*
Notes

I


1 2 3 4















Bài viết 'của sự im lặng', ngắn gọn, có vầy:
THD, ông là một vị giáo sư danh tiếng hải ngoại, có diễn đàn riêng, tại sao không lên tiếng về tình trạng không có dân chủ tại Việt Nam.
Và người viết, THT, giải thích, sự im lặng của THD, là do sợ hãi.
Chỉ có vậy, nhưng do dốt nát, do chưa từng viết thứ văn tranh luận, do bịp bợm, làm ra vẻ ta đây có học, nên bài viết giống như một thứ thai đố, một thứ mê cung của cái gọi là ‘lô-gíc’!

Có một lần, Gấu nghe một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ di cư 1954 như Gấu, than một câu, nghe thật 'không đúng' một chút nào, "Tao có cảm tưởng cuộc chiến vừa qua, là giữa đám Yankee mũi tẹt, chứ không phải cuộc chiến Nam Bắc, như của tụi Mẽo. Miền Nam chỉ có mỗi tội quá tốt với tất cả, từ những tên 'di dân' từ đời nảo đời nào, thí dụ như bạn Cao Bồi của chúng ta, tới Yankee Ky tô, Phật giáo... và sau cùng là đám chính gốc Hà Lội, Bắc Bộ Phủ".
Chỉ là cuộc chiến Yankee mũi tẹt giết Yankee tẹt mũi.
Thảm thật!

Nhục thật!!
*
đọc sách với ĐÀO TRUNG ĐẠO
GERALD MARTIN
Gabriel Garcia-Marquez
a life
(cuộc đời Gabriel Garcia-Marquez) (1)
tiểu thuyết
"Theo cái nhìn có tính lịch sử văn học, thì sau khi “hiện thực xã hội chủ nghĩa” rồi “hiện thực phê phán” đã bị thời gian xóa bỏ, những trí thức, nhà văn thiên tả đã ồn ào trám vào những khoảng trống đó bằng “hiện thực huyễn ảo.” Và rồi ngày nay quan niệm văn chương này cũng đã bị đẩy lui vào bóng tối. Và trong “căn nhà tiểu thuyết” thế giới, tác phẩm của Gabriel Garcia-Marquez chưa có được cái tầm cỡ của Marcel Proust, Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner, và Samuel Beckett."
(1)
Tên của tác giả, Garcia Marquez, không có cái gạch ngang như mấy anh Tây mũi lõ, thí dụ Jean-Paul Sartre. Viết tắt, G. Garcia Marquez, nhưng không thể viết như ngài phê bình gia NMT, G. Marquez được. Chỉ nội cái tên cúng cơm của người ta mà cũng viết trật, thì bố ai chịu được!

*
Thú thực, Gấu không hiểu nổi chuyên gia đọc sách họ Đào, chỉ nội cái mức ẩu tả của ông.
Ở trên, ông ta trích từ nguyên gốc, a life, và như chúng ta đã biết, đây là một cuốn tiểu sử, liền ngay sau đó, ông dịch là, tiểu thuyết!
Cái câu phán của ông ta mới thực là khủng khiếp. Chỉ cần một đường gươm, ông chém chết cha liền một chùm những trường phái văn chương, và thêm cú ân huệ, ông trảm luôn ông nhà văn Garcia Marquez, trong "căn nhà tiểu thuyết thế giới", đếch có mi, nếu có thì cũng đếch là cái chó gì so với những đại gia như Proust, Kafka, Joyce, Faulkner, và Beckett!
So sánh giữa một Garcia Marquez với, thí dụ Beckett, thì thật là quái đản.
Một ông thì là hư vô, một ông thì là…  cái lỗ, làm sao nói chuyện hơn kém?
Cuốn Trăm Năm Cô Đơn được coi là Thánh Kinh của thế giới ngôn ngữ Tây Ban Nha, một "Sáng Thế Ký", thế giới ‘hư vô’ của tiểu thuyết Beckett làm sao so sánh được với nó?
Một ông thì phán, ‘thật hết thuốc chữa, cái chuyện mi sinh ra đời’, một ông, ngồi viết văn, thấy cô bé người làm đang giặt đồ, hay đang nấu cơm, chìa cái đít về phía ông, thế là bèn dừng viết, đến đằng sau em bé, đưa khẩu súng vào cái lỗ chỉ dùng để đi ị, như trong Nhớ Bướm Buồn, làm sao so sánh?
Ngay cả cái chuyện đưa cả một chùm những trường phái văn chương như trên, cho…  VC, thì cũng đại nhảm. Đâu phải chúng là tài sản của VC, và bè lũ toàn trị? NQT
Cái cú ‘a life’, tiểu thuyết, này, Gấu thấy từ lâu rồi, do là một độc giả thường xuyên của Gió O, và cứ nấn ná mãi, chờ coi ông phê bình đọc sách kiêm triết gia họ Đào có 'sửa sai' không, nhưng ông lì quá, và cũng nhân mới đọc một bài điểm cuốn tiểu sử này, trên NYRB, bèn lôi ra, và đi thêm vài đường thú vị về cuộc đời riêng tư của Garcia Marquez.


