Phê
bình văn học ở thế kỷ 20
Jean-Yves
Tadié [sinh 1936, cựu học sinh École Normale
Supérieure, tiến sĩ văn chương, dậy văn học Pháp tại Đại học Oxford và
Sorbonne, còn chủ trì tủ sách Folio Classiques], trong cuốn sách "La
critique littéraire au XXe siècle", cho rằng, thế kỷ 20 là thế kỷ văn
học
về văn học, tức phê bình, nở hoa. Lần đầu tiên, vào thế kỷ 20, phê bình
văn học
đã tự coi bằng vai với những tác phẩm mà nó nghiên cứu. Rất nhiều nhà
phê bình
của thời đại chúng ta còn là những nhà văn cự phách, từ Charles Du Bos
tới
Roland Barthes, từ Jacques Rivière tới Maurice Blanchot. Nhưng không
phải do
phẩm chất của văn phong mà phê bình, kể từ Barthes, đã trở thành cùng
một lúc,
đọc và viết - lecture et écriture - nhưng là bởi vì cương vị, hay thế
giá -
statut - của tác phẩm nghệ thuật đã thay đổi.
Vào
đúng lúc bùng ra là nghệ phẩm mất tính thiêng, sự
đồng nhất về nghĩa, và cần tới người chú giải, kẻ đoán mộng, để chuyến
tải ý nghĩa và hình dạng của nó: cắt nghĩa bản văn, là một phần
của bản
văn. Có một thời, tư tưởng hiện đại cố tìm cách rũ bỏ ý tưởng về Thượng
Đế, về con người: với Barthes, một số bạn bè của ông, không có tác giả
mà chỉ có tác phẩm - chúng thuộc về phê bình chứ không còn thuộc về nhà
văn.
Trong
cuốn sách
của mình, Tadié trình bầy những phương pháp phê bình quan trọng của thế
kỷ 20: phê bình hình thức của Nga, những thành quả [synthèses] lớn về
phê bình của Đức, trường phái Genève và nghiên cứu ý thức, phê bình về
tưởng tượng, về phân tâm học, xã hội học, liên hệ giữa ngôn ngữ học và
phê bình...
Trên
TIN VĂN, sẽ tuần tự giới
thiệu từng chương cuốn sách của Tadié, mở ra bằng trường phái phê
bình hình thức của Nga.
Tin Văn mở ra mục Lý Thuyết Phê
Bình, và
tính giới thiệu cuốn "La
critique littéraire au XXe siècle", của Jean-Yves
Tadié nhưng lu bu quá, bỏ dở ngay từ
khi
chưa bắt đầu. Một bạn văn ở trong nước nhắc nhở. Bèn xin lỗi. Và lại lu
bu bỏ
qua.
Nay, xin giới
thiệu bài Phê
Bình Là Gì? của Roland Barthes, thay cho một lời xin lỗi tiếp!
NQT.
Roland
Barthes [1915-1980]