số đẹp, Một nhân cách đẹp. Xin thắp một nén
hương lòng, tiễn ông.
Đoàn
Nhã Văn
8/27/10
Tưởng
nhớ Thảo Trường
Nhà văn Thảo
Trường qua đời
1936-2010
Ngày xưa, nước
tiểu
Truyện
ngắn "thần sầu" của Thảo Trường
Note:
Quả là thần sầu.
Một lần Gấu nhận được mail của độc giả Tin Văn. Nữ độc giả. Bà kể
chuyện mải đọc
TT, để cháy tiêu cả một nồi cá kho.
*
34
năm sau 30 tháng Tư 1975, BBC giới thiệu nhà văn sĩ quan Ngụy, tù cải
tạo 17
năm:
Thảo Trường
Những miểng
vụn của tiểu thuyết
NKTV
*
Nhà văn Thảo
Trường có tham vọng, nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn.
Qua bài phỏng
vấn trên tạp chí Văn, tôi thấy lại, dáng người to con, kềnh càng, nụ
cười hóm hỉnh
của ông, những lần tình cờ đụng đầu ở ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hồng
Thập Tự:
Tôi từ nhà đi ra, vòng tới trước cư xá Thành Tín, đường Hồng Thập Tự,
kế bên
đài Truyền Hình, rồi theo con hẻm sở Điện Lực băng qua Phan Đình Phùng,
tới sở
làm. Còn ông đi vô "cục số 8", An Ninh Quân Đội. Con đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm cứ mỗi lần thành phố trở trời là lại vật mình vật mẩy, rộp lên
với những
hàng rào kẽm gai. Mấy "chú" lính thường rảnh rỗi, đọc sách "chữ
Tầu" cho qua phiên gác.
Có
lần tôi vào thăm
ông. Cũng thật nhiêu khê. Tôi cứ lẩn thẩn nghĩ thầm, tướng tá thì hiền
khô,
lính tráng thì toàn thứ "trốn quân dịch", vậy mà tên cơ quan thật dữ
dằn. Mà dữ dằn thật! Tôi "nghi" rằng, tham vọng của ông là từ nụ cười
hóm hỉnh mà ra. Tôi tưởng tượng, ông đã có lần nhìn thấy vị thần khổng
lồ bị
ông thuyền chài tinh quái bắt chui vào chai, để ông trả lại biển cả. Có
thể ông
"lựa chọn" văn chương, là cũng chỉ để thực hiện giấc mơ "tiềm ẩn"
từ thuở nào: nhét cả cuộc chiến vào trong một truyện ngắn, rồi làm ông
chài, vừa
buông lưới, vừa "canh", vừa "cảnh tỉnh" nhân loại, như thể
đây là "cuộc chiến cuối cùng"...
NKTV
Sách mới Thảo Trường
Đón đọc, đón
đọc!
Liên tiếp 3
cuốn!
Nghe NXH, mới
gọi điện, nói yếu lắm rồi?
NQT
Cam on da
tham hoi. Du'ng the^'. Ye^'u ro^`i. Moi xem cai bia sach sap in..
Moi xem them
hai cai bia nua cung sap in. Deu do Nguyen Dong va Nguyen Thi Hop lam
cho.
Thế
mà.. yếu ư?
NQT
Lần bịnh nặng,
đến phát khùng, khùng tới đâu chửi VC tới đó, chắc chắn đi, may làm
sao, TT được
chuyển
về ‘quê nhà’ Miền Nam, trại tù Suối Máu, hình như vậy. Gấu nghe anh kể
lần
đầu gặp
lại, khi cả hai ngồi nơi Car Wash, một cơ sở rửa xe của một trong những
đứa
con. Đúng cái lần nổ ra vụ Trần Trường. Nhờ vậy, người nhà viết tin
kịp, mang
thuốc thang lên kịp, cứu mạng kịp. Anh cười nói, lần đó, đám quản giáo
còn chọc
quê, mi giả đò khùng, để chửi tụi tao.
