Hà
Nội, THiệp và Gấu (4)
Impossible
d'imaginer la guerre de Troie sans Ulysse,
Waterloo sans Fabrice,... ou la guerre
froide sans James Bond et George Smiley...
ECRIRE LA GUERRE, Magazine littéraire N° 378 Juillet-août
1999
Thật
vô phương tưởng tượng ra được cuộc chiến thành Troie mà
không có Ulysse, trận Waterloo không có Fabrice [của Tu Viện Thành
Parme]...
hay cuộc chiến tranh lạnh thiếu James Bond, và Smiley [nhân vật của Le
Carré]...
Liệu
có thể mô phỏng đoạn văn trên: làm sao tưởng tượng ra
được hậu- cuộc chiến VN, với cuộc bỏ chạy tán loạn của cả một dân tộc
đổ xô ra
biển, nếu thiếu một Tướng Về Hưu?
******
Tôi
đọc Thiệp khi còn ở Sài Gòn, thời gian đứng bán sách
báo, ngay tại sạp trước chúng cư Bưu Điện, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi
đã miêu
tả quang cảnh nơi tôi ở, ở trong một vài đoạn văn, chẳng hạn như trong
truyện
ngắn đầu tay, Những Ngày Ở Sài Gòn:
Nơi tôi làm việc là
tầng lầu trên cùng một building, bất động sản của người Pháp...
Cái building này, chỉ cách căn nhà của tôi chỉ vài bước
chân, nếu bước ra khỏi nhà, qua cái cổng
******
Coetzee
viết về Brodsky:
Trong
những hành trình mang tính tự thuật, Brodsky chẳng hề
nhắc nhở cho dù sơ sơ tới thập niên 1960, khi xẩy ra "vụ án" và sau
đó, là lưu đầy nội xứ nơi miền bắc của ông. Sự im lặng này là một từ
chối quyết
liệt, không phô ra cho người đời nhìn thấy những vết thương của ông. Và
như ông
nói với những người sinh viên, trong một lần gặp gỡ: "Bằng mọi giá,
đừng
bao giờ cho phép mình trở thành nạn nhân"
Và
Coetzee nhắc lại lời của nhà thơ Olga Sedakova, thành tựu
lớn lao nhất của Brodsky, là ông đã chặn đứng, chấm dứt hoàn toàn "thời
đại văn học Xô viết" ['place a full stop at the end of (the Soviet)
literary epoch']. Ông làm được điều này, bằng cách đem đến cho văn học
Nga một
phẩm chất đã bị nền văn chương lẫm liệt, đường ra trận mùa này đẹp
lắm... đè
bẹp, phải trốn chui trốn nhũi, nhân danh cái gọi là chủ nghĩa lạc quan,
của cả
một nền kỹ nghệ văn học Xô Viết: phẩm chất về sự bi đát của cuộc sống,
về nỗi
bi thương được làm người.
Thương
cả cho đời bạc: Tôi nghĩ Thiệp cũng đã làm được điều
này, một phần nào.
*****
Dương
Tường phán, nhà văn chúng ta dốt quá. Nguyên Ngọc,
lịch sự, chi tiết, và cũng thực tế hơn, nói, nhà văn Việt Nam cần kiến
thức
triết học. Ngay cả Mác Xít "của chúng ta", cũng dởm, như là triết
học, nhưng thực, như là vũ khí, để đi
xâm lược, không khác chi cây súng, trong sứ mệnh khai khóa của Tây
Phương trước
đây.
Thơ
phải có thép, nhà thơ phải biết xung phong, là vậy.
Nhưng,
giả sử như nhà văn Việt Nam cần một kiến thức triết
học, những nhà phê bình Việt Nam còn cần hơn nhiều. Thất bại của Cây
Bút Đời
Người, của Vương Trí Nhàn, nằm ngay ở lời dẫn, và là cái điều mà ông
gọi là may
mắn:
Với
tư cách một người chuyên viết phê bình văn học có thể
nói tôi có nhiều may mắn, bởi trong suốt cuộc đời làm nghề, tôi luôn có
dịp
được sống gần gũi với các nhà văn nhà thơ, ở cùng cơ quan, hàng ngày
trò chuyện
với họ, cùng họ bàn bạc về công việc văn chương cũng như việc đời.
"Ru
mãi ngàn năm", Benjamin đã từng nói tới những
cuốn sách ngủ những giấc ngủ dài ngàn năm, chẳng khi nào tỏ ra hối hả,
hoặc bực
bội, vì chưa có độc giả nào ngó tới chúng. Như thế nghĩa là gì?
Một
trong ý nghĩa của nó, là cái may mắn tuyệt vời của độc
giả - tức nhà phê bình - không hề quen biết tác giả.
Cái
may mắn quen biết ăn ngủ chung chạ với những nhà văn chỉ
đẻ ra những tác phẩm thuộc loại giai thoại, tiểu sử, trà dư tửu hậu, bù
khú,
điếu đóm văn học, không phải phê bình văn học.
