*
























Tribute to Arthur Koestler

The indispensable intellectual

From the right to life, to the right to die: an extract from Michael Scammell's biography of Arthur Koestler, one of the most influential figures of the 20th century
William Skidelsky on Arthur Koestler

'I don't believe in humanity, I believe in the individual' (1)

(1)
Tôi không tin vào nhân loại. Tôi tin vào cá nhân.
Câu này tặng cá nhân Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, nhân Tết Canh Dần, cũng thấy ấm lòng.
Nhân loại Mít, Gấu, tuy không là Koestler, nhưng quả thật là quá chán nó rồi!
Hết tin vào nó rồi!
Cũng sắp đi, chán hay không chán, thì cũng đành thôi.
NQT

*

Arthur Koestler and wife Cynthia Jeffries. Photograph: Peter Williams/Camera Press
Tết nhằm vào Ngày Tình Yêu, kể lại cuộc tình của Arthur Koestler & Cynthia Jeffries cũng có lý đấy chứ!

"Out of my quarrels with the human condition I made my novels; the other books are attempts to analyse that same condition in scientific terms. In my more optimistic moments it seems to me that the two add up to a whole. At any rate, without both media I would feel only half alive".
A. Koestler
Trong khi lầu bầu về phận người mà tôi đẻ ra những cuốn tiểu thuyết, những cuốn khác là toan tính phân tích cũng phận người, bằng thuật ngữ khoa học. Những lúc thú quá, tôi nghĩ cả hai cộng lại thành trọn một. Nói gì thì nói, thiếu một "nửa linh hồn", là Koestler tui thành nửa đời nửa đoạn.
If I were asked to name the most important date in the history and prehistory of the human race, I would answer without hesitation, 6 August 1945. The reason is simple. From the dawn of consciousness until 6 August 1945, man had to live with the prospect of his death as an individual; since the day when the first atomic bomb outshone the sun over Hiroshima, mankind as a whole has had to live with the prospect of its extinction as a species.
We have been taught to accept the transitory-ness of personal existence, while taking the potential immortality of the human race for granted. This belief has ceased to be valid. We have to revise our axioms.
Ngày 6 Tháng Tám 1945 là quan trọng nhất của giống người. Trước đó, nó chết, như là một cá nhân. Kể từ ngày đó, cả nhân loại có nguy cơ bị huỷ diệt, tuyệt chủng.
Koestler
Mô phỏng K., có thể  nói, với mỗi một giống dân, cũng có một ngày quan trọng như thế.
Milosz cho rằng, với Ba Lan của ông, đó là năm 1942.
Năm đó, nước ông trở thành anus mundi. [The cloaca of the world] (1)
Với Việt Nam, theo Gấu, đó là 1975.

Một nhà văn 76 tuổi, chỉ còn chờ hai điều:
Được quên trước khi chết, hay chết trước khi được quên.
A writer aged seventy-six has only two prospects before him:
to be forgotten before he dies, or to die before he is forgotten

Ở đâu ra cái tít Đêm giữa Ngọ, của Koestler?
Từ Milton, nhưng không phải do tác giả chọn, như những dòng sau đây, trong Kẻ Lạ Ở Quảng Trường cho biết:
Chính là khi ở Pentonville mà tôi nhận được bản in thử của Darkness at Noon, và lần đầu tiên biết được cái tít tiếng Anh của cuốn sách - dựa trên một trích dẫn từ Milton, mà Daphne đề nghị, và tôi rất thích. Đúng là một sự trớ trêu, ở trong tình trạng tù đọc bản in thử của một cuốn tiểu thuyết về một người đàn ông ở trong tình trạng tù. Nhưng tôi may mắn hơn, vì ở tù ở Pentonville thì chắc chắn hơn hẳn ở Lubianka [nhà tù nổi tiếng của Liên Xô].
Đêm giữa Ngọ, cái tít đúng là như vậy.
Ngọ, Noon ở đây, là chỉ hiện tượng nhật thực, giữa trưa mà trời đất đen thui.
*
"...O dark, dark, dark, amid the blaze of noon,
Irrecoverably dark, total eclipse
Without all hope of day!"
Nguồn

Những dữ kiện như trên, cho thấy, không dễ gì mà có được cái tít Đêm giữa ban ngày.
Từ đó suy ra, không dễ gì, mà không tin, Ngài VTH cầm nhầm cái tít của Koestler!
*
Khi cuốn sách của VTH xb ở hải ngoại, và nó nổi lên như cồn, Gấu đã nghi rồi, nhưng thấy cũng chẳng đáng khui ra, nhưng bi giờ, hàng nhái lại trở nên bảnh hơn đồ zin, đồ xịn, thì đành phải lên tiếng. Chán thật! NQT

The Urge to Self-Destruction

Homicide committed for personal reasons is a statistical rarity in all cultures, including our own. Homicide for unselfish reasons, at the risk of one's own life, is the dominant phenomenon in history. Even the members of the Mafia feel compelled to rationalize their motives into an ideology, the Cosa Nostra, 'our cause'.
Làm thịt người khác vì những lý do cá nhân thì hơi bị ít, trong mọi văn hóa. Làm thịt người khác do những lý do không có tính vị kỷ, thì nói mẹ ra, vì nghĩa cả, vì đường ra trận mùa này đẹp lắm, vì đốt sạch Trường Sơn cũng phải đốt, thì cái mạng nhỏ này nhằm nhò gì, cái đó mới bỏ mẹ!
Ngay cả những thành viên của Mafia cũng có nghĩa cả của chúng, nữa là Bắc Bộ Phủ!
*
Rubashov, nhân vật chính trong Đêm giữa ban ngày, Kẻ Tử Đạo: Đạo Cộng Sản, là tổng hợp của rất nhiều nhân vật có thực ở ngoài đời. Cái xen ông bị bắt, mở ra truyện, Koestler dựa vào kinh nghiệm của chính mình, khi bị bắt trong Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha. Tuy nhiên, ít ai ngờ, nhân vật nữ đồng chí trong truyện, người tình của R., có thực ở ngoài đời, và là do nhà nước Liên Xô cung cấp cho ông, trong những ngày ông tham quan cái nôi của Cách Mạng vô sản. Ông làm xong công tác, trả lại cho KBG thủ tiêu.
Điều trên, Gấu đọc trong một thư độc giả, trên tờ Người Nữu Ước, vào lúc cuốn tiểu sử của ông vừa ra lò, trong đó có những chi tiết về sức mạnh giống đực của ông, gặp gái là làm thịt, bất kể là gái nào! Độc giả nói trên, cho biết tên cô gái, và trường hợp bị thủ tiêu. Milosz cũng nói sơ sơ về tài năng của K
Lạ một điều, ông được gái rất mê, và có những cuộc tình thật lãng mạn. Khi ông bị bệnh, và quyết định tự kết liễu đời mình, bà vợ của ông đã tự nguyện chết theo ông. Kẻ lạ ở Quảng trường, Stranger on the Square kể cuộc tình, và cuộc chết của họ.

