Tưởng
nhớ Thảo Trường
Vài
kỷ niệm với Thảo Trường
DTL
GNV
không biết TTT có về lại
Đất Bắc lần nào không, khi đã ra hải ngoại. (1) Nhưng có lần ngồi lèm
bèm với Thảo Trường,
hình như
Gấu có than, giá mà về được 1 lần dối già, nữa, nhỉ, ông bèn ‘mắng cho’:
Ông về,
một lần thắp hương cho
ông cụ, ở đúng cái chỗ ông cụ ra đi, bên mé sông Hồng, Việt Trì; một
lần
chụp
hình cái lô cốt, vậy là quả đủ rồi!
Ui
chao, sao mà bạn Gấu hiểu
Gấu, quá cả Gấu hiểu Gấu!
Cái lô
cốt trên đê làng Thanh
Trì quả là khủng khiếp thật.
Cứ như Cột Đồng Mã Viện ấy,
nhỉ!
(1)
Chắc là
không. Ông trở lại Sài
Gòn, lần bà cụ đau nặng, rồi qua, ông em về thay ông anh, rồi qua, sau
đó, ông
mất, trước bà cụ.
Cái lô
cốt làng Gấu quả là
khủng thật. Gấu có tới hai kỷ
niệm về nó. Một lần đi cùng với
ông giáo
Dực, ông thầy dậy học, cả hai bố con Gấu, và 1 lần, lên đó để học, thầy
giáo là tay quận trưởng, và đó là lần Gấu 'được' chứng kiến, người đánh
người!
Lần đi cùng với ông
giáo Dực,
cũng là lần đầu tiên Gấu được nhìn thấy 1 anh Tây mũi lõ nó ra làm sao!
Vài kỷ niệm
với Thảo Trường
Wednesday,
October 13,
2010
Du Tử Lê
Tháng
Tám ra đi nhưng không
quên gửi lại cho tôi nhiều tin buồn lớn! Tôi muốn nói tới chuyến “đi
xa” của nữ
danh ca Minh Trang, người bạn đời của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Bà
mất ngày
17 tháng 8! Một tuần sau, tới lượt ca sĩ Thúy Nga, tức bà quả phụ Hoàng
Thi
Thơ, từ trần: Ngày 24 tháng 8!
Nhà văn Thảo Trường. (Hình:
Trần Cao Lĩnh)
(Những người ở thế hệ của
tôi, nhiều người còn giữ được hình ảnh ca sĩ Thúy Nga, tóc thề, áo dài
trắng nữ
sinh, với chiếc Accordion tự đệm cho mình hát vào những năm cuối thập
niên
1950, ở Saigon.)
Những
tưởng sự mẫn cán của
thần chết dành cho giới làm văn học, nghệ thuật ở quê người như vậy,
cũng đã
vượt “chỉ tiêu!” Ai ngờ, chỉ ba ngày sau, 27 tháng 8, một buổi chiều từ
chỗ
làm, T. gọi về báo tin:
“Anh
Thảo Trưởng mất rồi!”
Ðang
viết bài, tôi buột miệng
hỏi một câu vô nghĩa:
“Chắc
không? Sao T. biết?”
“Gia
đình của anh ấy gọi báo
tin.” T. đáp.
Tôi bần
thần đứng dậy. Ra
vườn. Ngồi bên hồ cá. Nói thầm mấy câu với tác giả “Người đàn bà mang
thai trên
kinh Ðồng Tháp.” Như với chính mình!
Tháng
Tám trao tay lái chiếc
xe thời gian cho Tháng Chín. Tháng Chín ngồi chưa ấm chỗ, đã hấp tấp gõ
cửa
ngôi nhà bằng hữu tôi, cho tin:
“Nhạc
sĩ Trần Quan Long không
còn nữa.”
Theo
tấm lịch treo tường của
tôi đó là ngày mồng 3 của mùa Thu miền Nam California.
Lần
này, tới phiên tôi báo
cho T. biết. Tôi nghe được trong im lặng của T. những mũi kim lao xao
chạm tới
các đầu dây thần kinh liên tưởng...
Chỉ 2
tuần thôi, tôi lui tới
Tang môn quán Feek Family Funeral Home ba lần. Nhiều và nhanh tới độ,
một nhân
viên ở đây ngỏ lời chia buồn với tôi. Ông ý nhị pha loãng nỗi buồn tử
biệt sinh
ly bằng câu nói vui:
“Tôi
đoán chừng ông không có
ý định tìm việc ở đây?”