Về lại Canada, khi thấy cái hình
Gấu ngồi
nơi tòa soạn báo Văn Hóa, với một rừng cờ VNCH ở phía sau, bức hình nổi
tiếng của
ký giả ‘Lý Kiến Cắn’, [Lý Kiến Trúc] anh mail, khen, ông hay thật, tôi
ở Cali mà
chẳng mò đi tới đâu!
TT quả là vậy.
Anh rất ít la cà, khác hẳn Gấu.
'Góc TT', lúc
đầu có tên 'Quán TT'. Ông mail, hỏi, tôi có bán gì đâu, mà ông để...
Quán?
Cai
Lậy, Mỹ Tho…
Thảo Trường
Tạp ghi.
Tác giả Thảo Trần mới từ
Canada sang California có cho tôi một quyển sách. Ông chồng bà
viết mấy
dòng đề tặng trong khi bà ngồi ôm cháu ngoại nhìn chúng tôi. Tôi hỏi:
“Có định
phát hành hay ‘ra mắt’ sách không?”
Nhà phê bình cười: “Mười năm nay ở Mỹ ông xuất bản bản năm quyển sao
không ‘ra
mắt’ đi, nay lại hỏi người ta”
Rồi NQT nói: “Bà ấy mới tập viết, in để bà ấy làm kỷ niệm. Ông đọc đi
rồi cho
biết ý kiến.”
Chúng tôi hẹn nhau sẽ đi uống cà phê.
Về nhà, tôi mở tập
“Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam”. Truyện & Ký. Ngoài bìa tên sách
không viết chữ hoa, nhưng bên trong in chữ hoa như tôi ghi lại ở trên.
Bìa là bức
vẽ “Ký Ức Của Dòng Sông” rất đẹp của họa sĩ Nguyễn Đình Thuần vẽ năm
1995. Sách
do Saigon Nhỏ xuất bản.
Thời gian gần đây tôi mắc
chứng bệnh… già, rất lười viết và rất lười đọc sách. Cái truyện cuối
cùng (cú
chót) khởi viết cách nay hai năm vẫn còn bỏ dở chưa xong. Sách vở đem
về mở ra
liếc qua loa rồi để đấy. Thời gian qua đi, cuộc sống cứ vật vờ như mây
trôi… Bà
vợ tôi có một nhận xét rất chính xác “ Bố bây giờ chỉ giỏi mỗi một việc
là…
ăn!” Mà tài, tôi không kén chọn món nào cả, ăn món gì cũng được, thí dụ
như nhà
hàng họ có lầm lẫn mang ra không đúng món cũng chẳng sao, ăn vẫn ngon,
cả nhà
chỉ biết lắc đầu.
Mở tập truyện “Nơi Dòng
Sông Chảy Về Phía Nam” tôi đọc luôn một mạch, và thấy thích thú… như đi
ăn phở
vậy, phở gì cũng được.
Tác giả Thảo Trần (Có
người đã hỏi có họ hàng gì không, xin thưa là không, chỉ có cháu ngoại
của bà
tên là Thảo, 4 tuổi, cháu nội tôi cũng tên là Thảo, 6 tuổi), viết văn
rất ngắn gọn,
câu chữ rất đời thường, chứa đựng những hình ảnh và sự việc tự nhiên
như ta thấy
nó đang xảy ra đâu đó. Vào những trang đầu tôi đã bắt gặp ngay cái tự
nhiên và
bình dị đó khi bà mô tả nhân vật “Ông giáo Thưởng dáng người cao, ngó
thiệt thà
chất phác. Buổi sáng, ông thường hay đạp xe chạy một vòng từ nhà xuống
bến đò Rạch
Miễu, quẹo lên Vòng Nhỏ, rồi vòng qua giếng nước về nhà cho giãn
gân cốt.
