Còn
nhớ, khi Thiệp mới xuất hiện [chàng giáo viên từ đỉnh
núi Hua Tát hạ sơn, gióng lên hồi chuông Không Có Vua, đâu có thua gì
Zarathustra báo tin Thượng Đế đã chết?],
người thì chúc, đừng thuận buồm xuôi gió, người thì lo, coi chừng tẩu
hỏa nhập
ma.
Chúng ta tự hỏi, tại sao lại có những lời vừa mừng vừa lo
như thế?
Và liệu, ông có chứng nghiệm, và quá nữa, xứng đáng, với
những lời tiên tri như vậy về ông?
Trở
lại với câu phán của Dương Tường, nhà văn chúng ta dốt
quá.
Như vậy, cần đọc những gì, những ai, để cho bớt dốt?
Theo
tôi, những nhà văn ở trong nước cần đọc những nhà văn
từ trong những nước CS đã nói "không" với chế độ đó. Những Milosz,
Manea....
Cởi chuông phải là người buộc chuông, Nguyên Ngọc là người
đầu tiên nhận ra điều này - cũng như trước đây, ông là người đầu tiên
ngửi ra văn tài
của Thiệp - khi giới thiệu Kundera với nhà văn và độc giả trong nước.
Theo
tôi, vẫn có những sử thi của thế kỷ 20.
Hai tác phẩm sử thi của thế kỷ 20 là hai tác phẩm lớn lao về
điêu tàn.
Thi khúc [Cantos ] của Pound, và Thương Xá, [The Arcades
Project], của Benjamin.
Từ
một khoảng cách, tuyệt tác của Benjamin, kỳ cục thay, gợi
nhớ một điêu tàn lớn lao khác của văn học thế kỷ 20, "Thi khúc"
("Cantos"), của Pound. Cả hai tác phẩm đều được chiết ra từ những năm
tháng đọc sách theo kiểu cú vọ (jackdaw reading). Cả hai đều được dựng
nên từ
những mẩu đoạn và những trích dẫn, và trung thành với một thẩm mỹ học
hiện đại
bậc cao, về hình ảnh và dàn dựng. Cả hai đều có tham vọng kinh tế và
đều nằm
dưới sự chứng giám của những nhà kinh tế (một bên là Marx, và một bên
là Gesell
và Douglas). Cả hai tác giả đều có đầu tư vào
trong
những ngành cổ học, và cả hai đều đánh giá quá cao sự thích nghi của
chúng đối
với thời đại của chính họ. Chẳng người nào biết, khi nào thì dừng. Và
cả hai,
sau cùng đều tiêu ma vì con quái vật là chủ nghĩa phát xít. Với
Benjamin, là
một kết cục bi đát. Với Pound, ô nhục.
Coetzee: Những Kỳ Tích Về Benjamin
Thương
Xá, The Arcades Project, của Benjamin mở ra bằng câu
thơ của một thi sĩ Việt Nam,
để vinh danh Paris,
Kinh Đô Thế Kỷ 19:
The
waters are blue, the plants pink, the evening is sweet
to look on;
One goes for a walk; the grandes dames go for a walk; behind
them stroll the petites dames.
[Những dòng nước xanh, cây cối đỏ hồng, buổi chiều nhìn thú
biết bao;
Người ta đi dạo, những mệnh phụ phu nhân đi dạo, theo sau
nhẩn nha là những phụ nữ bình dân]
Nguyen Trong Hiep, Paris, capitale de la France:
Receuil de vers (Hanoi,
1897), poem
25.
Bản tiếng Anh của Harvard University Press.
Nguyên
bản tiếng Pháp [do Nguyễn Tiến Văn sưu tầm]:
Les eaux sont bleues et les plantes roses;
Le soir est doux à contempler;
on se promène.
Les grandes dames se promènent;
derrière elles vont et viennent de petites dames.
