La critique un art
difficile
Le critique est
étymologiquement celui qui « juge comme décisif » - ou non - ce qu'on
lui
soumet. Cela suppose une compétence, un savoir, mieux, une science qui
le
distingue du lecteur ordinaire. Au grand dam des illusions
démocratiques. Mais
comme il est aussi un contemporain ordinaire, il subit l'influence des
critères
moraux, codes langagiers et partis pris de son temps. Pour s'y
soumettre ou les
combattre. Retour sur l'exercice périlleux - la postérité peut être
impitoyable! - de l'expertise de la littérature. De Sainte-Beuve à
Barthes,
Genette et Lacan.
Philippe-Jean Catinchi
Phê bình, một nghệ thuật
khó
Phê bình gia, theo nghĩa từ nguyên của nó, là
kẻ phán, "quyết định hay
không quyết định", cái mà người ta dí vào mắt anh ta. Điều này đòi hỏi
khả
năng, tri thức, và hơn thế nữa, một khoa học để phân biệt nhà phê bình
với độc
giả bình thường.
Nhưng anh ta còn là một con người đương thời bình thường, và
chịu ảnh hưởng những đòi hỏi đạo đức, những mẫu mã ngôn ngữ và những
định kiến
của thời của mình.
Để mà chiều theo hoặc chống lại.
Văn chương, khi nào?
Câu hỏi
nhức nhối nhất mà phê
bình mỹ học về văn học, lý thuyết văn chương và ngôn ngữ học, gặp phải,
thì không
phải là câu mà Sartre sử dụng như là cái tít cho một tác phẩm của ông, “Văn chương
là gì?" nhưng mà là, “Khi nào
có văn chương?, Quand y-a-t-il litérature? “
Với Gérard Genette, văn phong
vươn tới kết cấu, chứ không phải tới cấu trúc hay cách diễn đạt
Pour Gérard Genette, le style
se manifeste au niveau de la texture, et non à celui de la structure ou
de l’élocution.
L'éternel critique
L'option des “classiques”
Sainte- Beuve écrit clair,
classe juste, ne manque pas de courage. Mais sa manie est de faire la
morale
aux grands écrivains
Phê bình... Vũ Ngọc Phan
Saint-Beuve viết sáng sủa,
xếp loại đúng, không thiếu can đảm. Nhưng ông bị cái tật là ưa giảng
đạo đức
đối với các đại văn sĩ
*
Ở thế kỷ 20, một kẻ chân
thật, thật khó mà là một nhà phê bình văn học. Có quá nhiều điều khẩn
cấp hơn
phải làm. Phê bình chỉ là phụ thuộc. Bởi vì nghệ thuật phê bình là làm
độc giả
quan tâm tới tác phẩm văn học; khổ một nỗi, "quí độc giả" có khi không
cần lắm, tới sự giúp đỡ này. Liệu ai đó đọc phê bình thơ ca, văn
chương, kịch
nghệ, một khi quá rành về nó? Hơn thế, "hai tay" còn khổ, vì
hai cám dỗ. Về phía tay phải, là Lịch sử Văn học, với cái vẻ chắc nịch,
và
những uy thế hàn lâm. Tay trái, trò Điểm Sách - không thực sự một nghệ
thuật,
chỉ là kỹ thuật dựa vào một lý thuyết thật chẳng đáng tin cậy, rằng
phải có cái
gì đáng đọc được in ra hàng năm. Ngay cả một tay phê bình tốt nhất cũng
có thể
bị nó cám dỗ, thôi thì cứ xiêu phải, hoặc quẹo trái. Như Sainte-Beuve
chẳng
hạn; hỡi ơi, làm thế nào tạo được sự vị nể trí thức, một thế đứng khoa
bảng, nhà
phê bình bèn trở thành nhà sử văn (literary historian). Thế là cứ hùa
theo
những đòi hỏi của một cuốn tiểu thuyết, và của tính tức thời; cái phần
có ý
nghĩa trong những phát giác mang tính phê bình tác phẩm của Henry
James, đã
không sống lâu hơn những điều tầm phào được gạt bỏ. Những bài điểm sách
tốt
cũng làm xàm như những cuốn sách tồi.