Looking for the Patriarch
Gabriel Garcia Marquez:
A Life

by Gerald Martin. Knopf, 642 pages, $37.50
Michael Greenberg
When Gabriel Garcia Marquez finished writing One Hundred Years of Solitude in August 1966, he was almost forty, the father of two young boys, and so broke that he didn't have enough money to send the manuscript from Mexico City to his prospective publisher in Buenos Aires. The anecdote is famous, one of many that have contributed to Garcia Marquez's carefully molded public image as a literary populist and everyman genius. In his admiring biography of the writer, Gerald Martin reports:
The package contained 490 typed pages. The counter official said: "Eighty-two pesos." Garcia Marquez watched as [his wife] Mercedes     searched in her purse for the money. They only had fifty and could only send about half of the book: Garcia Marquez made the man behind the     counter itake sheets off like slices of bacon until the fifty pesos were enough. They went home, pawned the heater, hairdryer and liquidizer, went back to the post office and sent the second tranche. [NYRB July 16]
*
Khi GGM viết xong cuốn Trăm Năm Cô Đơn vào tháng Tám, 1966, ông kể như đủ bốn bó, bố hai thằng con trai còn nhỏ, và rách đến nỗi không có đủ tiền để gửi bản thảo, từ Mexico City tới nhà xb ở Buenos Aires.
Giai thoại nổi tiếng này là một, trong rất nhiều, cùng góp phần tạo nên hình ảnh trước công chúng, về một ông nhà văn bình dân, một thiên tài của bất cứ một người. Trong cuốn tiểu sử thật tuyệt về nhà văn, D. Martin viết:
Gói bản thảo gồm 490 trang đánh máy. Tay ngồi quầy Bưu Điện phán, 82 pesos, GM nhìn bà vợ moi móc tiền từ cái ví: Chỉ đủ gửi một nửa bản thảo. Thế là nhà văn nhớn bèn ra lệnh cho tay ngồi quầy thiến từng trang bản thảo, giống như nhà phê bình đọc sách họ Đào lia những đường gươm của ông, cho đến khi tới con số 50 pesos. Hai vợ chồng về nhà 'chà đồ nhôm, chôm đồ nhà', đem ra chợ trời, [đem tới tiệm cầm đồ], và trở lại Bưu Điện, gửi tiếp những trang bản thảo, bị ngọn kiếm của họ Đào lia, lả tả trên mặt đất!
Hà, hà!
Cái vụ đem ra chợ trời này, vợ chồng Gấu có quá nhiều kỷ niệm.
*
Trong một bài viết về tác giả Trăm Năm Cô Đơn (được in lại trong Quê Hương Tưởng Tượng), S. Rushdie cho rằng, sức tưởng tượng của Garcia Marquez phần lớn là từ kỷ niệm về bà nội ông. Ngoài ra còn những nguồn khác nữa. Tác giả đã từng xác nhận, ông ảnh hưởng Faulkner, và thế giới kỳ ảo Macondo là một phần bất động sản Yoknapatawpha của Faulkner được dời tới một khu rừng ở Colombia. Ngoài ra còn có Borges, và sau lưng vị khổng lồ này, nhiều người khác. Thời gian ông viết cho điện ảnh đã cho ông ý tưởng, người Mỹ đã bắt một nhà độc tài Mỹ châu La tinh phải đem biển cả trả cho họ, thay cho những món nợ còn thiếu, trong Mùa Thu của Trưởng Lão (L'Automne du Patriarche).
Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là người bà của ông. Trong một cuộc phỏng vấn, ông thừa nhận ông thừa hưởng ngôn ngữ của bà. "Chính giọng kể là của bà. Bà là một người kể chuyện tuyệt vời". Trong những gia đình thuộc sắc dân da đỏ, người đàn bà giữ gìn kho tàng chuyện kể, và Nam Mỹ cũng có truyền thống này. Garcia Marquez được ông bà nuôi nấng và ông chỉ gặp mẹ lần đầu tiên vào lúc 7, hoặc 8 tuổi. Sau 8 tuổi, chẳng có chuyện chi là "hay ho, khác thường" đối với ông. Ông nói về ông bà của mình: "Họ có một căn nhà thật lớn, đầy những ma. Họ cũng rất mê tín. Trong mỗi góc nhà là những bộ xương, và những kỷ niệm, và sau 6 giờ tối là không ai dám ra khỏi phòng". Từ những kỷ niệm về căn nhà, mượn thêm giọng kể của người bà như cục nam châm, ông xây dựng thế giới Macondo.
Nhưng rõ ràng ông còn có nhiều hơn thế nữa. Ông rời Aracataca, ngôi làng thơ ấu khi ông còn quá trẻ, và thực tại phố phường khác xa, nhiều khi trái ngược với vùng núi rừng. Trong Trăm Năm Cô Đơn, Người Đẹp Remedios bay lên trời là một biến cố được đợi chờ, nhưng khi chuyến xe lửa đầu tiên tới Macondo, một người đàn bà chạy ra giữa mặt lộ, la lớn: " Nó tới rồi. Cái gì giống như một cái bếp kéo theo sau nó cả một làng."
Garcia Marquez đã quyết định để viễn ảnh thế giới của dân quê ở bên trên cái của kẻ tỉnh; đó là nguồn gốc sự diệu kỳ ở nơi ông.
Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực được bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành "có một nửa", trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ "riêng tư" của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó tính nhiệm mầu của ông.
*
Như thế hiện thực huyền ảo của Garcia Marquez chẳng mắc mớ gì tới hiện thực xã hội chủ nghĩa, hiện thực phê phán. Ông họ Đào này chuyên môn phán ẩu.
Và rồi ngày nay quan niệm văn chương này cũng đã bị đẩy lui vào bóng tối. DTD.
Thực không? Cái gì thay thế nó? NQT
Hiện thực huyền ảo, theo Gấu, được khá nhiều tác giả Mít sử dụng. Ngoài ra còn thủ pháp 'hồn ma bóng quế', thí dụ hiện tượng Bóng Đè, hay sử dụng thủ pháp tiểu thuyết lịch sử, bắt hồn ma sống dậy để thực hiện ước mơ của người còn sống, thí dụ một ông NH của NHT.
Nói chung, nhà văn trong nước sử dụng bất cứ thứ gì, để nói về thực tại, mà qua được kiểm duyệt. Làm sao nói bị đẩy lui vào bóng tối?
*
Nên nhớ, cái tham nhũng, thối nát, ở thế giới thứ ba, khác cái tham những thối nát của thế giới toàn trị. Một nhà độc tài ở Nam Mỹ khác một nhà độc tài, là Tổng Bí Thư, hay Chủ tịch, hay Thủ tướng trong chế độ CS. Đây là điều khác biệt căn bản, nếu chúng ta đồng ý với Hannah Arendt, trong Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị, [Tin Văn sẽ bàn tới], hay với Todorov, như ông viết:
… Kinh nghiệm lần đầu trở lại quê hương vừa có tính tương đối, vừa tuyệt đối. "Tương đối, vì tôi phải chấp nhận: điều không phải, không được quyền xẩy ra, thì cứ xẩy ra hoài hoài tại xứ sở tôi. Tuyệt đối, vì cái thế giới toàn trị mà tôi lớn lên từ đó, có thể coi như khuôn mẫu của cái ác (étalon du mal), đối với tôi.
Khuôn mẫu của cái ác.
Hãy nói về sự khủng bố. Trong thế giới toàn trị, khủng bố không lững lờ đâu đó, mà ăn sâu vào mọi ngõ ngách xã hội, tâm hồn. Xã hội nào thì cũng vậy, con người không bất thần sướng điên lên, vì hạnh phúc của kẻ khác; nhưng chính sự bất hạnh, nỗi đau của kẻ khác là niền vui bất chợt của con người. Trong thế giới toàn thể chân lý này được nâng lên thành quốc sách, cùng với nó là sự khủng bố, bạo lực cách mạng, ai thắng ai, đâu đâu cũng có con mắt của nhân dân... Phương tiện không lúc nào thiếu, nhà nước luôn luôn khuyến khích, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể ban bố đau khổ cho người trên, kẻ dưới, láng giềng, thằng em, địch thủ, tình địch... Làm cho toàn xã hội đều "dính trấu", đó là nhờ khủng bố. (Trotski: Cách mạng phải được dẫn dắt như một cuộc chiến, khi giết một vài cá nhân riêng lẻ, hàng trăm ngàn người khác khiếp sợ). Bạo lực cách mạng được biện minh bằng giai cấp đấu tranh, chuyên chính vô sản. Kẻ thù của nhân dân là một "excuse". Nhà nước toàn trị không thể tồn tại, nếu hết kẻ thù. Nếu thiếu, nếu khan hiếm, phải bịa đặt ra. Bớt đi một kẻ thù là thêm một miếng bánh cho tổ quốc. Tất cả cho... quyền lợi. Đối với người dân trong thế giới toàn trị, cuộc đời không tuân theo những khẩu hiệu; đây là một cuộc chiến không xót thương, để có được phần bánh ngon nhất. Theo Todorov, cách hành xử của Staline cho thấy, ông ta là đệ tử của Nietzsche nhiều hơn là của Marx; bởi vì tất cả cho quyền lợi không liên can gì đến ý thức hệ của Marx, cũng như chính trị của Lénine. Mọi người đều biết, Staline thanh toán liền những lính gác của cách mạng, những Cộng Sản cựu trào, và những người tin vào lý tưởng. Ba nàng tiên hiền hậu Marx, Lénine, Staline cùng ghé xuống cái nôi, trong có nhà nước toàn trị còn đỏ hỏn, và ban cho nó những đức hạnh của họ. Ai, trong xã hội đó, cho rằng mình chẳng có điều chi để mà tự trách? Sống trong sự dối trá, cá nhân trở thành đồng lõa. Theo Vaclav Havel, đây là chủ nghĩa tự động-toàn trị (auto-totalitarisme) của xã hội. Vẫn theo ông, chế độ toàn trị đặc biệt ở chỗ: khác hẳn những chế độ bạo chúa truyền thống, ở đây không có thiểu số áp bức đa số, mà là, mỗi cá nhân đều bị cuốn hút vào guồng máy: họ vừa là đao phủ, vừa là nạn nhân, tuỳ theo mức độ nào đó. Mỗi cá nhân là một bộ "nạn nhân-đao phủ", "tù nhân-cai ngục". Mấy ông Trung Ương Đảng cũng không thoát khỏi "qui luật" này: Một phần thân thể, tôi chịu đựng hệ thống; phần kia, tôi điều khiển nó, làm cho nó hoạt động. Đây chính là phần số bi thảm mà chế độ toàn trị đã áp dụng lên mỗi cá chân.
Về trại tù.
Một xã hội không có trại tập trung cải tạo không thể được coi là một thế giới toàn trị. Đây là con ách chủ bài của nó, nơi hiện thân, của "địa ngục có thực". Hơn cả cái chết, nó được sử dụng như là nền tảng của khủng bố. Nó là xã hội toàn trị được cô đặc lại, được yếu tính hoá, khuôn vàng thước ngọc cho cái thế giới xô bồ rộng lớn ở bên ngoài. Ai bị đưa đi trại cải tạo? Kẻ thù của nhân dân. Nhưng kẻ thù đều đã bị trừ khử hết rồi. Nhà nước đành phải coi là kẻ thù tất cả mọi người. Trại cải tạo ở Bulgarie có tên là: Tổ ấm, nơi phục hồi con người thông qua lao động. Hậu quả ra sao, xin ghi lại nhận định của David Rousset, từ năm 1951: "Nhằm nhò chi ba chuyện đau khổ, chết chóc trong thế giới trại cải tạo. Thê thảm hơn thế nhiều: con người sống ở đó. Đó là nơi con người biến thành một cái rẻ rách, hoàn toàn vứt đi, đối với chính họ. Không phải tù nhân, mà luôn cả cai tù cũng chịu đựng cuộc "hóa thân" khủng khiếp này. Những nhà nước, xứ sở có trại cải tạo đều thối rữa đến tận xương tuỷ".
*
Trong Phong Thần Bảng, Dernier inventaire avant liquidation, gồm 50 cuốn, do độc giả chọn, Frédéric Beigbeder bình, số 1 là Kẻ Xa Lạ của Camus, Trăm Năm Cô Đơn đứng thứ 33. B. viết, TNCD thường được so sánh với Don Quixote, nhưng đúng ra là phải so với Thánh Kinh, bởi vì trong đó cũng có Genèse, Exode, Déluge, và Apocalypse của nó. Một cuốn Bible latino. Cuốn sách ra đời, 1967, giống như một trận động đất, và người ta có thể nói, nó cắt đôi lịch sử văn học thế giới của thế kỷ, trước, và sau, nó.
Faulkner là sư phụ của Garcia Marquez. Một cách nào đó, đệ tử hơn sư phụ.
Faulkner là vị thầy có một số học trò, và trong số này, một số trở thành nhà văn, như Garcia Marquez, thí dụ, nhưng Faulkner không có số lượng độc giả khủng khiếp như Garcia Marquez, và không phải ai cũng đọc được Faulkner, chưa nói chuyện mê ông, coi ông là thầy.
Garcia Marquez có nhiều độc giả nhưng không có đệ tử. Tại sao, cái tay viết tiểu sử của ông giải thích được điều này.
Thành thử, thật khó mà phán như DTD: Và trong “căn nhà tiểu thuyết” thế giới, tác phẩm của Gabriel Garcia-Marquez chưa có được cái tầm cỡ của Marcel Proust, Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner, và Samuel Beckett."
*
Những ghi chú về văn chương 
Ðào Trung Ðạo 29/07/2009
Ðào Trung Ðạo, cựu giảng viên trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (1968-1975). Thơ, đoản văn (bút hiệu Thạch Trân) đăng trên Sáng Tạo 1957-1958. Tiểu luận, truyện dịch, phê bình văn học, lý thuyết phê bình văn học, thơ, đăng trên Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21. Từ 2005 phụ trách mục Điểm Sách của Ban Việt ngữ Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA). Thời khóa biểu làm việc của “Xưởng Đào Trung Đạo” từ lâu được chia ra: Thứ Hai-Thứ Ba dành cho Triết học, Thứ Tư-Thứ Năm dành cho Tiểu thuyết, và Thứ Sáu dành cho Phê bình và hai ngày cuối tuần dành cho Thơ.
Blog NXH & Bạn bè, VOA
*
Viết từ thời Sáng Tạo, như vậy phải kể là đàn anh của Gấu. Nhưng trong giới giang hồ, chẳng ai đã từng biết đến Thạch Trân.