Gấu đã từng nói dai nói dài nói mãi về cái lần vô thư viện tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng, và từ đó, rắp tâm làm trang Tin Văn, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của PCL, chủ biên tờ VHNT trên lưới, thì cũng thua.
PCL lúc đầu còn mất công đọc bài, đăng bài sau mở hẳn một account cho Gấu tự tung tự tác, cho đến lúc PCL gặp khó khăn về vấn đề server, thì bèn tách ra hoàn toàn.
Nay nhân mấy đấng trên Hội Luận nhớ về VHNT, nhưng thực chất, nhớ về chính họ, nhớ cái thuở còn hàn vi, chưa là đại văn hào, cũng một kiểu áo thụng vái nhau, Gấu bèn nhớ về nhớ về nhớ về.....
Cũng là một cách hội luận với Hồ Nam, tức là với trong nước! (1)
(1)
Gấu vs Hồ Nam
*
Cha đẻ của Hội Luận về Tự Do Văn Hoá, Congrès [hội nghị, hội luận, hội loạn thì cũng rứa] pour la Liberté de la Culture, là mấy anh Xịa, chứ không phải VC.
Dưới cái entry như trên Milosz bốc phét: Tớ rất rành vụ này, và dư sức viết cả một cuốn sách về nó, nhưng tớ không "mặn". Nói cho cùng, có cả một đống rồi, được gọi bằng cái tên "âm mưu tự do" [the 'libéral conspiracy'].

Đây là một thời kỳ quan trọng trong Chiến Tranh Lạnh. Chuyện là như vầy: Thành phố Nữu Ước sặc mùi Mác xít từ trước chiến tranh, và hai băng đảng Mác xịt và Trột kịt  làm thịt nhau hàng ngày. Khi chiến tranh bùng ra, đám OSS, tiền thân của CIA, bèn mướn một số nhà văn của phong trào NCL, Non-Communist Left.
OSS hiểu sự quan trọng của ý thức hệ, nhất là ở Âu Châu. Khi OSS trở thành CIA, cũng là lúc họ có phương tiện hành động. Nhưng người đưa ý nghĩ, tổ chức một hội luận Chống Cộng tại Tây Đức vào năm 1950, là Koestler. Ông là viên chức Cộng Sản vào thập niên 1930, tại chuồng ngựa nổi tiếng Willi Munzenberg. Koestler làm việc cho trung tâm của Munzenberg. Ở Paris, sau khi cắt bào đoạn nghĩa với Đảng, ông bèn tơ tưởng chuyện tạo ra một trung tâm tương tự, nhưng, thay vì ý thức hệ Cộng Sản, thì lèm bèm về ý thức hệ Tự Do!
*
Trong lý lịch trích ngang, do chính ông viết, trong Kẻ lạ ở quảng trường, ông giải thích tại sao vô Đảng:
1931. Hitler ante portas. (1) Gia nhập Đảng Cộng Sản Đức, như là một giải pháp ngoài mặt, đối với Luật Nazi.
1932-33. Du lịch Liên Xô, Caucasus và Trung Á, do Agitprop Komintern bảo trợ, để viết về Kế hoạch 5 Năm.
(1) Before the gates: Giống như những binh đoàn VC ở bên ngoài Sài Gòn, và viễn tượng Biển Máu... Đại khái như vậy.
*
Thành thử những hội luận hội liệc, những WC hay WJC gì gì, nói cho cùng, thì cũng vẫn Mẽo phịa ra, y như hồi xửa hồi xưa thôi.
Gấu nhắc lại Xịa, chứ không phải VC.
*

Nhân đây, nói chuyện Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến.
Khi lấy tiền của Mẽo để viết nó, chắc chắn VP còn nhớ trong đầu, cái vụ Mai Thảo bị Nguyên Sa tố lấy tiền của Mẽo làm tờ Sáng Tạo. Ông không muốn mang tiếng, và vờ đi, và thay vào đó, là lời cám ơn “Uỷ ban Nghiên cứu Khoa học, Xã hội”, nghĩa là thay vì để tên thực, bằng tiếng Anh của cơ quan cung cấp tiền, ông dịch cái tên tiếng Anh ra tiếng Việt.
Nên nhớ, một cái tên riêng không thể nào dịch được, và không thể sử dụng bản dịch thay thế bản chính được.
Gấu đã từng kể chuyện, hồi học Đệ Thất trường Nguyễn Trãi Hà Nội, có ông thầy dậy tiếng Anh tên là Xuân, và một bữa, có anh học trò hí hoáy vẽ lên bảng một bức hí hoạ, và ghi là Mr. Spring. Đúng lúc đó, Thầy bước vô, và định phạt anh học trò, nhưng anh này láu lỉnh cãi:
-Spring không phải là tên Thầy.
Ông thầy gật gù, đúng!
Y chang trường hợp của Võ Phiến.
Gấu, ra ngoài này, lần đầu được một người bạn đưa cho đọc, tự hỏi, ở đâu ra cái Uỷ ban đáng quí này. Liệu nó có giúp được gì một thằng cha Gấu, với cả lố tác phẩm ở trong đầu?
Những chuyện này không thể không viết ra. Gấu đâu có thù hằn gì Võ Phiến, hay Nguyễn Mộng Giác, [sử dụng tên HPNT cho một  nhân vật của ông] hay bất cứ một ông bạn quí. Gấu đã tính vờ hết, nhưng, đúng như Gấu đã từng kể, nhiều lần, về cái bữa nằm mơ nhìn thấy xác Gấu nổi lều bều trên dòng… Bến Hải, tỉnh dậy, bèn viết ra tất cả, chẳng chừa một chuyện gì, để thanh thản mà đi!
Dù thế nào thì thế nào, Gấu cũng vẫn là một tên Yankee mũi tẹt. (1)
Giả như Gấu không bỏ chạy vào năm 1954, thì cũng là một trong những tên ăn cướp, và miệng lúc nào cũng có mùi vị chiến lợi phẩm, hẳn thế!
Viết là viết trong cái thú đau thương đó, đâu thù hằn chi ai?
Cái vụ Dọn, là cũng trong tinh thần đó, nhưng như chàng dũng sĩ hạ san trừ quỉ của Nhất Hạnh, đúng vào lúc Gấu sắp biến thành quỉ thì bạn bè hét lên, này coi chừng, thế là tỉnh dậy, may quá!

(1)
As a Hungarian Jew and native German speaker who wrote in English, he isn't a natural part of anybody's literary canon. There is an Orwell Society at Eton, but I doubt very much that there is a Koestler Society at any school in Budapest.
Yesterday's Man?
By Anne Applebaum
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic
by Michael Scammell


