*







*


Đọc lại Bóng đêm, gặp lại những xen gây ấn tượng khi đọc lần đầu vào lúc mới lớn, biết trí nhớ không đánh lừa, Gấu bồi hồi tự hỏi làm sao mà có thể bịa ra được cái xen Ông Số 2 dí mẩu thuốc đỏ hỏn vào lòng bàn tay, để thử sức chịu đựng của mình nếu bị tra hỏi?

His last cigarette was nearly at an end; it was burning his finger-tips; he let it drop. He was about to stamp it out, but thought better of it; he bent down, picked it up, and stubbed out the glowing stump slowly on the bad of his hand, between the blue snaky veins. He drew out this procedure for exactly half a minute, checking it by the second hand of his watch. He was pleased with him self: his hand had not twitched once during the thirty seconds. Then he continued his walk.
The eye which had been observing him for several minutes through the spy-hole withdrew.
Gấu học được một từ: cái lỗ hổng trên cửa xà lim, tiếng Anh kêu là ‘lỗ nhòm’, spy-hole; vậy mà bao lâu Gấu gọi là cái lỗ đầu ruồi!

Còn đây là câu chuyện anh Rip của Koestler.
Anh tù này ở xà lim kế bên Rubashov, mang số tù 406 là tên, nhưng với bạn tù, Rip Van Winkle. Ở trong tù họ liên lạc với nhau bằng cách gõ lên tường những tín hiệu Morse. Và số 402 giải thích:
406 trước kia là thầy giáo dậy môn xã hội học, tại một tiểu bang nhỏ vùng đông-nam Âu Châu. Vào cuối cuộc chiến vừa qua, anh tham gia cách mạng bùng nổ tại xứ sở của anh, như trong hầu hết những xứ sở Âu Châu. Một ‘công xã’ được thành lập, và dẫn dắt nhân dân đi trên con đường thanh bình hạnh phước, lãng mạn cách mạng được chừng vài tuần lễ., và chấm dứt bằng một cuộc tắm máu. Những tay lãnh đạo cuộc nổi dậy thì đều là dân tài tử, nhưng cái đám đầu trâu mặt ngựa ‘trấn lột’ mạng sống của họ, và của cách mạng, thì đều là dân nhà nghề, giết người như ngoé, mặt lạnh như tiền. Số 406, được cách mạng phong chức thật kêu, “Bí thư Soi sáng Nhân dân” [State Secretary for Enlightenment of the People], bị kết án tử bằng cách treo cổ. Anh đợi một năm để được thi hành án, nhưng rồi án đổi qua tù chung thân. Anh trải qua hai mươi năm án tù. Trong 20 năm, anh bị giam riêng, ngăn cách hẳn với thế giới bên ngoài, không báo chí, la dô, internet mẹ gì hết. Anh gần như hoàn toàn bị bỏ quên, thế rồi, bất thình lình, một buổi sáng đẹp trời, do cái lệnh ân xá toàn quốc, nhân ngày sinh nhật Bác, thì cứ nói đại như vậy, anh được thả. Rip Van Winkle, sau hơn 20 năm trong ngủ yên trong bóng tối, lại thấy mình trở lại với thế giới.
Anh đáp xe lửa xuôi Nam, trở về xứ sở của những giấc mơ của anh. Có thể, do ở tù, không được nói trong hơn 20 năm, anh trở nên hơi nói nhiều. Có thể, anh nói với mọi người về cái thế giới ở đây, khi anh tưởng tượng ra nó, khi ở tù. Có thể, anh hỏi thăm đám bạn bè cũ sao đâu mất tiêu, những vì anh hùng cách mạng ngày nào, nhưng đã trở thành kẻ phản bội, những tên điểm chỉ… Thế là chỉ 14 ngày sau, anh bị tóm cổ trở lại, và trở thành mát cái đầu, suốt ngày lảm nhảm, gõ tành tạch lên tường, câu khẩu hiệu, Vùng lên hỡi

*

Arthur Koestler và cú điểm trúng tử huyệt của đế quốc Cộng Sản.
Bóng Đêm Giữa Ban Ngày.

Coetzee, trong bài viết về Joseph Brodsky, đã nhắc tới một nhận định của nhà thơ Olga Sedakova, theo đó, thành tựu lớn lao nhất của Brodsky, là đã "đặt một cái dấu chấm hết ở cuối trào lưu văn học Xô Viết."
Ông làm được vậy, theo Coetzee, là do, đã lấy lại cho văn học Nga cái chất quí hiếm mà nền kỹ nghệ văn hóa Xô Viết, nhân danh chủ nghĩa lạc quan, đã vứt vào thùng rác: Thân phận bi đát được làm người, hay, cảm nhận bi đát về đời sống, a tragic perception of life.
Nếu Brodsky là người đặt dấu chấm hết, Koestler là người dóng tiếng chuông báo tử đầu tiên cho đế quốc Cộng Sản, với Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [1940], như David Cesarani, trong Athur Koestler: The Homeless Mind, viết: "Hiệp cuối của đế quốc Xô viết, xẩy ra vào năm 1989-1990, đã bắt đầu cùng với sự xb của cuốn "Đêm hay Ngày" [Darkness at Noon, 1940. [The final rout of the Soviet imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon.]
Đêm hay Ngày  là tên bản tiếng Việt đầu tiên của nó, do Phòng Thông Tin Huê Kỳ ấn hành, thời điểm 1954, cùng với vụ di cư của đồng bào miền Bắc.

Đọc Đêm hay Ngày, ngay những ngày đầu vô Nam, Gấu chỉ còn giữ được một hình ảnh của nó. Đó là khi Rubachov bị đồng chí tống vô tù, trong phòng giam, nghĩ tới những cú tra tấn sắp sửa, anh "VC" nhiều tuổi Đảng hơn cả Đảng bèn dí cái đầu điếu thuốc đang cháy bỏng vô lòng bàn tay. Đang say sưa lịm người với thú đau thương, giật mình ngó lên, chàng thấy tên lính gác đang đăm đăm nhìn bằng con mắt cú vọ, qua lỗ đầu ruồi (?), ở cửa phòng giam. Tên gác bèn nhếch mép cười khinh bỉ, đóng sập đầu ruồi, và bỏ đi.

Milosz, trong cuốn sách ABC  của ông, dưới "đầu vào" [entry] Koestler, đã nhắc tới nhà thơ Aleksander Wat, và cuộc trò chuyện của Wat với một tay cựu Bôn-sê-vích, the old Bolshevik Steklov, liền trước khi xẩy ra cái chết của tay cựu đảng viên đáng kính này, trong nhà tù Satarov.
Theo Steklov, những tay như Rubashov thú tội, ngay cả những tội mà họ không hề phạm, không phải do tra tấn, mà là do quá tởm quá khứ đầy ứ những tội ác của họ. Và cái chuyện tự làm nhục chính họ, một lần nữa, chẳng tốn kém gì, và tra tấn là không cần thiết.
[According to Steklov, they confessed out of disgust at their own past: they each had so many crimes on their account, that it cost them nothing to demean themselves once more and torture was not necessary].
NKTV