*
Notes

I


1

















 Kinh nghiệm viết văn: Viết và lách
NHQ Blog VOA

N. O. - Quel est votre conseil aux jeunes écrivains?
J. C. Oates. - Lire beaucoup et avec enthousiasme ; choisir un écrivain singulier et lire toute son oeuvre ; écouter les autres parler ; être invisible si possible ; voyager, penser, rêver, regarder.
Lời khuyên của bà với những nhà văn trẻ?
Đọc thật nhiều, với đam mê, thích thú, lọc ra một tay, và đọc tất cả tác phẩm của người đó; nghe người khác nói chuyện; trở nên vô hình, càng vô hình chừng nào càng tốt chừng nó; du lịch, suy nghĩ, mơ mộng, và nhìn.
*
Kiếm ra Thầy rồi đọc tất cả những tác phẩm của Thầy [Oates], kiếm ra Thầy rồi dịch tác phẩm của Thầy [Alain khuyên đệ tử André Maurois]... 
Muốn trở thành nhà văn, là phải có Thầy.
Làm gì có chuyện, như NHQ phán:

Quá trình làm thơ, viết văn, từ văn sáng tác đến văn phê bình lý luận, là một quá trình lạng lách liên tục. Đừng tin nếu có ai nói họ chỉ phóng bút ào ào và không thấy gợn trong đầu bất cứ nỗi lo lắng nào về ảnh hưởng cả. Hãy nhìn xuống dưới chân họ đi: chỉ có lối mòn. Toàn là lối mòn. Những cú lách ngoạn mục nhất là những cú lách ra khỏi lối mòn. Ra khỏi vùng ảnh hưởng của cả những người đi trước lẫn những người cùng thời.
*
Kiếm ra Thầy. Học Thầy, rồi vượt Thầy.
Làm gì có chuyện lạng lách.
Nhà đại phê bình có bao giờ tập viết văn đâu, thành thử cứ phán nhảm, phán ẩu, phán như thánh như tướng!

Gấu đã từng kể ra là, vào cái hồi đầu tập viết, mỗi lần bí quá, là lôi Thầy Faulkner ra tụng, bất thình lình vớ được một câu, như tia chớp loé lên, thế là ’ơ ra kìa’ một tiếng, và… viết!
Lạng lách cái con khỉ!
*
Trong tự vựng của những nhà phê bình, từ "tiền thân" (precursor) không thể thiếu được, nhưng nên tháo gỡ mọi trò luận chiến hoặc ganh đua. Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như là nó sẽ sửa đổi tương lai.
Borges:
Kafka và những người đi trước ông

Đừng có nóng. Tiền thân, lối mòn, kệ cha nó!

Sự thể là, mỗi người viết sáng tạo ra những tiền thân của riêng mình.
Khủng khiếp nhất, của cả bản văn của Borgres, là câu trên.

Nôm na nó như vầy:
Đệ tử khám phá ra Thầy.
Không phải: Thầy khám phá ra trò.

Chính vì thế mà ông anh nhà thơ khuyên Gấu: Đọc. Đọc thật nhiều. Đọc bất cứ một tác giả.
Rồi sẽ có một ngày, mày khám phá ra ông Thầy của mày.

Thầy, nghĩa là gì?

Ông anh giải thích:
Trong thiên hạ, hằng hà sa số những nhà văn, làm sao đọc hết. Nhưng dòng văn, thì không nhiều, độc thoại nội tâm, dòng ý thức, khẩu văn, thoại văn...
Khi mày tìm ra ông thầy, thực ra là mày tìm ra cái dòng văn hợp với tạng của mày.
Và nhẩy xuống đó, tập bơi, với những bước đầu của ông Thầy, theo vết để lại của ông Thầy…
*
Gấu áp dụng đúng bài học trên, của TTT, để viết về Ông Thầy TTT:

*

Trong một vài trường hợp, chính học trò khám phá ra những tay thầy.
Phải chăng đó cũng là trường hợp của "bậc thầy" Thanh Tâm Tuyền?
Nên nhớ, bài viết của Borges, Gấu chỉ ra ngoài này mới được đọc!
Quái thế!

Rushdie kể, cái ngày ông tìm ra giọng nói của Saleem, ông biết, ông trở thành nhà văn, và còn biết thêm, giọng nói của Saleem sẽ chinh phục cả thế giới...  là cũng ý trên, của ông thầy TTT!
Car je me souviens du jour où jaillit de moi la voix de Saleem, de la joie et du sentiment de libération que j'éprouvai alors et je suis fier que cette voix jeune ait pu aussitôt attirer - et attire encore - tant de jeunes lecteurs. Je me dis qu'en définitive, c'est cela qui compte.
Nguồn

Dọn
Kinh nghiệm viết văn: Viết và lách
NHQ Blog VOA

Mới thoát khỏi ảnh hưởng của Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi; thoát khỏi ông Tolstoi, lại đụng phải ông Dostoievski; thoát khỏi ông Dostoievski, lại đụng phải ông Kafka; thoát khỏi ông Kafka, lại đụng phải ông Marquez; thoát khỏi ông Marquez, (1) lại đụng phải ông Borges.


(1) Tên của ông này là Garcia Marquez, tên kép, gồm hai chữ. Như Văn Cao, Hồng Nhung, Bích Khê... thí dụ.
Gọi Cao không, thì bố ai biết Cao nào! [Văn Cao & Nam Cao]

Mới thoát khỏi ảnh hưởng của Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi; thoát khỏi ông Tolstoi, lại đụng phải ông Dostoievski; thoát khỏi ông Dostoievski, lại đụng phải ông Kafka; thoát khỏi ông Kafka, lại đụng phải ông García Márquez; thoát khỏi ông García Márquez, lại đụng phải ông Borges.
NHQ Tiền Vệ

Như vậy là đã sửa lại tên Ga Bò [Gabo].
Vậy mà 'đết' cám ơn Gấu!
Đã sửa, sao không sửa luôn trật tự, phả hệ đúng hơn, hay đúng hơn nữa, sư phụ/đệ tử, giữa mấy ông này.
Thí dụ:
Thoát ông Kafka, gặp ông Borges, thoát ông Borges gặp ông Gabo, thoát ông Gabo, gặp ông…  Hồ Anh Thái [Rung chuông tận thế]!
*
C'est votre illusion
Sunday, October 25, 2009 6:51 AM
Ông Trụ ơi,
Càng ngày ông càng tự huyễn hoặc đến mức đáng ngại. Ông tự khen ông, rồi ông phàn nàn về bốn phương tám hướng. Một mình ông ngồi trong cái web của ông, ông biến thành cái rốn của ông. Ông tưởng người ta viết bài về chó là để nói xéo ông, nhưng ông đâu ngờ người ta đã viết bài về chó từ năm 2003 trên talawas, bây giờ người ta rút lại thành bài blog chơi vui thôi. Ông vào xem cho biết: http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=127&rb=06
Ông tưởng ai cũng để ý tới ông. Ông tưởng người này bắt chước ông, người kia vay nợ ông, người nọ gièm pha ông. Kỳ thực, ai cũng lo chuyện của họ, có ai đọc web của ông đâu, ngoại trừ bạn già này.
Thôi đi ông Trụ. Tôi đã nhắc ông rồi mà ông không chịu nghe lời. Già rồi, cựa quậy làm gì cho khổ thân, tổn trí.
Có buồn thì đọc sách, làm thơ, đánh cờ, uống rượu, chứ sao lại cứ vướng vô những chuyện thị phi?
C'est votre illusion. Vous jouez avec les ombres de la nuit, y compris votre propre ombre.
Je vous ai dit ces choses. C'en est assez maintenant.
NH

Phúc đáp:
Tks.
Chắc là bị huyễn thật.
Vậy mà cứ nghĩ là nhà đại phê bình thù ghét Gấu!
Hóa ra không phải!
Sorry abt that.

NQT
*
V/v ảnh hưởng, tờ Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, mở hẳn ra một mục về vụ này, và lấy câu, “Bởi vì anh ta, bởi vì tôi”, của Montaigne làm tiêu đề. Gấu hiểu sai câu này, nghĩ là liên hệ sư phụ, đệ tử, nhưng một độc giả mail cho biết, không hẳn như vậy. Sau đó, đọc Alberto Manguel, trong The City of Words, ông dành hẳn một bài viết, về câu trên.
Steiner cũng dành nhiều bài viết, và cả một cuốn sách về đề tài sư phụ/ đệ tử [Những bài học của Sư Phụ].
Ông nhận ra, trong liên hệ đó, hàm trong nó, đam mê sex. Đúng là một đề tài ‘hot’. Bữa nào rảnh, giới thiệu tiếp hầu quí vị. NQT
*
Càng ngày ông càng tự huyễn hoặc đến mức đáng ngại. Ông tự khen ông, rồi ông phàn nàn về bốn phương tám hướng. Một mình ông ngồi trong cái web của ông, ông biến thành cái rốn của ông.

Bạn già chắc là lầm đấy. Có thể giọng văn ‘anh chị’ của Gấu, những ngày sau này, khiến bạn nghĩ như vậy chăng?
Gấu chẳng hề coi mình là cái chó gì cả. Đó là sự thực. Nhiều khi tự khen, phàn nàn gì gì đó, chỉ để làm giảm xì trét, cho cả Gấu, lẫn độc giả, như có lần một độc giả nhận xét, đọc Tin Văn có khi chỉ vài hàng mà bần thần cả tuần, cả tháng! Hay, ngoài những trang về BHD ra, còn thì đen thui!
V/v thị phi. Chuyện này xẩy ra từ lâu rồi, từ năm 2002. Gấu đâu hề muốn dính vô, phải đợi khi có được tí bonus về ‘quĩ thời gian’, mới nhắc tới, để thanh thản mà đi
Rốn hay không rốn, thì cũng chỉ ‘trong một tháng, trong một năm’, là hết.
Sao mà khó với nhau thế?
Không lẽ bị chúng lôi cả đời tư ra để mà chửi, đặt vấn đề, "có mấy NQT, cho xin tí sái...", mà cũng đành bỏ qua, đi luôn?
V/v Cọp và Chó. Gấu nghĩ, một công đôi ba chuyện, chứ cũng không phải
'người ta rút lại thành bài blog chơi vui thôi.'.
Thí dụ:
Suốt mấy tuần nay cứ nghe lùng bùng bên tai những tiếng gâu gâu mãi....
Vả chăng, đâu chỉ chuyện thị phi, mà còn chuyện văn chương. Nhà đại phê bình phán quá nhảm về nhiều đề tài, thí dụ "lạng lách", ngứa miệng quá, lại phải sủa.
Chán thế!
*
Ông tưởng ai cũng để ý tới ông. Ông tưởng người này bắt chước ông, người kia vay nợ ông, người nọ gièm pha ông. Kỳ thực, ai cũng lo chuyện của họ, có ai đọc web của ông đâu, ngoại trừ bạn già này.

Không đúng như thế. Tin Văn bây giờ khá nhiều người đọc, server cho biết hàng giờ, hàng ngày, và Gấu đang lo, xin độc giả tha lỗi, Tin Văn cũng đông khách như... Chợ Cá!
Đừng đọc Tin Văn nhiều quá! Please! NQT
*
Có buồn thì đọc sách, làm thơ, đánh cờ, uống rượu, chứ sao lại cứ vướng vô những chuyện thị phi?

Đọc sách, đánh cờ, thì vẫn thường xuyên, trừ uống rượu, chỉ lâu lâu, khi đi giang hồ vặt, qua Mẽo gặp bạn, thì mới dám đụng trận, một cách hăm hở, cho bõ những ngày nhịn uống!