“Vâng.
Hẳn nhiên là tôi không
có ý định ấy. Nhưng tìm một chỗ nằm ở đây thì có.” Tôi đáp.
Vẫn
bằng giọng đùa vui nhẹ
nhàng, ông bảo: “Khi nào tới lượt ông, tôi sẽ lo cho ông ‘đảm bảo’ chu
đáo.”
Tôi cảm
ơn và kể khá nhiều
bằng hữu của tôi, cuối cùng, đã tìm đến nơi này. Tôi nói, có những
người theo
trật tự của sự xếp hàng dọc, thì họ ở sau tôi xa lắm. Vậy mà vì lý do
nào đấy,
họ đã tách khỏi hàng. Xăm xăm đi trước... Làm như vội vã đi xa kia,
hiểu theo
một nghĩa nào, cũng là một hạnh phúc. Thứ hạnh phúc ngần ngật đớn đau
người ở
lại.
Mỗi lần
tới Feek Family,
trong tôi lại âm vang một câu trong bài “Thánh hỏa ca” của “Minh giáo”
trong
truyện chưởng “Cô Gái Ðồ Long” của Kim Dung. Ðó là khi toàn bộ “cán bộ
đầu não”
của Minh giáo bị những người thuộc phe “chánh phái” vây khổn trên Quang
Minh
Ðỉnh. Với cái chết đang lầm lì siết chặt vòng vây, họ quây quần quanh
đống lửa,
cùng hát bài chia tay trần gian.
“Người
đàn bà mang thai trên
kinh Ðồng Tháp,” sơn dầu trên carton, 24x24 inches. (Tranh: Ðinh Cường,
10
tháng 8, để ngợi ca và nhớ Thảo Trường)
Trong
bài hát ấy, có một câu
đại ý: Sống không hẳn đã vui, chết chưa chắc đã buồn. Vậy thì hà cớ gì
chúng ta
không hát ca trước khi cùng chết...
Ðó là
những trang sách tôi
đọc nhiều sớm mai, lúc chờ người phụ trách mở cửa căn phòng ở tòa nhà
chính của
Feek Family, cho tôi vào thắp nén hương đầu ngày cho mẹ tôi. Trước khi
anh tôi
và, những người viếng thăm tìm đến.
Ðó là
những ngày đầu tiên của
trung tuần tháng 11 năm 1988, thời điểm mẹ tôi từ trần.
Ðã hai
mươi hai năm, khi đó,
Feek Family còn xa lạ với cộng đồng người Việt ở quận hạt Orange County
này.
Xa hơn
nữa của ký ức tôi, là
cuối thập niên 1960. Thời điểm chúng tôi dọn về căn phòng ở đường Hồng
Thập Tự,
trong khu cư xá Bưu Ðiện, đối diện căn nhà số 7, cư xá Thành Tín, trụ
sở chính
của hai đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do và, Gươm Thiêng Ái Quốc (tiền
thân đài
Mẹ Việt Nam).
Tôi
không biết có phải vì ở
khúc đường rất ngắn này có tới hai cư xá lâu đời; nên người ta đã lợi
dụng
khoảng trống giữa bức tường thấp và, hông cư xá Bưu Ðiện để giăng bạt,
bày xe
bán từ bún riêu, bún bò Huế, phở, tới bánh cuốn, cháo gà, xôi lạp
xưởng...
Khiến nó trở thành một thứ “foods court” nổi tiếng, không chỉ với cư
dân thuộc
hai cư xá vừa kể mà, còn “hút” khách từ đài Truyền Hình Việt Nam cũng
như nhân
viên của đài Phát Thanh Saigon (đầu đường Phan Ðình Phùng), đi tắt qua
bức
tường vỡ...
Thời
gian này tôi gặp tác giả
“Viên Ðạn Bắn Vào Nhà Thục” gần như mỗi sáng.
Khi ấy
Thảo Trường phục vụ
tại cục An Ninh Quân Ðội. Sáng nào ông cũng tới sở sớm. Cất xe. Ði bộ
vài chục
bước. Tới căn nhà tôi ở. Dùng loa tay, ông gọi tôi đi ăn sáng.