Những
bàn bạc về công việc văn chương cũng như việc đời, cao
lắm cũng chỉ đẻ ra một thứ tiểu sử tác giả, dùng cái đó để phê bình tác
phẩm
lại càng chết nữa, điều này Naipaul trong bài diễn văn Nobel
văn chương, đã nói
rõ, khi viện Chống Sainte-Beuve của Proust. Kundera thì ngang ngược
hơn, khi
cho rằng [trong Những Di Chúc Bị Phản Bội], nhà văn phá căn nhà của
mình [hiểu
như tiểu sử, cuộc sống riêng tư] để xây một căn nhà khác, là tác phẩm.
Lục lọi
ba chuyện lẩm cẩm linh tinh..., may lắm tìm đuợc, chỉ một viên gạch!
Và
một khi người đọc chú ý đến ba chuyện lẩm cẩm, thay vì
Joseph K, như vậy là Kafka lại chết thêm một lần chết nữa, một cái chết
sau cái
chết.
Một
trong những 'chân lý' về phê bình, là: nhà phê bình phải
chủ quan, chứ không khách quan!
Cái
gọi là chủ quan với một nhà phê bình, chính là khung
triết học mà người đó dựa vào đó, để khám phá, khai thác, thám hiểm tác
phẩm.
Thí dụ, Barthes, Genette của cơ cấu luận; Sartre, của hiện sinh;
Lukacs,
Goldmann của Mác Xít; những nhà phê bình Nga của trường phái hình thức
luận.
Trên
tất cả, nhà phê bình phải là một nhà văn. Đã qua rồi,
cái thời nhà phê bình ngự sử văn đàn, ngồi trên cao gật gù cái đầu của
mình,
hoặc xoa đầu những nhà văn, "Được, được, toa viết
cái đó, moa chịu lắm", và sau đó, kéo nhau
tới tiệm
ăn mừng, không phải tác phẩm, mà là lời phán, của nhà phê bình!
Để
nói lên sự vô thường bật ra từ một cõi văn chương
Shakespeare, Steiner, nhà phê bình-nhà văn [trong Nhân
Văn], chú ý tới
"vết gỉ sét của một giọt sương trên lưỡi dao sáng ngời". Nhưng một
thi sĩ, hay một nhạc sĩ [Phạm Duy], thì lại nhận ra trong vườn của
mình, bông
hồng nở thơm ngát vào buổi sáng nghe tin một người thân quen tử trận.
Tác
phẩm phê bình là một tác phẩm của tác phẩm, một bản văn
choàng lên một bản văn, là vậy.
Giống
như phần thuận, và phần đảo của cùng một định lý, nếu
nhà phê bình phải là nhà văn, thì, nhà văn phải là một nhà phê bình. Có
thể,
"văn" và "phê" đang ở vào tình trạng giống như văn và thơ,
theo nghĩa này: Cái gì không phải văn, là thơ, và cái gì không phải
thơ, là
văn, như ông giáo sư triết học của Molière trong Le Bourgois
Gentilhomme tuyên
bố [Tout ce qui n'est point prose est vers, et tout ce qui n'est point
vers est
prose. Susan Sontag trích dẫn, trong bài viết A Poet's Prose, Văn của
Thi Sĩ,
[trong tuyển tập essays Where The Stress Falls, nhà xb Farrar, Strauss
and
Giroux, New York, 2002]
Thử
nhìn lại Nobel mấy năm gần đây, là thấy rõ: Cao Hành
Kiện, Naipaul, Kertesz, Coetzee.. đều là những phê bình gia, tiểu luận
gia bậc
thầy. Người kể lại kinh nghiệm, làm thế
nào sống sót lịch sử của đám đông Đông Phương, người xoáy mãi vào Lò
Thiêu, hay một góc bị bỏ quên của thiên
đàng hạ giới [... that Africa could never, in the European imagination,
be the
home of the earthly paradise, because Africa was not a new world: Rằng
Phi Châu
chẳng bao giờ, trong trí tưởng tượng của người Âu Châu, là
nhà nơi thiên đàng hạ giới, vì nó không phải
là một thế giới mới. Coetzee: White Writing].
Nếu
Việt Nam sẽ có một Nobel văn học, thì một ông nhà văn
Mít như thế đó phải là cái lương tâm mà đám Mít có thể tin cậy [The
writer -
that conscience in which his fellow man can believe. Normal Manea].
Đã
có một thời, NHT là cái lương tâm đó.
Như
Kundera, Milosz, and Kis, Manea tượng trưng cho tinh
thần Trung Âu, không chỉ vì ông sinh ra tại đây như họ, mà còn vì tầm
nhìn của
ông về mặt tâm linh và văn hóa, hay nói như Danilo Kis, mà ông đã từng
viện
dẫn:
"Ý
thức rằng mình thuộc về Trung Âu, là ý thức rằng sau
chót, tự thân của nó, ý thức này là một ý thức về sự ly khai."
Solzhenitsyn
cũng đã từng phán như vậy, khi dậy bảo Hội Nhà
Văn của những nhà văn nhà thơ nhà nước CS: Nhà văn phải làm sao sử sự
như một
nhà nước trong một nhà nước.
Liệu một nhà văn, một tinh
thần, một ý thức như thế, sẽ có,
ở trong nước?