Gấu tính, sau cái vụ thị phi, là bèn viết văn!
Trước giờ, chỉ lo ‘cao ngạo phê phán dân Mít với dân Yankee mũi tẹt…’ (1), bây giờ chán rồi, bèn lo viết vài ba tác phẩm văn học!
Cũng chưa muộn!
Hà, hà!
Kính
NQT
(1)
Midway said...
Chính ra hồi xửa hồi xưa nhưng cũng chưa xưa lắm bác TV viết cũng cân nhắc phết nhé, như talawas bộ cũ chẳng hạn.
Thế rồi bỗng dưng bác ý thoái lui ở ẩn, một mình tung hoành một cõi. Đọc những gì bác TV cao ngạo phê phán dân Mít với dân Yankee mũi tẹt mình thấy không phải đều vô vị cả!
Blog NL
*
Cái ý nghĩ của Gấu - liệu Tô Hoài cũng cảm thấy đau, khi miễn cưỡng đóng vai đao phủ, chuyên đùn việc cho kẻ khác, cho tên sau này trở thành một tên chiêu hồi, cốt làm sao làm trọn vai trò nhà văn, người chép sử, hay là câu chuyện về Lò Đấu Tố ở Miền Bắc Việt Nam - sở dĩ có được, là do đọc W.G. Sebald, nhà văn Đức quá cố, trong cuốn di cảo của ông, “Về lịch sử tự nhiên về huỷ diệt”. Bài viết về Peter Weiss: “Sự Hối Hận Của Con Tim”.

Ông Weiss này, gốc gác xa xưa của gia đình, vừa là Đức vừa là Do Thái, cho nên cứ nằng nặc, phải làm sao, vừa đóng vai kẻ tra tấn, vừa đóng vai kẻ bị tra tấn.
Chính vì lý do đó, ông quyết định tham dự phiên tòa xử án Lò Thiêu, the Auschwitz trial, tại Frankfurt.

Nhưng trên hết, ở trong ông, luôn luôn là một hy vọng, chẳng bao giờ tàn lụi, rằng, “mọi vết thương thì đều có phần tương đương của nó, ở đâu đó, và nhờ thế mà đều có thể được bồi hoàn, kể cả bồi hoàn này là qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào đã gây ra vết thương”. (1)
Ý tưởng trên, theo W.G. Sebald, là từ Nietzsche.
Nietzsche tin rằng, đây là nền móng của cảm quan của chúng ta, về công lý, và, ông nói, “[nó] hệ tại ở sự liên hệ có tính khế ước, the contractual relationship, giữa kẻ cho vay và người vay, và nó cũng xa xưa, cổ lỗ, như là quan niệm tự thân, về luật pháp.”

(1) Có thể mơ hồ cảm nhận ra điều này, Nguyễn Mạnh Côn viết câu chuyện, một anh Tây mũi lõ, một y sĩ, hình như vậy, hăm he đòi, một thân một mình, đứng ra trả món nợ thực dân thuộc địa, mà cả lũ mũi lõ gây ra tại Việt Nam.
Tô Hoài: Ba người khác
*

Trang Tin Văn, có thể,  cũng là... về một anh Bắc Kít, hăm he đòi, một thân một mình đứng ra trả nợ cho cả một lũ ăn cướp Yanke mũi tẹt!
Đúng là bố chó xồm!

Nhưng trên hết, ở trong Gấu, luôn luôn là một hy vọng, chẳng bao giờ tàn lụi, rằng, “mọi vết thương thì đều có phần tương đương của nó, ở đâu đó, và nhờ thế mà đều có thể được bồi hoàn, kể cả bồi hoàn này là qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào đã gây ra vết thương”.

Được, được!

*
Ngư ông và Biển cả!
Gấu đi biển, kiếm con K của Gấu.

Nhưng trên hết, ở trong Gấu, luôn luôn là một hy vọng, chẳng bao giờ tàn lụi, rằng, “mọi vết thương thì đều có phần tương đương của nó, ở đâu đó, và nhờ thế mà đều có thể được bồi hoàn, kể cả bồi hoàn này là qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào đã gây ra vết thương”.

 Được, được! [Thuổng Mai Thảo]


*
C'est votre illusion
Sunday, October 25, 2009 6:51 AM
Ông Trụ ơi,
Càng ngày ông càng tự huyễn hoặc đến mức đáng ngại. Ông tự khen ông, rồi ông phàn nàn về bốn phương tám hướng. Một mình ông ngồi trong cái web của ông, ông biến thành cái rốn của ông.

Huyễn hoặc lớn nhất của Gấu, là, khi đám Yankee mũi tẹt xuất hiện trên văn học hải ngoại, Gấu đã nghĩ rằng, đây là lúc móc nối lại với cái Đất Bắc mà Gấu đã từng bỏ chạy.

Cái web của Gấu xuất hiện đã trên 10 năm, nếu kể cả thời gian ăn nhờ ở đậu trên VHNT do PCL chủ trương. Chuyện thị phi xẩy ra khi Gấu chưa có trang web riêng. Mặc dù Gấu có thể trả lời trên VHNT, vì PCL cho Gấu hẳn một account, tự mình post bài. Nhưng Gấu tự nhủ, nếu lúc này mà vướng vào chuyện... thị phi, là hư hết.
Chỉ đến khi vượt quá cái tuổi năm tuổi, 73, và trong khi đi câu cá, tại...  Vũng Tầu, Gấu có gặp con K, và nó biểu Gấu, bây giờ mày muốn viết cái gì thì viết, thì Gấu mới dám đụng tới nhà đại phê bình!
Nói rõ hơn, mọi chuyện kể như xong với Gấu, thời gian còn lại, là của Ông Trời ban riêng cho Gấu.
Sau giấc mơ, thấy xác mình trôi lều bều trên sông Mekong, thì Gấu ngộ ra là, phải thanh toán tất cả, bằng cách, viết tất cả, không bỏ qua một chuyện thị phi nào hết, nhưng phải viết không một chút thù hằn, giận dữ, thì mới OK!

"Bạn già" đọc những gì Gấu viết về nhà đại phê bình, đâu có gì là nặng nề, cũng chỉ là một cách "dậy dỗ" đàn em, của người đi trước mà thôi!
Xoa đầu đấy, tuy hơi mạnh tay một chút!
Thuốc đắng rã tật!
Vậy thôi!
Nhà đại phê bình đâu có vừa!
Ông ta đã từng xoa đầu không biết bao nhiêu là nhà văn, nhà thơ?
Mạnh tay hơn Gấu nhiều!
Không lẽ viết như...  năn nỉ, kẻ muốn lôi cả đời tư của Gấu ra để mà sỉ vả, chỉ vì cái lỗi, là dám đụng tới một cái "note" của ông ta, về Võ Phiến?
NQT

Thành thực mà nói, nhờ gặp con K, và được nó huỷ bỏ cái tên của Gấu ở trong lịch sử văn học Mít, nói theo ông thầy Faulkner  (1), hay nói theo Nguyễn Du, "đoạn trường đã rút tên ra", bây giờ mày muốn viết cái gì thì viết, những gì mày viết, kể từ lúc này, sẽ "ở bên ngoài lịch sử", "ngoài thời", time-out, (2) [láo lếu thật!] nên Gấu mới có thì giờ để mắt tới những gì nhà đại phê bình viết, và sự nghiệp "xoa đầu kẻ khác" của ông, thì mới hỡi ơi, sao mà ông này liều lĩnh vô cùng, viết "đại, đại" nhảm, về đủ thứ vấn đề.
Chán thế!
Thế là tha hồ mà dọn!

(2) Thuật ngữ của dân Cớm, bảnh hơn nhiều: Off-record: Tắt mẹ cái máy ghi âm đi cho tao nhờ!
V/v Time-out:
Cuốn La Tregua xuất bản tại Mỹ có cái tên "lạc quan" Lại Tỉnh Thức (The Reawakening), trong khi nhan đề tiếng Ý đề nghị hoặc từ Truce (Hưu chiến), hay Respite (Giải lao), cuốn sách chấm dứt rõ ràng như vậy, bởi vì những ngày tháng lang thang vùng Đông Đức của Levi là một "ngoài-thời" (a kind of "time out"), giữa Auschwitz-như-kinh nghiệm và Auschwitz-như-hồi nhớ. Cuốn sách khép lại với tiếng kẻng báo thức, đúng ra là tiếng hô buổi sáng của trưởng trại Auschwitz: Thức dậy! (Wstawach!).

Đây có phải một người

(1)

Thi sĩ Joseph Brodsky, đứa con của St. Petersburg, khi được hỏi, ông cảm thấy thế nào, khi biết tin thành phố trở lại với cái tên lịch sử của nó; ông trả lời: tôi hạnh phúc quá chừng, quá đỗi! Tôi nói điều này với tất cả hân hoan, và không cần một chút dè dặt, mặc dù hoàn cảnh trớ trêu, có một thành phố St. Petersburg ở trong một Leningrad Region... Nhưng đừng nghĩ tới chúng ta, mà hãy nghĩ tới những cư dân hiện thời, tới những người sẽ sinh ra tại đó. Họ sống trong một thành phố mang tên thánh, như vậy chẳng hơn là với một cái tên của quỉ. (Better they live in a city that bears the name of a saint than a devil.)
Khi được tin nhà thơ Nguyên Sa mất, tôi bỗng nhớ đến câu thơ trên:
Sài-gòn phóng solex như bay.

Nhớ đến J. Brodsky, và câu thơ của ông:
Neither country nor churchyard will I choose
I’ll come to Vasilevsky Island to die.
Xứ sở làm chi, phần mộ làm gì,
Ta sẽ tới đảo kia để chết.
*
Nhớ đến thành phố mất tên.
Và tôi tự nhủ, câu thơ, và tác giả của nó, đã nhập vào thiên tài của nơi chốn. Đã vĩnh viễn thuộc về Sài-gòn rồi.

Ở đây, chúng ta hãy vượt lên mọi oan khiên nhất thời, hoặc cuộc đối đầu quốc- cộng, và để ý đến một điều: cái tên gọi Sài-gòn, theo như người viết hiểu, không phải là một từ tiếng Việt, mà là gốc Miên, hoặc Chàm. Tổ tiên của chúng ta, những người mở nước, đã biết kính trọng điều gọi là thiên tài của nơi chốn, genius loci, và đã không đặt tên lại cho một vùng đất đã cưu mang họ, bằng một cái tên mang sẵn từ nhà, từ một vùng đất họ đã bắt buộc rời bỏ. Những Los Angeles, Mississauga, Canada... những địa danh ở Bắc Mỹ là một an ủi cho những người Âu châu, so với tất cả những tội ác đối với thổ dân da đỏ.
Tôi thích câu thơ trên, vì Sài-gòn (lẽ dĩ nhiên). Và, vì còn là một Sài-gòn của riêng tôi. Sài-gòn của tôi chẳng bao giờ phóng solex như bay, nhưng mỗi lần nhớ đến, câu thơ của Nguyên Sa lại mới nguyên trong tôi, như một vài kỷ niệm còn sót lại, về cô bạn.
Về Nguyên Sa, còn một câu thơ nữa, mà tôi vẫn rì rầm hát theo, cùng với nó, và mỗi lần như vậy, lại tự nhủ, nếu có dịp gặp ông, tôi sẽ hỏi, đâu là nguyên bản của nó. Câu thơ được phổ nhạc:
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu.
Câu thơ nguyên bản, như sau này tôi được biết:
Trời chợt mưa, chợt nắng, bởi vì đâu.
Nhưng tôi cứ rì rầm như vầy:
Trời chợt mưa, chợt nắng, chợt vì đâu.
Và tôi cứ cố tình thích chữ “chợt” sau cùng.
Bởi vì, cứ khơi khơi, trời chợt mưa, chợt nắng, cô bạn chợt phóng solex vào đời mình:
Chợt vì đâu, solex mãi trong tôi...
Hoặc:
Chợt vì đâu xô lệch mãi đời tôi...
*
Oan khiên nhất thời: so với chiều dài lịch sử, cuộc chiến quả thật chỉ là oan khiên nhất thời. Giữa thời gian và những ký hiệu là những con chữ, hay như ở đây, một câu thơ, lại là một vấn đề lớn lao khác nữa:
Khi thành phố mà tôi vinh danh, đã lụi tàn, mai một,
khi những con người bài thơ tôi ca ngợi, đã chìm vào quên lãng,
những con chữ sẽ vẫn còn hoài (Pindar)...