Ông rất hiền lành, ai cũng quí mến; ngược lại bà giáo là con người sắc
sảo,
dáng người thấp lùn, đứng tới vai ông giáo, cặp mắt nhỏ xíu ngó ai
người ta
cũng không biết, ngón tay thường thọc vô móc cứt mũi, giọng nói the
thé…”(trang
3- 4). Cuộc sống của một cô gái quê: “… Chưa đầy năm, cô khăn gói về
nhà với
cái giấy miễn nợ của chủ. Bà chủ còn cho thêm một số tiền, để cô về Ba
Dừa ở với
cậu ruột, chờ ngày sanh nở, nhằm tránh tiếng xấu cho ông Hội đồng.”
(trang 4 ).
Bà tả một mối tình của một cô nữ sinh lên tỉnh trọ học: “Cuối
năm, ai
cũng lo gạo bài chuẩn bị cho kỳ thi, riêng Thu Bến Tre ủ rũ như con gà
mắc mưa.
Nó không ăn không uống, ói lên ói xuống, bà giáo Thưởng đâu phải tay
vừa, bả
nghi con này ốm nghén. Ba má nó gởi gấm bà, dặn coi chừng giùm, vậy là
đổ nợ. Tối
bữa đó, bà kêu nó vô buồng, dỗ ngon ngọt, trời đất ơi, nó nói nó có
chửa với
Sáu Hòa. Ông bà giáo Thưởng tá hỏa tam tinh, phải ăn nói làm sao với ba
má nó.
Bà bàn, hay là đưa con Thu đi phá thai, ông giáo sợ tội, không chịu.
Bữa sau,
bà đưa con Thu qua ông thầy thuốc bắc ở bên kia cầu Quây nhờ ông hốt
thưốc. Bà
gạt nó là thuốc dưỡng thai…. Bữa cả đám đưa con Thu xuống bến đò Rạch
Miễu về Bến
Tre, đứa nào cũng rưng rưng nước mắt, đứng chờ cho đò đi xa rồi mới
lặng lẽ quay
về… Từ năm đó, ông giáo Thưởng không cho bà giáo nấu cơm tháng và chứa
học sinh
ở trọ nữa.” (trang 8)
“Nơi Dòng Sông Chảy Về
Phía Nam” có hai phần , phần đầu là một số truyện ngắn của bà Thảo
Trần, phần
sau là những bài Ký của Nguyễn Quốc Trụ. Những bài Ký của NQT thì
tôi đã
đọc trên net hoặc do tác giả gửi qua Email cho đọc trước.
Qua 8 truyện ngắn, bà Thảo
Trần đã
gợi lên cho tôi nhớ lại miền Tiền Giang, những câu chuyện và những nhân
vật của
Thảo Trần đều là người của Tiền Giang. Trước năm 1963 tôi cũng có
hai năm
sống ở Tiền Giang. Tôi ở trong ngôi nhà của ông Đốc Phủ Phát bên phía
Chợ Cũ. gần
Chùa Vĩnh Tràng. Từ đó tôi đi các nơi như Gò Công , Kiến Hòa, Bến
Tranh, Tân
An, Long Định, Mỹ Phước Tây, Gẫy Cờ Đen, Mỹ An, Kinh Đồng Tiến, Mộc
Hóa, Gò Bắc
Chiên , Ấp Bắc, Cai Lậy. Tôi còn nhớ là tôi có tới Bến Tre của nhân vật
cô nữ
sinh Thu trong cuộc hành quân trực thăng vận thực tập đầu tiên nhảy
xuống cù
lao Ilô Ilô vào đúng ngày mùng 1 Tết . Đọc trong truyện thấy các nhân
vật của
tác giả xuất phát từ Cai Lậy, lên Mỹ Tho học trường nữ trung học. Tôi
rất quen
với những ngôi trường trung học nổi tiếng của Mỹ Tho. Thi sĩ Hồ Thế
Viên cũng dạy
học ở Mỹ Tho một thời gian. Mỹ Tho là một thành phố rất đẹp mà tôi yêu
thích.
Thầy giáo Thưởng chỉ đạp xe đi qua Vòng Nhỏ cho giãn gân cốt, tôi còn
có lần
lái xe tới tận Vòng Lớn (hồi đó chưa có căn cứ Đồng Tâm), nhìn ngắm
ruộng lúa
và vườn dừa.
