Tạp Ghi
Những
Con Hoang
Của Sartre
2
3
4
|
Những
Đứa Con Hoang Của Sartre
I
Dire
que l'homme 'existe' signifie
qu'il remarque qu'il est
d'abord tout simplement présent et que son destin est d'être confronté
à sa
propre présence.
[Nói rằng con người 'hiện hữu' có nghĩa là, nó nhận ra, nó
thì sờ sờ ra đó, và số kiếp của nó, là suốt đời gầm gừ với cái bản mặt
của
mình].
Sự thực, như Heidegger nói, trong bài giảng của ông vào năm
1935, về siêu hình học, là tự do. Chỉ có vậy. Không chi khác.
Sartre viết và cho xuất bản Hữu thể và Hư vô ở Pháp khi bị
Nazi chiếm đóng. Tác phẩm phát triển qua một màng lưới thật tế vi, cả
một triết
học chống lại chủ nghĩa toàn trị. Với tư tưởng toàn trị, con người là
một món
đồ vật: Pour la pensée totalitaire, l'homme est une chose.]
Rudiger Safranski: Heidegger và thời của mình. [Bản dịch
tiếng Pháp, từ tiếng Đức, của Isabelle Kalinowski. Tủ sách bỏ túi, tiểu
luận,
Grasset. 1996].
Tình
cờ gặp HNB,
bữa Vinh Danh & Hội
Ngộ của cựu học sinh trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn ngày nào, tại San
Jose.
Nhân đọc một bài viết trên talawas, thấy có
nhắc, và có "phong" cho Gấu, là một trong những đứa con hoang của
Sartre.
Bèn nhớ lại những ngày ở Sài Gòn.
Tác
giả bài viết trên
talawas chỉ đưa ra giả thuyết, rằng đám viết lách thập niên 1960 tại
miền nam [thế hệ của Gấu!], say mê hiện sinh, nhưng do đọc, và
hiểu không đến
nơi đến chốn, nên liệu có thể coi, đây là đám con hoang của
Sartre?
Chắc
chắn - nói theo Thanh Tâm Tuyền, trong bài viết tưởng niệm Mai Thảo
trên tạp chí Thơ - Gấu và đám Bắc Kỳ di cư 1954, là những đứa con
"tư sinh" [chữ của TTT] của một miền đất,
và bị nó ruồng bỏ.
Ngay
ngày đầu, đặt chân xuống cảng Sài Gòn, Gấu tui
đã cảm
nhận ra điều này.
Rằng mi cũng chỉ là một tên "Yankee", mà thôi.
[Và
đó là lý do mi chọn Faulkner làm
"sư phụ", như
trong một bài viết mi đã từng thú nhận?]
Đây
cũng là lý do, theo một ông bạn
văn của Gấu, giải thích,
về trường hợp Gấu tui xin làm đệ tử Faulkner:Trong tiềm thức của mi,
vẫn ẩn
tàng một tên Yankee [Bắc quân] xâm lược, và mi cảm thấy nhục nhã vì
thế, ngay
từ những ngày đầu được nắng miền nam sưởi ấm.
Đây là điều Rushdie không nhận ra, khi giải thích tại sao
Faulkner lại là ông thầy của nhiều nhà văn, thí dụ như Garcia Marquez,
và được
rất nhiều độc giả từ rất nhiều quốc gia trên thế giới tìm đọc: Trừ ở
Mẽo.
[Ảnh hưởng]
Gấu
tui sẽ trở lại với Sartre, và ảnh hưởng của ông, ở miền
nam, trong một lần khác. Với riêng tui, ảnh hưởng của Sartre, chỉ là
một câu
văn trong Buồn Nôn. Và tui tới với Buồn Nôn, qua Bếp Lửa của Thanh Tâm
Tuyền,
như tôi đã có lần viết về nó, trong bài viết Một
Người Anh
Tôi
đã đọc Bếp Lửa, khi cuốn sách
"xuống đường".
Tôi vẫn nghĩ, nếu cuốn sách không được nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng
quyết
định đem ra bán "xôn", liệu nó có tìm ra những độc giả của nó hay
không. Tôi muốn nói, tôi đã đọc cuốn sách vào đúng lúc mà, như Paul
Nizan đã
nói giùm: Tôi năm nay hai mươi tuổi và không cho phép ai được nói, đó
là tuổi
đẹp nhất trong một đời người. Tam Ích có lần than thở, tuổi trẻ của ông
thật
không may, vì đúng vào lúc mơ mộng nhất, ông lại vớ phải những cuốn
sách viết
về những lò thiêu người của Đức Quốc Xã. Có lẽ tôi chỉ may mắn hơn ông
một chút
xíu.
Sau Bếp Lửa là Kẻ Xa Lạ, của Camus, rồi Bức Tường, Buồn Nôn,
của Sartre.
Bếp Lửa làm tôi nhớ Hà-nội, cùng nỗi đam mê viết về tuổi
thơ, về đất Bắc. Trên hết, và sau hết vẫn là câu hỏi, nhức nhối đến tận
bây
giờ: Tại sao bỏ vào Nam.
Kẻ Xa Lạ là cơn choáng váng về phận người, cho dù không có
cuộc chiến đang chờ đợi: Suy nghĩ coi cuộc đời có đáng sống hay không.