*

Nhập nước Pháp, như là một kẻ xa lạ chẳng ai mời, vào năm 1939, Koestler bắt đầu viết Bóng đêm giữa ban ngày, cuốn sách nổi cộm nhất của ông, và, mặc dù viết trên 30 cuốn sách, với đa số, ông chỉ là tác giả của chỉ một tác phẩm. Bóng đêm vén màn cho độc giả Tây Phương nhìn thấy thành đồng chế độ, những cây cột trụ tâm lý của độc tài CS. Vào năm 1944, Koestler hiểu rằng người Nga sẽ kiểm soát phía đông Âu châu của Berlin, sau chiến tranh. “Chỉ trong hai năm, nó sẽ là một diễn dịch tự nhiên,” ông viết trong nhật ký. “Nếu tôi la lớn lên điều này, chẳng ai tin, và tôi có thể bị tống vô nhà thương điên”. Ông trở thành cây trụ cột của Hội nghị vì Tự do Văn hóa được thành lập bởi bàn tay lông lá của Xịa, vào năm 1950, để chống lại tuyên truyền và ảnh hưởng của Xô Viết. Tranh cãi sau đó liên quan tới hội nghị, là, liệu đám trí thức, khi khởi sự có biết gì về nguồn tiền trợ cấp. Scammell, tay viết tiểu sử Koestler nghĩ, không. Washington, bằng mọi giá, sẽ không giúp Koestler. Vào lúc đó, Scammell nhận xét, như nhìn rõ tim đen của Mẽo, “Xịa không muốn Chống Cộng ra mặt. Kín đáo, OK”.
Mít chúng ta, đọc tới đây, là bèn nghĩ tới tờ Sáng Tạo, và nguồn tiền trợ cấp của Mẽo, trao cho Mai Thảo. Và cũng bèn tự hỏi, liệu mấy ông kia, có biết không? Chắc không. Nguyên Sa, biết, nhưng không phải lúc thoạt đầu, mà sau đó, chắc là do MT xì ra, và khi xẩy ra đụng độ với TTT, NS tố nhóm Sáng Tạo nhận tiền của Xịa.
Cái sự kiện, TTT ‘không được ưa’ ở NS, và luôn cả ở MT, có thể là do ảnh hưởng của ông đối với đám viết lách liền sau ông, là HPA, NDD..., và Gấu.
Ông cùng đọc những cuốn sách với họ.
Hoặc hiểu họ.
Mai Thảo không đọc sách, nếu có, thì chỉ tới Sagan là hết. Đó là sự thực. Ông rành tiếng Tây, nhưng để đọc được đám hiện sinh, thí dụ, không phải cứ giỏi tiếng Tây. Gấu đã từng có kinh nghiệm này rồi, với ông anh Hiếu Chân. Một bữa, ông phán, mày đưa tao thử đọc cuốn La Nausée coi. Đọc chưa hết mấy trang đầu, ông đã vứt trả lại, phán, tao không hiểu được, tại sao tụi mày lại mê cuốn đó. Có ra cái gì đâu!
Mai Thảo đã từng dịch Sagan, Cô có thích Brahms? Đăng từng kỳ trên tờ Điện Ảnh, khi làm tổng thư ký cho tờ tuần báo này.
Mai Thảo không chịu nổi văn của Gấu. Chính ông đã từng nói ra, khi còn Sài Gòn, và sau này, khi ông đang nằm viện chờ đi, qua NMG cho biết, khi đem bài tạp ghi của Gấu viết về ông vô cho ông đọc, cũng là một cách "ai điếu". Người gật gù, "bây giờ nó viết, được!"
*
Trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường, Koestler dành một chương cho Hội nghị Tự Do Văn Hóa, và tiền tài trợ của Xịa. Nhưng, trước khi nói chuyện tiền bạc, chúng ta nói về cuộc tình chót đời của ông, với cô thư ký Cynthia Jefferies. Khi họ quyết định cùng chết, K 77 tuổi, đủ thứ bịnh tật; Cynthia 55, hoàn toàn khỏe mạnh. Cái note của K. khi chết để lại mới thú:
To Whom It May Concern:
‘It is to her that I owe the relative peace and happiness I enjoyed in the last period of my life-and never before’
“Tôi nợ nàng sự thanh thản tương đối và hạnh phúc tôi được hưởng vào khúc chót của cuộc đời  - trước đó, tôi chẳng hề có”

Đúng, như "K" phán, trên đời này, chỉ có tình là đáng kể, và tình thật đẹp là tình thật sến, theo Gấu!
Đẹp tới đâu sến tới đó.
Cái cảnh anh cu Gấu chạy theo em khóc nức nở nơi cổng trường Đại học Khoa học Sài Gòn mà chẳng sến ơi là sến sao?
Bữa đó, Trời cũng khóc, mà khóc cũng thật là sến!
[Vậy mà cũng vưỡn chưa được coi cuốn phim của TNM.]
NQT

Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Sơ Dạ Hương

Hết gì đâu mà hết!
Đến già vẫn còn chết [vì nó]!
*
… a true romantic story of total devotion, absolute loyalty, unconditional surrender and true love.
George Mikes, Sunday Telegraph
Quả đúng là như thế, nhưng cái tay viết bài Intro cho cuốn Kẻ lạ ở Quảng trường, nhận xét, tinh tế hơn:
Cuốn sách này, trong cõi thâm sâu của nó, in essence, là một chuyện tình, nhưng “đếch” giống bất cứ một chuyện tình nào mà tôi đã từng đọc. Có lẽ, nên gọi nó, đúng hơn, câu chuyện về nỗi ám ảnh [the story of an obsession].
Vào Tháng Bẩy, 1949, Cynthia Jefferies, một cô gái xinh đẹp nhưng đau thương sầu muộn trong nỗi e thẹn và cũng khá ngốc nga ngốc nghếch, lúng túng vụng về, một cô gái từ Nam Phi, trả lời một mẩu tin cần người. Một nhà văn cần một cô thư ký tạm, temporary. Nhà văn là Arthur Koestler. Vào lúc đó, ông sống tại một căn nhà ở gần Fontainbleau [chỗ Bác Hồ đã từng ngụ ký hiệp định với Tây?], với Mamaine Paget, một trong hai cô gái xinh đẹp sinh đôi, sau đó ông lấy làm vợ, sau khi cuộc ly dị với bà trước xong xuôi. Cynthia thì sống ở Paris.
Cô có được cái job thư ký, và trong sáu năm tiếp theo, lúc ở Pháp, lúc Anh, lúc Mẽo. Trong thời gian này, cô có chồng, và rồi ly dị. Vào năm 1955, cô từ bỏ việc làm của cô ở New York, để trả lời một cái message của Koestler, và trở về Lơndon làm thư ký toàn thời gian. Vào giai đoạn nào họ trở thành hai người yêu nhau, độc giả cuốn sách hãy tự quyết định và rút ra lời kết luận. Nhưng chẳng nghi ngờ chi, Cynthia yêu Arthur hầu như ngay lần đầu nhìn thấy ông, trong cái cuộc phỏng vấn nhận việc, trong cái dáng điệu ngớ nga ngớ ngẩn của cô, tại Paris.
Họ chia sẻ cuộc đời cho nhau, vào năm 1955 đó, và vào năm 1965, họ làm lễ kết hôn. Vào Tháng Ba 1983, hai cái xác của họ được kiếm thấy, trong phòng khách của căn nhà của họ ở Montpelier Square, [căn nhà mà chúng ta thấy ở bià cuốn sách]. Koestler ngồi trên ghế bành, ly rượu brandy vẫn còn trong tay. Cynthia nằm sô pha, một ly whisky trên bàn kế bên. Ly nào cũng chứa một liều cực mạnh thuốc ngủ barbiturates.
Koestler lúc đó 77 tuổi. Trong bẩy năm cuối cùng, ông đau khổ với chứng bịnh Parkinson, lúc đầu còn kiềm chế được, nhưng ngày một tệ hại. Bốn năm chót, còn thêm bịnh leukaemia, vào thời kỳ chót. Cynthia, 55, hoàn toàn mạnh khoẻ.
Bên cạnh cái note của K, là những dòng của Cynthia: Tôi đã tính tính sổ làm thư ký cho K - một câu chuyện bắt đầu khi đường đời của chúng tôi đụng nhau vào năm 1949. Tuy nhiên, tôi không thể sống không có Arthur, mặc dù cũng một số vốn liếng riêng.
Tôi [Harold Harris] nghĩ, Cynthia quyết định cùng đi, khi nhận ra Arthur hết còn chịu đựng nổi gánh nặng cuộc đời.
Nguồn