Ông
không phải là người kiệm
lời. Nhưng khi dùng loa tay gọi tôi, ông chỉ sử dụng một trong trong
hai “khẩu
lệnh”:
“Thằng
Lê dậy chưa, ra mau,
tao cho ăn sáng!” (Hoặc)
“Lê ơi,
dậy đi. Ra ăn sáng
với tao!”
Tới hôm
nay, tôi vẫn không rõ
khi nào bạn tôi dùng “khẩu lệnh” thứ hai, tương đối nhẹ nhàng, êm ái
hơn “khẩu
lệnh” thứ nhất. Chỉ nhớ, dù với “khẩu lệnh” nào, khi ông bắc loa miệng
gọi tới
lần thứ ba, bao giờ bác chủ nhà cũng rụt rè gõ cửa phòng tôi, nhắc:
“Ông ra
mau, bạn ông đang đợi.”
Trước
“vấn nạn” này, tôi cũng
không biết có phải bác chủ nhà vì lòng tốt không muốn bạn tôi phải đợi
lâu? Hay
chỉ vì bà sợ nếu để Thảo Trường “ra lệnh” thêm một lần nữa thì, cường
độ “khẩu
lệnh” sẽ “tăng tốc,” khiến đứa cháu mới mấy tháng tuổi bà có thể giật
mình.
Khóc thét! Tuy nhiên, dù tôi ra nhanh hay chậm, bạn tôi luôn hỏi: “Hôm
nay mày
muốn ăn gì?” Trước khi tự gọi món ăn cho mình.
Ðó cũng
là thời gian rất
nhiều bằng hữu của chúng tôi “đi xa.” Không ít người chúng tôi mới thấy
đó...
bỗng được tin họ tử trận!
Gặp
nhau trong tình cảnh ấy,
lần nào Thảo Trường cũng lắc đầu. Ngao ngán. Chúng tôi không biết nói
với nhau
điều gì, khác hơn câu nói quen thuộc Thảo Trường dành cho tôi, như một
điệp
khúc:
“Ðời
sống sao buồn quá!”
Phần
tôi, cũng chỉ có một câu
trả lời (lập lại):
“Ừ! Ðời
sống buồn quá!”
Khi ấy,
chúng tôi đều là
lính, hiểu theo nghĩa cái chết đối với chúng tôi đã mặc nhiên sẵn đấy.
Như khí
trời. Nhưng thú thật, chẳng vì thế mà chúng tôi có được cái tinh thần
“cười
cợt” trước sự chết, như những người thuộc phe “ma giáo” trong truyện
chưởng Kim
Dung! Chúng tôi vẫn mừng rỡ gặp lại nhau sau những chuyến công tác dài
ngày.
Trước
đó một năm, Thảo Trường
rủ tôi in chung với ông một tập truyện. Ông bảo tôi chỉ việc chọn
truyện... Ông
đã liên lạc với Thế Nguyên. Trình Bày sẽ phụ trách tất cả những việc
còn lại.
Do đấy,
trên nguyên tắc Thảo
Trường là người có quyền chọn một nhan đề truyện ngắn của ông, làm nhan
đề
chung cho cả tập. Nhưng ông nhường quyền ấy cho tôi. Ông bảo:
“Mày
chọn đi. Nhan đề một
truyện ngắn nào đó của mày, làm tên chung tập truyện của hai đứa.”
Tôi
chọn một nhan đề truyện
của tôi:
“‘Chung
Cuộc’ được không?”
“Ðược
lắm. OK ngay. Tao không
biết nội dung truyện ấy của mày thế nào. Nhưng với tao, hai chữ ‘chung
cuộc’
mang ý nghĩa chúng ta cùng chơi chung một cuộc chơi...” Rồi như để tôi
khỏi áy
náy, ông tiếp:
“Nhưng
tao giao trước rằng,
tiền tác quyền cưa đều đó nghe...”
“Ðương
nhiên,” tôi đáp.
Thuở
ấy, đa số các nhà xuất
bản chưa quen với nguyên tắc trả bản quyền cho tác giả theo kiểu tính
phần trăm
trên giá bán, trên số in. Thường thì hai bên thỏa thuận với nhau một
khoản tiền
nào đó. Xong, tác giả giao bản thảo cho nhà xuất bản và, không bận tâm
nữa.