Câu thơ cứ còn mãi, dù Sài-gòn không còn phóng solex như bay....
*
Sài-gòn không còn phóng solex như bay, thi sĩ càng biết rõ điều này hơn chúng ta.
Hãy đọc thơ ông, thay cho một lời tưởng niệm:
Em gói câu thơ trong áo bay,
Ba phần gió thổi, một phần mây,
Ngày sau hai đứa mình xa cách,
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay.
*
Thi sĩ biết rất rõ, sẽ có một ngày, người mà câu thơ ca tụng, sẽ cách xa, nhưng không hề chi, câu thơ sẽ vẫn còn mãi:
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay.
*
Không phải chỉ em, mà luôn cả anh - nhà thơ, sẽ cách xa:

Nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tin rằng, anh ta đã không sống, Flaubert nói. (L’artiste doit faire croire à la postérité qu’il n’a pas vécu). Maupassant ngăn cấm chuyện chân dung ông có trong tuyển tập những nhà văn nổi tiếng: Đời riêng của một người, và bộ mặt của ông ta không phải là để chường ra cho thiên hạ thấy.
"Tôi ghét chuyện dí mũi vào đời riêng của mấy ông nhà văn lớn, và chẳng có một cuốn tiểu sử nào giọi chiếu được một mẩu đời tư của tôi," Nabokov nói. Italo Calvino giải thích thêm: ngu gì mà nói cho bất cứ một ai, dù chỉ một lời, về đời tư của mình! Faulkner mong muốn, chỉ là một người bị huỷ bỏ (annulé), được lịch sử gạch đi (supprimé par l'histoire), chẳng để lại bất cứ một vết tích, ngoại trừ những cuốn sách đã được in. (Milan Kundera khi nhắc lại, đã gạch dưới hai chữ sách, in). Theo một ẩn dụ nổi tiếng, nhà văn phá huỷ căn nhà riêng của ông, để, với những viên gạch lấy từ đó ra, xây dựng một căn nhà khác: cuốn tiểu thuyết của ông ta. Khi mà Kafka được người đời chú ý đến, nhiều hơn là (nhân vật) Joseph K., tiến trình hậu - cái chết (mort posthume), của nhà văn bắt đầu.
*
Solomon Volkov, tác giả cuốn Chuyện trò với J. Brodsky, có kể lại: một lần ông hỏi nhà thơ, về một lời chỉ trích ông, của một ký giả lưu vong. Ông này đã buộc tội nhà thơ leo lên đỉnh vinh quang, bằng cách đạp lên ngôn ngữ Nga (over the steps of the Russian language). J. Brodsky mặt đỏ bừng, tính xổ nho, nhưng đột nhiên ông bật cười la lên: Thú quá, Trời ơi! Làm gì có chuyện nào đẹp hơn, phải không? (Lord! What could be better, right?).
Trong quá khứ, đã có lần, người viết gọi ông, nhà thơ Nguyên Sa, là một nhà văn dễ dãi, và sung sướng. Bây giờ chỉ xin đổi lại: Nguyên Sa là một con người dễ dãi, và hạnh phúc.
Xin vĩnh biệt nhà thơ.
NQT

Note: 1998, Nguyên Sa mới mất, và Gấu lần đầu ghé Tiểu Sài Gòn, đúng thất tuần của ông, và một văn hữu, chẳng hề biết chuyện đụng độ giữa NS và Gấu, đã 'nhân danh gia đình' ngỏ lời mời Gấu tới thắp một nén nhang cho nhà thơ, và NMG giật mình, nói, đâu có được!
Bài viết trên là nén nhang đó.
NQT
*

Sao bac ghet talawas...?

Gấu thực sự quá tởm mấy đấng Yankee mũi tẹt thì đúng hơn. Khi diễn đàn này mới xuất hiện, Gấu là người đầu tiên viết, trong khi những người khác còn nghi ngại, ấy là vì Gấu nghĩ, đây là thời điểm để nối lại mối nối bị đứt với Đất Bắc của Gấu.
Liền sau đó, là thất vọng, nhưng vẫn hy vọng, rồi hoàn toàn tuyệt vọng.
Một khi đám Yankee mũi tẹt, khoan nói ở trong nước, nói được một lời ân hận về cái chuyện ăn cướp Miền Nam, thì may ra mới có sự thay đổi.

Chính cái sự ăn cướp Miền Nam đã gây nên tai họa khủng khiếp, và đẩy đất nước chìm đắm vào cơn băng hoại, không biết đến bao giờ mới thoát ra được.
Có vẻ như sự kiện chúng chẳng thể nói được điều này, còn là do mặc cảm dốt nát. Cả một diễn đàn như thế, trong mấy năm trời như thế, đâu có để lại một cái gì cho ra hồn, ngoài mớ văn học Miền Nam được họ sưu tầm?
Cả một đám làm cho Bi Bi Xèo như thế, mà dịch “Bán Đảo” Ngục Tù? Khi có người chỉ cho thấy sự dốt nát, thì cũng không biết lên tiếng cám ơn? Chúng 'vô học' đến mức như thế thì làm sao khá cho được?
Cái sự băng hoại đạo đức, ở đám chóp bu như đám này, mới đáng sợ, và vô phương cứu chữa.
Kính. NQT
*

Nhà Phê Bình

Monday, October 26, 2009 1:50 PM


Kính chú Trụ,
Cháu lạc vào rừng Tản Viên của chú mà mày mò hoài không ra nguyên nhân ban đầu tại sao chú ghét nhà phê bình.  Cháu có thấy "Sao bác ghét Talawas?".  Tại sao chú ghét nhà phê bình?  Bắt đầu là như thế nào? Chú có ghét mấy tay phản chiến như Đỗ KH. không?
Cám ơn chú cái link VHNT, nhờ đó cháu mới biết tin tờ báo được để lên web trở lại.
Độc giả nhỏ tuổi,
Hàng xóm ông bác Hiếu Chân.

Note: Xin lỗi bạn Đỗ KH nhe!
NQT

Phúc đáp:
Đúng ra là do Gấu ghét cái thằng cha Gấu phê bình ngày nào, trước 1975, gây ân oán giang hồ, ảnh hưởng đến cả gia đình [cái vụ này Gấu sẽ từ từ viết sau].

Nhưng phải đến khi đọc Steiner, thì mới hiểu ra lý do 'tiềm ẩn':

    Khi ngoái lại, nhà phê bình thấy cái bóng viên quan hoạn ở sau lưng. Ai chịu làm phê bình gia, nếu có thể làm nhà văn? Ai chịu gò vào Dostoevsky để có được trực giác tinh tế nhất, nếu có thể hàn một phân bộ tiểu thuyết Anh em nhà Karamazov; hay tranh luận về tư thái của D. H. Lawrence, nếu có thể tạo ra luồng gió đời cuồn cuộn trong cuốn Cầu Vồng? Tất cả tác phẩm văn học lớn đều bật ra từ "le dur désir de durer" (dục vọng cương cứng được trường tồn), bằng lao khổ tâm trí nhằm chống lại cái chết, bằng hy vọng vượt lên thời gian với sức mạnh sáng tạo. "Brightness falls from the air": năm từ và một ngón thanh âm u tịch (a trick of darkening sound). Vậy mà đã trường tồn cả ba thế kỷ. Ai còn muốn chọn làm phê bình gia, nếu có thể đặt bài ca, soạn nhạc, và từ cái con người sinh tử lão bịnh là chính mình, tạo ra được một giả tưởng bất tử, một nhân vật sống hoài hoài? Hầu hết đều sống sót, như là bụi bặm, trong những cuốn điện thoại niên giám cũ mèm (cám ơn Trời, cũng may còn lưu giữ tại Viện Bảo Tàng Anh quốc). Dấu vết để lại của họ, qua mớ chữ đó, thì cũng chẳng là bao, nếu nói về chân lý và mùa màng gặt hái từ cuộc sống, so với Falstaff hay Madame de Guermantes. Phải chi mà tưởng tượng ra được những nhân vật như thế nhỉ!
    Phê bình gia sống kiểu tầm gửi. Anh ta viết về. Phải thí cho anh ta một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết hay một vở kịch; phê bình gia sống, nhờ ân huệ thiên tài, của những kẻ khác. Bằng văn phong, phê bình, tự thân, có thể trở thành văn chương. Nhưng chuyện này thường chỉ xẩy ra, khi nhà văn xử sự như nhà phê bình, về tác phẩm của chính mình; hay như một kẻ dọn đường cho thi pháp của kẻ đó: phê bình ở Coleridge là tác phẩm đang tiến diễn; hay tuyên truyền của T. S. Eliot là giây phút sáng tạo. Ngoại trừ Sainte-Beuve, ai dám cho rằng, ta thuộc về văn chương, thuần tuý như một nhà phê bình? Ngôn ngữ sống, không phải nhờ phê bình.
Nhân Văn
Gấu không 'ghét' nhà phê bình đại phê bình, nếu đó là ý bạn hỏi.
Cũng phải có người làm cái việc... xoa đầu thiên hạ chứ?
Ngay Steiner, coi phê bình gia là... hoạn quan, mà còn nhận ra vai trò cần thiết của họ nữa là Gấu!


Kính

Hết thuốc chữa!
Đến lượt Gấu bị sửa lưng, vì dịch ẩu.

Le dur désir de durer (dục vọng cương cứng được trường tồn).

Cau nay ai dich nhu+ vay thi dung la meo mo' - phai tuy boi ca?nh cua no chu+..
Dai da so se hieu nha va+n thi thich minh duoc ba^'t tu+? nhung rat kho khan
Nghe khg lot lo^ tai chut nao!

Une reflexion sur les raisons du vieillissement et les différentes possibilités de le ralentir.
Le rêve des hommes depuis toujours est de vivre le plus longtemps possible, et s'il faut vieillir, que ce soit le plus tard et le mieux possible. " Ni décatis, ni séniles ! ", tel est le défi d'une population comme la nôtre dont la durée de vie ne cesse d'augmenter. Quelles sont les découvertes et hypothèses actuelles qui permettront un jour d'influer sur les processus complexes du vieillissement, d'en freiner les effets, voire d'allonger la durée de vie ?
" Le Dur Désir de Durer " est le récit d'une enquête menée par une femme qui, à l'aube de la soixantaine, s'interroge avec une note parfois humoristique, sur les raisons du vieillissement et les différentes possibilités de le ralentir. Elle possède un carnet sur lequel elle consigne ses remarques. Elle rencontre les chercheurs et les laboratoires où l'on traque les processus moléculaires liés au vieillissement.

Tks. NQT
Câu dịch trên, hai người cùng dịch, là Nguyễn Tiến Văn & NQT, đã gây một sự bực mình ở nơi độc giả báo Hợp Lưu, khi đăng bài dịch Steiner.
Lúc đó, chưa có Google.

Hiếp dâm tiếng Việt

Le Dur Désir de Durer
[trong bài dịch Nhân Văn]

Le Dur Désir De Durer: Ao ước cương cứng được trường tồn.