Tiểu luận, truyện dịch, phê bình văn học, lý thuyết phê bình văn học, thơ, đăng trên Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21.
Ui chao, sao không cho in một cuốn cho thiên hạ thưởng thức văn tài? [Ông Đào này ra hải ngoại khá sớm so với Gấu].
Thời khóa biểu làm việc của “Xưởng Đào Trung Đạo” từ lâu được chia ra: Thứ Hai-Thứ Ba dành cho Triết học, Thứ Tư-Thứ Năm dành cho Tiểu thuyết, và Thứ Sáu dành cho Phê bình và hai ngày cuối tuần dành cho Thơ.
Bảnh thiệt!
Xưởng Đẻ hách như thế, mà chỉ đẻ ra một dúm những bài đọc sách ngắn ngủn, với những câu văn luộm thuộm, câu nào cũng cần phải viết lại, hoặc chỉnh lỗi chính tả, văn phạm, chúng như những hạt sạn trong một chén cơm nấu bằng thứ gạo xấu!
Gấu đã từng phán, ông họ Đào này không mê tiếng Việt. Ông tra tấn nó, nội một câu văn dưới đây cho thấy:
Nhưng trên hết thảy, mục đích qcủa quyển sách theo tác giả là để phá tan quan niện sai lầm của người Mỹ khi cho rằng “Pakistan vẫn chỉ là một xứ Trung Đông mà thôi”.
đọc sách với DTD: THE WISH MAKER (Kẻ Tạo Điều Ước) tiểu thuyết.
Không lẽ tác giả viết cả một cuốn tiểu thuyết chỉ để đôi co, 'phản biện' “quan niện” sai lầm của Mẽo về xứ sở của mình?
Mẽo là cái gì mà ghê thế?
Gấu không tin có, dù chỉ một độc giả, đọc những bài đọc sách của DTD, trừ Gấu ra, cũng chỉ là để coi màn bịp bợm của ông ta tới mức nào. Bởi, rõ ràng là ông ta không đọc, hoặc nếu có đọc, thì theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, cho vui cửa vui nhà, xum tụ trang web!
Thảm thực.
*
Khi nghe Nguyễn Xuân Hoàng đề nghị “viết một cái gì đó” cho blog NXH và Bè Bạn lúc đầu tôi không mấy mặn mà, nhưng nghĩ lại rất có thể cái không gian ảo của Internet - một không gian vô hạn - là một cơ hội làm hồi sinh, hâm nóng cái sinh hoạt văn học nghệ thuật tiêu điều kể từ hơn 10 năm nay ở đây. Hy vọng này xét ra rất có cơ sở vì nếu ta lướt sóng vào những forums văn chương trên thế giới mở ra cho mọi người ở khắp nơi tham dự thì thấy những kết quả rất đáng khích lệ.
DTD
Hách thật! Gấu này làm trang Tin Văn 10 năm rồi, vậy mà chẳng làm sao "làm hồi sinh, hâm nóng cái sinh hoạt văn học nghệ thuật tiêu điều kể từ hơn 10 năm nay ở đây".
Cũng chẳng hề có tham vọng lớn lao như của họ Đào.
Đại ngôn thì cũng vừa vừa thôi, chừa cho Gấu một tí chứ!
Hy vọng này xét ra có cơ sở...
Những forums văn chương như họ Đào nhắc tới hình như làm cho độc giả ngu thêm, và đây là đề tài của một tờ báo Pháp, Books, số đặc biệt [Juillet/Aout] về Internet, trong có, 'thăm dò đặc biệt về giới trẻ và sự đọc', bài viết của Steiner, "Hoàng hôn của sự đọc": Văn chương không bị net hăm dọa, nhưng cái sự gặp gỡ thực sự, giữa một con người và một cuốn sách, sẽ chỉ dành riêng cho những bậc uyên bác.
Một tác giả khác thì coi net như là biến cố thứ nhì, sau biến cố phát minh ra chữ viết. Khi phát minh ra chữ viết, con người ỷ lại vào nó, ít sử dụng tới hồi ức và quên đi cái thú ngồi bên bếp lửa nghe kể chuyện. Net làm chữ trong những cuốn sách biến mất, và làm cho phòng sách của bạn trơ ra: Cái này giết cái kia!
*
Cái sự ‘bết bát, ngu si tới chỉ’, la plus bête, của giới trẻ hiện nay,–  có lẽ phải nói lại, kém học, la moins cultivé – theo Mark Bauerlin, giáo sư văn chương đại học Emory, tác giả cuốn The dumbest generation, Penguin, 2008, khi trả lời phỏng vấn trên tờ Books, số đặc biệt về net, là thuộc về lứa tuổi dưới 30. Ông khiếp sợ trước ảnh hưởng của truyền thông hiện đại lên lớp trẻ. Mức độ ngu ngốc của họ, cứ theo “quĩ thời gian” mà họ dành cho cái việc ‘xã hội hóa’qua net, nghĩa là, "xuống đường, nhập vào đám đông, hồi sinh, hâm nóng cõi văn tiêu điều của Mít hải ngoại 10 năm nay"…, nào ‘chát chiếc’, bốc biếc, khẩu văn khẩu viếc [làm văn chương bằng... mồm]... và đây là một sự đe dọa cho nền dân chủ. Ông tố cáo đám đàn anh ngu si đã cổ võ, khuyến khích cái việc nét hóa đám trẻ này!
*
Không phải phải đợi đến cuốn tiểu sử, a life, này, độc giả mới biết về cuộc đời của Garcia Marquez. Trước đó, đã có Sống để kể chuyện của chính tác giả.
Trong những bài viết về GM, có một số thật tuyệt, thí dụ, của Salman Rushdie, của Updike, và của Coetzee, chỉ kể những tác giả đã nhắc tới trên Tin Văn.
Bài của Coetzee, in trong Inner Workings, và cuốn ông chọn để viết, là Hồi ức bướm buồn, thế mới ly kỳ, và càng ly kỳ thêm, ông tìm ra được dây mơ dễ má giữa GM và Dos, giữa GM và Don Quixote của Cervantes, và tất nhiên, giữa GM và Lolita của Nabokov.
Bài của Coetzee, chỉ một tay nhà văn, ‘tiện tay’ viết phê bình, điểm sách, tiểu luận, thì mới có đủ nội lực. Và, nhất là, sức tưởng tượng. Những đoạn Coetzee viết về cuộc tình với mấy đứa con nít, những Lolita, và nhìn ra cái phần trong trắng tuyệt vời nhất ở trong đó, mới thật quái! Phải là bậc 'chân tu' mới nhìn ra nổi, trong cõi thật ô trọc, là cuộc đời này, vẫn có sự thanh hoá, thanh tẩy!
Có thể, cái sự viết quá ẹ của “Thạch Trân”, là do ông biết, đếch có ai thèm đọc ông, chăng?
*
Ông họ Đào này, một cách nào đó, cũng là một tay bỏ chạy! Ông học hành, lấy được cái mảnh bằng cử nhân triết, rồi sau đó chạy chân giảng viên trường Võ Bị Đà Lạt, từ 1968-1975, "cũng như" Gấu, thi đậu vô trường Kỹ Thuật Bưu Điện, ra trường, đi làm, được hoãn dịch vì lý do công vụ, mãi cho đến cú Mậu Thân, có lệnh Tổng Động Viên, đi trình diện, nhờ cái tay gẫy vì ăn mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, được hoãn dịch vì lý do sức khoẻ, cứ ba tháng lại khăn gói quả mướp lên Trung Tâm Ba Quang Trung, "nghỉ hè" chừng hai tuần, rồi lại hoãn dịch tiếp ba tháng, cho tới khi thằng em trai tử trận, thì được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, con trai độc nhất còn lại trong gia đình, thế là khỏi mất công lên TT3, cho đến khi VC vô.
Ông là bạn của ông anh BHD. Lần gặp tại Tiểu Sài Gòn, 1998, thấy Gấu không nhận ra, ông có vẻ bực lắm, nhắc tới lần ông cùng ông anh vợ hụt ghé thăm Gấu, khi còn ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.
Cái vụ Gấu không nhận ra ông, thì cũng thường thôi, vì gặp có một lần, làm sao nhớ, nhưng Gấu quên rất nhiều người, kể cả bạn thân, làm họ bực mình, và cái lý do quên, là do Gấu có một khoảng trống hồi ức ở trong não, hậu quả đệ tử khá dài hạn của Cô Ba. Sau giấc hôn thụy kéo dài suốt từ khi thằng em trai chết, 1967, cho tới khi tới được trại tị nạn Thái Lan, 1989, mới bừng tỉnh, vì vậy mất một khoảng trí nhớ, không làm sao hồi lại được. Bạn thân, rất nhiều bạn rất thân không tin chuyện này, nhất là anh chàng H, em họa sĩ  PT, bạn rất thân của Gấu. Anh bực lắm, không thèm nhìn mặt, cho tới Tháng Tám năm ngoái, 2008, khi Gấu qua thăm bè bạn tại Tiểu Sài Gòn, không biết nghĩ sao, anh nói với NKL, thôi tha cho thằng Gấu, mày phôn nói với nó, tao cho phép nó gặp tao!
*
Chết Vì Tình
Gấu đọc Trăm Năm Cô Đơn, bản tiếng Việt, thời kỳ đứng bán sách báo tại sạp báo của gia đình, ngay trước chúng cư Bưu Điện, số 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Và đã từng đi một đường điểm cuốn sách này, trên tờ Thanh Niên, và do quá rành sư phụ của Gấu, nên nhìn ra liền, nó là từ Absalom, Absalom! mà ra, đến khi ra hải ngoại, đọc, thì mới biết, thế giới cũng nghĩ như Gấu!
Còn cuốn Tình Yêu Thời Thổ Tả, đọc bản tiếng Pháp, tại thư viện của phái đoàn Pháp, tại trại Panat Nikhom, sau khi đã qua thanh lọc, được coi là tị nạn chính trị, và đang chờ gặp một phái đoàn để xin đi tái định cư. Sách ở thư viện, đa số là của những ông Tây bà Đầm ghé thăm, quăng lại, thay vì thẩy vô sọt rác. Thành thử cũng không nhiều, và làm gì có tiểu luận, triết học. Gấu thèm đọc quá, bèn năn nỉ mấy cô Đầm ra Bangkok mượn giùm. Kỷ niệm thú vị nhất, là lần nhờ muợn đọc cuốn Pour Marx của Althusser, và cô Đầm mang sách về, kèm câu nói của cô người Thái thủ thư, cuốn sách từ khi mua tới giờ mới có một người mượn đọc!
Tình Yêu Thời Thổ Tả, một phần còn là do anh chàng Florentino, trong khi chờ người yêu chết chồng, cầu hôn trở lại, và toại nguyện khi cả hai đã trên bẩy bó, trong khi chờ đợi, đã hành nghề viết muớn, y chang Gấu, những ngày ở Sài Gòn sau 1975, sau khi được tha khỏi trại Phạm Văn Cội, Củ Chi. Mỗi lần bị bắt, được tha, là lại mò ra Bưu Điện Sài Gòn hành nghề viết mướn, nhờ vậy mà gặp lại Châu Văn Nam, khi anh ghé Bưu Điện làm hồ sơ ODP.
*
Thấy cái này trên net, liên quan tới blog NXH và bạn bè trên VOA.
Để tường!
*
Nguyễn Phong nói:
03/08/2009 lúc 6:57 sáng
Đây là hàng từ một cái sạp không rõ môn bài trên siêu siêu thị Internet để các vị trong “chợ cá Talawas” tham khảo
http://vietkieunhieuykien.blogspot.com/2009/07/iem-danh-nhung-nhan-vat-tren-net.html
Được đăng bởi Viet-Kieu-Y-Kien vào lúc 25.7.09 4 nhận xét
Nhãn: Điểm Danh Những Nhân Vật
Thứ năm, ngày 23 tháng bảy năm 2009
Nguyễn Hưng Quốc, "Bó Thân Về Với Triều Đình"
Trong khi mọi người hăm hở lập blog tư, thì các ông như phê bình gia Nguyễn Hưng Quốc , nhà văn Nguyễn Xuân Hòang lại chui vào rọ blog của VOA.
VOA là đài của Mỹ, Nguyễn Hưng Quốc đang là người viết tự do, tự nhiên nhảy vào rọ của VOA của nhà nước Mẽo. Nghe đâu như Nguyễn Hưng Quốc đã từng làm cho đài của Úc trước đây. Tay này đúng là chỉ đi làm "thầy thông thầy phán", phê bình mẹ gì.
Thế gọi là dốt và thỏa hiệp với nhà nước. Nhà văn nhà phê bình gì mà yếu thế.
Người ta chỉ mong được tự do ăn nói cho thoải mái. Người biết chơi blog, vào các trang web lớn của Blogspot, Wordpress, Multiply, Opera viết blog là thoải mái rồi, sau khi Yahoo 360 đóng cửa.Chui vào các ổ nhện như BBC, VOA để giựt le thiên hạ, nhưng về phương diện tư cách kẻ sĩ thì thua bọn viết blog tự do ở Blogspot, Wordpress, Multiply, Opera.
Lại còn cái màn nhà quê là vừa post trên VOA blog xong lại post trên Tiền Vệ ngày hôm sau. Đầu óc hết sáng láng minh mẫn rồi hay sao ? Trên internet, chỉ cần 1 cái nhấp chuột là biết ngay. Làm gì mà sợ đăng ở VOA không đủ người đọc, nên phải đăng thêm trên Tiền Vệ.
Nguyễn Xuân Hoàng là chủ Viettribune.com tha hồ mà viết blog. Sao không viết trên Viettribune của giả. NXH lại nhảy vô VOA lại kèm theo câu "Nguyễn Xuân Hoàng và bạn hữu dành cho độc giả thân mến của VOA". Độc giả của VOA, BBC, Talawas, Đàn Chim Việt, mà "thân mến" gì nổi. Ông có "đi trên mây" không ? Đám độc giả mấy chỗ này toàn là dân lựu đạn, chính trị nổ hết biết.
Nguyễn Hưng Quốc Nguyễn Xuân Hoàng có ngon thì mở blog trên blogspot, Wordpress, Multiply, Opera như mọi người, mới gọi là tự do phát biểu như mọi người kia. Đi cậy thần cậy thế của VOA trong khi mọi người đang lập phong trào phát biểu tự do thời đại internet, thì đúng là nên bị chê là kém, phải rồi.
Bài của Trịnh Hữu Tuệ táng Trần Hữu Dũng Viet-studies là đáng đời . Lại một dạng "Bó thân về với triều đình" , Trần Hữu Dũng muốn lấy lòng "triều đình" Việt Nam nên mới o bế các tin đăng trên Công An Nhân Dân như thế.
[Từ một link trên talawas]
*
Fidel Castro đã từng phán, GM là người quyền lực số 1 tại khu vực Mỹ Châu La Tinh. Trên Người Nữu Ước, 27 Sept 1999, Gấu đọc trong lúc dọn nhà, vứt vô 'recycle', có bài Uy quyền của García Márquez [tên, họ của ông này là phải viết như vậy, giống như Lan Hương, hay Hồng Nhung, viết G Marquez là sai, gạch ngang hai từ cũng sái, cái tên của mỗi người là rất quan trọng, Đào Trung Đạo mà viết là Đào Trung Đáo, là không được, Mít ta thường coi thường điều này]: Ai cũng lắng nghe ông ta, từ Clinton tới Castro. Nhà văn mà đi xe bọc thép chống bom, kính chắn đạn, vệ sĩ lái xe… “Gabo là mẫu người có thể đi ra đường, đứng giữa hai phe đang bắn giết lẫn nhau, và phán, thôi, đủ rồi, thế là hai bên im re”, thế mới ghê! Hai phe vào thời điểm đó, là phe kháng chiến tả, [left-wing guerrillas] và phe hành quyết hữu [right-wing death squads] của xứ Colombia.