Koestler là một ký giả thiên tài, và về mặt này, ông là chàng ngự lâm quân thứ tư, Đác Ta Nhan. Ba ông kia, Albert Camus, Whittaker Chambers and George Orwell, đều là những đấng bạn quí của ông!
Nếu tầm uyên bác của K. rộng, thì tầm nghệ sĩ, hẹp, so với mấy ông kia. Quái, là, ông lại được cả thế giới biết đến như là “Koestler, nhà văn”, với độc một cuốn tiểu thuyết Bóng đêm giữa ban ngày!
Nhà phê bình Leslie Fiedler đã có lần nhận xét, cuốn Hứa và Làm, Promise and Fulfillment, của K. viết về Israel, nên được đưa vào thư viện dưới chữ cái K, tức viết về Koestler, thay vì chữ I, tức Israel.
Ý của ông là, sống hay viết, với K, hoàn toàn bị dẫn dắt bởi cái tôi to tổ bố của ông, thay vì bởi nguyên tắc. Đề tài của ông là chính ông. Tuy nhiên, vào thời điểm mà bóng ma của chủ nghĩa CS Liên Xô còn…  vô hình hơn cả vô hình, với… toàn thể nhân loại, nhất là giới trí thức, thì ông, một kẻ có vẻ như đếch có lương tâm, thấy gái là quất [ông t
ính quất cả bà vợ triết gia Bertrand Russell, Bertrand Russell's wife claimed Koestler tried to rape her, too!] đã đánh thức lương tâm của Tây Phương! (1)
(1) Nguồn

"The final rout of the Soviet imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon [1940]"
David Cesarani: Arthur Koestler: The homeless mind, Một cái đầu không nhà.
1940 mà đã nhìn ra hiệp chót của con quái vật CS, xẩy ra vào thời kỳ 1989-1990, "the final rout in 1989-1990", thì đúng là đòn "cách sơn đả ngưu" của Kim Dung tiên sinh!

Trong những bài điểm cuốn tiểu sử K của Scammell, bài của Anne Applebaum thật tuyệt. Bà là tác giả cuốn Gulag một lịch sử, trên TV đã từng giới thiệu. Scammell còn là tác giả một cuốn tiểu sử Solz. Nghĩa là, cả hai rất rành về Liên Xô, về CS, và những tác giả như Koestler.

 

Volume 57, Number 2 · February 11, 2010

Yesterday's Man?

By Anne Applebaum

Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic

by Michael Scammell

Random House, 689 pp., $35.00

* 

He began his education in the twilight of the Austro-Hungarian Empire, at an experimental kindergarten in Budapest. His mother was briefly a patient of Sigmund Freud's. In interwar Vienna he wound up as the personal secretary of Vladimir Jabotinsky, one of the early leaders of the Zionist movement. Traveling in Soviet Turkmenistan as a young and ardent Communist sympathizer, he ran into Langston Hughes. Fighting in the Spanish civil war, he met W.H. Auden at a "crazy party" in Valencia, before winding up in one of Franco's prisons. In Weimar Berlin he fell into the circle of the infamous Comintern agent Willi Münzenberg, through whom he met the leading German Communists of the era: Johannes Becher, Hanns Eisler, Bertolt Brecht. Afraid of being caught by the Gestapo while fleeing France, he borrowed suicide pills from Walter Benjamin. He took them several weeks later when it seemed he would be unable to get out of Lisbon, but didn't die (though Benjamin, denied passage into Spain at the French border, took them and did).

Along the way he had lunch with Thomas Mann, got drunk with Dylan Thomas, made friends with George Orwell, flirted with Mary McCarthy, and lived in Cyril Connolly's London flat. In 1940, Koestler was released from a French detention camp, partly thanks to the intervention of Harold Nicholson and Noël Coward. In the 1950s, he helped found the Congress for Cultural Freedom, together with Mel Lasky and Sidney Hook. In the 1960s, he took LSD with Timothy Leary. In the 1970s, he was still giving lectures that impressed, among others, the young Salman Rushdie.

It is difficult, in other words, to think of a single important twentieth-century intellectual who did not cross paths with Arthur Koestler, or a single important twentieth-century intellectual movement that Koestler did not either join or oppose. From progressive education and Freudian psychoanalysis through Zionism, communism, and existentialism to psychedelic drugs, parapsychology, and euthanasia, Koestler was fascinated by every philosophical fad, serious and unserious, political and apolitical, of his era.

Nor were these shallow passions. His belief in communism led him to fight in Spain and travel in the USSR. His Zionism led him to a kibbutz near Haifa. At different times, he advocated the use of violence, whether to bring about a Communist utopia or to create the state of Israel. Even when he turned against his previous causes (and against his previous friends who still believed in them) he did so with real fervor. He is, after all, best known as an anti-Communist, not as a Communist, largely because of his best and most influential book, Darkness at Noon, a fictional account of the interrogation of a leading member of an unnamed Communist party. His involvement with Revisionist Zionism is also probably less well known than The Thirteenth Tribe, a book that argues that modern European Jews are descended from the Central Asian Khazars, and not from the Jews who lived in the Palestine of antiquity—a thesis which, whatever its merits, is hugely popular among the enemies of Zionism. Even so, when in the grip of one particular mania he was incapable of seeing the counterarguments: in the face of all rational argument, he even stuck to his late passion for telepathy and ESP—so much so that he left most of his estate to fund a professorial chair in parapsychology.

Koestler was equally likely to succumb to extreme passions in his personal life—notoriously so. He was variously in thrall to Jabotinsky, to his analyst, and to an extraordinary series of women. He was also consumed by violent hatreds—starting with his mother—and pursued many vendettas, against fellow writers (he was fiercely jealous of Hemingway, loathed Bertrand Russell) as well as romantic rivals (including Edmund Wilson) and ex-husbands. Eventually, he offended almost everyone he knew, but only after getting drunk with them first.

Even his entertainments often went to extremes, as this superb new biography well illustrates. Far and away my favorite Koestler moment—in a book full of amazing Koestler moments—is Michael Scammell's description of an evening in 1946, during which Koestler and his then girlfriend (and later wife) Mamaine Paget went out drinking with Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Albert Camus, and Camus's wife, Francine. The festivities began with dinner in an Algerian bistro, continued in a dance hall "lit with pink and blue neon lights," and then, at Koestler's insistence, progressed to Schéhérazade, a nightclub filled with "violinists wandering about playing soulful Russian music into the guests' ears." There were arguments about communism, and about friendship. "If only it were possible to tell the truth," exclaimed Camus at one point.