Đọc hết các truyện
ngắn trong tập “Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam” của bà Thảo Trần, tôi
như tìm lại
thấy một miền quê quen biết xưa kia, qua một lối hành văn bình dị và
hiển hiện
như thiệt ngay trước mắt mình, lối hành văn và lối viết truyện mà
tôi rất
thích. Cũng ở miền quê thân yêu đó mà tôi đã nghiền ngẫm và xây dựng
tác phẩm
“Tầm Xa Cũ, Bắn Hiệu Quả”.
Với phần thứ hai,
tình cờ NQT lại cũng dẫn tôi về khu phố Nguyễn Bỉnh Khiêm-Hồng Thập
Tự-Phan
Đình Phùng, nơi mà sau Tiền Giang tôi đã về làm việc ở đó. Một quyển
sách do
hai người làm ra và cả hai người cùng vô tình đưa tôi về một thời quá
khứ. Tôi
xin rất cám ơn ông bà tác giả đã cho sách và còn cho tôi kỷ niệm.
Riêng với bà Thảo Trần,
mặc dù ông chồng bà giới thiệu là bà mới chỉ “tập” viết, tôi có ý kiến
là bà
hãy cứ nghe và ghi nhận những gì nhà phê bình văn học họ phán,
vâng, trân
trọng nghe và ghi nhận, nhưng bà vẫn cứ thảnh thơi viết theo ý bà, viết
thật
tình chứ bà không cần phải “tập” gì nữa.
Thảo Trường.
Đặng Phú
Phong & Thảo Trường
@ NDT’s
Lần bịnh nặng,
đến phát khùng, khùng tới đâu chửi VC tới đó, chắc chắn đi, may làm
sao, TT đã được
chuyển
về ‘quê nhà’ Miền Nam, trại tù Suối Máu, hình như vậy. Gấu nghe anh kể
lần
đầu gặp
lại, khi cả hai ngồi nơi Car Wash, một cơ sở rửa xe của một trong những
đứa
con. Đúng cái lần nổ ra vụ Trần Trường. Nhờ vậy, người nhà biết tin
kịp, mang
thuốc lên kịp, cứu mạng kịp. Anh cười nói, lần đó, đám quản giáo
còn chọc
quê, mi giả đò khùng, để chửi tụi tao.
Về lại Canada, khi thấy cái hình
Gấu ngồi
nơi tòa soạn báo Văn Hóa, với một rừng cờ VNCH ở phía sau, bức hình nổi
tiếng của
ký giả ‘Lý Kiến Cắn’, [Lý Kiến Trúc] anh mail, khen, ông hay thật, tôi
ở Cali mà
chẳng mò đi tới đâu!
TT quả là vậy.
Anh rất ít la cà, khác hẳn Gấu.
'Góc TT', lúc
đầu có tên 'Quán TT'. Ông mail, hỏi, tôi có bán gì đâu, mà ông để...
Quán?
Tham
ong ba Gau manh khoe. Nhin hinh moi nhat cua ong tren tanvien thay gia`
di
nhieu qua. TT
Gia roi ma khong chiu hiền de ma chet, van con hung hang con bo xit!
Tôi
từ nhà đi ra, vòng tới trước cư xá Thành Tín, đường Hồng Thập Tự, kế
bên đài
Truyền Hình, rồi theo con hẻm sở Điện Lực băng qua Phan Đình Phùng, tới
sở làm.
Còn ông đi vô "cục số 8", An Ninh Quân Đội....
Cư
xá Thành Tín, bên trong là trụ sở của một số cơ quan Mít, nhưng nhân
viên ăn lương
Mẽo, thí dụ Đài Mẹ Việt Nam [Mẹ Mít, Mẽo nuôi, chán thiệt!].
VP, TN, VL… cộng tác
với Đài này, và đều được Mẽo di tản đầu tháng Tư 1975, theo như Gấu
được biết,
như nhân viên sở Mẽo, chắc thế!
