Tạp Ghi
Những
Con Hoang
Của Sartre
|
Những Đứa Con
Hoang Của Sartre.
III
Đọc để sống,
chứ không đọc để
hiểu.
Nghe một người bạn nói, trong một số báo Văn Học, NVT có nhắc tới Gấu,
cùng nhóm bạn "tiểu thuyết mới" và những ngày ở Sài Gòn, và vẫn qua
người bạn, NVT phán, Gấu không hiểu gì về Sartre, theo ý, muốn hiểu
Sartre, là phải thuộc giới khoa bảng.
Có thể cũng cùng một ý đó, mà me- xừ Đ, trong một bài trên talawas, đã
lọc ra, trong số
những đứa con hoang của Sartre, không thể có Gấu, vì "thằng cha này"
không thuộc giới khoa bảng. Hoang hay không hoang, bảng hay không bảng,
trong số những người mà NVL nhắc tới đó, không có me-xừ Đ, và tôi sợ
rằng, đây mới là lý do ông bực mình, dẫn tới bài viết vội vã,
chắc
vậy, chủ yếu là phạng me-xừ NVL. Dưới mắt NVL, hình như cũng chỉ có
me-xừ NVT - nghe nói là anh, hoặc em của ông? - hiểu Sartre, hiện sinh,
nghĩa là không phải là con hoang, mà thôi.
Me-xừ Đ. này, Gấu không nhớ, cho tới khi gặp tại Tiểu Sài Gòn. Ông đã
từng tới nhà của Gấu chơi, cùng với PKT, anh của Bông Hồng Đen, thời
gian Gấu học Toán Đại Cương, có lẽ vậy, khi ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.
Chuyện khen chê, hiểu hay không hiểu, khoa bảng hay không khoa
bảng, thực sự không làm phiền Gấu, nhất là ở vào tuổi gần đất xa trời.
Nhưng bật ra từ đó, là sự dẻ bỉu này: Gấu, học thì đã học chương
trình Việt, bằng thì chỉ mới có cái bằng tú tài, mà cũng không được tú
tài triết nữa, làm sao dám đọc sách ngoại, làm sao dám nói hiểu hiện
sinh, hiểu Sartre?
Cái sự đọc tác giả nước ngoài, với Gấu, ngược hẳn với quan niệm thông
thường. Gấu tìm đọc họ - và luôn cả những tác giả Việt khác - không
phải để hiểu họ, mà để hiểu Gấu.
Học
ngoại ngữ, đọc sách ngoại, là để rành tiếng Việt, hiểu người Việt.
Theo nghĩa đó, Gấu không "hiểu", mà "sống" kinh nghiệm Buồn Nôn, của
Sartre, sống một vài câu văn ở trong một tác phẩm.
Như kinh nghiệm này, mà Gấu đã từng kể, là lần đọc Buồn Nôn trong một
quán cà phê Tầu ở Ngã Sáu Sài Gòn; đọc tới câu, "tôi đi như một đoàn
quân đang ầm ầm xuống phố", Gấu đã phải bỏ sách, bỏ quán chệt, đứng
dậy, biến mình thành Roquentin, biến Havre thành Sài Gòn, và cứ thế ầm
ầm xuống phố!
Kinh nghiệm này,
Gấu tôi đã kể, rải
rác, trong những bài viết về thời của Gấu, ở trong Những Ngày Ở Sài
Gòn, Một Người Anh, Sài Gòn, Khu Chợ Đũi, Huỳnh Phan Anh, và tôi. Thú
vị là, cái cảnh hùng tráng "tôi đi như cả một đoàn quân đang ầm ầm
xuống phố".... "tôi thấy tương lai đang đợi tôi ở một ngã tư đường phía
trước mặt", của Roquentin trong Buồn Nôn, cả hai đứa, Huỳnh Phan Anh,
và
tôi đều đã sống, trong thành phố Sài Gòn, trong khi chờ đợi cuộc chiến,
đúng ra, chờ ngày nhận giấy trình diện phòng tuyển mộ nhập ngũ, và
sau đó, Trung Tâm Ba, Vườn Tao Ngộ, Ba Tháng Quân Trường, là Quang
Trung, Thủ Đức.
"Villa
trông ra biển. Tường phía trước thấp...", truyện ngắn "Những
con dã tràng", truyện đầu tay của tôi được viết ra từ cát, biển Nha
Trang,
nhưng thực ra là từ cái không khí "chết người" của Kẻ Xa Lạ, của Buồn
Nôn:
Tôi tự hỏi cớ sao lại sợ hãi một thế giới bình thường như
vậy...(Sartre.
La Nausée).
[Một Người Anh]
Hối hả
đọc, hối hả sống, như để chạy đua với thần chết, với chiến
tranh, cố nuốt nhanh nuốt gọt, mọi thức ăn của trần gian này, để lỡ ngã
xuống, có chút tự hào, rằng đã nhận ra rằng, tại sao mình chết, trong
cuộc chiến tức tưỏi này. Đó là kinh nghiệm của Gấu tôi, và bè bạn, khi
đọc Sartre, Camus...
|