Frédéric Beigbeder truy tìm nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp đầu ngữ “de”, “de” là từ tiếng Latinh “siderere”: ngôi sao. Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi sao đã mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi với”, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp. Và đây chính là thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không phải một cuốn sách. Tôi là một giấc mộng.
Như tác giả của nó, đã viết cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm 1910: “Je cherche l’amour” [Tôi tìm tình yêu].
Tôi tìm Hà Nội

Cái câu tiếng Tây này, thật khó dịch, vì mấy cái vần D liên tiếp, làm liên tưởng đến những từ tiếng Việt: Đù Đù Đù [DM, thí dụ], khổ thế!
Gấu nhớ là nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, để ý đến mấy vần D này, và dịch ra tiếng Việt bằng một câu thú vị lắm, dùng toàn vần H.

Hốc hác ham hố hiện hữu
 *

Nhà Phê Bình
Monday, October 26, 2009 1:50 PM


Kính chú Trụ,
Cháu lạc vào rừng Tản Viên của chú mà mày mò hoài không ra nguyên nhân ban đầu tại sao chú ghét nhà phê bình.  Cháu có thấy "Sao bác ghét Talawas?".  Tại sao chú ghét nhà phê bình?
*

TTT, khi còn ở trong nước, có gửi ra hải ngoại một số bài thơ làm trong tù, ký tên là Trần Kha. Gấu ra sau ông, nhưng nhờ đọc nhà đại phê bình mới biết sự kiện này. Ông phán:
Tại sao ông này hồi còn ở trong nước thì gửi thơ ra hải ngoại, bây giờ, ra ngoài này rồi, không chịu làm thơ nữa, để cho ông ta... xoa đầu, tiếp?
Bởi vậy, Steiner rất tởm mấy anh phê bình gia không biết viết văn, đám hoạn quan sống bám vào thiên tài, không biết cơn hung hãn, "Em đã biết tay anh chưa?" (1), tức, "dục vọng cương cứng mong được trường tồn", Le Dur Désir De Durer [toàn vần Đ..  thôi à], tức, hành động "hùng hục sáng tạo".
Tuy nhiên, Steiner, do không phải là độc giả của Kim Dung, nên không biết "phép lạ" của Đông Phương. Với những nhà văn, nhà thơ, nhà đại phê bình… tầm phào, chỉ có mỗi một cách để trở thành ‘giang hồ đệ nhất nhân’, là, vung dao tự thiến!

(1) Câu này, của một nhân vật trong Ung Thư thì phải [Thạch?]. Anh ta hất hàm:
-Em đã biết tay anh chưa? (chửi tục). [nguyên văn]

Nguyễn Quốc Trụ trả lời độc giả Hợp Lưu

Câu "le dur désir de durer", theo ý tôi, là câu văn-chìa khóa của bài viết. Mở bài, G. Steiner "phang" một câu: "Khi nhìn lại, nhà phê bình thấy cái bóng viên hoạn quan ở ngay sau lưng." Ông như muốn "cảnh cáo" những phê bình gia: coi chừng bị đại nạn như Tư Mã Thiên! Do đó, chúng tôi cố gắng dịch câu "le dur désir de durer" như trên. G. Steiner đã để nguyên câu văn tiếng Pháp, chắc vì ông tin rằng, những độc giả hiểu cả hai ngôn ngữ Anh và Pháp, sẽ nhận ra hàm ý của ông.
Dịch là phản, như chúng ta đều biết. Nhưng, không thể không dịch, bởi vì như G. Steiner, trong Nhân Văn, đã khẳng định: "… chẳng có tương đương thực sự giữa những ngôn ngữ, mà chỉ có bội phản; nhưng toan tính chuyển dịch là một yêu cầu hoài hoài, nếu bài thơ [được viết ra là để] sống trọn cuộc đời đầy ứ của nó."
Phải chi mà Đoàn Đức Chính đưa ra một câu văn dịch khác, thay cho câu của chúng tôi, như vậy là câu văn "le dur désir de durer" lại có thêm một cuộc đời nữa. Ông viết, "… hai dịch giả này, qua toàn bài dịch đã trình bầy một thứ tiếng Việt tồi tệ, lủng củng chưa từng thấy." Ai bị chê, cũng thấy "quê", nhưng ngay sau đó, ông viết tiếp, "Hai vị này viết tiếng Việt như học sinh ngoại quốc đang lấy lớp "Vietnamese 101"; chính câu này của ông làm chúng tôi "ngộ" ra một điều là: nỗi khó khăn của những học sinh ngoại quốc khi học tiếng Việt, cũng chính là nỗi khốn khó của chúng tôi, khi dịch tiếng nước ngoài.
"Những cuốn sách lớn được viết bằng một thứ tiếng nước ngoài" (Great books are written in a kind of foreign language. Proust, Contre Sainte-Beuve, Daniel W. Smith và Michael A. Greco dịch qua tiếng Anh). Theo nghĩa đó, bất cứ một bản dịch nào cũng có phần "tồi tệ, lủng củng", nhất là khi đụng tới một hệ tư tưởng khác, thí dụ như hệ tư tưởng Âu Châu, mà G. Steiner là một trong những người đại diện đích thực của nó. Trong một bài viết khác, Steiner khẳng định: "Chẳng có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận". Ngôn ngữ ngoại, mà Proust nói, theo triết gia Gilles Deleuze giải thích, còn là hiệu quả của văn chương đối với ngôn ngữ. Nó mở ra một thứ ngôn ngữ ngoại bên trong một ngôn ngữ… một ‘trở nên-khác’ của ngôn ngữ. G. Deleuze trích dẫn Kafka, khi để cho một nhà vô địch bơi lội nói: "Tôi nói cùng một ngôn ngữ với ông, vậy mà tôi không hiểu dù chỉ một từ ông nói." (I speak the same language as you, and yet I don’t understand a single word you’re saying).
*
Từ ‘dur’ ở đây có nghĩa ‘nghiệt ngã’, ‘gay go’, không phải ‘cương cứng’.
Dịch nhảm quá! (1)

(1) Chữ khó ở đây là dur, ví dụ :
nghiệt ngã : khi bị bệnh, khi bị thiếu ăn
gay go : khi bị đau khổ tâm lý
khắc nghiệt :  khi bị sống trong những điều kiện khổ sở cùng cực : chính trị, chiến tranh, diệt chủng
vất vã : khi bị thất nghiệp, kiêm sống khó khăn
khó khăn : khi chán nản không thiết sống…
Vậy : Mong muốn (quá gay go...) để được sống lâu.
Còn các nhà văn thì phải viết đại tác phẩm – quá gay go – mới được tồn tại.
Độc giả Tin Văn

Tks NQT
*
Mới thoát khỏi ảnh hưởng của ông Hoài Thanh đã mừng húm, tưởng mình sẽ được tự do phơi phới một đời, ai ngờ lại đụng phải ông Roland Barthes; mới né ông Roland Barthes thì lại đụng ngay chân của ông Michel Foucault; đang lúc tưởng tượng thoát khỏi cả ông Barthes lẫn ông Foucault thì lại đụng cái móng của ông Jacques Derrida và ông Jacques Lacan. Ở đâu cũng đầy đại thụ phủ bóng rợp cả một góc trời.
NHQ Blog VOA

Viết sàm thế này, mà vỗ ngực xưng tên là phê bình gia, thì quả là quái đản.
Cái lối phê bình của Hoài Thanh, Hoài Chân, nếu có, thực sự mà nói, là theo cảm tính, theo khẩu vị của cái lưỡi, của một người quá mê văn chương, đọc nhiều, rồi nước chẩy đá mòn, kiến tha lâu đầy tổ, sau cùng tạo riêng cho mình, một cái gu thẩm mỹ, thưởng ngoạn, một lối đánh giá, nhận xét tác phẩm văn học, của một người sành đọc.
Thoát ông Hoài Thanh, thì thành một nhà đọc sách cừ, thí dụ, chứ đụng ông Roland Barthes, thì chắc chắn là cũng… thua!
Barthes, là bậc thầy, mà còn là bậc thiên tài về phê bình, và về nhiều thứ khác nữa, liên quan đến khá nhiều môn học nhân văn. Khủng thế. Có thể nói, đọc Barthes rất khó, nhất là, Gấu nhấn mạnh, nhất là đối với những người không rành các môn học ở bên ngoài văn chương.
Phải một thằng thợ máy Bưu Điện, như Gấu, thí dụ, mới có cơ may đọc Barthes, ấy là vì thuật ngữ Barthes sử dụng, dân kỹ thuật rất dễ nắm bắt, thí dụ những từ code, décoder, shift, connotation, dénotation...
Vào cái thời Gấu vừa mới lớn, đọc Barthes, và giới thiệu Barthes, qua mục thường xuyên Gấu phụ trách trên tờ Vấn Đề, có thể nói, cả một cõi Mít Nam không ai biết đến tên ông, đừng nói đọc ông. Bạn bè của Gấu, những đấng triết gia thì lại càng không đọc, vì không thể nào nắm bắt được những từ ngữ mà Barthes sử dụng. Mấy đấng học trò Nguyễn Văn Trung, sau gần như ông nào cũng chửi lại Thầy, thì chỉ quen với ngôn ngữ triết hiện sinh, nào sinh tồn, nào tha nhân, nào hữu thể, nào hư vô, nào âu lo, xao xuyến… làm sao hiểu nổi thuật ngữ gốc gác kỹ thuật, ký hiệu học, cơ cấu luận...của Barthes.
Cơ cấu luận, là từ toán học mà ra.
Bởi vậy, Gấu nói, nhà đại phê bình mù tịt về Barthes là vậy. Và còn mù tịt về rất nhiều thế giá khác nữa.
Có vẻ như ông ta chỉ đọc nổi Harold Bloom, Mẽo, tác giả cuốn nổi cộm The Western Canon. Đệ tử Northrop Frye.
Gấu cũng có gần như đủ những tác phẩm lớn của tay này, có đọc, nhưng không khoái.
Cũng một tay đếch biết viết văn!

Nhắc loạn cào cào như trên, chỉ một đấng điếc, nên mới không sợ súng!

Thoát Barthes, đụng Foucault, thì OK, vì Foucault cũng dân cơ cấu luận, tuy ông chối bai bải. Thoát hai ông Barthes và Foucault gặp Derrida, và Lacan thì cũng căng lắm đấy. Derrida, huỷ cấu trúc, Lacan, phân tâm học, mỗi ông một kiểu ra đòn, căng thật, nhưng...  gặp để làm cái chó gì mấy ông này?

Nói rõ hơn, một nhà phê bình, khi đã chọn cho mình một ông Thầy, là đếch cần một ông nào khác. Bởi vì bắt buộc là phải như thế.
Thử hỏi, mấy ông mê phê bình kiểu Mác Xít coi, có ông nào thoát ra được chưa?

Cái ông thầy mình chọn… Rất nhiều trường hợp, bạn không có quyền chọn, mà cái thời của bạn nó chọn cho bạn.
Hồi Gấu mới lớn, thì Mác Xít kể như cũng đã qua rồi, nhưng ảnh hưởng còn nặng nề ở một số tác giả, ngay cả ở TTT, với cuốn Bếp Lửa. Gấu đọc hiện sinh, và viết truyện ngắn đầu tay của mình Những Con Dã Tràng, là từ nó, bây giờ đọc lại sửng sốt kêu lên, sao anh chàng Gấu ở trong đó giống y chang Meursault, cả ở những cơn ho húng hắng vào buổi chiều!
Bãi biển Điạ Trung Hải?
Bãi biển Nha Trang thì cũng rứa!
Khi viết nó, Gấu chưa từng đọc Camus. Quái đến thế.