Nhưng nhà Trình Bày của Thế Nguyên thì khác. Thế Nguyên cho tôi biết,
Trình Bày
sẽ trả tác quyền cho tác giả là 10% tính trên giá bán và số in. Lại
nữa, nhà
Trình Bày cũng có “tục lệ” khi in xong một tác phẩm, sẽ mời tác giả đi
ăn tối
cùng một số thành viên của nhà xuất bản. Tôi và Thảo Trường đương nhiên
được
mời, sau khi Thế Nguyên giao sách cho nhà Hiện Ðại, phát hành.
Tuy
nhiên, tôi suýt hố nặng,
nếu Thảo Trường giải thích thêm rằng, nhà xuất bản chỉ đài thọ tiền ăn
cho một
mình tác giả mà thôi. Muốn đem theo một người nào khác, tôi phải cho
Thế Nguyên
biết trước. Và tôi sẽ là người trả phần sai biệt.
“Nhưng
không sao,” Thảo
Trường nói. “Mày muốn mời ai cũng được. Khỏi hỏi thằng Thế Nguyên. Tao
sẽ lo
cho mày chuyện ấy...”
Buổi
họp mặt ăn nhậu mừng tập
truyện “Chung Cuộc” ra đời, (1) cuối cùng đã diễn ra một cách suôn sẻ
tại một
nhà hàng... thịt chó, bên hông vườn Tao Ðàn. Tôi và Thảo Trường đi mình
ên.
Phía bên nhà xuất bản, ngoài Thế Nguyên còn có Diễm Châu, Nguyễn Khắc
Ngữ,
Nguyễn Ngọc Lan... cũng mình ên.
Nhắc
lại những chuyện này,
tôi chỉ muốn nhấn mạnh, bề ngoài tác giả “Thử Lửa” to con, dềnh dàng,
đen...
ròn. Ông di chuyển cẩn trọng, nhanh nhẹn như một con beo gấm, lúc nào
cũng
trong tư thế sẵn sàng tấn công. Hay như một tay chơi giang hồ thứ
thiệt...
Nhưng bản chất ông lại là người thích nuông, chiều bạn. Bất cứ ai khi
trở thành
thân thiết, đều được ông đối xử ân cần, tế nhị. Như sự tế nhị, ân cần
mà người
ta có thể dành cho một tình nhân.
Du Tử Lê
(Còn tiếp 1 kỳ)
Chú thích:
(1) “Chung Cuộc,” tập truyện Thảo Trường, Du
Tử Lê. Trình Bày xuất bản.
Saigon, 1969.
Thảo Trường, vài kỷ niệm (Tiếp theo và hết)
Wednesday, October 20, 2010
Du Tử Lê
Thời gian tôi còn ở thuê trong một căn nhà
thuộc cư xá Bưu Ðiện cũng là
thời gian Thảo Trường được mời viết một feuilleton cho nhật báo Tiền
Tuyến. Ông
đặt tên cho tiểu thuyết này của ông là “Bà Phi.”
Nhà văn Thảo Trường. (Tranh của
Chóe)
Anh em văn nghệ không ai thắc mắc “Bà Phi” có
thật? Hay chỉ là nhân vật
tưởng tượng? Chỉ biết ngay từ những kỳ báo đầu tiên, truyện “Bà Phi”
của Thảo
Trường đã lôi cuốn người đọc. Ðồng thời Thảo Trường cũng nói, đó không
phải là
một tiểu thuyết thường. Nó là trường thiên dầy trên nghìn trang. Khi
công bố ý
định của mình, ông dọa:
“Có khi báo Tiền Tuyến chết ngắc mà, ‘Bà Phi’
mới chỉ đi được nửa đoạn
đời... Chừng đó, tao không biết phải cho bà ấy ‘tái giá’ với ai nữa!”
Giữa lúc feuilleton “Bà Phi” của Thảo Trường
tăng dần độ “nóng,” thì một
buổi trưa Thảo Trường điện thoại cho tôi, bảo ra ngay Pagode:
“Bà Phi muốn gặp mày!”