Bùi
Tín hẳn là không biết chi tiết ly kỳ này, thành thử ông lấy nick Thành
Tín,
và viết cho VOA!
Lịch
sử lập lại!
*
Khủng
khiếp thay là trí tưởng tượng của Gấu! Vừa nghe đánh ầm một tiếng, quả
pháo đầu
tiên từ chi khu bắn đi làm mặt nước sông run lên bần bật, là cái đầu
của Gấu
cũng ngộ ra là, mình yêu cô bạn, phải như thế, đúng như thế, nếu không
làm sao
có chấn động khủng khiếp đến như thế, vào đúng lúc đó ?
Nhưng có thể, cảnh phiên chợ vội vàng thu vén, chờ đêm xuống, giao lại
cho VC,
đã khiến cho tình cảnh thê thảm thêm lên chăng?
Ui
chao, bao nhiêu năm trời, vậy mà đọc Rừng Tràm một phát, là đồng loạt hiện
về, phiên
chợ chiều Cai Lậy, cây cầu gỗ, và cô bạn, cô bạn….
NKTV
*
Tôi ngồi trên chiếc ghế dựa, nghe mấy bản nhạc
phổ thơ của con gái tôi. Thơ và nhạc đưa tôi về quê cũ, xa thật xa, mãi
tận bờ
cát bên sông Vị Hoàng. Tôi nghe vang vang trong cơn ngủ mê, lời thơ,
tiếng gọi
êm ái của con gái: Bố ơi…
Bên kia núi là sông,
một
nửa trái đất rộng,
sao
cứ chạy vòng vòng,
về
nơi nào hư không.
Một người
đem giấc mơ,
vào
hội ngộ bất ngờ,
tưởng
gần mà xa lắm,
còn
lại sông bơ vơ,
Một nửa vẫn đợi chờ
bao
năm rồi cứ mãi
đi
tìm nửa đời nhau,
đợi
chờ ngày qua mau
mong đêm dài thôi lâu.
Sương mù trong bóng đêm,
mặt
trời nhỏ lặng yên,
tơ
trời đan chiều tím
hong
dài nhớ thương thêm.
Sông núi có bình yên,
nỗi
nhớ nào cuồng điên,
tìm
nhau nơi vạn dặm,
buồn
vỡ oà trong tim.
Bố biết rồi, Bố cũng mong đêm dài thôi
lâu. Nhưng Bố cũng vẫn là một kẻ mãi mãi đi tìm nhau nơi vạn dặm. Hôm
nay, Bố tạm
dừng chân ở đây. Nơi rừng tràm này. Bố cũng mệt mỏi lắm rồi, tưởng có
lúc sắp bỏ
cuộc, bởi vì Bố vốn là một kẻ thất trận! Bố không nuôi con ngày nào. Bố
cũng
không đặt tên cho con. Nhưng Bố vẫn là Bố của con phải không? Thế cho
nên từ
khu rừng tràm này, một bản sao chiến địa, hôm nay, Bố nghĩ tới con và
nghe thơ
con, đứa con làm thơ trưởng thành của Bố. Hỡi, Hư-Không-Hà-Thu-Thủy.
(SB
11/2008)
Thảo Trường
Wed,
September 1, 2010 11:48:05 PM
Re: Di tham
THAO TRUONG o nha quan
Hello. Anh
TRU
Lau qua
khong thay tin tuc. Tham chi Hong va may chau.
Hom nay,den
tham dam ma Anh THAO TRUONG, dong du anh em.
Co thap mot
nen nhang giùm cho NQT.