Ông tưởng ai cũng để ý tới ông. Ông tưởng người này bắt chước ông, người kia vay nợ ông, người nọ gièm pha ông. Kỳ thực, ai cũng lo chuyện của họ, có ai đọc web của ông đâu, ngoại trừ bạn già này.
Độc giả Tin Văn

Thống Kế Tin Văn

Chủ nhân một cái web, nhiều khách viếng thăm, ai mà chẳng thích, ai mà chẳng mừng, ai mà chẳng khoe khoang, bốc phét, "tưởng ai cũng để ý đến mình, ai cũng bắt chước, người này vay nợ, người kia gièm pha..."'; những chyện đó, đều có thực hết đấy, duy có điều, đếch có đứa nào dám nhắc đến Tin Văn. Coi như hủi. Điều đó, sao bạn già không để ý nói ra giùm cho ‘bạn già này’ được tí an ủi ?
Những thuật ngữ "anh hai, cao bồi, không thuộc giới hàn lâm, khoa bảng" của Gấu, lướt  nét, Gấu gặp hoài. Nào phán, đại gia, mù tịt, tuyệt cú mèo, thần sầu ... Có mấy từ thuộc đại kỵ, mới gần đây, giới giang hồ cũng mang ra mổ xẻ, Chợ Cá còn bệ luôn về, cho đám Bắc Kít xúm vào thêm tí mắm tí muối, thí dụ, Yankee mũi tẹt, Mít, Cái Ác Bắc Kít, Con Quỉ Chuồng Lợn, Thiên Sứ biến thành Quỉ Sứ, nữ bồ tát biến thành đại ma đầu…
Có một số người có vẻ chịu cách cắt nghĩa lịch sử Mít của Gấu, nhận ra Cái Ác Bắc Kít mới là nguồn cơn cơ sự, chứ không phải chủ nghĩa độc hại Mác Xít.
Đó là những điều Gấu này có quyền hãnh diện, tự hào, huêng hoang, bốc phét chứ?
*'
Khi chưa giành được chính quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đảng CSVN đã dùng tất cả mọi phương tiện, dồn tất cả mọi công sức cho việc tuyên truyền trong đó có việc xây dựng những thần tượng-chỉ có thật một phần hoặc hoàn toàn không có thật! Còn khi đã giành được vị trí độc quyền lãnh đạo đất nước như lâu nay thỉ đảng và nhà nước CSVN lại ra sức ngăn chăn, dập tắt, khống chế, bôi bẩn, xuyên tạc…mọi cá nhân có thể trở thành hình ảnh đẹp trong lòng mọi người bởi sự dấn thân của họ, sự dũng cảm, lòng yêu nước, yêu tự do, dân chủ, công lý, sự thật và niềm khát khao mong muốn vận mệnh đất nước thay đổi ở họ.
Song Chi talawas

Cái sự băng hoại ở trong nước bây giờ nó là nghịch đảo của niềm tin sắt đá của dân Mít, ở chân lý nước Mít là một.
Thế mới tiếu lâm.
Chưa có nước nào “buồn cười” như nước Mít cả.
Trước 30 Tháng Tư 1975, dân Mít là số 1. [Yankee mũi tẹt, đúng hơn]
Sau 30 Tháng Tư, lưu manh số 1! [Vẫn Yankee mũi tẹt].
Gấu nghĩ vỡ đầu về chuyện này, sau cùng ngộ độc ra được!

Lịch sử nước Mít nó có một nếp gẫy, kể từ khi có Đàng Trong.
Có Đàng Trong một cái thì Đàng Ngoài bèn nghĩ, Đàng Trong mới là nhà của mình!
Cái ý nghĩ này, nó có hai phần.
Một, thật tốt, và một, thật xấu.
Thật thiện. Thật ác
Chính cái phần thật tốt, thật thiện, thật đẹp đó, đã khiến cả nước Mít mê điên mê đảo.

Không phải ông Hồ nói chơi chơi đâu: Thắng trận này, là xong.
Là trăm cái nhà Mít, mỗi cái lớn bằng cả nước Mẽo, cả thế giới…  Mít cũng làm được.
Sỏi đá biến thành cơm, ba cái chuyện lẻ tẻ.
Ôi chao, đúng ngày 30 Tháng Tư, là tiêu!
Tiêu cả nước Mít!
Khủng khiếp thật.

Nietzsche tiên tri điều này từ khuya rồi:
Không phải sự bán tín bán nghi, mà chính cái điều quá tin tưởng [về mình, về một điều gì], làm cho chúng ta trở nên khùng.
["Ce n'est pas l'incertitude qui rend fou, c'est la certitude."]
*

Đừng nói cho ai biết, bạn mua số báo này.

Tờ Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, số tháng Bẩy & Tám, 2005, là về một thứ hạnh phúc quái đản, hạnh phúc thấy mình bị bách hại, bị săn đuổi, tức chứng hoang tưởng, la paranoia.
Tờ báo cảnh cáo bạn đọc, như trên, và khuyến cáo, nên lén lút đọc, tránh những con mắt tò mò, và giải thích: hoang tưởng sinh sôi, nẩy nở trong im lặng, trong bí mật, và trong nghi kỵ.
 Và nếu chúng ta đồng ý với quan điểm của Francois Rostang, tác giả cuốn "Làm sao cho một tay hoang tưởng cười?", hoang tưởng là dấu hiệu của một xã hội khép kín, chỉ tin vào chính nó, trop sure d'elle-même, thì cái chế độ hiện thực XHCN của nhà nước ta nên đổi tên thành xã hội hoang tưởng.
Ông trích dẫn Nietzsche: Không phải sự bán tín bán nghi, mà chính cái điều quá tin tưởng về mình đó, làm cho chúng ta trở nên khùng.
["Ce n'est pas l'incertitude qui rend fou, c'est la certitude."]
Hai Lúa tin rằng, cơn sốt nhật ký thời chiến, là cũng nhằm giải thích một câu hỏi nhức nhối: Tại làm sao cả một miền đất lại nhắm mắt nhắm mũi lao vào cuộc chiến đó? Tại làm sao mà lại tin tưởng quá như thế, về một "chân lý": "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"? Và tại làm sao, kết quả của nó, lại quái đản như thế đó?
Hiện tượng Trâm Thạc

Phê bình không phải chuyện 'nâng bi' chân lý của quá khứ, hay chân lý của những kẻ khác. Nó là một công trình làm sao cho thời đại của chính chúng ta bớt ngu được chút nào hay chút đó.
[Mô phỏng câu của Roland Barthes, bản tiếng Anh: Criticism is not an 'homage' to the truth of the past or to the truth of 'others' - it is a construction of the intelligibility of our own time. R. Barthes:
Phê bình là gì?, trong Tiểu luận Phê bình, Critical Essays].
Vương Trí Nhàn, người biên tập, trên BBC, cho biết, trong đời làm xuất bản, làm văn nghệ của ông, khoảng 40 năm, chưa có hiện tượng nào như thế này.
Vẫn sử dụng câu của Barthes, chúng ta có thể gà nhà phê bình họ Vương: Đó là vì, chưa bao giờ người Việt mong được bớt ngu đi một tị như là bây giờ.
Để hiểu tại làm sao, sau một đêm 30 tháng Tư, ngủ dậy, tưởng nhìn thấy cái nhà Việt Nam to lớn hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì lại thấy một con bọ!
Nhật Ký Tin Văn

Note: Trang TV này, "top 10", liên tiếp mấy tháng liền, có thể vì những dòng trên chăng?


Dọn
Mới thoát khỏi ảnh hưởng của ông Hoài Thanh đã mừng húm, tưởng mình sẽ được tự do phơi phới một đời, ai ngờ lại đụng phải ông Roland Barthes; mới né ông Roland Barthes thì lại đụng ngay chân của ông Michel Foucault; đang lúc tưởng tượng thoát khỏi cả ông Barthes lẫn ông Foucault thì lại đụng cái móng của ông Jacques Derrida và ông Jacques Lacan. Ở đâu cũng đầy đại thụ phủ bóng rợp cả một góc trời.
NHQ Blog VOA

Câu của Barthes, dưới đây, chứng tỏ, nhà đại phê bình đếch đọc được Barthes, nhưng có đọc được, chỉ  nội cái tên của ông.
Phê bình không phải là nâng bi sự thực quá khứ, hay sự thực của những kẻ khác, mà nó là một công trình làm cho thời của chính chúng mình bớt ngu đi.
[Criticism is not an 'homage' to the truth of the past or to the truth of 'others' - it is a construction of the intelligibility of our own time. Roland Barthes: Phê bình là gì?, trong Tiểu luận Phê bình, Critical Essays].
Mỗi thời đại có riêng cho nó, 'những' phê bình, và phê bình gia.
Đâu có dễ đụng ông này, ông nọ khơi khơi, vô tư, thoải mái?

Không phải tự nhiên mà lớp tuổi trẻ cùng thời với Gấu lại mê hiện sinh.
Ấy là bởi vì cái không khí của một nước Pháp thời hậu chiến, nó thật giống cái không khí của đám trẻ Sài Gòn, Miền Nam, với cuộc chiến mà họ phải đối mặt.
*

Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình khi đối diện với tha nhân, tình yêu, và cái chết.
A chaque époque l'homme se choisit en face d'autrui, de l'amour et de la mort.
Sartre, Situations.
Câu văn trên, ngay lần đầu đọc, là nó đã gắn chặt vào trong đầu Hai Lúa, không làm sao gỡ  ra được nữa.
Câu đó, và một câu nữa, của Camus.
Tôi lớn lên cùng với những người cùng tuổi, cùng với những tiếng trống inh ỏi của cuộc thế chiến thứ nhất, và lịch sử, từ đó, chỉ là không ngừng những sát nhân, bất công, và bạo động.
(1) Gấu dùng "những", là theo nghĩa của Claude Lévi-Strauss.
*

Claude-Lévi Strauss phân chia lịch sử ra những thời kỳ nóng, thời kỳ lạnh. Vào những thời kỳ lạnh, có khi kéo dài nhiều thế kỷ, nó chẳng đẻ ra được một ý thức, một tư tưởng, một ý thức hệ, một triết lý lớn lao nào.

“Thời của chúng tôi” nóng. Nóng lắm. Bên trời Tây, đó là lúc cơ cấu luận đang ở đỉnh cao, với rất nhiều triết gia, nhiều tác phẩm: Viết của Lacan, Chữ và Vật, của Michel Foucault, Phê Bình và Chân Lý của Roland Barthes, Lý thuyết Văn chương, của Todorov… cùng xuất hiện vào năm 1966. Năm sau 1967, là những cuốn tiếp theo của bộ Huyền Thoại Học của Claude Lévi - Strauss: Từ mật ong tới tàn thuốc, Nguồn gốc của những trò lẩm cẩm muỗng nĩa, dao kéo.. ở  bàn ăn [L’origine des manières de table],1968, Con người trần trụi, L’Homme nu, 1971.

Nhưng Ấu châu có ở trong đó ? Chính họ tự hỏi. Và tuổi trẻ của Tây trả lời, bằng biến cố Tháng Năm 1968: Hãy mạnh dạn đòi hỏi những điều không thể được, không thể đòi hỏi. Càng làm tình bao nhiêu, càng cách mạng bấy nhiêu.
Octavio Paz, Nobel văn chương, có lần đưa ra một nhận xét thật độc đáo, về biến cố Tháng Năm 1968: Văn minh Tây Phương độc đáo ở chỗ, đã biến dục tình thành một vũ khí chính trị.