Café La Pagode là “tụ điểm” một thời của văn
nghệ sĩ Saigon tính tới ngày
30 tháng 4, 1975. Ở đó mọi người không chỉ biết mà, còn rõ cả tính nết
của
nhau. Khi tôi ra tới, Thảo Trường và Bà Phi đã ngồi sẵn nơi một trong
hai chiếc
bàn kê giữa hai chiếc cột gỗ vuông, lắp kính một phần, giữa quán.
Bà là một phụ nữ cao lớn. Rắn chắc. Duyên
dáng... Nhiều phần hơi... bị khác
những gì Thảo Trường mô tả trong truyện. Suốt cuộc gặp gỡ, Bà Phi tuyệt
nhiên
không hé lộ một chút gì về thân thế mình. Thảo Trường cũng vậy. Tôi
không biết
và, cũng không thấy tiện hỏi tên bà. Chúng tôi đồng tình gọi bà là “Bà
Phi.” Cá
nhân bà, lâu lâu cũng tự xưng mình là... “Bà Phi.”
Qua những lần gặp lại nhau sau này cũng ở
Café La Pagode, tôi chỉ biết đại
khái Bà Phi không ở Saigon. Bà có business ở nhiều nơi, luôn cả ngoại
quốc
(?).Một tháng đôi lần bà về Saigon, chỉ để thăm tác giả truyện... “Bà
Phi” mà
thôi.
Tôi không biết có phải vì Bà Phi không muốn
gặp những người bạn khác của
Thảo Trường, hay do thói quen nghề nghiệp mà, không lần nào tôi thấy
Thảo
Trường mời những người bạn khác của chúng tôi ở Pagode ngồi chung bàn
với họ.
Khi tôi gặp Bà Phi cũng là lúc rạp Rex mới
chiếu phim Doctor Zhivago với
tên Việt là “Vĩnh Biệt Tình Em” (?),Thảo Trưởng có đôi nét hao hao
giống Omar
Sharif, tài tử chính gốc Ai Cập trong phim. Một lần, tôi hỏi Bà Phi có
biết
chúng tôi gọi Thảo Trường là Omar Sharif Việt Nam không? Bà hỏi ngược
lại, có
phải tôi muốn nói bà là Lara? Tôi đành phải gật đầu:
“Chắc vậy!”
Tôi nghĩ bạn tôi có vẻ thích thú với so sánh
này. Bằng chứng sau đấy, mỗi
khi gọi tôi để thông báo chuyện Bà Phi, Thảo Trường bảo “Lara mới về!”
Phần
ông, những khi cao hứng cũng xưng: “Omar Sharif gọi mày đây!”
Cuối năm 1972, chúng tôi rời khu cư xá Bưu
Ðiện về làng Báo Chí Thủ Ðức.
Khoảng cách địa lý cũng như tình hình chiến sự leo thang khiến Omar
Sharif/Thảo
Trường không còn cơ hội ban “khẩu lệnh” cho tôi mỗi sớm mai. Chúng tôi
ít gặp
nhau. Nhưng do một chuyện không vui, tôi lại được biết rõ hơn công việc
của bạn
tôi ở Cục An Ninh Quân Ðội.
Số là trong mấy năm cuối cùng của miền Nam tự
do, tôi có hai người bạn
vướng vòng lao lý. Họ bị tạm giữ ở Cục An Ninh. Mỗi khi muốn gặp bạn,
tôi phải
tìm Omar Sharif của tôi tại nơi ông làm việc. Nhờ thế, tôi biết tác giả
“Hà
Nội, nơi giam giữ cuối cùng” sự thực chẳng giữ một chức vụ, hay một vai
trò ghê
gớm gì, ngoài việc biên soạn... tài liệu học tập cho cục!
Trước đó như đã nói, vì bản chất Thảo Trường
kín đáo, ít tâm sự nên dù chơi
với nhau thân thiết bao nhiêu năm, tôi vẫn hình dung bên cạnh con người
nhà
văn, trong tưởng tượng của tôi, ở đời thường có thể bạn tôi là một thứ
James
Bond, điệp viên... thượng hạng, ngoại hạng!!!
