Tôi gọi tên tôi
cho đỡ nhớ
Thanh Tâm
Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền,
Thanh Tâm Tuyền.
[Ghi chép 4]
Thảo Trường
Vào những năm 1958-1961 tôi sống ở Huế. Từ thành phố tới chỗ tôi ở phải
“qua
một chiếc cầu lên một cái dốc”, căn nhà khoảng giữa Chùa Từ Đàm và Đàn
Nam Giao,
nơi đó, đêm đêm tôi viết những truyện ngắn, gửi cho ông Mai Thảo đăng
trên tạp
chí Sáng Tạo. Cũng vì có liên hệ như thế nên mỗi khi vào Sàigòn, tôi
thường lui
tới tòa soạn Sáng Tạo số 29 đường Ký Con, Quận 1, ở đó tôi có dịp
gặp các
vị trong bộ biên tập do ông Mai Thảo giới thiệu như: Duy Thanh, Ngọc
Dũng, Thái
Tuấn, Doãn Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Tô Thùy
Yên và…
Thanh Tâm Tuyền.
Trong bản tuyên ngôn “Văn nghệ là vận động biện chứng của hủy diệt và
sáng tạo”
của nhóm Sáng Tạo đưa ra chủ trương “Phủ nhận văn nghệ tiền chiến”, thì
tôi
nghĩ là không thể phủ nhận được, vì “văn nghệ tiền chiến” có vai trò và
sứ mệnh
đã hoàn thành của thời kỳ đó. Giá trị của “văn nghệ tiền chiến” đã ghi
lại
trong văn học sử Việt Nam.
Chính thể cộng sản ở miền Bắc cũng đã từng có chủ trương xóa bỏ những
giá trị
“văn nghệ tiền chiến” nhưng họ đã không làm nổi, thì há gì nhóm Sáng
Tạo là
những người đã từ bỏ cái chính thể lầm lẫn đó di cư vào Miền Nam lại
chủ trương
“phủ nhận”?
Nhưng đối với tôi, các vị ấy đều đã để lại trong tôi những dấu ấn đặc
biệt,
bằng họa phẩm, thơ, truyện ngắn, tùy bút, hay biên khảo…
Thí dụ như: “Quán Cháo Lú” của Vũ Khắc Khoan, “Hạt Ba Dăng Của Niêm”
của Mai
Trung Tĩnh, “Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống” của Dương Nghiễm Mậu,
“Cánh Đồng,
Con Ngựa, Chuyến Tầu” của Tô Thùy Yên, “Dòng Sông Định Mệnh” của Doãn
Quốc Sĩ,
“Trắng Chiều” của Nguyễn Sĩ Tế, kịch bản “Bão Thời Đại” của Trần Lê
Nguyễn…
v…v… nhiều lắm.
Những thơ văn của các vị ấy đã kích thích tôi trong công việc sáng tác.
Đọc
những tác phẩm của họ tôi bèn muốn viết một cái gì đó của tôi.
Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest
mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi
thảm ở Budapest
năm 1956 mà
truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất
mạnh mẽ,
thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc
đàn áp
dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn lại mãi
trong
lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay ở chỗ nào.
Chịu. Xin
chịu. Tôi không có may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay
thế nào
là không hay và điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi
chỉ cần
thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở
nhà tù)
tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đó đọc lên một
câu liền
có người khác phụ họa theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.
“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới dây xích chiến xa tội nghiệp…”
Tôi chợt nhớ tới bài khóc Xít
ta lin.
Người nghệ sĩ tự do chân chính khóc cho tình yêu bị thảm tử vì bạo lực
đàn áp.
Kẻ mưu đồ chính trị vật vã khóc tên đồ tể. Một bên “Hãy cho tôi khóc
bằng mắt
em, những cuộc tình duyên Budapest…”.
Một đằng “Hỡi ôi! ông mất có trời đất không, thương cha thương mẹ
thương chồng,
thương mình thương một thương ông thương mười! Ông Xít ta lin ơi!...”
Sau này tôi có dịp gặp Thanh Tâm Tuyền thường xuyên ở nhật báo Tiền
Tuyến. Hồi
đó tôi đã chuyển về Saigon, có viết
truyện dài
“Bà Phi” và thỉnh thoảng “đi” một bài tạp ghi cho Ký giả Lô Răng. Thanh
Tâm
Tuyền cũng từ một đơn vị bộ binh chuyển về làm trong ban biên tập. Có
một lúc
Phan Lạc Phúc phải đi học tham mưu gì đó, Thanh Tâm Tuyền phải lãnh
thêm cái
mục tạp ghi và mỗi ngày ông phải “cầy” thêm một bài báo nữa, và tôi
cũng lai
rai mỗi tuần “đi” đỡ cho ông một quả. Ký giả Ba Tê [TTT] thay cho Ký
giả Lô
Răng. Dưới bài tôi viết, ông Ba Tê nói đùa, sao không ghi là “Hai Tê”
[TT].