Nguyễn
Trọng Hiệp [1934-1902], danh thần đời Tự Đức, quê Hà
Đông, tác giả những bộ sử quan trọng như Minh Mạng Chính Yếu, Đại Nam
Chính
Biên Liệt Truyện, từng giữ chức Tổng Tài Quốc Sử Quán.
Hai câu thơ Benjamin trích dẫn, ở trong tập thơ Tây Sà Thi
Tập.
Benjamin khởi sự viết Thương Xá tháng Năm 1935, sau khi bỏ
chạy Đức Nazi qua Pháp. Vụ Yên Bái nổ ra vào năm 1930. Simone Weil bị
ảnh hưởng
sâu đậm bởi những bài báo trên tờ Người Paris Nhỏ, về số phận người
Annamites,
vài tháng sau khi vụ Yên Bay bị dập tắt trong hai tuần lễ. "Tôi không
bao
giờ quên được lúc mà, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm và hiểu được bi
kịch thực
dân thuộc địa". Chắc là Benjamin cũng bị ảnh hưởng tương tự, và đó là
lý
do Benjamin mở ra Thương Xá bằng những dòng thơ của Nguyễn Trọng Hiệp,
như là
một tiên đoán sự cáo chung của chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam.
Engels nói với tôi rằng chính tại Paris,
vào năm 1848, ở quán Café de la Régence [một trong những trung tâm sớm
sủa nhất
của cách mạng 1789), Marx đã trình bày cho Engels về định mệnh thuyết
kinh tế
về lý thuyết duy vật lịch sử của ông. - Paul Lafargue.
Vào năm 1757 cả Paris
chỉ có 3 tiệm cà phê.
[Thương Xá, trang 108].
Tôi bị hạ đo ván, khi đọc Thương Xá, nói vậy vẫn chưa đủ
mạnh!
Tôi biết, đây là một tác phẩm về lịch sử văn hóa, và nó còn
thật có ích,
nếu được đọc như phê bình văn học, hay triết học.
Nhưng tôi không làm sao bỏ qua, ý tưởng, rằng,
đây là một bài thơ sử thi vĩ đại nhất được viết bởi thế kỷ
20:
mẩu đoạn, mâu thuẫn, xung đột, và mời gọi một cách thật là
sâu thẳm.
André Alexis, Globe and Mail
"Thương
Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế
nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề
nghị một
đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm
chất
liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy
thay vì
lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" -
"Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua,
thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính
tiên tri,
về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời
[còn lại
ngắn ngủi của chúng] ta.
Coetzee: Những Kỳ Tích Về Benjamin
Tuồng Ảo Hoá Đã Bầy Ra Đấy.
Đây là sân khấu của tất cả những cuộc chiến đấu, tất cả
những tư tưởng của tôi.
Benjamin viết về Thương Xá
*****
Subject:
Thư
Date: Sun, 2 Apr 2000
14:56:33 +0200
From:
To:
Ông Hai Lúa ơi,
Vừa rồi NHT ngao du hải ngoại, có ghé thăm tụi này. Nói
chuyện rất vui. Tay này đặc biệt kiêu ngạo, ý
thức rất
rõ về danh tiếng của mình, về cái nghiệp lỡ vướng vào, mà lại rất giản
dị,
không mầu mè tí nào, làm tụi này nhớ đến
ông Hai Lúa...
*****
Trong
bài viết Mỗi người mỗi khác, viết về ba nhà văn miền
bắc, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, dựa vào cách nhà
văn Do
Thái, Amoz Oz đọc Y Sĩ Miền Quê Người ta chẳng biết trong nhà của mình
có những
gì], của Kafka; và trong bài Tởm, dựa nhận xét của nhà văn nữ Nga
Tolstaya khi
cho rằng, ác quỉ nằm nơi những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga, đã
được chủ
nghĩa Cộng Sản làm sống dậy - Gấu tôi cho rằng, NHT là người đã nhìn
thấy con
ác quỉ này, ở nơi chuồng lợn [heo] của một miền đất.