Nhưng 1968 cũng là năm pháo đài bay B.52 vào trận tại cuộc chiến Việt Nam. Cùng với 276 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ.
1965: Cuộc Đổ Bộ Normandie Á Châu, tại bãi biển Đà Nẵng.
1968: Cú Mậu Thân. Mồ Chôn Tập Thể Huế.

Cần phải xác định thời của chúng tôi, Chữ Thời, bằng những sự kiện như thế, mới nhận ra vóc dáng khổng lồ của những bậc thầy tư tưởng Đông Phương như Kim Định, khi họ cố tìm cho ra một giải pháp, và cùng với nó, một thực hành, thí dụ như Cú Tháng Năm 1968, như của nước Pháp, cho một “thời khốn khổ của chúng tôi”.

Tưởng niệm Thầy Kim Định

Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá.
Càng ngày tôi càng thấm thía một điều: sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và viết ở hải ngoại.
Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài, hắn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thế giới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó, cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn cước (identity) của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa.
Thoát ra khỏi ngục tù ở quê hương, tuyệt đại đa số người lưu vong, đặc biệt là giới cầm bút, thường rớt ngay vào nhà tù của trí nhớ. Ngoái về quá khứ, các cây bút lưu vong ít khi đóng được vai trò tiên phong.
NHQ, Blog VOA

Bài viết này, xưa rồi Diễm ơi, nhà đại phê bình, bí đề tài, lại lôi ra, và hình như không có thêm thắt được ý tưởng nào mới mẻ.
Đúng ra, khi lôi ra, ông ta phải nhận ra một số ý kiến cần phải hoặc mở rộng, hoặc bổ túc, hoặc bỏ đi.
Gấu lấy thí dụ: Ngay câu phán mở ra bài viết, nghe thật kêu, nhưng vì không có một thí dụ, một minh họa, thành ra độc giả nghe thì khoái lỗ tai, nhưng vẫn thấy “lại đâm bực” thế nào ấy!
Lưu vong nào, hay là mọi lưu vong, thường mở đầu bằng bi kịch chính trị ?
Thế nào là bi kịch, như được sử dụng ở đây, theo ông? Bi kịch như bi kịch Hy lạp? Hay như là một tai ương, thảm họa có tính cá nhân, gia đình, hay chung cho một xứ sở?
Và thế nào là bi kịch chính trị?

Bi kịch chính trị với một nhà văn lưu vong, có, nhưng Mít ta không có. Có một vài trường hợp, có thể coi là nhà văn lưu vong, như của Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, nhưng bi kịch của họ lại không phải là bi kịch, theo nghĩa mà nhà đại phê bình ngụ ý trong bài viết của ông.
Gấu không nghĩ, khi họ bỏ đi, là... bi kịch, mà là giải thoát, là hoan kịch, đúng hơn!

Trường hợp tiêu biểu trình ra ở đây, là của nhà thơ Nobel, Czeslaw Milosz, khi ông đang là một nhà ngoại giao của nhà nước CS Ba Lan, đào thoát, xin tị nạn tại Pháp, và bị tam tứ phương tấn công, tứ bề thọ địch.

Thoát ra khỏi ngục tù ở quê hương, tuyệt đại đa số người lưu vong, đặc biệt là giới cầm bút, thường rớt ngay vào nhà tù của trí nhớ. Ngoái về quá khứ, các cây bút lưu vong ít khi đóng được vai trò tiên phong.
NHQ
Không hiểu nhà đại phê bình có bao giờ viết văn không, bởi vì cái mà ông gọi là nhà tù của trí nhớ đó, rất ư là cần thiết đối với bất cứ một người cầm viết. Nhờ cái nhà tù của trí nhớ đó, mà cuộc chiến chống lại quyền lực tại quê nhà vẫn tiếp tục, ở đám lưu vong hải ngoại. Ông chắc biết mà, câu của Kundera:
Cuộc chiến của con người chống lại quyền lực là cuộc chiến đấu của trí nhớ chống lại lãng quên.
Và ông chắc cũng biết câu của Brodsky:
Được tự do rồi mà thất bại, thì đừng có ăn vạ ai!
Vậy thì, nếu không đóng được vai trò tiên phong, thì nhớ là, đừng có ăn vạ ai, và, quá lắm, thì đành len lén về vậy!

 

Lưu vong, chấp nhận như một căn bịnh vô phương chữa trị, sẽ giúp chúng ta nhìn thấu mọi ảo vọng, hoang tưởng, vĩ cuồng… về mình
Czeslaw Milosz: Ghi chú về lưu vong
A free man, when he fails, blames nobody.
(Được tự do rồi, thất bại, đừng ăn vạ ai)
(J. Brodsky, Phận lưu vong, The Condition We Call Exile)

 -ÐQAThái: Nhiều người quan niệm rằng, khi một người cầm bút không còn sống gắn liền với đất nước họ nữa thì cảm xúc sáng tác dường như cạn đi, bởi vì quê hương là một cái nhau nuôi sống đứa bé trong bụng của người mẹ; rứt lìa cái nhau, dứt lìa đất nước, đi qua một vùng đất mới, liệu người viết còn sáng tác được không?
-Nhà văn Phạm Xuân Ðài: Tôi thấy nhận xét đó đúng đối với những người đã thành danh trước khi người đó rời khỏi đất nước của họ.
Gần đây, trên trang mạng của mình, Nguyễn Hưng Quốc có viết, đối với người Việt ở hải ngoại, “viết văn trở thành một hành lạc đau đớn của những người bất lực.” Nói cách khác, nhà văn bị bứng ra khỏi đất nước của mình thì đó là một tai họa cho anh ta.

'Chiếc cây bị bứng khỏi đất cũ, nhưng không héo úa'

Gấu đọc lời phán của nhà đại phê bình, “viết văn trở thành một hành lạc đau đớn của những người bất lực”, được trong nước hỉ hả lập đi lập lại rất nhiều lần, và cứ tìm xem trong đám nhà văn Mít hải ngoại, đám sau chưa nói, đám đã thành danh trước khi lưu vong, có người nào rớt vào trường hợp hành lạc đau đớn bất lực, nhưng tìm hoài không ra một người!

Võ Phiến, chăng?
Võ Phiến, ra ngoài này, nhận tiền của Mẽo, viết như điên, [cho đám Sáng Tạo mút mùa lệ thuỷ ở trong nhà tù VC, cho mấy tên đàn em vô hết Văn Học Sử Mít... ], đâu có hành lạc đau đớn bất lực?
Hay Nguyễn Mộng Giác?
Ông này, ra ngoài này mới nổi đình nổi đám, chơi một lèo hai cuốn trường thiên tiểu thuyết, bệ hết cả những khuôn mặt thân quen cũng như kẻ thù vô, nào HPNT, nào Nguỵ Ngữ [nghe nói một nhân vật nữ số 1 ở trong đó, là từ nguyên mẫu ngoài đời rất thân quen với NMG?], cho chúng mày bất tử hết cùng với tác phẩm của tao. Hành lạc, đau đớn bất lực mà như vậy ư?
Gấu cứ nghĩ đến cảnh HPNT làm thịt một em ở trong đó mà nhỏ nước miếng!
Nguyễn Xuân Hoàng, cũng đâu chịu thua: Người đi trên mây, Bụi và Rác...

Giá mà nhà đại phê bình nêu cho một thí dụ minh hoạ câu phán của mình, thì đỡ khổ biết mấy.
Gấu đành đoán mò, đây là tình cảnh của chính nhà đại phê bình, trong những lúc quá chán cái nghề xoa đầu thiên hạ, quá chán ăn bám thiên tài, bèn cố..  viết văn, và thấy mình như đang hành lạc, đau đớn bất lực!
Bởi vì, nhà đại phê bình cũng là ‘nhà văn’ lưu vong, như bất cứ ai, thì cái kinh nghiệm đó, ở đâu ra, nếu không phải kinh nghiệm bản thân?
Vẫn đòn gậy ông đập lưng ông của Mộ Dung Công Tử, đất Yến Ku Ru?
Phán gì thì phán, phải chừa lại...  một phương chứ?

Sống và viết lách bên lề, những cây bút lưu vong tìm vui trong cái cộng đồng nhỏ bé, càng ngày càng nhỏ bé của mình. Đã nhỏ bé, lại còn lạnh lẽo nữa. Ở hải ngoại, đăng một bài viết trên báo hay in một cuốn sách, nhiều lúc ngỡ chừng như nói vào ống điện thoại chưa nối đường dây. Lặng ngắt. Không nghe gì cả, kể cả một lời chê, một tiếng chửi, cũng không có. Hoàn toàn lặng ngắt.
Viết văn, ngày xưa, là một danh phận; sau này, vừa là một danh phận vừa là một nghề nghiệp. Ở hải ngoại, viết văn không thể là một nghề nghiệp mà trên thực tế, cũng không còn là một danh phận.
Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị bất lực.
NHQ

Cuộc đời của tôi [Milosz] có lẽ là một trong những cuộc đời quái dị nhất. Đúng như thế. Nó thiếu cái sự trong sáng của một câu chuyện mang tính đạo đức, như chuyện đời của Joseph Brodsky. Đang đầm mình trong "con kinh ta đào chưa có nước chảy qua", tại một nông trường tập thể ở gần Arkhangelsk, chỉ vài năm sau, ông lượm được đủ thứ vinh quang, kể cả giải thưởng Nobel văn chương. Thật chẳng khác chuyện thằng khờ được vợ đẹp trong dân gian. Tuy nhiên, phải thậm ngu, chí ngu, mới làm việc này, ấy là với trường hợp của tôi: Hành động khác hẳn đám đồng nghiệp, những bạn văn trong Hội Nhà Văn, và bỏ chạy qua Tây Phương. Chỉ nội chuyện này không thôi, là đã quá khốn nạn rồi, dưới con mắt của họ.
Bị coi như là một con chó ghẻ, chạy trốn quê hương, bạn bè, kiếm miếng bơ thừa canh cặn của đế quốc, rồi sau đó, vinh quang, thành đạt, tất cả những chuyện đó xẩy ra trong giản dị chỉ một cuộc đời. Nhìn đám bạn cũ từng tỏ ra ghê tởm về mình, phát điên lên, và làm chuyện ngu xuẩn cho chính chúng... Thú vị nhất, trong tất cả, là sự khác biệt hình ảnh của chính mình, về mình, và cũng hình ảnh đó, ở trong mắt những kẻ khác.
Một thằng gặp may. Một thằng chỉ mê tiền. Một thằng dửng dưng với quê cha đất tổ. Một thằng đổi cả quê hương lấy cái bị. Một thằng mê văn không mê người....
Milosz

Những dòng Milosz viết về ông, khi phải nhìn lại cái quyết định bỏ chạy quê hương Ba Lan, nếu làm một tí biên tập lại, có gì tương tự Gấu, nhất là những câu ông phán, về mấy ông bạn quí của ông, đã từng coi ông như một thứ cùi hủi, và sau đó, phát điên lên, khi ông ẵm Nobel văn chương.
Lẽ dĩ nhiên, có khác nhiều, các ông bạn quí của Gấu, sẽ vẫn còn dẻ bỉu, mày mà dám ví với...  Milosz?
Nhưng, nghĩ đến cái cảnh ngồi bờ sông [sông ảo, trên net] nhìn xác bạn bè trôi qua, mà chẳng... sướng sao?
*
Lại nói chuyện, nhìn thấy Gấu chưa chết, mấy đấng bạn quí của Gấu không được dzui, Gấu bỗng nhớ khi mục Tạp Ghi do Gấu phụ trách làm cho báo Văn Học "bán chạy như tôm tươi", ông chủ nở nụ cười mỉm Chi, [chữ Chi này là phải viết hoa!], trong thư tòa soạn, Người loan tin mừng tới độc giả, tờ Văn Học đứng vững được rồi, nhân đó nói cái nhục phải năn nỉ xin quảng cáo của mấy thằng có tiền, và, nhân đó, bèn đi một đường xoa đầu tên làm công:
“Tôi không viết được như anh”!
Bảnh thật, bảnh thật!