Chính một câu văn trong Buồn Nôn, ngay ở đoạn Nhật Ký Không
Ngày Tháng ["Hà cớ sao lại sợ hãi một cuộc sống bình thường như thế
này?"] đã cho Gấu tui can đảm cầm cây viết, như nhân vật Roquentin của
Sartre.
Tuy nhiên, cần nhắc lại ở đây, quá khứ con hoang của Sartre,
của Gấu, trước 1975, nếu có, thì đều ở trong những bài viết lẻ tẻ trên
các tạp
chí, và không hề được xuất bản thành sách, và được cuộc phần thư của
những
người CS thiêu sạch, thực sự Gấu chẳng thể nhớ tên, dù chỉ một bài.
Gấu tui chỉ xin giữ lại, tập truyện mỏng dính đầu tay, may
mắn làm sao được một anh lái sách, xuống thuyền còn cố mang theo.
Những Ngày Ở Sài Gòn.
*****
Đây
là một, trong một
vài câu, mở ra "cõi văn
chương" của Gấu.
"Qu' y a- t- il à craindre d' un monde si régulier? Je
crois que je suis guéri"
[Có gì mà sợ một thế giới bình thường như vậy? Tôi nghĩ là
tôi đã khỏi bệnh].
Câu này nằm ngay ở một trong những trang đầu, "những
trang không ngày tháng", mở ra nhật ký Roquentin, hay cuốn Buồn Nôn,
của
Sartre.
Nói đúng hơn, nó mở ra truyện ngắn đầu tay của Gấu: Những
Con Dã Tràng
*****
Về
cuốn Buồn Nôn, Gấu có vài kỷ niệm.
Một lần, ông anh rể của Gấu, Hiếu Chân, tức Nguyễn Hoạt -
còn là thầy kèm Pháp văn tại gia cho Gấu, thời gian học Đệ Tứ trường
Thành
Công, ở Hoà Hưng. Giáo sư Pháp văn của Gấu là Chu Tử. Ông còn là hiệu
trưởng -
hỏi thằng em:
-Mày có cuốn Buồn Nôn, đưa tao xem thử coi.
Đó là thời gian Sài Gòn đang lên cơn sốt hiện sinh. Ông anh
thấy thằng em coi bộ lậm, bèn kiểm tra!
Đọc chưa hết mấy trang không ngày tháng, ông quẳng Buồn Nôn
lại cho thằng em, phán:
-Thằng này viết, tao chẳng hiểu gì cả!
Kỷ niệm thứ nhì, với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, trong một lần
ngồi quán Cái Chùa, Gấu đã kể ra rồi, trong bài viết "Sartre, Huỳnh
Phan
Anh, và Gấu".
Ông
nhà thơ trợn mắt hỏi thằng em tập
đang tập tễnh đua đòi
"viết văn":
-Cậu 'hiểu' nó hả?
Thằng em thu hết can đảm, nói:
-Em nghĩ là em hiểu!
Ông anh nhà thơ thở dài, ra ý hồ nghi, nhưng cũng có tí tò
mò, biết đâu còn có tí "thán phục":
-Thế thì cậu hơn tớ rồi!
Nhưng
những kỷ niệm tuyệt vời nhất,
đều thấp thoáng một bông
hồng.
Bông Hồng Đen.
Bạn cứ thử tưởng tượng, một con gấu, ngồi trong một quán cà
phê túi Sài Gòn, nơi Chợ Đũi, đọc Sartre, và khi vừa đọc xong câu này:
'Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình, khi đối mặt tha
nhân, tình yêu, và cái chết"
[A chaque époque, l'homme se choisit en face d'autrui, de
l'amour, de de la mort]
và bóng dáng của cả ba nhập thành một, và là Bông Hồng Đen,
xuất hiện trước mắt Gấu.
Cái còn lại, là cả một trời Sài Gòn hạnh phúc.
****
Qua
Sartre tôi đọc được câu này, của
Paul Nizan:
"Tôi năm nay hai mươi tuổi, và không cho phép bất cứ
một ai được nói, đó là tuổi đẹp nhất trong đời một người."
"J'avais vingt ans, je ne permettrai à personne de dire
que c'est le plus bel age de la vie."
Paul Nizan: Aden
Arabie.
Và tôi cũng tưởng tượng, tuổi trẻ của mình sẽ như là của
Nizan, qua diễn tả của Sartre:
Nizan đã sống cạn tuổi trẻ của mình, không để thừa một giọt
nào.
Nhưng "thảm thay", Nizan là một tay cộng sản. Anh
20 tuổi vào năm 1929, "giữa thời hậu chiến, của một cuộc chiến vừa chấm
dứt". Anh viết cuốn "Mưu Phản", La Conspiration, Sartre không
tin anh muốn viết tiểu thuyết, và tự hỏi, liệu một tay cộng sản có thể
viết
tiểu thuyết?
Đó là sự khác biệt. Trước mắt Gấu, là một cuộc chiến, trong
khi Gấu, ở trong một thành phố nhớ một thành phố khác, và mơ tưởng viết
một
cuốn tiểu thuyết nối được cả hai.
Như được miêu tả trong Những Ngày Ở Sài Gòn.
***
Về già, Gấu
cứ tưởng tượng, giả dụ, có
một thanh niên miền
bắc, cùng tuổi, vào cũng những ngày tháng như vậy, và cũng như Gấu, đọc
Sartre,
khám phá ra những câu trên, liệu anh ta còn tin rằng:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm?
|