Nhưng liệu có thể coi, Thiệp là một thứ "đại phán
quan"? Một nhà tiên tri [khi tiên
đoán, cái ác từ chuồng heo cứ thế nhân lên mãi?].
Hơn thế nữa, một ông
thầy... tối nguy hiểm [Tôi 'lụy' NHT,
như một tác giả đã cho biết]?
******
Trong bài viết về Dos, Milosz
trích dẫn Lunacharsky, Cách Mạng Nga tìm thấy lời trù ẻo của nó [its prediction: dự đoán] ở
trong Bọn Người Quỉ Ám, và trong Huyền Thoại về Viên Đại Phán Quan. Theo
Milosz, Dos. đúng là một nhà tiên tri. Nhưng còn là một vị thầy nguy
hiểm. Bakhtin, trong cuốn viết về thi học của Dos, đưa ra đề nghị, cái
kiểu tiểu thuyết đa giọng là do vị thầy Nga này sáng tạo ra. Đa giọng
làm Dos thành nhà văn hiện đại: ông nghe nhiều tiếng nói, rất nhiều,
trong không gian, chúng cãi cọ với nhau, về những ý nghĩ nghịch nhau...
chúng ta chẳng đang sống trong một cơn hỗn mang của những tiếng
nói?
Dos viết cho Bà Fonvizin: Nếu ông phải chọn lựa giữa sự thực và Đấng
Christ, ông sẽ chọn Christ. Những người chọn sự thực có vẻ như đáng
kính hơn, cho dù một sự thực với cái vỏ ngoài của nó, là từ chối Christ
[như Simone Weil khẳng định]. Ít ra họ cũng không trông
mong vào một
cõi người rung chuông tận thế của hô [...not relying on their fantasy],
và không xây dựng lên những thần tượng, từ chính những hình ảnh của họ.
****
"...giữa
80 có một làn gió mát, cây cối chưa kịp sinh
sôi, chưa kịp đơm hoa, uơm quả ngọt, thì đã có nhiều cỏ dại. Ðó là
những truyện
ngắn nhằm phủ nhận lịch sử, chửi cả những người như Nguyễn Du. Truyện
ngắn
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những trường hợp đó. Xã hội Việt Nam
hiện nay, muốn phê bình, chửi đổng kiểu Chí Phèo rất dễ, nhưng để viết
những
điều trăn trở cả đời người, khó vô cùng!"
Đỗ Anh Thơ: Phải chăng Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn nông dân,
nhà văn viết cho đám đông?
[Trích diễn đàn talawas]
Trong
ABC, vần C, của Milosz.
Cruelty [Độc Ác]. Có thể thú mê tiếu lâm độc địa, khôi hài
đen, [tôi xin thêm vô, mê chửi đồng kiểu Chí Phèo, như Đỗ Anh Thơ nói],
là một
đặc tính của tầng lớp trí thức Ba Lan trong thế kỷ này. Nhưng cuộc
chiến vừa
qua khiến cho đặc tính trên đạt tới
những đỉnh cao khủng khiếp của nó....
Tôi nghĩ, nhận xét trên của Milosz, có thể áp dụng cho tầng
lớp sĩ phu Bắc Hà, trong có... Thiệp.
Những câu chuyện diễu chế độ CS, thuộc loại cay độc nhất,
ngay sau 1975, tại miền nam, đều là từ miền bắc đem vô. Tôi nhớ, lần
đầu tiên
được nghe, một vài trong số đó, là qua Thế Nguyên, cũng lần đầu tiên
gặp lại
sau 30 tháng 4, tại một nhà hàng thì phải, và Gấu
tôi cười lăn xuống tận gầm bàn.
Anh cho biết, anh nghe được từ mấy tay cán bộ CS.
Gấu tôi 'sống sót' mấy năm tù cải tạo tại miền nam một phần
là nhờ tài kể chuyện, trong đó có những chuyện tiếu lâm.