Năm 1993, tôi đang ở Houston chữa bệnh
thyroid thì được tin Omar
Sharif/Thảo Trường đoàn tụ gia đình ở Orange County. Sau khi nhận được
cam kết
của hai bạn chúng tôi là Phương Hoa/Ðăng Khánh sẽ cung cấp phương tiện,
nơi
chốn cho việc tổ chức một buổi “Houston, Chào đón nhà văn Thảo Trường,”
tôi bay
về Santa Ana. Ðể chuẩn bị buổi chào đón vừa kể, tôi cũng chuẩn bị thực
hiện một
số báo Văn Nghệ chủ đề “Thảo Trường, Người đàn bà mang thai trên kinh
Ðồng
Tháp.”
Người đón và chở tôi đến gặp Omar Sharif của
tôi là Trần Duy Hòe, em ruột
của Thảo Trường/Trần Duy Hinh. Hòe nói:
“Thảo Trường nôn gặp mày lắm.”
“Tao cũng vậy. Mày thấy nó sao?” Tôi hỏi.
Hòe cười:
“Gặp rồi biết.”
Sau mười tám năm bặt tin mới được gặp lại
nhau, tôi còn nhớ cảm giác nôn
nao, đồng thời lo lắng của mình. Tôi nôn nao gặp bạn và, lo lắng không
biết
thời gian có cho lại chúng tôi những ngày tháng cũ? Tôi hiểu mười bảy
năm tù
đày là một điều gì quá ư khủng khiếp. Nếu không có một nghị lực phi
thường, tôi
nghĩ khó ai có thể tồn tại trong hoàn cảnh cùng những điều kiện sống
thua cả
cầm thú!
Bên cạnh đó, không hiểu tại sao, tôi lại thấy
mình như có lỗi! Như không
phải với bạn! Mặc dù những người di tản từ năm 75 như chúng tôi, cũng
có những
thảm cảnh mà người đi sau khó thể hình dung. Chưa kể đời sống riêng của
cá nhân
tôi còn rách nát hơn nữa.
Gặp lại Omar Sharif của tôi trong ngôi nhà
khang trang ở thành phố
Huntington Beach, để được thoải mái, chúng tôi kéo nhau ra hiên sau,
nơi nắng
chiều chan hòa nhất.
Bề ngoài, bạn tôi không thay đổi nhiều sau
hơn một năm được vợ, con chăm,
bón từ hải ngoại. Cạnh đó, bạn tôi cũng có vài thay đổi. Tôi cảm nhận
được khá
rõ. Ðó là cử chỉ của bạn tôi có phần chậm chạp. Tinh thần thì mạnh mẽ,
lạc quan
hơn trước. Nhưng, đáng kể nhất đối với tôi là sự thay đổi cách xưng hô
của bạn.
Tôi không biết đổi thay này do bạn
tôi phải giữ ý trước mặt vợ, con? Hay từ
nguyên nhân sâu xa nào khác? Chỉ nhớ, thoạt tiên tôi ngỡ ngàng. Cũng
nhiều phút
sau, tôi mới quen khép mình theo cách xưng hô “anh anh, tôi tôi” của
bạn.
Thảo Trường nói rất ít về những năm lao tù,
dù tôi hỏi và muốn nghe. Ngược
lại ông bảo ở Việt Nam, nhưng ông cũng biết khá nhiều chuyện về tôi.
Ông kể
những điều ông nghe được. Không bình luận. Không phê phán. Như ngày
nào. Chúng
tôi tôn trọng đời riêng của nhau!
Cũng có những lúc chúng tôi im lặng nhìn
nhau. Lặng lẽ hút thuốc. (Thời
gian mới tới Mỹ, Thảo Trường còn hút thuốc.)
Với tôi đó là giây phút tôi sống lại với
Saigon. Với Hạnh Thông Tây. Hồng
Thập Tự. La Pagode. Bà Phi/Lara. Với cả những “tai họa” mà tôi mang tới
cho
bạn. Nhiều lần tôi định hỏi ông về Bà Phi, nhưng luôn kịp giữ lại. Tôi
cho tốt
nhất nên để bạn mình tự ý.
Tới lúc phải ra về, tôi nghĩ, dường như hình
ảnh Lara trong Omar Shrif của
tôi, không còn nữa. Nó như chiếc lá đã lìa cành. Ðã dạt, trôi cõi khác.
Ðêm xuống nhanh khi tôi ngồi vào chiếc sofa
nơi chiếc nhà kho biến thành
phòng làm việc của tôi và Trần Duy Ðức, nhiều năm trước. Chiếc cửa sổ
duy nhất,
nhỏ xíu trên cao mở hết cỡ, vẫn không nói với tôi điều gì khác câm nín.