Co gi moi,
tin cho biet voi. Thu ngan tinh dai... Than ai . NDT
*
Cám ơn hai bạn
NQT
Việt Báo Thứ
Ba, 8/31/2010, 12:00:00 AM
Thảo Trường
Đã Gặp Lại Các Bạn Xưa
Qua sự giới
thiệu của anh Nguyễn Văn Trung, tôi gặp gỡ và làm quen rất tự nhiên với
Thảo
Trường từ hồi năm 1962-63, cùng với các bạn khác như Trần Tuấn Nhậm,
Thế Nguyên
Trần Gia Thoại, Diễm Châu Nguyễn Ngọc Rao v.v… Từ hồi 1967-68, bọn
chúng tôi
hay gặp nhau nơi nhà của Thế Nguyên, tác giả cuốn chuyện
gây xôn xao dư luận có nhan đề “Hồi chuông tắt
lửa”. Căn nhà này lại đặt cả máy in và làm trụ sở của tạp chí và nhà
xuất bản
Trình Bày, tọa lạc trên góc đường Lý Thái Tổ và Sư Vạn Hạnh, gần với
tiệm phở
Tàu Bay.
Sau năm
1975, thì anh em chẳng còn dịp nào gặp lại nhau, để mà hàn huyên tâm sự
với
chuyện sách vở báo chí như trước đó nữa. Thảo Trường thì đi tù “mút
mùa”, mãi đến
năm 1992 mới được thả về. Trần Tuấn Nhậm thì chết trong nhà tù ở vùng
miệt thứ,
rừng U Minh Rạch Giá vào năm 1981. Thế Nguyên thì chết vì bệnh nhiễm
trùng uốn
ván năm 1989. Còn Diễm Châu thì mới mất tại Pháp mấy năm gần đây.
Và bây giờ
thì đến lượt Thảo Trường lại từ giã cõi đời, để tìm gặp lại người bạn
đời là
“má của bày nhỏ”, chị cũng mới ra đi gần hai năm nay. Ngoài các người
thân khác
trong gia tộc, Thảo Trường cũng sẽ gặp lại
vô vàn vô số các thân hữu của anh, như các bạn học hồi còn trẻ, các bạn
trong
quân ngũ, các bạn cùng ở trong nhà tù, cũng như các bạn trong chỗ văn
chương giấy
bút, cụ thể như các bạn Nhậm, Thế Nguyên, Diễm Châu tôi vừa ghi ra ở
trên.
Bản tính hiền
hòa đằm thắm, Thảo Trường hay chuyện trò đùa dỡn mỗi khi gặp bạn bè chỗ
này chỗ
nọ. Anh qua đi, những người còn lại chúng tôi không những vắng mất một
tài năng
văn chương quý hiếm, mà còn mất đi cái tình bạn hồn nhiên chân thành.
Nguyện cầu
cho anh luôn thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng, với nỗi mừng vui gặp lại
đông đủ hết
các bà con và bạn hữu đã chờ đợi Anh từ lâu ở nơi đó nữa.
Với niềm
thương tiếc khôn nguôi.
Đoàn Thanh Liêm
Đọc bài tưởng
nhớ TT của DTL, trên, Gấu mới biết bà xã của TT đi trước anh hai năm
trước đây.
Anh chẳng nhắc tới chuyện này với Gấu, nhưng, lần bà té ngã, phải ngồi
xe lăn,
TT có kể về cái nỗi hạnh phúc được đẩy xe lăn hầu vợ.
TT quý Thảo
Trần, có vẻ nhiều hơn là quý Gấu. Ông gọi Gấu Cái là Thảo Trần, như một
nhà văn
độc lập, tách ra khỏi ông chồng Bắc Kít khốn nạn, 'cũng như ông', là
một ông chồng
Bắc Kít không khốn nạn!
Mỗi lần qua
Cali, Gấu gặp ông, ngoài lần đầu tại Car Wash, những lần sau, thường là
ở nhà
NDT. Có 1 lần, ở Cà Phê Factory. Ông ít khi ra đây, vì có Gấu, nên ghé.
Lần đầu gặp
tại Car Wash, cũng thú vị. Gấu đang ngồi Factory, bỗng nhớ tới Thảo
Trường. Hỏi
thăm về anh, giữa đám ngồi cùng bàn, có một ông nói, tôi biết Car Wash,
nơi TT
làm công nhân, cho con của ông ta!