NV
Nếu thế, đừng viết! NQT
Văn chương của ông này, ngoài chuyện dơ, cái còn lại, thì là vô hại, như tất cả cái còn lại, là cõi văn Mít ở trong nước, như Gấu đã từng lèm bèm. Đâu phải cứ ỉa đái vào mặt nhà nước thì là… văn chương… Nobel đâu!
Sở dĩ ông ta ở trong nước, mà dám viết, [nếu không thì đứt gân máu mà chết], ấy là vì nhà nước VC coi thường NV, văn chương của ông chẳng là cái gì cả, chẳng ai thèm đọc, chứ không phải chống Kộng, kuội kiệu, gì hết!
Khó lắm, là... văn chương. Ngay cả khi bạn chửi nhà nước, thì cũng dành cho nhà nước một cơ hội đọc bạn.
Viết như Kít, thì ai đọc?
Nhưng, cái thiếu nhất, ở trong văn của tay này, là một tấm lòng nhân hậu, như một lần Gấu đã chỉ ra, khi ông ta viết về những cuộc biểu tình đòi đất của dân Miền Nam. Ông ta viết bằng một giọng vô học, về những người biểu tình, và khốn nạn hơn, còn mượn dịp, để quảng cáo cho một cuốn sách sắp xb của ông!
Lần đó, Gấu phán, văn ông này thua những lá thư của độc giả BBC, từ thành phố Sài Gòn, thua cả những lá thư của một nhà thơ của thành phố, cũng gửi cho BBC, như là những ký sự về nó, và trong đó, tất nhiên, có nói tới những cuộc biểu tình.
*
Trong bài viết “Ba trăm năm sau có ai khóc Tố Như”, Gấu đã ‘cẩn trọng’ mấy ông, mấy bà - chỉ chờ được người đời hỏi đến, là bèn, tôi mà không viết thì ngứa không chịu được, tôi mà không viết thì sặc máu mũi ra mà chết… - là, hãy coi chừng, ngứa thì gãi, gãi không hết, thì đi bác sĩ, coi có phải là di chứng của giang mai, hột xoài.. hay không.
Trường hợp ‘nếu không viết thì đứt gân máu mà chết’, của nhà văn NV này, Gấu sợ rằng do hoả nó bốc lên tận đầu rồi, vì Gấu nhớ, hình như là, có lần trả lời phỏng vấn, về quan niệm của ông đối với phái nữ, ông phán rất hách, chỉ khi nào tôi đưa được khẩu súng của tôi vô trong, thì mới có thể đưa ra nhận xét này nọ…
Cái sự chống nhà nước VC, ở những nhà văn như ông này, đúng là rất ‘cần thiết’, theo Gấu, cho VC, thế mới thảm.
Nó chứng minh, chế độ còn tốt gấp bội, so với đám rác rưởi chống nó!
*
Note: Có vẻ như cú đánh của Gấu đã động ổ...
Hiểu chết liền!
*
Tôi biết có nhiều người thắc mắc, tại sao đến giờ này Công an vẫn chưa bắt tôi?
Tôi là một nhà văn, và tôi viết như một nhà văn có tinh thần trách nhiệm. Tôi không tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào. Có lẽ đó là điều họ không có lý do để bắt tôi.
Thú thật, tôi cũng thường xuyên cảm thấy căng thẳng. Như có một cái thòng lọng treo lơ lửng trên đầu mình.
NV
DTH bảnh hơn nhiều, nếu nói về “Tôi là một nhà văn, và tôi viết như một nhà văn có tinh thần trách nhiệm. Tôi không tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào. Có lẽ đó là điều họ không có lý do để bắt tôi.”. Vậy mà cũng mấy lần suýt mất mạng, nếu không có đàn em báo động.
Phán kiểu này, là ngầm đồng ý với những vụ bắt bớ khác của nhà nước VC.
Tâm địa khốn nạn thì nó đẻ ra những câu nói khốn nạn.
Bất cứ một công dân nào, ở trong nước, cảm thấy đau lòng vì tình trạng hiện nay, đều cảm thấy cái thòng lọng hết, đâu có phải mình ông này. Vả chăng, chẳng có thòng lọng nào hết đâu, với thứ văn như của ông.
Viết dưới giá treo cổ mà còn chưa cảm thấy thòng lọng nữa là!
Có thể ông lầm, như đã từng lầm "đóng đinh trên giường với đóng đinh thập tự thơ", chăng?