Rồi Gấu bỗng lại nhớ đến một ông thi sĩ, có tài, cũng phụ trách một tạp chí văn học, và lần gửi biếu ông tập Nơi người chết mỉm cười, ông phúc đáp, cám ơn hai cuốn sách của anh [Lần cuối Sài Gòn, Nơi người chết mỉm cười], đi đâu tôi cũng để chúng trong túi xách, rảnh một tí, buồn một tí, vui một tí, nản một tí, là bèn lôi chúng ra đọc.
Ơ hơ, hóa ra chỉ những tay có thực tài, thì mới dám khen Gấu!
Mấy tên có tài, chúng tự tin vào tài của chúng, vào cái hách xì xằng được làm nhà văn nhà thơ, dù nổi tiếng hay không nổi tiếng, dù mới viết hay sắp ngỏm củ tỏi, chúng đều dám.. khen người khác!
Còn những thằng vô tài, thì tức điên lên!
Chỉ những thằng có tài, mới dám khen người khác, mới dám nhận lỗi, khi có sai sót, lầm lẫn, khi lỡ làm điều gì không phải, thí dụ như khi, vì kẹt quá, chôm của người khác.
Và chỉ khi nào ăn cắp, ăn trộm, giết người... dám nói ra, [thí dụ như Văn Cao chẳng hạn], thì mới mong có được một cái gì đó!

"One of thieves, [Calvary], was saved. It's a reasonable percentage".
"Một trong những tên trộm được cứu vớt. Vậy là được rồi."
Beckett: Trong khi chờ Godot
*
"Si l’Holocauste a créé une culture – ce qui est incontestablement le cas –, le but de celle-ci peut être seulement que la réalité irréparable enfante spirituellement la réparation, c’est-à-dire la catharsis. Ce désir a inspiré tout ce que j’ai jamais réalisé"
Nếu Lò Thiêu đẻ ra văn hóa, làm sao không?, thì mục đích của nó là, chỉ cái thực tại vô phương sửa chữa đó mới đẻ ra được sự cứu rỗi, và đây là tinh thần thanh tẩy, mà tất cả những cái gì tôi viết ra đều được gợi hứng từ đó.
Kertesz
*
Nhà văn Mít ở hải ngoại bây giờ là nguồn hy vọng của trong nước. Nói giùm họ, viết giùm họ, đọc giùm họ, những gì họ thiếu phương tiện, không cơ may, hay bị cấm đoán, không thể nào có được. Vào thời đại net như bây giờ, làm gì còn trong ngoài, làm gì còn lưu vong, theo cái nghĩa hạn hẹp như trước.
Trang Tin Văn, 4 nước đứng đầu về con số độc giả, trong Top 25 countries, là Mỹ, Canada, Úc, Việt Nam [thứ tự thay đổi].
Đó là sự thực, và Gấu này rất "hãnh diện" vì thấy mình vẫn có ích đối với trong nước.
Làm gì có chuyện hành lạc bất lực đau đớn?
Viết không nổi một câu văn, bài viết thì từ 10 năm về trước mang ra Vũ Như Cẩn, vậy mà dám tuyên bố khơi khơi cả nước mù chữ ư?  

 

Trần Gia Phụng – Giáo dục Việt Nam và Viện IDS

Anh Dũng nói:
Chính sách giáo dục là một phần quan trọng của đời sống chính trị ở bất cứ quốc gia nào. Việc đưa giáo dục lên bàn nghị sự, việc xây dựng Luật giáo dục chẳng phải đã mang tính chất chính trị rõ ràng đó sao?
Do đó, quan điểm cho rằng “chính sách giáo dục phục vụ chính trị” là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Xin nhắc lại rằng: bản thân chính sách giáo dục đã là một phần quan trọng trong phạm trù “chính trị”. Không có quan hệ “phục vụ” ở đây.
Cả một bài viết dài ngoằng của ông Trần Gia Phụng hóa ra là con số 0 tròn trĩnh!
*
Cái tay ‘còm’ này, bảo đảm là…  VC từ...  kít lên đến đầu! Chắc chắn, khi còn là cháu ngoan Bác Hồ, tay này đã từng được vinh dự, như Sến Cô Nương đã từng, cắm cờ lên...  Nam Cực!
Gấu đã từng có kinh nghiệm cay đắng về ‘vụ việc’ này, đã kể lại trong bài viết tưởng niệm Ngọc Dũng, trên, để bà con cô bác coi chơi, và hiểu ra tại sao mất Miền Nam!
Miền Nam có thể mất, nhưng con người Miền Nam muôn đời không thể mất!

Chính đám Yankee mũi tẹt mà còn phải thú nhận, con nít Miền Nam ngoan hơn con nít Miền Bắc.
Sở dĩ mà người Miền Nam bây giờ hoài nhớ một thời đại hoàng kim, ấy là vì khi đó, con người sống ra con người, sống thoải mái như con người, chứ thực sự, không phải họ hoài nhớ chế độ VNCH!
Cái chế độ đó, nó đếch dám đụng tới văn hóa, giáo dục!
Nền giáo dục của Miền Nam ngày trước theo mẫu mực của Pháp.
Đại Học tự trị, nhà nước coi đám sinh viên đều là kẻ sĩ, đếch dám đụng tới.
Đông Phương coi Sĩ đứng đầu thiên hạ, là vậy!
Theo nấc thang đó, thì, văn chương chỉ là… kít đái so với chính trị, và chính trị lại chỉ là kít đái, so với văn hóa giáo dục!

Làm gì có cái nước nào, trừ nước VC đưa giáo dục lên bàn nghị sự?
Nền giáo dục của VC, nó hỏng, chính là vì bị coi là tà lọt của chính trị. Đây là cái chết trong tâm hồn của VC. Vô phương cứu chữa.
Vừa mới thỏ thẻ, tôi xin nói thẳng, là nó bịt mẹ miệng lại rồi!
Vả chăng nhờ thứ giáo dục đó mà lấy được Miền Nam, sao bỏ ?


Trong phần Mở đầu, người chủ trương Tủ Sách Di Sản Miền Nam – nhà văn Trần Hoài Thư cho biết:

Những bài văn được chọn trong sách này, giá trị của chúng đã một lần được chọn lọc, đánh giá. Và bây giờ được chúng tôi tuyển lại thêm một lần nữa. Tuyển không phải dựa vào tên tuổi, mà bằng từng giờ đánh máy, từng buổi nghiền ngẩm, để thấy rằng, nếu mà chúng (bài văn) bị bỏ qua, thì cả một mất mát lớn. Cho người muốn tìm hiểu về nền văn chương miền Nam, và cho di sản văn chương miền Nam.

Kinh thật!
Đếch có tên Gấu nhà văn!
Có nhiều đấng, Gấu chưa từng nghe tên, nói chi đọc.
Chắc cũng bạn hữu của THT?
Hay cũng cùng ca-líp, cũng mắm xốt...?
NQT
*
Koestler, trong Kẻ lạ tại Quảng trường, viết: Một nhà văn 76 tuổi, chỉ có hai viễn tượng, prospects, trước mặt:
Được quên trước khi chết, hay, chết trước khi được quên.
To be forgotten before he dies, or to die before he is forgotten.
Gấu nhà văn, ngay từ khi nổi danh với cái nick tên "sa đích văn nghệ", là đã chỉ mong được đời quên trước khi chết rồi!
Xạo tổ cha!

Có lần Gấu kể, là, khi ở trại chuyển tiếp, Transit, Thái Lan, chờ phái đoàn phỏng vấn, cho đi tái định cư một nước thứ ba, Gấu có gặp một tay bộ đội, Bắc Kít, như Gấu. Có khá nhiều những tay như thế cùng ở khu trại Chuyển Tiếp, nhưng không thuộc diện đậu thanh lọc. Họ được nhà nước đưa đi đánh Khờ Me Đỏ, hình như vậy, Gấu không nhớ rõ, và bỏ ngũ, qua Thái, vô Trại tị nạn. Ít người qua được thanh lọc. Anh ta đang chờ dịp trốn ra Bangkok, kiếm một công việc gì đó làm, như di dân lậu. 

Tay này đúng là Kỳ Vương của Kỳ Vương, King of the Kings! Anh ta chỉ dậy Gấu vài đuờng, toàn tuyệt chiêu, Gấu trở thành "Đả biến thiên hạ vô địch thủ": Đánh khắp thiên hạ không địch thủ!
Một bữa, anh ta cầm tay Gấu, coi chỉ tay. Coi một hồi, anh ta phán, ông, về già, nổi tiếng khủng khiếp lắm, đến quỉ thần cũng phải giật mình!

Anh ta nói đúng như thế. Có thể không đúng từng lời, từng chữ, mà đúng như thế, nếu nói về cái chuyện quỉ thần giật mình: Đúng là chữ của anh ta!
I swear!

Gấu nhớ, là, lúc đó, Gấu buồn cười quá, bật cười khá lớn; anh ta cũng cười, ông không tin đâu, nhưng để rồi xem coi có đúng không.

Bây giờ thì Gấu tin, và hơi ngạc nhiên: Chẳng lẽ Gấu có nhiệm vụ, ra đời, là để tố cáo... Con Quỉ Bắc Kít?
Hà, hà!
[Cái này mô phỏng trường hợp Solz. vs Lenin. Lenin ra đời là để thành lập Xô Viết. Solz, huỷ diệt nó].
*
Virginia Woolf là một trong những tác giả mà Gấu tự mình khám phá ra, chưa từng nghe đến bà trước đó, đúng vào lúc Sài Gòn còn đang mê mẩn với những Camus, Sartre… tức là những nhà văn hiện sinh, với ý thức nhập cuộc, chứ không phải như đám ngu si Bắc Kít cứ nghe đến hiện sinh là nôn mửa vào cuộc đời. Quái đản nhất, là một bà phê bình, cũng dân tay ngang, nửa đời nửa đoạn không biết từ đâu nhẩy dù xuống khu vuờn phê bình văn học, và thế là viết vung vít, về đủ thứ tác giả, từ tiền chiến tới hậu chiến, từ VC qua tới không VC, trừ một điều, không bao giờ nhắc đến tên thằng cha Gấu, cho dù chỉ là tình cờ, nhân tiện, một bà như thế mà cũng dám cho rằng có mùi hiện sinh, buồn nôn trong VP!
Bất giác Gấu lại nhớ đến cái tay sinh viên Luật, người Thái, trong lần thanh lọc, để quyết định số phận của Gấu, trả nó về với VC, hay là cho nó đi tái định cư một nước thứ ba, kiếm một quê hương thứ nhì.
-Này, tao cho mày nói lại. Mày nổ với tao, mày làm thơ, mày viết văn, OK, mày nói mày viết phê bình, là mày bịp tao. Đây nè, hồ sơ ghi mày có cái bằng tú tài, làm sao mày dám viết phê bình?
Ở nước người, muốn là một nhà phê bình, thật khó, và cũng thật dễ, nhưng điều kiện tối thiểu, là anh phải kinh qua đại học, hoặc lăn lộn trong ngành báo chí, văn học, thí dụ.
Gấu để ý, đám phê bình gia hải ngoại đều là tay ngang, thí dụ bà TK, như trên vừa nói, hay nhà đại phê bình mà chúng ta thường hay nhắc tới, nhưng cũng ngại nêu tên Người ra ở đây.
Ông này, Gấu cũng sợ tay ngang. Trước 1975, thì ông còn là con nít. Cách Mạng thành công, có được cái bằng của VC, rồi cũng dậy học dậy hiệc, rồi cũng vượt biên vượt biếc, qua Tây, đọc vội vàng một tí Barthes tí biếc, rồi sống không nổi, bỏ chạy qua xứ Kăng Gu Ru, kiếm được chân dậy tiếng Mít tại một Đại học Úc, và thế là thành nhà phê bình!
Khủng nhất, là ông ta dám phán, cả nước Mít mù chữ!
*
Cái khốn nạn nhất của mấy nhà phê bình Mít, là tật đố kỵ, trong khi nhà văn, và độc giả rất cần đến họ, nhất là vào những giai đoạn giao thời, dầu sôi lửa bỏng… Ngay Steiner, tởm phê bình gia là thế, mà có dám coi thường vai trò của họ đâu. Chúng ta thử đọc một đoạn trong bài viết mở ra tập tiểu luận bảnh nhất của ông Ngôn ngữ và Câm lặng, để thấy rằng, nhà phê bình cần thiết là dường nào:

Chính trong cái nội dung thiếu thốn, bất định này mà phê bình nhìn ra chỗ đứng tuy khiêm tốn nhưng thật sống còn của nó. Theo tôi, chức năng của nó được gấp ba.