At about 4 AM, Koestler was pried away from the nightclub, and the group "repaired to Chez Victor in Les Halles for onion soup, oysters, and white wine." Roaring drunk, Koestler threw a crust of bread across the table and hit Mamaine in the eye; Sartre, equally drunk, poured salt and pepper into napkins that he put in his pocket and said he had to deliver a lecture at the Sorbonne in the morning on "The Responsibility of the Writer." Camus said, "Well, you'll have to speak without me" ("Alors, tu parleras sans moi "). Sartre said he wished he "could speak without me too" ("Je voudrais bien pouvoir parler sans moi ") and collapsed into giggles.

Scammell, whose fine-tuned sense of irony serves him well here, describes that evening's conclusion:

They broke up at dawn. Alone with Sartre, Beauvoir sobbed "over the tragedy of the human condition," then leaned on the parapet of a bridge over the Seine and said: "I don't see why we don't throw ourselves in the river." "All right," agreed Sartre, "let's throw ourselves in," and began to cry himself. In another part of the city, Koestler too burst into tears as he stared into the Seine. Then he disappeared into a pissoir and shouted to Mamaine, "Don't leave me, I love you, I'll always love you." They got home at about eight o'clock and slept all day, except for Sartre, who stuffed himself with pep pills and dragged himself off to the Sorbonne to give his lecture. It wasn't possible even for an existentialist to address the students "sans moi."

Leaving aside its entertainment value, that particular passage raises some interesting questions. We are not so many years removed from 1946, in the grand scheme of things. Yet much has changed since then, starting with the rules of acceptable public behavior. It is simply not possible to imagine any three prominent contemporary American public intellectuals—say, Malcolm Gladwell, Niall Ferguson, and David Brooks—indulging in a night on the town such as that one, let alone weeping over the human condition and threatening to throw themselves into the Seine at the end of it. Hollywood starlets and pseudo-celebrities behave that way in our culture, not serious people.

More to the point, Koestler was, in our contemporary definition of these things, an alcoholic, as were many of the people around him. He was also, in our contemporary definition of these things, a sexual predator. He was blatantly unfaithful to all of his three wives, as well as to the other women he lived with. He flirted outrageously, and sometimes aggressively, with other men's wives too. Just a few days before the evening at Schéhérazade and Chez Victor, Koestler actually went to bed with Simone de Beauvoir.

David Cesarani, a previous biographer of Koestler, has even described him as a "serial rapist."[1] Scammell disputes that accusation at some length. In the end, only one woman—Jill Craigie, the wife of the British Labour leader Michael Foot—ever actually accused him of rape, and there are some ambiguities about her story. She made the charge when she was in her eighties, and Koestler was dead. Others, including her husband, remembered the incident differently. Scammell notes these discrepancies, and convincingly dismisses some of Cesarani's other accusations as unfounded. He also notes that the charge has nevertheless deeply tarnished Koestler's posthumous reputation. This is not at all surprising. Even if "rape" is not the right word, some of the sexual behavior Scammell describes would, in the contemporary world, be considered absolutely beyond the pale—and probably illegal as well.

Nor are the rules of public behavior the only things that have changed. The professionalization of literary and intellectual life was underway even in Koestler's lifetime, and he chafed against it. He disliked the lecture circuit and never had any real interest in teaching. He had very little time for universities in general. He also refused to be categorized as a simple "novelist" or "journalist," and in the latter part of his career wrote books about science, philosophy, history, and psychology. He understood the term "intellectual" in a much broader sense than we do today, and felt comfortable ranging over a huge number of fields in which he had no professional expertise whatsoever. This approach to the life of the mind, perfectly acceptable in the Vienna of Koestler's youth, simply looks amateurish from the perspective of the present. As a result, many of his later books have slipped off the radar and are long out of print. Others, notably The Thirteenth Tribe, are considered curiosities that appeal to conspiracy theorists, not scholars.

The most important change, however, is political. To put it bluntly, the deadly struggle between communism and anticommunism—the central moral issue of Koestler's lifetime—not only no longer exists, it no longer evokes much interest. Thanks to the opening of archives, quite a few Western historians are, it is true, still investigating the history of the Soviet Union and of the international Communist movement. But outside of a few university comparative literature departments, Soviet-style Marxism itself is not a living political idea anywhere in the West. In the wake of the Lehman Brothers crash in the autumn of 2008, there were calls for a government bailout of the auto industry. No one—no major newspaper columnists, no leading politicians, no popular intellectual magazines—called upon the vanguard of the proletariat to rise up and overthrow the bourgeois capitalist exploiters. In the Europe of 1948, somebody would have done so.

What that means, though, is that the entire political context in which Koest- ler, Sartre, and Camus functioned—and in which Koestler's most important works were written—is now gone. In the years following their debauched evening in Paris, Sartre and Koestler actually stopped speaking to each other. Partly this was personal: Sartre tried to seduce Mamaine, Koestler did seduce Beauvoir, and there were bad feelings all around. But the more important reason was political. After Darkness at Noon became a best seller in France, Sartre distanced himself from its author, on the grounds that Koestler, by publicizing the crimes of the repressive Soviet regime, was putting himself at the service of American imperialism and blocking the progress of the left. It was not that Sartre did not know about the horrors Koestler described—the prisons, the torture, and the labor camps of the Soviet Union—it was that he did not find them politically convenient. They gave too much encouragement to the bourgeoisie.

What was true of Sartre was true of many, many others, and not only those on the far left. In his superb recent account of the publication of Darkness at Noon and its impact on the Western public, Princeton literary scholar John Fleming writes that any appreciation of the heated international debate about the book "requires the reconstruction of some modes of thought nearly vanished from the earth."[2] Concepts like "belief" and "faith" do not figure very often anymore in contemporary Western politics—and even when they do (as perhaps they did in the 2008 American presidential election) they are almost always a preface to disillusion. In the 1930s and 1940s, by contrast, belief and faith mattered a great deal, and true Communists and fellow travelers did not become disillusioned. They simply altered their analysis of the current situation, put their trust in the ultimate wisdom of the Party, and progressed onward toward the construction of utopia.

Koestler had an almost unique ability to shake such people to their foundations. Unlike right-wing and even liberal critics of communism, he had a certain status on the cultural left. He was a victim of fascism, an ex-refugee, a familiar face in Comintern circles, a former combatant in the Spanish civil war. His devastating critique of the Soviet Union therefore had to be taken seriously by his former comrades. To some of them, he was a heretic, a defector, a traitor to the cause. To others, he became a hero.

As for Darkness at Noon, it was not just a popular book, it was one of the primary reasons that the Communist Party never came to power in France, a real possibility at the time. Hard though it is for us now to imagine, it was not at all obvious, in 1946 or even 1956, that Western Europe and the United States would remain solidly united for fifty years. Nor did it seem at all inevitable that the West would win the cold war. Along with Orwell's Animal Farm and Victor Kravchenko's I Chose Freedom, Darkness at Noon was one of the books that helped turn the tide on the intellectual front line, and ensured that the West prevailed. But unless one understands all of that, the political and literary achievements of Arthur Koestler are, to a contemporary reader, easily outweighed by the extravagance of his sexual and personal transgressions. 

For all of those reasons, Michael Scammell cannot have found this an easy book to write, and indeed it took him a very long time to write it. Scammell is the author of the definitive and deservedly celebrated biography of Alexander Solzhenitsyn, published in 1984.[3] A few years after it was finished, he set out to follow up with a biography of Koestler. This turned out to be a major feat of endurance scholarship. By his own admission, he "followed [Koestler] to fourteen countries on three continents," interviewed hundreds of people, and read through many boxes of archives. This effort has certainly paid off. 