*
Cách dấn thân của một nhà văn không giống cách dấn thân như một nhà chính trị
Nguyên Ngọc.
Luận điệu này, Gấu nghe hoài, nghe quen, và cứ nghĩ là đúng, cho tới khi đọc Brodsky, thí dụ Diễn văn Nobel, hay đọc Cao Hành Kiện, thí dụ, Tiếng nói của một cá nhân.
Có thể ông Nguyên Ngọc hiểu cái từ chính trị, khác với hai ông còn lại kia. Hoặc có thể, ông chỉ biết cái thứ chính trị, mà nhờ nó, Miền Bắc chiến thắng cuộc chiến.
Bởi vì cái đúng ngày nào gây họa cho ngày này. Một khi ông không nhận ra, thì cách dấn thân nào, cũng là hỏng cả. Trước đó, vẫn chính thể đó, sau đó, vẫn chính thể đó, thì làm gì có chuyện im hơi lặng tiếng. Trước đó, không im hơi lặng tiếng, vì còn mải hò theo cái ác, bây giờ, im hơi lặng tiếng, dù sao cũng nhẹ tội hơn.
Tôi thực sự tin là, chỉ có mỗi một cách dấn thân, đó là nói đúng về cuộc chiến vừa qua.
Gọi nó là chính trị, hay văn chương, gì cũng được.
Gấu này thực sự tin là, Miền Bắc, qua đám VC nằm vùng, ngụy tạo vụ đầu độc tù Phú Lợi, và từ đó thành lập MTGP, khiến Mẽo hoảng quá nhẩy vô. Người Mẽo không hề có dã tâm ăn cướp Miền Nam. Như hồ sơ mật sau này được khui ra, mà trước đó, Graham Greene, bằng sự bén nhậy, đã ngửi ra, khi trò chuyện với một tay Xịa, và dựa vào đó viết Người Mỹ Trầm Lặng, người Mẽo chỉ mong làm sao kiếm ra được một thằng Mít hoàn toàn Mít, chỉ vì Mít, một anh Mít quốc gia thứ thiệt, đếch theo Pháp, đếch theo VC, và qua anh này, thành lập Lực Lượng Thứ Ba, để ngăn chặn sự bành trướng của CS. Người mà Mẽo kiếm ra được, vào thời điểm đó, là tướng TMT, như Greene viết, và rất không ưa ông tướng này. Theo Greene, tướng TMT là người gây ra vụ nổ tại đường Catinat, một trong chuỗi biến cố, trong có vụ đầu độc tù Phú Lợi, đưa đến cuộc chiến.
Thành thử thảm họa chiến tranh, thảm họa Yankee mũi lõ giầy xéo Miền Nam, thảm họa chất độc mầu da cam… một cách nào đó, là do VC gây nên, khi dụ Mẽo vô.
Chỉ tới khi cuộc chiến chấm dứt, thì thảm họa Yankee mũi tẹt mới bộc lộ ra.
Cái đúng ngày nào [cuộc chiến thần thánh] gây họa ngày này, là vậy. Nói rõ hơn, Miền Bắc đã nói dối về ý nghĩa cuộc chiến. Khi lời nói dối bộc lộ ra, hậu quả khủng khiếp như hiện nay, và theo Gấu, vô phương cứu chữa, cách dấn thân nào thì cũng vứt đi, chỉ trừ ra, dám nhìn thẳng vào sự thực.
Nhưng muốn nói đúng về cuộc chiến, thì trước hết, cũng phải làm một cú tự vấn, như Nguyễn Khải, đi tìm cái tôi đếch có, Tô Hải, tớ là thằng hèn...  ấy là bởi vì anh nào cũng có tí "gì gì" đó, hoặc hào quang kháng chiến Chống Pháp, Chống Mỹ Cứu Nước… với Nguyên Ngọc, thì qua anh hùng Núp, hoặc tí chiến lợi phẩm, có cái nhà ở Miền Nam, có cái xế nhờ Miền Nam, có tí Cù Lao Tràm ở Bạc Liêu… thí dụ, thành ra cái vụ nói đúng này hơi bị khó!
*
Thú thực, Gấu này không hiểu ông NV này có điên, khùng, hay do quá ấu trĩ, khi đưa ra nhận xét về những gì ông ta viết, “Tôi biết có nhiều người thắc mắc, tại sao đến giờ này Công an vẫn chưa bắt tôi? Tôi là một nhà văn, và tôi viết như một nhà văn có tinh thần trách nhiệm. Tôi không tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào. Có lẽ đó là điều họ không có lý do để bắt tôi".
Ông cũng đã từng giới thiệu về ông: Về Việt Nam, thấy trên trán ai có chữ "tự do", là ông!
Nếu sự tình đúng như thế, thì chế độ VC quá tốt, chống đối làm quái gì nữa!

*
Quái lạ là, một ông nhà văn Kít như thế, mà cũng tung cũng hứng!