Tuy nhiên còn một lý do cơ bản nữa cho thấy tại sao khó, đối với một
đầu óc
nghiêm túc, sinh nhầm thế kỷ (sinh trong thế kỷ nhiễu nhương và hiểm
nguy này),
muốn cúc cung tận tụy với phê bình văn học. Thế kỷ của chúng ta, khỏi
cần nói
thì ai cũng biết, được mùa môn khoa học tự nhiên. Chín chục phần trăm
những nhà
khoa học đều đang còn sống. Thắng lợi ròn rã của khoa học, chân trời
lùi dần
trước tinh thần tra hỏi, đâu còn chỗ cho quá khứ? New Americas [Những
Tân Thế
Giới], được kiếm thấy mỗi ngày. Tâm tính con người do đó cũng bị ảnh
hưởng bởi
giá trị khoa học. Ảnh hưởng và sự mê hoặc của chúng vượt quá bờ cõi
khoa học,
theo nghĩa cổ điển của từ này. Lịch sử và kinh tế học cũng khoa học,
theo một
tiêu chuẩn nào đó. Cũng vậy, luận lý học và xã hội học. Nhà nghệ sử gọt
rũa
tinh vi những dụng cụ và kỹ thuật ông coi là có tính khoa học. Nhà soạn
nhạc thập
nhị cung (twelve-tone) qui chiếu khổ công tu luyện của mình về những
thực tập
của những nhà toán học. Durrell, trong lời tựa cho Tứ Khúc [BHD] của
mình, phán,
ông cố gắng chuyển vào ngôn ngữ và vào dòng kể, his narrative, viễn
tượng của
thuyết Tương Đối. Ông nhìn thành phố Alexandria theo không gian bốn
chiều.
*
Ở thế kỷ 20, một
kẻ chân thật, thật khó mà là một nhà phê bình văn học. Có quá nhiều
điều khẩn cấp
hơn phải làm....
Steiner
Câu trên có thể áp dụng vào trường hợp của Gấu, khi ra hải ngoại, nhất
là đúng
vào lúc cầm lên cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner.
*
Và bởi vì phê bình, như thế,
chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm
vụ của nó, chẳng hề là khám phá ra, "những sự thực", nhưng mà là
"những cái có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ
không thực, mà cũng chẳng giả; nó có giá trị, hoặc không: giá trị,
valid, có
nghĩa, tạo một hệ thống hài hòa những ký hiệu. Những lề luật của ngôn
ngữ văn
chương chẳng màng đến sự ăn ý, giữa nó với thực tại [cho dù mấy trường
phái hiện
thực lải nhải cỡ nào thì cũng… dẹp!], nhưng mà là sự cúi mình chịu vô
khuôn
khép với hệ thống ký hiệu tác giả tạo ra (và chúng ta, lẽ dĩ nhiên,
phải đem đến
cho cái từ ‘hệ thống’ này một cái nghĩa rất ư là mạnh, ở đây] (1). Phê
bình chẳng
có tí trách nhiệm nào, về cái việc phải tuyên bố, liệu Proust nói lên
“sự thực”.
Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất
(hay, ngôn
ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng
(deal)
với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của
tác giả
được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính
sự
"đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là
phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một
hoạt
động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân
biệt
giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Phê Bình Là Gì?
*
Gấu đọc bài viết trên, của Barthes, chỉ sau cái cú đọc Bếp Lửa ít lâu,
và đều
là những cú mặc khải. Nhờ bài viết của Barthes, Gấu tách ra khỏi được
những
"vấn nạn lớn lao" của văn chương, đề ra bởi Sartre, thí dụ, văn
chương là gì, viết cho ai, viết để làm gì, và nhất là dòng văn chương
dấn thân,
mà ông là chủ soái.