Ngột
ngạt.
Tôi mượn điện thoại của Ðức gọi ngược về
Houston, báo cho Phương Hoa/Ðăng
Khánh biết: Thảo Trường không thể qua Houston ngay lúc này. Nhanh nhất
cũng
phải sáu tới tám tháng nữa. Ông cần nghỉ ngơi. Tĩnh dưỡng. Làm quen với
đời
sống mới.
Ðêm đó, tôi nằm mơ thấy tôi được ngồi trên
chiếc xe jeep của bạn tôi, đi
cùng khắp Saigon. Gặp lại từng khuôn mặt. Trò chuyện, la hét ì xèo với
các bằng
hữu một thời Pagode. Chỉ một người tôi không gặp lại (trong giấc mơ),
là Bà
Phi.
Phải chăng khi một chiếc lá đã lìa cành, thì
chính nó cũng không biếtnó sẽ
dạt, trôi về đâu? Huống hồ kẻ đứng ngoài nó!
Trở lại Houston không lâu, tôi là chiếc lá
lìa cành!
Ðó là thời điểm tôi lặng lẽ quyết định bỏ
ngang tờ Văn Nghệ. Chấm dứt
chương trình điều trị bệnh thyroid mới đi được khoảng một phần ba
đường. Cắt
đứt mọi liên lạc dù với những người thân nhất. Tôi “chạy trốn” ngày
tháng,
giống như tựa một tác phẩm của Thảo Trường, xuất bản năm 1964 ở Saigon.
Ẩn mình trong căn nhà dưới đáy một con dốc
của Nguyễn Văn Phán/TQLC ở
Springfield, Virginia, tôi như con thú chỉ ra khỏi hang khi an toàn cho
phép.
Toan tính thực hiện một buổi “Houston, Chào đón nhà văn Thảo Trưởng,”
trở thành
hư không. Như những hư không khác, dầy đặc trong đời tôi.
Hai năm sau, trở về Cali, T. giúp tôi làm lại
từ đầu. Nhưng cũng mất thêm
nhiều năm, tôi mới gặp lại Omar Sharif của tôi. Những gặp gỡ tình cờ ở
phở
Nguyễn Huệ. Bên cạnh bạn tôi, luôn là người vợ như vầng trăng vằng vặc
chung
thủy và, đứa cháu xinh đẹp nằm trong chiếc nôi xách tay, của ông.
Một lần khác, cũng tình cờ tôi gặp ông ở nhà
hàng Tài Bửu. Khi đó nhà hàng
này còn ở gần ngã tư đường Magnolia và Bolsa. Bạn tôi vẫn đi ăn với
người vợ
“như vầng trăng vằng vặc thủy chung”của mình.
Lần đó, Omar Sharif ra hiên ngồi cùng bàn với
tôi, nhạc sĩ Nguyễn Hiền,
Tony Hoài (và vài người bạn trẻ khác của Hoài). Biết mình không có
nhiều thì
giờ, bạn tôi lại nói ngay về cuốn thơ “Tay Gõ Cửa Ðời” của tôi mà, ông
đem theo
được tới Mỹ. Tôi không nhớ đó là lần thứ bao nhiêu, bạn tôi nói về tập
sách
này. Cũng như tôi không nhớ lần thứ bao nhiêu tôi và T. từng ngỏ lời
mượn lại
để copy... Lý do đó là một trong những cuốn sách mà, sau nhiều vất vả
kiếm tìm,
chúng tôi vẫn chưa có lại.
Tôi cũng nhớ có lần tôi còn nhấn mạnh, nếu
không tin tưởng tôi, ông có thể
giao cho T... Nhưng câu trả lời của ông trước, sau vẫn là cái lắc đầu.
Dứt
khoát! Hay ông thấy tôi không xứng đáng có lại một đứa con tinh thần
của mình?
Có thể.
Dĩ nhiên, bạn tôi có lý!
Lần gặp đó, ông kể thêm, trong tù hằng đêm
ông nhẩm đọc bài “Thạch Sùng” in
trong tập thơ ấy. Bài thơ nhỏ kia, đã ở với ông lâu tới độ bây giờ ông
cố khu
trục nó khỏi đầu mà không được.