Because he has looked at all possible forms of documentation, he is able to reconstruct complicated scenes from Koestler's life with real historical and literary flair. More than once, he tells us what is happening from several perspectives: what Koestler said, what Koestler's then girlfriend said, what another person at the party remembered twenty years later, and how another writer depicted the event in his diaries. Scammell is also a scholar of Russian literature, and this shows too. Although this is a long book, it feels compact. None of the carefully selected details or quotations seems extraneous. The main characters are shown from every angle, with all of their faults and virtues. Koestler himself seems at times so alive he might leap off the page.

 And yet the passage of time is a problem, if not for Scammell then for his readers. An elderly Central European acquaintance recently told me that in his youth, nothing was considered so tacky and outdated as art nouveau furniture. Something similar has happened to Koestler. At the moment, he still seems like yesterday's man, unfashionable and obsolete. His better qualities might eventually be visible to a younger generation, just as an elegantly restored art nouveau table now appeals to collectors and connoisseurs. But a good deal of historical and literary work will have to be done, and more time may have to pass, before that is possible.

In the case of Koestler, a number of other things are also working against his posthumous reputation. One of these is the nature of his death, a double suicide, carried out in tandem with his wife. Koestler himself was seventy-seven years old and dying of leukemia. But his wife, Cynthia, was fifty-five and healthy. Unlike his previous wives, she was neither beautiful nor accomplished. She had been his secretary—in effect his servant—before they were married. Above all he admired her ability to take dictation. Though it seems that in the last part of their lives the power balance between them evened out, and though it is very clear that she was in full possession of her faculties at the time—she even had the presence of mind to cancel the newspapers—it is impossible to escape the suspicion that somehow, in an effort to achieve a spectacular grand finale, he bullied her into killing herself alongside him.

Cynthia's death was not only distasteful to the public, it left Koestler's literary estate without an obvious manager. Having persuaded numerous women to have abortions, he had no children, with the possible exception of one unacknowledged daughter (who had nothing to do with him, or he with her). By the time of his death he had fallen out with those of his contemporaries who were still alive. Most of his later books were financially and critically unsuccessful. His final legacy, that gift of money for the study of parapsychology, didn't exactly enhance his reputation either. Nor did he have, as Orwell did, an obvious national audience. As a Hungarian Jew and native German speaker who wrote in English, he isn't a natural part of anybody's literary canon. There is an Orwell Society at Eton, but I doubt very much that there is a Koestler Society at any school in Budapest. 

As a result, Koestler's reputation has waned dramatically since his death. Although Darkness at Noon remains high on lists of "great books of the twentieth century," his journalism, which in its time was at least as significant as that of Orwell, is hardly known at all. Before coming to write this review, I had not read Scum of the Earth, Koestler's autobiographical and journalistic account of the fate of refugees in wartime France. I can't remember anybody ever telling me to read it either. But because Scammell praises it, and because Scum of the Earth is still in print, I bought a copy. It was a revelation: astonishingly fresh, clear, and relevant, not only explaining the rapid collapse of France in 1940, but also illuminating some of the difficulties that France and other European countries still have in absorbing "foreigners" even today. After I'd finished, I lent the book to somebody else. And this, it occurred to me, is how a literary reputation revives.

Scammell has clearly set out to make this happen, and in that sense, this is more than a biography. It is an argument in defense of Koestler's literary oeuvre, if not entirely in defense of Koestler himself. Scammell does not make excuses for his subject, and does not gloss over his many faults. But by recreating the historical setting in which Koestler lived and worked, by fitting him squarely in the middle of the great debates of the twentieth century, he makes his achievements much clearer to a contemporary reader—and thus there is a chance, at least, that he will succeed.

Notes

[1]David Cesarani, Arthur Koestler: The Homeless Mind (London: Heineman, 1998). 

[2]John V. Fleming, The Anti-Communist Manifestos ( Norton, 2009), p. 65. 

[3]Michael Scammell, Solzhenitsyn: A Biography (Norton, 1984). 

Volume 57, Number 4 · March 11, 2010

Koestler Comes Back

By Thomas Baroth

In response to Yesterday's Man? (February 11, 2010) 

To the Editors: 

Anne Applebaum writes in her review ["Yesterday's Man," NYR, February 11] that she doubts that there is a "Koestler Society in any school in Budapest." This may or may not be true; nevertheless, on October 21, 2009, a statue of Koestler was unveiled by the mayor of Budapest in a public square in the city's 6th district. It does not appear that he has been entirely forgotten in the place of his birth. 

Thomas Baroth

Media, Pennsylvania

Tribute to Koestler

Trong những bài điểm cuốn tiểu sử K của Scammell, bài của Anne Applebaum thật tuyệt. Bà là tác giả cuốn Gulag một lịch sử, trên TV đã từng giới thiệu. Scammell còn là tác giả một cuốn tiểu sử Solz. Nghĩa là, cả hai rất rành về Liên Xô, về CS, và những tác giả như Koestler.

By Anne Applebaum
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic
by Michael
Scammel
Random House, 689 pp., $35.00

By Thomas Baroth
In response to Yesterday's Man? (February 11, 2010)
To the Editors:
Anne Applebaum writes in her review ["Yesterday's Man," NYR, February 11] that she doubts that there is a "Koestler Society in any school in Budapest." This may or may not be true; nevertheless, on October 21, 2009, a statue of Koestler was unveiled by the mayor of Budapest in a public square in the city's 6th district. It does not appear that he has been entirely forgotten in the place of his birth.
Thomas Baroth
Media, Pennsylvania
*
Trong cuốn viết về VP, NHQ cho biết, [tóm tắt ở đây] sau CM Tháng Tám, VP theo VC, và do làm việc với một lũ cán bộ cuồng tín càng ngày ông càng chán ngán, cuối cùng thành “phản động” hẳn.
Cũng giai đoạn này, trong Bếp Lửa, của TTT, một nhân vật của ông phán:

"Tôi nghĩ rằng cho đến bây giờ không thể đi khác hơn được. Nó còn đúng. Mình còn phải nhắm mắt nhận lấy thân phận của giai cấp mình.”
Nó - Đại muốn nói về chủ nghĩa cộng sản. Tôi cầm lên cuốn sách của Đại để sang bên và trông vào tấm hình. Tôi nói:
“Tôi cũng nghĩ như thế nhưng tôi lại muốn nghĩ thêm chút nữa. Tôi không nghĩ đến thân phận giai cấp mình, tôi muốn nghĩ đến thân phận giai cấp khác, thân phận ngay chính giai cấp vô sản”
“Làm thế nào được khi đế quốc còn đủ nanh vuốt. Tôi không tin lực lượng thứ ba.”
“Tôi cũng không tin.”

Nhưng với Koestler, qua Applebaum, chúng ta có một cái nhìn rộng hơn, về thời kỳ này.