Nhưng tôi vẫn giữ cái bút hiệu Cơ Hảo đã dùng quen bên tuần báo Diều
Hâu mục
“Một Tuần Sấp Ngửa”.
Chữ “sấp ngửa” cũng do Thanh Tâm Tuyền gợi ý cho tôi đặt tên mục
phiếm
luận này.
Chúng tôi gặp lại nhau trong trại tù rừng núi Âu Lâu, Yên Bái. Tôi từ
trong Nam
chuyển ra bằng tầu thủy, bằng xe lửa và xe vận tải mất gần mười ngày,
đến trại
ban đêm, sáng ra có họa sĩ Nguyễn Thuyên đến dẫn tôi sang lán kế bên
gặp Thanh
Tâm Tuyền. Chúng tôi cười xòa tập hút thuốc lào và tán gẫu chuyện đời.
Thanh
Tâm Tuyền cho tôi một ít thuốc ký ninh chống sốt rét và căn dặn
tôi phải
hết sức phòng bệnh: muỗi rừng và nước độc! Trong khi ấy họa sĩ Nguyễn
Thuyên
lấy giấy và bút chì vẽ luôn cho tôi mấy bức chân dung ngay khi tôi ngồi
trên
sạp nứa chỗ ngủ của Thanh Tâm Tuyền.
Những bức vẽ này tôi đã cất giấu và sau đó tôi đã chuyền cho chị ruột
tôi lên
thăm đem về chuyển cho gia đình tôi ở Mỹ (đã in trong tập truyện Tiếng
Cim Hót
Trong Bụi Tre Gai).
Mấy năm sau ở Vĩnh Phú, nhưng mỗi người mỗi trại giam khác nhau, chỉ
thỉnh
thoảng có tin tức nhau qua những bạn tù. Tôi nhận được mấy câu thơ của
Thanh
Tâm Tuyền vịnh củ sắn sống. Thời gian này tù binh bị bỏ đói, sức tàn
lực kiệt,
nhiều anh em đã bị chết, chôn kín cả sườn đồi gần trại, cho nên có khi
kiếm
được củ sắn sống tù binh cũng dấu đi ăn cho dạ dày bớt thèm thuồng.
Lạ lắm, củ sắn bóc lớp vỏ ngoài để lộ ra một thân hình tròn lẳn, trắng
tinh,
trắng muốt, trắng như không có gì trắng thế, mịn như không có gì mịn
thế, xinh
đẹp như không có gì xinh đẹp thế, gợi cảm như không có gì gợi cảm thế,
hấp dẫn
như không có gì từng hấp dẫn đến thế… Nhưng sắn sống có nhiều độc tố,
bập vào
là say. Trắng trẻo, xinh đẹp, nõn nà… dễ làm cho anh hùng gục ngã! Loại
sắn vỏ
màu hồng nhạt (gọi là sắn tầu) thì còn có thể nhưng phải ngâm nước rồi
luộc kỹ
thải chất độc ra mới có thể ăn được, nhưng loại sắn kỹ nghệ vỏ trắng
(chắc là
sắn…mỹ) thì tuyệt đối không ăn được.
Say sắn cũng lắm chuyện kinh hoàng. Ăn vào chỉ ít phút sau là ói mửa ra
“mật
xanh mật vàng”, tiêu chảy, người sẽ gầy rộc đi, mắt sâu hoắm. Cũng
không đến
nỗi chết ngay, nhưng từ đó mất sức dễ bị các chứng bệnh hiểm nghèo. Tôi
đã thấy
một ông trung tá liên đoàn trưởng biệt động quân, cùng khóa 6 sĩ quan
trừ bị
với tôi đã bỏ mình vì say sắn ở K1 Vĩnh Phú.
Núi rừng Việt Bắc còn có nấm độc, trái vải guốc, cũng gây ngộ độc chết
người.
Ăn nhầm mấy thứ này người ta thường vặt một nắm lá nhớt như lá khoai
lang bỏ
miệng nhai nuốt tí nước cho buồn nôn tống ra hết những thứ trong dạ dày
để giảm
thiểu chất độc trong người.
Củ sắn ghê gớm. Nó bao vây trùng trùng điệp điệp các trại tù. Nó chất
chứa
trong các kho nhà bếp dưới dạng sắn sống, sắn khô (còn gọi là sắn nút
chai),
sắn “dui” (không rõ ý nghĩa cái tên này). Nó bám trụ trong bao tử,
trong cơ thể
tù binh. Không ăn nó thì đói, nuốt nó vào thực quản nóng ran và dưới
hai màng
tang mỗi tù binh nổi lên hai cục trông như hai cái bứu nhỏ, hai cái bứu
này chỉ
mất đi sau cả tháng không ăn sắn nữa. Hàng triệu tù binh miền nam, kẻ
nào lỡ
sống sót sau tù đày, ít ra cũng phải hội nhập chung vào với cả một thế
hệ còi
cọc miền bắc, để công cuộc thống nhất đất nước mang trọn vẹn ý nghĩa
của nó!