Tôi tự hỏi, phải chăng vì bài thơ khởi đầu
với những câu như:
những lúc ngủ tôi thường quen lập lại
một điều gì in là tôi đã nói
và đôi khi cũng lầm bầm
những khao khát từ lâu tôi hằng giấu kín
dù mơ ước không bao giờ làm nên sự thực
nhưng giúp mình bật dậy ở ngày mai
để kéo tiếp đời lên dốc đá
chờ một giờ
bỗng, buột ngã, xuôi tay...
Hay:
tôi sống như thạch sùng
đêm chép miệng từng hồi kiếm bóng.......
hãy cố sống đời ta
đừng vẽ lầm dung nhan kẻ khác...
Hoặc giả ngay tự năm, tháng quê nhà, ông đã
thấy tôi (chúng tôi) là hiện
thân của câu thơ:
mỗi chúng ta là một vùng đất trũng
mà đau thương là mạch nước trôi xuôi...
Phần nào ứng hợp với kiếp tù-không-án của bạn
tôi? Nên nó ở được với ông
như người “bạn vô hình” (chữ của Thảo Trường) trong đêm đen lao xá một
phần đời
ông?
Ở những lần gặp tình cờ sau đó, chúng tôi
không nhắc nữa, quá khứ.
Tôi vẫn nghĩ kho ngữ vựng của Thời Gian rất
giới hạn, nghèo nàn. Suốt ngày
nó đắc chí với hai chữ “lãng quên.” Như thể nó đã mua đứt bản quyền từ
ngữ này!
Mặt khác vẫn theo tôi, nó lại có phần hơi...
bị “tửng” khi ra mặt đố kỵ hai
chữ “lập lại!” Tuy nhiên, cách gì tôi cũng phải nghe lời nó.
Tôi hiểu, thời gian không cho phép chúng tôi
lập lại hẹn hò một buổi
“Houston, Chào đón nhà văn Thảo Trường” giữa một Texas nắng cháy. Thời
gian
cũng không cho phép chúng tôi nhắc nhớ Bà Phi/Lara. Dù Omar Sharif của
tôi, đôi
lần đề cập tới mơ ước in thành sách bộ trường thiên tiểu thuyết ấy.
Thời gian cũng không cho phép tôi kể, cuối
thập niên 90, đầu tân thiên niên
kỷ 2000, tôi nhận được điện thoại của Bà Phi, gọi từ thành phố San
Jose. Ðó là
thời gian bà thình lình xuất hiện như sự hóa thân bất ngờ của chiếc lá
lìa cành
dạt, trôi đã lâu. Bà nói bà đang gọi tôi từ nhà hàng “Hàng Xanh” nằm
trên đường
Santa Clara. Bà kể, bà chọn tên “Hàng Xanh” và, dùng một đoạn nhạc
trong ca
khúc “Ðêm, nhớ trăng Saigon” của Phạm Ðình Chương, để quảng cáo cho nhà
hàng
của mình.
Ðó là đoạn: “đêm về theo bánh xe qua / nhớ
tôi xa lộ / nhớ nhà hàng xanh /
nhớ em kim chỉ khíu tình / trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre.”
Nhưng ngày 1 tháng 9 vừa qua, khi cùng Phạm Phú Minh, Ðạm Thạch, Ðặng
Phú
Phong dàn hàng ngang, thắp nén hương trước linh cữu tác giả “Những
Miểng Vụn,”
tôi nghĩ đây là lúc tôi có thể “kể” chuyện Bà Phi... cho bạn tôi nghe
mà, không
sợ mang tội với ai. Cũng không ngại bạn tôi, bối rối!
Tôi cho, thời gian dù quyền năng tới đâu,
cũng có lúc sẽ bị thần chết vô
hiệu hóa.
Ðó là lúc con người thực sự được giải thoát
khỏi nhà tù mang tên Thời Gian.
Ðể bạn tôi tự do bước tới với những “...mơ ước không bao giờ làm nên sự
thật.”
Tự do “chép miệng mỗi đêm tìm bóng.” Hoặc giả, mỗi chúng tôi, dù chỉ là
“một
vùng đất trũng” thì, cũng sẽ không bao giờ “vẽ lầm dung nhan kẻ khác.”
Du Tử Lê
(California, 10 tháng 9, 2010)
Nguồn Người Việt