Thay đổi quan trọng nhất, tuy nhiên, là về chính trị. Nói rõ ra, cuộc chiến đấu sinh tử, chết người, giữa cộng sản và chống cộng - giải pháp đạo đức trung tâm suốt cuộc đời của K – qua rồi, và không chỉ qua rồi, mà còn chẳng ai thèm để ý, quan tâm tới nữa [Vào cái lúc mới lớn, đây là điều Gấu quan tâm khi đọc VP, cùng lúc đọc K, đọc Lukacs, thí dụ, và băn khoăn tự hỏi.... Thành thử, khi viết về VP, là cũng còn viết về thời của ông, của những con người như ông, qua những nhân vật của ông, của TTT, của…, của… thổi VP không thôi, là không đủ!]. Nhờ cái sự mở ra kho hồ sơ cũ, một số sử gia Tây phương vẫn tiếp tục điều tra, truy tìm về lịch sử Xô Viết, và phong trào CS quốc tế… Điều muốn nói ở đây là, toàn bộ nội dung chính trị qua đó Koestler, Sartre và Camus làm việc [function], và qua đó, K viết những tác phẩm quan trọng nhất của ông, thì đều đã qua rồi. Những năm tiếp theo sau những đêm sa đọa trác táng của họ ở Paris, Sartre và Koestler sau cùng hết còn nói chuyện với nhau, một phần là do vấn đề cá nhân: Sartre cố dụ dỗ Mamaine, Koestler tán tỉnh Beauvoir, có những điều chẳng ra gì giữa họ, tuy nhiên, lý do quan trọng nhất, vẫn là chính trị. Sau khi Bóng đêm giữa ban ngày trở thành best-seller ở Pháp, Sartre dãn ra khỏi tác giả cuốn sách, ra ý, Koetsler, do tố cáo, chỉ trích những tội ác của chế độ Xô Viết, đã tự biến mình thành một thứ đồ chơi [mượn chữ của VP] của chủ nghĩa đế quốc, và ngăn chặn sự tiến bộ của tả phái.
Không phải Sartre không biết những điều ghê rợn mà K mô tả - nhà tù, tra tấn, trại cuỡng bức lao động cải tạo ở Liên Xô – nhưng ông ta cho rằng, không thích hợp khi tố cáo những chuyện như thế, vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó, về mặt chính trị. Làm như thế là nối giáo cho giặc, tức giai cấp trưởng giả.

Bây giờ đọc lại, Gấu hiểu vì sao Gấu cứ đinh ninh là chưa từng viết về VP.
Gấu “quên” VP, sau khi đọc những tác giả như Koestler, Lukacs, đối diện với cuộc chiến đám Gấu sắp sửa bước vô, có những thằng trong đám, đã lên rừng, đã nằm vùng, như HPNT, như Đào Hiếu….
Và cái bài viết về VP, đăng ở một phụ trang VHNT của tờ nhật báo Tiền Tuyến, thì làm sao nhớ?
Gấu không hề biết sau đó nó lại được ông bạn quí của Gấu lôi ra khỏi sọt rác, để mà đăng trên Văn!
Gấu không hề giữ, bất cứ một bài viết nào viết trước 1975, đừng nói một bài viết được viết ra để trám một lỗ hổng cho một trang nhật báo.
Khi Gấu xin lỗi NHQ, là xin lỗi về cái chuyện quên một bài viết vứt vô thùng rác, chứ đâu có xin lỗi cái chuyện ông ta muốn lôi đời tư của Gấu ra để mà xỉ vả?


Mô Phật


Đọc lại Võ Phiến

Bạn có thể đọc Võ Phiến, cùng lúc đọc Koestler, để soi sáng một số điểm Võ Phiến chưa từng viết ra, về mắc mớ của thế hệ của ông với chủ nghĩa CS.
Dưới đây là một số trích đoạn, trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường.

Trong lúc rảnh rỗi, tôi viết một cuốn tiểu thuyết Tới và Đi, Arrival and Departure, và một số tiểu luận, sau được đưa vô The Yogi and the Commissar [Du Già và Chính Uỷ]

Tới và Đi là tập thứ ba, trong một bộ ba tập, trilogy, trong đó, đề tài trung tâm của nó là cuộc xung đột giữa đạo đức và thiết thực [expediency: miễn sao có lợi, thủ đoạn, động cơ cá nhân… có thể nói, đây cũng là một trong những đề tài chính của những truyện ngắn của Võ Phiến. NQT] – khi nào, hoặc tới mức độ nào, thì một cứu cánh phong nhã [vẫn còn có thể] biện minh cho một phương tiện dơ bẩn. Đúng là một đề tài Xưa như Diễm, nhưng nó ám ảnh tôi suốt những năm là một đảng viên CS [ui chao, tại sao VP lại chỉ theo, mà không vô Đảng VC, và tại sao ông bị chúng bỏ tù, chúng ta chỉ biết lơ tơ mơ về chuyện này, qua cuốn viết về VP của NHQ].

Tập đầu của bộ ba, là Những tên giác đấu, Le Gladiators, kể cuộc cách mạng [revolution] của những nô lệ La mã, 73-71 BC, cầm đầu bởi Spartacus, xém một tí là thành công, và cái lý do chính của sự thất bại, là, Spartacus đã thiếu quyết định [lack of determination] – ông từ chối áp dụng luật quay đầu, trở ngược, “law of detours”; luật này đòi hỏi, trên con đường đi tới Không Tưởng, người lãnh đạo phải “không thương hại nhân danh thương hại”, ‘pitiless for the sake of pity’. Nôm na là, ông từ chối xử tử những kẻ ly khai và những tên gây rối, không áp dụng luật khủng bố - và, do từ chối áp dụng luật này khiến cho cuộc cách mạng thất bại.

[Đúng y chang!
Một cuộc cách mạng mà không đổ máu thì rất đáng ngờ: VC  rất cần, để đưa lên You Tube, những cá nhân như LCD, hơn là chính những cá nhân như họ cần...  vấp ngã, để nhân dân có dịp cám ơn họ!]

Trong Bóng đêm giữa ban ngày, tay cựu truởng lão VC Liên Xô Rubashov đi ngược lại, nghĩa là, ông theo đúng luật trở ngược đến tận cùng cay đắng - chỉ để khám phá ra rằng ‘lô gíc không thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi đầy dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.’
Hai cuốn, cuốn nọ bổ túc cho cuốn kia, và cả đều tận cùng bằng tuyệt lộ.