 Thứ nhất, nó có thể chỉ cho chúng ta cái gì [cần phải] đọc lại, và bằng cách nào. Tổng số văn chương rõ ràng là bao la, và sức ép của cái mới thì lại thường hằng. Người ta phải chọn, và chính do sự chọn lựa này, mà phê bình tỏ ra hữu dụng. Điều này không có nghĩa nó đóng vai trò [phó mặc cho] số mệnh và lọc ra một dúm tác giả hay tác phẩm như chỉ có dúm này là truyền thống có giá trị, loại bỏ những người khác (dấu hiệu chỉ ra phê bình tốt: nó mở ra nhiều cuốn sách, hơn là đóng lại). Điều đó có nghĩa, từ cái di sản rộng lớn, chằng chịt của quá khứ, phê bình sẽ mang ra ánh sáng và nhấn mạnh những gì nói với hiện tại, bằng cách nói thẳng đặc biệt hay riết róng.

 Đây là khác biệt rõ rệt giữa nhà phê bình và nhà sử văn hay ngữ văn. Với nhà ngữ văn, giá trị một bản văn mang tính nội tại, nó có cái mê hoặc về ngôn ngữ hay theo kiểu biên niên, độc lập theo một liên quan rộng lớn hơn. Nhà phê bình, khi giành phần cho mình thuộc loại uyên bác, về ý nghĩa và sự vẹn toàn của tác phẩm: anh ta phải chọn. Và anh ta sẽ nghiêng về những tác phẩm có thể tạo ra cuộc thoại với những người đang sống, là chúng ta.

 Mỗi thế hệ có chọn lựa của nó. Có thi ca trường tồn, vĩnh cửu nhưng thật khó mà có phê bình mãi mãi "vũ như cẩn". Tennyson sẽ có "ngày của ông ta", và Donne, "buổi nhật thực". Hay là, để đưa ra một thí dụ chẳng liên quan gì tới thói ham mốt này mốt nọ: trước chiến tranh, tại những trường Pháp nơi tôi theo học, nói chung là ai cũng coi Virgil như là một kẻ bắt chước Homer một cách ngây ngô, bắng nhắng. Tất cả học sinh đều khẳng định với bạn bằng một thái độ rất ư là tự tin như thế. Cùng với thảm họa, chuyện thường ngày về "cuộc tháo chạy tán loạn", và lưu vong, cách nhìn trên đã thay đổi một cách triệt để. Bây giờ, Virgil trở nên một chứng nhân thật chín mùi, thật cần thiết. Simone Weil và cách đọc ngang bướng sử thi "Iliad", hay "Death of Virgil" ("Cái Chết của Virgil") của Hermann Broch, cả hai đều góp phần trong việc tái thẩm định. Thời gian, theo dòng lịch sử và với cuộc sống cá nhân của từng con người, đã làm thay đổi cái nhìn của chúng ta đối với một tác phẩm, hay là phần chủ yếu của nghệ thuật. Có thi ca của những người trẻ, có văn xuôi dành cho những ông già. Bởi vì tiếng kèn rộn rã của họ về một tương lai huy hoàng, tương phản trớ trêu làm sao, với kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta. Những kẻ lãng mạn đâu còn là trung tâm của vấn đề? Thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, mặc dù ngôn ngữ thường mơ hồ và rắc rối, lại có vẻ gần gụi với lời nói chúng ta. Phê bình có thể làm cho những thay đổi do yêu cầu này trở thành có ích, loại bỏ những gì không cần thiết. Nó có thể chiêu tập từ quá khứ, những gì thiên tài của hiện tại, nhờ vả (đằng sau cái đẹp nhất của văn xuôi ở Pháp vào lúc này, là sợi gân của Diderot). Và nó có thể nhắc nhở chúng ta rằng, những phán đoán trước sau, này nọ của chúng ta chẳng tuyệt đối chẳng vĩnh cửu. Nhà phê bình sẽ "tiên cảm" (feel ahead); anh ta sẽ ngả người về phía chân trời, và sửa soạn mảnh đất cho những mùa gặt tương lai. Đôi khi, anh ta nghe tiếng vọng, khi tiếng nói đã chìm vào quên lãng; hay là trước khi nó cất lên. Vào những năm 1920, có một số người đã cảm thấy thời của Blake và Kierkegaard đang ở trong tầm tay; hay là 10 năm sau, một số đã nhận ra sự thực phổ cập, trong cơn ác mộng riêng tư của Kafka. Đây không phải vấn đề chọn kẻ thắng, nó có nghĩa: biết, rằng tác phẩm nghệ thuật tự khẳng định qua một tương quan phức tạp, theo nhu cầu, so với thời gian.

 Thứ hai, phê bình có thể kết nối. Vào một thời đại mà sự mau lẹ của truyền thông kỹ thuật, nó thực sự che giấu những rào cản chính trị, ý thức hệ thuộc loại bướng bỉnh; nhà phê bình có thể xử sự như một kẻ trung gian, và người bảo quản. Đây là một phần của công việc của anh ta, để thấy rằng một chế độ chính trị không thể giáng yểm một tác phẩm của một nhà văn vào cõi quên lãng và bóp méo nó, rằng những cuốn sách [dù có bị] thiêu huỷ, tro than được vun vén, và được giải mã.

 Ngay cả khi tìm cách tạo cuộc thoại, giữa quá khứ và hiện tại, nhà phê bình sẽ cố gắng, giữ cho thênh thang những con đường giao tiếp, giữa những ngôn ngữ. Phê bình mở rộng, làm rắc rối đa đoan, bức bản đồ cảm tính. Nó nhấn mạnh, rằng văn chương không thể sống, trong cách biệt, trơ trọi, mà trong một môi trường nhiều ngôn ngữ, nhiều quốc gia. Phê bình nở rộ, trong tương đồng, theo bước nhẩy xa, của giả dụ. Nó biết rằng, những kích động của một tài năng lớn hay một thể loại thi ca, trải dài theo những mẫu mã phức tạp của sự phổ biến, truyền đạt. Nó làm việc "à l'insigne de Saint-Jérôme" ("dưới huy hiệu của Saint-Jérôme") (4), biết chẳng có tương đương thực sự, giữa những ngôn ngữ, mà chỉ có bội phản; nhưng toan tính chuyển dịch là một yêu cầu hoài hoài, nếu bài thơ [được viết ra là để] sống trọn cuộc đời đầy ứ của nó. Cả hai, nhà phê bình và nhà dịch thuật, cố làm điều: truyền đạt khám phá.

 Trong thực hành, điều này có nghĩa, rằng văn chương được giảng dậy, và dẫn giải theo con đường so sánh. Không làm quen trực tiếp với hùng ca Ý Đại Lợi, khi phán đoán Spenser, không nắm bắt được Boileau khi đánh giá Pope, không gần gụi với Balzac, Stendhal, Flaubert khi "xem xét" sự thành công của tiểu thuyết thời Victoria hay của Henry James: như vậy là đọc một cách hời hợt, giả tạo. Chỉ có chủ nghĩa phong kiến của những đại học mới chia rẽ thẳng thừng giữa nghiên cứu tiếng Anh và Những Ngôn Ngữ Hiện Đại. Thế ra là tiếng Anh không phải là một ngôn ngữ hiện đại, có thể tổn thương, và có khả năng hồi phục, tại bất cứ một thời điểm nào trong lịch sử của nó, trước sức ép của những thổ ngữ Âu Châu, của truyền thống lục địa về phép tu từ và thể loại? Nhưng câu hỏi sắc bén, chém sâu hơn là cái kỷ luật mang tính hàn lâm kể trên. Nhà phê bình nào tuyên bố rằng, con người có thể biết một ngôn ngữ cho tới nơi tới chốn, rằng việc thừa kế gia tài thi ca hay truyền thống quốc gia về tiểu thuyết, vậy là có giá trị, hay cao cả rồi; người đó đang đóng mọi cánh cửa, khi đúng ra chúng phải được mở rộng; người đó đang làm hẹp cái đầu, khi đúng ra, nó phải được mở ra cho một thành tựu rộng lớn, đồng đều hơn. Trong chính trị, chủ nghĩa Sô-vanh [chủ nghĩa ái quốc cực đoan] đã rống lên cuộc tàn phá, trận huỷ diệt; nó không có chỗ, trong văn chương. Nhà phê bình - lại ở đây, anh ta khác với nhà văn - không phải là người đóng trụ trong khoảnh vườn của riêng mình.

 Chức năng thứ ba của nhà phê bình mới thật tối quan trọng. Nó liên quan tới sự phán đoán văn chương đương thời. Có một sự khác biệt giữa đương thời và tức thời. Tức thời tóm lấy những nhà điểm sách. Nhưng rõ ràng nhà phê bình còn có những trách nhiệm đặc biệt với nghệ thuật chính thời đại của mình. Anh ta phải tra hỏi, không chỉ chuyện, hoặc là nó trình bầy một tiến bộ kỹ thuật hay một tinh luyện, hoặc là nó thêm vô một cú xoắn về văn phong hay chơi một đòn vụng về lên cân não thời điểm; nhưng còn về những gì nó đóng góp, hay lấy đi, từ những tài nguyên nghèo nàn của đạo đức trí tuệ. Tác phẩm này đề nghị chi, nếu nói về chuyện cân đo đong đếm vóc dáng, hình ảnh con người? Đây không phải là một câu hỏi dễ nói ra, nó còn dễ bị coi là thiếu tế nhị. Nhưng thời đại chúng ta là một thời đại không bình thường. Nó "lao động" dưới sức ép (stress) của phi nhân, được kinh nghiệm theo một qui mô khổng lồ, đặc thù, và ghê rợn; và khả năng của một điêu tàn thì lấp ló chẳng đỗi xa. Người ta thích ban cho mình trò xa xỉ, là chùm chăn, đợi thời, nhưng vô phương.

Nhân Văn

Nhà đại phê bình, ngoài hai tuyệt tác, nâng bi ông tiên chỉ và ông Trùm Sáng Tạo ra, là hết!
Buồn buồn, ông đọc chơi vài bài ca dao, viết bậy mấy bài giảng về viết là lách, là tự huỷ, là với cái búa… là hành lạc trong đau đớn, bất lực.. Trong 10 năm nay, từ lúc Gấu ra được ngoài này, ông hình như không đọc gì thêm, chẳng dịch thuật giới thiệu nhà văn ngoại quốc nào, có vẻ như ông… mù chữ?
Cũng ra sách này nọ, nhưng toàn đồ dởm.