Tạp Ghi
Những
Con Hoang
Của Sartre
1
3
|
Những Đứa Con
Hoang Của Sartre.
II
Steiner,
trong bài điểm cuốn Thế Kỷ của Sartre trên tờ TLS, có phán một
câu xanh rờn, Gấu nhớ đại khái:
Chỉ cần chiêm ngưỡng cái cảnh đôi tình nhân Sartre, Simone de Beauvoir
tay trong tay, tiến vào một tiệm ăn nổi tiếng tại Paris, dùng bữa điểm
tâm, là đã tham dự vào dòng văn học nghệ thuật hách xì xằng nhất của
thế kỷ: dòng văn chương hiện sinh!
Ông
anh rể, nhà văn Nguyễn Hoạt, nhà báo Hiếu Chân, đíp-lôm-mê thời Tây,
giáo sư Pháp văn tại gia của Gấu, quẳng Buồn Nôn vào thùng rác, 'chẳng
hiểu thằng chả viết cái gì', chắc chắc không phải tại ông dốt tiếng Tây.
Khi nhà
thơ Thanh Tâm Tuyền 'than", 'như vậy là cậu hơn cả tớ rồi', theo tôi,
ông
nhận ra sự cách biệt giữa hai độc giả của cuốn sách, như nhân vật Tâm
trong Bếp Lửa nhận ra sự cách biệt giữa anh ta và ông Chính, người cha
dượng của anh.
"Ông không
hiểu được chúng tôi".... Năm 45, ông là đảng viên Quốc Dân
Đảng và có dự vào cuộc tương tàn lịch sử. Tuy thế, tôi cho là hai thế
hệ gần nhau nhất vẫn khó đồng ý với nhau." [Bếp Lửa].
Tuy chỉ
hơn thằng em một hai tuổi, nhưng thế hệ của ông, với những người bạn,
thí dụ như anh chàng Đại trong Bếp Lửa, trốn động viên, mê Mác xít và
chỉ chăm chăm chờ dịp vô bưng, lên rừng, chắc chắn là khác hẳn số phận
một thằng bé Bắc Kỳ như Gấu, nhờ 'cơ may', nhờ vận rủi đất nước chia
đôi được
tầu há mồm đớp vào bụng, nhả lên tầu chiến Rắn Biển, thuộc Đệ Thất Hạm
Đội Huê Kỳ, theo tầu xẻ dọc biển Đông,
tới Cảng Sài Gòn, cho đi học, cho đậu bằng tú tài, cho đi làm công chức
Bưu Điện, tới lúc đó, mới cho phép trực diện với cuộc chiến, qua lệnh
Tổng Động Viên, số phận hai độc giả đó khác nhau.
Thanh Tâm
Tuyền
đã từng làm giáo sư dậy môn Mác xít tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Còn Gấu, nếu
có mê Mác xít, thì cũng chỉ coi đó, là một môn
"học", như
mọi môn học khác.
Nhưng với hiện
sinh, 'Gấu' không đọc, không tìm
hiểu, mà là sống nó. Tôi muốn nói, tôi sống, những câu văn, thí
dụ như câu đã trích dẫn ở trên.
"Vào mỗi thời
đại, con người nhận ra
mình, khi đối diện tha nhân, tình yêu, và cái chết."
Và Paul Nizan
- mà tôi đọc qua Sartre - vào lúc Âu Châu vừa qua một
cuộc
chiến, bèn hục hặc với tuổi trẻ của mình, "Tôi năm nay 20 tuổi và không
cho
phép một thằng [già] nào được nói, đó là tuổi đẹp nhất trong đời một
người", anh nói hộ tâm trạng của Gấu tôi, khi sắp sửa bước
vào cuộc chiến.
Chính VC đã
'cứu' Gấu, sống sót cuộc chiến!
Kẻ nội thù.
Mới đây thôi, trong lần Gấu đi San Jose gặp mấy ông
bạn cùng bị tù ở trại cấm Sikiew Thái Lan, thăm Cầu Vàng Cựu Kim Sơn,
và thăm Tiểu Sài Gòn, hai trái mìn claymore vẫn còn nhắc Gấu: Đừng quên
hai đứa tớ nhé!
Số là, sau vụ
911, và do báo động xanh đỏ vàng tím da cam... các cửa ải
qua Mẽo
đều kiểm soát chặt chẽ. Tuy Gấu đã lột bỏ mọi khí giới dính trên người,
nhưng cứ mỗi lần qua cửa ải, là chuông reo, là "Ê, lui trở lại".
Cuối cùng, là khám
riêng, là "Cởi quần áo ra!' Tới lúc đó, Gấu mới nhớ, bên trong cơ thể
Gấu, có lận một thanh kim loại, thay cho khúc xương tay trái bị mìn VC
xơi, ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, bờ sông Sài Gòn, vào
năm 1965, ngay sau khi Mẽo đổ quân tại bãi biển Đà Nẵng.
|