*
Trường hợp Võ Phiến cũng thật quái, y hệt như thể, trong ông, cái chân thiện uýnh lộn tàn bạo với cái xấu xa, thiên tài trùm thiên hạ VS cái tiểu tâm, cái đố kỵ cũng trùm thiên hạ.
Quái, là một người tài như ông, tại sao mà cũng bị phỉnh nhờ bởi một lũ bất tài, thản nhiên để cho chúng bợ đỡ?
Cả một lũ như thế, chưa tên nào viết ra được một điều sáng giá, mới mẻ, cách tân… về ông.
Khó hiểu thật!
Chỉ có thể giải thích bằng thái độ đố kỵ của ông với cái đám Bắc Kít Di Cư làm trời tại Sài Gòn, trong khi ông ở mãi tít vùng Tây Vực, tài năng như trời, mà chẳng ai để ý tới, nhắc tới, chẳng có lấy một mống đệ tử, trong khi TTT thì cả một đống đàn em xúm xít nay Quán Chùa, mai tòa soạn Tiền Tuyến!
Hà, hà!
*
Cái sự đố kỵ này không phải là của riêng Võ Phiến, hay của riêng bất cứ một ai. Về già, thấm thía nỗi đau Cái Độc Bắc Kít, Gấu suy ra là, chính chữ S là nguồn cơn của tai họa. Nước Mít, thoạt đầu chỉ là nước Bắc Kít, rồi do ‘mở mang bờ cõi’, đánh cướp mãi xuống phía Nam, tiêu diệt hết các giống dân khác, cuối cùng chỉ còn lại một giống Mít, thế là chúng quay lại cấu xé, thù hận lẫn nhau.
Ngay huyền thoại mở nước Mít, Con Rồng Cháu Tiên, là đã tiên tri ra cái chuyện ăn cướp, tiêu diệt các giống dân khác, rồi tiêu diệt lẫn nhau rồi!
Sở dĩ, VP, trong VHTQ, có những dòng ‘chẳng ra gì’ với nhóm Sáng Tạo, duyên do sâu thẳm của nó, là cũng ở chữ S khốn nạn mà ra.
Gấu này, về già, nhìn lại, mới nhận ra là, ông bạn “cũng đáng quí”, là me-xừ "Mít Butor", thù ghét Gấu, cũng là do chữ S.
Chán thế!
*
Cái tít Yesterday’s Man, của Applebaum, về K, có thể áp dụng cho VP.
Tuy nhiên, chúng ta quá rành về cái ngày hôm qua của K, còn với VP, chúng ta chỉ biết mù mờ, qua vài hàng tiểu sử của NHQ về VP.
Cũng trong cuốn VP của ông, NHQ viết, “Đến nay, vẫn có nhiều người lầm, viết trên sách báo đâu đó là VP bị cộng sản kết án tử hình. Không đúng.”

V/v phản động, cũng NHQ cho biết, ‘trong vụ này, Đoàn Thế Khuyến [cháu họ VP], bị tử hình, Lam Giang [thầy cũ VP] khổ sai chung thân. Bản án dành cho VP tương đối nhẹ, 8 năm, theo NHQ, có thể vì công tố viên toà án nhân dân VC là Quách Tạo, em ruột Quách Tấn. VP chỉ ở tù có hai năm, một trước khi xử, và một sau khi xử. Tháng 9. 1954, theo hiệp ước Genève, ông được thả.

Tô Hoài, trong cuốn Chiều Chiều, hồi ký viết lúc chót đời, ông còn đưa ra nhận xét là những người làm công tác đưa người ra Bắc vào năm 1954 (chiến dịch Tập Kết), đã "bỏ sót" hai người, Lam Giang (một trong những đảng viên thuộc hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng), và Võ Phiến (một người theo Việt Minh những ngày đầu, sau bị ghép tội phản động, và đã về thành, nhân hiệp định Genève 1954).
Thật sự, không phải bỏ sót, mà VP được một tay VC bự vờ cho chuồn về thành. Vụ này, Gấu nghe qua một đấng VC rất bảnh, nói riêng cho Gấu biết, lần Gấu về lại Đất Bắc.

Chúng ta chỉ biết có vậy về vụ án phản động.
Giá mà VP chơi một cuốn hồi ký, thì hay biết mấy.
Nhưng bây giờ, muộn quá rồi, theo bài viết của TD trên VOA.
Tô Hoài cho biết, đang tập dượt để viết hồi ký.
*
Ấn tượng nhất là lúc ấy hầu hết công nhân làm phu đồn điền cao su ở Dầu Tiếng đều là người quê tôi: Sơn Tây,  Hà Đông. Cho nên, tôi gặp cả bạn bè, có cả người trong họ. À này, bởi thế cho nên khi chống Pháp, trung đoàn Miền Đông có nhiều người Bắc là vì vậy đấy.
Tô Hoài
*
Vào cái thời của Gấu, và trước Gấu, bạn chỉ cần một truyện ngắn, một bài thơ, cùng xuất hiện với bạn, là xong. VP với những truyện ngắn đầu tay, như Người Tù, là như vậy. Ông ở tít xứ Tây Vực, mà Sài Gòn đâu có không biết đến ông đâu? Sau này, khi ông vô Sài Gòn, viết đủ thứ, nhưng theo Gấu, đều thường thôi, và do nhu cầu, do đòi hỏi của một tờ báo, mà viết. Đọc những bài ông viết về văn học thế giới, dưới cái tên Tràng Thiên, dân trong nghề đều biết tỏng, mấy thứ đó được lược dịch từ những tạp chí văn học nước ngoài. Đòi hỏi của tòa soạn, là như vậy, và cái đọc của VP, cũng chỉ đến thế.
Bây giờ, nhờ có net, thượng vàng hạ cám đều tha hồ xuất hiện trên chốn giang hồ, thành thử trở thành nhà văn nhà thơ quá dễ, và than ôi, quá khó! Làm sao bạn lọc ra được trong đống rác khổng lồ đó, một bài thơ, một truyện ngắn cho ra hồn? Có khi, bạn vớ được một con cá quí, tưởng khám phá ra một thiên tài, hóa ra là đồ đi chôm!
Thường là vậy, vào thời net này!
Nên nhớ, có nhiều tác giả, nhiều người viết, do sống lâu mà thành tên, chứ không phải do có tác phẩm hách xì xằng. Cả một diễn đàn Hậu Vệ, sau bao nhiêu năm tháng, chưa tạo nổi một người viết, có, chỉ một bài, làm người đọc không thể quên được. Da Mầu thì cũng thế. Talawas thì không thể nào coi là diễn đàn văn học được.
Đa số người viết có tên có tuổi hiện nay, là đều xuất thân từ VHNT của PCL. Họ đều trở thành những tên tuổi, nhưng chẳng ai biết đến “một” tác phẩm của họ. Trong khi, nói đến VP là biết ngay tác giả của Người Tù, của Thác Đổ Sau Nhà, của Kể Trong Đêm Khuya là cha đẻ của những Bốn Thôi, Ông Ba Đồng Thời…
Nhìn như thế đó, độc nhất một diễn đàn trên lưới hiện nay, xứng đáng, vì có một số tác giả, lâu lâu, “thi thoảng” đem đến cho độc giả một kinh ngạc, một khám phá, là Gió O của bà Lê Thị Huệ! Giá mà bà này khiêm tốn một tí thì còn xứng đáng hơn nhiều, bởi vì cái kiểu “nhà thơ hàng đầu, nhà trí thức hàng đầu, nhà biên khảo hạng nhất…” chỉ làm độc giả nhột, chưa nói, tác giả, càng nhột!
*

Đến bây giờ, thì có lẽ ai cũng nhận ra một sự thực, sự ra đời của trang ảo làm nhà văn thứ thực biến mất. Một tác phẩm văn học, nó cần phải được ôm ấp, cưu mang hàng bao nhiêu năm tháng, giống một cái trứng sau khi thụ tinh, nằm trong bụng bà mẹ. Bây giờ, do có net, nhất là do có những trang free, nhà văn xuất hiện không cần đến cái bụng của bà mẹ nữa.
Gấu vẫn thường băn khoăn, tại làm sao, lúc sau này, thật khó kiếm một truyện ngắn hay, một bài thơ thần sầu. Lý do là như trên. Sở dĩ trang Gió O lâu lâu có cái hay, vì những tác giả của nó đều đã là nhà văn nhà thơ rồi, có thể như vậy chăng?