'Nếu không viết, chắc đứt gân máu chết'

Top Ten về nước Nga, 10 books of Russia
1. Dead Souls, by Nikolai Gogol, 1842. Những linh hồn chết.
A novel of comedy and shame. [Một cuốn tiểu thuyết về khôi hài và nhục nhã]
Ui chao, nếu có một nhà văn Mít nào viết một cuốn vừa khôi hài vừa nhục nhã, thì đúng là cái quang cảnh văn chương quê Mít ta bi giờ.
Vừa đi vừa cười vừa đái vào bảng chỉ đường, mà không khôi hài và nhục nhã sao?
*
Phân trong văn Nguyễn Huy Thiệp
Cái lưỡi đầy thiên vị
Nguồn: Blog NHQ, VOA.
*
Hai bài viết, cách nhau hai bài viết, cũng về quán và món ăn, khiến Gấu nhớ đến talacù của Đông Phương Sóc, một vua hề trong cung đình TQ ngày xưa.
Anh hề này, biết từ vua đến quan rất mê tín, mê coi tướng mạo, bèn phịa, nếu ai xương đít dài… 3 cm thì có tướng trường thọ, làm quan to, làm cho VOA….
Thế là từ vua cho đến quan đều tự động đưa tay ra phiá sau lưng.
Xong, anh hề kể tiếp, ai mà ngón tay trỏ dài đụng cuống họng, thì sẽ vinh hoa phú quí, vợ đẹp con khôn…
Chẳng ai bảo ai, mọi người đều đưa ngón tay trỏ vô miệng!
Note: Nhân sinh nhật Gấu, kể chuyện talacù cho vui.
*
Cái vụ ông phê bình gia này về nước, và bị VC không cho về, không phải một mà hai lần, Gấu thấy kỳ kỳ, ấy là vì bình thường ra, là không thể có lần thứ nhì. Một lần bị chúng làm nhục, không tởn, về nữa, mà lần về sau, thì len lén về, như chính ông ta cho biết. Đúng ra là phải, một mặt la lớn lên, tao về đây nè, và một mặt, yêu cầu cái đại học gì gì đó ở trong nước, như ông ta cho biết, liên lạc với nhà nước VC, đòi cho được cái giấy phép đặc biệt, dành cho nhà phê bình đặc biệt cần thiết cho cuộc hội họp gì gì đó.
Sau khi bị đuổi lần thứ nhì, ông tuyên bố mới hách, ông vẫn tìm đủ mọi cách về nữa, vì không ai có quyền không cho ông về thăm quê hương của ông.
Ui chao, bất cứ một anh chị Mít nào ở hải ngoại, sống đời lưu vong đều muốn về như ông, nhưng họ đành chịu thua nhà nước VC, và vì không thể chịu nhục đặc biệt như thế được.
Gấu này cũng về, tới hai lần, và vẫn muốn về, nhưng, lần ‘tính về’ thứ ba, Gấu ngửi ngay ra cái mùi, về là nhục đấy, thế là bèn đánh tiếng cho một anh bạn nhà văn VC ở trong nước, và anh bèn trả lời, thời tiết Hà Nội lúc này đếch có đẹp như hai lần anh về. Gấu cố năn nỉ, về Sài Gòn có được không, thời tiết Sài Gòn có đẹp không, anh ta nhẹ nhàng lên lớp Gấu, nước nhà thống nhất, độc lập rồi, Sài Gòn cũng thế, mà Hà Nội cũng thế!
Ông phê bình gia cũng phán y chang ông nhà văn Nguyễn Vịt. Tôi đếch làm chính trị, làm sao dám đuổi tôi, không cho tôi về?
Trong hai trường hợp, một đếch bắt, một đếch cho về, cho thấy, nhà nước VC có vẻ coi trọng nhà phê bình tuổi trẻ tài cao hơn nhà văn Nguyễn Vịt!
*
Nguyễn Hưng Quốc giới thiệu một truyện ngắn độc đáo
17/08/2009 | 5:46 sáng | Chưa có phản hồi.
Tác giả: talawas blog
Chuyên mục: Thời sự / Spectrum
Bạn rất nên đọc: “Lạc thú ẩm thực“ của Hoàng Ngọc-Tuấn, với lời giới thiệu của Nguyễn Hưng Quốc.
*
Note: "Truyện này", cũng thuộc loại "Thơ con cóc", cho thấy cái gu quái đản của người viết, người giới thiệu, và của bà chủ sạp cá.
Gu này gọi là gu "ông vua cởi truồng"!
Bộ ba, tác giả, nhà phê bình, Sến Cô Nương tính bịp độc giả, tương tự như cái đám thợ may tính bịp ông vua, với chiếc áo thần kỳ của chúng, và cả bàn dân thiên hạ, cũng về hùa với đám thợ bịp, cũng hò theo, thần kỳ, thần kỳ, rất nên đọc, rất nên dòm, chỉ có đám con nít là nói thực, ơ kìa, ông vua cởi truồng!
Nếu nhà phê bình, và luôn tiện, Sến Cô Nương, phán, rất nên đọc, thì xin cho biết, nên đọc ở cái chỗ nào? Cứ phán đại như thế, ai phán chẳng được! (1)
(1) Trên blog VOA của nhà phê bình, ông coi đây là một thứ "phản truyện", chôm [mô phỏng!], chữ của Sartre, khi gọi tiểu thuyết của Sarraute, một thứ phản tiểu thuyết.
Bà này, sau cho biết, rất cám ơn Sartre, vì nhờ Sartre, một phần nào đó, khiến bà nổi tiếng, nhưng bà nói thêm, thằng chả chẳng hiểu cái chó gì về tiểu thuyết của tôi!
V/v "phản truyện" này, Gấu sẽ xin đi một đường lèm bèm, sau. NQT
*

Nguyễn Hưng Quốc
Có mấy Nguyễn Quốc Trụ?

*

Nghệ thuật của sự độc ác.
« Les lions, lorsqu'ils marchent, rentrent leurs griffes, afin qu'elles restent acérées pour le moment où il leur faut s'en servir. »
Sư tử, khi dạo gót, thường thu móng vuốt lại, để chúng luôn bén nhọn, khi cần tới.
Ui chao, đúng là tình cảnh của một bạn quí của Gấu, sau khi nghe Gấu đề nghị, nên đổi tên cuốn sách vừa mới ra lò, Sinh Nhật, thành Sinh Nhạt, và hứa sẽ viết bài giới thiệu 'hay và lạ': “Đi tìm một cái mũ đã mất”, đau quá, chàng bèn từ giã Quán Chùa, đâu cũng hai, ba tháng, để mài nanh dũa vuốt, chờ dịp trả hận!
Và, vì quá đau, chàng đã kể lại điều này, trong tác phẩm ra lò tiếp theo liền: Những ý nghĩ trên cỏ.
*
Một trong những phê bình gia bị dội, khi đọc Don Quixote của Cervantes, đó là Nabokov. Thoạt đầu, khi phải soạn cours, ông tính dựa vào hồi ức khi còn trẻ, ông rất mê cuốn sách. Nhưng ông thấy cần phải trở lại với bản văn. Và ông hết sức phẫn nộ, về những sự độc ác, tàn nhẫn, dã man của cách kể chuyện. Ông so sánh sự độc ác dã man với sự sỉ nhục Christ, với những trò tra tấn bách hại của những mật vụ nhà thờ người Tây-ban-nha (Spanish Inquisition), với trò đấu bò hiện đại. Ông tỏ vẻ hết sức thích thú, khi kể tội Cervantes, làm thịt cuốn sách, trước thính giả là những sinh viên của ông; khiến đồng nghiệp bực mình, và cảnh cáo: Harvard nghĩ khác. Vài năm sau, ông xin chân giảng dậy, bị bác đơn, ông cảm thấy thật cay đắng, chua chát vì cái tát gió này. Chắc còn nhiều nguyên nhân, nhưng không thể loại trừ thái độ của ông đối với Cervantes.
Trong những nghiên cứu của ông về tác phẩm, có một, thật thú vị: Nabokov chứng minh rằng, giải pháp cho từng cuộc phiêu lưu của Don Quixote, là gần như không thể tiên đoán được; ông còn so sánh những cú làm bàn và bị ghi bàn - những chiến thắng và thất bại của Don Quixote - với trò chơi quần vợt, thật nghẹt thở: 6-3, 3-6, 6-4, 5-7.
Nhưng ván chót chẳng bao giờ xẩy ra: Cái chết đã xóa sạch tất cả.
Ông coi Don Quixote là cuốn sách độc ác, dã man, ác ôn côn đồ nhất, từ trước cho tới nay được viết ra!
Hai bài viết trong A Reading Diary, của Manguel, một, Sa mạc Tác ta, và một, về Don Quixote, là hai bài hay nhất, với Gấu.
Và cả hai đều được Gấu nhìn, "dưói ánh sáng của sự dã man tàn bạo của những đấng Yankee mũi tẹt, và Cái Ác Bắc Kít!"