Bạn tha hồ dấn thân, như một con người, trong cái xã hội người cùng
thời với
bạn, nhưng văn chương, là một câu chuyện "khác".
Barthes chỉ ra sự khác biệt, giữa nhà văn, écrivain, và nhà dùng văn,
écrivant.
Nhà văn đặt nặng chuyện sáng tạo, tìm cái mới, khởi từ hệ thống ngôn
ngữ đã có,
của thời của mình; nhà dùng văn, écrivant, sử dụng, cũng ngôn ngữ đó,
cho mục
đích, mục tiêu, một cái "goal", mà người này manh nha, hoặc toan
tính, chỉ chờ có thời gian ngồi xuống bàn, để viết ra.
Chính vì thế Barthes được coi như người bảo vệ, trường phái tiểu thuyết
mới, và
cùng với nó, là quan niệm, "tôi viết để hiểu tại sao tôi viết".
*
Khoảng cách giữa hai cú mặc khải - đọc
cọp Bếp Lửa trên đường phố Sài Gòn, và
đọc Barthes, khi đã đi làm, và cầy, không chỉ một, mà tới hai "job",
một cho Bưu Điện, và một cho UPI - là một giấc mộng đã thoả: Gấu đã
từng rớt
Toán Đại Cương chỉ vì không có tiền mua sách Đại Học, và đã từng thề
với mình,
khi nào tao có tiền, tao sẽ mua sách cho thoả chí bình sinh!
Thành thử cái vụ bỏ ngang Đại Học, đi làm Bưu Điện, thật là tuyệt vời!
Nếu không làm Bưu Điện, Gấu chẳng làm sao có cơ hội tiếp xúc với xứ
người, qua
đám ký giả ngoại quốc, qua sách vở, báo chí ngoại.
Nhờ đô la Mẽo, Gấu mua, cả những cuốn sách Tây, trên vốn liếng ăn đong
của
mình, nào là Lịch Sử và Ý thức Giai cấp của Lukacs, nào là
những cuốn
của nhà xb Nửa Đêm, Tây chính gốc cũng còn ớn, thành thử, câu nói, "Mày
có
biết tiếng Tây không đấy?", Gấu chưa nghe, nhưng nhìn thấy nó, thật rõ,
ở
trên mặt, những văn hữu, trong có cả Trần Phong Giao, nhưng ông này
lịch sự
hơn, hỏi thẳng, "Mày mua cái này về để trưng ở tủ sách, hở?"
Tuy nhiên, cái sự đọc sách, nó cũng ly kỳ lắm. Khi mua những cuốn như
thế, Gấu
chỉ tự nhủ, sẵn tiền, cứ mua, khi nào dư dả chữ Tây, thì mình đọc, đâu
có sao!
Ui chao, chiêu như thanh ty, có tới hai cái thú, nay, mộ thành tuyết,
chỉ còn
một: Lên xóm và ghé tiệm sách!
Lần đầu lãnh lương Bưu Điện, là bèn đi xóm.
Lần đầu lãnh đô la Mẽo, là bèn ghé một trong những tiệm sách ở đường Lê
Lợi,
cũng gần sở làm UPI, 19 Ngô Đức Kế.
Sau đó, thì cũng lại lên xóm!
Làm sao thoát!
*
Lại nói chuyện không có tiền mua sách Đại Học.
Bỗng nhớ Miếng Thịt Bò của Hemingway, chuyện một anh võ sĩ già,
hết
thời, chỉ vì thiếu một miếng thịt bò, cho bữa điểm tâm, trước khi so
găng, đành
thua một gã trẻ tuổi mới vô nghề đấm.
Giá có miếng thịt bò, thì cú đấm tối hiểm của anh đã hạ nốc ao địch thủ.
Ui chao, giá như Gấu không quá nghèo, không quá đói, thì... sao
nhỉ?
Nhưng, thịt bò hay không thịt bò, thì cũng không còn "ép phê" gì nữa
rồi!
Hội chứng hậu
chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng khiếp vô
cùng, đối
với Việt Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít
đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?