Gặp, anh nói,
thì mình thất nghiệp, làm cho con chẳng hơn là cho người khác sao? Hoá
ra là ông
rảnh quá, chẳng biết làm gì bèn ra đó, làm công việc của ông, đồng thời
ngó mắt
trông coi cái văn phòng của Car Wash.
Đúng những
ngày sôi sục vụ Trần Trường. Anh viết Người Tù Binh Nằm Trong Nôi, nhân
đó. NMG
đọc, gật gù, tay này tếu thật, cả một cuộc biểu tình ‘lửa rơm’ đó, được
nhìn
qua ánh mắt của một đứa trẻ thơ nằm trong nôi. Gấu có nhắc tới nhận xét
này với
TT. Anh giật mình, tay này ‘độc’ thật. Đám biểu tình mà nghe được, là
bỏ mẹ TT
này!
Tưởng
nhớ Thảo Trường
Vĩnh biệt nhà
văn Thảo
Trường
Đặng Tiến
Viết cho BBC từ Orleans,
Pháp
Kèm bài viết
của ông ‘Chánh Tổng An Nam ở Cựu Mẫu Quốc’ [Dzui thôi mà!], trên Bi Bì
Xèo, là
truyện ngắn ‘Yêu Nhau Qua Hàng Rào Kẽm Gai’ của
Thảo Trường, trên TV.
Truyện ngắn
này, khi vừa xuất hiện, gây chấn động trong giới giang hồ nơi Tiểu Sài
Gòn, và
được KT, ông Trùm HL, tác giả cái truyện ngắn cũng đã từng gây chấn
động giang
hồ, cũng ở Tiểu Sài Gòn, và hân hạnh được me-xừ PHD,
nick “Ê KT!”, Trùm bang phái AMVC dịch
qua tiếng Phá Lãng Sa, ‘Yêu Em Không?’, khen um lên, nhưng cũng đá giò
lái một
câu, tiếc quá, hay như thế, mà lại làm hỏng nó, bằng cái trò chống cộng
rẻ tiền!
[nhớ đại khái]
Vào lúc đó, anh cựu lính VNCH đang được VC o bế, cũng thông cảm
cho ‘bạn ta’!
*
Góc Thảo Trường
trên TV, là do Gấu đề nghị với TT, trong một lần về Sài Gòn thăm bạn, [Tôi không hiểu sao các ông lại không ở "Saigon"
này mà đi tuốt luốt sang mãi "Tây Ninh, Đồng Tháp" xa xôi chi vậy để
rồi thỉnh thoảng lại phải "về phép" tốn tiền tốn sức. Sang
"Saigon" này mà ở cho nó tiện việc ra quán cà phê cà pháo mỗi ngày],
khi cho rằng, chỉ có mỗi cách đó, giới thiệu anh với độc giả trong
nước, chẳng
phải mất công ‘đem Mùa Lũ trở về lại với Sông Côn’, cho dù ‘Hà Nội
không bỏ một
chữ’ !
Thoạt đầu GNV để cái tên 'Quán Thảo Trường', anh mail, trách nhẹ, tôi
có bán
cái gì đâu mà ông lại bầy quán, chào hàng? Đổi
thành “Khoảnh Đất Thảo Trường” cũng không ổn,
sau cùng dùng cái tên
có sẵn ‘Góc Thảo Trường’.
Như vậy có trên TV có mấy góc: 'Góc Hà Nội', của riêng
Gấu, 'Góc Sài Gòn', của những cư dân của thành phố đã mất tên, và 'Góc
Thảo Trường',
của người đi tù lâu nhất, viết về cuộc chiến vừa qua ‘nhân hậu và cảm
động’ nhất,
mượn chữ của một độc giả TV.
*
Server cho
biết, độc giả TV tháng này, chỉ đọc Thảo Trường.
Tks TT/NQT
goc_thao_truong
/J_10/64.
/Tho_Poetry/trang_tho_ctc.
/tribute/tribute_thaotruong.