*
Thời gian còn viết dưới trướng vị nữ thủ lĩnh trên net, Gấu biết, bà rất khó, ấy là nói về gu thưởng ngoạn. Một lần Gấu mail hỏi, có bao giờ đọc chưởng, bà cho biết làm gì có thì giờ cho thứ đó. Lần khác, hỏi về một truyện ngắn mà Gấu rất mê, của một nữ tác giả trong nưóc, bà nói thiệt, tôi có thói quen chỉ đọc vài hàng một tác giả vô danh. Ngửi không được là quẳng thùng rác.
Thành thử khi thấy sạp cá “giật cái tít”, nào độc đáo, nào nên đọc... , Gấu nghĩ, đây là thứ hàng độc, bởi vì một ông phê bình gia, một vị nữ thủ lĩnh cùng xúm vào mà thổi, làm sao không độc cho được!
Ui chao, chưa đọc, chỉ nội thấy tên tác giả là đã ngửi ra mùi Bác Hồ rồi!
Đúng hơn, Bác Trần Dân Tiên!
Một ông đại phê bình viết về một ông đại biên khảo, lần này ra đòn truyện ngắn phản truyện ngắn, hai ông là bạn thân, đồng chủ tịch mạng Hậu Vệ, thì đúng là ‘vừa lướt nét vừa kể chuyện, hay và lạ và độc đáo’, đúng y chang Bác Hồ và Bác Trần Dân Tiên rồi còn gì nữa!
Trơ trẽn thật!
Mít có câu 'mẹ hát con khen hay', là vậy.
Mẹ con còn đỡ, đằng này hai thằng đực rựa!
Cứ giả như, đây là một ‘truyện', 'hay, lạ, độc đáo’, thực, thì cũng không ai đủ mặt dầy mà cùng xúm lại thổi!
*
Gấu đã có kinh nghiệm này rồi. Lần mê văn Nguyễn Ngọc Tư, thổi lấy thổi để, mang cả ông thầy Faulkner ra, cả thầy lẫn trò xúm lại thổi, một nữ tác giả mail, hỏi, truyện của NNT hay, nhưng truyện của Thảo Trần mà không hay sao. Cùng cái air Nam Bộ, bà Thảo Trần nhà ông có khi còn bảnh hơn, ở một số điểm nào đó. Gấu mail cám ơn, và nói thực, bà Thảo Trần không cho phép Gấu nịnh bà ‘công khai’ như thế.
Để người khác đánh giá, thì hay hơn.
Quả đúng như thế. Khi tập truyện ngắn được xb, có hơn một bạn văn thực tình khen ngợi. Ông nhà văn Nhật Tiến sửa lưng Gấu, ông tài năng thế nào thì thiên hạ biết rồi, tại sao không để cho bà xã một mình một cõi.
Ấy là vì tập truyện ngắn còn kèm thêm mấy cái ‘ký’ của Gấu.
Rồi ông Thảo Trường cũng bực, bà Thảo Trần “viết mà như không viết”, vậy mà ông còn giả đò nhún nhường, để cho bà “tập” viết ư?

Ðã đành, với cách viết hờ hững như thế, tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng, tuy nhiên, đọc lời "thanh minh" của Nguyễn Quốc Trụ, tôi vẫn thấy lạnh cả người: chẳng lẽ mình lại bất cẩn đến độ gán ghép cho Nguyễn Quốc Trụ tác phẩm mà anh không từng viết bao giờ? Tôi vội lục lại tạp chí Văn số đặc biệt về Võ Phiến. May, tôi còn giữ. Vẫn thấy, ở số báo ấy, bài viết của Nguyễn Quốc Trụ dưới nhan đề "Thế giới truyện ngắn Võ Phiến", nằm từ giữa trang 38 đến đầu trang 40, đứng ở vị trí số bảy trong tám tác giả được trích. Cuối bài viết ấy, có một lời chú cho biết thêm: bài viết đã được đăng trên báo Tiền Tuyến số tháng 12. 1969. Tôi còn ngờ, cố banh mắt đánh vần từng chữ trong cái tên của tác giả. Thì cũng vẫn là Nguyễn Quốc Trụ. Ðọc ngược lên lời giới thiệu của toà soạn Văn ở trang 28. Vẫn thấy ghi là Nguyễn Quốc Trụ.
NHQ
Một bài viết, để trám vô một khoảng trống, trong một trang báo VHNT cuối tuần cho tờ nhật báo mà tác phẩm chi không biết. Ngay cả những bài viết còn bảnh hơn thế nhiều, rất nhiều bài, trong suốt thời kỳ viết và sống ở Sài Gòn, trừ mấy truyện ngắn, được in trong Những Ngày Ở Sài Gòn, Gấu đều quẳng thùng rác. Sau này chỉ tiếc có mỗi một bài, là bài viết về TTT, đăng trên Văn, may sao, nhờ THT mà có lại được.
Tks again. NQT
Ông đại phê bình gia này, phán lời nào, càng hách bao nhiêu, càng vận vào ông ta bấy nhiêu.
Đã đành với lối viết hờ hững...
Câu phán này áp dụng thật đắc địa, thật chính xác, vào toàn bộ sự nghiệp “vỗ ngực xưng tên nhà phê bình” của ông. Đây là một sự thực. Đừng có bao giờ nghĩ Gấu này quê ông, mà phán như vậy.
Có một khoảng cách rất xa giữa ông đại phê bình và Gấu, không phải về tài năng, về tuổi tác, về vốn sống, vốn đọc. Một, ở đầu, và một, ở cuối một cuộc chiến, và cuộc chiến này làm tan hoang tất cả mọi nhận định về con người Mít, lịch sử Mít, theo cái nghĩa của câu của Adorno: Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ, hử?
Nếu không coi trọng một vấn nạn như vậy, thì khó mà có thể nói chuyện, bất cứ chuyện gì, chứ đừng nói chuyện văn chương không thôi.
Đây cũng là vấn nạn mà Steiner đặt ra về một đấng Thượng Đế, mà nếu không có, là tất cả đều làm xàm, bố nếu bố náo:
Sở dĩ Cái Ác Bắc Kít hoành hành đến mức khủng khiếp như thế, chính là vì Yankee mũi tẹt huỷ diệt niềm tin vào tôn giáo của dân Miền Bắc.
Nên nhớ, điều này, vì điều này rất quan trọng: Sozhenitsyn, và luôn cả Brodsky, đều là tín đồ Ky Tô.


V/v bài viết Đào quân trên VOA.
Tác giả cuốn Cu Mười được ông họ Đào điểm, trên Gió O, bằng tiếng Việt, tất nhiên ông ta không thể hiểu, nhưng nhìn tên sách, nhìn hình tác giả, đếch phải mình, bèn viết cái thư yêu cầu cải chính, như Gió O đăng, post lại sau đây:
Dear Dao Trung Dao,
I am Ferenc Barnas the author of The Ninth. I am writing you because not long ago I found a link (on the WEB) in which you have written about my novel in Vietnamese language. The only problem is that the photo above the text is the photo of my translater: Paul Olchvary.
Here I send you my website: you can download my photo from it:
www.ferencbarnas.com
Yours Sincerely,
Ferenc Barnas
Bây giờ chúng ta đọc bài Đào quân, cũng trên Gió O:
bạn văn thế giới ngày nay dễ dàng đến với nhau nhờ…
thì mới vỡ ra là, nhờ một lá thư yêu cầu cải chính, mà chúng ta có được mối tình thắm thiết giữa hai tác giả!
Bà chủ Gió O có vẻ buồn vì cái chuyện nhờ diễn đàn của bà, mà có giai thoại hi hữu này, vậy mà VOA lại kiểm duyệt bài viết của chính cộng sự viên của họ, là Đào quân, delete những gì liên quan tới Gió O, chỉ giữ lại Talawas, và Tiền vệ.
Ui chao, nó bỏ bà ra là đúng rồi. Hủi chơi với hủi, ngưu tầm ngưu mã tầm mã: So với đám hủi, bà Huệ bảnh hơn nhiều, ở cái tính cương trực, không hèn hạ, đánh lén, kết bè đảng…
Vậy mà không vui, lại buồn ư?
NQT


*
The Afterlife of Arthur Koestler
Julian Barnes
Arthur Koestler: The Homeless Mind by David Cesarani.
Free Press, 646 pp., $30.00