Nhớ một lần, được mấy anh quản giáo kêu lên biểu, nghe nói
'Ông Già' kể tiếu lâm hay lắm, kể vài chuyện cho tụi này nghe đi. Gấu
vâng dạ,
nhưng cũng xin phép mấy ảnh trước, xin đừng bắt tội. Mấy ảnh OK.
Một
trong những câu chuyện kể bữa đó, sau này, kể lại cho
một vài người nghe, ai nấy đều lắc đầu, nói, tại sao có một thằng ngu
đến mức
như vậy. Và đều ngạc nhiên, tại sao tụi
nó lại tha cho mày, bởi vì đụng vào chế độ, thì còn có thể tha thứ,
nhưng đụng
vô Bác Hồ....
Cho phép tôi không kể lại câu chuyện đó, ở đây, vì đúng như
Milosz nhận xét....
Giả
sử "được" đi cải tạo tại miền, bắc, liệu Gấu
tôi còn ước mơ, sau đó biến ước mơ thành hiện thực?
Có lần Gấu tôi hỏi ông anh nhà thơ, những nhân vật như thi
sĩ Đồng - trong cuốn tiểu thuyết tuy đã hoàn tất nhưng "chẳng thèm cho
xuất bản" [chữ của Gấu tôi], Ung Thư - có đến thăm người tù những ngày
"Ngã ở trên ngọn đỉnh trời khi vác nứa" (1), ông nói, không....
(1).
Bài thơ thực sự nhan đề là:
"ngã trên núi việt hồng ở yên báy khi
đi vác nứa"
Tuột
dốc té nhào trên đỉnh núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu
Duỗi
soải chân tay gối lên nứa
Ngó trời nhá nhem nghe mưa mau
Tưởng như thi thể ai thối rữa
Hồn viển vông chẳng chút oán sầu
Mưa
giăng tấm lưới trắng đầy khít
Làng xóm dưới núi ở phương nào?
Gió lạnh tái tê bó liệm chặt
Lả thiếp người quên bẵng sước đau
Đầm
mình trong hạnh của ẩn mật
Mắt hoen nhòa hứng giọt thiên thâu
Dò dẫm lối về đêm tối mịt
Sông xa núi thẳm quê nhà đâu?
Thanh Tâm Tuyền. Thơ Ở Đâu Xa
Bài
này Gấu tôi mê nhất câu: Hồn viển vông chẳng chút oán
sầu.
Trong câu này, mê nhất từ [hồn] viển vông.
Câu chót, tưởng như là thơ Đường, nhưng theo tôi không phải
vậy.
Về
chuyện phủ nhận lịch sử, chửi cả những người như Nguyễn
Du, theo tôi, oan cho NHT,bởi vì có lẽ, ông tính... chửi những người
khác.
Milosz cũng nói về chuyện này. Ở đầu vào [entry] Báng bổ [Blasphemy],
ông viết:
Chuyện báng bổ lăng mạ những gì
được coi là thiêng liêng,
thần thánh đối với đám đông có khi lại là một phương cách mới để tỏ sự
kính
trọng. Nhưng ở thế kỷ 20, đám đông thường coi thần thánh, thiêng liêng,
những
bảng hiệu chính trị, thí dụ như "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội":
đây là một chân lý linh thiêng đối với những người Cộng Sản. Một người
Đức, nếu
tỏ ra nghi ngờ vai trò thiêng liêng lãnh đạo dân chúng Đức, của Hitler,
phải bị
coi như là một tên khùng. Cũng vậy, là hình tượng Bác Hồ. Và đó là lý
do, tại
sao ở Liên Xô, những người chống đối, ly khai không phải đi cải tạo,
nhưng bị
tống vào nhà thương điên.
Trong bài viết
Truyện Ngắn Tình Yêu và Chiến Tranh,
Gấu tôi
có giải thích, tại sao NHT lại cho những nhân vật thần thánh của lịch
sử Việt
Nam thí dụ như Nguyễn Huệ chẳng hạn, làm những chuyện không chỉ
phàm phu tục tử, mà còn rất ư là... thô bỉ.