Trước cái đói ngơ ngác chết người đang đe dọa và hình tượng củ sắn
chiến lược
xã hội chủ nghĩa “vĩ mô” như thế, nhưng thi sĩ của chúng ta vẫn bình
thản mô tả
nó một cách lạnh lùng, có pha chút lãng mạn bỡn cợt:
“Thoát xiêm y, trắng nõn nà,
Lửa lòng bốc cháy ai mà chẳng say”…
*
Năm 1993 tôi tới Mỹ, Thanh Tâm Tuyền từ Minnesota gửi tặng tôi tập thơ
“Thơ Ở
Đâu Xa”, chúng tôi có vài lần nói chuyện với nhau qua điện thoại, và
mỗi khi in
được một tập truyện tôi cũng đều gửi tặng Thanh Tâm Tuyền, nhưng suốt
mười mấy
năm nay chúng tôi chưa được gặp lại nhau lần nào. Nay nghe tin nhà thơ
đã ra
đi, cũng chẳng phải bất ngờ vì đó là điều tất nhiên cho tất cả mọi
người, vả
lại chúng tôi cũng đã thất thập, Thanh Tâm Tuyền còn lớn hơn tôi 1
tuổi, nhưng
tin nhà thơ mà mình quí trọng đã vĩnh viễn từ giã cõi đời cũng làm cho
tôi ngậm
ngùi khôn tả.
Thanh Tâm Tuyền là người điềm đạm, trầm ngâm, ít nói, khi nói thì nói
chậm rãi.
Tôi và ông chưa hề bao giờ “mày tao”, chỉ đôi lần vui chuyện ông dùng
chữ “cậu
cậu tớ tớ” là đã thân thiết lắm rồi. Khi nói chuyện cũng như khi
viết,
Thanh Tâm Tuyền dùng chữ rất chuẩn xác. Tôi chưa thấy bao giờ ông hô
hoán hay
dùng những chữ kích động, nhưng cách nói bình thản của ông lại đem đến
những
hình ảnh gợi cảm.
Thơ văn của Thanh Tâm Tuyền đã xuất bản phổ biến, nhưng hình như câu
thơ vịnh
củ sắn thì tôi chưa thấy in trong tác phẩm nào của ông.
Tôi nghĩ chế độ cộng sản chỉ giam giữ và bỏ đói được ông đại úy Dzư văn
Tâm, họ
không, và không bao giờ, bỏ tù được thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Thi sĩ đã
nhìn củ
sắn độc trồng lền khên khắp núi đồi xung quanh trại giam bằng cái nhìn
của ca
dao, bằng cái nhìn của thi ca, bằng cái nhìn riêng của thi sĩ, mà không
anh cai
tù cộng sản nào nhìn thấy được. Cộng sản ở Liên Xô, cộng sản ở Budapest, cộng
sản ở Âu lâu - Vĩnh phú, hay cộng
sản ở bộ chính trị… chẳng thể làm gì được thi sĩ .
Họ cũng không được phép xách dép cho nhà thơ tự do.
Vậy. Hôm nay. Chúng ta họp mặt ở đây để tỏ lòng quí trọng thi sĩ
của
chúng
ta
Thảo Trường
*
Bài của Thảo Trường về TTT có
chi tiết
sai: "Quán cháo lú" là truyện của Lê Văn Siêu in trên ST số 1, chứ
không phải của Vũ Khắc Khoan.
NL .
Tks.
TT/NQT
*
Ngoài ông Đặng Tiến, có chị Thụy Khuê đã viết về "Cấu trúc thơ Thanh
Tâm
Tuyền", nhưng những ý tưởng cuả GNV thì khác hai người trên, ông nói về
chất "nam tính", những "dự cảm" tai ương hay "báo
bão" cho một sự sụp đổ... rất hay và rất đúng (theo cách nhìn của …
[tôi].
Cũng như có độc giả đã cho rằng họ cảm ra được cái dự cảm, báo bão cho
một toàn
cầu hoá trong "Amers" của St. John Perse. Đó không chỉ là tài
hoa văn chương, mà còn là cái tầm nhìn, cái mũi của loài... "cô độc"
(chẳng biết dùng từ gì, nên tôi phang đại vậy), như Xuân Diệu "nghếch
mũi
lên trên trăm triệu năm / thở lại những mùa xuân cũ" chơi, những khi
ông
ta quá oải (tôi đoán mò vậy)…
[...]
Sau
này, khi có ai học thơ TTT, muốn trích dẫn ông, họ không có
nguồn để dẫn. Sách là nguồn dẫn, không ai lại nói "theo ông GNV ở trang
web Tin Văn (nay đã không còn), Thanh Tâm Tuyền là một cánh chim báo
bão",
ví dụ.
*
*
Tks. NQT