When Arthur Koestler killed himself in March 1983, he left a suicide note in which he expressed "some timid hopes for a depersonalized after-life." Whether or not he has attained this (and whether, if depersonalized, you are aware that what you are experiencing is an afterlife, or any other sort of life), he has certainly had visited upon him a personalized afterlife. It goes by the name of biography.
This is neither surprising nor wrong.
Koestler was an engage intellectual, a novelist of political ideas, a journalist, agitator, propagandist, and causist up to his final action: his suicide was in part the culmination of an argument for the right to do so, an exemplary act when taken by itself (which it wasn't, inevitably, given the accompanying suicide of his wife, Cynthia). He was someone who used and offered up his own life as evidence. Born in Central Europe, politically forged by events in its eastern extremity (Russia), politically reoriented in its western extremity (Spain), tempted first by a home in the hot southeast (Israel), eventually ending up as a citizen of the cool northwest (Britain), Koestler could and did argue that his vagabonding, questing, hunted, and haunted existence was as archetypal as European life can get this century. He put it forward as such in his two volumes of autobiography, Arrow in the Blue and The Invisible Writing.
Note: Bài điểm sách này, trong số báo NYRB 10 Tháng Hai, 2000, mà do dọn nhà, Gấu phải vứt vô thùng recycle, toàn bộ những số báo NYRB, The New Yorker, TLS, Lire, Obs... cất giữ từ 1994 tới nay.
Buồn. Nhưng sắp đi rồi, giữ làm khỉ gì nữa!
Tiếc, không có đời sau, "after life", như Koestler!
*
Julian Barnes vs David Cesarani.
Còn đây là cuốn tiểu sử được phép, về Koestler:
Writing about Koestler
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic by Michael Scammell
*
Đời sau, ở đây, có nghĩa, một cuốn tiểu sử về một nhà văn, hay nghệ sĩ.
Khi Koestler tự sát vào Tháng Ba năm 1983, ông có để lại một cái note, trong đó, ông mong ước chút hy vọng nho nhỏ về một đời sau đã được bỏ đi cái phần riêng tư của mình.
Bất cứ một người viết nào, thì cũng muốn như vậy, chẳng có gì là đáng ngạc nhiên hay sai lầm về một ước muốn như thế.
Cuốn tiểu sử của ông, của Cesarani, khiến nhiều người khó chịu, trong có Barnes, người điểm sách trên tờ NYRB, còn là bạn thân của Koestler trong những năm cuối cùng của ông. Cesarani khui ra cái vụ Koestler rất mê “hấp diêm" phụ nữ, và đã từng, nhiều lần. Vào tháng Tám 1998, Jill Craigie, vợ nhà làm phim Michael Foot, có thời là thủ lãnh Đảng Lao Động, kể cho Cesarani nghe là, vào Tháng Năm 1952, Koestler đã quật bà xuống sàn căn phòng của bà, và hãm hiếp bà. Bà không nói cho ai hay vụ này, ngay cả chồng. Bà mất Tháng Chạp 1999.
Liệu một phát giác như vậy, ảnh hưởng tới độc giả của Koestler ?
Có và không, theo Gấu.
Gấu nhớ là, có một lần, đọc một bài báo, trên một tờ nhật báo, một phụ trang văn học, chắc thế, viết về Dos, trong đó khui ra một vụ, Dos đã từng hãm hiếp một em bé 10 tuổi, thời gian đi tù Siberia. Gấu đọc, và bị choáng đến độ, vứt ngay bài báo vào thùng rác, như để phi tang!
Sau này, đọc bài viết của Freud, dùng làm tựa cho bản tiếng Pháp, cuốn Anh em nhà Karamazov, ông có nhắc tới cáo buộc này, nhưng cho biết, chỉ là cáo buộc, allegation.
Cái kiểu ‘giật cái tít’ “Có mấy Nguyễn Quốc Trụ ?”, của talawas và nhà đại phê bình, là cũng muốn nhắn nhủ, này, coi chừng chúng tao!
*
Khi nhìn lại đời mình, Gấu có cảm giác, chẳng có chó gì là riêng tư, có thể nói, giới nhà văn nhà báo Sài Gòn trước 1975 đều quá rành về Gấu. Nhà phê bình chắc là không rành điều này, nên mới dọa dẫm như vậy.
Khi Gấu lấy vợ, ông bạn nhà văn DNM còn hăm he, nói với nó, nó mà không viết, là tao viết đấy. Điều này chứng tỏ, ông rất rành về cuộc đời, cuộc tình, cuộc vợ của Gấu. Những ông bạn như VL, DTL… còn sống sờ sờ, muốn hỏi gì, cần gì, mấy ông ấy cung cấp hết.
Cuộc đời của Gấu ly kỳ, rùng rợn, gay cấn, cay đắng, điêu linh...  đến nỗi Gấu Cái nhiều khi thèm được công bố cho thiên hạ cùng biết, và thúc ông chồng hãy viết ra đi, Nobel, Booker, dám lắm đấy!
Mới đây thôi, đám bạn cùng học, ở Mẽo, nhân tập thơ của một nhà thơ còn ở trong nước mới ra lò, nhắc chuyện cũ, cả bọn còn gật gù, không thằng nào làm được cái điều thằng Gấu đã làm, lúc đó đó!
Thành thử độc giả Tin Văn yên chí. Trong đời Gấu, chưa từng làm một điều gì vi phạm đạo đức, lương tâm con người hết.
Nhưng, đời Gấu quả là có rất nhiều phen liên quan tới những chuyện đạo đức, thế mới khổ!
Cờ bạc, rượu, gái, xì ke, ma tuý, tứ đổ tường, dính hết!
*
Lạ. Chẳng lẽ "hoa hồng là hoa hồng" mà Nguyễn Quốc Trụ lại không phải là Nguyễn Quốc Trụ ư?
NHQ
*
Viết khốn nạn như thế, mà đòi hỏi nhà nước VC cần phải giáo dục dân Mít, về sự xấu hổ, ư?
NQT
*
Có lẽ thời hoàng kim của nhà đại phê bình, là lúc Gấu vừa mới chân ướt chân ráo ra được ngoài này. Khi đó, Người chơi thân với Mai Thảo, và là đệ tử  (?) đắc ý nhất của Võ Phiến. Người đang thai nghén cuốn tiểu sử sư phụ, đang sửa soạn ra báo riêng, cùng ông bạn thân, một nhà đại biên khảo. Người vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, trong vụ đụng độ với Đặng Tiến. Người được coi là số 1, chuyên trị thơ, có thể chỉ sau… Đặng Tiến. Sau ai, sau Đặng Tiến thì cũng... không được!
Thế rồi lòi ra thằng Gấu.
Chán thiệt!
*
V/v "Có mấy NQT?"
Cũng vẫn Pascal, qua trích dẫn của Greene, cảnh cáo:
Il ne faut pas essayer d'entrer dans la vie des êtres malgré eux: retiens cette leçon, mon petit. Il ne faut pas pousser le porte de cette seconde ni de cette troisième vie que Dieu seul connaît. Il ne faut jamais tourner la tête vers la ville secrète, vers la cité maudite des autres, si on ne veut pas être changé en statue de sel ...
Đừng bao giờ kiếm cách chui xuống gầm giường nhà người khác, hãy nhớ bài học này, thằng nhỏ! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa cuộc đời thứ nhì, thứ ba mà chỉ Thượng Đế biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố ma quỉ, chết tiệt của những kẻ khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...

Khi nghe Nguyễn Xuân Hoàng đề nghị “viết một cái gì đó” cho blog NXH và Bè Bạn lúc đầu tôi không mấy mặn mà…

DTD: Blog NXH và bè bạn, VOA.
Cái sự không mấy mặn mà này, Gấu biết lý do tại sao: Ông bạn quí của Gấu vốn rất nhiều bạn bè, nhưng có vẻ như ông chẳng ưa thằng bạn nào, [trừ Khô Khốc đại sư, có thể], hễ có dịp, là không thể bỏ qua, đi một đường không được đẹp về bạn bè của chàng!
Bây giờ thì Gấu lờ mờ nhận ra, tại làm sao mà DTD không mặn với Gấu!
Trước khi Gấu ra được ngoài này, và, kể từ khi Gấu cầy hai job, một, được trả tiền, phụ trách mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của NMG, và một, chùa, đóng góp bài vở đều đặn cho mục Tin Văn, với cái tên Jennifer Tran, cho tờ Văn, thì DTD là người thường xuyên lo cái vụ giới thiệu văn học thế giới cho cả một trường văn học hải ngoại, qua hai tờ báo trên. Và, có vẻ như cả hai ông chủ báo đều không mặn với đóng góp của chàng.
Gấu được biết, qua một nhân vật rất thân cận với tờ Văn Học, là NMG có lần than, ông DTD này có vẻ như không rành cả tiếng Anh, lẫn tiếng Việt. Những bài dịch Bản đồ tiểu thuyết của ông cho VH, ngay tôi đây, cũng không làm sao đọc được, và hiểu được!
Cái này, là Gấu nghe qua một nhân vật thứ ba, thành thử độ chính xác không bảo đảm, nhưng "nói tóm lại", là, NMG không mặn những bài viết của DTD, và một khi Gấu xuất hiện, ông chủ báo vờ luôn họ Đào!
Cũng thế, là thái độ của ông chủ báo Văn.
Chính vì vậy mà ông không mặn Gấu, chăng?
*
Notre-Seigneur exige que nous aimions nos ennemis; c'est plus  facile souvent que de ne pas haïr ceux que nous aimons.
Pascal
Graham Greene trích dẫn, trong bài viết về Mauriac, trong The Lost Chilhood and Other Essays
Hoá ra là ông Pascal này cũng đã từng ngồi bên bờ sông Mekong, nhìn thấy xác bạn quí trôi lều bều qua. Người phán:
Chúa đòi hỏi chúng ta phải tha thứ và thương yêu kẻ thù.
Ui chao, chuyện dễ ợt!
Khó, rất hơi bị khó, là đừng có ghét bạn quí của mình!
*
Phản hồi từ người đọc đã là quí, đằng này tôi lại được chính một tác giả ngoại quốc của quyển sách được đề cập tới liên lạc và tỏ lời chân thành cám ơn thì quả thực với tôi là một an ủi lớn
DTD
Dưới đây là lời chân thành cám ơn!
Sự thực, nó là một cái thư yêu cầu cải chính, vì ông Đào lầm hình dịch giả là tác giả!
Sun, 12 Jul 2009 18:57:42 +0200 [07/12/2009 12:57:42 PM EDT]
>Dear Dao Trung Dao,
>I am Ferenc Barnas the author of The Ninth. I am writing you because
>not long ago I found a link (on the WEB) in which you have written
>about my novel in Vietnemese [Vietnamese] language. The only problem is that the
>photo above the text is the photo of my translater: Paul Olchvary.
>Here I send you my website: you can download my photo from it:
>www.ferencbarnas.com
>Yours Sincerely,
>Ferenc Barnas
Vì cùng là dân  học chuyên ngành Triết nên việc chuyện trò trao đổi giữa chúng tôi thật dễ dàng thoải mái. Ferenc Barnas viết tiếng Anh khá chuẩn.
DTD
No còm!
Nhưng giá mà Đào quân phán, ông mũi lõ viết tiếng Việt khá chuẩn, thì may ra còn hiểu được!