/goc_thao_truong/ngay_xua_nuoc_tieu.
/Tuong_niem/why_tqc.
/goc_thao_truong/tre_giua_kem_gai.
/goc_thao_truong/thai_dong_thap.
/D_3/
/Sach_Moi_Xuat_Ban/mieng_vun_tieu_thuyet.
/tg/tg15_nbc.
/Sach_Moi_Xuat_Ban/cailay_mytho.
/tgtp_02/cronos.
/goc_thao_truong/may_troi_1.
/goc_thao_truong/rung_tram.
/tg/tg15_hom_nay_nhan_loai.
/goc_thao_truong/xa_1.
/gocsaigon/sg_little_saigon.
/Sach_Moi_Xuat_Ban/thu_lua.
/Album/venha_1.
/goc_thao_truong/nguoi_nuoi_tu.
/Sach_Moi_Xuat_Ban/sach_moi_thao_truong.
/goc_thao_truong/doi_1
*
Cái gọi là
văn chương Miền Nam, trước 1975, ngày càng lộ ra như một toàn thể,
không một
nhà văn nào có thể bị chia cắt ra khỏi một nhà văn nào, trừ những anh
VC nằm
cùng, tất nhiên.
Gấu đọc D.M. Thomas, viết về tiểu sử Solzhenitsyn, và ngộ ra điều trên.
(1)
(1)
Tôi còn nhớ,
thời gian trước 1975, khi phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho nhật
báo Tiền
Tuyến, cũng là thời gian Vũ Hạnh bị bắt, vì bị tình nghi là Việt Cộng.
Như để
chứng minh một điều, rằng, chuyện đó chẳng ảnh hưởng gì tới Vũ Hạnh,
như là một
nhà văn, tôi đã điểm cuốn vừa mới ra lò của ông lúc đó, là cuốn Bút
Máu. Vì là
báo quân đội, và người phụ trách khi đó là "sĩ quan" Dzư Văn Tâm [sau
ông trao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi], cho nên ông khuyên tôi,
có lẽ
nên bỏ bài đó đi. Tôi cứ để nguyên. Nhà thơ, có thể nghĩ, như vậy mới
đúng, nên
đã cho đăng.
Khi tôi viết mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học,của Nguyễn Mộng Giác, và đưa ra
một số
ý kiến riêng về vấn đề giao lưu hòa giải, và nhất là đã có những dòng
"khen ngợi" một số nhà văn ở trong nước, như Bảo Ninh, Nguyễn
Huy Thiệp.... Nguyễn Mộng Giác nói: Nếu trước đây, mà anh viết như vậy,
là
"tụi nó" làm thịt anh rồi!
Nhân đó, tôi hỏi về vụ Mùa Biển Động. Anh nói, nếu không dính đến ["đại
cuộc"
là] vụ HCM, tôi đã không làm cái chuyện "xin lỗi"...
Tôi suy ra một điều: Một số nhà văn miền nam ở hải ngoại, nói chuyện
giao lưu
hòa giải sớm sủa nhất, đều là những nhà văn Việt Nam Cộng Hoà, theo
nghĩa, họ
băn khoăn nhiều nhất về chế độ đó. Trong tận cùng bản chất, họ là
những
nhà văn Việt Nam Cộng Hoà.
Đây là một điều trái khoáy, ngược ngạo, mà ít ai nhận ra, theo tôi.
Trường hợp điển hình
nhất: Khánh Trường,
và truyện ngắn: Có Yêu Em
Không?
Nếu
Đi Hết Biển
9.9.2010: Lần
đầu tiên, số khách viếng thăm trang Tin Văn đạt 308 khách/ngày.
Trước đó, là 300, vào1 trong những ngày sôi nổi nhất, một mình GNV
chiến đấu với cả một băng
đảng HV!
Tuyệt hơn nữa,
lần này, được như vậy, là nhờ độc giả vô TV để đọc Thảo Trường, nhân
tin buồn
về sự vừa mới ra đi của người đi tù VC dài nhất.
Tks. TT/NQT